• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 15/04/2015 in all areas

  1. Tóm lại, anh xác định không tìm thấy bản kinh gốc mà Đức Thích Ca Mâu Ni phủ nhận bói toán, phong thủy. Và anh xác nhận sự phủ nhận các phương pháp ứng dụng trong bói toán phong thủy chỉ là quan điểm của riêng các nhà sư. Còn tôi thì tôi xác định rằng: Với bậc Vô thượng chánh đẳng giác, không bao giờ phủ nhận những thành tựu tri thức và văn hóa của nhân loại. Hay nói rõ hơn, Ngài không có tư tưởng cực đoan phủ nhận những giá trị tri thức ngoài Phật giáo, như một số tín ngưỡng , tôn giáo khác. Do đó, Đức Phật không bao giờ phủ nhận bói toán, phong thủy. Thực tế Đức Phật đã nói - Đại ý: "Tất cả những gì ta nói với các ngươi, chỉ như nắm lá trên tay ta. Còn chân lý như lá trong rừng Kỳ Đà sau lưng ta". Tôi gặp không ít những kẻ sơ ngộ, u mê, biết chút kiến thức chỉ đủ mua vui trong bàn nhậu - mặc dù trong đó cũng không ít giáo sư , tiến sĩ - nhưng chém gió cứ như đúng rồi. Bởi vậy, tôi khuyên anh khi sự suy nghiệm chưa hoàn chỉnh thì đừng nói những điều mình chưa biết rõ. Đức Phật đã dạy - Đại ý: Hãy thành thực mà suy nghĩ - "Chính Tư duy" là một trong những điều bát chính của Phật pháp. Đức Phật đã nói - Đại ý: "Sau này sẽ có những kẻ nói giống như ta về hình thức, nhưng nội dung lại xuyên tạc ý của ta. Đó là Ma Ba Tuần". Đức Phật đã nói - Đại ý: "Những điều ta nói chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, các ngưởi phải nương theo ngón tay mà tìm chân lý". Bởi vậy, những tư duy cố chấp vào lời của Ngài chưa hẳn đã là bậc giác ngộ, để thoát khỏi định mệnh. Chúc anh mau tinh tấn trên tính thần Phật pháp với những lời khuyên của tôi. Anh hãy suy nghĩ lời khuyên của tôi: "Khi anh còn nhận thấy Phật thì anh chưa thể coi là giải thoát".
    2 likes
  2. Hillary Clinton đắc cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng gì đến châu Á? 15/04/2015 14:00 (TNO) Tạp chí chuyên về châu Á - Thái Bình Dương The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo (Nhật), vừa đăng tải bài xã luận phân tích đường lối ngoại giao đối với khu vực châu Á của bà Hillary Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ ra tranh cử chức tổng thống Mỹ trong năm 2016. Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ứng viên tổng thống Mỹ hàng đầu của đảng Dân chủ - Ảnh: Reuters Trong nhiệm kỳ làm ngoại trưởng Mỹ từ năm 2009 đến năm 2013, Hillary Clinton được đánh giá là ngoại trưởng giàu kinh nghiệm nhất trong các chính sách đối ngoại, đặc biệt là ở châu Á. Ông Michael Fullilove, giám đốc điều hành Viện chính sách quốc tế danh tiếng Lowy (Úc), nhận xét: “Chính sách tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao nổi bật của bà Clinton trong thời gian làm ngoại trưởng...”. Trong một bài phân tích lớn đăng trên tạp chí quốc phòng Foreign Policy (Mỹ) hồi năm 2011, chính bà Hillary Clinton đã vạch ra chính sách ban đầu được biết đến như chiến lược “xoay trục” về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (sau này được gọi là “chiến lược tái cân bằng”). Trước đó, bà Hillary Clinton cũng đã sử dụng thuật ngữ “xoay trục” và thực tế là cựu ngoại trưởng cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều chuyến công du châu Á - Thái Bình Dương trước đó 2 năm, triển khai cái mà trong năm 2010 bà gọi là chính sách ngoại giao “tiên phong”. “Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành nơi lèo lái chủ chốt cho nền chính trị toàn cầu” và “cam kết của Mỹ tại đó cực kỳ quan trọng và cần thiết”, bà Clinton viết trong bài phân tích trên Foreign Policy. Nữ cựu ngoại trưởng Mỹ cũng đã từng phân chiến lược tái cân bằng tại châu Á của Mỹ thành 3 thành phần chính: “Chúng ta đang thực hiện chính sách can thiệp mạnh mẽ vào châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta đang tiến hành xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng ta cam kết mở rộng hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh ở bất kỳ đâu mà ta có thể”. Bà Hillary Clinton nhận định Mỹ và Trung Quốc “là 2 quốc gia phức tạp và có lịch sử rất khác biệt, với hệ thống chính trị và tầm nhìn khác nhau sâu đậm” và trong khi điều này không nhất thiết gây cản trở cho hợp tác giữa 2 nước, sự hợp tác của 2 bên cũng không cần thiết phải cản trở sự cạnh tranh giữa 2 quốc gia. Mặc dù có một số lượng đáng kể người Mỹ dường như chẳng biết gì về các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng (một cuộc khảo sát tiến hành hồi tháng 4 của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) cho thấy 39% người Mỹ được hỏi hoàn toàn không biết gì về những tranh chấp này), bà Clinton hiểu rất rõ về chúng, cũng như về những xung đột khác tại châu Á, theo The Diplomat. Đây cũng là mảng để cho thành phần thứ nhất và thứ 3 trong "chính sách tái cân bằng" mà bà đã vạch ra lúc đầu phát huy tác dụng, đó là can thiệp sâu vào trong khu vực và tăng cường hợp tác để giải quyết các thách thức mang tính toàn cầu về kinh tế, chính trị và an ninh, The Diplomat bình luận. Trong phát biểu hồi năm 2010, được đưa ra sau cuộc gặp với các bộ trưởng ASEAN, bà Hillary Clinton đã thể hiện quan điểm của Mỹ về các vấn đề tại biển Đông khi tuyên bố “Mỹ, cũng giống như mọi quốc gia khác, có quyền lợi về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại biển Đông”. “Mỹ ủng hộ đường lối hợp tác ngoại giao để giải quyết các tranh chấp chủ quyền không bằng dọa nạt của tất cả các bên liên quan. Chúng tôi phản đối việc đe dọa bằng vũ lực. Mặc dù Mỹ không đứng về phía nào trong các tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, nhưng chúng tôi cho rằng các bên liên quan nên theo đuổi các tuyên bố chủ quyền của mình và tôn trọng các quyền hàng hải đi kèm theo Công ước biển của Liên Hiệp Quốc”, bà nói thêm. Bà Hillary Clinton ký kết một thỏa thuận hợp tác với các ngoại trưởng khối ASEAN tại một sự kiện ở Hà Nội hồi tháng 7.2010 - Ảnh: Reuters Hồi đầu năm 2009, bà Clinton đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong vai trò là ngoại trưởng Mỹ. Trong chuyến công du này, bà đã gặp gỡ Tổng thư ký ASEAN thời bấy giờ là tiến sĩ Surin Pitsuwan, người đánh giá chuyến thăm của bà “cho thấy chính quyền Mỹ thực sự muốn chấm dứt sự vắng mặt về ngoại giao của mình trong khu vực”. Còn trong bài phát biểu nhân chuyến thăm châu Á, bà Hillary Clinton thừa nhận có biết về sự hoài nghi của các nước trong khu vực đối với cam kết của Mỹ. “Chúng tôi đã lắng nghe tâm tư của bạn bè ASEAN. Họ bày tỏ quan ngại rằng Mỹ đã không có hoàn toàn can thiệp vào khu vực tại thời điểm mà chúng tôi nên mở rộng các quan hệ đối tác để giải quyết các thách thức, từ an ninh khu vực đến khủng hoảng kinh tế, thay đổi khí hậu và nhân quyền”, nữ ngoại trưởng Mỹ khi đó tuyên bố. The Diplomat bình luận rằng các đối tác của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang hoài nghi về các cam kết của cường quốc này, còn Trung Quốc vẫn tiếp tục cho rằng chiến lược “tái cân bằng” chẳng qua là để kiềm chế họ. Vị tổng thống Mỹ được bầu ra sắp tới sẽ phải quyết định nên làm gì với chính sách "tái cân bằng", đang bị đánh giá là "dang dở giữa chừng" trong bối cảnh Mỹ đang bận rộn đối phó với tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), đàm phán hạt nhân Iran và cuộc khủng hoảng tại Ukraine, The Diplomat nhận định. “Vấn đề gây tranh cãi không phải là việc châu Á đang trở thành khu vực quan trọng, mà là tổng thống mới của Mỹ nên có chính sách gì với việc đó”, The Diplomat bình luận. “Liệu bà Hillary Clinton có tiếp tục theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không là một câu hỏi đáng được đặt ra trong lúc bà đang chạy đua vào Nhà Trắng”, The Diplomat kết luận. Hoàng Uy ================= Cái tình hình thế giới hiện nay là rất tình hình. Nó loạn cào cào một cách rất có "cơ sở khoa học" theo cách hiểu "Lý thuyết khoa học hiện đại không có tính hợp lý". Hì! Bởi vậy, bất cứ chính khứa nào muốn tranh cử Tổng thống, đều phải chứng tỏ ta đây wan tâm đến tình hình thế giới và phải cam kết bảo vệ vị thế Hoa Kỳ với tư cách là một nước dẫn đầu thế giới. Model căn bản là nó phải vậy. Muốn bảo vệ vị thế Mỹ thì vấn đề tiếp theo là phải "xoay trục sang Châu Á". Đây là cái model tiếp theo. Vấn đề còn lại là phương pháp xoay trục như thế nào? Cứng rắn, dứt điểm, tới luôn bác tài; hay mềm mỏng, từ từ...đấy sẽ là nội dung tranh cử. Nhưng xu thế cứng rắn sẽ thắng thế. Đối tượng của Hoa Kỳ không phải là cô gái để vuốt ve và nói nhỏ nhẹ. Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ.
    1 like
  3. Thày Tàu đâu phải muốn phá thì phá đâu. Làm sao tự nhiên thuê người đào kênh ngang xương như vậy được. Họ phải xúi các quan, làm một cái dự án "dẫn thủy nhập điền", quan gật mới làm được chứ.
    1 like
  4. Phong thủy của một thủ đô - đặc biệt là phong thủy của cung vua, dinh Tổng thống.... - đặc biệt quan trọng. Nó liên quan đến vận mệnh quốc gia. Dinh Tổng thống Hàn Quốc quá gần núi là cách "Âm cực vượng", đây là một cách xấu trong phong thủy. "Tọa sơn, hướng thủy" là cách căn bản trong phong thủy. Nhưng khoảng cách như thế nào lại là một yếu tố quan trọng khác. Còn các thế khác liên quan đến phong thủy của nhà Xanh, như bài báo nói tôi, tôi chưa được xem, nên không bàn. Giá như biết thế đất của thủ đô mới của Hàn Quốc, chắc chúng ta sẽ có những mạn đàm thủ vị.
    1 like
  5. 25 bức ảnh khiến bất cứ ai cũng muốn đến Việt Nam “ngay lập tức” Thứ Hai, 13/04/2015 - 12:10 Dân trí Những bức ảnh dưới đây được đánh giá là có sức mạnh khiến người ta muốn ngay lập tức xách ba-lô lên và đến Việt Nam. Mới đây, trang tin Buzzfeed (Mỹ) đã đăng tải bài viết giới thiệu những bức ảnh được cho là có sức mạnh “mê hoặc”, khiến bất cứ tín đồ ưa xê dịch nào cũng phải… xách ba-lô lên và tới Việt Nam: Việt Nam chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên và vẻ đẹp hiện đại của những thành phố đang vươn mình phát triển. (Ảnh: Tho Le Duc/National Geographic. Ruộng bậc thang ở miền Bắc Việt Nam) Bạn có thể tận hưởng cuộc sống sôi động, náo nhiệt của thành phố… (Ảnh: Khan G Nguyen/Flickr. Đà Nẵng) … Và cũng có thể tận hưởng cuộc sống thanh bình, chậm rãi ở những miền quê. (Ảnh: Michaël Garrigues/Flickr. Ninh Bình) Này là cảnh mặt trời mọc… (Ảnh: Chris Guy/Flickr. Châu thổ sông Mekong) … Này là cảnh mặt trời lặn. (Ảnh: Hoang Giang Hai/Flickr. Huế) Vẻ đẹp làm xao lòng du khách. (Ảnh: Blue Fam/Flickr. Rạch Giá, Kiên Giang) Vẻ đẹp của vùng châu thổ sông Mekong khiến nơi đây là một vùng đất kỳ thú. (Ảnh: Nhiem Hoang/Smithsonian Magazine) Việt Nam có đường bờ biển kéo dài và là quê hương của những bãi biển tuyệt đẹp. (Ảnh: David Meenagh/Flickr. Côn Đảo) Điều gì còn có thể khiến những tín đồ ưa xê dịch chưa sắp xếp hành lý để tới Việt Nam? (Ảnh: Khánh Hmoong/Flickr. Nha Trang) Cảnh đẹp Hạ Long chỉ đơn giản có thể miêu tả là một kỳ quan tuyệt diệu. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr) Hạ Long là một trong những điểm đến hấp dẫn hàng đầu ở miền Bắc Việt Nam. (Ảnh: Andrea Schaffer/Flickr) Cảnh đẹp non nước hữu tình ở Hạ Long. (Ảnh: Lawrence Murray/Flickr) Nếu bạn muốn tìm kiếm vẻ đẹp xưa cũ, hãy tới Hội An. (Ảnh: Exotissimo Travel/Flickr) Cảnh Hội An về đêm thật huyền diệu. (Ảnh: Loi Nguyen Duc/Flickr) Muốn ngắm cảnh núi non trùng điệp? Hãy tới Sapa. (Ảnh: Nathan O’Nions/Flickr) Tỉnh Hà Giang là nơi chắc chắn sẽ khiến du khách ngỡ ngàng bởi cảnh vật tự nhiên tuyệt đẹp. (Ảnh: Nhi Dang/ Flickr) Không có chuyến đi nào tới Việt Nam có thể coi là hoàn hảo nếu không ghé thăm thủ đô năng động - Hà Nội. (Ảnh: Justin Guariglia/National Geographic) Nếu bạn muốn tìm đến một nơi có nhịp sống nhanh, không khí náo nhiệt, nhưng vẫn lưu giữ những nét cổ kính, chẳng đâu trên đất nước Việt Nam hơn Hà Nội. (Ảnh: Dominique Bergeron/Flickr) Đến Hà Nội, có nhiều điều lạ lẫm, thú vị để quan sát, điều bạn cần làm là hãy để mình đi lang thang… (Ảnh: Marco Sarli/Flickr) Và đừng quên khám phá khu phố cổ của Hà Nội. (Ảnh: Maarten Thewissen/Flickr) Tìm kiếm sự phiêu lưu mạo hiểm? Việt Nam có hang động lớn nhất thế giới chờ đón bạn. (Ảnh: Carsten Peter/National Geographic) Hãy trải nghiệm một không gian khiến bạn tưởng mình đang ở sa mạc Sahara, đó chính là những đụn cát ở Mũi Né. (Ảnh: Ng Yeow Kee/National Geographic) Những đền chùa ở Việt Nam có một không khí tâm linh, tôn giáo rất đặc biệt. (Ảnh: William Cho/Flickr) Hãy thử đi cáp treo cao nhất và dài nhất thế giới ở Việt Nam. (Ảnh: Trang Nguyen/The Guardian) Và hãy thử nhìn ngắm nơi này, thậm chí, bạn sẽ tự hỏi, có thật trên trái đất có một nơi đẹp dường vậy? (Ảnh: Nguyen Viet Thanh/Smithsonian Magazine. Thung lũng Bắc Sơn) Bích Ngọc Theo Buzzfeed ========================= Nếu tôi biên tập và loại một bức ảnh trong bài báo này thì tôi sẽ bỏ bức ảnh này:
    1 like