• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 31/03/2015 in all areas

  1. Dùng âm thanh dập… lửa, chàng trai Việt được báo giới Mỹ săn đón Thứ Hai, 30/03/2015 - 15:01 Dân trí Một chàng trai gốc Việt đã trở thành cái tên đình đám trên các tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ trong tuần qua khi đồng sáng chế thành công thiết bị dập lửa bằng âm thanh. Đó là Việt Trần – 28 tuổi, anh chàng gốc Việt, hiện đang là sinh viên hệ cao học trường, ngành kỹ thuật điện và máy tính tại trường Đại học George Mason, Mỹ. Việt Trần và người bạn học của mình, Seth Robertson đã sáng chế thành công chiếc loa có thể dập tắt lửa. Thành quả của họ được kì vọng sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong chữa cháy. Vì lẽ đó, chàng sinh viên tài năng gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón hết sức nồng nhiệt. Cái tên Việt Trần cùng thiết bị dập lửa độc đáo vẫn chưa hề giảm sức “nóng” trên các trang tin tức lớn hàng đầu đất Mỹ. Anh chàng gốc Việt - Việt Trần (bìa trái) và Seth Robertson (Ảnh: Alexis Glenn/Creative Services/George Mason University) CNN dẫn lời Việt Trần và bạn anh cho biết, ý tưởng của họ xuất phát từ việc sóng âm tần số 30-36 hertz có thể tác động đến vùng không khí chứa oxy và dập tắt ngọn lửa, không cho nó bùng lên. Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET nhấn mạnh, đây là một bước tiến lớn trong việc ứng dụng sức mạnh của âm thanh vào cứu hỏa. “Hãy tưởng tượng nếu tất cả thứ bạn cần để dập đám cháy là một chiếc loa âm trầm. Đó là một ý tưởng mà đã từng được Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) của Bộ Quốc phòng Mỹ chứng minh trong điều kiện thí nghiệm vào năm 2012. Dù dập được những đám cháy nhỏ trong thử nghiệm bằng trường điện từ và âm thanh, các nhà nghiên cứu của DARPA thừa nhận rằng họ phải chờ thêm một thời gian dài nữa để biến lý thuyết thành ứng dụng thực tiễn. Trang công nghệ Mỹ nổi tiếng toàn cầu CNET. Bây giờ, lần đầu tiên trong lịch sử, một bình chữa cháy cầm tay không hề sử dụng bọt, bột hoặc nước, tất cả được tạo ra từ một âm thanh tần số thấp. Công nghệ này dựa trên đường sóng âm tác động và chiếm chỗ của oxy trong không gian để gây “ngạt” lửa và dập tắt nó hoàn toàn trong thực tiễn”. Ở vùng âm thanh có tần số thấp (30-60 hertz), sóng có khả năng chiếm chỗ oxy hiệu quả từ những ngọn lửa và khiến chúng… chết ngạt”. Trang này khẳng định thêm, một bình chữa cháy cầm tay là hoàn toàn tiện ích thay vì một cỗ máy “khổng lồ”, nặng nề, không dễ di chuyển như của DARPA. Video ghi cảnh chiếc loa dập lửa hút hơn 2 triệu lượt xem… Đường link Youtube ghi lại cảnh chiếc loa có khả năng dập đám cháy bằng cồn của Việt Trần và Seth Robertson đã nhanh chóng thu hút hơn 2 triệu người lượt xem. Việt Trần và sáng chế chiếc loa dập lửa cũng trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý lớn của hầu khắp báo giới chính thống đất Mỹ. Anh chàng nhanh chóng xuất hiện trên tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ - Time, trang tin điện tử lớn nhất nước Mỹ - Huffington Post, tờ báo lớn nhất nước Mỹ - USA today… Và dĩ nhiên, các blog công nghệ, các trang mạng xã hội tại Mỹ cũng ngập tràn thông tin về sáng chế chiếc loa dập lửa “thần kỳ” với vô số lời bình luận, tán thưởng. Daily Mail - một trong những trang báo lớn của nước Anh cùng các trang báo của nhiều nước trên thế giới cũng không bỏ qua “cơ hội” đưa tin về sự kiện gây chú này. Thiết bị có thể dập tắt đám cháy nhỏ, được tạo ra bởi chất xúc tác bằng cồn – đã chứng minh rằng khái niệm dập lửa bằng tần số âm thanh thấp là khả thi. Tất nhiên, bước tiếp theo là sự phát triển xa hơn nữa - thử nghiệm kỹ thuật trên các loại lửa khác nhau, và phát triển một thiết bị có thể đối phó với các đám cháy lớn. Tờ báo lớn, uy tín, lâu đời nhất Mỹ, The Washington Post. Tờ Washington Post dẫn lời Kenneth E. Isman, một giáo sư tại Đại học khoa kỹ thuật chữa cháy bảo vệ Maryland, Hoa Kỳ cho rằng, thiết bị thử nghiệm thành công là một điều đáng mừng. Nhưng “vấn đề quy mô cũng rất quan trọng”. Vị giáo sư mong muốn dự án có thể phát triển để đối phó với các đám cháy lan rộng và hiệu quả với mọi vụ cháy vật liệu khác nhau như: gỗ, giấy, kim loại, thiết bị điện… Trả lời báo giới Mỹ, Việt Trần và bạn đồng hành khẳng định, họ sẽ dành thời gian thực hiện nhiều thử nghiệm tiếp theo để giải quyết các vụ cháy ở quy mô lớn hơn, điều kiện khắc nghiệt hơn… trước khi hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh và có bằng sáng chế chính thức để ứng dụng chiếc loa chữa cháy vào thực tiễn. Hãy chờ xem sự phát triển của công nghệ chữa cháy mới trong tương lai. Việt Trần và Seth Robertson đã mất hơn một năm mày mò nghiên cứu, chế tạo chiếc loa đặc biệt để dập lửa này với số tiền túi hoàn toàn tự bỏ ra. Được biết, cả 2 là những sinh viên xuất sắc nhất ở trường đại học George Mason. Việt Trần “phủ sóng” các tờ báo hàng đầu Mỹ… Trang tin điện tử lớn nhất nước Mỹ, Huffington Post. Tờ báo lớn nhất Mỹ, USA today. Tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ, Time. Blog công nghệ Gizmodo. Hai anh chàng trở thành niềm tự hào lớn của trường Đại học George Mason, Mỹ. Lệ Thu ===================== Trong nhiều bài viết, tôi đã xác định rằng: Nền khoa học hiện đại phát triển cho đến ngày hôm nay, khiến nó có thể hiểu được những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương. Chứ cách đây chỉ 50 năm thôi, những gì tôi chứng minh sẽ rất khó hiểu với ngay hệ thống kiến thức cao cấp thời đại đó (Ngay bây giờ, không phải ai cũng hiểu được). Nhân bài viết mô tả sự kiện này, một lần nữa cho thấy nền văn minh hiện đại đã tạo ra những sự kiện sơ khai tương tự nền văn minh Atlantic: Họ đã dùng âm thanh để dập lửa. Hay nói một cách khác: Họ đã dùng âm thanh để tác động tới cấu trúc vật chất. Đây chính là những trò chơi trẻ em rẻ tiền của nền văn minh Atlantic và Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, đã mô tả qua các chuyện thần thoại và còn xuất sắc hơn nhiều. Đến nay di sản của những tri thức này còn lưu truyền trong các hiệu ứng ứng dụng phong thủy Lạc Việt. Chừng nào Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được vinh danh, nền văn minh hiện đại sẽ biết hết những bí ẩn của vũ trụ. Lão Gàn phát biểu rất nghiêm túc. Việc xác định đúng không mưa trong Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long trong khi không gian xung quanh bão tố ầm ầm, là một ví dụ (Còn nhiều ví dụ khác thật sự kinh hơn, rất tiếc nó lại nằm trong những sự kiện không gây chú ý). Bài viết này của tôi, những kẻ dốt nát (Dù là giáo sư tiến sĩ - bởi giới hạn của tri thức nền tảng của nền văn minh) sẽ coi như tôi chém gió; những người đầu óc xuất sắc, đủ tỉnh táo, đam mê và có trách nhiệm sẽ tìm hiểu nghiêm túc và thấy mơ hồ trong một cảm nhận tính hợp lý. Trong khi vấn đề chỉ đơn giản là: Anh phải có kiến thức nền tảng thì anh mới hiểu được bản chất vấn đề. Việt sử 5000 năm văn hiến còn chưa được thừa nhận như một kiến thức nền tảng tối thiểu, mà đã đòi học ngay chương trình cao cấp. Điều này không có "cơ sở khoa học". Hiểu không?! Nhìn cái mặt ục một đống, biết ngay điếu hiểu gì cả.
    2 likes
  2. Lấp sông Đồng Nai: Vì sao chuyện thành 'nhạy cảm'? 28/03/2015 02:00 GMT+7 Phản ứng “nóng”của dư luận về sự kiện lấn sông Đồng Nai cũng là điều dễ hiểu, cho thấy tính nhạy cảm của câu chuyện. Không đơn thuần như những tuyên bố của tỉnh là “không gây ảnh hưởng xấu” gì cả (?!). Khi người ta xây phố trên sông Lấp sông Đồng Nai: Phần ‘xương xẩu’ để lại cho ai? Lấp sông Đồng Nai: Ai hưởng lợi? Ai cho phép Đồng Nai bức tử con sông? LTS: Dù bị dư luận lên tiếng phản ứng, Đồng Nai vẫn kiên quyết thực hiện dự án lấp sông Đồng Nai với lập luận "không có vấn đề về môi trường" "đúng quy trình và luật pháp". Để thông tin được đa chiều, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Lê Anh Tuấn, Khoa Quản lý Môi trường, ĐH Cần Thơ. Có thật là "không hề ảnh hưởng"? Sau khi phát đi thông cáo vào đầu tuần qua, các quan chức tỉnh Đồng Nai liên tiếp khẳng định dự án của công ty Toàn Thịnh Phát lấn sông Đồng Nai là “hoàn toàn không ảnh hưởng đến dòng chảy”, “không gây ảnh hưởng xấu”, “vụ này không có gì ghê gớm”,… Có thật vậy không? Cần khẳng định rõ, việc khởi đầu xây dựng của dự án này là hoạt động “lấn sông” hay “lấp sông” khi chiều rộng mặt nước ở vị trí công trình là 805 m sẽ bị thu hẹp khoảng 12%? Nói chính xác thì đây là việc làm vừa lấn sông, vừa lấp sông: lấn trên mặt thoáng dòng sông và lấp một phần mặt cắt lòng dẫn của dòng sông. Nếu trên mặt, ở vị trí lấn dòng xa nhất là 100 m thì ở phần đáy sông đoạn chạy lấn ra phía sông phải được lấp bằng đất đá với chiều rộng lớn hơn vài ba lần so với mặt thoáng. Nếu không có được một mái dốc nghiêng và được gia cố cần thiết, thì khu vực có xây dựng trên đó khó tránh khỏi những cung trượt tiềm ẩn làm mất ổn định công trình về sau. Dự án làm thu hẹp sông này nằm ở phía phần lõm của mặt cắt dòng chảy, nghĩa là phần chịu xói lở của đoạn sông nên tính chất thủy lực dòng chảy phức tạp hơn nhiều. Bất chấp dư luận, Đồng Nai vẫn đang hối hả lấp sông. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa Dòng chảy sông ngòi tự nhiên không phải vô cớ mà có đoạn bên lở, bên bồi, nơi mở rộng, nơi thu hẹp. Vận tốc chảy trên sông có quan hệ chặt với mặt cắt ngang của dòng chảy. Khi mặt sông và đáy sông bị thu hẹp thì vận tốc chảy sẽ tăng lên và mực nước ở phía trên đoạn thu hẹp sẽ dâng cao. Tất cả đều theo quy luật cân bằng năng lượng dòng chảy của động lực học sông ngòi. Khi dòng chảy tăng tốc độ thì nước sẽ bào mòn bờ sông mạnh hơn, lấy đi một phần đất đá hai bên bờ sông gây sạt lở. Mức độ sạt lở này lớn nhỏ, kéo dài tuỳ thuộc vào cường độ nước lũ từ thượng nguồn đổ về hằng năm tương ứng với lượng mưa rơi trên khu vực và sau đó tập trung đổ vào lòng sông. Các số liệu thuỷ văn trên sông Đồng Nai cho biết, đây là con sông nội địa lớn nhất khu vực Đông Nam bộ, một phần Tây Nguyên và vùng Nam Trung bộ chảy qua, có diện tích lưu vực hơn 36.000 km2, nguồn nước sông Đồng Nai cung cấp cho 11 tỉnh thành. Ước tính khoảng 17 triệu người sử dụng nước để sản xuất, vận chuyển, dịch vụ và sinh hoạt từ con sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai thực sự là mạch máu chính cho quá trình phát triển kinh tế và xã hội của khu vực năng động nhất nước này. Lưu vực sông Đồng Nai đóng góp trên 65% GDP công nghiệp cho cả nước. Tuy nhiên, lưu vực sông Đồng Nai có tổng lượng nước chia đều trên đầu người mỗi năm thuộc loại thấp nhất VN. Mặt khác chất lượng nước đang suy giảm theo chiều xấu đi vì con sông đang “gánh” nhiều công trình thuỷ điện, các cụm sản xuất công nghiệp, các vùng canh tác nông nghiệp và các khu dân cư phát triển dày đặc dọc sông. Trong khi đó, rừng đầu nguồn sông Đồng Nai ngày càng suy kiệt khiến diễn biến lũ lụt ngày một hung tợn, nhất là trong bối cảnh có sự gia tăng các yếu tố thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu. Vì điều này nên sông Đồng Nai trở nên “nhạy cảm” hơn trong cái nhìn của các nhà khoa học và dân chúng. Phản ứng “nóng”của dư luận về sự kiện lấn sông Đồng Nai cũng là điều dễ hiểu, cho thấy tính nhạy cảm này, không đơn thuần như những tuyên bố là “không gây ảnh hưởng xấu” gì cả (?!) Người nghèo lĩnh đủ Dự án lấn sông để xây công trình khách sạn, chung cư chắc chắn không phải là những hạng mục tạm thời mà ít nhất sẽ có tuổi đời 50 năm và phần sông bị san lấp gần như là vĩnh cửu. Mặt cắt dòng sông ban đầu khó mà hoàn nguyên nếu không có những quyết tâm đột phá, nhưng cũng phải trả giá khá cao. Đánh giá những tác động lên tự nhiên, môi trường, xã hội và văn hoá của công trình này không đơn giản mà phải có tầm nhìn dài hơi. Phản ứng của thiên nhiên rất nhanh, có thể sau 1 – 2 mùa lũ, mà cũng có thể diễn ra từ từ sau 5 – 10 năm nhưng thiệt hại không hề nhỏ. Bài học gần đây của Thái Lan có thể minh hoạ điều này. Dòng sông Chao Phraya chảy qua Bangkok đã bị thu hẹp, đất cho hai bên bờ sông đều dành cho những dự án cao ốc văn phòng, chung cư, khu thương mại. Vùng phía bắc của dòng sông là hai công trình thuỷ điện và hàng chục KCN. Vùng phía Nam là khu đô thị tăng trưởng đang khát nước. Tất cả những bản thuyết minh dự án đều vẽ ra những viễn cảnh tốt đẹp và đều khẳng định không có tác động gì đến dòng sông. Trận lũ năm 2011 đã cho thấy cơn thịnh nộ của thiên nhiên lớn dường nào, thiệt hại do dòng chảy bị thu hẹp dồn mạnh về Bangkok khiến nơi này gặp tổn thất nghiêm trọng, mức thiệt hại kinh tế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử lũ lụt của Thái. Xưa kia Hàn Quốc đã biến những dòng sông chảy qua thủ đô Seoul và các thành phố lớn khác thành những cống hộp để dành không gian của mặt sông cho quá trình đô thị hoá. Sau khoảng 2 - 3 thập niên, người Hàn thấy những mất mát từ dòng sông quá lớn nên họ đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ đô la để trả lại dòng chảy sông ngòi xưa kia. Mỹ và Hà Lan là những quốc gia rất giỏi về trị thuỷ, họ đã có nhiều công trình chỉnh trị sông to lớn. Hiện nay, xu hướng của Mỹ, Hà Lan và nhiều quốc gia khác đều hướng theo giải pháp mở rộng diện tích mặt cắt dòng chảy của sông, vừa để bảo tồn tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, vừa để phòng chống thiên tai lũ lụt. Nhiều chương trình nghiên cứu và áp dụng “Room for the rivers” (không gian cho những dòng sông) đang được triển khai. Các công trình ven sông phải phải dỡ bở, đặt lùi xa ra hơn hai bên bờ sông. Ở Việt Nam, sông ngòi là một phần không gian sống của người dân và nguồn cảm hứng cho thi ca, văn hoá. Đầu năm 2015 ở Đà Nẵng, một dự án mang tên Tháp Hải Đăng đề xuất xây một khối công trình cao tầng ở khoảng 30 m bờ phía Đông trên sông Hàn, phần đáy tháp có diện tích chỉ 400 m2. Dự án này có diện tích lấn sông nhỏ hơn dự án của Công ty Toàn Thịnh Phát nhưng bị người dân và các nhà khoa học phản bác. Cuối cùng Đà Nẵng đã quyết định huỷ bỏ. Hồi năm 2004, dự án xây khách sạn trên Đồi Vọng Cảnh nhìn ra sông Hương ở Huế, dù dự án hoàn toàn nằm trên bờ, chỉ “nhìn ra” chứ không “xâm lấn’ mét nào vào sông Hương nhưng vẫn bị phản bác vì những quan ngại về ô nhiễm, thay đổi cảnh quan. Việc lấn sông ở Đồng Nai, chưa xem xét về mặt pháp lý thôi đã có những dấu hiệu đáng lo ngại có cơ sở về mặt thuỷ học, môi trường và xã hội. Chúng ta có thể tưởng tượng dự án trên sông này giống như xây dựng một khối công trình lấn ra đường giao thông, có thể là không lớn nhưng rất khó được cộng đồng chấp nhận. Tàu xe khi đi đến công trình này đều phải đi vòng tránh, khi mật độ dòng chảy hay giao thông tăng lên thì các công trình này dễ trở thành những nút cổ chai. Các tỉnh miền Trung khi cho phép xây dựng hàng loạt resorts dọc bờ biển, dự án nào cũng khẳng định là tạo cảnh quan, nơi vui chơi cho người dân nhưng thực tế người dân muốn đến những chỗ này đều phải mua vé vào cửa… Nhiều diễn đàn nhân dân trên thế giới đã cảnh báo tình trạng “land and water grabbing” (chiếm đoạt nguồn đất và nước) của những nhà đầu tư tài chính đang diễn ra ở nhiều nơi. Họ dùng tiền như là một sức mạnh quyền lực, dĩ nhiên có sự đồng tình của các quan chức sở tại, để chiếm lĩnh được quyền sở hữu tài nguyên đất đai và nguồn nước của cả xã hội. Lợi ích chính dĩ nhiên sẽ rơi vào tay của nhà tài phiệt. Còn hệ quả thiệt hại, mất mát tài nguyên và gia tăng bất bình đẳng xã hội sẽ do cộng đồng và người nghèo ở đáy xã hội nhận lấy. TS Lê Anh Tuấn ============= Qua sự việc này, là một sự kiện thực tế, mới chứng minh rõ ràng và cụ thể rằng: luôn luôn có hai cách giải thích hiện tượng. Một cách giải thích trực quan thì việc lấp sông chẳng ảnh hưởng gì. Bởi vì dòng sông vẫn chảy như khi chưa lấp, còn lũ lụt là tại thiên tai. Tất cả vẫn đúng quy trình. Cách giải thích thứ hai là cách giải thích trên cơ sở nhận thức quy luật và trở thành một lý thuyết khoa học có khả năng tiên tri. Đó là cách giải thích của các nhà khoa học, như ông Lê Anh Tuấn. Đồng thời qua đó cũng thấy mối liên hệ giữa cái cục bộ và cái toàn thể. Cái đúng cục bộ lại không phải đúng trong cái toàn thể. Những con ếch đều mô tả bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Bầu trời bị coi là vuông, nếu miệng giếng vuông, bầu trời tròn nếu miệng giếng tròn. Nhưng Lý học Đông phương với sự phân loại cao cấp đã xác định rằng những cái đúng cục bộ - là những thành phần trong một tập hợp - có thể mâu thuẫn với nhau, nhưng nó vẫn có thể thống nhất trong một tập hợp lớn hơn. Đây chính là nguyên lý của Nghịch lý toán học cao cấp Cantor, được Lý học Việt công nhận. Qua đó mới thấy rằng Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương thực sự vĩ đại, khi khả năng tiên tri của nó bao trùm lên mọi lĩnh vực, thiên nhiên, cuộc sống xã hội và con người. Nhân danh lý thuyết của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Lão cũng thấy việc lấp sông thực sự là sai lầm và thiếu hiểu biết.
    1 like
  3. Hải quân Mỹ vạch chiến lược mới, duy trì quyền thống trị Thứ Ba, 31/03/2015 - 12:30 Hải quân Mỹ vừa vạch ra Chiến lược mới, kết nối 6 không gian chiến trường, nhằm duy trì quyền thống trị trên biển, tiếp tục coi trọng khu vực châu Á-TBD. >> Ba bước đi cần thiết của Mỹ ở Biển Đông Ngày 13 tháng 3, các lực lượng Hải quân, Hải quân đánh bộ và lực lượng tác chiến ven bờ Hoa Kỳ đã công bố bản "Chiến lược hợp tác lực lượng trên biển thế kỉ 21" mới, viết tắt là CS-21. Đây là lần chỉnh lý đầu tiên của bản chiến lược sau gần 8 năm. Chiến lược mới được xây dựng dựa trên những phán đoán của quân đội Hoa Kỳ về môi trường an ninh và kinh tế toàn cầu, với chỉ đạo chiến lược lấy từ "Chỉ nam chiến lược Quốc phòng 2012”, “Báo cáo đánh giá quốc phòng 4 năm” (từ 2010- 2014) và “Báo cáo đánh giá an ninh nội địa 4 năm”. CS-21 đã trình bày một cách toàn diện những cách thức phương pháp mà quân đội Mỹ sẽ thiết kế, tổ chức và vận dụng lực lượng trên biển để hỗ trợ cho chiến lược quốc gia, chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh nội địa, nêu lên những trọng điểm cần ưu tiên trong xây dựng lực lượng trên biển, nhằm duy trì và bảo vệ bá quyền trên biển của Hoa Kỳ. So với bản Chiến lược trên biển năm 2007, CS-21 có những thay đổi và đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất là về phán đoán mối đe dọa, nổi bật là mối đe dọa an ninh truyền thống từ các tổ chức phi chính phủ, nâng cao chú ý đề phòng những nước lớn mới nổi. Phần lớn quan chức quân đội và nhà phân tích chiến lược Mỹ đã phê bình bản “Chiến lược 2007” đã quan tâm thái quá đến những mối đe dọa an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, hải tặc, buôn lậu phi pháp trên biển, thiên tai..., mà xem nhẹ mối đe dọa an ninh truyền thống. Hải quân Mỹ vừa vạch ra Chiến lược mới để duy trì quyền thống trị trên biển Tuy có điều chỉnh nhưng bản Chiến lược mới vẫn tiếp tục liệt kê ra những thách thức an ninh phi truyền thống như tổ chức bạo lực cực đoan và các tổ chức khủng bố khác, đồng thời liệt các nước Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên vào mối đe dọa hoặc thách thức chủ yếu. Thứ hai là về trọng điểm chiến lược và địa lý chiến lược, CS-21 lần đầu tiên đưa ra khái niệm mới và tập trung cao độ vào “Liên khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á-Thái Bình Dương”. Chiến lược mới cho rằng, đây là khu vực kéo dài qua bờ biển phía Đông Châu Phi và bờ Tây Hoa Kỳ, 8 trong số 10 quốc gia đông dân nhất thế giới đều nằm ở đây, tầm quan trọng của nó đối với Washington và các nước đồng minh, đối tác của nước Mỹ ngày càng lớn. Kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ có liên quan mật thiết với các trung tâm thương mại lớn thông qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, vì vậy lực lượng trên biển của Mỹ có trách nhiệm lâu dài với an ninh của khu vực này. Mục tiêu của Washington là đến năm 2020, ước tính sẽ có khoảng 60% tàu chiến của hải quân Mỹ sẽ được triển khai tại đây. Để thực hiện điều này, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tăng thêm 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công ở đảo Guam, tăng số tàu chiến đóng gần vùng biển Singapore lên 4 chiếc, bố trí tàu khu trục Aegis đa chức năng tiên tiến và tàu khu trục lớp Zumwalt, cùng với chiến đấu cơ F-35, máy bay vận tải MV-22 Osprey và máy bay không người lái MQ-4C. Các siêu khu trục hạm như DDG-1000 Zumwalt sẽ đóng vai trò quan trọng trong Chiến lược mới của hải quân Hoa Kỳ Thứ ba là về nâng cao năng lực, khái niệm “Thâm nhập toàn khu vực” lần đầu tiên được đưa ra đã được liệt vào trong 5 hạng mục năng lực tác chiến cơ bản hàng đầu cần phải trang bị của lực lượng Hải quân Hoa Kỳ. Chiến lược mới chỉ rõ rằng, ngoài 4 năng lực cần có mang tính truyền thống là răn đe bằng vũ lực, kiểm soát trên biển, triển khai sức mạnh và giữ gìn an ninh trên biển, hiện nay lực lượng Hải quân Hoa Kỳ cần phải có thêm năng lực thứ 5 là "Thâm nhập toàn khu vực". 5 năng lực toàn diện trên sẽ đảm bảo cho quân đội Mỹ có thể tự do hành động trong 6 không gian tác chiến trên biển, đất liền, trên không, vũ trụ, không gian mạng và phổ điện từ, đánh bại những đối thủ tiềm tàng đang thực hiện "chống xâm nhập/khu vực cấm" (A2/AD), nhằm ngăn chặn quân đội Hoa Kỳ tiến vào bờ biển hoặc nội địa của mình. "Thâm nhập toàn khu vực" của quân đội Hoa Kỳ sẽ thông qua "cảm nhận không gian chiến trường", đảm bảo chỉ huy-kiểm soát được các hoạt động tác chiến như: "Tác chiến không gian mạng", "Tác chiến cơ động điện từ", "Hỏa lực tác chiến tổng thể" v.v.. Thứ tư là về phương thức tác chiến và không gian tác chiến, chú trọng nhiều hơn vào tác chiến trên không gian vũ trụ, không gian mạng và phổ điện từ. Không gian mạng cũng sẽ là một chiến trường khốc liệt trong tương lai Chiến lược mới chỉ ra rằng, đối thủ tiềm ẩn của Washington sẽ vận dụng hệ thống chỉ huy-kiểm soát tiên tiến được hỗ trợ tích hợp mạng internet, trang bị năng lực tác chiến điện tử, mạng và không gian, nâng cao tốc độ và khả năng chỉ huy-kiểm soát, hiệp đồng quân binh chủng. Vì vậy, sẽ không dễ dàng cho Nhà Trắng nếu muốn tiếp tục đứng vững ở vị trí đỉnh cao trong lĩnh vực thông tin. Lực lượng trên biển Hoa Kỳ một mặt sẽ phải tìm cách đánh sập các hệ thống triển khai trên không gian mạng của đối thủ, mặt khác bắt buộc phải có tính mềm dẻo trong tác chiến dưới điều kiện thù địch nhất. Thứ năm là về vận dụng binh lực, cần chú trọng nhất là "hiện diện tuyến đầu" và "tác chiến tuyến đầu". Theo CS-21, binh lực "tác chiến tuyến đầu" của hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì tự do hàng hải trên "vùng biển chung", tạo môi trường an ninh, thể hiện quyết tâm của Washington trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia, thúc đẩy sự thịnh vượng toàn cầu. Hải quân Mỹ năm 2020 sẽ duy trì 120 tàu chấp hành nhiệm vụ "hiện diện tuyến đầu", trọng điểm là khu vực Ấn Độ Dương - Châu Á-Thái Bình Dương, hiện nay đã có khoảng 97 chiến hạm "tuyến đầu" được bố trí ở Nhật Bản, đảo Guam, Singapore và Tây Ban Nha. Những máy bay chiến đấu tàng hình như F-35B cũng sẽ giữ vai trò quan trọng trong tác chiến biển Đi sâu phân tích bản Chiến lược trên biển mới của Hoa Kỳ sẽ thấy rằng, mặc dù khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây đã khiến chi phí dành cho quân đội của nước này có phần dè xẻn hơn, song ý đồ duy trì quyền thống trị trên biển của Washington vẫn không hề giảm đi chút nào. Một khi Washington không thay đổi tâm lý kiểu “Chiến tranh lạnh” thì năng lực tác chiến trên biển của hải quân nước này sẽ không thể suy yếu đi mà còn tiếp tục được nâng cao hơn nữa. Hải quân Hoa Kỳ sẽ duy trì hơn 300 chiếc tàu chiến, trong đó có 11 tàu sân bay, 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và 33 tàu tác chiến đổ bộ; lực lượng của cảnh sát biển sẽ duy trì 91 chiếc, khi có chiến tranh sẽ do hải quân quản lý. CS-21 với khái niệm mới về "thâm nhập toàn khu vực" nhằm nâng cao khả năng tác chiến của quân đội Mỹ, có thể tự do thâm nhập vùng biển thậm chí là đất liền của nước khác, bảo đảm địa vị số 1 thế giới của hải quân Hoa Kỳ, đánh bại mọi đối thủ. Các chuyên gia quân sự nhận định, trong vòng 30-50 năm nữa, vẫn không có cường quốc hải quân nảo có thể đuổi kịp chứ đừng nói là vượt qua hải quân Hoa Kỳ, dù là đối thủ truyền thống Nga hay “thiếu gia mới nổi” Trung Quốc. Theo Bảo Chi Đất Việt ================== Có thể ngài Obama đã lựa chiếc găng tay mỏng hơn. Nhưng nếu ngài không quyết liệt thì hy vọng đảng Dân Chủ của ngài thắng kỷ nhiệm kỳ tới vẫn mong manh. Ngay cả khi bà Clinton ứng cử.
    1 like
  4. Ngoại trưởng Saudi Arabia mạt sát diễn văn của Tổng thống Putin (Vietnam+) lúc : 30/03/15 06:02 Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo Reuters, ngày 29/3, Saudi Arabia đã tố cáo Tổng thống Nga Vladimir Putin đạo đức giả và cho rằng ông Putin không nên bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Đông trong khi thổi bùng sự bất ổn bằng cách hậu thuẫn Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Trong một động thái hiếm hoi, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã công bố một bức thư của Tổng thống Putin, vốn sẽ được đọc tại hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) tại Ai Cập, nơi các nhà lãnh đạo Arập thảo luận một loạt các cuộc khủng hoảng khu vực, trong đó có các cuộc xung đột ở Syria, Yemen và Libya. Bức thư có đoạn viết: "Chúng tôi ủng hộ khát vọng của người Arab về một tương lai phồn thịnh và về một giải pháp cho tất cả các vấn đề mà thế giới Arab đang phải đối mặt thông các biện pháp hòa bình mà không viện tới bất kỳ sự can thiệp nội bộ nào." Những bình luận của ông đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt của Ngoại trưởng Saudi Arabia Saud al-Faisal. Phát biểu tại hội nghị AL sau khi bức thư được đọc, Hoàng thân Saud al-Faisal nói: "Ông ta (Putin) nói về những vấn đề ở Trung Đông như thể Nga đang không hề tác động tới chúng. Họ nói về các thảm kịch ở Syria trong khi họ là một phần cốt yếu của các thảm kịch xảy đến với người dân Syria đó, bằng hành động vũ trang cho chính quyền Damascus để chống lại chính người dân của mình". Trong khi đó, hãng TASS đưa tin, trong bài phát biểu hoan ngênh lãnh đạo các nước AL tham dự hội nghị thượng đỉnh khối này tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập), Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/3 đã nhận định hiện an ninh của nhiều nước Arab đang bị đe dọa. Trong bài phát biểu được đăng tải trên trang web tổng thống, ông Putin nói: "Đáng tiếc, hiện an ninh của nhiều nước Arab đang bị đe dọa bởi hoạt động của các tổ chức khủng bố và cực đoan. Các tổ chức này đã chiếm đóng nhiều thành phố và tỉnh thành khiến hàng trăm nghìn dân thường lâm vào cảnh khốn khổ và chúng thậm chí còn phá hủy di sản văn hóa vô giá của nhân loại." Tổng thống Nga cũng tuyên bố Moskva cực lực lên án những hành động tội ác không thể biện minh đó. Bài phát biểu có đoạn: "Chúng tôi xuất phát từ thực tế rằng một cuộc chiến chống khủng bố thành công không thể bỏ qua vấn đề cải thiện tổng thể tình hình khu vực. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi cho rằng quan trọng hơn là giải quyết sớm nhất có thể tình hình khủng hoảng ở Syria, Libya, Yemen trên cơ sở nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thông qua các biện pháp đối thoại sâu rộng và tìm kiếm thỏa thuận dân tộc."./. ========================== Chủ đề này mặc dù giới hạn trong Châu Á - Thái bình Dương, nhưng thực chất mọi sự kiện quốc tế ở tận Hoa Kỳ cũng tương tác mạnh đến Châu Á Thái Bình Dương. Do đó, đến giai đoạn này trong lịch sử phát triển của nền văn minh - tức là sự hội nhập toàn cầu - mọi người đã thấy rất rõ mọi sự kiện lớn quốc tế đều có sự liên quan chặt chẽ. Nga ủng hộ Xyria, nó sẽ ảnh hưởng thế nào với chiến lược của Trung Quốc đến Thái Bình Dương trong quan hệ Mỹ - Nga - Trung? Ít nhất với cái nhìn trực quan không cần sâu sắc lắm cũng thấy như vậy. Qua đó mới thấy cái nhìn của Lý học Đông phương cho rằng: tất cả mọi sự kiện từ nhỏ nhất đến lớn nhất, đều liên quan đến nhau, theo thuyết "Vạn vật tương hỗ". Điều này cũng phù hợp với nhận xét của giáo sư Trịnh Xuân Thuận khi ông phát biểu: "Để giải thích một sự kiện dù rất nhỏ, cũng phải viện dẫn đến toàn thể lịch sử hình thành vũ trụ". Từ đây chúng ta thấy rằng: Chỉ cần một sự kiện dù rất nhỏ, nhưng với người tinh thông Lý học có thể suy luận ra toàn cảnh bức tranh thế giới trong tương lai. Và chúng ta cũng thấy rằng: Từ một tiếng chim hót ở Nam sông Dương tử, Thiệu Khang Tiết suy luận ra tương lai lịch sử thời Nam Tống, không còn là huyền bí, khó hiểu và "mê tín dị đoan". Nhưng tiếc thay! Lý học Đông phương, mà nền tảng thuyết Âm Dương Ngũ hành, chưa bao giờ là nền tảng tri thức trong bất cứ giai đoạn nào trong lịch sử nhận thức được qua các triều đại phương Đông, cho đến tận ngày hôm nay. Kể cả trong lịch sử văn minh Trung Hoa, ngoại trừ cội nguồn lịch sử văn hiến Việt, chưa được "khoa học công nhận". Bởi vậy, sự phát triển nền tảng kinh tế đời sống xã hội, không cân bằng với sự phát triển của các nhận thức sẽ luôn là sự mất ổn định. Thế gian còn loạn cào cào, khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh là vậy.
    1 like