• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/03/2015 in Bài viết

  1. Có thể nói rằng, thông tin này trên trang Tiếng nói nước Nga là rất đáng trân trọng, một công việc rất đáng nể của các nhà khoa học Nga : ----------------- Biên niên sử "Toàn Thư" bằng tiếng Nga Các độc giả Nga có cơ hội tiếp tục làm quen với Đại Việt sử ký toàn thư – một công trình tư duy lịch sử Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Tại Moskva, bản dịch Toàn thư tập V gồm hơn một ngàn trang, bổ sung cho bộ tuyển tập Những di sản văn tự phương Đông của công ty xuất bản Văn học phương Đông, đã được phát hành. Dự kiến bộ biên niên sử bản tiếng Nga sẽ gồm tám tập. Đây là lần đầu tiên Đại Việt sử ký toàn thư được dịch ra tiếng nước ngoài. Cho đến nay, bộ sách sử mới có bản Quốc ngữ (tiếng Việt hiện đại) nhưng không kèm theo các dẫn giải chi tiết. Công tác biên dịch bộ Toàn Thư ở Nga được bắt đầu vào cuối những năm 1990. Sự thiếu hụt bản dịch của nguồn dữ liệu quí này làm cản trở công tác nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về lịch sử Việt Nam, là nỗ lực lâu nay của các nhà Việt Nam học người Nga. Công trình dịch đã tập hợp các chuyên gia Nga xuất sắc nhất về lịch sử Việt Nam và Hán-Việt. Họ là các nhà khoa học nước ngoài đầu tiên đạt tới trình độ các học giả Việt Nam hiện đại trong nghiên cứu bộ Toàn thư. Tập V của bản dịch tiếng Nga tập trung vào giai đoạn nhà Minh đô hộ Việt Nam, cuộc kháng chiến nhân dân và sự hình thành các triều đại Hậu Lê ở Việt Nam. Sách dày hơn so với các tập trước. Bản Kỷ Toàn Thư chiếm 230 trang của tập V, các chú thích và hướng dẫn nằm trong 400 trang sách. Giáo sư Andrey Fedorin, người biên dịch và soạn giả của tập V cho biết: “Chúng tôi cung cấp chú thích và hướng dẫn về hầu hết các nhân vật được đề cập trong biên niên sử, từng tên địa danh, các chức vụ.” Tiếp đến, khoảng 500 trang sách đã tập trung các trích đoạn biên niên sử Trung Quốc viết về giai đoạn tương ứng của lịch sử Việt Nam. Như vậy, người đọc có thể so sánh về cách trình bày cùng một sự kiện lịch sử bởi các nhà chép sử Việt Nam cũng như Trung Quốc. “Trong sử biên niên Trung Quốc, - Giáo sư Fedorin nhận xét, – các thông tin về lịch sử Việt Nam thời kỳ này thậm chí còn nhiều hơn trong sách sử của Việt Nam. Chúng tôi đã so sánh Toàn Thư và các tư liệu của Trung Quốc. Rất giống báo cáo của các địch thủ từ sân khấu chiến sự: cùng những sự kiện và nhân vật, nhưng với cách diễn giải khác nhau.” Biểu hiện này có trong ghi chép về các trận đánh của người Việt Nam chống quân xâm lược, cũng như về các nhân vật của thời đại, ví dụ - Trần Thiêm Bình, một kẻ mạo xưng theo sử Việt và hoàng tử theo sách Trung Quốc. Sự khác biệt cũng được ghi nhận trong tiểu sử Lê Lợi và những nguyên nhân khiến nhân vật xuất chúng này đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến chống quân xâm lược. Công việc biên dịch Toàn Thư đã đưa Giáo sư Fedorin đi tới một số kết luận về tác giả quyển 9 và một phần quyển 10 của Bản Kỷ Toàn Thư. Các văn bản chỉ ra rằng, tác giả không những sở hữu dữ liệu về hoạt động của quân khởi nghĩa, mà còn nắm tương đối rõ về tình hình của bộ máy cai trị quận Giao Chỉ. Khi nhắc tới các nhân vật Trung Quốc, tác giả đã cung cấp cả thông tin không có trong nguồn của Trung Quốc. Giáo sư Fedorin cho rằng, tác giả văn bản gốc của quyển 9 và quyển 10 là nhà biên khảo Phan Phù Tiên, ông từng làm việc trong cơ quan hành chính quận Giao Chỉ và có thể đã quan sát các sự kiện từ phía bộ máy quan lại nhà Minh. Công tác dịch Toàn Thư sang tiếng Nga đang được khẩn trương xúc tiến. Dự kiến, tập tiếp theo của bộ sách sẽ phát hành trong năm tới. Giáo sư Fedorin hy vọng rằng, tập VIII - tập cuối cùng sẽ ra mắt bạn đọc vào cuối thập kỷ này. Nếu nhớ lại Đại Việt sử ký toàn thư mag ngày nay chúng ta có đã được hình thành trong 5 thế kỷ thì 20 năm của bản dịch biên niên sử sang tiếng Nga có ghi chú là khoảng thời gian không quá dài. Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2015_03_05/283210358/ http://vietnamese.ruvr.ru/2015_03_05/283210358/
    1 like
  2. Hì. Thay mặt xếp của sư phụ và phụ nữ trên toàn thế giới cảm ơn Phamhung.
    1 like
  3. ồ... Sư mẫu thì chắc không online ở đây rồi, còn các nữ hội viên cũng không ai vào nhỉ? chả lẽ diễn đàn đang ..."Cô Dương" sao? Haizzzz
    1 like
  4. Đảng đối lập Đài Loan: Nếu thắng cử sẽ từ bỏ yêu sách lưỡi bò ở Biển Đông Hồng Thủy 09/03/15 07:11 (GDVN) - Ông Phương tuyên truyền, phe đối lập "sợ một thất bại quân sự" ở Biển Đông, trong khi Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 7/3 tuyên bố Bắc Kinh sẽ ... Ông Kha Thừa Hanh. Thông tấn xã Đài Loan ngày 8/3 dẫn lời Lâm Úc Phương, một nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền nói rằng, ông Kha Thừa Hanh cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan nói với đài VOA rằng phe đối lập Đài Loan, đảng Dân chủ Tiến bộ đang cân nhắc khả năng từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò (vô lý và phi pháp) ở Biển Đông được soạn thảo vào năm 1946 nếu đảng này thắng cử năm 2016. Thông tin này cũng được ông Trương Húc Thành, cựu Cục trưởng An ninh quốc gia Đài Loan khẳng định với đài VOA từ ngày 13/9 năm ngoái, theo báo Liên Hợp tại Đài Loan. Trong khi đó Lâm Úc Phương tiếp tục kêu gọi nhà cầm quyền Đài Loan mở rộng căn cứ quân sự và sân bay (bất hợp pháp) trên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) vì "đe dọa từ Trung Quốc và Việt Nam". Ông Phương nói rằng, cuối tháng 1 vừa qua Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động cải tạo và xây dựng bất hợp pháp quy mô lớn ở đá Vành Khăn, đá Xu Bi. Tính đến tháng 3, đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc xây ở đá Chữ Thập đã lớn gấp 5 lần đảo Ba Bình, hòn đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa, với chiều dài vượt quá 2000 mét và hoàn toàn có thể xây dựng 1 đường băng quân sự. Trung Quốc hiện đang chiếm đóng và kiểm soát bất hợp pháp một số bãi đá, rặng san hô trong quần đảo Trường Sa. Lâm Úc Phương tuyên truyền, Việt Nam có dấu hiệu đặt pháo binh ở đảo Sinh Tồn và đảo Sơn Ca, nằm cách Ba Bình 6 hải lý và 30 hải lý để làm cái cớ hối thúc Bộ Quốc phòng Đài Loan hoàn thành xây dựng 1 cầu cảng, mở rộng đường băng quân sự trên đảo Ba Bình, thậm chí tái triển khai quân chính quy đồn trú tại đây. Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc. Xung quanh thông tin đảng Dân chủ Tiến bộ tính toán khả năng từ bỏ yêu sách đường lưỡi bò, Lâm Úc Phương cho rằng "đáng tiếc"?! Ông Phương tuyên truyền, phe đối lập "sợ một thất bại quân sự" ở Biển Đông, trong khi Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc hôm 8/3 tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận sự can thiệp của các quốc gia khác đối với việc xây dựng, cải tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa mà họ gọi là "sân nhà" của mình?! Theo tờ The Wall Street Journal ngày 8/3, phát biểu trong một cuộc họp báo hôm Chủ Nhật, Vương Nghị tuyên bố: "Hoạt động xây dựng này không nhắm mục tiêu hoặc gây ảnh hưởng đến bất cứ ai. Chúng tôi không giống như một số quốc gia đã xây dựng trái phép trên đất nhà người khác, và chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi chúng tôi chỉ xây dựng các căn cứ trong sân riêng của chúng tôi. Chúng tôi có quyền làm điều đó vì nó hợp pháp và chính đáng"?! Nói như ông Vương Nghị thì người Trung Quốc có quyền giật bát cơm trên tay người khác và bảo đó là của mình, không ai được phép phản đối hay ý kiến này nọ. Đó chính là bản chất hành động của Trung Quốc đang làm trên một số đảo, bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Và sau khi giật được "bát cơm" của láng giềng, tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Nam Hải trên Biển Đông vẫn chưa dừng lại - PV. Các quan chức Mỹ đã lên tiếng về đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa trong những tuần gần đây. Giới chuyên gia quốc phòng nói rằng chúng có thể tạo ra một mạng lưới các pháo đài để Bắc Kinh kiểm soát hầu hết các tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất qua Biển Đông. Việt Nam đã công khai phản đối hoạt động cải tạo phi pháp của Trung Quốc hồi tuần trước. Theo các quan chức và giới chuyên gia quốc phòng Mỹ, Việt Nam và các bên yêu sách khác cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo và bãi đá mà mình đóng quân, nhưng với quy mô nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc. Tờ Navy Times ngày 8/3 bình luận, xung đột lãnh thổ đang ngày càng trở nên phổ biến. Trung Quốc gân đây đã đụng độ với các tàu Việt Nam (trong vụ Bắc Kinh hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng biển Việt Nam), phái chiến đấu cơ áp sát máy bay Nhật Bản ngoài Senkaku, đối đầu với Philippines ngoài Scarborough và bãi Cỏ Mây. Chiến thuật gần đây nhất là cải tạo và xây dựng tiền đồn quân sự trên một số bãi đá ở Trường Sa. Kết quả là (Bắc Kinh) đã tạo ra một thùng thuốc nổ chiến lược trong khu vực. Người Trung Quốc đang cải thiện gần như mọi khía cạnh của lực lượng hải quân và không quân của họ để thực hiện những gì một số nhà lãnh đạo cấp cao Trung Nam Hải tin rằng "cần phải lấy lại vùng lãnh thổ đã mất" (thực tế là giấc mộng bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong khu vực). Trung Quốc đã phát triển một loại tên lửa chống tàu được gọi là "siêu sát thủ" với tầm bắn khoảng 1000 dặm. Bắc Kinh cũng nỗ lực đóng 3 tàu ngầm 1 năm để đối phó với sức mạnh hải quân Mỹ. ====================== Lão Gàn tích cực ủng hộ việc chính phủ Trung Hoa Dân Quốc long trọng tuyên bố đường lưỡi bò mà họ vẽ ra đầu tiên là hoàn toan bất hợp pháp. Lão Gàn đã nói tới điều này từ năm nẳm lận, ngay trong topic này.
    1 like
  5. Đội mưa, xếp hàng từ nửa đêm đợi “xin” ấn Đền Trần 05/03/2015 08:15 GMT+7 TTO - Sau nghi thức khai ấn Đền Trần (Nam Định) đêm 14 tháng Giêng (4-3), từ 6g sáng ngày rằm tháng Giêng (5-3), ban tổ chức tiến hành phát ấn cho khách thập phương. Mặc dù 6g sáng các quầy phát ấn mới mở cửa nhưng 5g sáng hàng trăm người dân đã xếp hàng chờ đợi mua ấn Đền Trần. Ảnh: Nguyễn Khánh Khác với cảnh chen nhau cướp lộc kinh hoàng đêm qua, sáng nay, dòng người đã xếp hàng nghiêm chỉnh hơn. Mặc dù 6g mới chính thức phát ấn, nhưng từ tờ mờ sáng 5-3, rất nhiều người đã đứng xếp hàng để đợi vào “xin” ấn. Đến 6g sáng, dòng người xếp hàng đã xếp dài ra ngoài sân đền Thiên Trường. Bên đền Trùng Hoa cũng chật kín người trong sân đền. Mặc trời mưa phùn, lạnh, dòng người vẫn kiên trì đứng trong hàng, nhích từng chút một để mong sớm có lá ấn Đền Trần. Theo như đã thông báo trước đó, BTC tiến hành “phát” ấn tại nhà Giải Vũ và nhà trưng bày Đền Trùng Hoa. Tại mỗi nơi đều có các lực lượng chức năng đứng giữa trật tự. Theo ghi nhận của chúng tôi, dù khá đông người đến “xin” ấn trong buổi sáng, nhưng dòng người khá trật tự và nghiêm chỉnh. Nhiều người đến chiều qua mới từ các nơi đổ về Đền Trần để kịp dâng hương, sau đó phải thuê phòng nghỉ, hoặc thức qua đêm ở lại ngay trong sân đền để xếp hàng đợi xin ấn. Anh Trần Văn Hùng, một công chức về đây từ 5g chiều hôm qua để tham gia lễ dâng hương vào lúc 0g cho biết anh phải xếp hàng từ 4g sáng, nhưng đến tận 7g anh mới “xin” được ấn. “BTC không quy định giá vé bao nhiêu một lá ấn, mà tùy tâm của mỗi người thôi” – anh Hùng cho biết. Xin ấn xong, anh lại bắt xe về Hà Nội. Khi được hỏi về ý nghĩa, mục đích việc xin ấn, anh Hùng cho rằng, xin ấn đền Trần là để cầu may mắn, thuận lợi trong công việc. Đến gần 8g sáng nay, dòng người trong khu vực “xin” ấn đã thưa hơn, nhiều người đã xin được ấn. Nhưng vẫn còn khá đông người đến dâng hương tại đây. Theo BTC cho biết trước đó, ấn Đền Trần sẽ được “phát” cho du khách thập phương đến hết tháng Giêng âm lịch. Người dân đội mưa từ sáng sớm, có người thức trắng đêm để xếp hàng mua ấn Đền Trần, giá mỗi chiếc ấn từ 15.000đ-20.000đ. Ảnh: Nguyễn Khánh Do số lượng người mua ấn quá lớn nên tình trạng chen lấn đã xảy ra tại gần cửa khu vực phát ấn. Ảnh: Nguyễn Khánh Một người đàn ông tỏ ra tiếc nuối khi mình chỉ mua được 2 chiếc ấn Đền Trần sau cả đêm thức trắng chờ đợi. Ảnh: Nguyễn Khánh Một người phụ nữ phải chui qua hàng rào sắt để thoát khỏi đám đông. Ảnh: Nguyễn Khánh Sau khi mua được ấn, nhiều người ra khu vực sân trước cửa Đền Thiên Trường để làm lễ . Ảnh: Nguyễn Khánh Do số lượng người đi làm lễ quá lớn nên ban quản lý Đền Trần phải thường xuyên tập kết hương để đốt. Ảnh: Nguyễn Khánh Ông Nguyễn Văn Nhất vui sướng khi cầm trên tay chiếc ấn Đền Trần - Ảnh: Nguyễn Khánh V.V.TUÂN ===================== Lạy Đức Ala vĩ đại và nhà tiên tri Mohamet là sứ giả của người. Lạy Đức Chúa toàn năng và Đức Phật Đại từ đại bi. Lạy tất cả các vị thành thần nói chung của tất cả mọi thứ tín ngưỡng, tôn giáo trên thế gian. Nếu quả là Ấn đền Trần khiến mọi người đều làm wan cả thì tiền đâu ra trả lương cho các wan kiểu này?
    1 like
  6. 1 like