-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/03/2015 in all areas
-
Quán vắng!
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
BBC: Lý Quang Diệu người Hoa chính gốc, luận Mao Trạch Đông-Tần Thủy Hoàng Hồng Thủy 23/03/15 14:48 Thảo luận (0) (GDVN) - Thủ tướng Singapore trả lời, Mao Trạch Đông đang muốn thay đổi Trung Quốc giống như vị hoàng đế đầu tiên - Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho... Ông Lý Quang Diệu qua đời, để lại tiếc thương nhưng không gây khủng hoảng Sức khỏe ông Lý Quang Diệu xấu đi, người dân mang hoa tới cổng bệnh viện Lý Quang Diệu: Trung Quốc đang tìm cách viết lại luật biển Tập Cận Bình từng cho biết rằng ông rất khâm phục Lý Quang Diệu. BBC Tiếng Trung ngày 23/3 bình luận, ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng khai quốc của Singapore, đồng thời là cha đẻ của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Khi nghỉ hưu ông vẫn giữ vai trò Cố vấn Nội các và được người dân yêu quý gọi là "cha đẻ của Singapore". Kết giao 5 đời lãnh đạo Trung Nam Hải, Tập Cận Bình ngưỡng mộ thật lòng Ông Diệu quê gốc ở Mai Châu, Quảng Đông, về mặt huyết thống là người Hoa chính gốc, nhưng về mặt giáo dục thì ông không liên quan gì đến Trung Quốc. Singapore là quốc gia duy nhất do người Hoa thiết lập bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Cả đời ông Lý Quang Diệu tôn sùng văn hóa Nho giáo, từng thăm Trung Quốc hơn 30 lần và có giao tình đặc biệt với Bắc Kinh. Từ thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân cho đến Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu là một trong số rất ít những nhà lãnh đạo nước ngoài có cơ hội kết giao, gặp gỡ với cả 5 đời lãnh đạo Trung Quốc. Tính từ chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên năm 1976, ông Diệu đã sang nước này tổng cộng 33 lần. Năm 2011 gặp ông Lý Quang Diệu, ông Tập Cận Bình khi đó đã nói: "Tiên sinh Lý Quang Diệu, ngài là người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, là bậc trưởng lão tiền bối được kính trọng nhất, cũng là người đặt nền móng và chèo chống cho con thuyền quan hệ Trung Quốc - Singapore." "Đến ngày nay ngài vẫn không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, tôi xin bày tỏ sự cảm động và khâm phục thật lòng về điều đó. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên đóng góp quan trọng của ngài với quan hệ Trung Quốc - Singapore". Lý Quang Diệu bình Mao Trạch Đông: Muốn thay đổi Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1969 gặp ông Lý Quang Diệu đã rất quan tâm đến tình hình Trung Quốc đang trong thời kỳ Cách mạng Văn Hóa. Nixon hỏi Lý Quang Diệu: "Trung Quốc rốt cuộc đang xảy ra chuyện gì vậy?" Thủ tướng Singapore trả lời, Mao Trạch Đông đang muốn thay đổi Trung Quốc giống như vị hoàng đế đầu tiên - Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho, tiêu diệt triệt để tất cả. Mao Trạch Đông cũng muốn học theo Tần Thủy Hoàng để thay đổi Trung Quốc thủ cựu để xây dựng một Trung Quốc mới. Nhưng ý đồ của Mao Trạch Đông là vẽ lại tranh thủy mặc trên nền bức tranh sơn mài, mực vừa xuống thì liền trôi tuột và những nét vẽ cũ lại hiện ra. Mao Trạch Đông cũng chỉ có 1 đời, không đủ thời gian và sức mạnh để xóa sổ hơn 4000 năm lịch sử, truyền thống, văn hóa và văn học Trung Quốc. Dù ông ấy cố đốt hết sách thì tục ngữ, ngạn ngữ vẫn còn lưu trong trí nhớ người Trung Quốc. Vì thế chắc chắn ông ta sẽ thất bại, BBC tiếng Trung Quốc thuật lời Lý Quang Diệu. Mao Trạch Đông tiếp Lý Quang Diệu khi đã 83 tuổi, tinh thần và thể chất đều đã rất yếu. Từ ngày 10 đến 23/5/1976, Lý Quang Diệu sang thăm Trung Quốc. Lúc này Chu Ân Lai đã chết, Đặng Tiểu Bình mất chức, người đứng ra tiếp ông là tân Thủ tướng Hoa Quốc Phong. Lúc đó Mao Trạch Đông đã ốm yếu, nên việc tiếp khách ngoại quốc hầu như không có sắp xếp trước, chỉ tùy tình hình lúc khách đến mà quyết định. Ngày 12/5 lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, Mao Trạch Đông sẽ tiếp Lý Quang Diệu. Mao Trạch Đông khoác một chiếc áo dạ màu xám kiểu Tôn Trung Sơn, ngồi ghế sô pha chính giữa phòng khách đợi sẵn. Thấy Lý Quang Diệu tiến vào, Trương Ngọc Phượng và một trợ lý khác dìu Mao Trạch Đông đứng dậy để bắt tay khách. Lúc này Mao Trạch Đông đã yếu nhiều, nói không rõ tiếng, lại thêm chất giọng đặc sệt Hồ Nam nên khiến người nghe khó hiểu ông nói gì, nói đến đâu Trương Ngọc Phượng lại nhắc lại đến đó. Có vài lần Trương Ngọc Phương phải viết vài chữ lớn lên giấy đợi Mao Trạch Đông gật đầu xác nhận rồi mới phiên dịch thành tiếng Anh. Cuộc gặp giữa Lý Quang Diệu với Mao Trạch Đông diễn ra khoảng 15 phút, hầu như không có mấy nội dung thực chất ngoài nghi thức ngoại giao. Nói theo Lý Quang Diệu, cuộc gặp này chỉ thể hiện sự tôn trọng và thiện chí của Bắc Kinh với phái đoàn Singapore nhưng cũng đủ để lại cho ông "ấn tượng khó quên". Vài năm sau Lý Quang Diệu nhớ lại, Mao Trạch Đông khi gặp ông đã 83 tuổi, tinh thần và thể lực đều rất yếu, không hề giống như báo chí Trung Quốc vẫn mô tả "Mao Chủ tịch vẫn tinh anh". Lần đầu tiên Lý Quang Diệu đến Trung Quốc, những chỗ ông đến thăm không nhiều, việc tiếp xúc với người dân nước này bị hạn chế, nhưng nó cũng góp phần hóa giải những nghi ngờ chính trị của ông đối với Trung Quốc. Sau khi về nước, Lý Quang Diệu nới lỏng hạn chế, cho phép những người gốc Hoa trên 60 tuổi được về Trung Quốc du lịch thăm quê với dụng ý, nhìn thấy Trung Quốc rồi họ sẽ càng yêu Singapore hơn. ====================== Cá nhân ngài Mao Trạch Đông không thể xóa sổ hơn 4000 năm lịch sử văn minh Đông phương - đây là nhận xét hay nhất của ngài Lý Quang Diệu. Còn đây là nhận xét của Lão Gàn: Cội nguồn văn minh Đông phương huyền vĩ thuộc về Việt tộc. Nền tảng tri thức của nền văn minh này là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do đó, không thể một cá nhân, siêu cường , hoặc cả một nền văn minh hiện đại có thể xóa sổ được chân lý này.3 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
10.000 lượt người chen nhau nhận thức ăn, đồ chơi miễn phí 24/03/2015 20:01 GMT+7 TTO - Đến tối 24-3, khách đổ về nhận phần ăn miễn phí và quà cửa hàng thức ăn nhanh ở trung tâm Q1 (TP.HCM) vẫn chưa ngớt dẫn đến ách tắc giao thông tại đây. Hàng trăm người dân chờ nhận quà khuyến mãi tại cửa hàng thức ăn nhanh - Ảnh: Thanh Tùng Càng về tối, số người và xe đổ về càng đông gây ùn tắc trên diện rộng dù ban tổ chức cho biết đã huy động lực lượng hỗ trợ. Trước đó, từ sáng bất chấp cái nắng như đổ lửa, rất đông người đã xếp hàng chờ đợi, tranh giành các phần quà và phần ăn miễn phí của cửa hàng này. Theo công bố của ban tổ chức, trong thời gian 24 giờ (từ 20g ngày 23-3 đến 20g ngày 24-3), khi đi qua đường dịch vụ drive-thru, khách hàng chỉ cần nói ra từ khóa “Imlovinit”, sẽ được tặng phần ăn miễn phí bao gồm 1 bánh burger, 1 phần khoai tây chiên và 1 ly nước ngọt. Riêng quà tặng sẽ được phát theo “cơn mưa đồ chơi”. Ban tổ chức cũng cho biết đã có hơn 10.000 phần ăn miễn phí và 10.000 phần quà (mắt kính, các món đồ chơi hình con vật, huy hiệu…) được phát ra. Chị Hưng Nhật, một khách hàng xếp hàng ở đây cùng con gái 8 tuổi cho biết theo quy định có phương tiện khách mới được tham gia chương trình, khói bụi xe máy làm hai mẹ con rất mệt vì phải xếp hàng lâu, nhưng vào rồi thì không thể lùi ra. NHƯ BÌNH ==================== Khi hãng thức ăn nhanh nổi tiếng Hoa Kỳ McDonald’s vào Việt Nam, lão Gàn đã có một bài bình lựng ngay trong "Quán Vắng" này với dự báo: McDonald’s sẽ thất bại. Có thể nói thức ăn nhanh là sản phầm của nền văn minh hiện đại, tất nhiên nó sẽ hình thành ở một môi trường xã hội hiện đại nhất hành tinh là Hoa Kỳ để phù hợp với cuộc sống hiện đại và nó trở thành nổi tiếng với thương hiệu McDonald’s. Nhưng nó lại thất bại ở Việt Nam, một xã hội đang phát triển theo nội hàm của khái niệm "hiện đại". Thực tế đã xảy ra đúng như vậy và chẳng có gì là lạ cả. Không phải vì xã hội Việt Nam không thích hợp với thức ăn nhanh. Mà là vì nền văn hóa "thức ăn nhanh" của Việt tộc ra đời cách nền văn minh hiện đại từ hơn bốn ngàn năm trước. Việc hãng McDonald’s tổ chức phát không hàng vạn phần quà để quảng cáo thương hiệu đã chứng tỏ nó không hòa nhập được với cuộc sống văn hóa Việt. Trong bài viết trước đây - ngay trong Quán vắng , chưa tìm lại được - tôi có đặt vấn đề: "McDonald’s muốn thành công ở Việt Nam phải hòa nhập với văn hóa truyền thống Việt"; nếu không làm được điều này thì có phát quà ở tất cả các cửa hàng thức ăn nhanh của McDonald’s tại Việt Nam nó vẫn cứ ....ế. Lảm thế nào để hòa nhập truyền thống văn hóa Việt thì việc đầu tiên phải thừa nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử cái đã. Lúc ấy tự quý vị sẽ hiểu ra vấn đề và phải làm thế nào.2 likes -
1 like
-
1 like
-
Không biết phải khuyên cháu như thế nào, thôi thì cố gắng cứ theo ý nguyện của mình đi rồi được hay không cũng còn do số phận quyết định, chứ chưa làm mà đã lo thất bại thì không thất bại nghĩ cũng uổng, biết đâu trời thương cho mình được toại nguyện.1 like
-
1 like
-
1 like
-
Nhật Bản tranh cãi về dự án ‘Vạn Lý Trường Thành’ ngăn sóng thần 23/03/2015 18:00 (TNO) Nhật Bản đang tiến hành dự án xây bức tường chắn sóng biển (hay còn gọi là đê biển) dài 400 km, cao bằng tòa nhà 5 tầng và được ví như “Vạn Lý Trường Thành” của Trung Quốc, nhằm ứng phó với những thảm họa tự nhiên trong tương lai, như sóng thần. Nhưng kế hoạch này lại bị chỉ trích làm hủy hoại sự sống của sinh vật biển và sẽ không đảm bảo an toàn cho người dân. Trận động động đất sóng thần tàn phá thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori Nhật Bản vào ngày 11.3.2011 - Ảnh: Reuters Đây là dự án xây bức tường chắn sóng bê tông ở đông bắc Nhật Bản và một số phần của bức tường chắn sóng này có chiều cao bằng tòa nhà 5 tầng, theo đài Russia Today (Nga). Chính quyền Nhật Bản cho biết mục tiêu của dự án này là nhằm ngăn chặn những thảm họa thiên nhiên như động đất - sóng thần hồi năm 2011, khiến 18.500 người chết hoặc mất tích, dẫn đến thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tokyo từng tuyên bố dự án này với biệt danh là “Vạn Lý Trường Thành của Nhật Bản” ngay sau thảm họa động đất - sóng thần ngày 11.3.2011. Dự án đang được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng hai năm tới. Ước tính tổng kinh phí thực hiện dự án lên đến 820 tỉ yen (6,8 tỉ USD). Tuy nhiên, bức tường chắn sóng 400 km này vẫn chưa đủ dài, bởi báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết có đến 14.000 km trong số 35.000km đường bờ biển của Nhật Bản cần được bảo vệ trước nguy cơ sóng thần. Dự án này đã bị người dân và một số quan chức Nhật chỉ trích là phí tiền, hủy hoại đời sống sinh vật biển và không thể đảm bảo an toàn người dân. “Chúng tôi lo ngại bức tường chắn sóng sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật biển và ảnh hưởng đến cuộc sống của chính tôi”, ngư dân Makoto Hatakeyama ở thành phố cảng Kesennuma (tỉnh Miyagi) cho biết. Ông Hatakeyama cũng là một nạn nhân sống sót sau thảm họa động đất - sóng thần năm 2013. “Chúng tôi luôn cùng tồn tại với biển cả và chúng tôi không muốn tách rời khỏi biển cả”, ông Rikio Murakami, một người dân khác ở Kesennuma, cho hay. Bức tường chắn sóng hiện là vấn đề gây tranh cãi ở Nhật Bản. Ngôi làng Fudai của Nhật Bản đã thoát được sự tàn phá của sóng thần và còn nguyên vẹn nhờ bức tường bê tông lớn bao bọc làng này vào năm 2011. Nhưng những bức tường chắn sóng ở thành phố Kamaishi đã không chống chọi nổi đợt sóng thần năm 2011 và riêng thành phố này có khoảng 1.000 người chết. Bức tường chắn sóng đang được xây dựng - Ảnh chụp màn hình Twitter “Cách an toàn nhất là để con người sống ở nơi cao hơn. Nếu chúng ta làm được điều này, chúng ta không cần Vạn Lý Trường Thành”, ông Tsuneaki Iguchi, thị trưởng thành phố Iwanuma cho hay. Iwanuma cũng hứng chịu thảm họa động đất sóng thần năm 2011. Thị trưởng Iguchi đưa ra một ý tưởng thay thế được gọi là “bức tường xanh”, trồng rừng dọc theo khu vực gần bờ biển trên những ụ đất cao. Đề xuất của ông nhận được sự hậu thuẫn từ cựu Thủ tướng Nhật Morihiro Hosokawa. Ông Iguchi tin rằng “bức tường xanh” tồn tại lâu hơn là bức tường bê tông. “Bức tường xanh”, đã được trồng tại một số khu vực ở Iwanuma, sẽ không thể ngăn chặn sóng thần, nhưng nó sẽ giúp làm chậm tốc độ di chuyển của những đợt sóng sau khi sóng thần ập vào bờ biển và di chuyển sâu vào đất liền, cuốn trôi và tàn phá mọi thứ trên đường đi của nó. Ông Tomoaki Takahashi, một nhà hoạt động xã hội đang cố vận động cộng đồng ủng hộ ý tưởng “bức tường xanh”, thừa nhận rằng nhiều người dân Nhật vẫn ủng hộ bức tường chắn sóng bê tông hơn. Các nhà môi trường học Nhật Bản nhận định bức tường chắn sóng dài 400 km sẽ “gây chướng mắt”. Ông Kazutoshi Musashi, người dân sống ở thành phố cảng Osabe, cho hay giờ đây xuất hiện một bức tường bê tông cao 12,5m chắn tầm nhìn ra biển. “Sự thật là nó trông giống như bức tường nhà tù”, ông Musashi (46 tuổi) nói. Phúc Duy ================= Cá nhân tôi sẵn sàng công tác với các nhà khoa học Nhật Bản để giảm thiểu tối đa những kiếp nạn như động đất ở đất nước này. Tôi tin rằng những phương tiện khoa học hiện đại cộng với những tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ sẽ khắc phục được kiếp nạn động đất này.1 like
-
1 like