• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 05/04/2015 in all areas

  1. VK hạt nhân Nga kích hoạt núi lửa hủy diệt Mỹ: "Vụ nổ" của 1 người Mai Linh - Thu Hiền 03/04/2015 20:00 Ảnh minh họa Nhà phân tích địa - chính trị Nga Konstantin Sivkov cho rằng, Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân để tạo ra sóng thần và những đợt phun trào núi lửa hủy diệt nước Mỹ. Tờ Daily Mail (Anh) cho hay, theo nhà phân tích này, Nga nên phát triển những vũ khí có thể tạo ra một cơn ác mộng với những đợt phun trào núi lửa và sóng thần ở Mỹ, có khả năng gây ra cái chết của hàng trăm triệu người. Konstantin Sivkov, tác giả của nhiều bài viết trên tờ Military Industrial Courier – một tờ báo về công nghiệp quân sự của Nga, cho rằng Moscow cần những vũ khí mới cực mạnh để gây ra sự hỗn loạn và đảm bảo tiêu diệt những kẻ thù của Nga. Trong bài báo tựa đề “Các lực lượng đặc nhiệm hạt nhân”, nhà phân tích này nói rằng: Nga nên phát triển những vũ khí hạt nhân vận hành bởi một lực lượng nhỏ, có thể gây ra sóng thần trên các bờ biển của Mỹ và khiến núi lửa tại công viên quốc gia Yellowstone phun trào. Theo Sivkov, hệ thống mới sẽ đóng vai trò như một mối đe dọa phi đối xứng để chống lại Mỹ. Nhà phân tích địa - chính trị Konstantin Sivkov Sivkov lập luận rằng, vì 80% dân số Mỹ sống ở gần bờ biển nên việc tạo sóng thần ở khe đứt gãy San Andreas và ở Đại Tây Dương có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho khoảng 240 triệu người Mỹ. Sivkov đề cập tới những tác động của cơn bão Katrina vào thành phố New Orleans và nói rằng, kích nổ bom hạt nhân gần đáy đại dương sẽ tạo ra những con sóng cao tới 1 dặm quét vào lục địa. Theo Sivkov, toàn bộ hoạt động địa chấn sau đó có thể tạo ra một con sóng khác “quét sạch” đồng minh châu Âu của Mỹ. Trong khi đó, lãnh thổ lớn của Nga ở Siberia sẽ bảo vệ nước này để không phải chịu quá nhiều thiệt hại. Cũng theo Sivkov, cơn sóng thần có thể kích hoạt núi lửa Yellowstone, một siêu núi lửa phun trào lần cuối từ 640.000 năm trước. Vụ nổ sau đó sẽ phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ. Theo Sivkov, Nga cũng có thể kích hoạt núi lửa chỉ với một vụ nổ “tương đối nhỏ”, có sức công phá bằng 1 triệu tấn thuốc nổ khi núi lửa này đã có những dấu hiệu hoạt động. Việc kích hoạt núi lửa Yellowstone sẽ làm phát tán tro núi lửa ra khắp nước Mỹ. Phía trên là bản đồ khảo sát địa chất của Mỹ dự đoán lượng tro từ vụ nổ Sivkov cho rằng, các loại vũ khí răn đe hạt nhân thông thường chưa đủ mạnh và quá đắt đỏ khi xét tới khó khăn kinh tế của Nga hiện nay. Sivkov tuyên bố, ý tưởng mới của ông ta về vũ khí răn đe hạt nhân có thể được trển khai từ một con tàu và có thể sẵn sàng đưa vào áp dụng trong vòng 10 năm nữa. Theo Daily Mail, hình dung nước Mỹ biến thành tro bụi là một suy nghĩ đáng sợ, dù bài báo của Sivkov không phải là lần đầu tiên vấn đề này được đề cập. Trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga sáp nhập Crimea, người dẫn chương trình truyền hình quốc gia Nga Dmitry Kiselyov đã nói rằng, mái tóc bạc của Tổng thống Obama xuất phát từ những lo lắng về vũ khí hạt nhân Nga. Ông Kiselyov khẳng định, Nga là “quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng biến Mỹ thành bụi phóng xạ”. Tuy nhiên, những quan điểm như của Sivkov hay Kiselyov không phải là quan điểm chính thức của chính phủ Nga. Tờ Daily Mail cũng cho biết, Sivkov không phải là nhân vật được các lãnh đạo Nga tín nhiệm. Ông này chỉ là người thích gây chú ý bằng cách đưa ra những tuyên bố sốc về các vấn đề quân sự Nga cho các phương tiện truyền thông. Và đây là vụ phát ngôn "nổ" mới nhất của nhân vật này. Trong khi đó, hôm qua, phát biểu với báo chí, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã một lần nữa khẳng định, Nga không đe dọa Phương Tây bằng việc dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Crimea. “Tất nhiên là không”, ông Peskov nói khi trả lời câu hỏi: Liệu Nga có dùng vũ khí hạt nhân đe dọa phương Tây để bảo vệ Crimea hay không. Theo ông Peskov, Tổng thống Nga cũng đã khẳng định tương tự trong bộ phim “Crimea: Đường về Tổ quốc". "Bộ phim đã được người xem diễn giải bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên về vấn đề này thì xin mọi người đừng bận tâm. Không cần phải giải thích bất kỳ điều gì, đơn giản là chỉ cần hiểu cho đúng bản gốc, đúng với lời nói của Tổng thống Putin...", ông Peskov cho hay. Ông Peskov cũng bình luận thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Anh về việc dường như Tổng thống Nga đang đe dọa các quốc gia vùng Baltic bằng vũ khí hạt nhân. Peskov nói: "Đây là ví dụ điển hình về sự quá khích đang diễn ra nhằm khiến thế giới nhìn đất nước chúng tôi như quỷ dữ. Trên thực tế, những cáo buộc trên không dựa vào bất cứ thông tin cụ thể nào". ====================== Hồi còn trẻ, lão Gàn có được xem một cuốn truyện gọi là "Thung Lũng Cotal". Nội dung câu chuyện mô tả một nhóm nhà khoa học Hoa Kỳ - nhóm cố vấn kỹ thuật khoa học của phủ Tống thống Hoa Kỳ - cũng đề xuất một hiệu ứng kích hoạt đới nứt gãy ở dãy Trường Sơn, từ đó giải phóng một năng lượng cực lớn tiềm ẩn giữa các tầng địa chất trong thời kỳ kiến tạo vỏ trái Đất, nhằm xóa sổ, hoặc thay đổi địa hình toàn bộ khu vực dãy Trường Sơn. Tất nhiên, nếu họ làm được việc này thì con đường Trường Sơn tiếp tế cho lực lượng Giải phóng miền Nam coi như xóa sổ. Nhưng nhờ tài ba của một kỹ sư địa chất Việt Nam và sự dũng cảm của quân đội đã bắn rơi máy bay của ông Chủ tịch hội đồng cố vấn khoa học Hoa Kỳ và vô hiệu hóa được chiến lược này. Hơn 40 năm sau, lão Gàn lại được nghe tới một phương pháp tương tự qua bài báo này, nhưng của Nga và đối tượng là Hoa Kỳ. Thực ra, năng lượng tiềm ẩn dưới vỏ trái Đất trong giai đoạn kiến tạo vỏ trái Đất là vô cùng lớn. Những tầng địa chất chồng lên nhau, tầng trên ngăn chặn sự dịch chuyển của tầng dưới, kìm hãm một năng lượng khổng lồ. Đại ý vậy. Lý học Đông phương gọi là "Âm khí bế" và coi mọi nguyên nhân động đất trên thế gian này là do sự giải phóng Âm Khí này, mang tính quy luật - cho nên mới có khả năng tiên tri. Các đới nứt gẫy chủ yếu trên trái Đất chính là sự tiềm ẩn những năng lượng này, cho nên "khoa học giải thích rằng": Động đất là do các đới nứt gãy sinh ra. Tương tự như vậy với năng lượng tiềm ẩn trong núi lửa. Nhưng vấn đề là khoa học hiện đại mới chỉ phát hiện được một yếu tố tương tác tạo ra động đất và núi lửa. Nó chưa thể hiểu được những yếu tố tương tác khác khiến động đất và núi lửa lúc nào thì phun trào hoặc động đất xảy ra. Bởi vậy, tri thức khoa học hại điện của thế kỷ XXI, khóc tiếng Hindu khi đặt vấn đề khả năng dự báo động đất. Trờ lại câu chuyện "Thung Lũng Cotal" và ý tưởng gây núi lửa hủy diệt Hoa Kỳ của nhà khoa học Nga Sivkov, hoàn toàn có thể về mặt lý thuyết với kiến thức của nền "pha học hại điện" của thế kỷ XXI. Nhưng thực tế hoàn toàn không đơn giản như vậy. Rất tiếc. Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được xác định tính chân lý. Nên không có "cơ sở Lý học" để giảng cho những cái đầu bã đậu hiểu được bản chất của núi lửa và động đất. Đúng là năng lượng tích tụ dưới vỏ trái Đất nói chung (Âm khí) là nguyên nhân động đất và núi lửa. Nhưng điếu phải làm cho nó thích động là động, thích phun là phun. Lão mà có thẩm quyền ở Hoa Kỳ thì sẵn sàng cho ông Sivkov thăm dò ngay trên đất Hoa Kỳ để tìm địa điểm kích hoạt với điều kiện nước Nga chung cho Hoa Kỳ vài chục tỷ Dollar. Đến Tết Urygoay cũng điếu mần nổi việc này. À! Nhân việc này, lão Gàn nhắc lại lời tiên tri Ất Mùi 2015, là: năm nay Hoa Kỳ sẽ có một trận động đất ở Tây Nam. Sức mạnh của trận động đất không mang tính hủy diệt, như nhà nữ tiên tri dởm Ai Cập phát biểu năm ngoái, nhưng đủ để nhắc nhở rằng: Chính Thượng Đế mới quyết định ai là bá chủ thế giới trong tương lai.
    3 likes
  2. Con người có lòng dũng cảm nhưng lòng dũng cảm không phải là một con người! Cũng như vậy, năng lượng chỉ là một thuộc tính trong nhiều thuộc tính của vật chất nên năng lượng không phải là vật chất. Tuy nhiên, trong vật lý, năng lượng tỷ lệ với khối lượng nên dễ gây ngộ nhận năng lượng là vật chất. Học thuyết ADNH đã thất truyền, không còn những tiêu chí để xác định chính xác một khái niệm nào đó của học thuyết này. Do đó những người nghiên cứu phải tự xây dựng những khái niệm đó trong hệ thống lý thuyết của mình sao cho có tính hệ thống, hợp lý, thuyết phục và phù hợp với hiện thực khách quan... Có lẽ sang năm, tôi sẽ cố gắng xuất bản quyển sách của mình về học thuyết ADNH trong đó có một chương về vật lý. Lúc đó mới có thể trao đổi chính thức được. Bây giờ thì chỉ có thề nói một vài kết quả mà không có dẫn giải cặn kẽ nên khó thuyết phục, dễ gây hiểu lầm không cần thiết. Xin đợi vậy! Thân ái!
    2 likes
  3. 'Lời nguyền' của những tòa tháp 05/04/2015 09:16 Việc xây dựng những tòa nhà chọc trời có phải là điềm gở báo hiệu những năm tháng u ám của nền kinh tế? Biểu đồ sự song hành giữa nhà chọc trời và những lần lao đao của kinh tế - Ảnh: The Economist - Đồ họa: Hạ Huy Từ cuối thế kỷ 19, kỹ thuật xây dựng đã có nhiều đột phá và các yếu tố hạn chế độ cao các tòa nhà gần như bị loại bỏ. Độ cao của các tòa nhà từ đó chủ yếu phụ thuộc vào những tính toán kinh tế, chiến lược và tâm lý. Trung tâm thương mại Một thế giới, được xây tại vị trí Trung tâm thương mại Thế giới (WTC) sụp đổ trong vụ khủng bố 11.9.2001, là một ví dụ về tính tâm lý và chiến lược của độ cao. Con số 541 m chiều cao (1.776 foot, theo năm nước Mỹ thành lập) được chọn để cho phép nó trở thành tòa nhà cao nhất nước Mỹ và biểu thị cho sức mạnh chính trị của nền cộng hòa. Do tính biểu tượng của chúng, các tòa nhà chọc trời có thể phục vụ nhiều mục tiêu ngoài việc cung cấp chỗ ở và văn phòng. Chúng có thể xuất phát từ cái tôi của nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư trong cuộc đua giành ngôi vị tòa nhà cao nhất của thành phố, quốc gia, khu vực và thế giới. Các tòa nhà siêu cao cũng nằm trong chiến lược phát triển quốc gia hoặc khu vực, như WTC ở New York, Burj Khalifa ở Dubai và Tháp đôi Petronas ở Malaysia. Chúng có tác dụng thu hút du khách, đầu tư và tạo thêm việc làm. Các tòa nhà chọc trời có thể sinh lợi lớn vì càng xây cao, chủ đầu tư càng có thêm diện tích sàn để cho thuê hoặc bán. Nhưng đến một mức nào đó, các tầng bổ sung không còn hiệu quả về kinh tế bởi chi phí biên - chẳng hạn chi phí dành cho thang máy và lượng sắt thép để gia cố chống gió - tăng nhanh hơn doanh thu biên. Năm 1930, kinh tế gia William Clark và kiến trúc sư John Kingston đã xác định độ cao tối ưu về lợi nhuận cho một tòa nhà chọc trời ở trung tâm New York là 63 tầng. Vì thế, những tòa nhà chọc trời liên tục phá kỷ lục về độ cao có thể là dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang đánh giá quá cao lợi nhuận tiềm năng. Thực tế, nhiều trường hợp nhà đầu tư xây dựng những tòa tháp phá kỷ lục ngay cả khi họ biết sẽ không hiệu quả về kinh tế, các tòa nhà cao hơn so với độ cao tối ưu về lợi nhuận và có khả năng dẫn tới lạm dụng tài nguyên. Thậm chí, một số chuyên gia đã đề cập tới lý thuyết “lời nguyền nhà chọc trời”, cho rằng đằng sau chiều cao của các tòa tháp là những yếu tố có thể dự báo chu kỳ kinh tế của quốc gia hay cả thế giới. Sự song hành kỳ lạ Theo chuyên san The Economist, ý tưởng về một lời nguyền được chuyên gia Andrew Lawrence thuộc Ngân hàng Dresdner Kleinwort Benson đưa ra vào năm 1999, khi ông lưu ý đến sự song hành kỳ lạ giữa việc xây dựng các tòa nhà cao nhất thế giới và khủng hoảng kinh tế. Việc khánh thành Tòa nhà Singer và Tòa tháp Metropolitan Life ở New York, lần lượt trong năm 1908 và 1909, khá trùng hợp cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907 và đợt suy thoái sau đó. Tòa nhà Empire State được khởi công ngay trước khi Phố Wall sụp đổ năm 1929 và khai trương năm 1931, khi đại suy thoái đang diễn ra. Tháp đôi Petronas trở thành tòa nhà cao nhất thế giới năm 1996, ngay trước cơn bão tài chính châu Á. Chưa hết, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa mở cửa năm 2010, giữa lòng cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới. Từ ý tưởng ban đầu đó, Lawrence đã hoàn thiện Chỉ số nhà chọc trời (Skyscraper Index). Đây không phải là một chỉ số thực thụ mà đơn giản là một thời gian biểu thể hiện thời điểm các tòa nhà cao nhất thế giới được hoàn thành và thời điểm nổ ra các cuộc khủng hoảng tài chính lớn. Từ đó, ông cho rằng có “sự liên hệ nguy hiểm” giữa việc xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới mới và một cuộc khủng hoảng kinh tế chực chờ. Theo Lawrence, những tòa tháp khổng lồ có thể là minh chứng cho sự phân bổ bất hợp lý nguồn vốn trên diện rộng và báo hiệu một đợt biến động điều chỉnh sắp xảy đến của thị trường. Kết luận từ những thống kê, dù sơ sài, của Lawrence càng cổ vũ cho niềm tin phổ biến rằng độ cao của nhà chọc trời là chỉ báo sớm cho chu kỳ kinh tế. Một số ý kiến cho rằng những tòa nhà cao chót vót thường được xây vào thời điểm gần đỉnh của chu kỳ kinh tế vì khi đó nguồn tiền dồi dào hơn và người ta dễ “hoang phí” hơn. Giải mã “lời nguyền” Trong nhiều năm qua, lý thuyết của Lawrence gây ra tranh cãi sôi nổi trong giới chuyên gia, và nhà kinh tế Jason Barr thuộc Đại học Rutgers (Mỹ) đã bắt tay nghiên cứu chi tiết nhằm giải đáp những hoài nghi xung quanh “lời nguyền”. Trong báo cáo có tên Skyscraper Height and the Business Cycle: Separating Myth from Reality (Độ cao nhà chọc trời và chu kỳ kinh tế: Hoang đường và thực tế) công bố vào tháng 10.2014, Barr đặt vấn đề: Nếu mối liên hệ giữa độ cao và chu kỳ kinh tế là có thật và nếu độ cao của nhà chọc trời là chỉ báo sớm cho sự suy sụp kinh tế, thuyết “lời nguyền” sẽ rất hữu ích đối với các chính phủ và giới tài chính. Trung tâm thương mại Một thế giới sừng sững giữa khu Hạ Manhattan ở thành phố New York - Ảnh: Reuters Barr cùng 2 đồng nghiệp Bruce Mizrach và Kusum Mundra đã tìm hiểu quá trình xây dựng 14 tòa nhà phá kỷ lục độ cao, từ tòa nhà Pulitzer ở New York (khai trương năm 1890) đến Burj Khalifa lẫn quy mô các cuộc khủng hoảng lớn và so sánh chúng với sự tăng trưởng GDP của Mỹ (được các tác giả xem là đại diện khá phù hợp cho kinh tế thế giới). Theo “lời nguyền”, nếu quyết định xây dựng các tòa nhà cao nhất được đưa ra gần đỉnh của chu kỳ kinh tế thì có thể sử dụng các dự án này để dự báo diễn biến kinh tế. Tuy nhiên, các chuyên gia ở Đại học Rutgers nhận ra rằng biên độ thời gian tính bằng tháng từ ngày thông báo dự án đến đỉnh của chu kỳ kinh tế rất lớn, trải từ 0 - 45. Thống kê ngày hoàn công của các tòa nhà và khủng khoảng cũng cho ra biên độ lớn tương đương. Chưa hết, chỉ có 7/14 tòa nhà khai trương trong giai đoạn đi xuống của chu kỳ kinh tế. Như vậy, không thể dự đoán chính xác thời kỳ suy thoái hoặc khủng hoảng bằng cách xem xét ngày thông báo dự án hoặc hoàn công các tòa nhà cao nhất thế giới. Sau đó, nhóm của Barr còn tiến xa hơn và tiếp tục mở rộng mẫu nghiên cứu lên 311 tòa nhà chọc trời ở 4 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm Mỹ, Canada, Trung Quốc và Hồng Kông để rồi đưa ra kết luận rằng có sự liên hệ một chiều giữa GDP và những tòa nhà cao nhất thế giới. Cụ thể, độ cao nhà chọc trời không thể dự báo thay đổi về GDP, nhưng GDP có thể được sử dụng để dự báo thay đổi về độ cao. Nói cách khác, nghiên cứu phát hiện rằng việc xây dựng các tòa nhà cao nhất được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Các nhà thầu có xu hướng tìm cách gia tăng lợi nhuận trong bối cảnh tăng trưởng thu nhập (và kéo theo gia tăng nhu cầu về không gian văn phòng) bằng cách xây các tòa nhà ngày càng cao. Tóm lại, nghiên cứu của Barr và đồng sự đã bác bỏ cái gọi là “lời nguyền của các tòa tháp” và khẳng định độ cao nhà chọc trời không thể là chỉ báo cho suy thoái kinh tế. Sơn Duân ==================== Đối với Phoengshui Lạc Việt thì việc xây những tòa nhà cao tầng và suy thoái kinh tế chẳng có gì là khó hiểu cả. Chẳng có lời nguyền khỉ gió "mê tín dị đoan" gì ở đây. Ngược lại, nó rất có "cơ sở Lý học". Anh chị em phong thủy Lạc Việt đều biết rằng "nhô cao là Âm, trũng thấp là Dương" và tại sao người xưa lại nói như vậy. Nhớ không? Hay chữ thầy lại trả thầy rùi? Tòa tháp cao là Âm cực thịnh và là "cô Âm". Khi phạm cách "cô Âm" thì cái gì sẽ xảy ra, anh chị em đều đã học và nó không chỉ là suy thoái kinh tế.
    2 likes
  4. Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông? Hồng Thủy 31/03/15 08:59 Thảo luận (19) (GDVN) - Để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế. Tập Cận Bình có nghe Đặng Tiểu Bình, Biển Đông để đời sau giải quyết? Kissinger: Lý Quang Diệu đã định hình tư duy Mỹ về Trung Quốc "Đối đầu Biển Đông có thể tàn phá hơn bất kỳ cuộc chiến nào trong khu vực" Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Ảnh: AP/Today Online. Tiến sĩ Subhash Kapila, chuyên gia tư vấn về quan hệ quốc tế và chiến lược ngoại giao Nam Á ngày 30/3 bình luận trên tờ Euroasia Review, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger mới đây trả lời phỏng vấn từ Singapore rằng, Trung Quốc nên "để lại tranh chấp Biển Đông cho đời sau giải quyết" thực tế là gợi ý nhằm loại bỏ sự cô lập quôc tế trước hành vi leo thang xung đột đang phát sinh kỷ lục trên Biển Đông gây ra bởi Bắc Kinh. Hôm 28/3 khi bàn về mối quan hệ và các xu thế xung đột của Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines ông Kissinger đã nói: "Đặng Tiểu Bình khi xử lý một số vấn đề từng nói rằng, không phải chuyện gì cũng có thể giải quyết xong trong thế hệ này. Chúng ta có thể để lại một số vấn đề cho đời sau giải quyết mà không nên làm cho nó trở nên rối rắm hơn". Nếu chỉ có câu này thôi xem ra cũng vô hại, nhưng khi đọc tiếp bình luận của ông rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ nên "loại bỏ sự cấp bách của các cuộc tranh luận" về Biển Đông, thì lại tiềm ẩn nhiều chiến lược. Sự cấp bách của các cuộc tranh luận về tranh chấp Biển Đông tồn tại là bởi các mối quan tâm quốc tế gây ra từ sự leo thang của Trung Quốc, như việc Bắc Kinh vô cớ xung đột và hung hăng chống lại Việt Nam nhằm tiến tới sự thống trị hoàn toàn Biển Đông. Đó là những động thái gây mất ổn định của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược quan trọng này và chính điều đó khiến Hoa Kỳ thúc đẩy chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương. Việc ông Kissinger vận động Hoa Kỳ và Trung Quốc "tháo ngòi nổ tranh luận" cho thấy, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ đang báo động "người bạn tốt Trung Quốc" của ông có thể đi vào một bãi mìn chiến lược trong tranh chấp Biển Đông, giống như tới điểm giới hạn không xa nơi Hoa Kỳ có thể phải can thiệp hạn chế chống lại sự leo thang không kiềm chế của Bắc Kinh trong xung đột. Theo Tiến sĩ Subhash Kapila, Henry Kissinger nổi tiếng là một nhà ngoại giao Mỹ "biện hộ cho Trung Quốc". Với vị trí của mình, Kissinger có nhận thức rõ ràng rằng trong trường hợp có một sự can thiệp hạn chế của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc sẽ không thể vượt qua bằng tương quan sức mạnh bất đối xứng với Hoa Kỳ. Có mâu thuẫn trong ý kiến của Henry Kissinger về Biển Đông khi người ta đọc cuốn sách mới nhất của ông, "Thế giới quyền lực", trong đó Kissinger gọi các tranh chấp ở Biển Đông là "đối đầu quốc gia". Có lẽ ở đây Kissinger mặc nhiên cho rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào bất kỳ sự leo thang tranh chấp nào ở Biển Đông và để Trung Quốc tự giải quyết chuyện "đối đầu quốc gia" giữa mình với láng giềng, nói cách khác Kissinger muốn Hoa Kỳ hãy để Trung Quốc chiếm ưu thế. Kissinger là một chính khách theo đuổi học thuyết "cân bằng quyền lực" trong suốt cuộc đời, ông đã không nhận ra rằng những gì đằng sau hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông khi tạo ra những hòn đảo nhân tạo là nhằm thống trị, bá chủ toàn bộ Biển Đông. Kissinger không xem điều này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm phá vỡ cân bằng quyền lực trong khu vực và chống lại Hoa Kỳ? Hơn nữa khi cựu Ngoại trưởng Mỹ nói rằng Trung Quốc nên để tranh chấp Biển Đông cho "đời sau" giải quyết là ông đang ngầm giúp Bắc Kinh có thời gian để hoàn thành chiến lược bá chủ, thống trị hoàn toàn Biển Đông? Tóm lại các hoạt động leo thang xung đột và hành vi hung hăng gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông cần được cộng đồng quốc tế chặn đứng lại bởi đó là cân bằng quyền lực toàn cầu, để đảm bảo hòa bình và ổn định. Đó là sự tham giao vào sự cạnh tranh toàn cầu, không phải là đối đầu quốc gia giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc, bởi cả 2 đều bất bình đẳng để đối chọi với Bắc Kinh trong bất kỳ cạnh tranh nào. ===================== Luận điểm của vị học giả Ấn Độ có nhiều điểm trùng lặp với ý tưởng của Lão Gàn về lão quân sư quạt điện Kis - Một "tà trị gia" tráo trở nhất trong lịch sử chính trị thế giới. Trong Lý học Đông phương xếp tư duy của lão Kis thuộc hàng "vong quốc chi đạo" - tức là một thứ tư duy thời chiến tranh. Theo Lý học thì có ba phương pháp trong quan hệ với các quốc gia liên quan: Vương đạo là phương pháp mang tính chính danh với mục tiêu bá chủ thế giới, nghiêng về Đức Trị; Bá đạo là phương pháp đưa đất nước phát triển giữa trên sự phát triển kinh tế và quân sự, nghiêng về Pháp trị; cuối cùng là "vong quốc chi đạo" tức là phương pháp ứng dụng trong hoàn cảnh chiến tranh với một quan niệm nổi tiếng trong Lý học, thể hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trong Tam Quốc chí: "Phép dùng binh tha hồ lừa dối". Phương pháp này bất chấp tất chỉ cần đạt mục đích cuối cùng là chiến thắng. Bởi vậy, lão Gàn xác định rằng: tư tưởng của lão Kis mang nặng thứ tư duy của thời chiến tranh Lạnh đã lỗi thời. Ông Đặng Tiểu Bình khi sinh thời phát biểu: "Vấn đề biển Đông nên để đời sau giải quyết" - theo cách hiểu của lão Gàn thì ông ta muốn khuyên những nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục ẩn mình chờ thời. Nhưng mọi chuyện đã diễn biến ngoài ý muốn của ông Đặng Tiểu Bình. Và mọi chuyện đã quá muộn, vì thời gian không quay trở lại. Tuy nhiên, lão Kis lại dịch ra tiếng Anh theo cách hiểu của lão ta về cách ứng xử của Hoa Kỳ, nên "để đời sau giải quyết" theo lời ông Đặng và mặc nhiên chấp nhận Trung Quốc độc chiếm biển Đông với đường lưỡi bò. Nếu Hoa Kỳ quả là đuối sức và không thể tiếp tục mần cái bá chủ thế giới thì rút quân về cho đỡ tốn kém. Còn nếu như thời thế vẫn cuốn tất cả mọi chuyện trong vòng xoáy của nó thì lời khuyên chính phủ Hoa Kỳ của lão Kis đã quá muộn. Tại cái model nó vậy. Lão Kis không xoay sở được gì đâu. Lão Gàn thành thật khuyên lão Kis yên phận về đuổi gà để giữ lại cái hào quang của quá khứ. Còn nếu không thì thân bại, danh liệt vì tuổi già bị lẩm cẩm. Ngày trước lão Gàn còn cao giọng chém gió khi xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương được phục hồi đúng giá trị của nó thì mọi chuyện có thể cứu vãn được. Nhưng ở cõi trần gian này, cái gì cũng có giới hạn của nó. Tiếc thay! Bà Vanga nói đúng: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại. Nhưng còn lâu lắm. Chỉ đến khi dân tộc Arxyria bị tiêu diệt". Sau ngày 10/ 3 Ất Mùi Việt lịch, lão Gàn sẽ trình bày giá tư vấn phoengshui và về đuổi gà. ================== PS: Dạo này ít thấy các tướng diều hâu của Tàu phát biểu chém gió về những giải pháp quân sự ở bể Đông nhể. Này, lão có lời khuyên với những ai wan tâm rằng: Bản chất vấn đề không thay đổi, chỉ thay đổi về hình tướng. Bể Đông cùng lắm là dây dẫn đưa đến thùng thuốc nổ ở Hoa Đông. Cũng không phải chờ lâu như lão Gàn chờ kết quả thí nghiệm "Hạt của Chúa" đâu.
    1 like
  5. Dùng âm thanh dập… lửa, chàng trai Việt được báo giới Mỹ săn đón Thứ Hai, 30/03/2015 - 15:01 Dân trí Một chàng trai gốc Việt đã trở thành cái tên đình đám trên các tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ trong tuần qua khi đồng sáng chế thành công thiết bị dập lửa bằng âm thanh. Đó là Việt Trần – 28 tuổi, anh chàng gốc Việt, hiện đang là sinh viên hệ cao học trường, ngành kỹ thuật điện và máy tính tại trường Đại học George Mason, Mỹ. Việt Trần và người bạn học của mình, Seth Robertson đã sáng chế thành công chiếc loa có thể dập tắt lửa. Thành quả của họ được kì vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong chữa cháy. Vì lẽ đó, chàng sinh viên tài năng gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón hết sức nồng nhiệt. Cái tên Việt Trần cùng thiết bị dập lửa độc đáo vẫn chưa hề giảm sức “nóng” trên các trang tin tức lớn hàng đầu đất Mỹ. Anh chàng gốc Việt - Việt Trần (bìa trái) và Seth Robertson (Ảnh: Alexis Glenn/Creative Services/George Mason University) CNN dẫn lời Việt Trần và bạn anh cho biết, ý tưởng của họ xuất phát từ việc sóng âm tần số 30-36 hertz có thể tác động đến vùng không khí chứa oxy và dập tắt ngọn lửa, không cho nó bùng lên. Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET nhấn mạnh, đây là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng sức mạnh của âm thanh vào cứu hỏa. “Hãy tưởng tượng nếu tất cả thứ bạn cần để dập đám cháy là một chiếc loa âm trầm. Đó là một ý tưởng mà đã từng được Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ chứng minh trong điều kiện thí nghiệm vào năm 2012. Dù dập được những đám cháy nhỏ trong thử nghiệm bằng trường điện từ và âm thanh, các nhà nghiên cứu của DARPA thừa nhận rằng họ phải chờ thêm một thời gian dài nữa để biến lý thuyết thành ứng dụng thực tiễn. Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET. Bây giờ, lần đầu tiên trong lịch sử, một bình chữa cháy cầm tay không hề sử dụng bọt, bột hoặc nước, tất cả được tạo ra từ một âm thanh tần số thấp. Công nghệ này dựa trên đường sóng âm tác động và chiếm chỗ của oxy trong không gian để gây “ngạt” lửa và dập tắt nó hoàn toàn trong thực tiễn”. Ở vùng âm thanh có tần số thấp (30-60 hertz), sóng có khả năng chiếm chỗ oxy hiệu quả từ những ngọn lửa và khiến chúng… chết ngạt”. Trang này khẳng định thêm, một bình chữa cháy cầm tay là hoàn toàn tiện ích thay vì một cỗ máy “khổng lồ”, nặng nề, không dễ di chuyển như của DARPA. Video ghi cảnh chiếc loa dập lửa hút hơn 2 triệu lượt xem… Đường link Youtube ghi lại cảnh chiếc loa có khả năng dập đám cháy bằng cồn của Việt Trần và Seth Robertson đã nhanh chóng thu hút hơn 2 triệu người lượt xem. Việt Trần và sáng chế chiếc loa dập lửa cũng trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý lớn của hầu khắp báo giới chính thống đất Mỹ. Anh chàng nhanh chóng xuất hiện trên tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ - Time, trang tin điện tử lớn nhất nước Mỹ - Huffington Post, tờ báo lớn nhất nước Mỹ - USA today… Và dĩ nhiên, các blog công nghệ, các trang mạng xã hội tại Mỹ cũng ngập tràn thông tin về sáng chế chiếc loa dập lửa “thần kỳ” với vô số lời bình luận, tán thưởng. Daily Mail - một trong những trang báo lớn của nước Anh cùng các trang báo của nhiều nước trên thế giới cũng không bỏ qua “cơ hội” đưa tin về sự kiện gây chú này. Thiết bị có thể dập tắt đám cháy nhỏ, được tạo ra bởi chất xúc tác bằng cồn – đã chứng minh rằng khái niệm dập lửa bằng tần số âm thanh thấp là khả thi. Tất nhiên, bước tiếp theo là sự phát triển xa hơn nữa - thử nghiệm kỹ thuật trên các loại lửa khác nhau, và phát triển một thiết bị có thể đối phó với các đám cháy lớn. Tờ báo lớn, uy tín, lâu đời nhất Mỹ, The Washington Post. Tờ Washington Post dẫn lời Kenneth E. Isman, một giáo sư tại Đại học khoa kỹ thuật chữa cháy bảo vệ Maryland, Hoa Kỳ cho rằng, thiết bị thử nghiệm thành công là một điều đáng mừng. Nhưng “vấn đề quy mô cũng rất quan trọng”. Vị giáo sư mong muốn dự án có thể phát triển để đối phó với các đám cháy lan rộng và hiệu quả với mọi vụ cháy vật liệu khác nhau như: gỗ, giấy, kim loại, thiết bị điện… Trả lời báo giới Mỹ, Việt Trần và bạn đồng hành khẳng định, họ sẽ dành thời gian thực hiện nhiều thử nghiệm tiếp theo để giải quyết các vụ cháy ở quy mô lớn hơn, điều kiện khắc nghiệt hơn… trước khi hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh và có bằng sáng chế chính thức để ứng dụng chiếc loa chữa cháy vào thực tiễn. Hãy chờ xem sự phát triển của công nghệ chữa cháy mới trong tương lai. Việt Trần và Seth Robertson đã mất hơn một năm mày mò nghiên cứu, chế tạo chiếc loa đặc biệt để dập lửa này với số tiền túi hoàn toàn tự bỏ ra. Được biết, cả 2 là những sinh viên xuất sắc nhất ở trường đại học George Mason. Việt Trần “phủ sóng” các tờ báo hàng đầu Mỹ… Trang tin điện tử lớn nhất nước Mỹ, Huffington Post. Tờ báo lớn nhất Mỹ, USA today. Tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ, Time. Blog công nghệ Gizmodo. Hai anh chàng trở thành niềm tự hào lớn của trường Đại học George Mason, Mỹ. Lệ Thu ===================== Trong nhiều bài viết, tôi đã xác định rằng: Nền khoa học hiện đại phát triển cho đến ngày hôm nay, khiến nó có thể hiểu được những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương. Chứ cách đây chỉ 50 năm thôi, những gì tôi chứng minh sẽ rất khó hiểu với ngay hệ thống kiến thức cao cấp thời đại đó (Ngay bây giờ, không phải ai cũng hiểu được). Nhân bài viết mô tả sự kiện này, một lần nữa cho thấy nền văn minh hiện đại đã tạo ra những sự kiện sơ khai tương tự nền văn minh Atlantic: Họ đã dùng âm thanh để dập lửa. Hay nói một cách khác: Họ đã dùng âm thanh để tác động tới cấu trúc vật chất. Đây chính là những trò chơi trẻ em rẻ tiền của nền văn minh Atlantic và Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, đã mô tả qua các chuyện thần thoại và còn xuất sắc hơn nhiều. Đến nay di sản của những tri thức này còn lưu truyền trong các hiệu ứng ứng dụng phong thủy Lạc Việt. Chừng nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh, nền văn minh hiện đại sẽ biết hết những bí ẩn của vũ trụ. Lão Gàn phát biểu rất nghiêm túc. Việc xác định đúng không mưa trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trong khi không gian xung quanh bão tố ầm ầm, là một ví dụ (Còn nhiều ví dụ khác thật sự kinh hơn, rất tiếc nó lại nằm trong những sự kiện không gây chú ý). Bài viết này của tôi, những kẻ dốt nát (Dù là giáo sư tiến sĩ - bởi giới hạn của tri thức nền tảng của nền văn minh) sẽ coi như tôi chém gió; những người đầu óc xuất sắc, đủ tỉnh táo, đam mê và có trách nhiệm sẽ tìm hiểu nghiêm túc và thấy mơ hồ trong một cảm nhận tính hợp lý. Trong khi vấn đề chỉ đơn giản là: Anh phải có kiến thức nền tảng thì anh mới hiểu được bản chất vấn đề. Việt sử 5000 năm văn hiến còn chưa được thừa nhận như một kiến thức nền tảng tối thiểu, mà đã đòi học ngay chương trình cao cấp. Điều này không có "cơ sở khoa học". Hiểu không?! Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay điếu hiểu gì cả.
    1 like