-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/04/2015 in all areas
-
1 like
-
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Luật sư tham gia hỏi cung: Trị tận gốc bức cung, nhục hình? (Tin tức thời sự) - Về đề xuất ghi âm, ghi hình, có sự tham gia của luật sư khi hỏi cung, một số luật sư đã nói thằng từ kinh nghiệm thực tiễn. Làm rõ vụ phóng viên ghi hình CSGT bị côn đồ dọa giết Ghi hình CSGT, hai phóng viên bị dọa giết Vấn đề bức cung, dùng nhục hình đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Vừa qua Ban soạn thảo sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự có đề xuất bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can; đồng thời đề cao vị trí, vai trò của luật sư trong toàn bộ trình tự tố tụng hình sự (TTHS). Luật sư yếu thế hơn điều tra viên Luật sư Phan Trung Hoài (Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ quyền lợi luật sư, Phó Trưởng Tiểu ban Luật Tố tụng hình sự (TTHS) Liên đoàn Luật sư Việt Nam), là thành viên Tổ Biên tập sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) lần này cho biết: Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN) đã cử các thành viên tham gia Ban soạn thảo và Tổ Biên tập, chủ động đề xuất xây dựng một chương hoàn toàn mới trong BLTTHS là chương VII về bào chữa, tham gia đóng góp tích cực và có hiệu quả vào nhiều nội dung cơ bản các điều luật chương này và các chương khác của BLTTHS. Trước hết, luật sư với tư cách là chủ thể thực hiện chức năng cơ bản là chức năng bào chữa trong TTHS, có địa vị, quyền năng bình đẳng với các chủ thể thực hiện chức năng buộc tội và xét xử, nhưng dự thảo vẫn coi luật sư (người bào chữa) là người tham gia tố tụng, hoàn toàn yếu thế so với những người tiến hành tố tụng như điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Luật sư Phan Trung Hoài Dự thảo cũng chưa từ bỏ dứt khoát cơ chế xin- cho liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa, trong khi đây là rào cản lớn nhất hạn chế quyền hành nghề của luật sư. Vì vậy vấn đề ghi âm, ghi hình đã được đặt ra nhằm ngăn ngừa tình trạng bức cung, nhục hình gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như một số vụ án vừa qua. "Nên coi bản lấy cung không có hiệu lực khi không có luật sư hiện diện" Nói thêm về khó khăn của luật sư trong quá trình tố tụng, luật sư, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao - Giám đốc công ty Hoàng gia và cộng sự chia sẻ những khó khăn mà luật sư gặp: "Khó khăn từ việc phải cấp giấy chứng nhận để bảo vệ bị cáo, việc cấp giấy chứng nhận nhiều lúc phải cần có chữ ký của thân chủ trong khi đó bị cáo ở trong trại giam. Như vậy hiện tượng luật sư tiếp cận bị can bị cáo là rất khó khăn. Đấy là điều thứ nhất nên chỉ có mỗi cơ quan điều tra làm việc với bị cáo thôi, nó không mình bạch nên nhiều tờ khai là không phản ánh thực tế, bị can bị cáo ra tòa là phản khúc, ép cung. Để luật tố tụng hình sự đi vào cuộc sống thì việc đưa vào quy định về quyền im lặng của bị can, bị cáo là rất quan trọng. Nó xuất phát từ nguyên lý người buộc tội không nhất thiết phải chứng minh là người phạm tội, đó là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền của người ta..." Luật sư Hoàng Ngọc Giao Luật sư Giao nói tiếp: "Từ đó tôi muốn nhấn mạnh: Một là trách nhiệm điều tra thì vẫn điều tra, hai là người ta có quyền im lặng, và người điều tra phải dùng nghiệp vụ để cho đương sự thấy rằng mình phải khai ra những kẻ đồng phạm, những mỗi liên hệ có liên quan.... Thứ hai: Thực tế trong thời gian qua việc lấy cung cũng rất hình thức, bởi với quy định là luật sư tham gia không được ảnh hưởng tới quá trình điều tra, nên nhiều khi điều tra viên không cho nói, không cho hỏi thân chủ. Luật sư chỉ ngồi làm vì thế nên là những gì đã lấy cũng đọc cho đương sự nghe rồi đương sự ký trước sự chứng kiến của luật sư, như thế là không ổn. Bây giờ cần là ngay khi hỏi cung, đề nghị có camera ghi hình, ghi tiếng và có sự tham gia của luật sư, sau đó bản ghi hình ghi tiếng ấy là có chữ ký của luật sư thì nó giảm thiểu đi và minh bạch hơn trong qua trình làm việc giữa cơ quan điều tra và đương sự. Việc ghi hình, ghi tiếng là rất cần thiết, đừng ngại nhưng bản ghi hình ghi tiếng là cần phải được coi là 1 trong những chứng cứ về lời khai, có sự tham gia của luật sư ngay từ đầu. Còn những bản lấy cung nào không có ghi hình ghi tiếng kèm theo mà không có sự hiện diện của luật sư thì nên coi bản lấy cung đó không có hiệu lực. Theo tôi phải làm như thế thì không xảy ra trường hợp ép cung, đó là những câu chuyện xoay quanh vai trò của luật sư" Bị cáo trình độ chưa cao, dễ bị tác động tâm lý Nói về vai trò cụ thể của luật sư khi hỏi cung, luật sư Nguyễn Văn Hướng cho rằng theo bộ luật TTHS không riêng gì hoạt động hỏi cung luật sư mới được tham gia. "Thứ nhất luật sư vào nơi tạm giam thì có thể giúp cho thân chủ như giải thích quyền và nghĩa vụ cho họ hiểu, cái quan trọng nữa là giúp họ ổn định về tinh thần hơn, rồi sức khỏe, cuộc sống của người ta nữa. Thứ 2: Luật sư tham gia có thể nâng cao chất lượng điều tra, điều tra viên có đến 60-70 % không thuộc luật, biên bản có sẵn rồi cứ làm chứ chưa biết luật tố tụng mục đích là làm những gì. Luật sư Hoàng Văn Hướng - Trưởng văn phòng Luật sư Hoàng Hưng Khi hỏi cung, nếu luật sư không chấp nhận và thấy không khách quan thì luật sư có quyền không ký. Nếu điều tra viên và luật sư mâu thuẫn thì có nhiều vấn đề: 1 không khách quan nên luật sư không ký, hai là bị cáo có quyền khiếu nại về sai lệch hồ sơ, thời gian... Từ đó thấy được vai trò của luật sư rất quan trọng. Những người phạm tội, nhiều trường hợp họ có trình độ văn hóa chưa cao, hơn nữa tư tưởng tâm lý của họ khi bị đeo gông, gặp những người có súng....nên rất sợ, vì vậy khi đó nói gì cũng nghe theo. Trường hợp như vậy không có luật sư thì sẽ rất không khách quan". Thanh Thanh =========== Có thế thôi mà cũng cãi nhau ỏm tỏi. (Xem 19 còm trong bài viết này: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/luat-su-tham-gia-hoi-cungtri-tan-goc-buc-cung-nhuc-hinh-3241547/). Luật sư là một nghề có từ thời Tây xâm lược nước ta. Các cụ nhà ta gọi là "Thầy cãi", hay cũng có nơi gọi là "thầy kiện". Nghề này được phục hồi ở Việt Nam, sau thời đổi mới. Muốn luật sư thật sự là một thành tố cân bằng trong một xã hội phát triển thì xã hội phải có chuẩn mực - tức luật pháp chặt chẽ và chi tiết. Những phản biện của luật sư trước các cơ quan tố tụng phải cấu thành yếu tố luật pháp và góp phần bổ sung cho những khiếm khuyết về luật pháp, và có thể trở thành chuẩn mực luật pháp cho các mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển. Bởi vậy, muốn luật sư thật sự là một lực lượng cân bằng trong các mâu thuẫn xã hội nảy sinh thì vấn đề đầu tiên phải có một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và cân đối một cách hợp lý với mọi hình thái ý thức và chuẩn mực xã hội khác, như: Đạo đức, văn hóa truyền thống...vv... Lý học gọi là "cân bằng Âm Dương". Khái niệm "cân bằng Âm Dương", không chỉ dừng lại ở thành tố phân biệt giữa cuộc sống kinh tế và đời sống xã hội với hình thái ý thức xã hội, mà còn là sự phân biệt trong các thành tố chi tiết liên quan. Việc luật sư có tham gia ngay trong qúa trình thẩm vấn, hỏi cung hay không, chỉ là một thành tố chi tiết liên quan trong một tổng thể hệ thống luật pháp hiện nay với đời sống kinh tế xã hội. Do đó, nếu chỉ bàn cái chi tiết, mà không bàn từ cái tổng thể để cân đối với nó thì bàn đến Tết Urugoay. Lý học Việt mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, bao giờ cũng phải xét từ cái tổng thể, rồi mới đi vào chi tiết. Phong thủy cũng vậy. Tổng thể cấu trúc nhà và môi trường tốt thì các vật thể trấn yểm chi tiết mới phát huy tác dụng. Nói xa xôi quá, sợ chắc cũng điếu có ai hiểu được. Bởi vậy, lão Gàn nói cụ tỷ nó như thế này: Nếu không có một hệ thống luật pháp và quy định quy chế cụ tỷ trong mối quan hệ giữa đối tượng của việc thực thi pháp luật (Thường gọi là "tội phạm"), luật sư, điều tra viên...vv....thì trong trường hợp phải có luật sư ngay trong qúa trình điều tra, không khác gì coi luật sư như là một giám sát viên với cơ quan điều tra. Và với quy định kèm theo là đối tượng có quyền im lặng thì luật sư không hơn cái camera giám sát. Và - nếu chỉ xét một chiều về "quyền im lặng" - tức một chi tiết trong tổng thể, mà không có những biện pháp chế tài liên quan - thì điều tra viên không cần phải gọi tội phạm lên hỏi cung, mà có thể nói chuyện với cái đầu gối. Bởi vậy, chỉ có mỗi việc này mà cũng "cãi nhau như mổ bò" là phải. Tính hợp lý trong sự liên quan giữa mọi hiện tượng và sự kiện - từ các hạt vật chất nhỏ nhất, đến sự vận động giữa các thiên hà khổng lồ - là một trong những tiêu chí khoa học mà lão Gàn thường hay phát biểu, có tính bao trùm trong mọi hiện tượng và vấn đề trong xã hội và con người. Nhưng điếu biết nói cái con mựa gì nữa, khi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Nếu thừa nhận tính hợp lý và những tiêu chí cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì mặc nhiên thừa nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chính là chân lý. Còn không thừa nhận tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng, như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, phát biểu ở Cafe Trung Nguyên, thì tất cả mọi vấn đề cứ việc bàn cho vui. Ngay cả khi có chuẩn mực để xác định đúng sai, thì mọi lập luận cũng còn phải có sự hợp lý mang tính hệ thống. Huống chi không có chuẩn mực để xác định đúng sai thì mọi việc trở nên loạn cào cào. Hiểu không? Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay điếu hiểu gì cả. PS: Ý tưởng "Thà bỏ lọt tội phạm còn hơn oan sai", mang tính nhân bản thuộc phạm trù đạo đức (Một hình thái ý thức xã hội, phi luật pháp), chứ không phải tinh thần luật pháp. Luật pháp điếu có tinh thần này. Mà là "đúng người, đúng tội". Tinh thần của luật pháp là công bằng xã hội. Vấn đề là đang bàn chuyện luật pháp hay đạo đức xã hội.1 like -
Các đây vài năm, một học viên Phong Thủy Lạc Việt có nói với tôi: Cty anh ta chuẩn bị tổ chức sự kiện ngoài trời, nên rất lo bị mưa. Một xếp Nhật sẵn sàng chi 20.000.000 VND, nếu tôi bảo đảm không mưa tại khu vực trong hai ngày. Tôi vui vẻ nhận lời thì hóa ra thông tin bị sai. Không phải xếp Nhật trả công 20 triệu, mà là khi nghe anh ta kể về việc thời tiết Đại Lễ 1000 năm Thăng Long, thì ông ta không tin và thách đố 20 triệu, nếu tôi làm được việc này. Điên tiết, tôi ra giá thách đố hai trăm triệu. Không thấy ông ta nói gì. Trước đây một bang gì đó ở Hoa Kỳ bị cháy rừng toàn bang, có nguy cơ tàn phá toàn bộ bang này - (tôi chỉ nhớ vần đầu của bang này có chữ O, thí dụ Okaloma; hay Ohokaido) - sau khi xem xét toàn bộ cảnh quan khu vực, thấy không có "cơ sở khoa học" cho việc chữa cháy, thì dụ như một hồ lớn trong bang hoặc một con sông gần đó....Nên đành phải dở chiêu Phong thủy Lạc Việt, xác định sẽ có mưa lớn chậm nhất là hai ngày cho toàn bang. Sau đó ba ngày - chậm một ngày - toàn bộ bang nói trên có một trận mưa to, tý thì ngập lụt cho bang này. Chuyện này và những việc xác định nắng mưa của tôi thì ai cũng biết, vì nó công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương từ nhiều năm. Sở dĩ tôi nhắc lại chuyện này vì tôi biết gần đây có nhiều kẻ nói xấu tôi sau lưng về việc này. mặc dù chuyện xác định này rất rõ ràng. Thậm chỉ có một nhà nghiên cứu có tên tuổi, trong một buổi nói chuyện cũng nói cạnh, nói khóe tôi là những người hoang tưởng. Mặc dù những việc xác định về thời tiết của tôi chỉ mang lại sự tốt đẹp cho con người và có sai cũng chẳng đụng chạm quyền lợi của ai (Tôi không nói tôi tiên tri, cũng không bảo tôi "đuổi mưa"). Bởi vậy, nhân sự kiện hạn hán ở bang Califonia, tôi công khai xác định rằng: Nếu chính quyền bang Califonia, hoặc chính phủ Hoa Kỳ hợp đồng với tôi với giá 10. 000. 000 Dol cho năm nay và 2. 000. 000 Dol cho các năm tiếp theo, tôi bảo đảm thời tiết cho toàn bang này mưa thuận gió hòa. Hợp đồng lấy tiền sau khi sự kiện xảy ra thành công. Tôi không phải là người làm xiếc rong trước cái nhìn của tha nhân.1 like