-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 19/04/2015 in Bài viết
-
Trung Quốc: gã khổng lồ cô độc Đăng Bởi Một Thế Giới 06:18 19-04-2015 Trung Quốc vừa có những bước đi xa nhất trong nhiều năm qua khi sự thách thức đã lan sang tận Ấn Độ với việc triển khai tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương. Nhưng, tất cả những sự hung hăng ấy đang chứng tỏ một thực tế nghiệt ngã rằng: Trung Quốc hiện không có lấy một đồng minh. Có thể bạn quan tâm >> Chuyện tình không thể tin nổi của hai người khiếm thị giữa Sài Gòn >> Kỳ 4: Giang hồ hội diện >> Bài 2: Điệp khúc chờ Trung Quốc ‘ăn’ Một trong những tiêu chí chủ chốt nhất để chứng tỏ sức mạnh của một quốc gia trên thế giới là có bao nhiêu đồng minh. Nói cách khác, sẽ có bao nhiêu nước sẽ ủng hộ quốc gia đó trong những cuộc tranh chấp và xung đột trên thế giới. Tiêu chí này đang đúng với cường quốc mạnh nhất thế giới ở thời điểm hiện tại là Mỹ, với số lượng đồng minh chính trị và quân sự đông đảo nhất toàn cầu. Bằng cách sử dụng hệ thống đồng minh dày đặc, Washington có thể dễ dàng sắp đặt trật tự thế giới và giải quyết những xung đột ở các khu vực mà đôi khi không cần phải nhúng tay. Đã qua rồi cái thời kỳ sức mạnh của một quốc gia được đong đếm dựa trên tiềm lực kinh tế và quân sự, sức mạnh của một quốc gia giờ đây phụ thuộc vào số lượng và sức mạnh các đồng minh của nó. Và xét theo khía cạnh này, thì Trung Quốc có lẽ sẽ phải mất rất lâu nữa mới có thể ngang bằng với Mỹ về sức mạnh kinh tế và quân sự. Việc Trung Quốc không có lấy một đồng minh ở thời điểm hiện tại được giải thích là bởi, bối cảnh thế giới hiện nay không thích hợp để thực hiện điều đó. Xu thế chủ đạo trên thế giới hiện nay vẫn là hợp tác và hòa bình, trừ những khối liên minh quân sự cũ như NATO và các liên minh song phương được thiết lập trong quá khứ, thì rất khó để thành lập một liên minh mới. Bất cứ nỗ lực thành lập liên minh chính trị và quân sự nào hiện nay cũng sẽ bị coi là việc gia tăng căng thẳng và sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đây được xem là một bất lợi nghiêm trọng với Trung Quốc, khi giai đoạn nước này mở cửa phát triển kinh tế và trở nên hùng mạnh – tức là giai đoạn phù hợp nhất để thiết lập các liên minh – thì lại trùng khớp với giai đoạn thế giới đặt xu thế hòa bình và ổn định lên hàng đầu. Ngoại trừ trường hợp Triều Tiên, thì Trung Quốc gần như không thể có một đồng minh ở thời điểm hiện tại. Những động thái mới nhất trên bàn cờ châu Á Thái Bình Dương lại càng chứng tỏ điều đó. Những ngày qua, người ta thấy một Trung Quốc hung hăng khi liên tục thách thức thế cân bằng trong khu vực, từ việc xây dựng phi pháp các đảo san hô trên biển Đông cho đến công khai thách thức Ấn Độ bằng việc cử tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương. Nhưng đó cũng lại là một Trung Quốc cô độc. Gần như không có một sự ủng hộ nào, dù là ủng hộ ngầm, đối với những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc. Các nhà phân tích thừa nhận rằng, những ngày vừa qua là khoảng thời gian thích hợp nhất để Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động của mình khi mà Mỹ đang vướng bận vào vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran, nhưng cũng chưa khi nào thế giới lại thấy một Trung Quốc cô độc đến thế. Trái ngược lại với Trung Quốc, cái lưới mà Mỹ giăng ra ở châu Á Thái Bình Dương thì ngày càng rộng dần về quy mô. Ngoài những đồng minh cũ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippins hay Thái Lan, thì cái lưới mà Mỹ giăng ra với Trung Quốc lại vừa có thêm một sự hỗ trợ khác là Ấn Độ. Không hẳn là đồng minh của Mỹ, nhưng Ấn Độ cũng cảm nhận được sự đe dọa từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, và New Delhi chấp nhận bắt tay với Mỹ và gia nhập vào mạng lưới mà Washington đang giăng ra ở châu Á Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc điều tàu ngầm hạt nhân đến Ấn Độ Dương được xem như một sự cảnh cáo rằng Ấn Độ không nên can thiệp vào tranh chấp ở biển Đông, khi mà Mỹ tuyên bố bán cho Ấn Độ những thiết bị tối tân nhất có thể giúp các tàu sân bay của Ấn Độ di chuyển đến biển Đông bất cứ lúc nào. Nhưng Trung Quốc muốn cảnh cáo thì cứ việc, còn việc Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thế cân bằng ở biển Đông đã là điều không thể ngăn cản. Thậm chí, cách mà Mỹ đang sử dụng để đáp trả những động thái hung hăng của Trung Quốc cũng đang cho thấy ưu thế tuyệt đối của Mỹ ở khu vực. Thay vì có những động thái can thiệp trực tiếp như cử hạm đội đến biển Đông như vẫn thường xảy ra, Mỹ lại đáp trả bằng việc tổ chức một hội nghị tay ba giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tại Washington. Mục tiêu của hội nghị này là giải quyết sự bất đồng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, chủ yếu do những bất đồng trong quá khứ, và nối lại đàm phán an ninh song phương “Hai cộng hai”, trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham gia tích cực hơn vào mạng lưới vành đai đang bao quanh Trung Quốc mà Mỹ sắp đặt. Vành đai phong tỏa xung quanh Trung Quốc vẫn đang nguyên vẹn, và việc mà Mỹ cần làm hiện nay chỉ là làm cho nó vững chắc hơn mà thôi. Châu Á - Thái Bình Dương vì thế đang là cuộc đọ sức giữa một Trung Quốc cô độc và một mạng lưới những quốc gia trong một hệ thống do Mỹ sắp đặt. Với tiềm lực của mình, Trung Quốc sẽ dễ dàng chiếm ưu thế trong bất cứ cuộc xung đột tay đôi nào về chính trị cũng như quân sự, nhưng với cả một hệ thống các nước đang tạo thành một vành đai thì không. Người Trung Quốc vì thế đang có lý do để vội vã hơn là người Mỹ ở thời điểm hiện tại. Một khi vấn đề Trung Đông đã được giải quyết và Mỹ tập trung hoàn toàn vào khu vực châu Á Thái Bình Dương, thì cũng là lúc cái lưới xung quanh con cá bự Trung Quốc sẽ siết chặt nhất. Đó là kết quả tất yếu của một thực tế, là Trung Quốc không có đồng minh. Nhàn Đàm (theo The Diplomat) ========================= Thực trạng cô độc này của Tàu trong hiện tại là điều mà lão Gán đã phán từ lâu, ngay trong những trang đầu tiên của topic này. Sai lầm của nước Tàu ngay trong sách lược quốc gia của họ. Sai lầm đến nỗi, lão Gàn cứ tưởng nước Tàu đã bị cài gián điệp chiến lược ở cấp cao nhất. Can tội hù dọa lão Gàn trong những vấn đề liên quan đến việc mình chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nên đương nhiên lão chẳng thể cảm tình với Tàu - (Nhưng lão cũng chẳng nghiêng về phe nào. Với lão Việt sử trải 5000 năm văn hiến là mục đích tối thượng). Từ lâu, lão cũng đã phán rằng: Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Sai lầm lớn nhất của Tàu chính là đụng đến Việt Nam và biển Đông. Nếu chỉ tranh giành ở Hoa Đông và Đài Loan thì lại không đến nỗi như vậy, vì tính chính danh của vấn đề. Nhưng cụ thể tại sao lại như vậy? Lão Gàn không bao wờ phát biểu cả. Em phải tự chịu trách nhiệm với nghiệp chướng mà em gây ra ! Em ạ! Người Mỹ có thể hy sinh những tiểu tiết để đạt mục đích chiến lược của họ. Một thí dụ như tống cổ cô em Đài Loan ra khỏi Liên hiệp Quốc, để đưa ngay chính em Tàu Đại Lục vào - Nhằm mục đích chiến thắng cuối cùng của họ trong cuộc chiến tranh Lạnh. Nhưng em Tàu thì không. Em "vơ bèo, vạt tép" ngay cả vài km đất và mấy bãi đá chìm ở biển Đông. Cái thứ tư duy "vườn rau, ao cá" của em làm sao mà thành công, dù chỉ là bá chủ khu vực. Bây giờ em lập cái AIIB, để tập hợp một số nước còi làm bạn em chăng? Muộn rồi em ạ. Ngay bây giờ, nếu cuộc hòa đàm Iran thất bại, chiến tranh xảy ra thì em cũng không còn cửa để xoay chuyển tình thế. Em chắc không thể hiểu được vì sao lão Gàn chờ đến 10/ 3 Quý Tỵ để kết luận vấn đề không? Hôm nay lão phát biểu nhá: Đó chính là lão chờ xem quyết sách chiến lược của ban lãnh đạo mới của em đấy. Nó không thay đổi. Híc! "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra! Bây giờ chỉ còn cầu xin Thượng Đế rủ lòng lành cho nó kết thúc trong hòa bình.3 likes
-
Cái này lão Gàn nói lâu rùi! Dù sao năm nay vẫn chưa uýnh nhau. Híc! Nhưng năm tới trở đi thì mọi chuyện rất phức tạp, thế giới muốn loạn cào cào. Cầu mong nước Việt yên bình. Lão Gàn đã nói những việc tưởng như không tưởng. Nên nhiều người không tin. Khổ một nỗi là từ một chuyện nhỏ như con thỏ - thí dụ như cặp hoành phi câu đối trên một tàu Hải giám của Tàu, để phăng ra cả một chuyện đại sự Trung Quốc / Đài loan, phải phân tích rất dài dòng văn tự. Lão đâu có thời gian mỗi chuyện, mỗi giải thích. Giá như Việt sử 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý từ năm ngoái thì chắc không đến nỗi. Nhưng tiếc thay! Giả sử lão Gàn có phân tích rất hay về sự liên quan giữa cội nguồn Việt sử với các vấn đề liên quan - dù hay đến đâu chăng nữa, thì cũng không thể thuyết phục được những nhận xét cực đoan phủ nhận. Và họ sẽ cho rằng: Lão Gàn phân tích theo chiều hướng có lợi cho mình. Chuyện sờ sờ ra đấy: "Không có Hạt của Chúa", người ta vẫn phản biện: "Lão Gàn gặp may". Và sau đó rất lâu, tại cafe Trung Nguyên, người ta vẫn đặt câu hỏi "có mục đích gì?' và "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý!". Âu cũng là cái số!2 likes
-
Cái gì là thứ phức tạp nhất thế giới? Một câu hỏi hóc búa, nhưng đối với khoa học tự nhiên thì câu trả lời thực ra lại rất đơn giản, đó là bộ não con người! Phải công nhận là nhìn bề ngoài thì não con người chẳng có gì ghế gớm cả. Nó chỉ nặng khoảng 1,5kg, có hình quả hồ đào phóng to và sờ vào như đậu phụ. Thế nhưng trong đó lại ẩn chứa kết cấu có lẽ là phức tạp nhất vũ trụ. Một trăm tỷ tế bào thần kinh nhấp nháy truyền tin với nửa triệu tỷ các liên kết. Đại khái nhiều như một sự so sánh quen thuộc: đúng bằng số lá cây của rừng nhiệt đới Amazon. ((Richard David Precht - Tôi là ai và nếu vậy thì bao nhiêu?) Nếu xét hệ mặt trời có sự sống và cô lập con người trên trái đất so với toàn thể cấu trúc vũ trụ: - Ý thức và sự tự ý thức về bản thân mình và vũ trụ: nhận thức được nguồn gốc vũ trụ và vạn vật, gốc rễ phát sinh giác quan như thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm... - Sự ý thức về mặt đạo đức và khả năng sáng tạo: sản phẩm con người trong hệ mặt trời, nếu so sánh tới vũ trụ nhận thấy được theo khoa học hiện nay 15 tỷ năm ánh sáng thì hoàn toàn khác biệt, chẳng hạn tàu vũ trụ đã bay ra khỏi hệ mặt trời dù rằng nó nhỏ bé vô cùng khi so với kích cỡ vũ trụ. - Thực hiện được quá trình sinh sản vô tính từ sự nghiên cứu và sáng tạo. Sự hình thành và tiến hóa thực động vật tới con người không tách rời tới quá trình tương tác, chính tương tác đã làm nảy sinh ra vạn vật, điều này nếu nhận thức sâu xa hơn nữa thì tại thời điểm "vượn người" rụng đuôi, rụng lông thành "con người nguyên thủy" và ngay khi con người nguyên thủy này sáng tạo ra công cụ sơ khởi đầu tiên thì là lúc tính phức tạp về mặt "vật lý của con người" đã "dừng" (không còn mang tính tích tụ vật lý nữa), sau này chỉ phát triển trí tuệ trong sự cân bằng tương tác với vũ trụ cho tới nay. Sự phát triển trí tuệ cũng thể hiện cái ý nghĩa phức tạp gia tăng ngay trong cấu trúc cơ thể con người, vậy nó phức tạp nhất tại thời điểm nào? Phải chăng tại thời điểm hiểu hết cấu trúc vũ trụ, xây dựng được học thuyết thống nhất vũ trụ và đặc biệt nhất, đó là tự thân đã hòa nhập vào toàn thể vũ trụ thông qua học thuyết và các pháp môn xây dựng từ học thuyết trên (hiện tượng phát triển trí tuệ không mang tính tích tụ vật lý nữa mà mang tính trao đổi cân bằng ngay trong bộ não với vô vàn tương tác liên quan đến vũ trụ). Vậy thì, cho đến một nhân vật con người nào đây đã thực hiện điều trên là lúc, sự phức tạp cuối cùng đã hoàn thành hay sự tiến hóa về mặt nhận thức đạt đến đỉnh cao (mọi tương tác đều ngay lập tức ảnh hưởng đến toàn bộ vũ trụ) -> trong kinh Phật, đó là cấp Phật (lục độ luân hồi, trí tuệ thoái hóa thành súc sinh, ma quỷ) và chiếu theo lịch sử thượng cổ nước Văn Lang đó là từ thời Đế Hòa - Đế Minh (thời đại Ánh Sáng) cách đây hơn 5.000 năm trước một chút (khi vũ trụ tan rã thì vạn vật trong vũ trụ chỉ còn mang tính cân bằng vật lý thay vì tích tụ năng lượng thành vật thể cấu trúc thô hơn nữa - dạng như một vòng tuần hoàn vũ trụ nếu con người là phức tạp nhất vũ trụ - chẳng hạn vòng tuần hoàn nước trên trái đất, cho dù bất kỳ một sự sáng tạo trong trí não mới hơn nữa của khoa học - điểm tới hạn). Vậy, rõ ràng một điều, nếu cô lập trái đất trong hệ mặt trời và vũ trụ nhận thấy được theo khoa học 15 tỷ năm ánh sáng thì, vũ trụ đã phân rã kể từ cách đây ước khoảng 5.000 năm hoặc tại thời điểm vượn người chuyển hóa thành người nguyên thủy và cũng cần xem xét lại một lần nữa tới sự tiến hóa như cây xanh, động vật đơn đa bào và khủng long thời tiền sử xa xưa. Tất nhiên, cho dù là khoa học ngày nay hay bất cứ ai sẽ không thể khẳng định là vũ trụ đang tan rã hay đang trong giai đoạn phát triển, chắn chắn như vậy bởi chưa có học thuyết nào mô tả được bản thể của vũ trụ và ý nghĩa của sự tương tác ngay tức thì giữa vạn vật trong toàn thể vũ trụ, điểm tới hạn trong quá trình phát triển của vũ trụ dựa vào cơ sở nào... Tiểu hành tinh tự phân rã Quá trình tự tan rã hiếm có của một tiểu hành tinh trong vũ trụ mới được các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện qua kính viễn vọng không gian. Quá trình phân rã của thiên thạch được quan sát từ tháng 9/2013 đến tháng 1/2014. Ảnh: NASA AFP cho hay, tiểu hành tinh có tên P/2013 R3, nằm cách Mặt Trời khoảng 480 triệu km. Quá trình tan rã của P/2013 R3 được phát hiện qua kính viễn vọng không gian Hubble từ tháng 9/2013. P/2013 R3 được cấu thành từ 10 mảnh, mỗi mảnh có đuôi bụi giống như sao chổi, 4 mảnh lớn nhất có chiều rộng khoảng 200 m. Theo quan sát của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học California, quá trình tự tan rã của tiểu hành tinh không bị gây ra bởi các vụ va chạm trong không gian hay do tiếp xúc gần với Mặt Trời. Thay vào đó, P/2013 R3 suy yếu dần theo thời gian và tách thành những mảnh nhỏ. Nhóm nghiên cứu cho rằng tác động của ánh sáng Mặt Trời có thể đã khiến tiểu hành tinh quay nhanh hơn và tạo ra lực ly tâm đủ lớn dẫn đến quá trình tự tan rã. Tốc độ di chuyển trong không gian của các mảnh vỡ vào khoảng 1,6 km/h. Sự tan rã của P/2013 R3 sẽ tạo ra một số lượng lớn thiên thạch nhỏ. Phần lớn trong số này sẽ lao về phía Trái Đất và có thể được quan sát dưới dạng sao băng. Các nhà thiên văn học từng chứng kiến nhiều trường hợp sao chổi tan rã khi tiếp xúc với Mặt Trời ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ quan sát quá trình tương tự ở một tiểu hành tinh. Thùy Linh1 like
-
Anh Vo Truoc thân mến. Về mặt lý thuyết, có rất nhiều hướng có thể tiếp cận chân lý. Thì ra bài mà tôi xem theo đường linh trên - do tôi đưa đừng link - tôi xem rồi. Tôi đang tiếp tục xem các bài về sử thuyết họ Hùng - 1 / 2/ 3. Tôi sẽ xem trong tối này và có thể kéo dài vài ngày nếu tôi bận. Nếu quả như anh nói là: anh Quang Nhật viết rất xuất sắc và đủ luận cứ để minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến thì thực nhẹ gánh cho tôi. Có thể tôi sẽ không cần quan tâm nhiều đến phần minh chứng Việt sử nữa. Việc chứng minh và tìm về cội nguồn là trách nhiệm chung của mọi con người mang dòng máu Việt, nếu có khả năng.Hay mỗi người khai thác những mảng khác nhau để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về cội nguồn Việt sử. Bởi vì tôi rất hiểu cái khó khăn của việc minh chứng cội nguồn Việt sử. Cho nên tôi biết tôi sẽ phải làm như thế nào để minh chứng. Nếu việc mình chứng dễ dàng thì chẳng cần đến sự cố gắng của tôi. Anh Vo Trước nên lưu ý rằng: Việc xóa sổ cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - của đám "hầu hết" và "cộng đồng" - không chỉ đơn giản là xóa sổ về thời gian. Nó còn có âm mưu xóa sổ về không gian lịch sử và nội dung lịch sử. Họ cố gắng minh chứng cội nguồn Việt tộc chỉ xuất phát từ đồng bằng sông Hồng. Chưa nói đến việc sự kiện xóa sổ cội nguồn Việt sử, mà tôi đang đặt một giả thuyết rất có "cơ sở khoa học" là một âm mưu chính trị quốc tế. Cho nên không thiếu gì kẻ viết thuê, giả vờ cùng quan điểm bề ngoài, nhưng nội dung bên trong là phá hoại công việc tìm về cội nguồn Việt sử. Lợi thế của tôi so với tất cả các nhà nghiên cứu cùng định hướng với việc tìm về cội nguồn Việt sử, chính là sự xác định với những minh chứng: Cội nguồn văn minh Đông phương huyền vĩ thuộc về Việt tộc và bản chất khoa học thực sự của Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất. Đồng thời là việc phục hồi toàn bộ những nội dung và giá trị đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ. Sau khi xem xong các bài viết của anh Quang Nhật, nếu quả là hay thật thì tôi sẽ có ý kiến nhận xét. Nếu quá 10/ 3 Ất Mùi Việt lịch , mà tôi không có ý kiến khen ngợi thì anh hiểu rằng tôi có những điều chưa tán thành hoàn toàn. Tất nhiên là lúc ấy, tôi vẫn một mình tiếp tục công việc với định hướng và phương pháp của tôi.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by phamhung
Cụ Dị nhân tham gia phỏng vấn từ bao giờ mà nay con mới được biết??? “Dị nhân đuổi mưa” phàn nàn về sách 12 con giáp Trung Quốc (Thời sự) - “Dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhận định: “12 con giáp trong cung hoàng đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã có sự khác biệt”. Thời gian qua, dư luận trong nước chưa hết bức xúc khi hàng loạt sách cho trẻ mầm non có in lá cờ Trung Quốc thì mới đây độc giả lại phát hiện cuốn “Cầu vồng”, số Tết Quý Tỵ (kỳ 9, tháng 2/2013) dành cho trẻ mẫu giáo của NXB Dân Trí có in hình 12 con giáp, trong đó con giáp thỏ của Trung Quốc thế vị trí của con giáp mèo (mão) của Việt Nam. Nhà nghiên cứu Lý học đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Điều gây bức xúc của các bậc phụ huynh và đông đảo người dân Việt Nam là hình ảnh 12 con giáp này nằm trong mục hướng dẫn trẻ tô các con giáp theo các màu định sẵn để gửi dự thi tới Trung tâm giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam, 67 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhiều ý kiến cho rằng, trẻ em tập tô màu 12 con giáp theo ấn phẩm này sẽ dẫn đến nhận thức sai lệch về 12 con giáp của Việt Nam, đồng thời không thấy được sự khác biệt giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Quốc. Trao đổi với PV, “Dị nhân đuổi mưa” – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương, thuộc Trung ương Hội Nghiên cứu Đông Nam Á, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, cần xem xét kỹ đây là một sự nhầm lẫn trong biên soạn sách, ấn phẩm hay là một sự cố tình trà trộn văn hóa nước khác vào Việt Nam thông qua những sách giáo dục thiếu nhi. Con giáp thỏ trong 12 con giáp in trong cuốn "Cầu vồng". “Qua hàng loạt vụ sách cho trẻ mầm non của một số NXB có in hình cờ Trung Quốc và giờ là ấn phẩm “Cầu vồng” dành cho trẻ mẫu giáo của NXB Dân Trí có biểu tượng con thỏ của Trung Quốc, vấn đề không chỉ ở chỗ nhầm lẫn, mà nếu nhầm lẫn cũng không thể chấp nhận được. Ở đây có hay chăng sự trà trộn văn hóa Trung Quốc vào thế hệ trẻ tương lai của đất nước thông qua các cuốn sách, các ấn phẩm giáo dục? Điều này cần phải làm rõ”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đặt câu hỏi. Theo ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, từ lâu 12 con giáp trong cung hoàng đạo của Việt Nam và Trung Quốc đã có sự khác biệt. Một trong số đó là trong khi Trung Quốc (cùng với các nước Thái, Lào, Nhật, Hàn…) lấy hình ảnh con thỏ thì Việt Nam lại lấy hình ảnh con mèo làm một biểu tượng. In cờ Trung Quốc là sự nhầm lẫn hay trà trộn văn hóa? Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết: “Nhiều học giả đã nghiên cứu về sự khác nhau này và có những phát hiện rất lý thú. Sự khác nhau trong biểu tượng con mèo và con thỏ (phương Đông) mở ra những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc tên gọi 12 con giáp, vì nếu chúng từ Trung Quốc thì khi nhập vào các nước hay dân tộc nào đó theo thói thường hệ thống “12 con giáp nguyên thuỷ” vẫn được duy trì. Từ đây, nhiều học giả phương Tây nghiên cứu cho thấy, các con giáp này vốn có xuất xứ từ phương Nam. Tuy nhiên, dù có bất cứ nghiên cứu nào thì biểu tượng con mèo trong 12 con giáp ở Việt Nam cũng không thể nhầm lẫn với con thỏ của Trung Quốc”. “Sự khác nhau giữa biểu tượng 12 con giáp tượng trưng cho 12 chi trong hệ can chi của Việt Nam khác Trung Quốc ở biểu tượng con mèo và con thỏ. Nếu NXB Dân Trí in hình con thỏ trong cuốn sách “Cầu vồng” để dạy trẻ em mẫu giáo Việt Nam là hình ảnh phản cảm. Nếu vì nhầm lẫn mà đem văn minh Trung Hoa áp đặt lên văn minh Việt qua những cuốn sách giáo dục cho trẻ em là không thể chấp nhận. Nếu vì sự thiếu hiểu biết của người lớn mà ảnh hưởng đến nhận thức sai lệch của trẻ sau này thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của các em về văn hóa đất nước. Cần thu hồi những ấn phẩm này để chỉnh sửa”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đề nghị. (KHKTVN)1 like -
Còn một "trường phái" khác rất công phu và độc đáo, không chỉ về nhân vật Triệu Đà mà còn về toàn bộ cổ sử Việt của tác giả Nguyễn Quang Nhật, xin giới thiệu anh tham khảo ở trên diễn đàn này: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/danh-muc/28-c%C3%A1c-b%C3%A0i-nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u-c%E1%BB%A7a-nhatnguyen52/ hoặc http://nhat.1forum.biz. Thân ái!1 like
-
Nga và Trung Quốc “khuynh đảo” nội bộ Phương Tây Minh Anh 17:15 15/04/2015 BizLIVE - Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với "Giấc mơ Trung Hoa" lẫn "Thế giới của Nga". Lính thủy Nga trong lễ kỷ niệm một năm sáp nhập Crimea, ngày 18/03/2015 - REUTERS/Maxim Shemetov Nga áp đặt luật chơi trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Trung Quốc gây đảo lộn trật tự tài chính thế giới với Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng AIIB. Mỗi bên theo cách riêng của mình đang thách thức trật tự thế giới đã được hình thành sau Đệ nhị Thế chiến, RFI bình luận. Tờ Le Monde của Pháp số ra ngày Chủ nhật 12 và thứ Hai 13/4/2015 có bài bình luận đề tựa: "Náo loạn trong sân chơi của các ông lớn". Tác giả bài viết Sylvie Kauffmann ví không gian địa chính trị của chúng ta như sau: Trong không gian bé nhỏ đó, có hai cường quốc mà người ta tạm cho là những quốc gia mới trỗi dậy. Đây là cấp độ trung gian giữa sân chơi cho trẻ nhỏ và sân chơi người lớn. Lối vào sân chơi người lớn sẽ được tiến hành theo một quy định bất thành văn do một nhóm nhỏ những "ông lớn" trong sân áp đặt: đó là "tuyển chọn". Sân "ông lớn" chính là câu lạc bộ phương Tây, mà đứng đầu là một cường quốc có sức mạnh trội hơn hoặc chí ít cũng xấp xỉ với một số khác: đó là Hoa Kỳ. Xung quanh "ông anh cả" này sẽ bao gồm nhiều quốc gia có cùng chung quyền lợi. Dĩ nhiên trong sân lớn đó cũng có những nhóm nhỏ hơn và đôi khi còn làm đối trọng với "anh cả" chẳng hạn như là "Liên hiệp Châu Âu". Nhìn chung bầu không khí khá ôn hòa, dù thỉnh thoảng cũng có chút xung khắc nhưng rồi cũng vượt qua. Nhưng giờ đây hai cường quốc mới trỗi dậy đó lại không chấp nhận luật chơi này. Trung Quốc và Nga, mỗi bên có cách riêng của mình, đang tìm cách thách thức và thay đổi trật tự trên, rũ bỏ vị thế "mới trỗi dậy" để có thể hội nhập vào sân các "ông lớn". "Thế giới Nga" Nước Nga của ông Vladimir Putin đang tìm cách lấy lại vai trò cường quốc trong khu vực. Một vai trò mà Moscow đã bị tước đi sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Nga phải rút quân khỏi các quốc gia Đông Âu vào năm 1989, nước Đức hợp nhất Đông - Tây, và Liên Bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991. Một trật tự mới được hình thành, Phương Tây tỏ ra hài lòng về điều đó. Nhưng nước Nga thì không. Hai thập niên sau, ông Vladimir Putin khi lên cầm quyền đã bắt đầu có những phản ứng mạnh mà điển hình nhất vụ khủng hoảng tại Ukraine gần đây. Ông Putin không chấp nhận Kiev gia nhập phe phương Tây. Đối với ông, Ukraine phải thuộc về "thế giới Nga". Để chứng minh rằng ông không hề đùa, Nga đã cho sáp nhập một phần lãnh thổ của Ukraine. Rõ ràng là "nước Nga đã cắt đứt với hệ thống của hậu chiến tranh lạnh" theo như nhận định của ông Dmitri Trenin, chuyên gia thuộc viện nghiên cứu Carnegie vào năm 2014. Nga phản đối Châu Âu mở rộng liên minh và sự phản đối đó được thực hiện bằng sức mạnh, bằng cách thay đổi đường biên giới và áp đặt sự hình thành Liên hiệp Á - Âu với các nước láng giềng như Belarus và Kazakhstan. "Giấc mơ Trung Hoa" Nếu như Nga sử dụng chiến thuật "địa chính trị", lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghĩ đến cái gọi là "địa kinh tế" để khẳng định ưu thế của mình trên chính trường quốc tế. Ngay từ đầu, Phương Tây không hề mảy may nghi ngờ, cứ nghĩ rằng đó chỉ là cách Bắc Kinh muốn gia nhập sân chơi. Nhưng một khi đã gia nhập rồi, Trung Quốc lại yêu sách về vai trò kinh tế của mình, vốn dĩ không ngừng gia tăng. Đương nhiên đó là một lý lẽ không thể chối cãi được. Càng giàu, càng mạnh, thì người ta càng muốn được nhìn nhận một cách tương xứng. Đòi hỏi của ông Tập Cận Bình cũng rất đơn giản, chỉ cần thực hiện được "Giấc mơ Trung Hoa". Khác với nước Nga của ông Putin, Trung Quốc của ông Tập Cận Bình còn là một đối trọng kinh tế không thể nào so sánh được của Hoa Kỳ hay Châu Âu. Khẩu hiệu "Giấc mơ Trung Hoa" đó còn phải được đi kèm với hệ thống điều hành không minh bạch, xây dựng một đạo quân hùng cường và làm nổi sóng trên vùng Biển Đông, gây hốt hoảng cho các nước trong khu vực. Do đó, trong sân chơi các "ông lớn", ai cũng phải dè chừng kẻ mới đến, tuy túi đầy tiền nhưng vẫn che giấu mọi ý đồ, tờ báo Pháp viết. Bị nghi ngờ và không được giao chìa khóa sân chơi, Trung Quốc quyết định phản kháng theo cách riêng. Không những Bắc Kinh chỉ trích trật tự được hình thành hậu chiến tranh lạnh mà còn phê phán cả trật tự kinh tế được hình thành sau Thế chiến thứ hai, thông qua các thỏa thuận Bretton Woods ký kết năm 1994. Vì không được giao một vị trí tương xứng với sức mạnh kinh tế trong các định chế tài chính quốc tế, như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á Châu, Bắc Kinh tuyên bố thành lập một định chế riêng của mình là Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng. Phản ứng trái chiều của phương Tây Điều lạ là từ hai sự việc trên phương Tây lại có những phản ứng trái ngược nhau. Trước sự thách thức của Nga, bất chấp những bất đồng trong khối, nhưng vào thời điểm quan trọng, phương Tây vẫn tỏ ra đoàn kết. Trong khi đó, đối với thách thức của Trung Quốc, Tây phương lại trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Chống lại ý kiến của Washington, và những cảnh báo về công tác quản lý của ngân hàng tương lai, lần lượt từng quốc gia kéo nhau tham gia vào định chế tài chính của Bắc Kinh. Châu Âu cũng như một số đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á, tất cả đều bị triển vọng phát triển kinh tế tại Châu Á làm cho mê hoặc. Cuối cùng bài viết của Le Monde kết luận, thui thủi một góc, Hoa Kỳ giờ ngồi nghiền ngẫm lại cú tát đau điếng. Một nước cờ cao tay đối với Trung Quốc, nhưng lại là một sự khám phá tàn nhẫn cho Phương Tây: Họ không có chiến lược nào khác để đối mặt với "Giấc mơ Trung Hoa" lẫn "Thế giới của Nga". MINH ANH ======================= Vui nhỉ! Thế giới này cũng khá nhộn nhịp với nhiều gam màu. Cứ y như cái chợ. Nhưng giới hạn hình tượng chỉ ở sự đa dạng vậy thôi. Chứ nói vậy thì oan cho cái chợ quá! Cái chợ nào cũng có ban quản lý chợ , còn cái thế giới này chỉ có mỗi một siêu cường mạnh nhất thế giới, đang chi phối thế giới bởi sức mạnh của nó. Gọi là: Bá chủ trên thực tế. Nhưng nay cứ theo bài báo này thì cái địa vị bá chủ trên thực tế đang bị lung lay: Có vẻ như Hoa Kỳ và phương Tây sắp chết với các siêu cường mới nổi như Trung Quốc và một quốc gia mới phục hồi sức khỏe sau cơn bệnh tưởng viện tịch là nước Nga. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ nghiễm nhiên là bá chủ thế giới trên thực tế. Đáng nhẽ ra đất nước này phải có một sách lược phát triển kinh tế toàn cầu và định hướng được sự phát triển của thế giới theo một hướng duy nhất do Hoa Kỳ chỉ huy. Hay nói một cách khác: Phải có phương án quản trị thế giới hội nhập.Tiếc thay! Cuộc hội nhập chưa đủ chín. Mà chỉ là kết thúc sự đối đầu giữa hai siêu cường mạnh nhất thế giời là Liên Xô và Hoa Kỳ, để tiếp tục một quy luật của vũ trụ là sự hội nhập toàn cầu. Đấy chưa phải là "Canh bạc cuối cùng". Bởi vậy, hoàn cảnh lịch sử chưa thể ra đời một ý niệm về quản trị thế giới hội nhập. Thế giới tiếp tục phát triển trong quá trình tiến tới hội nhập, khiến nước Nga phục hồi và Trung Quốc nổi lên, như một quy luật tất yếu. Việc xuất hiện "Thế giới của Nga" và "Giấc mơ Trung Hoa" đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử này.Tất nhiên, đây mới là "canh bạc cuối cùng" và chấm dứt tất cả mọi cuộc ganh đua. Nhưng khái niệm "Thế giới của Nga" và "Giấc mơ Trung Hoa" chỉ là dự kiện đầu vào cho "canh bạc cuối cùng" thực hiện sứ mệnh lịch sử của nó. Với lão Gàn chẳng có gì là lạ. Vấn đề cuối cùng vưỡn cứ là :" Ai sẽ mần cái bá chửi thế giới?". Muốn mần Tổng thống thì phải có chương trình khuyến mãi - Í lộn - chương trình tranh cử. Muốn mần cái bá chửi cũng phải có chương trình quản trị toàn cầu. Chưa một siêu cường nào có chương trình này. Bởi vậy, Hoa Kỳ tuy là ứng cử viên sáng giá - vì có bảng hiệu - nhưng chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế. Lão Gàn sẽ bỏ một phiếu ủng hộ siêu cường nào xác định tính chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ Nam sông Dương tử. Nhưng mà này, sau ngày 10/ 3 Việt lịch Ất Mùi (Tức chỉ còn chưa tới nửa tháng nữa), chương trình khuyến mãi chức danh bá chủ thế giới của lão Gàn hết hiệu lực.1 like
-
"Chủ nghĩa Obama": Hướng nội và "không làm chuyện điên rồ" Thứ Năm, 09/04/2015 - 15:00 Trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống của mình, trọng tâm chiến lược của ông Obama đã biến chuyển theo xu thế “hướng nội” và giữ nguyên tắc “không làm chuyện điên rồ”. >> Cú thử tột đỉnh của học thuyết đối ngoại Obama >> Tại sao thỏa thuận với Iran lại quá quan trọng với ông Obama? Trong 6 năm cầm quyền của ông Obama, chiến lược toàn cầu và một loạt các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đã được điều chỉnh với nhiều thay đổi lớn, tư tưởng ngoại giao của Washington đã được gọi là “Chủ nghĩa Obama”. Điều kiện nào giúp cho sự chuyển biến ngoại giao của Mỹ, mà đại diện là ông Obama được duy trì liên tục trong những năm qua? Xu thế “hướng nội” của Mỹ rất rõ ràng Chiến lược ngoại giao của Mỹ được "đồng bộ" với chiến lược củng cố, phát triển trong nước. Tổng thống Obama đặt kế hoạch chấn hưng lại nền kinh tế và cải cách xã hội vào vị trí hàng đầu, cần phải tập trung tinh lực và tài nguyên chủ yếu đầu tư vào quốc nội, vì vậy chi phí quốc phòng cũng phải giảm thiểu tương ứng . Điều chỉnh quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của ông là chuyển hướng trọng tâm từ vấn đề an ninh quân sự với trọng điểm là chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt sang vấn đề an ninh kinh tế, lấy bảo vệ sự ổn định tài chính toàn cầu, thúc đẩy khôi phục kinh tế thế giới làm trung tâm. Trong 6 năm qua, những chỉ tiêu “có thể đo lường được" như thực lực kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, trình độ giáo dục đại học v.v... của Hoa Kỳ tiếp tục được nâng cao. Tuy nhiên, xu thế "phân cực" chính trị trong nước giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ lại hầu như không có chuyển biến tích cực nào, “Đảng con voi” và “Đảng con lừa” công kích, cản trở, phủ quyết lẫn nhau khiến cải cách chính trị và kinh tế bị kìm hãm nghiêm trọng. Mặc dù nhìn từ góc độ phát triển nội tại và biến động “quyền lực cứng" của các nước lớn trên thế giới, sức mạnh quốc gia của Hoa Kỳ không có xu hướng suy yếu, song một sự thật không thể chối cãi là sức ảnh hưởng của Mỹ đối với chính trị toàn cầu đã giảm đi rõ rệt. Sức mạnh quốc gia Hoa Kỳ không suy giảm nhưng sức ảnh hưởng đã giảm đi rõ rệt Nguyên nhân chủ yếu là: Thứ nhất, thực lực đồng minh Châu Âu của Mỹ bị tổn thất, kinh tế Nhật Bản suy thoái dài hạn, sức mạnh và sức ảnh hưởng của toàn bộ phương Tây suy giảm. Hai là: Số lượng các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và ảnh hưởng của các nước này tăng lên nhanh chóng. Ba là, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, quyền lực quốc gia bị phân chia, vấn đề quản lý toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp, khả năng kiểm soát quy tắc quốc tế về chống khủng bố, thay đổi khí hậu, an ninh mạng v.v... của Mỹ dần yếu đi. Bốn là, Washington đang tập trung tinh lực vào sự vụ trong nước, sự tự tin và động lực để can dự bên ngoài giảm sút. Mặc dù gần đây tình hình kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh, nhưng chủ yếu là dựa vào nhu cầu trong nước chứ không phải thị trường quốc tế, càng làm tăng thêm xu thế "hướng nội" của Mỹ. Nguyên tắc ngoại giao “không làm chuyện điên rồ” Điểm nổi bật của chủ nghĩa Obama chính là ưu tiên kinh tế, coi trọng chủ nghĩa đa phương và "quyền lực mềm", nỗ lực cải thiện hình ảnh Hoa Kỳ trong mắt thế giới, tập trung xây dựng cơ chế quốc tế và vấn đề quản lý toàn cầu. Đây cũng chính là sự kế thừa và phát huy “Chủ nghĩa Clinton” mà Đảng dân chủ đã theo đuổi trước đó. Nét đặc sắc nhất trong chính sách ngoại giao của ông Obama chính là theo đuổi nguyên tắc đơn giản nhất là "không làm chuyện điên rồ", mà đầu tiên phải kể đến là cuộc chiến tranh Iraq do Chính phủ Bush (con) phát động. Và ông Obama đã sửa sai bằng cách chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq và cả Afghanistan. Có thể thấy rằng, bản chất của “Chủ nghĩa Obama” là sự "kiềm chế" và "thu mình", vận động các nước đồng minh và đối tác áp dụng hành động tập thể, chia sẻ rủi ro và trách nhiệm. Cho dù trong hoàn cảnh đã hoặc có khả năng xuất hiện xung đột quân sự, ông vẫn kiên trì sử dụng các biện pháp ngoại giao, trừng phạt kinh tế, áp lực quốc tế v.v… để cố gắng không phải áp dụng hành động quân sự trực tiếp. “Không làm chuyện điên rồ” cũng có nghĩa là sẽ loại trừ được khả năng phải đối đầu với các cường quốc mới nổi như Trung Quốc trong tương lai. Những binh lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Iraq ngày 18-12-2011 Vì vậy, mặc dù Washington đã gia tăng triển khai quân sự nhằm chống lại Bắc Kinh, nhưng Chính phủ Obama vẫn cố gắng tăng cường liên lạc và hợp tác với quân đội nước này, hy vọng thông qua việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát khủng hoảng để giảm thiểu nguy cơ chiến tranh hoặc va chạm với Trung Quốc xuống mức thấp nhất có thể. Tổng thống Obama cho rằng, nước Mỹ đã kiệt sức sau khi trải qua hai cuộc chiến tranh nên cần thời gian để "khôi phục nguyên khí". Nhưng từ khi ông nhậm chức, những sự kiện quốc tế trọng đại như phong trào "Mùa xuân Ả Rập" hay sự nổi lên của "Nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS" v.v... đã phá hỏng mong muốn ổn định Trung Đông của Nhà Trắng. Hơn nữa, cục diện hỗn loạn của Iraq và Afghanistan cũng khiến cho chính phủ Obama và rất nhiều nhà chiến lược Hoa Kỳ dần nhận thức được rằng, áp dụng khuôn mẫu chế độ của dân chủ phương Tây đối với các nước bất đồng về lịch sử, văn hóa và tư tưởng tôn giáo là không phù hợp. Vì vậy, mặc dù vẫn chưa từ bỏ mong muốn dùng giá trị quan của mình để cải tạo thế giới, nhưng trên thực tế Washington đã chú trọng hơn đến sự ổn định của trật tự thế giới. Đây là một ý nghĩa khác của nguyên tắc "không làm chuyện điên rồ". Bản "Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ" năm 2015 đã thể hiện rõ hơn đặc điểm ngoại giao của ông Obama. Báo cáo cho rằng, đường lối tốt nhất để củng cố địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ chính là tăng cường kinh tế trong nước, xây dựng chế độ dân chủ, thiết lập khối liên minh quốc tế bền vững, và vận dụng tổng hợp sức mạnh về mọi mặt của Hoa Kỳ. Khi giải thích bản báo này, bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama đã tuyên bố, các cuộc khủng hoảng như Ukraine hay "Nhà nước Hồi giáo" không thể gây rối loạn hay làm mất phương hướng của Hoa Kỳ. Nhà Trắng vẫn duy trì trọng tâm chiến lược vào những thách thức lâu dài hơn như biến đổi khí hậu, thương mại, nghèo đói, an ninh mạng, y tế công cộng v.v... (Đón đọc kỳ 2: Mỹ “giấu mình chờ thời”, “né” Trung Quốc, quyết đấu với Nga) Theo Bảo Chi Đất Việt =================== Từ lâu, lão Gàn đã xác định rằng: ngài Obama đã tránh cho nước Mỹ không tham gia những cuộc chiến tranh không cần thiết và ủng hộ sách lược này của ngài. Tuy nhiên, lão cũng xác định rằng: bàn tay sắt bọc nhung của ngài bằng chiếc găng tay quá dày. Điều này cũng chính là nguyên nhân các cộng sự thân tín của ngài Obama, như bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao - Bà Clinton bỏ ra đi. Tuy nhiên, lão Gàn cũng nhắc lại rằng: Nếu ngài Obama không lựa chọn chiếc găng tay nhung mỏng hơn, đủ để thiên hạ nhận thấy bàn tay sắt ẩn sau chiếc găng tay đó, thì đảng Dân Chủ của ngài sẽ thất bại trong cuộc đua vào nhà Trắng năm 2016. Việc thay đổi hình thức đối ngoại với chiếc găng tay mỏng hơn, không làm thay đổi bản chất chiến lược của ngài Obama. Nước Mỹ tuy là ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị bá chủ thế giới, nhưng chưa phải là quyết định cuối cùng của Thượng Đế.1 like
-
Trung Quốc thành lập AIIB: Việt Nam thận trọng, tránh rủi ro (Tài chính) - Việt Nam gia nhập AIIB có lẽ là điều tích cực nhưng cũng cần có sự nghiên cứu, cảnh giác về những rủi ro có thể xảy ra. Đồng nhân dân tệ tụt dốc ngay trước 'nước cờ' AIIB Mỹ "lên giọng" với nhân dân tệ, ngoại giao về AIIB TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng trao đổi với Đất Việt về việc Trung Quốc khởi xướng thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và những nghi ngại xung quanh AIIB. PV: - Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng tới nay đã có hàng chục quốc gia được chấp thuận làm thành viên sáng lập. Ông nhìn thấy tham vọng gì của Trung Quốc khi sáng lập ra AIIB? Tại sao Trung Quốc lại đặt vấn đề AIIB trong thời điểm hiện tại? TS Nguyễn Trí Hiếu: - Trung Quốc tuyên bố họ cần một ngân hàng như AIIB với sự cộng tác của nhiều quốc gia để hỗ trợ phát triển kinh tế tại Á châu, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở. Đó là ý đồ tốt, theo như tuyên bố. Nhưng một số quốc gia như Mỹ, Nhật nghi ngại đằng sau tuyên bố đó Trung Quốc muốn củng cố vị thế của mình trên thị trường tài chính toàn cầu. Dĩ nhiên, AIIB là một tổ chức tài chính quốc tế phải tuân theo tôn chỉ và nguyên tắc về quản lý của quốc tế. Tuy nhiên, AIIB được thành lập với sự chủ trì của Trung Quốc, mà như mọi người biết, Trung Quốc không hoàn toàn tuân theo những thông lệ quốc tế. Vì thế, nếu Trung Quốc chủ trì và có tỷ lệ cổ phần khuynh đảo với khoảng 50% vốn góp trong ngân hàng cũng dễ hiểu khi nhiều quốc gia ngần ngại rằng Trung Quốc có thể lèo lái, quản lý ngân hàng này theo đường lối, tiêu chí, mục đích và nguyên tắc riêng của họ. Mỹ lo ngại AIIB sẽ đóng vai trò như một công cụ tinh vi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc Một trong những nghi ngại khác là AIIB có thể là một công cụ tài chính sử dụng cho mục đích chính trị của Trung Quốc. Ngoài ra, còn có nghi ngại về vấn đề tham nhũng mà hiện tại đây là vấn đề rất lớn tại Trung Quốc, chính quyền nước này đang tìm cách tiêu diệt nhưng chưa thành công. Nhiều quốc gia lo rằng, nếu Trung Quốc không diệt trừ triệt tham nhũng thì chính AIIB có thể là mầm mống của vấn đề tham nhũng. PV: - Thời gian qua, Trung Quốc đã nỗ lực thúc đẩy việc quốc tế hoá đồng nhân dân tệ cho ngang tầm với vị thế nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Việc thành lập AIIB sẽ hỗ trợ thế nào cho việc tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán trên thế giới? Theo ông, đây có phải là mục tiêu lớn nhất khiến Trung Quốc sáng lập tổ chức này? TS Nguyễn Trí Hiếu: - Đó là điều chắc chắn trong ý đồ biến đồng nhân dân tệ trở thành công cụ thanh toán chủ yếu nhất trên toàn thế giới. AIIB được thành lập với sự tham gia của rất nhiều quốc gia, dưới sự chủ trì của Trung Quốc thì việc Trung Quốc muốn dùng một công cụ tài chính để hỗ trợ đưa vị thế đồng nhân dân tệ lên trở thành đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới là chuyện hiển nhiên. Nhưng liệu Trung Quốc có thành công hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Bởi, một đồng tiền không phải chỉ dựa vào sức mạnh tài chính của một quốc gia mà dựa rất nhiều vào nền tảng tài chính của quốc gia đó, lịch sử, thể chế chính trị xã hội của quốc gia đó, vấn đề tuân thủ luật lệ, công ước quốc tế, nguyên tắc quốc tế... để bảo đảm cho uy tín của đồng tiền đó. Đồng nhân dân tệ dù sao cũng là đồng tiền mới nổi, chưa có một lịch sử đứng đằng sau để đảm bảo uy tín lâu dài cho nó. Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố AIIB sẽ trở thành một định chế tài chính để cạnh tranh với các tổ chức tài chính quốc tế khác nhưng chắc chắn nó cũng sẽ xảy ra. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó cũng tốt vì trong một nền kinh tế thị trường nên có những tổ chức quốc tế cạnh tranh với nhau, đem lại quyền lợi tốt nhất cho cả thế giới. Vì thế, về mặt cạnh tranh có lẽ không phải vấn đề mọi người lo ngại, ngược lại còn được hoan nghênh. Còn việc liệu Trung Quốc có dùng AIIB để tăng cường vị thế đồng nhân dân tệ, biến nó thành đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới hay không, Trung Quốc cũng chưa bao giờ đề cập. Đó chỉ là những quan ngại. Cũng không phải là điều xấu hay tiêu cực gì nếu Trung Quốc dùng những công cụ tài chính để tăng cường uy tín và sức mạnh của đồng nhân dân tệ. Nhưng như tôi nói ở trên, chuyện đồng nhân dân tệ được xem như đồng tiền thanh toán hàng đầu thế giới có lẽ còn xa vời. Một đồng tiền được công nhận như USD, euro, đồng bảng Anh... có cả một lịch sử phát triển đằng sau nó về chính trị, xã hội, còn đồng nhân dân tệ tuy về mặt tài chính ngày càng phổ biến nhưng nó chưa có một lịch sử đứng đằng sau hỗ trợ. PV: - Như ông nói ở trên, với việc Trung Quốc nắm giữ khoảng 50% vốn ban đầu của AIIB, nhiều ý kiến lo ngại AIIB sẽ đóng vai trò như một công cụ tinh vi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Ông có đồng tình với ý kiến này và vì sao? Các nước đang phát triển sẽ phải đối diện với những thách thức gì bởi sự ra đời của tổ chức này? TS Nguyễn Trí Hiếu: - Trung Quốc chủ trương thành lập AIIB là để hỗ trợ những mục tiêu kinh tế và tài chính nhưng chưa bao giờ hé lộ có thể dùng công cụ tài chính này để hỗ trợ cho mục tiêu chính trị. Dù vậy, cũng không loại trừ khả năng khi Trung Quốc có một công cụ tài chính mạnh như vậy có thể họ sẽ có những áp lực về mặt chính trị, xã hội đi kèm theo đó. Chẳng hạn, Trung Quốc có thể đàm phán để tài trợ cho dự án hạ tầng cơ sở tại quốc gia nào đó kèm theo một số điều kiện mà quốc gia đó phải chấp nhận. PV: - Đối với Việt Nam, đây là cơ hội cho Việt Nam hay sẽ khiến Việt Nam phụ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc khi bản thân nước này đã trúng tới 90% dự án tổng thầu EPC ở Việt Nam? Cùng với điều khoản sử dụng các công ty xây dựng, công nghệ, nguyên vật liệu và công nhân của nước này, liệu những trường hợp như đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ phổ biến hơn? Việt Nam cần làm gì để tránh được những nguy cơ này? TS Nguyễn Trí Hiếu: - Việc Việt Nam gia nhập một định chế tài chính lớn như AIIB, trở thành thành viên sáng lập của ngân hàng này có lẽ là điều tích cực khi được hưởng nhiều điều kiện ưu ái hơn các cổ đông phổ thông. Nhưng cũng cần có sự nghiên cứu, cảnh giác về những rủi ro có thể xảy ra bởi bất cứ sự đầu tư nào cũng có rủi ro, như rủi ro về tài chính, thương mại, mậu dịch, hối đoái hay những rủi ro về pháp lý, chính trị... Phải hiểu được những rủi ro đó, đưa ra kế hoạch để có thể kiểm soát, giảm thiểu rủi ro. Muốn vậy, cần có sự trao đổi nghiêm túc, sâu rộng trong Quốc hội, Chính phủ, ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Trung ương, quần chúng để lấy ý kiến, từ đó đưa ra kế hoạch khi gia nhập. Về những nghi ngại đề cập trong câu hỏi, thực sự đến bây giờ vẫn chưa thể biết thực tế có xảy ra hay không, mọi thứ vẫn mới chỉ là phỏng đoán. Nhưng như tôi nói, không loại trừ khả năng khi tài trợ các dự án ở Việt Nam, Trung Quốc có thể ràng buộc bằng những điều kiện mà họ muốn Việt Nam chấp nhận. Nếu AIIB là một tổ chức tài trợ của thế giới thì phải tuân thủ theo nguyên tắc là sự tài trợ đó không thể đi cùng với những áp đặt về việc dùng công nhân, công nghệ, nguyên vật liệu, nhà thầu Trung Quốc. Nếu làm như thế, AIIB sẽ không còn ý nghĩa nữa vì đây là ngân hàng phục vụ cho cộng đồng Á châu. AIIB phải đi theo những tiêu chí đó và các thành viên phải lên tiếng về chuyện này, đẩy mạnh ngân hàng đi theo hướng này. Không thể chấp nhận việc một quốc gia nào đó dùng công cụ này để áp đặt điều kiện lên các quốc gia nhận tài trợ. Thành Luân ====================== Sự hiểu biết của vị TS Kinh tế Nguyễn Trí Hiếu trong bài viết này và phương pháp phân tích của ông khá chuẩn, khi ông nhận xét một vấn đề đã tổng hợp rất nhiều yếu tố: Phương pháp này phù hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp của tôi khi tìm hiểu về Lý học Đông phương, cần có tiêu chí khoa học để làm chuẩn mực, đối chiếu, so sánh. Nhưng có một vấn đề mà theo lão Gàn cần quan tâm hơn cả là như thế này - chưa thấy cụ Lê Đăng Doanh và TS Nguyễn Trí Hiếu nói đến. Đó là ngân hàng AIIB và TTP thực chất là hai đối thủ cạnh tranh trong "canh bạc cuối cùng". Bởi vậy, sẽ có kẻ thắng, người thua. Đầu tư vào ngân hàng nào, hay liên kết với ngân hàng nào, cũng cần xem xét khi vãn tuồng.1 like
-
Xung đột tại Ukraine còn kéo dài vì Mỹ muốn thế Thiên Hà 07/04/2015 14:35 Xung đột tại Ukraine còn kéo dài vì Mỹ vẫn tiếp tục những nỗ lực làm suy yếu và cô lập Nga, Ukraine đã được người Mỹ sử dụng trong mục đích này, một cựu quan chức Israel nói với Sputnik New ngày 6.4. "Sáng kiến tạo ra cuộc xung đột này (ở Ukraine) đến từ Mỹ. Khi nào họ còn thấy rằng cuộc khủng hoảng ở Ukraine có lợi để họ làm suy yếu và cô lập Nga, thì cuộc xung đột này còn kéo dài", ông Kedmi, cựu lãnh đạo của Nativ, cơ quan xúc tiến di cư từ Liên Xô sang Israel nói về việc xung đột tại Ukraine còn kéo dài với truyền thông. Trước đó cũng trong ngày 6.4, Ngoại trưởng nga Sergei Lavrov nói với Tổng giám đốc cơ quan tin tức Rossiya Segodnya là ông Dmitry Kiselev rằng Mỹ cố gắng để tước đi mọi mối quan hệ của các nước với Nga. Ông Kedmi cho rằng chính Mỹ mới là đạo diễn chính của khủng hoảng Ukraine và là kẻ khơi màu cuộc xung đột, trong khi Nga chỉ đơn giản là phản ứng lại các hành động khiêu khích của Mỹ. Theo ông Kedmi, trong tương lai xung đột Ukraine có kết thúc hay không thì sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Mỹ. "Châu Âu không có vai trò gì cả, bởi tất cả mọi thứ được kiểm soát từ Washington. Chính quyền Ukraine cũng làm mọi thứ mà Washington sai bảo mà không có ý kiến riêng", ông Kedmi nói, và nói thêm rằng lực lượng hòa bình nếu được triển khai tại Ukraine cũng sẽ không giải quyết gì được cho tình hình xung đột. Vào tháng 4.2014, lực lượng Kiev đã phát động một chiến dịch quân sự để chống lại những người ủng hộ độc lập ở miền Đông Ukraine, những người từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới tại Ukraine, lên nắm quyền sau cuộc đảo chính tại Maidan. Ngày 12.2, một thỏa thuận hòa bình đã được ký tại Minsk là một gói biện pháp ngăn chặn xung đột tại miền Đông Ukraine. Danh sách 13 điểm này bao gồm một lệnh ngừng bắn vào ngày 15.2. Tuy nhiên, theo ông Kedmi thì chỉ có lệnh ngừng bắn là được thực thi một cách khá nghiêm túc. theo Một thế giới ================== Hơ! Thế mà cũng phải nói. Có khi nào ông chủ trường gà khuyên các tay đá gà nên ngưng cờ bạc không? Hì! Nói vậy cũng "khí không phải". Có điều cũng phải nói rõ thế này: Ông chủ trường gà thì không bao giờ quảng cáo cho trường gà của mình. Nhưng chính các chủ gà đem gà đi đá gà vì cái mình cho là đúng. Híc! Bởi vậy, các con bạc cứ lao vào đá gà ăn thua đủ với nhau, cho đến khi một em bị thua và chủ trường gà thu tiền hồ. Thượng Đế sẽ quyết định trong "canh bạc cuối cùng". Hì.1 like
-
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: 'Việt Nam là một quốc gia quan trọng' 07/04/2015 17:57 (TNO) Trong bài phát biểu ngày 6.4 về chiến lược tái cân bằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương của nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter gọi Việt Nam là “một quốc gia quan trọng” trong một khu vực đang ngày càng quan trọng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter - Ảnh: Reuters Ông Ash Carter đã có bài phát biểu tại Học viện McCain, thuộc đại học Arizona State, về chiến lược tái cân bằng ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, trước chuyến hành trình tới châu Á lần đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu Lầu Năm Góc. Bài phát biểu được đăng tải trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong bài phát biểu của mình, ông Carter nhắc lại sự kiện cách đây đúng 20 năm, vào năm 1995, khi Tổng thống Bill Clinton nỗ lực thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Khi đó, thượng nghị sĩ McCain đã có rất nhiều lý do cá nhân để phản đối ý tưởng này. Ông McCain từng là tù binh trong chiến tranh Việt Nam. “Thế nhưng, ông ấy (McCain - PV) sau đó đã nhận ra rằng việc bình thường hóa quan hệ sẽ giúp đất nước của chúng ta vượt qua một cuộc xung đột phân cực và phát triển mối quan hệ mới với một quốc gia quan trọng ở một khu vực đang ngày càng quan trọng”, ông Carter nói. Người đứng đầu Lầu Năm Góc gửi lời cảm ơn vì nỗ lực của những người thúc đẩy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam để giờ đây, Việt - Mỹ vượt qua ngờ vực, xây dựng một mối quan hệ mới tích cực. Ông Carter cũng gửi lời cảm ơn vì sự có mặt của Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh tại buổi nói chuyện ở đại học Arizona State. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không quên đề cập đến quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ. Ông nhấn mạnh rằng hai nước đã thiết lập được mối quan hệ quốc phòng "tưởng như không thể". Ông Carter cũng nhắc đến sự kiện đang diễn ra ở Việt Nam, khi Hải quân Mỹ đến thăm và có hoạt động giao lưu với Hải quân Việt Nam tại Đà Nẵng. Không chỉ trong quan hệ quốc phòng, ông Carter khẳng định sẽ tiếp tục thiết lập cũng như thúc đẩy quan hệ với các đối tác ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ngay trong những chuyến công du châu Á sắp tới của mình. Hôm nay, ông Carter sẽ sang Nhật Bản, bắt đầu chuyến thăm châu Á. Ngọc Mai ======================= Trong cuộc hội nhập toàn cầu và quyết định sẽ diễn ra như thế nào và ai làm bá chủ thế giới thì Việt Nam không chỉ là một quốc gia quan trọng, mà là quá quan trọng luôn. Không chỉ quan trọng trong hiện tại, mà còn cả tương lai. Đấy là lão Gàn phát biểu ý kiến nhân danh cá nhân. Lão nói nhiều rùi, nên không phân tích tại sao, để khỏi phải bị "ném đá". Hì!1 like
-
Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông? Hồng Thủy 31/03/15 08:59 Thảo luận (19) (GDVN) - Để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế. Tập Cận Bình có nghe Đặng Tiểu Bình, Biển Đông để đời sau giải quyết? Kissinger: Lý Quang Diệu đã định hình tư duy Mỹ về Trung Quốc "Đối đầu Biển Đông có thể tàn phá hơn bất kỳ cuộc chiến nào trong khu vực" Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online. Tiến sĩ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn về quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao Nam Á ngày 30/3 bình luận trên tờ Euroasia Review, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây trả lời phỏng vấn từ Singapore rằng, Trung Quốc nên "để lại tranh chấp Biển Đông cho đời sau giải quyết" thực tế là gợi ý nhằm loại bỏ sự cô lập quôc tế trước hành vi leo thang xung đột đang phát sinh kỷ lục trên Biển Đông gây ra bởi Bắc Kinh. Hôm 28/3 khi bàn về mối quan hệ và các xu thế xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines ông Kissinger đã nói: "Đặng Tiểu Bình khi xử lý một số vấn đề từng nói rằng, không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết xong trong thế hệ này. Chúng ta có thể để lại một số vấn đề cho đời sau giải quyết mà không nên làm cho nó trở nên rối rắm hơn". Nếu chỉ có câu này thôi xem ra cũng vô hại, nhưng khi đọc tiếp bình luận của ông rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên "loại bỏ sự cấp bách của các cuộc tranh luận" về Biển Đông, thì lại tiềm ẩn nhiều chiến lược. Sự cấp bách của các cuộc tranh luận về tranh chấp Biển Đông tồn tại là bởi các mối quan tâm quốc tế gây ra từ sự leo thang của Trung Quốc, như việc Bắc Kinh vô cớ xung đột và hung hăng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới sự thống trị hoàn toàn Biển Đông. Đó là những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng này và chính điều đó khiến Hoa Kỳ thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương. Việc ông Kissinger vận động Hoa Kỳ và Trung Quốc "tháo ngòi nổ tranh luận" cho thấy, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang báo động "người bạn tốt Trung Quốc" của ông có thể đi vào một bãi mìn chiến lược trong tranh chấp Biển Đông, giống như tới điểm giới hạn không xa nơi Hoa Kỳ có thể phải can thiệp hạn chế chống lại sự leo thang không kiềm chế của Bắc Kinh trong xung đột. Theo Tiến sĩ Subhash Kapila, Henry Kissinger nổi tiếng là một nhà ngoại giao Mỹ "biện hộ cho Trung Quốc". Với vị trí của mình, Kissinger có nhận thức rõ ràng rằng trong trường hợp có một sự can thiệp hạn chế của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua bằng tương quan sức mạnh bất đối xứng với Hoa Kỳ. Có mâu thuẫn trong ý kiến của Henry Kissinger về Biển Đông khi người ta đọc cuốn sách mới nhất của ông, "Thế giới quyền lực", trong đó Kissinger gọi các tranh chấp ở Biển Đông là "đối đầu quốc gia". Có lẽ ở đây Kissinger mặc nhiên cho rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào bất kỳ sự leo thang tranh chấp nào ở Biển Đông và để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế. Kissinger là một chính khách theo đuổi học thuyết "cân bằng quyền lực" trong suốt cuộc đời, ông đã không nhận ra rằng những gì đằng sau hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông khi tạo ra những hòn đảo nhân tạo là nhằm thống trị, bá chủ toàn bộ Biển Đông. Kissinger không xem điều này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ cân bằng quyền lực trong khu vực và chống lại Hoa Kỳ? Hơn nữa khi cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Trung Quốc nên để tranh chấp Biển Đông cho "đời sau" giải quyết là ông đang ngầm giúp Bắc Kinh có thời gian để hoàn thành chiến lược bá chủ, thống trị hoàn toàn Biển Đông? Tóm lại các hoạt động leo thang xung đột và hành vi hung hăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông cần được cộng đồng quốc tế chặn đứng lại bởi đó là cân bằng quyền lực toàn cầu, để đảm bảo hòa bình và ổn định. Đó là sự tham giao vào sự cạnh tranh toàn cầu, không phải là đối đầu quốc gia giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, bởi cả 2 đều bất bình đẳng để đối chọi với Bắc Kinh trong bất kỳ cạnh tranh nào. ===================== Luận điểm của vị học giả Ấn Độ có nhiều điểm trùng lặp với ý tưởng của Lão Gàn về lão quân sư quạt điện Kis - Một "tà trị gia" tráo trở nhất trong lịch sử chính trị thế giới. Trong Lý học Đông phương xếp tư duy của lão Kis thuộc hàng "vong quốc chi đạo" - tức là một thứ tư duy thời chiến tranh. Theo Lý học thì có ba phương pháp trong quan hệ với các quốc gia liên quan: Vương đạo là phương pháp mang tính chính danh với mục tiêu bá chủ thế giới, nghiêng về Đức Trị; Bá đạo là phương pháp đưa đất nước phát triển giữa trên sự phát triển kinh tế và quân sự, nghiêng về Pháp trị; cuối cùng là "vong quốc chi đạo" tức là phương pháp ứng dụng trong hoàn cảnh chiến tranh với một quan niệm nổi tiếng trong Lý học, thể hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tam Quốc chí: "Phép dùng binh tha hồ lừa dối". Phương pháp này bất chấp tất chỉ cần đạt mục đích cuối cùng là chiến thắng. Bởi vậy, lão Gàn xác định rằng: tư tưởng của lão Kis mang nặng thứ tư duy của thời chiến tranh Lạnh đã lỗi thời. Ông Đặng Tiểu Bình khi sinh thời phát biểu: "Vấn đề biển Đông nên để đời sau giải quyết" - theo cách hiểu của lão Gàn thì ông ta muốn khuyên những nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục ẩn mình chờ thời. Nhưng mọi chuyện đã diễn biến ngoài ý muốn của ông Đặng Tiểu Bình. Và mọi chuyện đã quá muộn, vì thời gian không quay trở lại. Tuy nhiên, lão Kis lại dịch ra tiếng Anh theo cách hiểu của lão ta về cách ứng xử của Hoa Kỳ, nên "để đời sau giải quyết" theo lời ông Đặng và mặc nhiên chấp nhận Trung Quốc độc chiếm biển Đông với đường lưỡi bò. Nếu Hoa Kỳ quả là đuối sức và không thể tiếp tục mần cái bá chủ thế giới thì rút quân về cho đỡ tốn kém. Còn nếu như thời thế vẫn cuốn tất cả mọi chuyện trong vòng xoáy của nó thì lời khuyên chính phủ Hoa Kỳ của lão Kis đã quá muộn. Tại cái model nó vậy. Lão Kis không xoay sở được gì đâu. Lão Gàn thành thật khuyên lão Kis yên phận về đuổi gà để giữ lại cái hào quang của quá khứ. Còn nếu không thì thân bại, danh liệt vì tuổi già bị lẩm cẩm. Ngày trước lão Gàn còn cao giọng chém gió khi xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương được phục hồi đúng giá trị của nó thì mọi chuyện có thể cứu vãn được. Nhưng ở cõi trần gian này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Tiếc thay! Bà Vanga nói đúng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Sau ngày 10/ 3 Ất Mùi Việt lịch, lão Gàn sẽ trình bày giá tư vấn phoengshui và về đuổi gà. ================== PS: Dạo này ít thấy các tướng diều hâu của Tàu phát biểu chém gió về những giải pháp quân sự ở bể Đông nhể. Này, lão có lời khuyên với những ai wan tâm rằng: Bản chất vấn đề không thay đổi, chỉ thay đổi về hình tướng. Bể Đông cùng lắm là dây dẫn đưa đến thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Cũng không phải chờ lâu như lão Gàn chờ kết quả thí nghiệm "Hạt của Chúa" đâu.1 like
-
VK hạt nhân Nga kích hoạt núi lửa hủy diệt Mỹ: "Vụ nổ" của 1 người Mai Linh - Thu Hiền 03/04/2015 20:00 Ảnh minh họa Nhà phân tích địa - chính trị Nga Konstantin Sivkov cho rằng, Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân để tạo ra sóng thần và những đợt phun trào núi lửa hủy diệt nước Mỹ. Tờ Daily Mail (Anh) cho hay, theo nhà phân tích này, Nga nên phát triển những vũ khí có thể tạo ra một cơn ác mộng với những đợt phun trào núi lửa và sóng thần ở Mỹ, có khả năng gây ra cái chết của hàng trăm triệu người. Konstantin Sivkov, tác giả của nhiều bài viết trên tờ Military Industrial Courier – một tờ báo về công nghiệp quân sự của Nga, cho rằng Moscow cần những vũ khí mới cực mạnh để gây ra sự hỗn loạn và đảm bảo tiêu diệt những kẻ thù của Nga. Trong bài báo tựa đề “Các lực lượng đặc nhiệm hạt nhân”, nhà phân tích này nói rằng: Nga nên phát triển những vũ khí hạt nhân vận hành bởi một lực lượng nhỏ, có thể gây ra sóng thần trên các bờ biển của Mỹ và khiến núi lửa tại công viên quốc gia Yellowstone phun trào. Theo Sivkov, hệ thống mới sẽ đóng vai trò như một mối đe dọa phi đối xứng để chống lại Mỹ. Nhà phân tích địa - chính trị Konstantin Sivkov Sivkov lập luận rằng, vì 80% dân số Mỹ sống ở gần bờ biển nên việc tạo sóng thần ở khe đứt gãy San Andreas và ở Đại Tây Dương có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho khoảng 240 triệu người Mỹ. Sivkov đề cập tới những tác động của cơn bão Katrina vào thành phố New Orleans và nói rằng, kích nổ bom hạt nhân gần đáy đại dương sẽ tạo ra những con sóng cao tới 1 dặm quét vào lục địa. Theo Sivkov, toàn bộ hoạt động địa chấn sau đó có thể tạo ra một con sóng khác “quét sạch” đồng minh châu Âu của Mỹ. Trong khi đó, lãnh thổ lớn của Nga ở Siberia sẽ bảo vệ nước này để không phải chịu quá nhiều thiệt hại. Cũng theo Sivkov, cơn sóng thần có thể kích hoạt núi lửa Yellowstone, một siêu núi lửa phun trào lần cuối từ 640.000 năm trước. Vụ nổ sau đó sẽ phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ. Theo Sivkov, Nga cũng có thể kích hoạt núi lửa chỉ với một vụ nổ “tương đối nhỏ”, có sức công phá bằng 1 triệu tấn thuốc nổ khi núi lửa này đã có những dấu hiệu hoạt động. Việc kích hoạt núi lửa Yellowstone sẽ làm phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ. Phía trên là bản đồ khảo sát địa chất của Mỹ dự đoán lượng tro từ vụ nổ Sivkov cho rằng, các loại vũ khí răn đe hạt nhân thông thường chưa đủ mạnh và quá đắt đỏ khi xét tới khó khăn kinh tế của Nga hiện nay. Sivkov tuyên bố, ý tưởng mới của ông ta về vũ khí răn đe hạt nhân có thể được trển khai từ một con tàu và có thể sẵn sàng đưa vào áp dụng trong vòng 10 năm nữa. Theo Daily Mail, hình dung nước Mỹ biến thành tro bụi là một suy nghĩ đáng sợ, dù bài báo của Sivkov không phải là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập. Trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga sáp nhập Crimea, người dẫn chương trình truyền hình quốc gia Nga Dmitry Kiselyov đã nói rằng, mái tóc bạc của Tổng thống Obama xuất phát từ những lo lắng về vũ khí hạt nhân Nga. Ông Kiselyov khẳng định, Nga là “quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng biến Mỹ thành bụi phóng xạ”. Tuy nhiên, những quan điểm như của Sivkov hay Kiselyov không phải là quan điểm chính thức của chính phủ Nga. Tờ Daily Mail cũng cho biết, Sivkov không phải là nhân vật được các lãnh đạo Nga tín nhiệm. Ông này chỉ là người thích gây chú ý bằng cách đưa ra những tuyên bố sốc về các vấn đề quân sự Nga cho các phương tiện truyền thông. Và đây là vụ phát ngôn "nổ" mới nhất của nhân vật này. Trong khi đó, hôm qua, phát biểu với báo chí, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã một lần nữa khẳng định, Nga không đe dọa Phương Tây bằng việc dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea. “Tất nhiên là không”, ông Peskov nói khi trả lời câu hỏi: Liệu Nga có dùng vũ khí hạt nhân đe dọa phương Tây để bảo vệ Crimea hay không. Theo ông Peskov, Tổng thống Nga cũng đã khẳng định tương tự trong bộ phim “Crimea: Đường về Tổ quốc". "Bộ phim đã được người xem diễn giải bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên về vấn đề này thì xin mọi người đừng bận tâm. Không cần phải giải thích bất kỳ điều gì, đơn giản là chỉ cần hiểu cho đúng bản gốc, đúng với lời nói của Tổng thống Putin...", ông Peskov cho hay. Ông Peskov cũng bình luận thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Anh về việc dường như Tổng thống Nga đang đe dọa các quốc gia vùng Baltic bằng vũ khí hạt nhân. Peskov nói: "Đây là ví dụ điển hình về sự quá khích đang diễn ra nhằm khiến thế giới nhìn đất nước chúng tôi như quỷ dữ. Trên thực tế, những cáo buộc trên không dựa vào bất cứ thông tin cụ thể nào". ====================== Hồi còn trẻ, lão Gàn có được xem một cuốn truyện gọi là "Thung Lũng Cotal". Nội dung câu chuyện mô tả một nhóm nhà khoa học Hoa Kỳ - nhóm cố vấn kỹ thuật khoa học của phủ Tống thống Hoa Kỳ - cũng đề xuất một hiệu ứng kích hoạt đới nứt gãy ở dãy Trường Sơn, từ đó giải phóng một năng lượng cực lớn tiềm ẩn giữa các tầng địa chất trong thời kỳ kiến tạo vỏ trái Đất, nhằm xóa sổ, hoặc thay đổi địa hình toàn bộ khu vực dãy Trường Sơn. Tất nhiên, nếu họ làm được việc này thì con đường Trường Sơn tiếp tế cho lực lượng Giải phóng miền Nam coi như xóa sổ. Nhưng nhờ tài ba của một kỹ sư địa chất Việt Nam và sự dũng cảm của quân đội đã bắn rơi máy bay của ông Chủ tịch hội đồng cố vấn khoa học Hoa Kỳ và vô hiệu hóa được chiến lược này. Hơn 40 năm sau, lão Gàn lại được nghe tới một phương pháp tương tự qua bài báo này, nhưng của Nga và đối tượng là Hoa Kỳ. Thực ra, năng lượng tiềm ẩn dưới vỏ trái Đất trong giai đoạn kiến tạo vỏ trái Đất là vô cùng lớn. Những tầng địa chất chồng lên nhau, tầng trên ngăn chặn sự dịch chuyển của tầng dưới, kìm hãm một năng lượng khổng lồ. Đại ý vậy. Lý học Đông phương gọi là "Âm khí bế" và coi mọi nguyên nhân động đất trên thế gian này là do sự giải phóng Âm Khí này, mang tính quy luật - cho nên mới có khả năng tiên tri. Các đới nứt gẫy chủ yếu trên trái Đất chính là sự tiềm ẩn những năng lượng này, cho nên "khoa học giải thích rằng": Động đất là do các đới nứt gãy sinh ra. Tương tự như vậy với năng lượng tiềm ẩn trong núi lửa. Nhưng vấn đề là khoa học hiện đại mới chỉ phát hiện được một yếu tố tương tác tạo ra động đất và núi lửa. Nó chưa thể hiểu được những yếu tố tương tác khác khiến động đất và núi lửa lúc nào thì phun trào hoặc động đất xảy ra. Bởi vậy, tri thức khoa học hại điện của thế kỷ XXI, khóc tiếng Hindu khi đặt vấn đề khả năng dự báo động đất. Trờ lại câu chuyện "Thung Lũng Cotal" và ý tưởng gây núi lửa hủy diệt Hoa Kỳ của nhà khoa học Nga Sivkov, hoàn toàn có thể về mặt lý thuyết với kiến thức của nền "pha học hại điện" của thế kỷ XXI. Nhưng thực tế hoàn toàn không đơn giản như vậy. Rất tiếc. Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được xác định tính chân lý. Nên không có "cơ sở Lý học" để giảng cho những cái đầu bã đậu hiểu được bản chất của núi lửa và động đất. Đúng là năng lượng tích tụ dưới vỏ trái Đất nói chung (Âm khí) là nguyên nhân động đất và núi lửa. Nhưng điếu phải làm cho nó thích động là động, thích phun là phun. Lão mà có thẩm quyền ở Hoa Kỳ thì sẵn sàng cho ông Sivkov thăm dò ngay trên đất Hoa Kỳ để tìm địa điểm kích hoạt với điều kiện nước Nga chung cho Hoa Kỳ vài chục tỷ Dollar. Đến Tết Urygoay cũng điếu mần nổi việc này. À! Nhân việc này, lão Gàn nhắc lại lời tiên tri Ất Mùi 2015, là: năm nay Hoa Kỳ sẽ có một trận động đất ở Tây Nam. Sức mạnh của trận động đất không mang tính hủy diệt, như nhà nữ tiên tri dởm Ai Cập phát biểu năm ngoái, nhưng đủ để nhắc nhở rằng: Chính Thượng Đế mới quyết định ai là bá chủ thế giới trong tương lai.1 like
-
Người biểu tình Trung Quốc uống thuốc trừ sâu 04/04/2015 15:13 GMT+7 TTO - Ngày 4-4, truyền thông Trung Quốc đưa tin cảnh sát nước này bắt giữ hơn 50 người trong hai cuộc biểu tình ở thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Quảng Đông. Một số người biểu tình đã uống thuốc trừ sâu. Một cuộc biểu tình đất đai ở Quảng Đông - Ảnh: Asia One Theo Tân Hoa xã, tại thủ đô Bắc Kinh, hơn 30 người biểu tình bằng cách nằm lăn trên một con phố mua sắm đông đúc ở trung tâm thành phố. Sau đó họ đồng loạt uống thuốc trừ sâu. Cảnh sát bắt giữ và lập tức đưa họ vào bệnh viện. Trước đây ở Trung Quốc từng xảy ra những vụ người biểu tình uống thuốc trừ sâu ở nơi công cộng để bày tỏ bức xúc. Nhà chức trách cho biết những người này là tài xế taxi đến từ tỉnh Hắc Long Giang. Trong một vụ khác, cảnh sát Quảng Đông bắt giữ 22 người sau khi đám đông xông vào một ga tàu ở làng Mazha để biểu tình phản đối chính quyền địa phương thu hồi đất đai bừa bãi. Một dân làng khẳng định chính quyền làng Mazha bán rất nhiều đất đai với giá rẻ mạt cho các nhà đầu tư và chính quyền chỉ bồi thường nhỏ giọt cho người dân. Đám đông biểu tình chặn một đoàn tàu trước khi bị cảnh sát giải tán. Vụ tranh chấp diễn ra từ tháng 9-2014 và dân làng liên tiếp tổ chức nhiều cuộc biểu tình từ đó đến nay. Chính quyền Trung Quốc cho biết mỗi năm ở nước này có khoảng 90.000 vụ biểu tình trên cả nước, chủ yếu liên quan đến tham nhũng, đất đai, ô nhiễm môi trường... NGUYỆT PHƯƠNG ===================== Mạnh tử viết: Khi người dân đã không sợ chết thì không thể đem cái chết ra dọa họ được.1 like
-
Ngoại trưởng Saudi Arabia mạt sát diễn văn của Tổng thống Putin (Vietnam+) lúc : 30/03/15 06:02 Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Reuters, ngày 29/3, Saudi Arabia đã tố cáo Tổng thống Nga Vladimir Putin đạo đức giả và cho rằng ông Putin không nên bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Đông trong khi thổi bùng sự bất ổn bằng cách hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong một động thái hiếm hoi, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã công bố một bức thư của Tổng thống Putin, vốn sẽ được đọc tại hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) tại Ai Cập, nơi các nhà lãnh đạo Arập thảo luận một loạt các cuộc khủng hoảng khu vực, trong đó có các cuộc xung đột ở Syria, Yemen và Libya. Bức thư có đoạn viết: "Chúng tôi ủng hộ khát vọng của người Arab về một tương lai phồn thịnh và về một giải pháp cho tất cả các vấn đề mà thế giới Arab đang phải đối mặt thông các biện pháp hòa bình mà không viện tới bất kỳ sự can thiệp nội bộ nào." Những bình luận của ông đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Ngoại trưởng Saudi Arabia Saud al-Faisal. Phát biểu tại hội nghị AL sau khi bức thư được đọc, Hoàng thân Saud al-Faisal nói: "Ông ta (Putin) nói về những vấn đề ở Trung Đông như thể Nga đang không hề tác động tới chúng. Họ nói về các thảm kịch ở Syria trong khi họ là một phần cốt yếu của các thảm kịch xảy đến với người dân Syria đó, bằng hành động vũ trang cho chính quyền Damascus để chống lại chính người dân của mình". Trong khi đó, hãng TASS đưa tin, trong bài phát biểu hoan ngênh lãnh đạo các nước AL tham dự hội nghị thượng đỉnh khối này tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập), Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/3 đã nhận định hiện an ninh của nhiều nước Arab đang bị đe dọa. Trong bài phát biểu được đăng tải trên trang web tổng thống, ông Putin nói: "Đáng tiếc, hiện an ninh của nhiều nước Arab đang bị đe dọa bởi hoạt động của các tổ chức khủng bố và cực đoan. Các tổ chức này đã chiếm đóng nhiều thành phố và tỉnh thành khiến hàng trăm nghìn dân thường lâm vào cảnh khốn khổ và chúng thậm chí còn phá hủy di sản văn hóa vô giá của nhân loại." Tổng thống Nga cũng tuyên bố Moskva cực lực lên án những hành động tội ác không thể biện minh đó. Bài phát biểu có đoạn: "Chúng tôi xuất phát từ thực tế rằng một cuộc chiến chống khủng bố thành công không thể bỏ qua vấn đề cải thiện tổng thể tình hình khu vực. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi cho rằng quan trọng hơn là giải quyết sớm nhất có thể tình hình khủng hoảng ở Syria, Libya, Yemen trên cơ sở nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thông qua các biện pháp đối thoại sâu rộng và tìm kiếm thỏa thuận dân tộc."./. ========================== Chủ đề này mặc dù giới hạn trong Châu Á - Thái bình Dương, nhưng thực chất mọi sự kiện quốc tế ở tận Hoa Kỳ cũng tương tác mạnh đến Châu Á Thái Bình Dương. Do đó, đến giai đoạn này trong lịch sử phát triển của nền văn minh - tức là sự hội nhập toàn cầu - mọi người đã thấy rất rõ mọi sự kiện lớn quốc tế đều có sự liên quan chặt chẽ. Nga ủng hộ Xyria, nó sẽ ảnh hưởng thế nào với chiến lược của Trung Quốc đến Thái Bình Dương trong quan hệ Mỹ - Nga - Trung? Ít nhất với cái nhìn trực quan không cần sâu sắc lắm cũng thấy như vậy. Qua đó mới thấy cái nhìn của Lý học Đông phương cho rằng: tất cả mọi sự kiện từ nhỏ nhất đến lớn nhất, đều liên quan đến nhau, theo thuyết "Vạn vật tương hỗ". Điều này cũng phù hợp với nhận xét của giáo sư Trịnh Xuân Thuận khi ông phát biểu: "Để giải thích một sự kiện dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Từ đây chúng ta thấy rằng: Chỉ cần một sự kiện dù rất nhỏ, nhưng với người tinh thông Lý học có thể suy luận ra toàn cảnh bức tranh thế giới trong tương lai. Và chúng ta cũng thấy rằng: Từ một tiếng chim hót ở Nam sông Dương tử, Thiệu Khang Tiết suy luận ra tương lai lịch sử thời Nam Tống, không còn là huyền bí, khó hiểu và "mê tín dị đoan". Nhưng tiếc thay! Lý học Đông phương, mà nền tảng thuyết Âm Dương Ngũ hành, chưa bao giờ là nền tảng tri thức trong bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử nhận thức được qua các triều đại phương Đông, cho đến tận ngày hôm nay. Kể cả trong lịch sử văn minh Trung Hoa, ngoại trừ cội nguồn lịch sử văn hiến Việt, chưa được "khoa học công nhận". Bởi vậy, sự phát triển nền tảng kinh tế đời sống xã hội, không cân bằng với sự phát triển của các nhận thức sẽ luôn là sự mất ổn định. Thế gian còn loạn cào cào, khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh là vậy.1 like