• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 14/03/2015 in all areas

  1. Một số từ cổ dịch từ các tác giả Người ta thường nhắc tới tập An Nam dịch ngữ ( ANDN ) được biên soạn vào thế kỷ 15-16. Đây là tập từ vựng Hán-Việt đối chiếu do người Trung Quốc đời Minh soạn nhằm mục đích hổ trợ các sứ thần Trung Quốc trong việc thông hiểu và phiên dịch ngôn ngữ tiếng nước khác khi giao tiếp. ANDN có 716 mục từ được sắp theo 17 môn : Thiên văn, Địa lý, Thời lệnh, Hoa mộc, Điểu thú, Cung thất, Khí dụng, Nhân vật, Nhân sự, Thân thể, Y phục, Ẩm thực, Trân bảo, Văn sử, Thanh sắc, Số mục, Thông dụng. Theo ông Vương Lộc , người nghiên cứu sách An Nam Dich Ngữ , ( Hà Nội-Đà Nẵng, Nhà xb Đà Nẵng -1995 ) , tiếng Việt trong ANDN là phương ngữ Bắc Bộ. Một vài thí dụ theo thiển ý , cho thấy sự giống nhau giữa tiếng Mường ngày nay và tiếng Việt ở thế kỷ 15 , 16 : 1-Sách ANDN ghi âm tiếng chỉ ( lá ) DÂU bằng chữ 都 ( Đô ) . Như thế có nghĩa là ở thế kỷ 15 , 16 , người Việt vẫn còn gọi ( lá ) DÂU là TÔ giống như người Mường ngày nay , cho nên Tầu nó mới dùng chữ ĐÔ 都 để ghi âm . Người Mường ngày nay vẫn còn nói : / thảm ăn lá tô / = tằm ăn lá dâu 2-Sách ANDN ghi âm tiếng chỉ HÀ ( = SÔNG ) bằng chữ KHÔNG 空 . Như thế có nghĩa là ở thế kỷ 15 , 16 , người Việt vẫn còn gọi SÔNG là KHÔNG giống như người Mường ngày nay , cho nên Tầu nó mới dùng chữ KHÔNG 空 để ghi âm . 3- Sách ANDN ghi âm tiếng chỉ ( con ) TRÂU bàng 2 chữ 革蔞 CÁCH LÂU ,phương ngôn Mường ngày nay có nơi vẫn gọi con K'LU là con TRU , con TRÂU . "...họ Hồng Bàng(鴻鴻氏)( SIC ), với ý nghĩa là họ thời hồng hoang vĩ đại mở nước..." Cứ theo webside :[www.hanviet.org] nghĩa của từ ghép HỒNG BÀNG/LONG là : 鴻 hồng 1. (Danh) Chim hồng, một loài chim ở ven nước, to hơn con mòng, lưng và cổ màu tro, cánh đen bụng trắng, mỏ giẹt, chân ngắn, khi bay sắp thành hàng. ◇Tô Thức 蘇軾: Nhân sinh đáo xứ tri hà tự, Ưng tự phi hồng đạp tuyết nê 人生到處知何似, 應似飛鴻踏雪泥 (Hoài cựu 懷舊) Cuộc nhân sinh, rồi đây biết sẽ như thế nào? Hãy coi như một chim hồng giẫm chân lên bãi tuyết. 2. (Danh) Họ Hồng. 3. (Tính) Lớn. § Thông hồng 洪. ◎Như: hồng hi 鴻禧 phúc lớn. 4. (Tính) Cao lớn. ◎Như: bàng đại 龐大 to lớn. 龐 bang 1. (Tính) Cao lớn. ◎Như: bàng đại 龐大 to lớn. 2. (Tính) Rối ren, ngổn ngang, tạp loạn. ◎Như: bàng tạp 龐雜 bề bộn. 3. (Danh) Mặt mày, diện mạo. ◎Như: diện bàng 面龐 diện mạo. ◇Tây sương kí 西廂記: Y quan tế sở bàng nhi tuấn 衣冠濟楚龐兒俊 (Đệ nhị bổn 第一本) Áo mũ chỉnh tề mặt mày tuấn tú. 4. (Danh) Họ Bàng. 渾然宏大。 古人以天體未形成之前, 宇宙渾沌一體稱為“龐鴻”。 ▶ 漢 張衡 《靈憲》: “道根既建, 自無生有。 太素始萌, 萌而未兆, 并氣同色, 渾沌不分。 故道志之言云, ‘有物渾成, 先天地生’, 其氣體固未可得而形, 其遲速固未可得而紀也。 如是者又永久焉, 斯謂龐鴻。” ▶ 晉 皇甫謐 《帝王世紀》: “太素始萌, 萌而未兆, 謂之龐洪。” Hỗn độn lớn lao. Người xưa cho rằng trước khi bầu trời chưa thành hình thì vũ trụ là một mớ hỗn độn gọi là 'bàng hồng'. Linh hiến của người thời Hán là Trương Hành chép: "Gốc đạo đã dựng, từ không thành có. Vật đầu tiên bắt đầu mọc, mọc nhưng chưa nảy ra, chỉ là một bọc khí cùng màu, hỗn độn không phân biệt, cho nên sách đạo có nói 'có vật sinh ra từ mớ hỗn độn, bắt đầu sinh ra trời đất', mớ khí ấy vốn chưa thành hình được, nó khi nhanh khi chậm chưa thể thành hình được. Như thế lại lâu dài, ấy gọi là 'bàng hồng'." Đế vương thế kỉ của người thời Tấn là Hoàng Phủ Mật chép: "Vật đầu tiên bắt đầu mọc ra, mọc nhưng chưa nảy ra, gọi là 'bàng hồng'." [tw.ichacha.net] ___________________ 鴻龐 hồng bàng cũng như 龐鴻 bàng hồng 鴻 hồng thông với 洪 hồng Vậy các sử gia thời xưa gọi dòng họ của Hùng Vương là dòng họ mở đầu dựng nên nước ta là họ Hồng Bàng (鴻龐氏), giống họ Hỗn Độn (渾沌氏) vậy. Đây là từ chỉ chung cho thời dựng nước. 鴻龐 Hồng Bàng còn chép là 鴻厖/洪厖 Hồng Mang/Hồng Mông nghĩa là rộng lớn, dày đậm, hồng hoang, hỗn độn... Lô sơn cao (Tống - Âu Dương Tu soạn) 上摩青蒼以晻靄,下壓后土之鴻厖。 Thượng ma thanh thương dĩ yểm ái, hạ áp hậu thổ chi hồng mang. Trên chạm vào trời xanh với mây phủ, dưới đè lên đất dày liền chân rộng. __________________ Không còn nghi ngờ gì nữa: 鴻龐氏 Hồng Bàng thị là thời kì hồng hoang hỗn độn, mới dựng nước, sơ khai của nước ta, theo ý của sử gia thời xưa là vậy đó. Lĩnh Nam Trích Quái , Toàn Thư - Ngoại Kỷ có thấy nói gì đến họ 鴻厖/洪厖 Hồng Mang/Hồng Mông bao giờ đâu ? Nước Văn Lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học Hoàng Thị Châu Trước đây, trong một bản báo cáo khoa học học đăng 1963 về mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông, chúng tôi đã có dịp trình bày về một hệ thống tên sông được hình thành trên một cơ sở ngôn ngữ chung cho cả miền Đông Nam Á. Tiêu biếu cho hệ thống đó là sự trùng tên hai con sông lớn nhất trong vùng: sông Dương Tử và sông Mê-kông (cả hai đều có tên là Công). Hệ thống tên sông này có thể cắt nghĩa bằng ngôn ngữ của các dân tộc hiện đang sống ở đây. Điều này chứng minh rằng: những ngôn ngữ ở đây đã được phát triển liên tục. Trong quá trình phát triển lịch sử ở đây không xảy ra viện thay thế những ngôn ngữ khác nhau (1 Trường Đại học Tổng hợp: Thông báo khoa học, Tập Ngôn ngữ-Văn học Hà Nội, 1966). Tuy nhiên tên sông là loại địa danh cổ nhất, nó ứng với thời kỳ các tộc người chưa phân hóa rõ rệt thành những dân tộc cụ thể, với những tên gọi và những đặc trưng nhiều mặt khác nhau chưa hình thành rõ nét. Hệ thống tên sông ở Đông Nam Á chỉ giúp chúng ta hình dung được phần nào địa bàn sinh sống và nền tảng ngôn ngữ của những dân tộc kế tục phát triển trên đó. Nhưng trên cái nền bao quát đó, tổ tiên người Việt ở đâu? Đâu là nơi tổ tiên chúng ta dựng làng, lập nước, khởi đầu cho một dân tộc có truyền thống vẻ vang ngày nay? Muốn trả lời câu hỏi trên, chúng ta phải lần lượt xét đến nhưng loại địa danh gần gũi với chúng ta hơn như: tên nước, tên làng... Về tộc danh này đã có nhiều ý kiến giải thích như: “Văn Lang là nước của những quan lang xăm mình” Đào Duy Anh, “Văn Lang là do chép nhầm từ tên Dạ Lang” (Ma-xpê-rô). R.Xtai-nơ, tác giả cuốn Nước Lâm Ấp đặt tên Văn Lang vào trong một hệ thống tộc danh và địa danh có yếu tố “Lang” như Bạch Lang (Tứ Xuyên), Việt Lang (Quảng Đông), Dạ Lang (Quảng Tây), Mơ-ran, Mơ-ren, Mơ-nông, Tchang-lang, Khang lang... và đối chiếu yếu tố lang trong danh từ riêng với những danh từ chung chỉ ao, hồ, làng, đầm ở các địa phương trên. Xtai-nơ có ý muốn giải thích tộc danh Văn Lang bằng những từ này. Chúng tôi tán thành phương pháp làm việc của Xtai-nơ trong khi nghiên cứu vấn đề này, vì đó là một phương pháp ngôn ngư học, đúng hơn là phương pháp của các tác giả khác. Không theo giải thích tộc danh bằng cách phán đoán tùy tiện và hơn nữa lại tách một tên gọi ra làm hai phần và mỗi phần giải thích bằng một thứ ngôn ngữ khác nhau. Tên Văn Lang không đứng một mình mà nằm trong một hệ thống tộc danh có yêu tố chung là “-Lang”. Ở Đông Nam Á (cũng như ở nhiều nơi khác trên the giới) chúng ta có thề tìm thấy nhiều hệ thống tộc danh kiểu này. Chẳng hạn hệ thống tộc danh có yêu tố “pu” “phu”: Phu Xai là tên người Lào tự xưng, Phu Thung: tên một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Thái mà người ta còn gọi là Mường Cửa Rào. Pu Y (Bố Y) là tên người Choang tự xưng ở các huyệt Long An, Điền Lâm, Tam Giang thuộc Quảng Tây. Pú Thủ (Bố Thổ): tên gọi người Choang ở huyện Điền Dương, Bách Sắc. Hệ thống tộc danh Mon, Moe, Mọi là tên tự xưng của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khơ-me sinh sống dọc Trường Sơn và rải rác ở vài nơi trên đất Miến Điện. Hệ thống tộc danh Thái, Xai, Đay, Tày... là tên tự xưng của nhiều dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Và hệ thống tộc danh có yếu tố “Lang” chúng ta có thể bổ sung một vài tài liệu cho danh sách mà Xtai-nơ đã thống kê. Theo sử cũ chép lại thì có nhóm người Dạ Lang sinh sống ở bắc Quảng Trị. Theo các sách viết vào đời Minh ở Trung Quốc, như Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư, thì ở tỉnh Quảng Tây có nhiều người Lang (Lang nhân), đâu đâu cũng thấy, do đó thổ bình vùng này được gọi là Lang binh. Thế là người Choang, cách đây đến 4, 5 thế kỷ vẫn còn được gọi là người Lang. Tên Choang tộc hiện nay đọc theo âm Hán Việt là Chàng tộc, chẳng qua chỉ là biến thể ngữ âm của tên Lang, cũng như cách phát âm khác nhau giữa tên lang Hán Việt và chàng trong tiếng Việt. Vậy những yếu tố được lắp đi lắp lại ở những địa danh trên là gì. Từ phu, phu trong hệ thống tộc danh thứ nhất tìm thấy trong các ngôn ngữ nhóm Thái với nghĩa là “người đàn ông”. Chính từ phu này đã thâm nhập vào tiếng Hán và với nghĩa là “đàn ông” “chồng” như: nông phu, thất phu, phu quân... Từ này còn tìm thấy trong những ngôn ngữ ở cực nam Trung Bộ như trong tiếng Bi-at, Stiêng thì bu có nghĩa là “Người”. Các từ môn, mol, mọi trong nhiều ngôn ngữ thuộc nhóm Môn Khơ-me dọc Trường Sơn và trong tiếng Mơ-nông đều có nghĩa là “người”. Trong tiếng Dao, từ mun cũng có nghĩa là người. Thông thường tộc danh và nhất là những tộc danh cổ đều xuất phát từ những danh từ chung có nghĩa là “người”. Trên thế giới loại tộc danh như thế, hiện nay còn gặp được rất nhiều, nhấl là ở những dân tộc thiểu sổ sống ở miền rừng núi. Vậy Lang có nghĩa là gì? Chúng ta thấy từ Lang xuất hiện trong tiếng Hán rất muộn, mãi đến đời Đường trong sách vở mới có từ này, với nghĩa là “đàn ông” đối lập với chữ “nương” là nàng. Trong tiếng Việt có những từ tương đương là chàng và nàng. Những từ này hiện nay không còn dùng với vẻ tôn kính như xưa. Nhưng nếu chúng ta đi thăm lại các di tích thờ cúng cũ như những nơi thờ nhân thần và thiên thần thời Hùng Vương như thờ Tản Viên và các vị quan lang con các Vua Hùng chẳng hạn thì chúng ta sẽ được nghe tên những vị thần đại loại như sau: Đức Chương Nhị đại vương, Đức Chương Út đại vương, Đức Cương Trực đại vương-tên 3 vị thánh thờ ở đình Bảo Đà, Việt Trì. Xã Hồng Hà (Lâm Thao, Vĩnh Phú) có đình thờ nữ thần tên là Non Trang da nàng... Những tên này được kiêng cữ rất kỹ, chỉ có cụ tiên chỉ và ông từ biết để khấu khi cúng hèm mà thôi. Như thế là trong tên nôm húy, các vị thần đều được gọi bàng chàng và nàng. Theo Lĩnh Nam chích quái thì các con trai Hùng Vương gọi là quan lang, con gái gọi là mỵ nương. Nhiều học giả cho rằng chính từ quan lang này đã lưu lại ở người Mường và về sau vẫn dùng để gọi giai cấp quý tộc phong kiến: quan lang là người đứng đầu một mường. Nhưng như chúng ta đã thấy ở trên, những từ lang và nàng (nương) dùng để gọi con trai con gái Hùng Vương vẫn được ghi lại trong các đình miếu người Việt và được phát âm theo kiểu hiện nay là chành và làng (sau này chúng ta sẽ trở lại những từ quan lang và mị nương). Vậy những từ lanq và nương đã từ những ngôn ngữ phía nam Trung Quốc thâm nhập vào tiếng Hán, cũng như từ giang là “sòng” đã được phân tích ở trên. Đi thêm vào các ngôn ngữ phương Nam, chúng ta sẽ gặp từ drang-lô trong tiếng Ba-na có nghĩa là “đàn ông”, trong tiếng, Ê-đê a-rang là “người”, trong tiếng Chàm u-rang, trong các ngôn ngữ In-đô-nê-xi-a, Mã Lai o-ranq đều có nghĩa là người. Vậy những tộc danh Lang, Văn Lang, Dạ Lang... đã bắt nguồn từ một danh từ có nghĩa là “đàn ông”, “người” với những hình thái biến đổi khác nhau tùy theo ngôn ngữ, phương ngữ và tùy theo từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Những tộc danh như Văn Lang, Việt Lang, Bạch Lang, xét về cách phát âm tiếng Việt cổ và tiếng Hán cổ (vì dùng tiếng Hán để phiên âm tiếng địa phương), đều bắt đầu bằng bán nguyên âm môi “w” hay phụ âm môi “p” và theo với quy luật biến âm thì những âm này thông vớt các nguyên âm trên môi, như o, u tức là có thể chuyển âm lẫn cho nhau từ trạng thái nọ sang trạng thái kìa, cũng như hai phụ âm l và r cùng thông với nhau. Những từ như Văn Lang, Việt Lang với u-rang, o-rang cũng như Dạ Lang với drang (trong drang-lô) vẫn được xem là những từ giống nhau trong phương pháp so sánh của ngôn ngữ học lịch sử. Hơn nữa, trong tiếng Hán, trong khoảng 2.000 năm trở lại đây, không có phụ âm r, do đó những từ có phụ âm r trong các ngôn ngữ khác đều được phiên âm sang chữ Hán bằng l. Chữ nôm của ta cũng phản ánh điều này. Nếu chúng ta chiếu trên bản đồ thì sẽ thấy khu vực có tộc danh Lang dài ra từ sông Dương Tử cho đến miền Trung Bộ Việt Nam, tập trung nhất ở vùng Lưỡng Quảng và Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. Còn những danh từ chung chỉ “người” có dạng tương tự: lang, drang-lô, o-rang... chiếm một địa bàn lớn hơn: cả vùng đồng bằng duyên hải và các hải đảo bao quanh và tạo thành Nam Hải. Nếu vì vai trò của Nam Hải trong lịch sử các dân tộc Đông Nam Á với Địa Trung Hải đối với các nước Nam Âu và Bắc Phi thì cũng không có gì quá đáng. Mộl lần nữa, chúng ta lại bắt gặp sự liên quan về nguồn gốc giữa tên riêng với danh từ chung. Xét về phương diện địa lý thì vùng các dân tộc danh Lang nằm gọn trong lõi của địa bàn có danh từ chung tương tự. Thông thường, tên riêng gắn liền với quê hương cũ, nơi đó được sinh ra, còn danh từ chung theo với sự trao đổi, tiếp xúc giữa các tộc người và giữa các ngôn ngữ có thể đi xa hơn. Sự xuất hiện tộc danh đánh dấu thời kỳ bắt đầu phân hoá, cá tính hóa giữa các tộc người để hình thành các dân tộc (hiểu theo nghĩa rộng). Vậy tộc danh Văn Lang, đúng như truyền thuyết đã lưu lại, có thể là một trong những tộc danh cổ nhất của dân ta, đồng thời nó cũng chỉ cho chúng ta mối quan hệ chặt chẽ về họ hàng, về ngôn ngữ với những tộc người xung quanh và địa bàn sinh sống của họ. Theo Lĩnh Nam chích quái về các sách sử của nước ta như: Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư thì Hùng Vương hưng khởi ở “bộ” Văn Lang, tức là đất Phong Châu cũ, bao gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây, Hà Nội hiện nay, và từ đây thu phục các “bộ” khác xung quanh gồm cả thảy 15 bộ (con số theo truyền thuyết), chiếm cả một phần miền Lưỡng Quảng, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Xem thế thì khu vực chúng ta tìm thấy các tộc danh Lang khá ăn khớp vớt cương vực nước Văn Lang trong sử sách. Bây giờ chúng ta chuy ển sang một loại tài liệu địa danh khác có thể xác minh thêm về cương vực nước Văn Lang: tên xã thôn. Với phương pháp thống kê địa danh học có thể vạch một cách khái quát ngay trên bản đồ những vùng dân cư có nguồn gốc khác nhau. Tây Bắc là vùng tập trung tên nơi cư trú với từ mường, chiền. Vùng Việt Bắc thì tập trung địa danh với từ bản, nà. Địa danh ở Tây Nguyên được chia thành hai cụm: -trên cao nguyên Đắc Lắc là cụm địa danh với từ buôn -ở cao nguyên Côn Tum lại là cụm địa danh với từ plây. Những từ như mường, bản, buôn, plây đều là những danh từ chung trong các ngôn ngữ dân tộc để chỉ những đơn vị cư trú tương đương với xã thôn. Bên cạnh những cụm địa danh ấy là một mảng rộng lớn những địa danh Hán Việt trải dài từ Bắc đến Nam. Nhưng đấy chỉ là quan sát địa danh theo sự phân bố hiện nay. Nhưng nếu chúng ta thử đào sâu xuống mảng địa danh Hán Việt đang trùm kín hầu như khắp nơi vùng người Việt ở thì có thể thấy, phía dưới còn có một lớp địa danh cổ hơn, đây là lớp tên nôm với yếu tố cấu thành là từ Kẻ. Không phải đi xa, chỉ cần ra ngoại thành Hà Nội, chúng ta có thể nghe các ông già, bà cả hay trong nhưng câu chuyện thân mật giữa những người cùng làng, những tên nôm như Kẻ Mẩy (tên Hán Việt là Mễ Trì, Kẻ Cót (tức là làng Yên Quyết), Kẻ Vọng (Dịch Vọng)… Những tên nôm như thế rất nhiều và có thể nói rằng hầu hết các xã thôn Việt Nam ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, bắc Trung Bộ (Khu 4 cũ) đều có. Nhưng đi quá hơn nữa vào nam Trung Bộ và Nam Bộ thì không thấy nữa. Ở vùng thượng du Bắc Bộ và miền núi bắc Trung Bộ cũng không có. Tên nôm hiện nay đang bị quên dần vì ít được dùng đến, nhưng nó đã tồn tại rất lâu và trước đây trong một thời gian dài đó lồn tại song song với tên Hán Việt, với sự phân công khá rõ ràng, tên nôm dùng để gọi, tên Hán Việt dùng để viết. Do đó, mà tên Hán Việt còn được gọi là tên chữ. Như chúng ta đều biết, tên đặt ra trước tiên để gọi, và khi xã hội phát triển ở mức độ khá cao mới nảy sinh ra nhu cầu ghi chép. Hơn nữa, xét tương quan ngữ âm giữa cặp tên nôm và những tên chữ thì chúng ta thấy rất rõ là tên chữ được đặt ra bằng cách phiên âm tên nôm (và trong một vài trường hợp riêng biệt, bằng cách dịch nghĩa). Điều này một lần nữa, khẳng định nhu cầu ghi chép là điều kiện xuất hiện của tên Hán Việt. Sự tồn tại lâu đời của tên nôm còn có thể hiện ra ở bản thân nó là những từ khó hiểu, nhiều từ không tìm thấy trong từ vựng tiếng Việt hiện đại. Vì nhưng từ này càng cổ thì càng khó hiểu. Đọc thơ của Nguyễn Trãi, cách chúng ta có năm thế kỷ mà cũng lắm từ rất xa lạ với tiếng Việt ngày nay. Và cuối cùng cái biên giới mà lớp tên nên dừng lại, như đã nói ở trên, không vượt quá phía nam vùng Trị Thiên, cũng chứng tỏ rằng lớp địa danh này gắn bó với địa bàn sinh tụ của người Việt từ cổ cho đến đời Lý, Trần. Những miền đất đai người Việt đến ở về sau chỉ thấy có tên Hán Việt, không có tên nôm đi với từ kẻ nữa. Như thế tức là việc đặt tên nôm vời từ kẻ bây giờ bắt đầu lỗi thời và kiệu địa danh đặt bằng từ Hán Việt đã trở thành hợp thời, và từ kẻ từ sau thời Lý, Trần trở đi bị đẩy ra khỏi vốn từ vựng tích cực và đã trở thành từ cổ. Đến nay thì không ai biết đến nghĩa của nó nữa. Tuy nhiên xét vị trí và chức năng của chúng trong địa danh, chúng ta có thể hiệu được. -Từ kẻ đặt trước tên nôm để gọi một địa điểm cư trú tương đương với xã thôn hiện nay. Từ kẻ có thể thay thế bằng từ làng. Hiện nay từ kẻ không thấydùng một mình ngoài tên nôm nữa, vì nó là một bộ phận của tên nôm. Trong tiếng Mường cũng có một từ tương tự về nghĩa và âm với từ “kẻ”, đó là từ “ku-el”. Ku-el là một đơn vị hành chính cơ sở trong tổ chức xã hội người Mường tương đương với xã thôn của người Việt và cùng có một nội dung như từ kẻ. Ở thế kỷ thứ 17, còn thỉnh thoảng gặp từ “kẻ” trong tiếng Việt, và có nghĩa là “quê hương”, “xứ sở”. Từ quê có thể cũng là một dạng biến đổi của từ kẻ trong quá trình sinh sôi nảy nở danh từ chung trong vốn từ vựng tiếng Việt. Về vùng địa danh có từ “kẻ”, nhiều học giả còn chỉ thêm rằng, những từ có âm tương tự với từ “kẻ” Việt Nam như “cô”, “cổ”, “qua”, “quá“ là đặc điểm của tên nơi cư trú vùng Lưỡng Quảng (Từ Tùng Thạch, R.Xtai-nơ). Trong nhiều tên làng Việt Nam, từ “kẻ” trong tên nôm cũng được phiên âm ra tên Hán Việt bằng từ “cổ” như: Kẻ Trai thành Cổ Trai (ở Thừa Thiên), Kẻ Nưa thành Cổ Ninh (ở Thanh Hóa), Kẻ Noi thành Cổ Nhuế (ở ngoại thành Hà Nội), Kẻ Giai thành Cổ Trai (ở Duyên Hà, Thái Bình), Kẻ Nét thành Cổ Niệt (ở Hải Phòng, vùng Kiến An). Đào Duy Anh cũng cho rằng từ “Cổ” trong tên Cổ Loa có lẽ được chuyển âm từ kẻ mà ra. Tuy nhiên Từ Tùng Thạch lại nghĩ rằng có, cổ, qua, quá, trong địa danh vùng Lưỡng Quảng là chuyển âm từ danh từ cá có nghĩa là “người”, cũng như Đào Duy Anh đã giải thích từ kẻ trong địa danh cổ Viểt Nam bằng một từ của tiếng Việt hiện đại, kẻ tức là “người”. Như thế là tên nơi cư trú có từ kẻ và những dạng tương tự như: cô, cổ, qua, quá... chiếm một khu vực bao gồm miền Lưỡng Quảng nối liền với vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ và bắc Trung Bộ Việt Nam. Vậy một lần nữa, lần thứ ba, chúng ta lại tìm thấy một địa bàn, được vẽ lên bằng hệ thống tên xã thôn, cấu tạo với yếu tố “kẻ, cổ...” hoàn toàn khớp với địa bàn các tộc danh Lang và với cương vực nước Văn Lang được ghi lại trong truyền thuyết dựng nước. Có một điều đáng chú ý là trong địa danh bằng tiếng dân tộc chỉ nơi cư trú của người Việt, người Thái, người Tày, người Khơ-me, người Ba-na, Xtiêng, Ê-đê, Gia-rai và những dân tộc khác trên đất nước Việt Nam đều phản ánh một đơn vị tổ chức xã hội duy nhất và giống nhau ở mọi nơi. Đây là kẻ, là bản, là mường, là srok, là buôn, là plây... tức là đơn vị cơ sở, tương đương với xã thôn hiện nay. Những địa danh này không hề phản ánh những đơn vị tổ chức ở các cấp bậc cao hơn như quận, huyện, tỉnh mà như chúng ta biết, việc phân chia quận huyện ở nước ta đã có từ lâu, lúc bắt đầu thời kỳ Hán thuộc. Xét sự phát triển nghĩa của danh từ chung, chúng ta cũng thấy kẻ, mường, srok là những danh từ có nghĩa ban đầu là “làng, xóm” chuyển thẳng thành nghĩa “xứ, nước” mà không qua các cấp bậc trung gian: quận huyện, tỉnh. Trong tiếng Việt cũng như trong các ngôn ngữ dân tộc anh em không hề có danh từ để gọi các đơn vị ở các cấp bậc cao hơn mà chỉ có danh từ gọi “làng” mà thôi, chúng ta phải vay mượn từ Hán để gọi những đơn vị kia. Ngôn ngữ dân tộc không chịu đặt tên cho chúng. Tất cả những sự việc vừa kể trên đều nói lên rằng kẻ hay bản, buôn, plây là những tổ chức cơ sở và đồng thời là tổ chức duy nhất-không có một tổ chức nào khác nữa-trong xã hội người Việt cổ và ở các dân tộc anh em gần đây. Hiện tượng khác biệt thổ ngữ giữa những thôn xã ở đồng bằng và Trung du Bắc bộ, Bắc Trung bộ Việt Nam rất đáng cho chúng ta chú ý. Ở đây, có khi hai thôn chỉ cách nhau một con đường hai một hàng cây mà thổ ngữ của hai bên rất khác nhau, nghe qua giọng nói có thể phân biệt ra người thôn nọ với người thôn kia. Trái lại, ở vùng thượng du Bắc Bộ, vùng nam Trung Bộ và Nam Bộ không có nhiều thổ ngữ phức tạp đến thế. Ở đây, tiếng Việt trong những vùng rộng lớn gồm đến hai ba tỉnh, cũng rất ít khác nhau, nhất là ở Nam Bộ khó tìm ra được những nét khác biệt trong tiếng nói các tỉnh. Hiện tượng thổ ngữ đa dạng, phức lạp nói trên ở nông thôn miền Bắc, một mặt phản ánh cội rễ lâu đời và bền vững, mặt khác cũng nói lên tính chất biệt lập của tổ chức xã thôn ở đấy. Vì những nét khác biệt này là kết quả của tập quán ngôn ngữ được hình thành dần dần từ thế hệ này qua thế hệ khác và chỉ có thể được tạo ra trong điều kiện gần như cô lập với những địa phương xung quanh. Chính thổ ngữ là sản phẩm trực liếp của các tổ chức gọi là “kẻ”, là con đẻ của cái “bầu trời riêng” đó-nếu ta dùng cách nói của Mác. Sau khi được hình thành, thổ ngữ lại trở thành một trong những đặc trưng khu biệt chủ yếu giữa các “kẻ”. Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy vùng thố ngữ đa dạng miền Bắc Việt Nam hoàn toàn khớp với khu vực địa danh có tử kẻ. Ở những miền khác không có “kẻ” thì không có hiện tượng thổ ngữ khác biệt giữa những xã thôn liền nhau. Vậy tính chất của “kẻ” phù hợp vời tính chất của những “công xã kiểu châu Á” mà Mác rất chú ý nghiên cứu khi Người chuẩn bị viết cuốn “Tư bản”. Kết luận Thế là lần đầu tiên chúng ta đã áp dụng ngôn ngữ học để nghiên cứu một cách có hệ thống một vấn đề lịch sử lớn: thời kỳ lịch sử Hùng Vương và đã thu được vài kết quả bước đầu trong việc xác minh vùng đất đai cư trú cổ của người Việt. Như trên tôi đã lưu ý, không nói về từ kẻ, khả năng của ngôn ngữ học góp được phần soi sáng lịch sử cả về tổ chức xã hội và chính trị nữa. Chúng tôi cũng đã bước đầu nghiên cứu những từ cổ chỉ chức vị, thân phận xã hội, từ đó đã có một số kết luận đầu tiên về mặt này. Xin sẽ có dịp khác trình bày. Ở đây, xin kết luận về cương vực nước Văn Lang: 1.Về mối quan hệ ngôn ngữ và dân tộc với người Việt cổ.-Hệ thống tên sông đã chỉ ra khu vực, trên đó hình thành các nhóm ngôn ngữ cùng ngữ tộc ở Đông Nam Á. Sau đó, các hệ thống tộc danh và tên xã thôn giúp chúng ta thu dần địa bàn và thời điểm thăm dò từ khu vực rộng đến hẹp, từ lúc chưa hình thành các tộc người đến lúc tổ tiên ta dựng làng, lập nước: thời kỳ nước Văn Lang. Có một điều đáng chú ý là tộc danh, địa danh của ta ở thời kỳ này (cũng như một số từ xưng hô trong xà hội Văn Lang) được truyền thuyết lưu lại đều tìm thấy trong nhiều ngôn ngữ nhóm Thái và nhóm Mã-lai (như Chàm, Ê-đê, Gia-rai, Mã-lai, In-đô-nê-xi-a), tức là ngôn ngữ của những dân tộc ở miền duyên hải và hải đảo bao quanh Nam Hải, vùng Địa Trung Hải của châu Á. Điều này cho thấy rằng: ý kiến của Bê-nê-đích và sau đó của Ô-đri-cua về quan hệ gần gũi giữa hai nhóm ngôn ngữ Thái và Mã Lai là có cơ sở. 2.Đất đai “nước Văn Lang” của Hùng Vương nằm trong vùng có hệ thống tộc danh-Lang và tên xã thôn Kẻ, Cổ bao gồm một phần Lưỡng Quảng và miền Bắc nước ta hiện nay.
    1 like
  2. Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con dựng lập đất Việt (Ảnh: internet) “Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà. “Con Rồng Cháu Tiên” có phải chỉ là một câu nói hình tượng? Trong truyền thuyết lâu đời của Việt Nam được ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, một danh sỹ đời nhà Trần (1226-1400), những chi tiết mang tính “huyền thoại” được ghi lại một cách hết sức tự nhiên, giản dị, như là sự thực vốn có vậy. Về sau, khi biên soạn lại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697), các chi tiết thần tiên này được lược bớt đi cho phù hợp với nhận thức người thời sau và phù hợp với tư cách một cuốn chính sử, nhưng vẫn giữ nguyên tên tuổi và những sự kiện chính. Chúng ta cùng nhìn lại từ đâu có câu nói “Con Rồng Cháu Tiên” mà người Việt Nam luôn thuộc lòng? Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi chép, ông nội của Lạc Long Quân, tên là Đế Minh, là cháu 3 đời Viêm Đế (Thần Nông) sinh ra con cả Đế Nghi, rồi nam tuần đến núi Ngũ Lĩnh, gặp được nàng tiên nữ tên Vụ Tiên đem lòng thương yêu rồi cưới về, sinh ra được Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh. (Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại thành “gặp con gái bà Vụ Tiên”, bởi việc gặp được một nàng Tiên giáng trần và cưới một nàng Tiên là việc khó có thể ghi lại trong chính sử). Đế Minh kinh ngạc trước sự đoan chính, thông minh và tài trí của Lộc Tục, muốn Lộc Tục nối ngôi vua, nhưng Lộc Tục lại nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi cai trị phương Bắc (một phần Trung Quốc hiện giờ), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị Phương Nam (đất Việt hiện nay), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ, cưới con gái vua Động Đình, tên là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Chi tiết xuống Thủy Phủ này cũng bị lược bớt trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bởi vì việc hiển nhiên tồn tại Thủy Phủ cũng là điều khó chấp nhận được trong nhận thức con người đời sau, nên trong Đại Việt Sử Ký toàn thư chỉ còn ghi chép: “Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân”. Trong nhận thức và sự quan sát vạn vật của người thời xưa, Thủy Phủ (hay còn gọi là Thoải Phủ), song hành cùng Thiên Phủ và Địa Phủ, là các cõi không gian tồn tại đồng thời với không gian con người. Việc ông ngoại của Lạc Long Quân vốn là một vị Long Vương cai quản hồ Động Đình, hay bà nội là một nàng tiên giáng trần, cũng là điều khó lý giải được trong nhận thức con người về sau và khó ghi vào chính sử. Song những sự tích ghi chép lại trong dân gian về việc gặp Tiên hay Rồng cũng rất nhiều (ví dụ như Từ Thức gặp Tiên, Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên v.v…) Hồ Động Đình (hồ lớn nằm ở đông bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hiện nay), là một hồ lớn nhất thời bấy giờ ở Trung Quốc và đất Việt nước ta, sau khi được Lạc Long Quân đổi tên thành nước Văn Lang, có biên giới phía bắc giáp hồ Động Đình. Nguồn gốc “Tiên”, “Rồng” của người dân Việt cũng chính bắt nguồn từ đây. Vẻ đẹp thủy mặc của Hồ Động Đình – nơi quê xưa chốn cũ của dòng dõi Lạc Hồng. Tại Việt Nam trên đất An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ngày nay, cũng có một ngôi đền thờ “Vua Cha Bát Hải Động Đình”, xưa là Hoa Đào Trang Chính Sơn Nam thời cổ sau gọi là Trang Đào Động. Đây chính là ngôi đền đã tồn tại gần 4.000 năm (từ thời Vua Hùng) trên đất Thái Bình. Có lẽ người đời sau cũng không còn rõ Vua Cha Bát Hải Động Đình mà các vị vua Hùng thờ phụng thực sự là ai. Lạc Long Quân và Âu Cơ dựng lập đất Việt Theo ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái, Lạc Long Quân thay cha trị nước. Lạc Long Quân dạy dân cách ăn mặc, bắt đầu có trật tự về Quân Thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ). Lạc Long Quân vẫn đi về Thủy Phủ, nhưng trăm họ vẫn yên ổn. Đền thờ chính thờ Lạc Long Quân, tại Đồi Sim, nằm trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ)- Ảnh Wiki Dân lúc nào có việc cần thì kêu Lạc Long Quân: “Bố đi đằng nào, không đến cứu chúng ta”, thì Lạc Long Quân lập tức xuất hiện ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trấn lượng được. Những thần thông và năng lực phi phàm của Lạc Long Quân được mô tả rất giản dị, tự nhiên trong ghi chép của Lĩnh Nam Chích Quái. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc, một ngày sực nhớ đến việc ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ, Đế Lai cùng con gái là Âu Cơ và bộ chúng thị thiếp nam tuần qua Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có vua, bèn cùng mọi người lưu lại nơi này. Đế Lai chu du khắp thiên hạ, thấy biết bao kỳ hoa, dị thảo, trân cầm, dị thú, tê tượng đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị, không thứ nào không có. Khí hậu bốn mùa lại dễ chịu, Đế Lai lưu lại quên cả ngày về. Nhân dân nước Nam não khổ vì sự phiền nhiễu, không được yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Lạc Long Quân về, nên mới cùng nhau kêu: Lạc Long Quân nghe thấy tiếng kêu liền lập tức xuất hiện. Trông thấy nàng Âu Cơ dung mạo đẹp lạ lùng, mới hóa thành 1 chàng trai phong tú mỹ lệ, tiếng đàn ca vang tới. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo, Lạc Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang. Đế Lai sau khi tìm không thấy Âu Cơ bèn sai quân thần đi tìm khắp thiên hạ. Lạc Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng (rồng rắn hổ voi), quần thần được sai đi tìm không cách nào tìm được. Đế Lai đành trở về. “Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân” Bọc trăm trứng và cuộc phân ly Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngoài, hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bèn đem về nuôi nấng, không cho ăn không cho bú mà tự nhiên lớn trường đại, trí dũng song toàn, ai cung ngưỡng mộ, gọi là những anh em phi thường. (Trong Đại Việt Sử Ký toàn thư, chi tiết này chỉ được ghi thành “Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt” Những ghi chép về thần thông biến hóa cũng như việc Lạc Long Quân đi về giữa mặt đất và Thủy Phủ cũng được loại bớt khỏi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.) Lạc Long Quân ở dưới thủy phủ, mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc Quốc, liền đi lên biên giới. Vua đất Bắc lúc bấy giờ tên Hoàng Đế, nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan ải, mẹ con không về được, đêm ngày gọi Lạc Long Quân: “Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!” Lạc Long Quân đột nhiên lại xuất hiện, gặp mẹ con ở Tương Dã, Âu Cơ nói: “Thiếp vốn người đất Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh ra được một trăm con trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ…” Lạc Long Quân nói: “Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên Đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên Đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau. Phân chia bờ cõi và dựng lập đất nước Trăm trai đều theo mệnh, rồi mới từ giã ra đi. Âu Cơ cùng năm mươi người con ở lại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người Hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Về bờ cõi của nước thì đông giáp Nam Hải (Biển Đông), Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến Hồ Tôn Tinh (nước Chiêm Thành), chia trong nước ra làm 15 bộ là : Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Trường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quân, sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng Võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Dân khi ấy ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối. Đất nương khi ấy trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm, gác cây làm nhà để tránh hổ và lang sói, cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã gạo để hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp, trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, vì thời đó chưa có sự tích trầu cau. Chúng ta kết thúc phần 2 bằng lời ghi chép của của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là dòng dõi Bàn Cổ. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: “Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh”. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu dòng dõi Thần Nông là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái gốc đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?” Hà Phương Linh
    1 like