-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/03/2015 in all areas
-
Quán vắng!
Đại Phúc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Người siêu giàu tăng nhanh: Không ai nể Việt Nam chuyện đó? (Tin tức thời sự) - "Sẽ không đất nước nào nể phục một nước có số người siêu giàu tăng nhanh, mà phải là kinh tế tăng trưởng dân chủ, phát triển, minh bạch". Người tình đại gia của Mỹ Tâm: Siêu giàu mà giản dị Hai tỷ phú Việt siêu giàu là ai? Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) trước dự đoán, trong 10 năm tới, VN sẽ là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới. 2 nghề giàu ngầm nhanh nhất hiện nay PV:- Vừa qua, Báo cáo của Knight Frank dự đoán trong 10 năm tới, VN là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 159%, từ 116 lên 300 người. Ông có bất ngờ trước thông tin này hay không? Theo ông, việc tăng nhanh số người siêu giàu có khiến VN được bạn bè quốc tế biết đến và nể phục hay không? Vì sao? PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Như chúng ta biết, hiện nay, số lượng tham nhũng quá nhiều, từ huyện cho đến xã...trong khi dân đều biết cả. Cho nên, ở VN bây giờ, có 2 nghề giàu nhất là tham nhũng và buôn lậu, mà 2 nghề này không thể thống kê con số tài sản, nghĩa là không thể minh bạch được. Vì vậy, tôi không bất ngờ trước việc Việt Nam có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới. VN có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới Đơn giản chỉ là ở đâu người dân nghèo thì chắc chắn sẽ có nhiều người giàu, đây là quy luật, hơn nữa, sự giàu có kiểu như vậy đều là bất chính: tham nhũng nhiều, buôn lậu thì biên giới dài hàng nghìn cây số, cho nên đó chính là điều kiện giàu ngầm không ai hay biết. Sẽ không bao giờ có chuyện bạn bè thế giới nể phục khi chúng ta có số lượng người siêu giàu tăng, bởi họ chỉ phục đất nước kinh tế tăng trưởng, phát triển, công bằng, văn minh, minh bạch, rõ ràng. Chứ còn đất nước nào dù nghèo đói nhất vẫn có nhiều người giàu thì sẽ không quốc gia nào nể phục điều đó. PV:- Trong khi đó, cũng theo một báo cáo mới đây, các chuyên gia cho rằng, sự chênh lệch giàu nghèo sẽ ngày càng rõ rệt. Nhiều người giàu hơn trong khi chênh lệch giàu nghèo càng tăng lên, điều này thể hiện điều gì, thưa ông? PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Thực ra chênh lệch giàu nghèo cũng do bản thân kinh tế thị trường có nguyên tắc, ai làm nhiều ăn nhiều, ai giỏi thì thu nhập cao, tôi nghĩ điều này đúng. Bởi vì kinh tế thị trường không như kinh tế bao cấp, nó tồn tại phụ thuộc vào sự cạnh tranh, người giỏi - người kém, người chăm - người lười, rõ ràng không có chuyện chia đều, giỏi thì thu nhập cao hơn, thu nhập khá hơn. Vì vậy, nên các nước phát triển kinh tế thị trường đều có chính sách giúp người nghèo, VN cũng đã làm nhưng chỉ làm ở dưới góc độ danh nghĩa không thiết thực, mới chỉ làm hời hợt, mới chỉ người nghèo con cá, mà quên không cho cần câu. VN có số người siêu giàu tăng tốc độ nhanh nhất TG Ở những nước quản lý yếu kém, không công bằng, công khai minh bạch thì lại làm cho tham nhũng, buôn gian bán lận, giàu có lên rất nhanh. Cho nên sự phân hóa giàu nghèo, làm giàu bất hợp pháp thường hay rơi vào nước quản lý kém, luật pháp không rõ ràng, chống tham nhũng chỉ hô khẩu hiệu mà không có hành động. Chính vì vậy, phải làm rõ ràng các cá nhân giàu lên bằng cách nào, giàu bằng gì, nếu như giàu lên bằng tài năng kinh doanh, bằng lao động giỏi, lao động năng suất cao, trí óc vượt trội thì phải ủng hộ. Giàu có nhưng cần minh bạch PV:- Đặc biệt, nhiều chuyên gia khẳng định, Việt Nam đã cơ bản khai thác xong tài nguyên thiên nhiên. Trong khi đó, nền kinh tế của Việt Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi. Vậy thì sự gia tăng số người giàu trong thời điểm này phải được lý giải ra sao? Một số vô cùng ít người giàu lên, trong khi đời sống nói chung không được cải thiện, điều này biểu hiện điều gì? PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Giới giàu có VN hiện nay, chỉ có con số thống kê tài sản mà không biết giàu từ đâu, tất cả mọi thông tin đều không minh bạch. Nói ngay đến các cán bộ xã hiện nay, tiền hỗ trợ người nghèo còn chia nhau, gói mì tôm của dân còn ăn chặn, ngay đến con gà hỗ trợ người nghèo, cán bộ xã còn lấy mang về nhà, thì làm sao xã hội tốt lên được? Đây chính là biểu hiện thoái hóa, xuống cấp của đạo đức. Hơn nữa là vấn đề trong chính sách, đáng lẽ phải làm rõ, giàu lên bằng cách nào, giàu từ nguồn tài nguyên được sử dụng như thế nào. Nếu như giàu lên nhờ mánh lới, bằng lỗ hổng chính sách thì quá đáng buồn. Còn nếu giàu lên bằng việc tổ chức sản xuất, bán được sản phẩm ra nước ngoài thì rất đáng khích lệ. PV:- Giàu có, sung túc là tốt nhưng giàu quá nhanh và không tương đồng với những đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội, giàu có không minh bạch hợp pháp... là điều đáng ngại. Quan điểm của ông ra sao? PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Giàu có là phải khuyến khích, nhưng đó là trường hợp làm giàu hợp pháp bằng trí tuệ và lao động, chứ không phải làm giàu quá nhanh. 2 người Việt lọt vào danh sách siêu giàu Thụy Sĩ Bank Thế nào là hợp pháp, thế nào là minh bạch, thì cũng phải có hệ thống cơ sở luật pháp chắc chắn, có lo ngại cũng không giải quyết được nếu như hệ thống luật pháp vẫn sơ hở. PV:- Có ý kiến cho rằng, sự giàu lên quá nhanh một cách không minh bạch sẽ tạo ra tâm lý chạy đua làm giàu bằng mọi giá. Ông có đồng tình với ý kiến này hay không? Xã hội Việt Nam đã gánh chịu những hậu quả của tâm lý này chưa, xin ông phân tích cụ thể? PGS.TS. Nguyễn Văn Nam:- Ở đâu cũng vậy, dù có ở Mỹ, phương Tây thì bất kì cá nhân nào khi nhìn thấy lợi nhuận cũng sẽ lao đầu vào, nhưng họ có thể nhận ra cái giá phải trả nếu vi phạm phạm luật nên sẽ dừng lại, khác với người Việt. Đặc biệt, xã hội VN cũng đã phải gánh chịu những hậu quả đầu tiên, cứ đọc báo hàng ngày sẽ thấy, nào là tin con giết cha, cha giết con, anh giết em, đó chính là hậu quả của đạo đức xã hội xuống cấp. Người trong gia đình cũng tranh gia tài của nhau, minh chứng cho việc đạo đức xuống cấp. Rồi tai nạn giao thông gia tăng, đánh nhau 6000 người cấp cứu, tại sao đánh nhau phát triển mạnh, mà không chỉ là hai người đánh nhau bình thường, mà còn đâm chém, giết người? Cuối cùng là gia đình tan vỡ, vì khi con người giàu có bất minh thì họ sẽ tự cho phép bản thân ăn chơi, đứng trên mọi luật lệ...đó chính là ảnh hưởng xấu tới xã hội. - Xin cảm ơn PGS.TS đã chia sẻ với Đất Việt! ==================== Lão Gàn điếu dây dưa đến chuyện chính trị - nhóm lợi ích. Nhưng bài viết này của hẳn một PGS lại còn Tiến sĩ nữa mới ghê, mà viết chữ này làm lão điếu hiểu cái gì cả: Lão lục tung tất cả trí nhớ trong cái đầu bã đậu của lão ra mà không hiểu cái gọi là "nghề tham nhũng" là nghề khỉ gió gì? Lại một dạng sáng tạo ngôn từ theo kiểu "văn hóa ị". Hì! Đi buôn thì gọi là nghề. Nhưng "buôn lậu" thì là một hành vi phạm pháp. Điếu ai gọi là "nghề buôn lậu" cả. Ơ! Giàu quá nhanh thì làm sao? Nó xấu xa bỉ ủi hả? Một gã ăn mày đổi đời vì trúng độc đắc cả cặp thì làm sao? Điếu hiểu dạo này zdăng chương nó ra làm sao ấy nhỉ?2 likes -
Quán vắng!
thanhdc liked a post in a topic by Thiên Sứ
'Thánh Gióng tắm ở Hồ Tây': Kích thích trí tưởng tượng, tiềm năng sáng tạo của học sinh 17/03/2015 16:30 (TNO) Trước bàn tán của dư luận xung quanh việc một cuốn sách giáo khoa dành cho học sinh lớp 5 “sáng tác” chuyện “lạ” về Thánh Gióng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã chính thức lên tiếng. Theo công văn trả lời báo chí của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và GS Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 5), bài tập được bài báo nêu nằm trong cuốn Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được lấy lại từ cuốn Tiếng Việt 5, tập hai (Nhà xuất bản Giáo dục, 2010, trang 86). Đoạn văn trong bài tập trích từ bài viết nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Đình Thi: “Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích” (Nguyễn Đình Thi toàn tập, tập IV, Nhà xuất bản Văn học, 2009, trang 148). Đoạn trích khiến dư luận bàn tán cho rằng một sáng tác "lạ" về nhân vật Thánh Gióng Mục tiêu của bài tập là rèn luyện cho học sinh kỹ năng liên kết các câu trong đoạn, qua đó học hỏi cách sử dụng từ ngữ linh hoạt của nhà văn. Đoạn văn được trích thể hiện trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nhà văn. Ngay ở câu mở đoạn, Nguyễn Đình Thi đã nói rõ là ông tưởng tượng ra một kết cục khác của câu chuyện: “Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi...”. Tuy vậy, phần lớn các chi tiết trong đoạn văn đều là chi tiết có trong các truyền thuyết về Thánh Gióng. Theo cuốn Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội, 2010 (trang 153-154) thì truyền thuyết dân gian trong vùng và bản thần tích Phù Đổng Thiên Vương hiện lưu trong đền Gióng ở làng Xuân Tảo (làng Cáo), xã Xuân Đỉnh, huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, kể rằng: “Vào ngày đầu tháng tư âm lịch, trên đường đi đánh giặc Ân về, Thánh Gióng đã dừng chân, buộc ngựa vào cây đa đầu làng, ngồi nghỉ trên một phiến đá, sau đó nhảy xuống hồ tắm mát, rồi quay lên tắm lại bằng nước giếng của làng ở chân gò Con Phượng. Dân làng bảo nhau mang cơm, cà ra dâng thánh ăn trưa. Lúc vội vàng phi ngựa lên đỉnh Sóc Sơn để bay về trời, Đức Thánh bỏ quên thanh roi sắt bên phiến đá. Để ghi nhớ công ơn Thánh Gióng, dân làng cùng nhau lập miếu thờ”. "Như vậy, chỉ có khác biệt giữa truyền thuyết với bài viết của nhà văn Nguyễn Đình Thi là theo truyền thuyết Thánh Gióng bay về trời, còn Nguyễn Đình Thi cho là tráng sĩ đã hy sinh trên đất mẹ", công văn nêu. Nhà xuất bản và GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ biên sách bày tỏ quan điểm: “Đoạn văn của Nguyễn Đình Thi có thể gợi cho học sinh những suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ câu chuyện dân gian các em vẫn nghe, từ đó kích thích trí tưởng tượng và tiềm năng sáng tạo của các em - một trong những nội dung nằm trong mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn, kể từ cấp Tiểu học”. Tuệ Nguyễn ==================== Lão Gàn vốn phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ, đáng lý ra chẳng có quyền ý kiến, ý cò gì với các cao nhân tiền bối như ông Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Văn Thuyết, và lại còn cả hẳn cái Nxb Giáo Dục nữa kia chứ. Nhưng vì thấy nó mang tính "lý thuyết khoa học hiện đại" (Vốn không có tính hợp lý - theo giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu tại cafe Trung Nguyên), nên có vài lời phàn nàn vớ vẩn như sau: Xin lỗi ông Nguyễn Đính Thi. Cái gọi là sự sáng tạo của ông thực ra chỉ là "hiện thực hóa" một truyền thuyết của văn hóa truyền thống Việt, nếu không muốn nói nặng lời hơn là xuyên tạc và hạ thấp đi giá trị của nó bằng thứ tư duy chẳng mấy thông minh của ông. Bản thân nội dung truyền thuyết của tổ tiên người Việt đã quá thừa sự sáng tạo và trí tưởng tượng: hình tượng "ngựa sắt" có thể chạy như ngựa thật; hét ra lửa; theo ông đã sáng tạo và kích thích làm giàu trí tưởng tượng chưa? Chú bé ba tuổi, ăn hết lương thực của cả làng rồi vươn vai đứng dậy thành người khổng lồ, đã đủ gọi là trí tưởng tưởng phong phú chưa? Chưa hết, có thể nói cả một câu chuyện đầy tính tưởng tượng, sáng tạo rất huyền thoại: Nhổ cả bụi tre làm vũ khí đánh giặc, vó ngựa đi đến đâu thành ao hồ đến đấy, khói lửa từ ngựa sắt phun ra làm tất cả tre trong vùng cháy thành một giống tre vàng còn lại đến ngày hôm nay...vv....và ...vv....Chưa hết, còn đoạn này mới vượt qua khỏi cái tầm thường của thế gian này ông ạ. Đó là sau khi đánh thắng giặc Ân với tất cả những kỳ tích thần thánh, nếu cứ theo lý ở đời thì chẳng thiếu gì kẻ khoe công tích để hưởng lộc. Nhưng ở đây, Ngài Thánh Gióng lại bỏ lại hết mà bay về trời với chiến thắng trọn vẹn. Vĩ đại như vậy, nhưng ông Nguyễn Đình Thi lại tầm thường hóa với một cái chết rất đời thường, do bị thương mà chết trong đau đớn?! Với cái chết này, sự cao cả của Đức Thánh Gióng bỏ lại hết danh lợi của thế gian trong một chiến thắng trọn vẹn, đã trở thành Ngài chết vì thương tích do giặc Ân gây ra. Một thứ chiến thắng không trọn vẹn và đời thường. Vậy mà các ông cho rằng đấy là sáng tạo của ông Nguyễn Đình Thi để khuyển khích trí tưởng tượng của học sinh?! Tôi xin nói thẳng: Sự dốt nát của các ông khi tầm thường hóa một truyền thuyết nổi tiếng của văn hóa truyền thống Việt, chính là nguyên nhân đè bẹp trí sáng tạo của học sinh Việt mà tổ tiên để lại cho các thế hệ con cháu ngày nay. Bởi vậy, đây là một thí dụ nữa cho việc nếu tiếp tục phủ nhận chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử thì tôi sẽ tiếp tục xem đến bao giờ cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam thành công với những thứ tư duy kiểu này?!1 like -
Quán vắng!
Đại Phúc liked a post in a topic by Thiên Sứ
“Cần chung tay cứu lấy tương lai các em” Thứ Ba, 17/03/2015 - 00:03 Dân trí Ngày 16/3, Sở GD-ĐT Trà Vinh đã công bố kết luận kỷ luật nhóm học sinh tham gia đánh hội đồng bạn học tại Trường THCS Lý Tự Trọng. Có nhiều ý kiến trái chiều nhưng đa số đều cho rằng gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay cứu lấy tương lai các em. Khi nghe hình thức kỷ luật trong nhóm học sinh đánh hội đồng nặng nhất là buộc thôi học 1 tuần, nhẹ nhất là khiển trách, hầu hết người thân nữ sinh N.T.H. P. đều không tán thành vì quá nhẹ, không có sức răn đe. Ông Nguyễn Phước Lập, bác ruột em P. cho biết: "Với kết luận như vậy gia đình không đồng ý vì chưa mang tính răn đe nên gia đình sẽ khiếu nại. Làm như vậy chẳng khác nào cho mấy em bị đánh nghỉ học 1 tuần rồi đâu lại vào đó". Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà Vinh), nơi xảy ra sự việc. Đối với gia đình những học sinh đánh hội đồng bạn thì đồng ý với kết luận của hội đồng kỷ luật dù với bất cứ hình thức nào. Ông Trần Quốc Dũng, cậu ruột em Lâm Trần Bình Trọng cho biết: "Cha mẹ Trọng ly dị nên từ nhỏ cháu sống với tôi, quyết định kỷ luật như thế nào gia đình cũng chấp nhận vì cháu mình đã sai, đã có hành động bồng bột. Cho dù nặng nhất là đỉnh chỉ 1 năm gia đình cũng chấp nhận. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ hội đồng kỷ luật đã cân nhắc để các cháu có điều kiện sửa đổi những sai lầm của mình. Bây giờ trách nhiệm của xã hội, gia đình, nhà trường phải làm sao uốn nắn các cháu không sai lầm nữa". Bàn về hình thức kỷ luật ông Phạm Viết Thạch, Trưởng ban thanh thiếu nhi trường học (Tỉnh đoàn Trà Vinh) cho rằng: "Nên thông cảm và tạo điều kiện cho các em sửa đổi. Theo tôi không nên kỷ luật nặng mà giúp các em nhận biết lỗi của mình để trở lại trường vì các em ở độ tuổi còn nhỏ rất quan trọng vẫn là giáo dục. Sắp tới tỉnh đoàn sẽ có kế hoạch đến nhà vận động cho các em đến trường". Còn bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh cho rằng: "Bây giờ rất khó để nói mức kỷ luật các em nặng hay nhẹ vì các em ở trong độ tuổi còn quá nhỏ. Khi đưa ra hình thức kỷ luật, hội đồng đã rất cân nhắc, sẽ tạo điều kiện để các em sửa sai". Theo bà Tâm, khi xem clip ai cũng thấy rất phẫn nộ cho hành vi của các em. Sau khi sự việc xảy ra, Hội Phụ nữ tỉnh, TP Trà Vinh đã tiếp cận tìm hiểu, thăm hỏi gia đình nữ sinh P. và giúp gia đình vượt qua khó khăn, có một số tiền đi khám bệnh. Còn đối với nhóm học sinh đánh bạn cũng đến nhà tìm hiểu thông tin để nắm rõ sự việc, có giải pháp kịp thời vì tâm lý của các em cũng rất hoang mang. "Sắp tới hội phụ nữ sẽ tuyên truyền chị em phụ nữ quan tâm, giáo dục con cái. Trước khi xảy ra sự việc đánh hội đồng, Hội Phụ nữ đã có kế hoạch kết hợp với nhà trường giáo dục các em học sinh nữ và đã thông qua thường vụ. Theo kế hoạch, các cấp hội sẽ thường xuyên dự sinh hoạt đầu giờ để tuyên truyền giới trẻ hiểu rõ về giới, chấn chỉnh tình trạng yêu đương sớm, bạo lực học đường, an toàn giao thông..." - bà Tâm chia sẻ. Bà Nguyễn Thị Minh Tâm cho rằng gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm chung tay cứu lấy tương lai các em. Theo bà Tâm, ngoài việc xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan, thì nhà trường, gia đình, xã hội cần chung tay để giúp các em sau khi kỷ luật. Tuy sự việc xảy ra, ai trong chúng ta cũng đau lòng nhưng dù đau tới đâu cũng không thể bỏ mặc các em ra ngoài xã hội khi trong độ tuổi còn rất nhỏ. Việc bỏ mặc các em trong lúc này chẳng khác nào cho các em vào đường cùng. Trong buổi họp báo chiều 16/3, ông Nguyễn Thành Nguyện, giám đốc Sở GD-ĐT Trà Vinh khẳng định: "Hội đồng kỷ luật đã cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi đưa ra hình thức kỷ luật đối với những cá nhân liên quan. Hình thức kỷ luật các em học sinh vừa răn đe nhưng vẫn thể hiện tính nghiêm minh. Sau khi kỷ luật sẽ phân công cụ thể giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội để quản lý tốt hơn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngành, nhất là công an để tránh xảy ra tình trạng bạo lực học đường". Minh Giang ==================== Mấy hôm nay bịn quá. Cấp cứu hai lần. Bi wờ hơi tỉnh lại. Nhớ lại hồi còn nhỏ - từ lớp 3/ 10 đến lớp 5/ 10, lão Gàn cũng tham gia đánh nhau từ trong lớp ra đến ngoài đường. Hì. Hôm nào tỉnh hẳn lão Gàn sẽ viết "hồi ký" kể lại những chuyện đánh đấm này. Còn nhiều thằng trong đám đánh nhau đó còn sống đến ngày hôm nay, "nhân chứng, vật chứng" đầy đủ. Hì. Làm gì mà giật cái tít nghe thấy ghê vậy?! Trong lúc ngất ngây gần chết, hồn lạc đến cổng Thiên Đàng. Lão Gàn nghĩ nếu qua được trận này sẽ viết tiểu luận: "Vị trí giáo dục và văn hóa trong văn hiến Việt", sau đó xin về chầu Thượng Đế, nếu như được Ngài cho phép. Hì. Thiên tử trọng hiền hào Văn chương giáo nhĩ tào Vạn ban giai hạ phẩm Duy hữu độc thư cao.1 like