-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 23/03/2015 in all areas
-
Có một thời tôi sống bằng nghề viết kịch bản truyện tranh. Tôi là người đầu tiên ở Việt Nam chuyển thể truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài ra truyện tranh, từ năm 1971. Nhưng bộ truyện tranh "Dế mèn phiêu lưu ký" đầu tiên được xuất bản, lại không phải của tôi. mà là của họa sĩ Ngô Mạnh Lân. Vào năm 1996, sau khi nghỉ việc ở Cty quảng cáo tư nhân đầu tiên của Việt Nam là Ánh Dương, tôi và một thành viên cũ của Cty thành lập một nhóm chuyên sản xuất truyện tranh. Tôi nhận thấy rằng: truyện tranh commic Nhật - như Doremon đang rất hấp dẫn trẻ em Việt Nam. Tôi chủ trương sử dụng phương pháp thể hiện truyện tranh commic Nhật để chuyển tải những câu chuyện cổ tích Việt, nhằm nhắc nhở trẻ em Việt về cội nguồn. Bởi vậy, chuyên đề "Kho tàng cổ tích & Thần thoại Việt Nam và thế giới" đã ra đời. Tôi làm giám đốc điều hành. Có điều là ngay trong ngày khai trương, khi tôi và các cộng sự nâng cốc chúc mừng cho một công việc mới bắt đầu, tôi đã phát biểu: "Chúng ta sẽ phá sản sau một năm!". Tuy nhiên, trong hơn một năm lăn lóc vì một ý tưởng tốt đẹp đó, chúng tôi đã kịp cho ra đời nhiều bộ truyện tranh. Qua nhiều năm thăng trầm của cuộc đời, tôi đã tưởng không bao giờ gặp lại những đứa con tinh thần của tôi vào thời gian đó - đã 20 năm rồi. Nhưng may quá! Nhà sản xuất truyện tranh Phan Thị - nổi tiếng với bộ truyện "Thần Đồng nước Việt" - đã sưu tầm được một số truyện tranh của tôi. Bắt đầu từ hôm nay, tôi sẽ lần lượt đưa nội dung những cuốn truyện tranh của tôi lên đây. Tôi hy vọng rằng, nếu có nhà tài trợ, tôi sẽ tiếp tục sự nghiệp còn dang dở từ 20 năm trước, là: phổ biến trong trẻ em Việt - thế hệ tiếp nối nền văn hiến Việt - những giá trị nhân bản và minh triết của "kho tàng cổ tích Việt Nam".1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
BBC: Lý Quang Diệu người Hoa chính gốc, luận Mao Trạch Đông-Tần Thủy Hoàng Hồng Thủy 23/03/15 14:48 Thảo luận (0) (GDVN) - Thủ tướng Singapore trả lời, Mao Trạch Đông đang muốn thay đổi Trung Quốc giống như vị hoàng đế đầu tiên - Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho... Ông Lý Quang Diệu qua đời, để lại tiếc thương nhưng không gây khủng hoảng Sức khỏe ông Lý Quang Diệu xấu đi, người dân mang hoa tới cổng bệnh viện Lý Quang Diệu: Trung Quốc đang tìm cách viết lại luật biển Tập Cận Bình từng cho biết rằng ông rất khâm phục Lý Quang Diệu. BBC Tiếng Trung ngày 23/3 bình luận, ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng khai quốc của Singapore, đồng thời là cha đẻ của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long. Khi nghỉ hưu ông vẫn giữ vai trò Cố vấn Nội các và được người dân yêu quý gọi là "cha đẻ của Singapore". Kết giao 5 đời lãnh đạo Trung Nam Hải, Tập Cận Bình ngưỡng mộ thật lòng Ông Diệu quê gốc ở Mai Châu, Quảng Đông, về mặt huyết thống là người Hoa chính gốc, nhưng về mặt giáo dục thì ông không liên quan gì đến Trung Quốc. Singapore là quốc gia duy nhất do người Hoa thiết lập bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Cả đời ông Lý Quang Diệu tôn sùng văn hóa Nho giáo, từng thăm Trung Quốc hơn 30 lần và có giao tình đặc biệt với Bắc Kinh. Từ thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân cho đến Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu là một trong số rất ít những nhà lãnh đạo nước ngoài có cơ hội kết giao, gặp gỡ với cả 5 đời lãnh đạo Trung Quốc. Tính từ chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên năm 1976, ông Diệu đã sang nước này tổng cộng 33 lần. Năm 2011 gặp ông Lý Quang Diệu, ông Tập Cận Bình khi đó đã nói: "Tiên sinh Lý Quang Diệu, ngài là người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, là bậc trưởng lão tiền bối được kính trọng nhất, cũng là người đặt nền móng và chèo chống cho con thuyền quan hệ Trung Quốc - Singapore." "Đến ngày nay ngài vẫn không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, tôi xin bày tỏ sự cảm động và khâm phục thật lòng về điều đó. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên đóng góp quan trọng của ngài với quan hệ Trung Quốc - Singapore". Lý Quang Diệu bình Mao Trạch Đông: Muốn thay đổi Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1969 gặp ông Lý Quang Diệu đã rất quan tâm đến tình hình Trung Quốc đang trong thời kỳ Cách mạng Văn Hóa. Nixon hỏi Lý Quang Diệu: "Trung Quốc rốt cuộc đang xảy ra chuyện gì vậy?" Thủ tướng Singapore trả lời, Mao Trạch Đông đang muốn thay đổi Trung Quốc giống như vị hoàng đế đầu tiên - Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn Nho, tiêu diệt triệt để tất cả. Mao Trạch Đông cũng muốn học theo Tần Thủy Hoàng để thay đổi Trung Quốc thủ cựu để xây dựng một Trung Quốc mới. Nhưng ý đồ của Mao Trạch Đông là vẽ lại tranh thủy mặc trên nền bức tranh sơn mài, mực vừa xuống thì liền trôi tuột và những nét vẽ cũ lại hiện ra. Mao Trạch Đông cũng chỉ có 1 đời, không đủ thời gian và sức mạnh để xóa sổ hơn 4000 năm lịch sử, truyền thống, văn hóa và văn học Trung Quốc. Dù ông ấy cố đốt hết sách thì tục ngữ, ngạn ngữ vẫn còn lưu trong trí nhớ người Trung Quốc. Vì thế chắc chắn ông ta sẽ thất bại, BBC tiếng Trung Quốc thuật lời Lý Quang Diệu. Mao Trạch Đông tiếp Lý Quang Diệu khi đã 83 tuổi, tinh thần và thể chất đều đã rất yếu. Từ ngày 10 đến 23/5/1976, Lý Quang Diệu sang thăm Trung Quốc. Lúc này Chu Ân Lai đã chết, Đặng Tiểu Bình mất chức, người đứng ra tiếp ông là tân Thủ tướng Hoa Quốc Phong. Lúc đó Mao Trạch Đông đã ốm yếu, nên việc tiếp khách ngoại quốc hầu như không có sắp xếp trước, chỉ tùy tình hình lúc khách đến mà quyết định. Ngày 12/5 lễ tân Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo, Mao Trạch Đông sẽ tiếp Lý Quang Diệu. Mao Trạch Đông khoác một chiếc áo dạ màu xám kiểu Tôn Trung Sơn, ngồi ghế sô pha chính giữa phòng khách đợi sẵn. Thấy Lý Quang Diệu tiến vào, Trương Ngọc Phượng và một trợ lý khác dìu Mao Trạch Đông đứng dậy để bắt tay khách. Lúc này Mao Trạch Đông đã yếu nhiều, nói không rõ tiếng, lại thêm chất giọng đặc sệt Hồ Nam nên khiến người nghe khó hiểu ông nói gì, nói đến đâu Trương Ngọc Phượng lại nhắc lại đến đó. Có vài lần Trương Ngọc Phương phải viết vài chữ lớn lên giấy đợi Mao Trạch Đông gật đầu xác nhận rồi mới phiên dịch thành tiếng Anh. Cuộc gặp giữa Lý Quang Diệu với Mao Trạch Đông diễn ra khoảng 15 phút, hầu như không có mấy nội dung thực chất ngoài nghi thức ngoại giao. Nói theo Lý Quang Diệu, cuộc gặp này chỉ thể hiện sự tôn trọng và thiện chí của Bắc Kinh với phái đoàn Singapore nhưng cũng đủ để lại cho ông "ấn tượng khó quên". Vài năm sau Lý Quang Diệu nhớ lại, Mao Trạch Đông khi gặp ông đã 83 tuổi, tinh thần và thể lực đều rất yếu, không hề giống như báo chí Trung Quốc vẫn mô tả "Mao Chủ tịch vẫn tinh anh". Lần đầu tiên Lý Quang Diệu đến Trung Quốc, những chỗ ông đến thăm không nhiều, việc tiếp xúc với người dân nước này bị hạn chế, nhưng nó cũng góp phần hóa giải những nghi ngờ chính trị của ông đối với Trung Quốc. Sau khi về nước, Lý Quang Diệu nới lỏng hạn chế, cho phép những người gốc Hoa trên 60 tuổi được về Trung Quốc du lịch thăm quê với dụng ý, nhìn thấy Trung Quốc rồi họ sẽ càng yêu Singapore hơn. ====================== Cá nhân ngài Mao Trạch Đông không thể xóa sổ hơn 4000 năm lịch sử văn minh Đông phương - đây là nhận xét hay nhất của ngài Lý Quang Diệu. Còn đây là nhận xét của Lão Gàn: Cội nguồn văn minh Đông phương huyền vĩ thuộc về Việt tộc. Nền tảng tri thức của nền văn minh này là thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do đó, không thể một cá nhân, siêu cường , hoặc cả một nền văn minh hiện đại có thể xóa sổ được chân lý này.1 like -
1 like
-
1 like
-
Nhật Bản tranh cãi về dự án ‘Vạn Lý Trường Thành’ ngăn sóng thần 23/03/2015 18:00 (TNO) Nhật Bản đang tiến hành dự án xây bức tường chắn sóng biển (hay còn gọi là đê biển) dài 400 km, cao bằng tòa nhà 5 tầng và được ví như “Vạn Lý Trường Thành” của Trung Quốc, nhằm ứng phó với những thảm họa tự nhiên trong tương lai, như sóng thần. Nhưng kế hoạch này lại bị chỉ trích làm hủy hoại sự sống của sinh vật biển và sẽ không đảm bảo an toàn cho người dân. Trận động động đất sóng thần tàn phá thành phố Hachinohe, tỉnh Aomori Nhật Bản vào ngày 11.3.2011 - Ảnh: Reuters Đây là dự án xây bức tường chắn sóng bê tông ở đông bắc Nhật Bản và một số phần của bức tường chắn sóng này có chiều cao bằng tòa nhà 5 tầng, theo đài Russia Today (Nga). Chính quyền Nhật Bản cho biết mục tiêu của dự án này là nhằm ngăn chặn những thảm họa thiên nhiên như động đất - sóng thần hồi năm 2011, khiến 18.500 người chết hoặc mất tích, dẫn đến thảm họa hạt nhân ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Tokyo từng tuyên bố dự án này với biệt danh là “Vạn Lý Trường Thành của Nhật Bản” ngay sau thảm họa động đất - sóng thần ngày 11.3.2011. Dự án đang được tiến hành và dự kiến sẽ hoàn thành trong vòng hai năm tới. Ước tính tổng kinh phí thực hiện dự án lên đến 820 tỉ yen (6,8 tỉ USD). Tuy nhiên, bức tường chắn sóng 400 km này vẫn chưa đủ dài, bởi báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết có đến 14.000 km trong số 35.000km đường bờ biển của Nhật Bản cần được bảo vệ trước nguy cơ sóng thần. Dự án này đã bị người dân và một số quan chức Nhật chỉ trích là phí tiền, hủy hoại đời sống sinh vật biển và không thể đảm bảo an toàn người dân. “Chúng tôi lo ngại bức tường chắn sóng sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật biển và ảnh hưởng đến cuộc sống của chính tôi”, ngư dân Makoto Hatakeyama ở thành phố cảng Kesennuma (tỉnh Miyagi) cho biết. Ông Hatakeyama cũng là một nạn nhân sống sót sau thảm họa động đất - sóng thần năm 2013. “Chúng tôi luôn cùng tồn tại với biển cả và chúng tôi không muốn tách rời khỏi biển cả”, ông Rikio Murakami, một người dân khác ở Kesennuma, cho hay. Bức tường chắn sóng hiện là vấn đề gây tranh cãi ở Nhật Bản. Ngôi làng Fudai của Nhật Bản đã thoát được sự tàn phá của sóng thần và còn nguyên vẹn nhờ bức tường bê tông lớn bao bọc làng này vào năm 2011. Nhưng những bức tường chắn sóng ở thành phố Kamaishi đã không chống chọi nổi đợt sóng thần năm 2011 và riêng thành phố này có khoảng 1.000 người chết. Bức tường chắn sóng đang được xây dựng - Ảnh chụp màn hình Twitter “Cách an toàn nhất là để con người sống ở nơi cao hơn. Nếu chúng ta làm được điều này, chúng ta không cần Vạn Lý Trường Thành”, ông Tsuneaki Iguchi, thị trưởng thành phố Iwanuma cho hay. Iwanuma cũng hứng chịu thảm họa động đất sóng thần năm 2011. Thị trưởng Iguchi đưa ra một ý tưởng thay thế được gọi là “bức tường xanh”, trồng rừng dọc theo khu vực gần bờ biển trên những ụ đất cao. Đề xuất của ông nhận được sự hậu thuẫn từ cựu Thủ tướng Nhật Morihiro Hosokawa. Ông Iguchi tin rằng “bức tường xanh” tồn tại lâu hơn là bức tường bê tông. “Bức tường xanh”, đã được trồng tại một số khu vực ở Iwanuma, sẽ không thể ngăn chặn sóng thần, nhưng nó sẽ giúp làm chậm tốc độ di chuyển của những đợt sóng sau khi sóng thần ập vào bờ biển và di chuyển sâu vào đất liền, cuốn trôi và tàn phá mọi thứ trên đường đi của nó. Ông Tomoaki Takahashi, một nhà hoạt động xã hội đang cố vận động cộng đồng ủng hộ ý tưởng “bức tường xanh”, thừa nhận rằng nhiều người dân Nhật vẫn ủng hộ bức tường chắn sóng bê tông hơn. Các nhà môi trường học Nhật Bản nhận định bức tường chắn sóng dài 400 km sẽ “gây chướng mắt”. Ông Kazutoshi Musashi, người dân sống ở thành phố cảng Osabe, cho hay giờ đây xuất hiện một bức tường bê tông cao 12,5m chắn tầm nhìn ra biển. “Sự thật là nó trông giống như bức tường nhà tù”, ông Musashi (46 tuổi) nói. Phúc Duy ================= Cá nhân tôi sẵn sàng công tác với các nhà khoa học Nhật Bản để giảm thiểu tối đa những kiếp nạn như động đất ở đất nước này. Tôi tin rằng những phương tiện khoa học hiện đại cộng với những tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ sẽ khắc phục được kiếp nạn động đất này.1 like
-
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từ trần ở tuổi 91 (TTXVN/Vietnam+) lúc : 23/03/15 04:31 Theo thông báo của Văn phòng Thủ tướng Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), đã từ trần vào hồi 3h18 phút sáng ngày 23/3, hưởng thọ 91 tuổi. Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu (1923-2015) Thông báo cho biết ông Lý Quang Diệu đã ra đi một cách “yên bình”. Ông Lý Quang Diệu đã phải nằm viện kể từ ngày 5/2/2015 do bị viêm phổi nặng. Từ khi nhập viện, ông phải thở bằng máy và điều trị kháng sinh tại khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện Đa khoa Singapore. Sức khỏe yếu đã ngăn cản ông xuất hiện trước dân chúng trong những tháng gần đây. Lần xuất hiện gần đây nhất của ông là tại lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập đảng Hành động của Nhân dân hồi tháng 11 năm ngoái. Ông Lý Quang Diệu là Thủ tướng đầu tiên của Singapore và là cha của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong). Ông được cho là người có công đưa Singapore trở thành một trong những nền kinh tế giàu có nhất châu Á chỉ trong vòng ba thập kỷ. Từng đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng từ năm 1959 đến năm 1990, ông Lý Quang Diệu được xem là một người có ảnh hưởng chính trị lớn tại Đảo quốc Sư tử./. ================== Ngài Lý Quang Diệu đưa đất nước Singapo từ khi là một nước nghèo nàn, loạn lạc triền miên vì bất ổn chính trị, thành một đất nước hùng mạnh và hiện đại như ngày nay. Ngoài những quyết sách đúng đắn và sáng suốt thì một trong những sự ứng dụng điều hành đất nước là ngài Lý Quang Diệu đã ứng dụng thuật phong thủy Đông phương một cách xuất sắc. Trong bài giảng khóa I Phong thủy Lạc Việt, tôi đã chứng tỏ với anh chị em học viên rằng: Dinh Thủ Tướng Singapo đặt ở đúng vị trí Trung cung và mang hình cái ấn. Công trinh phong thủy Hồ cái nhẫn đặt đúng huyệt vị rất nhạy cảm trên đất nước này, cộng với một số công trình phụ nhân tạo đã tạo ra một mô hình sinh thực khí nữ hoàn chỉnh về cấu trúc giải phẫu. Điều này đã kích hoạt Âm khí cực vượng trên đất nước Sinhgapo. Tất cả những bài giảng này, đều được ghi lại bằng video. Nhưng rất tiếc, sự thăng trầm trong cuộc đời đã khiến tôi không còn lưu giữ được. Nếu như trong cuộc đời làm phong thủy của tôi phải khâm phục một bậc thầy nào đó thì tôi rất khâm phục vị thày phong thủy của đất nước Singapo đã thực hiện điều này, dưới sự trị vì của ngài Lý Quang Diệu. Ngài Lý Quang Diệu đã ra đi, nhưng chắc chắn lịch sử đất nước Singapo sẽ luôn ghi nhận công lao vĩ đại của của ngài với đất nước này, khi ngài đã tạo dựng một nền tảng xã hội phồn vinh cho đất nước của ngài. Cá nhân tôi chia sẻ sự đau buồn với tất cả những ai cảm thấy sự mất mát từ việc rời bỏ cõi trần gian của ngài Lý Quang Diệu. Thành kính phân ưu.1 like -
khổ thân ông ta bị chê là già... ngày xưa ở thế kỷ 20 người nào lên tới 60t thì lật đật ăn mừng cho là mình đã thọ khoảng tuổi 30t thì cho là 1/2 đời người / bây giờ đã qua thế kỷ 21 cái tuổi 40t mới là 1/2 đời hưng phấn còn ai sống tới 80t mới được coi là già, hầu như thế giới ở kỉ nguyên mới đa số sống tuổi thọ đều ngoài 80t. Cháu mới 33t đời mà trông như già rồi đó thuộc người của thế kỷ trước.1 like
-
HẾT Tiếp theo VIÊN NGỌC TỴ THỦY Hay Sự tích con dã tràng.1 like
-
MỐI THÙ TRUYỀN KIẾP Sự tích Vì sao Mèo và chuột lại ghét nhau. Thưa quí vị. Đây là một câu chuyện không thấy có trong kho tàng cổ tích Việt Nam. Có thể nó là một câu chuyện do người hiện đại sáng tác. Tôi đọc được câu chuyện này trên tờ "Thiếu Niên họa báo" của họa sĩ Mạnh Quỳnh vào khoảng năm 1956/ hoặc 1957. Năm ấy, tôi mới lên 8 tuổi Việt. Bởi vậy, sau này tôi chỉ nhớ được nội dung của nó và viết kịch bản cho câu chuyện này. Thể hiện bằng tranh là họa sĩ Lưu Huỳnh Truyền. Nxb Phụ Nữ 1997.1 like
-
Quán vắng!
tuấn dương liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nhật thực toàn phần và siêu trăng cùng xuất hiện 20/03/2015 13:24 (TNO) Cả hai hiện tượng siêu trăng và nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 20.3. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng đặc biệt này rất hiếm và chỉ xảy ra 3 lần nữa trong thế kỷ 21, theo đài RT. Chỉ có một vài nơi trên thế giới có thể chứng kiến nhật thực toàn phần năm nay - Ảnh: Reuters Nhật thực toàn phần sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ một số ít nơi trên thế giới mới có thể chứng kiến hiện tượng này như tại châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, theo RT ngày 19.3. Nhiều nơi chỉ xem được nhật thực một phần - Ảnh: AFP Hiện tượng nhật thực năm nay đặc biệt hơn khi xuất hiện cùng siêu trăng, thời điểm mặt trăng ở gần Trái đất nhất. Siêu trăng cũng sẽ xuất hiện trong ngày 20.3 - Ảnh: AFP Khu vực quần đảo Svalbard của Na Uy và quần đảo Faroe có thể nhìn thấy Mặt trời bị che khuất gần 100%. Các vùng còn lại của Na Uy và Scotland sẽ được nhìn thấy với tỷ lệ che khuất 90 - 95%. Nhật thực một phần - Ảnh: Reuters Hiện tượng Mặt trời bị che khuất tại Anh diễn ra vào 9 giờ 30 giờ GMT (khoảng 16 giờ 30 giờ Hà Nội) với tỷ lệ 85%. Tại Paris (Pháp) và Berlin (Đức), người dân có thể xem hiện tượng này vào khoảng 10 giờ 30 (giờ địa phương), theo RT. Đây sẽ là hiện tượng nhật thực toàn phần duy nhất trên Trái đất trong năm 2015 - Ảnh: Reuters Đây là hiện tượng nhật thực toàn phần đầu tiên và duy nhất tại Trái đất trong năm 2015 và là lần đầu tiên kể từ tháng 11.2013, theo USA Today dẫn thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Ngoài ra, hiện tượng nhật thực lần này cũng diễn ra trùng thời điểm xuân phân, bắt đầu mùa xuân ở bắc bán cầu, thời điểm ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Bảo Vinh ================= Mặt trăng vốn là Thái Âm, nay lại cực thịnh - siêu trăng. Đã vậy còn che lấp mặt trời - Nhật thực, Lý học gọi là Âm cực thịnh, Dương cực suy. Chỉ còn hy vọng rằng: Cực Âm sinh Dương thì còn là điều may mắn cho thế gian.1 like -
1 like
-
1 like
-
1 like
-
1 like
-
1 like
-
1 like