• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/04/2015 in all areas

  1. Quá quan trọng luôn! Vấn đề không chỉ dừng ở niên đại 36.000 năm. Mà những nét vẽ sinh động này đã cho thấy tư duy trừu tượng của con người đã rất phát triển. Họ đã có khả năng tổng hợp nhận thức thực tại - những nét điển hình của con thú - và mô tả thực tại. Nếu ta bắt đầu từ điểm mốc này thì 36.000 năm ấy nhân loại sẽ phát triển đến đâu? Khi mà rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Cột mốc lịch sử để xuất hiện con người văn minh, chỉ cách đây 10. 000 trước. Với sự cố chấp một cách ngu dốt vào mốc thời gian này của lịch sử tiến hóa, nên không ít kẻ cho rằng: Kim Tự tháp Ai Cập được xây nên bằng sức người vào thời....đồ ngu. Í lộn! Đồ đá. Và một trong những thành tựu của sự dốt nát đó chính là sự phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương, thành một "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố". Chính những di sản được tìm thấy như hang động Chauvet-Pont-d'Arc đã làm đảo lộn cho thấy tất cả những tri thức của nền văn minh hiện đại về cổ văn hóa sử. Tôi luôn luôn xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu tồn tại trên trái Đất này và đó chính là nền văn minh chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Người Việt cổ chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh cổ xưa và đã gìn giữ được những giá trị của học thuyết này và phổ biến trong cuộc sống văn hóa của họ. Còn lưu truyền đến nay trong văn hóa truyền thống Việt. Tôi xác định và chịu trách nhiệm với phát biểu của mình rằng: Nếu nền văn minh hiện đại muốn đi tìm những bí ẩn của vũ trụ thì có thể bắt đầu từ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Vì đây chính là những thành tựu vĩ đại của một nền văn minh toàn cầu đã mất.
    3 likes
  2. 2 likes
  3. Người dân ùn ùn mua dưa hấu ủng hộ nông dân Quảng Nam 10/04/2015 18:58 (TNO) Góp phần giúp đỡ người dân Quảng Nam bị thiệt hại nặng nề do trận lũ lụt vào tháng 3 vừa qua, 5 tấn dưa vận chuyển từ vùng lũ ra TP.Vinh (Nghệ An) đã được người dân tiêu thụ rất nhanh. Những ngày qua hàng trăm tấn dưa hấu của bà con vùng lũ xứ Quảng đã được người dân ở các địa phương cả nước thu mua Cơn lũ trái mùa cuối tháng 3 đã nhấn chìm nhiều diện tích rau màu của nông dân một số huyện tại Quảng Nam, trong đó chủ yếu là diện tích trồng dưa hấu. Do dưa chưa đến vụ thu hoạch lại ngập trong nước lũ nên hư hỏng nặng, vì vậy bị thương lái ép giá, ùn ứ không tiêu thụ được, một số nơi bán được thì giá chỉ 1.500 đồng/kg, thậm chí còn 1.000 đồng/kg. Chứng kiến cảnh người nông dân khóc ròng vì mất mùa, nhiều bạn trẻ đã đứng lên huy động cộng đồng chung tay giúp người dân Quảng Nam với khẩu hiệu “Mỗi trái dưa - một tấm lòng”. Những trái dưa được các bạn tình nguyện nâng niu, chuyển về nơi tập kết Chỉ sau gần một tuần phong trào bán dưa ủng hộ nông dân lan truyền đã nhận được sự tham gia nhiệt tình của nhiều cá nhân, đơn vị trên địa bàn TP.Vinh. Lúc 13 giờ trưa nay 10.4, bất chấp trời mưa, hơn 5 tấn dưa hấu đã được vận chuyển từ Quảng Nam ra TP.Vinh. Ban đầu chưa có chỗ tập kết, các bạn sinh viên tình nguyện đã liên hệ và nhận được sự giúp đỡ của chủ sân vận động Hưng Phúc (Phường Hưng Phúc, TP.Vinh). Toàn bộ 5 tấn dưa được xe tải vận chuyển từ Bến xe chợ Vinh đến đặt tại đây để chia về các điểm bán. Nhờ sự kêu gọi của các bạn trẻ trên mạng từ trước, thông tin mua dưa ủng hộ nông dân xứ Quảng lan truyền nhanh chóng. Xe vận chuyển dưa chưa tới nhưng rất đông người dân TP.Vinh đã có mặt từ trước đó chờ mua. Chị Nguyễn Thị Ngọc Tú, 30 tuổi, phụ trách nhóm vận chuyển và đóng gói dưa hấu từ Quảng Nam ra TP.Vinh chia sẻ: “Mình xem trên báo mạng, thấy người dân Quảng Nam gặp khó khăn nên đã liên lạc với bạn bè ở đầu cầu Hà Nội để mở điểm bán ở TP.Vinh. Mình nhận chiến dịch và phân phối về các điểm bán trên địa bàn thành phố… Mỗi điểm từ 500 kg đến 1 tấn. Đó là số lượng ban đầu”. Chị Tú cũng cho biết mục đích của chiến dịch là để giúp bà con Quảng Nam vượt qua khó khăn. Bởi vì diện tích dưa hấu rất lớn, trong khi đó người dân bị các thương lái ép giá. Giá bán là 5.000 đồng/kg, tất cả số tiền bán được sẽ quy về một mối ở đầu cầu Hà Nội, rồi sẽ trao lại số tiền này cho người dân ở Quảng Nam. Trước đó, ngày 29.3, các bạn trẻ Quảng Nam bắt đầu phát động chiến dịch bán nông sản giúp bà con vùng lũ và tạo được sức lan tỏa lớn. Ban đầu, chiến dịch này được thực hiện trên địa bàn Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội và hiện nay đã về tới Nghệ An. Một loạt các trang fanpage thu hút hàng nghìn lượt like được thành lập. Với sự chia sẻ thông tin từ mạng xã hội, nhiều bạn trẻ, người dân đã tìm đến những điểm bán dưa để mua ủng hộ người dân Quảng Nam. Nhiều nơi dưa được bán hết chỉ sau 20 phút. Chị Vũ Thị Hà (31 tuổi, trú tại Phường Đông Vĩnh, TP.Vinh) chia sẻ: “Mình biết hoạt động này thông qua trang facebook, mình cảm thấy chương trình rất ý nghĩa với truyền thống lá lành đùm lá rách. Mình đội mưa đến mua khoảng 3-4 tạ dưa nhưng không còn nữa nên cũng hơi tiếc, đành đợi chuyến sau về”. Chị Ninh Thị Cẩm Huyền, nhân viên Ngân hàng Viettinbank cho biết: “Thông qua chương trình thời sự, các trang mạng nói về bà con Quảng Nam đang phải gồng mình về thiệt hại vụ dưa hấu do lũ lụt gây ra. Nên mình đã vận động các đồng nghiệp chung tay mua 1 tấn dưa hấu, chia sẻ khó khăn với người dân Quảng Nam”. Số dưa này được nhiều nhóm thiện nguyện, nhiều sở ban ngành trên địa bàn TP.Vinh thu mua Chuyền tay nhau từng trái dưa xuống địa điểm tập kết Mỗi nhóm thiện nguyện, các đơn vị chỉ được mua số lượng từ 500 kg - 1 tấn do số lượng có hạn Nụ cười vui vẻ của người dân khi mua được dưa Dưa được chất đầy trên ghế, dưới gầm ô tô để đưa về địa điểm bán Công việc cân trọng lượng cũng diễn ra nhanh gọn, khoa học Trên từng chuyến xe, các băng rôn với khẩu hiệu “Một trái dưa - Một tấm lòng” cũng đã được chủ xe trưng bày Bài, ảnh: Phạm Đức ================= Chỉ cần một chút tử tế với nhau, cuộc sống cũng khác hẳn. Bởi vậy, Lý học Đông phương , nhân danh nền văn hiến Việt đưa chữ Nhân lên đầu bảng của Ngũ Đức.
    1 like
  4. Thật tình với anh là tôi cũng chỉ nghe nói như anh về các vị thiền sư ở Himalaya, có tuổi thọ rất cao. Vâng ! Chỉ nghe nói như anh, chứ chưa gặp họ bao giờ. Đức Đatlailatma là lãnh tụ cao cấp nhất ở đây, cũng chưa thấy vị nào sống quá 100 tuổi. Còn nếu như anh cho rằng sống thọ là biểu hiện của tu hành thay đổi cấu trúc vật chất, thì con rùa chưa tu bao giờ sống cũng vài trăm năm. Không lẽ cơ cấu tế bào của nó "đã ra khỏi ngũ hành"? (Trong khi - Xin lỗi - anh chưa có một hiểu biết tối thiểu về khái niệm Ngũ Hành). Tôi có thể tự hào nói rằng: Nếu được Đức Thich Ca Mâu Ni mời, tôi sẵn sàng xem giúp phong thủy cho cõi Phật với giá hữu nghị. Tôi sẽ chứng minh điều này trước Giáo hội Phật giáo quốc tế rằng: Cõi Phật cũng có thể phân loại theo Ngũ hành và cũng cần Phong thủy đấy anh ạ. Tôi thường phát biểu ngay tại diễn đàn này: "Nếu ăn chay mà thành Phật thì con bò thành Phật lâu rồi!". Tôi không kiêu mạn. Bởi vì tôi hiểu rõ muốn thành Phật - tôi cũng là một Phật tử, pháp danh Minh Tính - thì điều kiện tiên quyết phải là có đủ trí huệ để giác ngộ. Cho nên mới có câu :"Trực chỉ thân tâm, kiến tánh thành Phật". Bởi vậy, khi anh cho rằng: Tu rồi thì không cần phong thủy là một sai lầm. Cõi Phật chắc phong thủy chưa thật tốt , nên Phật pháp chật vật hơn 2500 năm nay chưa được cả thế giới công nhận. Nó vẫn còn phải cạnh tranh với các tôn giáo và tín ngưỡng khác.
    1 like
  5. 'Lời nguyền' của những tòa tháp 05/04/2015 09:16 Việc xây dựng những tòa nhà chọc trời có phải là điềm gở báo hiệu những năm tháng u ám của nền kinh tế? Biểu đồ sự song hành giữa nhà chọc trời và những lần lao đao của kinh tế - Ảnh: The Economist - Đồ họa: Hạ Huy Từ cuối thế kỷ 19, kỹ thuật xây dựng đã có nhiều đột phá và các yếu tố hạn chế độ cao các tòa nhà gần như bị loại bỏ. Độ cao của các tòa nhà từ đó chủ yếu phụ thuộc vào những tính toán kinh tế, chiến lược và tâm lý. Trung tâm thương mại Một thế giới, được xây tại vị trí Trung tâm thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ trong vụ khủng bố 11.9.2001, là một ví dụ về tính tâm lý và chiến lược của độ cao. Con số 541 m chiều cao (1.776 foot, theo năm nước Mỹ thành lập) được chọn để cho phép nó trở thành tòa nhà cao nhất nước Mỹ và biểu thị cho sức mạnh chính trị của nền cộng hòa. Do tính biểu tượng của chúng, các tòa nhà chọc trời có thể phục vụ nhiều mục tiêu ngoài việc cung cấp chỗ ở và văn phòng. Chúng có thể xuất phát từ cái tôi của nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư trong cuộc đua giành ngôi vị tòa nhà cao nhất của thành phố, quốc gia, khu vực và thế giới. Các tòa nhà siêu cao cũng nằm trong chiến lược phát triển quốc gia hoặc khu vực, như WTC ở New York, Burj Khalifa ở Dubai và Tháp đôi Petronas ở Malaysia. Chúng có tác dụng thu hút du khách, đầu tư và tạo thêm việc làm. Các tòa nhà chọc trời có thể sinh lợi lớn vì càng xây cao, chủ đầu tư càng có thêm diện tích sàn để cho thuê hoặc bán. Nhưng đến một mức nào đó, các tầng bổ sung không còn hiệu quả về kinh tế bởi chi phí biên - chẳng hạn chi phí dành cho thang máy và lượng sắt thép để gia cố chống gió - tăng nhanh hơn doanh thu biên. Năm 1930, kinh tế gia William Clark và kiến trúc sư John Kingston đã xác định độ cao tối ưu về lợi nhuận cho một tòa nhà chọc trời ở trung tâm New York là 63 tầng. Vì thế, những tòa nhà chọc trời liên tục phá kỷ lục về độ cao có thể là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang đánh giá quá cao lợi nhuận tiềm năng. Thực tế, nhiều trường hợp nhà đầu tư xây dựng những tòa tháp phá kỷ lục ngay cả khi họ biết sẽ không hiệu quả về kinh tế, các tòa nhà cao hơn so với độ cao tối ưu về lợi nhuận và có khả năng dẫn tới lạm dụng tài nguyên. Thậm chí, một số chuyên gia đã đề cập tới lý thuyết “lời nguyền nhà chọc trời”, cho rằng đằng sau chiều cao của các tòa tháp là những yếu tố có thể dự báo chu kỳ kinh tế của quốc gia hay cả thế giới. Sự song hành kỳ lạ Theo chuyên san The Economist, ý tưởng về một lời nguyền được chuyên gia Andrew Lawrence thuộc Ngân hàng Dresdner Kleinwort Benson đưa ra vào năm 1999, khi ông lưu ý đến sự song hành kỳ lạ giữa việc xây dựng các tòa nhà cao nhất thế giới và khủng hoảng kinh tế. Việc khánh thành Tòa nhà Singer và Tòa tháp Metropolitan Life ở New York, lần lượt trong năm 1908 và 1909, khá trùng hợp cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907 và đợt suy thoái sau đó. Tòa nhà Empire State được khởi công ngay trước khi Phố Wall sụp đổ năm 1929 và khai trương năm 1931, khi đại suy thoái đang diễn ra. Tháp đôi Petronas trở thành tòa nhà cao nhất thế giới năm 1996, ngay trước cơn bão tài chính châu Á. Chưa hết, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa mở cửa năm 2010, giữa lòng cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới. Từ ý tưởng ban đầu đó, Lawrence đã hoàn thiện Chỉ số nhà chọc trời (Skyscraper Index). Đây không phải là một chỉ số thực thụ mà đơn giản là một thời gian biểu thể hiện thời điểm các tòa nhà cao nhất thế giới được hoàn thành và thời điểm nổ ra các cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Từ đó, ông cho rằng có “sự liên hệ nguy hiểm” giữa việc xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới mới và một cuộc khủng hoảng kinh tế chực chờ. Theo Lawrence, những tòa tháp khổng lồ có thể là minh chứng cho sự phân bổ bất hợp lý nguồn vốn trên diện rộng và báo hiệu một đợt biến động điều chỉnh sắp xảy đến của thị trường. Kết luận từ những thống kê, dù sơ sài, của Lawrence càng cổ vũ cho niềm tin phổ biến rằng độ cao của nhà chọc trời là chỉ báo sớm cho chu kỳ kinh tế. Một số ý kiến cho rằng những tòa nhà cao chót vót thường được xây vào thời điểm gần đỉnh của chu kỳ kinh tế vì khi đó nguồn tiền dồi dào hơn và người ta dễ “hoang phí” hơn. Giải mã “lời nguyền” Trong nhiều năm qua, lý thuyết của Lawrence gây ra tranh cãi sôi nổi trong giới chuyên gia, và nhà kinh tế Jason Barr thuộc Đại học Rutgers (Mỹ) đã bắt tay nghiên cứu chi tiết nhằm giải đáp những hoài nghi xung quanh “lời nguyền”. Trong báo cáo có tên Skyscraper Height and the Business Cycle: Separating Myth from Reality (Độ cao nhà chọc trời và chu kỳ kinh tế: Hoang đường và thực tế) công bố vào tháng 10.2014, Barr đặt vấn đề: Nếu mối liên hệ giữa độ cao và chu kỳ kinh tế là có thật và nếu độ cao của nhà chọc trời là chỉ báo sớm cho sự suy sụp kinh tế, thuyết “lời nguyền” sẽ rất hữu ích đối với các chính phủ và giới tài chính. Trung tâm thương mại Một thế giới sừng sững giữa khu Hạ Manhattan ở thành phố New York - Ảnh: Reuters Barr cùng 2 đồng nghiệp Bruce Mizrach và Kusum Mundra đã tìm hiểu quá trình xây dựng 14 tòa nhà phá kỷ lục độ cao, từ tòa nhà Pulitzer ở New York (khai trương năm 1890) đến Burj Khalifa lẫn quy mô các cuộc khủng hoảng lớn và so sánh chúng với sự tăng trưởng GDP của Mỹ (được các tác giả xem là đại diện khá phù hợp cho kinh tế thế giới). Theo “lời nguyền”, nếu quyết định xây dựng các tòa nhà cao nhất được đưa ra gần đỉnh của chu kỳ kinh tế thì có thể sử dụng các dự án này để dự báo diễn biến kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia ở Đại học Rutgers nhận ra rằng biên độ thời gian tính bằng tháng từ ngày thông báo dự án đến đỉnh của chu kỳ kinh tế rất lớn, trải từ 0 - 45. Thống kê ngày hoàn công của các tòa nhà và khủng khoảng cũng cho ra biên độ lớn tương đương. Chưa hết, chỉ có 7/14 tòa nhà khai trương trong giai đoạn đi xuống của chu kỳ kinh tế. Như vậy, không thể dự đoán chính xác thời kỳ suy thoái hoặc khủng hoảng bằng cách xem xét ngày thông báo dự án hoặc hoàn công các tòa nhà cao nhất thế giới. Sau đó, nhóm của Barr còn tiến xa hơn và tiếp tục mở rộng mẫu nghiên cứu lên 311 tòa nhà chọc trời ở 4 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm Mỹ, Canada, Trung Quốc và Hồng Kông để rồi đưa ra kết luận rằng có sự liên hệ một chiều giữa GDP và những tòa nhà cao nhất thế giới. Cụ thể, độ cao nhà chọc trời không thể dự báo thay đổi về GDP, nhưng GDP có thể được sử dụng để dự báo thay đổi về độ cao. Nói cách khác, nghiên cứu phát hiện rằng việc xây dựng các tòa nhà cao nhất được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Các nhà thầu có xu hướng tìm cách gia tăng lợi nhuận trong bối cảnh tăng trưởng thu nhập (và kéo theo gia tăng nhu cầu về không gian văn phòng) bằng cách xây các tòa nhà ngày càng cao. Tóm lại, nghiên cứu của Barr và đồng sự đã bác bỏ cái gọi là “lời nguyền của các tòa tháp” và khẳng định độ cao nhà chọc trời không thể là chỉ báo cho suy thoái kinh tế. Sơn Duân ==================== Đối với Phoengshui Lạc Việt thì việc xây những tòa nhà cao tầng và suy thoái kinh tế chẳng có gì là khó hiểu cả. Chẳng có lời nguyền khỉ gió "mê tín dị đoan" gì ở đây. Ngược lại, nó rất có "cơ sở Lý học". Anh chị em phong thủy Lạc Việt đều biết rằng "nhô cao là Âm, trũng thấp là Dương" và tại sao người xưa lại nói như vậy. Nhớ không? Hay chữ thầy lại trả thầy rùi? Tòa tháp cao là Âm cực thịnh và là "cô Âm". Khi phạm cách "cô Âm" thì cái gì sẽ xảy ra, anh chị em đều đã học và nó không chỉ là suy thoái kinh tế.
    1 like