• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/03/2015 in all areas

  1. Nhật thực toàn phần và siêu trăng cùng xuất hiện 20/03/2015 13:24 (TNO) Cả hai hiện tượng siêu trăng và nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 20.3. Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng đặc biệt này rất hiếm và chỉ xảy ra 3 lần nữa trong thế kỷ 21, theo đài RT. Chỉ có một vài nơi trên thế giới có thể chứng kiến nhật thực toàn phần năm nay - Ảnh: Reuters Nhật thực toàn phần sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ một số ít nơi trên thế giới mới có thể chứng kiến hiện tượng này như tại châu Âu, Bắc Phi và Tây Á, theo RT ngày 19.3. Nhiều nơi chỉ xem được nhật thực một phần - Ảnh: AFP Hiện tượng nhật thực năm nay đặc biệt hơn khi xuất hiện cùng siêu trăng, thời điểm mặt trăng ở gần Trái đất nhất. Siêu trăng cũng sẽ xuất hiện trong ngày 20.3 - Ảnh: AFP Khu vực quần đảo Svalbard của Na Uy và quần đảo Faroe có thể nhìn thấy Mặt trời bị che khuất gần 100%. Các vùng còn lại của Na Uy và Scotland sẽ được nhìn thấy với tỷ lệ che khuất 90 - 95%. Nhật thực một phần - Ảnh: Reuters Hiện tượng Mặt trời bị che khuất tại Anh diễn ra vào 9 giờ 30 giờ GMT (khoảng 16 giờ 30 giờ Hà Nội) với tỷ lệ 85%. Tại Paris (Pháp) và Berlin (Đức), người dân có thể xem hiện tượng này vào khoảng 10 giờ 30 (giờ địa phương), theo RT. Đây sẽ là hiện tượng nhật thực toàn phần duy nhất trên Trái đất trong năm 2015 - Ảnh: Reuters Đây là hiện tượng nhật thực toàn phần đầu tiên và duy nhất tại Trái đất trong năm 2015 và là lần đầu tiên kể từ tháng 11.2013, theo USA Today dẫn thông báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Ngoài ra, hiện tượng nhật thực lần này cũng diễn ra trùng thời điểm xuân phân, bắt đầu mùa xuân ở bắc bán cầu, thời điểm ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Bảo Vinh ================= Mặt trăng vốn là Thái Âm, nay lại cực thịnh - siêu trăng. Đã vậy còn che lấp mặt trời - Nhật thực, Lý học gọi là Âm cực thịnh, Dương cực suy. Chỉ còn hy vọng rằng: Cực Âm sinh Dương thì còn là điều may mắn cho thế gian.
    2 likes
  2. NewYorkTimes: Đồng USD tăng giá ảnh hưởng thế nào đến các nền kinh tế mới nổi Hoàng Nam 14:57 18/03/2015 Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) Raghuram Rajan, vay vốn bằng đồng USD cũng giống như “đánh bạc bằng mạng sống”, đặc biệt là đối với những khoản vay ngắn hạn. Tòa nhà Sinopec tại Quảng Châu thuộc tập đoàn Kaisa. Tại Ấn Độ, công ty sản xuất thiết bị điện hàng đầu Jaiprakash Power Ventures đã gia tăng tín dụng lên gấp 30 lần trong 6 năm và đang phải bán các thiết bị để trả nợ. Doanh nghiệp này cũng đã phải đàm phán với các chủ cho vay nhằm tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Tại Trung Quốc, một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất nước là Kaisa Group tuyên bố chỉ có thể trả 2,4 cent trên mỗi 1 USD tiền nợ cho các chủ tín dụng. Doanh nghiệp này đang phải đối mặt với cuộc điều tra tham nhũng và sự từ chức hàng loạt của ban giám đốc điều hành. Động thái này của Kaisa đã để nhiều người mua nhà Trung Quốc mắc kẹt lại với những khoản nợ nhiều tỷ USD. Tại Brazil, hàng loạt vụ phá sản tại các nhà máy đường đã diễn ra do giá đường tại đây giảm mạnh. Hơn nữa, chi phí cho những khoản nợ của các nhà máy này bằng đồng USD đã trở nên đắt hơn do sự giảm giá của đồng nội tệ Brazil. Tất cả những câu chuyện trên đều có cùng một nguyên nhân: giá trị đồng USD tăng cao đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn thế giới. Khi giá đồng USD tăng, những nền kinh tế mới nổi bị tổn thương do các công ty tại đây đã vay hàng nghìn tỷ USD thời gian gần đây. Những dự đoán của các nhà đầu tư trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) là nguyên nhân đã làm tăng giá đồng USD. Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách của FED họp tại Washington nhằm tìm kiếm sự thịnh vượng cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, với vai trò quá to lớn trong hệ thống tài chính, những động thái của FED thường có tác động to lớn và khó lường lên nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm FED thực hiện chính sách lãi suất thấp, các công ty tại thị trường đang phát triển đã gia tăng vay vốn bằng đồng USD. Lý do là chi phí vay bằng đồng tiền này rẻ hơn so với những khoản tín dụng bằng đồng nội tệ nước ngoài như Rupee của Ấn Độ hay Real của Brazil. Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tổng dư nợ bên ngoài nước Mỹ đã tăng 50% lên 9,2 nghìn tỷ USD tính từ năm 2009 đến tháng 9/2014. Sự giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD. Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Ấn Độ (RBI) Raghuram Rajan, vay vốn bằng đồng USD cũng giống như “đánh bạc bằng mạng sống”, đặc biệt là đối với những khoản vay ngắn hạn. Thông thường, những khoản vay này không có nhiều tác động xấu nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu giá đồng USD tăng lên. Đột nhiên, các công ty thấy rằng họ cần nhiều nội tệ hơn để trả nợ bằng đồng USD do tỷ giá đã thay đổi. Kể từ mùa hè năm 2013, khi FED giảm dần chương trình nới lỏng định lượng (QE) thì lượng cung đồng USD vào hệ thống tài chính cũng giảm theo. Kết quả là đồng USD đã tăng 25% so với một rổ các đồng tiền chủ chốt. Giám đốc điều hành Hung Tran của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) nhận định đồng USD đang tăng giá và tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền này với các đồng ngoại tệ cũng tăng theo. Do đó, các nền kinh tế mới nổi đang phải đối mặt với rủi ro tín dụng khi những khoản nợ của các nước này trở nên khó trả hơn. Thách thức chủ yếu của chính phủ các nước này là phải tìm hiểu xem các doanh nghiệp trong nước đã vay nợ đến mức nào. Tại những thị trường mới nổi, những công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu có thể không bị ảnh hưởng nhiều. Lý dó là doanh thu của những doanh nghiệp này được tính bằng đồng USD nên họ có đủ sức trả các khoản nợ bằng đồng tiền này. Tuy nhiên, những công ty kinh doanh thị trường trong nước như lĩnh vực bất động sản hay các sản xuất thiết bị điện sẽ gặp khó khăn bởi đồng USD tăng giá sẽ tăng chi phí vay của họ. Rất nhiều nguồn vốn nước ngoài đã được đầu tư vào Ấn Độ và Malaysia, sau đó được hối đoái sang đồng Rupee và Ringgit, và rồi đột nhiên những nước này phải trả nhiều tiền hơn cho các khoản vốn vay này. Giám đốc nghiên cứu Hyun Song Shin của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) nói rằng đồng USD tăng giá sẽ thắt chặt nguồn cung của đồng tiền này trên thế giới. Một công ty Malaysia giao dịch với một công ty Hàn Quốc thường sử dụng đồng USD hơn là Ringgit hay Won. Việc sử dụng đồng nội tệ Mỹ sẽ ngày càng chặt chẽ hơn do sự biến đổi về tỷ giá. Rõ ràng là quyết định của Chủ tịch FED Janet Yellen đã ảnh hưởng mạnh đến giao dịch thương mại trên thế giới, kể cả đối với những trường hợp không có sự tham gia của công ty Mỹ. Đối với một số chuyên gia kinh tế, việc tăng giá đồng USD làm gợi nhớ lại cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra tại Đông Á vào cuối thập niên 90 và tại Châu Mỹ Latinh vào đầu thập niên 2000. Khi đó, những tính toán sai lầm đã khiến những nền kinh tế như Hàn Quốc, Indonesia, Thái Lan và Argentina rơi vào khủng hoảng. Sự khác biệt lớn nhất giữa cuộc khủng hoảng trước đây với tình hình hiện nay là người vay và đồng tiền vay. Hiện nay, hầu hết những khoản tín dụng là nợ tư nhân chứ không phải nợ công và đồng tiền mà họ vay cũng không phải là nội tệ. Điều này có thể dẫn đến sự phá sản, sa thải nhân viên hoặc cắt giảm chi phí tại những công ty vay nợ quá nhiều. Sau đó là một vòng luẩn quẩn khi những rủi ro của sự sụp đổ kinh tế dẫn đến các chính sách thắt chặt tài khóa và ngược lại. Trên thực tế, mặc dù đồng USD tăng giá khiến các công ty thị trường mới nổi gặp rắc rối trong trả nợ những cũng khiến hàng hóa xuất khẩu cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán các quốc giá mới nổi sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm nay, cao hơn mức 2,4% của những nước phát triển. Phó Chủ tịch FED Stanley Fischer đã có bài phát biểu về tác động từ những chính sách của FED đến nền kinh tế thế giới cũng như rủi ro mà thị trường phải đối mặt khi Mỹ tăng lãi suất còn đồng USD tăng giá. Theo ông Fisher, những rủi ro hiện nay đối với sự ổn định của hệ thống tài chính thế giới là không cao và khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính là thấp. Tuy nhiên, một số nền kinh tế dễ bị tổn thương vốn theo đuổi chính sách tỷ giá hối đoái quá cứng nhắc có thể phải tìm biện pháp để đối phó với tình hình hiện nay. Bài phát biểu của Phó Chủ tịch Fisher cho thấy tầm quan trọng trong những chính sách của FED. Báo cáo cuộc họp của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ được công bố vào ngày 18/3. Câu hỏi được đặt ra cho kinh tế thế giới hiện nay là bao nhiêu doanh nghiệp sẽ thoát khỏi sự phá sản và bao nhiêu công ty nữa sẽ rơi vào tình trạng này? Theo NDH ================ Đúng là một cái nồi lẩu với nhiều thành phần. Kinh tế Mỹ sẽ phát triển, nhưng cái đầu tàu này sẽ không kéo theo những toa tàu kinh tế thế giới.
    2 likes
  3. Năm nay rất khó khăn về tiền bạc, khó kiếm hay hao hụt có khi mất của. Năm 2017, không thấy có cưới trong dự định, nhưng có thấy có sự tan vỡ hay li tan.
    1 like
  4. Mẹ nhường khố cho Thạch Sanh và Trăn tinh bị chém “phọt óc chết tươi" Thứ Sáu, 20/03/2015 - 12:46 Dân trí Dị bản trong câu chuyện Thạch Sanh ở cuốn sách do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản đã có tình tiết Thạch Sanh được mẹ nhường chiếc khố duy nhất và chém trăn tinh vỡ đầu, phọt óc gây nhiều băn khoăn cho các bậc phụ huynh. Mới đây, nhiều phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện chi tiết lạ trong câu truyện cổ tích Thạch Sanh được in trong tập Truyện cổ tích Việt Nam gồm những tác phẩm chọn lọc cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng tái bản 10/2014. Cuốn sách này do nhóm tác giả sưu tầm và tuyển chọn, do ông Trần Đình Nam làm chủ biên. Cuốn sách có "dị bản" về câu chuyện Thạch Sanh Cuốn sách do nhóm tác giả sưu tầm và tuyển chọn Tại trang 40 của cuốn sách có đoạn: “Thạch Sanh con ơi! Mẹ phải chết đây con ạ! Con sống được là nhờ xóm nhờ làng, vậy khi con khôn lớn, con phải hết lòng vì làng vì xóm. - Nói rồi, bà cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con: - Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc. Rồi bà tắt thở. Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần, nên chỉ xé một mảnh ống quần để làm cái khố, còn mặc vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế.” Tiếp đó, trong đoạn miêu tả Thạch Sanh giết trăn tinh viết: “Thạch Sanh vung búa đánh nhau với trăn tinh suốt một ngày một đêm không phân thắng bại. Cuối cùng Trăn tinh bị đuối sức, Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu Trăn tinh bổ xuống thật nhanh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra chết tươi.” Anh Dương Hiệp (ở Long Biên, Hà Nội) cho rằng: “Việc thêm tình tiết mẹ nhường chiếc khố duy nhất cho Thạch Sanh không hợp lý, hơn nữa, việc dùng ngôn từ miêu tả mang tính bạo lực về cuộc chiến với Trăn Tinh không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi”. Cùng quan điểm trên, chị Minh Nguyệt (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói: “Thiếu gì cách tưởng tượng để miêu tả mà phải đưa cảnh vỡ đầu, phọt óc vào sách của trẻ nhỏ”. Đoạn trích Thạch Sanh được mẹ nhường khố Đoạn trích dùng từ ngữ bạo lực miêu tả cảnh Thạch Sanh giết trăn tinh Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Trí, ông Nguyễn Hùng Vĩ – Chuyên gia nghiên cứu văn học dân gian, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng: Việc thêm những tình tiết lạ trong câu truyện Thạch Sanh như trên là không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, gây tác động xấu đến tâm lý của trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong đoạn giết trăn tinh có thể tưởng tượng ra những chi tiết vừa oai hùng vừa mang tính nghệ thuật, giả dụ như “khi trăn tinh chết một tia chớp lóe lên vang động cả núi rừng” chứ không cần phải đưa những từ ngữ bạo lực “vỡ đầu, phọt óc” vào câu chuyện. Về chi tiết Thạch Sanh được mẹ nhường khố, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng,đây là một sự vụng về trong biên soạn, việc nhường y phục cho người khác (cho con, cho bạn…) là một mô típ sẵn có trong kho tàng truyện kể dân gian và người kể truyền miệng có thể dùng. Câu chuyện Chử Cù Vân nhường y phục cho con trai Chử Đồng Tử vốn đã nằm sẵn trong tâm thức dân gian. Tuy nhiên, việc ghép tình tiết này vào câu chuyện Thạch Sanh là không phù hợp. Việc trao đổi y phục giữa những người đồng giới là bình thường, nhưng sự trao đổi khác giới như cách kể ở đây lại là một điều rất vụng về, cần phải tránh. Lê Tú ================= Với một thứ tư duy "ở trần đóng khố" của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận truyền thống văn hóa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, thì kết quả của những sản phẩm này trong câu truyện, không có gì là lạ. Tổ tiên ta huy hoàng đến huyền vĩ thì họ lột sạch thành "ở trần đóng khố". Vậy trong câu chuyện này, mô tả một cách tục tĩu cho trẻ em cũng chỉ là hệ quả tất yếu của thứ tư duy này. Có người đã khuyên lão Gàn nên cần thận xe cộ và ăn uống, nếu tiếp tục chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương tử. Khỏi lo. Lão cũng bệnh sắp chết rùi.
    1 like
  5. Những người có xu hướng phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, có vẻ muốn tận dụng tất cả mọi khả năng. Vụ việc ở Cafe Trung Nguyên với sự xuất hiện của giáo sư vật lý lý thuyết - được giới thiệu là hàng đầu của Việt Nam - là một thí dụ cho việc này. Với uy tín của một vị giáo sư vật lý lý thuyết, ông ta muốn phủ nhận trắng trợn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bằng địa vị học thuật của mình, khi phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Chưa hết. Trong đó còn một nhân vật vận đồ comble đen ngồi lảm nhảm, nhắc đi nhắc lại: "Vô lý! Không có sức thuyết phục..." Và rồi , như một kịch bản được soạn sẵn, một quý bà đặt vấn đề - nhắc lại câu hỏi của giáo sư Trọng: "Nghiên cứu nhằm mục đích gì?", mặc dù vấn đề đã được sáng tỏ trước khi bà ta đặt câu hỏi này. Xin lỗi! Lão Gàn chứng minh một chân lý, nếu "chẳng may" lão Gàn đúng thì cả thế giới này đã hiểu sai về cội nguồn văn minh Đông phương từ hàng ngàn năm nay. Đám lặt vặt này là cái quái gì mà phản biện lão. Có người khuyên lão nên khiêm tốn. Khiêm tốn là điều kiện cần trong quan hệ xã hội và học hỏi phát triển kiến thức. Nó điếu phải là điều kiện làm sáng tỏ chân lý. Bà bán phở ở Bát Đàn vừa bán phở vừa chửi té tát mà thiếu điếu gì những kẻ vẫn khiêm tốn xếp hàng ăn phở?! Bệnh wá! Tạm dừng ở đây. PS: Rất tiếc cho giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Ông ta không đủ trình độ để phản biện, nên phát biểu bừa bãi như vậy, bất kể hậu quả ra sao. Lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định chuẩn mực thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng thì một trong những tiêu chí của nó phải có tính hợp lý. Nếu muốn phản biện thì ông ta phải chứng minh rằng: Đã tồn tại một lý thuyết rất bất hợp lý, nhưng vẫn được coi là đúng. Nhưng không may cho chình độ của ông ta. Trên thế gian này có thể có những quan sát mà con người không giải thích được bằng kiến thức của mình - tức là bất hợp lý với tri thức được hình thành trước đó; nhưng lại không thể có một lý thuyết khoa học nào bất hợp lý mà được coi là đúng. Kể cả nghịch lý toán học Cantor. Nhưng cũng rất tiếc cho kiến thức hàng đầu của ông ta là ông ta lại thừa nhận tính hợp lý trong toán học. Trong khi đó thì "nghịch lý Cantor" lại là một lý thuyết toán học. Tuy nhiên, nghịch lý Cantor lại được Lý học Đông phương công nhận - nhân danh nền văn hiến Việt. Chính những người như ông Trọng cần khiêm tốn.
    1 like
  6. Rất mong Hà Nội trả lời thỏa đáng các câu hỏi của dân Thứ Sáu, 20/03/2015 - 06:23 (Dân trí) - Chặt một lúc 6.700 cây xanh ở Hà Nội là một việc rất lớn, quá lớn, liên quan đến toàn bộ người dân của thành phố Hà Nội và liên quan đến toàn dân nước Việt, bởi vì Hà Nội là thủ đô của Việt Nam. >> “Hà Nội nên rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thay thế 6.700 cây xanh” >> Chủ tịch Hà Nội gửi thư cho ông Trần Đăng Tuấn nói về việc chặt cây >> Những hàng cây đẹp hút hồn ở Hà Nội sẽ ra sao? (Minh họa: Ngọc Diệp) Hệ thống cây xanh của Hà Nội là một bộ phận quan trọng cấu thành hình hài vật chất và gương mặt văn hóa của Hà Nội, vậy mà có người dám bảo rằng chặt cây ở Hà Nội là việc của chính quyền, không cần phải hỏi ý kiến nhân dân. Chính quyền là ai vậy? Là những con người bình thường, không phải thần thánh, cho nên những điều họ nghĩ ra có thể không đúng, chưa đúng, thậm chí phạm sai lầm. Cho nên, những người có quyền trong chính quyền, cần phải hỏi ý kiến của người dân trước khi đưa ra một quyết định liên quan đến cộng đồng là hết sức cần thiết. Đúng là không phải chuyện gì chính quyền cũng phải hỏi dân. Ví dụ, đối với những việc đã có quy định của pháp luật, chính quyền căn cứ pháp luật mà thực hiện , không cần phải hỏi ai. Nhưng chặt 6.700 cây xanh thì không thể không hỏi. Dân là ai vậy? Là những nhà khoa học, những chuyên gia về đô thị, về cây trồng, về quy hoạch. Dân là những bộ óc có kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến chuyện cây cối và môi trường đô thị, văn hóa đô thị, bảo tồn di sản…Không hỏi dân là thiếu sự cầu thị thưa chính quyền. Hãy nghe nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc nói: “Các cơ quan có thẩm quyền cần lắng nghe ý kiến các chuyên gia các nhà khoa học về việc đốn hạ số lượng lớn cây xanh như trên. Kể cả việc đốn hạ được trồng mới (thay thế) cũng phải có cơ sở khoa học, hợp lý chứ không phải thực hiện ồ ạt theo kiểu đến một tuyến phố và đốn hạ toàn bộ cây xanh”. Còn giáo sư Nguyễn Lân Dũng chỉ ra lựa chọn cây gỗ vàng tâm để thay cho cây hiện hữu là không hợp lý vì vàng tâm là cây gỗ quý, có giá trị tương đương với cây sưa, giá trị cao thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m. Cây gỗ nói trên ưa đất chua và lớn rất chậm đòi hỏi độ cao và không khí lạnh mới có thể phát triển. GS Dũng cũng phân tích về yếu tố thẩm mỹ tự nhiên của đô thị: “Theo tôi, vẻ đẹp tiềm ẩn của thủ đô Hà Nội không nằm ở những nhà cao tầng, những công trình đồ sộ mà chính ở những hàng cây cổ thụ rợp bóng những cung đường. Đã đi qua rất nhiều nước trên thế giới từ Pháp, Thái Lan, Nhật Bản… tôi nhận thấy không có thành phố nào sở hữu những hàng cây xanh cổ thụ lớn và đẹp như ở Thủ đô Hà Nội”. GS toán học Ngô Bảo Châu đặt ra những câu hỏi rất toán: 1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây? 1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khoẻ mạnh cũng bị chặt? 1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không? 2a. Nhiều khu phố, nhà Hà Nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không? 2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo chồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố? 2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không? 2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không? Không chỉ có các nhà khoa học, nhiều văn nghệ sĩ cũng bày tỏ thái độ không đồng tình như Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ… Rất mong chính quyền thành phố Hà Nội trả lời thỏa đáng các câu hỏi trên của các vị đại diện cho dân trước khi phá đến 6.700 cây xanh Hà Nội. Lê Chân Nhân BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm. Cám ơn các bạn! ====================== Thấy chưa! Có cả "cơ sở khoa học" và còn có cả "hợp lý" nữa đấy nhá! Như vậy, ít nhất ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng tính hợp lý là cần thiết trong việc thẩm định một quyết định. Nhưng ông Dương Trung Quốc thì chưa phải giáo sư tiến sĩ, mà còn lại cả hẳn hàng đầu như ông Nguyễn Văn Trọng. Vậy trong hai ông, ông nào đúng nhể? "Hợp lý"? "Không hợp lý"? Lại còn cả "cơ sở khoa học" chẳng hiểu là cái quái gì! Thế gian này không loạn cào cào lên sao được. Cuối cùng chỉ có lão Gàn là đúng nhất. Hì! Bởi vậy, Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử là một chân lý chưa được tôn vình thì thế giới này còn loạn cào cào. Đến lúc này, chắc cũng có người lờ mờ hiểu được điều đó.
    1 like
  7. Nhật Bản: Quân đội Mỹ cần phá hủy 15 cầu Trường Giang khi khai chiến với TQ Đông Bình 20/03/15 09:30 Thảo luận (0) (GDVN) - Ngoài các cây cầu chiến lược này, Mỹ cần đồng thời tấn công tiêu diệt các đơn vị tên lửa phòng không, các công trình đường sắt, đường bộ, khu điều hành... Ấn Độ có tham chiến khi chiến tranh Trung-Mỹ xảy ra? Mỹ đã đưa máy bay trinh sát mạnh nhất P-8A Poseidon đến Biển Đông Mỹ dừng tăng cường giao lưu quân sự khiến Trung Quốc không tưởng tượng nổi Trung-Mỹ có thể đánh nhau ở Biển Đông trong năm bất ổn 2015? Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E của Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ) Trang mạng sina Trung Quốc ngày 19 tháng 3 dẫn tờ tạp chí "Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương" kỳ mới nhất của Đài Loan đăng bài viết được dịch từ một tạp chí của Nhật Bản có tên là "Nghiên cứu quân sự". Theo bài viết, cơ quan nghiên cứu Nhật Bản nhiều năm nghiên cứu cho rằng, một khi Mỹ khai chiến với Trung Quốc, trong thời chiến, mục tiêu chiến lược cần xóa sạch trước tiên của quân đồn trú Mỹ tại Nhật Bản là 15 cây cầu lớn trên sông Trường Giang. Đây hoàn toàn không phải là quân cảng của Quân đội Trung Quốc hay căn cứ của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ, Nhật Bản có thể đã tiến hành nghiên cứu nhiều năm và sẵn sàng cung cấp tin tức tình báo cho Mỹ, trong đó có tọa độ 15 cây cầu lớn, đề nghị khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc thì Mỹ cần xóa sạch các mục tiêu chiến lược quan trọng này của Quân đội Trung Quốc. Theo bài báo, cách đánh chủ yếu của Quân đội Mỹ hiện nay là tác chiến nhất thể trên không, trên biển; nhưng tác chiến nhất thể trên không, trên biển khó có thể hoàn toàn áp chế được ý chí chiến đấu của Quân đội Trung Quốc, cũng khó mà khuất phục được ý chí chiến tranh tương ứng của người dân Trung Quốc. Báo Nhật tưởng tượng về chiến tranh trên biển tương lai giữa Nhật-Trung, trong đó tàu sân bay Hải quân Trung Quốc bị tiêu diệt (nguồn mạng sina TQ) Như vậy, phải làm thế nào? Theo bài báo, cách chơi nhiều hơn hiện nay của Mỹ là “ngăn chặn ngoài khơi”, tức là cách xa bờ biển của Trung Quốc, ở khu vực biển vừa và gần, thông qua tên lửa để ngăn chặn Trung Quốc, nhưng ngăn chặn ngoài khơi rất khó đập tan hoàn toàn ý chí chống Mỹ hoặc tác chiến tương ứng của Trung Quốc. Theo bài báo, thứ nhất, xóa sạch những cây cầu lớn ở sông Trường Giang sẽ làm cho hoạt động vận chuyển tư liệu sản xuất, vật tư chiến lược quan trọng của Trung Quốc do quân đội nước này tiến hành sẽ bị gián đoạn hoàn toàn. Thứ hai, điều rất quan trọng chính là xóa sạch lòng tin vào việc tiếp tục tác chiến của quân và dân Trung Quốc. Thứ ba, Quân đội Mỹ hiện nay sử dụng cách làm ngăn chặn ngoài khơi - tức là tiến hành bắn tên lửa ở khu vực cách xa lãnh thổ Trung Quốc - là hoàn toàn không đủ, phải tiến hành can dự hạn chế. Nhật Bản cho rằng, Mỹ chỉ có can dự hạn chế, mục tiêu quan trọng nhất của loại can dự này chính là xóa sạch 15 cây cầu lớn ở sông Trường Giang. Nhật Bản cho rằng, nhiều năm qua, họ đã thăm dò, tìm hiểu 15 cây cầu lớn Trường Giang - những cây cầu đóng vai trò phòng thủ quan trọng của Trung Quốc, có thể cho biết tọa độ của chúng. Nhật Bản đã tiến hành do thám và nắm chắc các thông tin về phòng thủ từ thượng nguồn đến hạ du dài vài nghìn km của chúng, sẵn sàng cung cấp cho Quân đội Mỹ. Bản đồ của Nhật Bản đã chỉ rõ, bắt đầu từ thượng du, đi qua Lô Châu, Trùng Khánh, Vạn Châu, Nghi Xương, Vũ Hán, Cửu Giang, Vu Hồ, cho tới Nam Kinh, thậm chí đề cập tới trong 15 cây cầu lớn này có một số thành phố quan trọng như Nam Kinh, Trùng Khánh, Vũ Hán v.v... Chúng đều là cầu 2 tuyến, hơn nữa những cầu 2 tuyến này khi đánh có thể đánh trúng 2 cầu. Chiến tranh Nhật-Trung tương lai: máy bay chiến đấu Shinshin Nhật Bản bắn rơi máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ) Ngoài ra, làm mất khả năng vận tải chiến lược quan trọng có thể làm thiệt hại vành đai kinh tế quanh trọng phía nam sông Trường Giang của Trung Quốc, cho dù diện tích lãnh thổ phía nam sông Trường Giang Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ Trung Quốc, nhưng GDP lại chiếm tới 1 nửa của Trung Quốc. Hơn nữa, các đô thị phát triển kinh tế của Trung Quốc nằm ở phía nam sông Trường Giang, thông qua xóa sạch các cầu đường sắt có thể đập tan ý thức tiếp tục tác chiến với Mỹ của Trung Quốc. Theo bài báo, Nhật Bản còn đặc biệt nhấn mạnh, mỗi cây cầu trong số 15 cây cầu lớn của Trung Quốc đều có lực lượng cảnh sát vũ trang bảo vệ, hơn nữa lực lượng này chủ yếu làm nhiệm vụ đề phòng sự phá hoại của con người, tức đây là loại phòng thủ cự ly gần, quy mô là khoảng 1 đại đội lực lượng cảnh sát vũ trang. Nhưng, điều quan trọng hơn là chỉ có 8 cây cầu lớn quan trọng của sông Trường Giang được các đơn vị cấp tiểu đoàn trang bị tên lửa cự ly trung bình và ngắn bảo vệ, đó chính là tên lửa phòng không HQ-9, thường bố trí 2 - 3 tiểu đoàn ở lân cận. Có thể thấy, chỉ có 8 trong số 15 cây cầu trên sông Trường Giang có đơn vị tên lửa cấp tiểu đoàn phòng bị. Nhật Bản cho rằng, một khi Mỹ muốn xóa sạch 15 cây cầu này, cần phải đồng thời tấn công xóa sạch các đơn vị tên lửa cấp tiểu đoàn của 8 khu vực, ngoài ra cũng cần phá hủy cầu đường sắt và đường sắt, đường bộ tương ứng, đồng thời cũng cần đồng thời tiêu diệt các khu điều hành xe cộ ở xung quanh. Chỉ có đánh như vậy thì cầu đường sắt sẽ rất khó được lập tức khôi phục trong vòng 1 tháng, cho nên Nhật Bản cung cấp cho Mỹ cả kế hoạch tấn công tổng thể. Tưởng tượng về máy bay chiến đấu F-3E, phiên bản cải tiến của Shinshin- Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (nguồn mạng sina TQ) Nhật Bản cho rằng, máy bay chiến đấu và tàu chiến hiện nay của Mỹ có thể bắn tên lửa trong đó có tên lửa Tomahawk, tấn công hạ du và thượng du từ hai mặt tây – đông, thông qua phương pháp như vậy, đặc biệt là trực tiếp tiến hành từ vịnh Bengal, có thể trực tiếp bắn trúng một số cây cầu ở sông Trường Giang như ở Trùng Khánh. Bài báo cho rằng, như vậy, Nhật Bản cũng cố tình để lộ việc cung cấp phương pháp nghiên cứu này cho Quân đội Mỹ, hy vọng tạo ra một khả năng răn đe, uy hiếp đối với Trung Quốc. ======================= Nếu chiến tranh xảy ra thì Hoa Kỳ có tấn công 15 cây cầu như bài viết này mô tả hay không, lão hổng có wan tâm. Nhưng chính sự xuất hiện bài báo bàn khá chi tiết một hành vi có tính chiến lược rất cụ thể trong cuộc chiến - nếu xẩy ra - mới là vấn đề lão Gàn muốn phát biểu còm men. Nhưng thôi, tạm dừng ở đây. Chẳng ai wan tâm đến cội nguồn Việt tộc và cả một nền văn minh Đông phương huyền vĩ - cái mà lão wan tâm - thì mọi chuyện trên đùi này - í lộn - trên đời này, lão cũng hổng cần phải wan tâm. Bịn wá! Vưỡn chưa khỏi hẳn.
    1 like
  8. Nhật sắp ký thỏa thuận quốc phòng với Indonesia Thứ Năm, 19/03/2015 - 22:11 Dân trí Nhật Bản sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng với Indonesia vào tuần tới, giới chức của cả hai nước cho biết, trong nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm thúc đẩy mối quan hệ an ninh thân thiết hơn với các quốc gia Đông Nam Á và xây dựng sự đối trọng với Trung Quốc. (Ảnh minh họa: AFP) Tổng thống Indonesia Joko Widodo sẽ tới thăm Tokyo vào tuần tới và ký kết một thỏa thuận với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về việc tăng cường hợp tác về huấn luyện và công nghệ quân sự. Hiện tại, hai nước chỉ có một thỏa thuận về trao đổi các học viên quân sự. Mặc dù đó sẽ là một thỏa thuận không ràng buộc nhưng đây được xem là bước đi đầu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Một quan chức ngoại giao Nhật Bản nói rằng chuyến thăm của ông Widodo sẽ gửi đi "một thông điệp lớn" vì đây sẽ là chuyến công du cấp nhà nước đầu tiên của ông bên ngoài khu vực Đông Nam Á. Một quan chức chính phủ Indonesia nói thỏa thuận quốc phòng "rất quan trọng" đối với cả hai nước. Đối với Nhật Bản, quan hệ thân thiết hơn với Indonesia có thể cho phép các công ty quốc phòng nước này có cơ hội tốt hơn nhằm cạnh tranh với các hãng chế tạo thiết bị quân sự Hàn Quốc, vốn đang khẳng định mình trong khu vực, theo một quan chức quốc phòng Nhật. Tổng thống Widodo sẽ thăm Trung Quốc, hiện cũng đã có một thỏa thuận quốc phòng ràng buộc pháp lý với Indonesia, ngay sau chuyến thăm Nhật Bản. Indonesia, quốc gia lớn nhất tại Đông Nam Á, đã trở thành bên trung gian trong cách tranh chấp lãnh thổ dai dẳng giữa Trung Quốc và các láng giềng ở Biển Đông. Tokyo không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng ngày càng lo ngại về việc bị cô lập nếu Trung Quốc thống trị một tuyến đường biển mà phần lớn hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Nhật Bản đi qua đây. Sự hợp tác trên cũng nằm trong chính sách an ninh mạnh mẽ hơn được Thủ tướng Abe ủng hộ. Ông Abe muốn nới lỏng những giới hạn trong hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật Bản và kết nối với chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ. An Bình ================== Chưa có gì wan trọng! Dù sao vưỡn cứ là Ất Mùi 2015; tức là Thái Tuế mới nhá trục Tuyệt Mạng - Hai sơn Sửu Mùi là "Mộ" của Thủy Hỏa, theo Phong thủy Lạc Việt (Còn phong thủy Tàu điếu có cửa để phán xét điều này) - Nhưng đến năm Bính Thân 2016, Thái Tuế chiếu Tốn/ Thân (Tàu là Khôn/ Thân), tức thuần Kim; xung chiếu với Cấn/ Dần thuần Mộc. Kim Mộc khắc sát nhau mọi chuyện lúc ấy bắt đầu điếu nói chuyện tử tế với nhau được nữa. Người xưa nói: "Người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý, kẻ tiểu nhân tranh luận để giành hơn thua". Sở dĩ người quân tử tranh luận để cầu tìm chân lý vì có chuẩn mực để quán xét; còn kẻ tiểu nhân thì bất chấp chuẩn mực, miễn là có danh lợi. Bởi vậy, khi chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - cội nguồn đích thực của nền văn hiến nhân bản của con người bị phủ nhận bằng mọi thủ đoạn thì làm điếu gì có chuyện yên bình ở thế gian. Sớm muộn thì chân lý cũng sẽ phải sáng tỏ thôi. Có điều lão Gàn có được nhìn thấy điều đó hay không mà thôi. Bệnh cũng sắp chết rùi. Hì!
    1 like
  9. Trung Quốc công bố xét xử 2 đồng minh "máu mặt" của Chu Vĩnh Khang Thứ Năm, 19/03/2015 - 22:49 Dân trí Các công tố viên Trung Quốc ngày 19/3 đã cáo buộc ông Trương Khiết Mẫn, cựu Chủ nhiệm Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước, về tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực, mở đường cho phiên tòa xét xử một nhân vật từng công tác lâu năm trong lĩnh vực dầu mỏ và có liên hệ mật thiết với Chu Vĩnh Khang. Chu Vĩnh Khang (trái) và Trương Khiết Mẫn (Ảnh: epoch) Ông Trương Khiết Mẫn làm Chủ nhiệm Ủy ban giám sát và quản lý tài sản nhà nước được 5 tháng thì bị sa thải do bị cáo buộc tham nhũng hồi tháng 9/2013. Ông Trương cũng là cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và có quan hệ mật thiết với cựu Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, người đang bị điều tra về tội tham nhũng. Công tố viên nhà nước Trung Quốc cho hay ông Trương đã bị cáo buộc nhận hối lộ, không giải thích được nguồn gốc một số lượng lớn các tài sản của ông và lạm dụng quyền lực thời còn công tác tại CNPC. "Các tài sản và việc chi tiêu của ông ấy rõ ràng đã vượt quá thu nhập hợp pháp, sự khác biệt là rất lớn và ông ấy không giải thích được nguồn gốc của chúng", công tố viên cho biết trong một tuyên bố ngắn. "Ông ấy đã lạm dụng quyền lực, gây thất thoát lớn đối với các tài sản của nhà nước". Tuyên bố cho biết thêm rằng vụ việc sẽ được đưa ra xét xử tại tòa án ở tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Quốc. Một đồng minh thứ 2 của ông Chu Vĩnh Khang là Lý Xuân Thành, cựu Phó Bỉ thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, ngày 19/3 cũng bị buộc tội lạm dụng quyền lực và nhận hối lộ, công tố viên thông báo trong một tuyên bố riêng rẽ. Ông Lý sẽ bị xét xử tại tỉnh Hồ Bắc. Kể từ khi lên nắm quyền 2 năm trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, nói rằng tham nhũng đe dọa sự sống còn của đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng loạt quan chức cấp cao trong đảng, chính phủ, quân đội và các công ty nhà nước đã bị "hạ bệ" trong chiến dịch chống tham nhũng. Cho tới nay, ít nhất 12 nhân vật thân cận và cựu cố vấn của ông Chu Vĩnh Khang đã bị "sờ gáy" trong chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh. Ông Chu từng là người đỡ đầu của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người đã bị kết án tù chung thân hồi năm 2013 vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực trong vụ bê bối chính trị nghiêm trọng nhất tại Trung Quốc trong nhiều thập niên qua. Hồi năm ngoái, ông Chu đã bị bắt và bị khai trừ khỏi đảng, bị cáo buộc hàng loạt tội danh, từ nhận hối lộ đến rò rỉ các bí mật quốc gia. Ông Chu đã thăng tiến từ các chức vụ tại CNPC và giữ chức tổng giám đốc công ty này trong thời gian từ 1996-1998. An Bình Tổng hợp ==================== Nhìn tướng mấy tay tham gộc (Chứ hổ cái con mựa gì) của Tàu, thấy đa phần họ bị cách "Thanh xà nhập khẩu". Chu Vĩnh Khang (trái) và Trương Khiết Mẫn (Ảnh: epoch)
    1 like
  10. "Thần dược" chữa bệnh tiểu đường cực dễ kiếm mà ít ai ngờ tới Thái Phong (T.H) 19/03/2015 07:30 Chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non. Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt. Dùng thảo dược chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam. Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non. Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt. Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng. Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol. Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả. Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta. Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường: Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác. Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy. Lưu ý: - Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm. - Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 - 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.
    1 like
  11. Sự "thống trị" của Quan Vân Trường trong tín ngưỡng dân gian Hải Võ 07/02/2015 20:00 Thần Tài Quan Công Quan Vân Trường vừa là Võ Thánh, bồ tát và cả Thần Tài, cho thấy địa vị tuyệt đối của ông trong tổng thể tín ngưỡng dân gian của Trung Quốc nói riêng và Á Đông nói chung. Giải mã bí ẩn nhân vật Tam Quốc Quan Vũ (160 - 219), tự Vân Trường, người Giải Lương Hà Đông (nay là Vận Thành, Sơn Tây), là danh tướng cuối thời Đông Hán, được xếp vào nhóm "ngũ hổ thượng tướng" triều Thục Hán. Hình tượng Quan Công được văn hóa dân gian Trung Quốc mô tả "nghiêm nghị, vũ dũng tuyệt luân". Những điển tích gắn liền với tên tuổi Quan Vũ qua tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa" thời Minh như đào viên kết nghĩa, ôn tửu trảm Hoa Hùng... đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người hâm mộ Tam Quốc. Tại miếu Quan đế ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc có một câu đối về ông - "Hán phong Hầu, Tống phong Vương, Thanh phong Đại đế. Nho xưng Thánh, Thích xưng Phật, Đạo xưng Thiên tôn". Bên cạnh việc được liệt đại Hoàng đế Trung Quốc truy phong, trong toàn bộ chiều dài lịch sử văn hóa và tôn giáo nước này, Quan Vân Trường là nhân vật duy nhất được cả Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo phong làm thần linh. Nho gia: Võ Thánh Võ Thánh Trong lịch sử Trung Quốc, Quan Vũ là danh tướng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đối với hậu thế. Các nhà thống trị phong kiến xem ông là biểu tượng "trung dũng thần vũ" và tinh thần "vì nước quên thân". Trong khi đó, đối với dân gian, Quan Công được xem như sự hiện hữu của khái niệm "nghĩa khí vân thiên". Sự sùng bái của người dân Trung Quốc đối với Quan Công được đẩy lên cực điểm vào triều Thanh, khi Quan Vũ trở thành người đứng đầu các vị thần trong Nho giáo. Nói cách khác, ông chính thức trở thành Võ Thánh của Nho gia, có địa vị ngang hàng với ông tổ của đạo này là Văn Thánh Khổng Tử. Thậm chí, những phường hội kinh doanh, buôn bán còn sùng bái Quan Công hơn nhiều so với Khổng Tử. Phật giáo: Già Lam bồ tát Già Lam bồ tát Trong Phật giáo Trung Quốc, Quan Công được xưng là Già Lam thần. Truyền thuyết Trung Quốc kể lại, người sáng lập ra thiền phái Thiên Đài là Trí Giả đại sư, triều Tùy. Tương truyền ông từng "nhập định" tại núi Ngọc Tuyền, Kinh Châu và nghe được "tiếng gọi của Quan Vân Trường" - "Trả đầu cho ta!". Trí Giả đại sư hỏi lại - "Ngài qua năm cửa trảm sáu tướng, giết người vô số, vậy ai trả đầu cho bọn họ?". Vị đại sư này sau đó đã giảng giải Phật pháp cho Quan Vũ, khiến Quan Công hổ thẹn mà xin được truyền thụ "tam quy ngũ giới", trở thành đệ tử Phật môn và thề nguyện làm Hộ pháp cho Phật giáo. Về sau, nhân vật anh hùng được người dân Trung Quốc kính ngưỡng Quan Vân Trường trở thành Già Lam bồ tát, cùng với Vi Đà bồ tát là hai đại Hộ pháp của Phật giáo. Trong các chùa miếu thờ Phật, Già Lam là Hữu hộ pháp, Vi Đà là Tả hộ pháp. Đạo giáo: Quan thánh Đế quân Quan thánh Đế quân "Quan thánh Đế quân", hay còn gọi là "Quan đế", vốn là một trong "Hộ pháp tứ soái" của Đạo giáo. Tín ngưỡng Đạo giáo ngày nay chủ yếu thờ phụng Quan Công như một Thần Tài. Theo tín ngưỡng của đạo này, Quan đế là vị thần "trị bệnh trừ tai, trừ ma diệt ác, tru phạt phản nghịch, tuần sát Âm phủ". Việc Quan đế được xưng là Thần Tài xuất phát từ hình tượng trung nghĩa của ông trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Thương nhân Trung Quốc nhiều thế hệ cho rằng, Quan Công sinh thời rất giỏi về quản lý tài chính, phát minh ra "nhật thanh bạ" ghi lại nguồn, thu, chi, tồn hàng ngày rất rõ ràng. Hậu thế công nhận ông là "kỳ tài kế toán", nên phong làm "thần thương nghiệp". Một nguyên nhân khác là thương nhân kinh doanh coi trọng "nghĩa khí và tín dụng", được cho là những phẩm chất của Quan Công. Nguyên nhân thứ ba là truyền thuyết về "chiến thần" Quan Vân Trường, nói rằng sau khi Quan Công mất đã trở thành thần linh, quân đội bên nào được ông "trợ chiến" ắt sẽ giành được thắng lợi. Các thương gia cũng hy vọng việc kinh doanh được Quan đế "trợ lực", làm ăn phát đạt. Tại Đài Loan, Quan Công còn được các tín đồ xưng là "ân chủ", tức là "Chúa cứu thế". Ở Nhật, Singapore, Malaysia, Philippines và thậm chí tại các khu người Hoa ở Anh Mỹ, tín ngưỡng thờ phụng Quan Vân Trường đều rất thịnh hành. Do thương nhân Hoa kiều ở hại ngoại rất đông, nên tín ngưỡng thờ Thần Tài Võ Quan Công trở nên nổi bật. Có học giả Trung Quốc đúc kết, nguyên nhân Quan Vũ được sùng bái đến vậy, chính là do sự tôn sùng của quan niệm dân gian đối với "nhân cách hoàn mỹ" trung - nghĩa - vũ - dũng. ========================== Hôm nay, một đại gia ở làng nghề Đồng Kỵ, tài trợ chính cho buổi họp mặt cuối năm của TTNC Văn hóa cổ Đông phương, có nhã ý tặng tôi một bức tượng Khổng Minh _ Xếp của Quan Vân Trường. Tôi đã từ chối: "Cảm ơn bà. Nhưng tôi không thể nhận ông này. Lúc khác bà tặng tôi quà cũng được". Vị nữ đại gia này bèn tặng tôi một pho tượng Phật Thích Ca nằm bằng gỗ hương. Còn trong nhà tôi có một cái tượng Quan công bị gãy đao. Tôi đưa xuống góc nhà bếp. Nếu tôi thờ một người uy dũng thì đó là Đức Thánh Trần; nếu là người thông minh thì đó là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
    1 like