-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/03/2015 in Bài viết
-
Kanwa: Đối đầu tàu sân bay với Mỹ, Trung Quốc sẽ đại bại vì thiếu tất cả Lê Cường 10/03/15 10:53 (GDVN) - Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982. Tạp chí Kanwa Defense Review có trụ sở tại Canada nhưng do 1 tổng biên tập người gốc Hoa làm chủ gần đây có bài bình luận cho biết, sự thiếu hụt về số lượng, khả năng kỹ thuật cũng như kinh nghiệm tác chiến đồng nghĩa với việc nếu tàu sân bay của Hải quân TQ sẽ trở thành một gánh nặng đối với quân đội của Bắc Kinh khi phải đối đầu với quân đội Mỹ trong một trận chiến trực diện trên biển. Ấn bản đăng trong tháng Ba của Kanwa Defense Review cho rằng tiên lượng này vẫn có giá trị ngay cả khu Trung Quốc có thể có đến 3 tàu sân bay trong 10 năm tới sau khi bổ sung thêm được 2 chiếc khác bên cạnh chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Liêu Ninh. Bởi khi đó, Mỹ cũng vẫn là nước duy trì được ưu thế quan trọng với đội hình tàu chiến có đến 11 tàu sân bay hạt nhân. Trong khi kinh nghiệm kỹ thuật, tác chiến và vận hành đối với các hàng không mẫu hạm đã có thừa. Ưu thế của Mỹ so với Trung Quốc vẫn là tuyệt đối trong bất cứ cuộc đối đầu tàu sân bay nào. Theo Kanwa Defense Review, tình cảnh này cũng tương tự như tình cảng giữa Argentina và Vương Quốc Anh trong Cuộc chiến tranh đảo Falklands năm 1982. Trong 74 ngày xung đột quân sự, quân đội của Anh đã giành lại được quyền kiểm soát đảo Falklands từ tay quân đội Argentine. Trong cuộc chiến này hàng không mẫu hạm ARA Veinticinco de Mayo của Argetina đã trở thành một gánh nặng vì thiếu cả khả năng cũng như kinh nghiệm chiến đấu. Hải quân của Anh khi đó đã điều động ít nhất hai tàu ngầm hạt nhân – một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với bất cứ tàu sân bay hải quân nào. 1 trong 2 tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Anh là HMS Conqueror đã bắn chìm một tàu tuần dương hạng nhẹ của Argentina General Belgrano. Ngay sau khi gặp phải tổn thất này, hạm đội tàu chiến của Argentina đã quay lại quân cảng của mình đồng thời từ bỏ đối đầu quân sự cho đến khi cuộc xung đột kết thúc. Quân Anh đã thắng trận bởi họ có khả năng bảo vệ tàu sân bay tốt hơn cũng như tận dụng được điểm yếu về khả năng săn ngầm của tàu chiến Argentina. Ngoài ra, theo bình luận của Kanwa Defense Review, Hải quân Anh có kinh nghiệm hoạt động chiếm hạm cũng như khả năng làm bão hòa khả năng phản kháng của đối phương tốt hơn từ trên không nên khiến đối thủ phải chấp nhận thua cuộc. Nếu Trung Quốc xung đột quân sự với Mỹ, tàu sân bay Liêu Ninh có thể sẽ cũng chịu chung số phận “vô dụng” như tàu sân bay ARA Veinticinco de Mayo của Argentina trước đây. Đến nay, kinh nghiệm tác chiến của quân đội Mỹ với các nhóm tác chiến tàu sân bay đã có đến 90 năm, chưa có bất cứ quân đội của quốc gia nào trên thế giới tích lũy được nhiều kinh nghiệm như Mỹ. Bất chấp thực tế là phát triển với tốc độ nhanh, nhưng năng lực săn ngầm, khả năng bảo vệ hàng không mẫu hạm vẫn đứng sau quân đội Nhật, Mỹ ít nhất từ 10 đến 20 năm. Máy bay săn ngầm của Trung Quốc hiện nay mới chỉ được liệt vào hạng “hơn 1 thế hệ” về đăng cấp công nghệ nếu so sánh với Nhật Bản và Mỹ. Nhật Bản có tất cả 80 máy bay săn ngầm 4 động cơ P-3 Orion, trong khi Mỹ có máy bay mạnh hơn cả 80 P-3 Orion là P-8 Poseidon. Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay TQ Trung Quốc hiện nay chỉ có hai chiếc máy bay săn ngầm tốc độ cao Y-8GX6 hoặc Gaoxin-6. Với Hải quân Mỹ, mỗi tàu sân bay đã có thể mang theo từ 5 đến 8 máy bay săn ngầm S-3B cùng 5 đến 8 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60F/R. Trong khi đó, Trung Quốc mới chỉ đang thử nghiệm trực thăng săn ngầm Changhe Z-18 vào cuối tháng 7 năm 2014. Dưới mặt nước biển, quân đội Mỹ có 61 tàu ngầm hạt nhân, Nhật Bản có 16 tàu ngầm thông thường đẳng cấp thế giới. Tất cả chúng đều được trang bị các tên lửa chống hạm tầm xa chết chóc. Trên không, quân đội Mỹ sẽ vẫn giành ưu thế tuyệt đối trong vòng 30 năm nữa với các chiến đấu cơ tàng hình cải tiến F-35C/B. Máy bay chiến đấu thế hệ mới này bên cạnh khả năng tàng hình, siêu tốc chúng còn được trang bị vũ khí tấn công tầm xa, mạnh hơn rất nhiều bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Trung Quốc. Về vũ khí chống hạm, quân đội Mỹ sở hữu hàng loạt các tên lửa chống tàu các tầm như AGM-158 (tầm bắn 370 kilometer); AGM-154 (130 km); AGM84H/K(270 km). Năng lực chống hạm của tên lửa tầm xa Mỹ có thể tính từ hàng ngàn km cách mục tiêu cần tấn công. Về khả năng gây bão hòa trên không, trong một phút quân Mỹ có thể bắn hàng trăm đầu đạn tấn công với số lượng tên lửa nhiều hơn bất cứ khả năng đánh chặn nào trên thế giới. Cuối cùng, bài báo ở Canada nói rằng nếu muốn tạo được cản trở trong chiến tranh trên biển với Mỹ, tàu sân bay phải cải thiện được khả năng phòng không, chống ngầm cũng như tăng số lượng máy bay hộ vệ. ========================== Khi nào mà "thiên cơ lậu từ từ" mà tình thế không thể xoay chuyển được, lúc ấy lão sẽ chỉ ra cái ngu của Tung Cóoc nó thể hiện ở chỗ nào. Còn bây giờ thì không, vì can tội làm ngoáo ộp dọa lão Gàn.2 likes
-
“Tìm lại huy hoàng” phần 1: Câu chuyện nguồn gốc loài người Vườn địa đàng, Adam và Eva (Ảnh: internet) “Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà. Trong học thuyết tiến hóa đầy sơ hở của Darwin, con người được cho là bắt nguồn từ cỏ cây dưới nước, bò sát lưỡng cư rồi thành vượn, từ đó tiến hóa thành con người. Con người vẫn hoàn toàn yên tâm mình có nguồn gốc từ động vật như vậy trong suốt những năm đầu của thế kỷ 20, cho tới khi liên tiếp được các nhà khoa học phát hiện ra là học thuyết này chứa đựng quá nhiều những chi tiết sai lầm và sơ hở, rằng con người nhiều khả năng là một sinh mệnh đặc biệt, hoàn toàn độc lập không liên quan đến loài khỉ vượn. Con người cũng có nhiều đặc điểm mà động vật dẫu có tiến hóa hàng triệu triệu năm nữa cũng không thể tiến gần được. Vậy chúng ta bắt đầu đặt lại câu hỏi: chúng ta vốn là ai? Chúng ta từ đâu tới? Rồi sẽ đi về đâu? Thần sáng tạo và nâng niu loài người trên trái đất (Ảnh Wiki) Nhìn lại những câu chuyện huyền sử lưu truyền từ đời này qua đời khác của mọi dân tộc trên thế giới, con người thấy rằng mình có nguồn gốc cao quý hơn vượn gấp bội phần. Đối với thần thoại Hy Lạp cổ, con người là do Prô-mê-thê sáng tạo ra. Đối với người Do Thái, chính Giê-hô-va đã làm điều ấy. Còn trong thần thoại cổ phương Đông, Nữ Oa ra tạo ra con người. Có thể thấy rằng, các câu chuyện giải thích về nguồn gốc của nhân loại đều có chung một đặc điểm: con người là do Thần tạo ra. Mỗi dân tộc khác nhau được sáng tạo bởi những vị Thần khác nhau (do vậy có chủng người da trắng mắt xanh, da vàng mắt đen hay da đen…), và tất cả Thần đều đã tạo ra con người có hình dáng giống với chính bản thân họ. Thần ban cho con người những điều đặc biệt khiến họ vĩnh viễn phân khai với mọi tạo vật khác trên trái đất. Các Thần dùng bùn đất nơi không gian của họ để nặn ra con người và thổi hơi Tiên vào để ban cho sự sống. Thần nâng niu và thương mến con người mà họ đã tạo ra, chăm nom cho con người từ những ngày đầu non nớt, ban cho họ mọi thứ và giúp đỡ họ vượt qua những tháng ngày khai thiên lập địa đầy khó khăn… Huyền sử Châu Âu: Giê Hô Va sáng tạo ra con người Thiên Chúa- Giê Hô Va sáng tạo người Châu Âu – wiki Trái đất được cho là trung tâm của vũ trụ; và loài người được vinh dự là trung tâm của trái đất. Tại sao loài người lại được các vị Thần ban cho đặc ân như vậy? Câu trả lời: “Vì các Ngài muốn tạo ra một sinh linh đặc biệt, một sinh linh giống các Ngài”. Trước đó trong vũ trụ chưa bao giờ tồn tại một loài sinh vật giống với hình dạng của Thần.” Thánh Kinh chép rằng Thiên Chúa Giê Hô Va tạo ra đại địa và vạn vật trong 24 ngày, ngày thứ 6 Chúa nói: “Dựa theo hình tượng của chúng ta để tạo ra người đàn ông…” Sau đó, con người vừa được tạo ra đó được thổi linh hồn vào hai lỗ mũi, trở thành một người đàn ông tên gọi là Adam. Adam đến từ tiếng Do Thái, có [nguyên] nghĩa là “bùn đất”. Sự tạo dựng Adam- tranh trần Siscine nổi tiếng- ảnh Wiki Ngài cũng tạo ra một khu vườn ( vườn Eden hay vườn Địa Đàng) và đặt Adam ở đó, cho phép anh ăn tất cả các loại trái cây trong vườn trừ cây nhận thức Tốt và Xấu – Trái cấm. Vì thấy Adam cô đơn trong vườn Địa Đàng, Chúa đã rút một xương sườn của anh và tạo ra người phụ nữ tên gọi Eva. Ngoài ra, Chúa cũng tạo ra chim muông và thú vật. Đó là nguồn gốc của người châu Âu. Adam và Eva trong vườn địa đàng. Ảnh Wiki Huyền sử Hy Lạp: Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người Prometheus đem lửa về cho con người- Ảnh Wiki Theo huyền sử Hy Lạp, trên đỉnh Olympia thủa ấy, khi trái đất còn đang trong cảnh hỗn mang tăm tối. Anh em Prô-mê-tê (Prometheus) và Ê-pi-mê-tê (Epimetheus) được Thần Dớt (Zeus) đã giao cho họ nhiệm vụ cai quản trái đất, sáng tạo ra con người. Hai Anh em Prô-mê-tê đã lấy đất sét trộn với nước nặn thành hình muôn loài. Trong khi người em đã nặn ra không biết bao nhiêu loài sinh vật, thì người anh Prô-mê-tê vẫn chưa hài lòng với tác phẩm đầu tiên của mình. Ông muốn tạo ra một sinh vật phi thường có khả năng nắm giữ trái đất. Sau mười hai ngày đêm, Prô-mê-tê cuối cùng cũng hoàn thành tác phẩm. Prô-mê-tê đã tạo ra Đàn ông theo hình dáng các vị Thần và nghĩ “Ta sẽ cho sinh vật này một tài năng để vượt qua muôn loài”. Ông vậy đã ban cho con người một số đặc tính của Thần để giúp con người vĩnh viễn phân khai với động vật. Vì muốn trao một đặc quyền gì đó cho con người, Prô-mê-tê bèn trộm lấy lửa của thần Dớt đem xuống trần gian trao cho những sinh linh yêu quí. Lửa thắp sáng và sửa ấm. Nhờ đó mà con người ngày càng phát triển. Thần Dớt sau đó lệnh cho các vị thần tạo ra Pan-do-ra, người phụ nữ đầu tiên với hình dáng phụ nữ yểu điệu. A-the-na (Athena) – vị thần của nghề thủ công mỹ nghệ, trí tuệ, rất thích tác phẩm của anh mình, nên đã ban cho Pan-do-ra sự sống, sự khéo tay. Còn dạy nàng Pan-do-ra biết dệt vải, may vá… cùng nhiều kỹ năng khác. Thần A-phro-di-te (Aphrodite), nữ thần của sắc đẹp và tình yêu tạo cho nàng Pan-do-ra dung nhan xinh đẹp. Mỗi vị Thần góp một chút để tạo ra đặc tính của Pan-do-ra. Sức mạnh của Thần Dớt (Ảnh wiki) Vậy là hai tạo vật của Thần, người nam và người nữ, đã được hình thành, từ đó sinh sôi nảy nở và phát triển tri thức, dần dần hình thành nên xã hội loài người. Huyền sử Phương Đông: Câu chuyện Bàn Cổ khai thiên lập địa và Nữ Oa sáng tạo con người Chân dung vua Bàn Cổ – ảnh wiki Theo huyền sử Phương Đông, cách đây rất rất lâu, trời và đất vẫn còn là cõi hỗn mang, toàn bộ vũ trụ được bao phủ bởi một đám mây hình quả trứng. Mọi thứ đều hỗn độn. Trong xoáy sâu hun hút đó là một vị Thần do linh khí trời đất sinh ra, Bàn Cổ, một người khổng lổ sinh ra từ hỗn độn. Ông đã ngủ trong quả trứng đó 18 nghìn năm. Một ngày nọ, ông thức giấc và duỗi mình khiến quả trứng bị vỡ và mọi thứ tản vào vũ trụ. Thứ màu sáng, tinh khiết bay lên tạo ra bầu trời và thiên đường. Thứ nặng hơn, không tinh khiết lắng xuống tạo thành mặt đất. Trong vũ trụ mới này, Bàn Cổ lo rằng mọi thứ sẽ lại hỗn độn nếu Trời và Đất hợp lại, nên ông quyết định dùng thân mình để giữ chúng tách ra. Thêm 18 nghìn năm nữa, Bàn Cổ tiếp tục lớn lên đến khi Trời và Đất cách nhau 30,000 dặm. Sứ mệnh của ông chính là giữ cho Trời và Đất không hợp lại. Đó là cách mà vũ trụ và trái đất bắt đầu, một nơi đẹp đẽ và thanh bình. Các sinh mệnh từ những hành tinh khác, cả tốt lẫn xấu bắt đầu tiến nhập vào. Sau khi ông Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa đã du ngoạn đó đây giữa Trời Đất. Lúc đó, mặc dù trên mặt đất đã có sông núi cây cỏ, có động vật chim muông, các loài thú, cá, nhưng vẫn không sinh động hoạt bát, bởi vì trên Trái Đất còn chưa có loài người. Một hôm, Nữ Oa đi lại trên Mặt Đất hoang vắng tĩnh mịch, trong lòng cảm thấy rất cô đơn, bà cảm thấy phải tăng thêm thứ gì đó có sinh khí hơn cho Trời Đất. Nữ Oa thấy sáng tạo của Bàn Cổ còn chưa hoàn chỉnh, trí tuệ của chim muông sâu cá vẫn chưa làm bà cảm thấy hài lòng. Bà cần phải sáng tạo ra sinh linh xuất sắc hơn bất cứ sự sống nào. Nữ Oa bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình, bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người đất theo hình dạng của mình. Những người đất này hầu như giống bà, chỉ khác là bà nặn cho họ đôi chân phối hợp với đôi tay, để thay thế đuôi rồng. Nữ Oa thổi hơi tiên vào những người đất nhỏ này, chúng liền được tiếp sức sống, và trở thành những sinh vật nhỏ có thể đứng thẳng người đi lại, biết nói, thông minh khéo léo, Nữ Oa gọi họ là “Người”. Nữ Oa tạo ra loài người – Tranh của Sm Yang/ The Epoch Times Bà tiếp dương khí lên một số người trong đó—một loại yếu tố tính nam thích đánh nhau trong giới thiên nhiên, do đó họ đã trở thành đàn ông; còn trên một số người khác, bà lại tiếp âm khí–một loại yếu tố tính nữ hiền lành trong giới thiên nhiên, do đó họ trở thành đàn bà. Những người đàn ông đàn bà này vây quanh Nữ Oa nhảy múa, reo hò, mang lại sức sống cho Mặt Đất. Nữ Oa muốn để loài người phân bố khắp nơi trên Mặt Đất, nhưng bà đã mệt, làm đã chậm hơn trước. Do đó, bà nghĩ ra một cách làm nhanh chóng. Bà cầm một sợi dây rơm cỏ thả xuống đáy hồ ngoáy trong bùn, cho đến khi đầu dây dính đầy bùn liền vung lên, cho bùn tung toé ra khắp nơi, những đám bùn đó biến thành những người nhỏ. Nữ Oa đã như vậy sáng tạo ra mọi người phân bố rộng trên Mặt Đất. Trên Mặt Đất đã có người, công việc của thần Nữ Oa hầu như có thể chấm dứt rồi. Nhưng bà lại có một ý nghĩ mới: Làm thế nào mới khiến con người có thể sinh sống tốt được? Người cuối cùng thế nào cũng chết, chết đi một số, lại làm ra một số, như vậy thì phiền phức quá. Do đó, thần Nữ Oa liền ghép cặp đàn ông đàn bà với nhau, dạy họ sinh con đẻ cái, gánh vác trách nhiệm nuôi dưỡng đời sau. Loài người đã sinh sôi nảy nở như vậy, và ngày càng tăng lên. Thần Nông, vị hoàng đế kế vị Nữ Oa, trở thành thủy tổ Tộc Việt Tiếp sau đó, khi trời phân chia Nam Bắc (tộc Việt ở phía Nam, Trung Quốc là đất Bắc), theo sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị kế nhiệm của Nữ Oa là Thần Nông, còn gọi là vua Viêm Đế, hay Ngũ Cốc Tiên Đế, được xem là thủy tổ của người Việt. Phần lời tựa trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên chép: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có kể rõ lai lịch ba đời này: Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông (vua Viêm Đế), đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Tiếp sau đó, Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (tức Trung Quốc, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam –(tức đất Việt, từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Quốc gia đầu tiên của tộc người Việt vậy là có tên Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh trăm người con trai. Trong các câu chuyện huyền sử, vũ trụ được mô tả rộng lớn mênh mang, chư Thần Phật nhiều vô số, nên mỗi chủng người đều có một lịch sử khác nhau, do chính những vị Thần của họ sáng tạo ra, ban cho họ hình dáng giống mình và ban cho họ sự sống, dẫn dắt họ từ những ngày đầu khai sáng địa cầu này. Đó là câu chuyện về khởi nguồn của các chủng người khác nhau trên Trái Đất từ ngày khai thiên lập địa. theo thời báo Đại Kỷ Nguyên1 like
-
Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng các con dựng lập đất Việt (Ảnh: internet) “Tìm lại huy hoàng” là loạt bài nhiều kỳ do chuyên mục Văn Hóa thời báo Đại Kỷ Nguyên biên soạn, nhằm khôi phục dấu ấn nền văn hóa truyền thống đất Việt qua những câu chuyện lịch sử mang màu sắc“huyền sử”, hy vọng đem tới cho độc giả một cái nhìn mới về những nhân vật lịch sử và văn hóa truyền thống nước nhà. “Con Rồng Cháu Tiên” có phải chỉ là một câu nói hình tượng? Trong truyền thuyết lâu đời của Việt Nam được ghi lại trong Lĩnh Nam Chích Quái của tác giả Trần Thế Pháp, một danh sỹ đời nhà Trần (1226-1400), những chi tiết mang tính “huyền thoại” được ghi lại một cách hết sức tự nhiên, giản dị, như là sự thực vốn có vậy. Về sau, khi biên soạn lại Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (phát hành lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà năm thứ 18, triều vua Lê Hy Tông, tức là năm 1697), các chi tiết thần tiên này được lược bớt đi cho phù hợp với nhận thức người thời sau và phù hợp với tư cách một cuốn chính sử, nhưng vẫn giữ nguyên tên tuổi và những sự kiện chính. Chúng ta cùng nhìn lại từ đâu có câu nói “Con Rồng Cháu Tiên” mà người Việt Nam luôn thuộc lòng? Nguồn gốc con Rồng cháu Tiên Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái ghi chép, ông nội của Lạc Long Quân, tên là Đế Minh, là cháu 3 đời Viêm Đế (Thần Nông) sinh ra con cả Đế Nghi, rồi nam tuần đến núi Ngũ Lĩnh, gặp được nàng tiên nữ tên Vụ Tiên đem lòng thương yêu rồi cưới về, sinh ra được Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh. (Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi lại thành “gặp con gái bà Vụ Tiên”, bởi việc gặp được một nàng Tiên giáng trần và cưới một nàng Tiên là việc khó có thể ghi lại trong chính sử). Đế Minh kinh ngạc trước sự đoan chính, thông minh và tài trí của Lộc Tục, muốn Lộc Tục nối ngôi vua, nhưng Lộc Tục lại nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi cai trị phương Bắc (một phần Trung Quốc hiện giờ), phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị Phương Nam (đất Việt hiện nay), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương xuống Thủy Phủ, cưới con gái vua Động Đình, tên là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Chi tiết xuống Thủy Phủ này cũng bị lược bớt trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bởi vì việc hiển nhiên tồn tại Thủy Phủ cũng là điều khó chấp nhận được trong nhận thức con người đời sau, nên trong Đại Việt Sử Ký toàn thư chỉ còn ghi chép: “Vua lấy con gái Động Đình Quân tên là Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân”. Trong nhận thức và sự quan sát vạn vật của người thời xưa, Thủy Phủ (hay còn gọi là Thoải Phủ), song hành cùng Thiên Phủ và Địa Phủ, là các cõi không gian tồn tại đồng thời với không gian con người. Việc ông ngoại của Lạc Long Quân vốn là một vị Long Vương cai quản hồ Động Đình, hay bà nội là một nàng tiên giáng trần, cũng là điều khó lý giải được trong nhận thức con người về sau và khó ghi vào chính sử. Song những sự tích ghi chép lại trong dân gian về việc gặp Tiên hay Rồng cũng rất nhiều (ví dụ như Từ Thức gặp Tiên, Lưu Nguyễn lạc vào cõi tiên v.v…) Hồ Động Đình (hồ lớn nằm ở đông bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hiện nay), là một hồ lớn nhất thời bấy giờ ở Trung Quốc và đất Việt nước ta, sau khi được Lạc Long Quân đổi tên thành nước Văn Lang, có biên giới phía bắc giáp hồ Động Đình. Nguồn gốc “Tiên”, “Rồng” của người dân Việt cũng chính bắt nguồn từ đây. Vẻ đẹp thủy mặc của Hồ Động Đình – nơi quê xưa chốn cũ của dòng dõi Lạc Hồng. Tại Việt Nam trên đất An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ngày nay, cũng có một ngôi đền thờ “Vua Cha Bát Hải Động Đình”, xưa là Hoa Đào Trang Chính Sơn Nam thời cổ sau gọi là Trang Đào Động. Đây chính là ngôi đền đã tồn tại gần 4.000 năm (từ thời Vua Hùng) trên đất Thái Bình. Có lẽ người đời sau cũng không còn rõ Vua Cha Bát Hải Động Đình mà các vị vua Hùng thờ phụng thực sự là ai. Lạc Long Quân và Âu Cơ dựng lập đất Việt Theo ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái, Lạc Long Quân thay cha trị nước. Lạc Long Quân dạy dân cách ăn mặc, bắt đầu có trật tự về Quân Thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử (cha con), phu phụ (chồng vợ). Lạc Long Quân vẫn đi về Thủy Phủ, nhưng trăm họ vẫn yên ổn. Đền thờ chính thờ Lạc Long Quân, tại Đồi Sim, nằm trong quần thể di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ)- Ảnh Wiki Dân lúc nào có việc cần thì kêu Lạc Long Quân: “Bố đi đằng nào, không đến cứu chúng ta”, thì Lạc Long Quân lập tức xuất hiện ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trấn lượng được. Những thần thông và năng lực phi phàm của Lạc Long Quân được mô tả rất giản dị, tự nhiên trong ghi chép của Lĩnh Nam Chích Quái. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc, một ngày sực nhớ đến việc ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ, Đế Lai cùng con gái là Âu Cơ và bộ chúng thị thiếp nam tuần qua Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy Phủ, trong nước không có vua, bèn cùng mọi người lưu lại nơi này. Đế Lai chu du khắp thiên hạ, thấy biết bao kỳ hoa, dị thảo, trân cầm, dị thú, tê tượng đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị, không thứ nào không có. Khí hậu bốn mùa lại dễ chịu, Đế Lai lưu lại quên cả ngày về. Nhân dân nước Nam não khổ vì sự phiền nhiễu, không được yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Lạc Long Quân về, nên mới cùng nhau kêu: Lạc Long Quân nghe thấy tiếng kêu liền lập tức xuất hiện. Trông thấy nàng Âu Cơ dung mạo đẹp lạ lùng, mới hóa thành 1 chàng trai phong tú mỹ lệ, tiếng đàn ca vang tới. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo, Lạc Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang. Đế Lai sau khi tìm không thấy Âu Cơ bèn sai quân thần đi tìm khắp thiên hạ. Lạc Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng (rồng rắn hổ voi), quần thần được sai đi tìm không cách nào tìm được. Đế Lai đành trở về. “Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân” Bọc trăm trứng và cuộc phân ly Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngoài, hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, bèn đem về nuôi nấng, không cho ăn không cho bú mà tự nhiên lớn trường đại, trí dũng song toàn, ai cung ngưỡng mộ, gọi là những anh em phi thường. (Trong Đại Việt Sử Ký toàn thư, chi tiết này chỉ được ghi thành “Vua lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt” Những ghi chép về thần thông biến hóa cũng như việc Lạc Long Quân đi về giữa mặt đất và Thủy Phủ cũng được loại bớt khỏi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.) Lạc Long Quân ở dưới thủy phủ, mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc Quốc, liền đi lên biên giới. Vua đất Bắc lúc bấy giờ tên Hoàng Đế, nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan ải, mẹ con không về được, đêm ngày gọi Lạc Long Quân: “Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!” Lạc Long Quân đột nhiên lại xuất hiện, gặp mẹ con ở Tương Dã, Âu Cơ nói: “Thiếp vốn người đất Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh ra được một trăm con trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ…” Lạc Long Quân nói: “Ta là loài rồng, sinh trưởng ở Thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên Đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi con trai về thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi con trai theo nàng ở trên Đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau. Phân chia bờ cõi và dựng lập đất nước Trăm trai đều theo mệnh, rồi mới từ giã ra đi. Âu Cơ cùng năm mươi người con ở lại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người Hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang. Về bờ cõi của nước thì đông giáp Nam Hải (Biển Đông), Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình Hồ, Nam đến Hồ Tôn Tinh (nước Chiêm Thành), chia trong nước ra làm 15 bộ là : Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Trường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quân, sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn. Tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng Võ gọi là Lạc Tướng, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Dân khi ấy ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối. Đất nương khi ấy trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm, gác cây làm nhà để tránh hổ và lang sói, cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm, nhà có người chết thì giã gạo để hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp, trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, vì thời đó chưa có sự tích trầu cau. Chúng ta kết thúc phần 2 bằng lời ghi chép của của Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là dòng dõi Bàn Cổ. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: “Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh”. Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu dòng dõi Thần Nông là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái gốc đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?” Hà Phương Linh1 like
-
1 like
-
Thưa quí vị quan tâm. Hiện tượng được mô tả trong bài viết trên cho thấy: Tùy theo nhận thức trực quan - thông qua khả năng của các phương tiện kỹ thuật có được - mà nhận thức về quá trình tiến hóa của nhân loại được điều chỉnh trong mối quan hệ tương quan với thời gian. Cụ thể là: nếu không có việc khám phá di vật khảo cổ mô tả trong bài trên thì mốc thời gian tiến hóa bị lùi lại 400. 000 năm. Do đó - qua sự kiện này - đã xác minh rằng: di vật khảo cổ chỉ có thể coi là một bằng chứng trực quan minh họa cho một giả thuyết, hoặc một lý thuyết khoa học và không phải là bằng chứng duy nhất. Để nhận thức chân lý qua những giả thuyết khoa học mô tả bản chất của sự kiện, hoặc vấn đề, phải là tiêu chí khoa học làm chuẩn mực thẩm định tính chân lý của giả thuyết hoặc một lý thuyết khoa học. Giả thuyết "Nguồn gốc loài người từ châu Phi qua bằng chứng nhân chủng học" chưa thỏa mãn yếu tố thời gian cho sự hình thành những nền văn minh liên quan tới nhân loại, khi có những di sản khảo cổ khác liên quan, mô tả những niên đại lâu hơn, đã chứng tỏ nhân loại phát triển từ trước đó.1 like
-
1 like