• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 08/03/2015 in all areas

  1. LỜI TIÊN TRI ẤT MÙI 2015 Đại sứ Ted Osius: Mỹ sẵn sàng tiếp sức cho Việt Nam cất cánh Đức Huy 07/03/2015 08:21 Phát biểu hôm qua trước đông đảo sinh viên và giáo viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ song phương Việt - Mỹ. Ngài Đại sứ đánh giá cao những gì Việt Nam và Mỹ đã làm được trong 20 năm bình thường hóa mối quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ sự lạc quan về những hợp tác lâu dài và bền chặt giữa hai quốc gia trong tương lai. Ngài Đại sứ thừa nhận, 20 năm về trước, ông không dám nghĩ đến khả năng hai nước có thể hợp tác một cách hiệu quả như ngày nay. "Hồi đó tôi đã ở đây và tôi có thể nói với các bạn rằng mặc dù tất cả chúng tôi đều hy vọng về những điều tốt nhất, tôi vẫn không nghĩ có ai lại dự đoán được rằng chúng ta có thể tiến xa như hiện nay" - ông nhớ lại. Đại sứ Osius trích lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, người nói rằng ông chưa từng thấy hai nước nào "nỗ lực hơn, làm được nhiều hơn, và làm được tốt hơn để cùng hợp tác vượt lên lịch sử và thay đổi tương lai" như Mỹ và Việt Nam. Đại sứ Mỹ Ted Osius phát biểu tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, Đại học Quốc gia Hà Nội Ảnh: Đại sứ quán Mỹ. Hiện nay, ông Osius nhấn mạnh Việt Nam và Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác phát triển mối quan hệ Đối tác Toàn diện, trong khuôn khổ hiệp định được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama kí kết vào năm 2013. Với những bước tiến rõ rệt trong các lĩnh vực như giáo dục, an ninh hàng hải và y tế, ngài Đại sứ tỏ ra lạc quan về tiến trình phát triển quan hệ ngoại giao song phương giữa hai nước. "Dù lịch sử chúng ta có phức tạp, nhưng tôi tin rằng chúng ta sẽ cùng chia sẻ một tương lai tươi sáng" - ông phát biểu. Nhận xét về tương lai mối quan hệ Việt - Mỹ, Ngài Đại sứ đưa ra một số dự định và thách thức mà hai nước sẽ phải đối mặt trong thời gian tới. Trong đó, hoàn tất thủ tục gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho Việt Nam, xây dựng đường bay thẳng giữa hai nước, và tạo điều kiện để Mỹ trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam sẽ là những mục tiêu cực kì quan trọng. Nhận định về khả năng đạt được những mục tiêu này, Ngài Đại sứ nhấn mạnh "Không gì là không thể" ("Nothing is impossible"). Đơn giản vì theo ông, hiện thực hóa những dự định này cũng vì lợi ích của chính Việt Nam, và Mỹ luôn sẵn sàng làm đối tác của Việt Nam. "Với truyền thống con Rồng cháu Tiên, Việt Nam đã tạo được cho mình một đôi cánh vững chắc để bay lên. Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam bay cao và bay xa hơn nữa" - Ngài Đại sứ phát biểu bằng tiếng Việt. Kết thúc bài diễn văn tại hội trường, ông Osius cùng đại diện trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã kỉ niệm chuyến thăm của ngài Đại sứ bằng lễ trồng cây trong khuôn viên nhà trường. Đại sứ Osius cùng đại diện trường Đại học Quốc gia Hà Nội xúc những xẻng đất đầu tiên. Lãnh đạo nhà trường và Đại sứ Ted Osius bên cạnh cây lưu niệm.
    2 likes
  2. Nhân ngày 8-3, Phamhung xin chúc Sư Mẫu cùng toàn thể các nữ hội viên của diễn đàn luôn Vui tươi, trẻ đẹp, hạnh phúc và vạn sự may mắn !
    1 like
  3. 1 like
  4. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Hết đường vào Nhà Trắng? Chủ Nhật, 08/03/2015 - 09:29 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đang ở tâm điểm của một cuộc tranh cãi về việc bà sử dụng tài khoản email cá nhân cho công vụ trong thời gian làm tại Bộ Ngoại giao. Vụ bê bối này có thể sẽ ảnh hưởng tới quyết định tranh cử tổng thống của bà Clinton, nhân vật được xem là đang dẫn đầu cuộc đua tiến về Nhà Trắng năm 2016. >> Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bị gọi hầu tòa Bà Clinton đang check mail bằng điện thoại tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an LHQ năm 2012 Báo The New York Times mới đây tiết lộ rằng bà Hillary Clinton sử dụng email cá nhân trong tất cả những cuộc trao đổi thư từ qua lại, thay vì phải sử dụng email của Bộ Ngoại giao, tức là email nằm trong hệ thống của chính phủ liên bang Mỹ. Sau đó, nhân viên ban tham mưu của bà lên tiếng xác nhận, nhưng họ cũng nói rất rõ là bà cựu Ngoại trưởng không vi phạm luật lệ mà Bộ Ngoại giao đặt ra. Không chỉ nói điều đó, dàn tham mưu của bà Clinton đang lựa những email mang nội dung trực tiếp liên quan đến công việc để nộp lại cho Bộ Ngoại giao, nói là họ chỉ giữ lại những email mang tính cá nhân. Thoạt đầu ai cũng nghĩ rằng tất cả nhân viên làm việc cho chính phủ liên bang đều có email của chính phủ, nhưng tờ The New York Times cho hay với trường hợp của bà Clinton thì không. Tờ báo nói rằng bà Clinton không có email của Bộ Ngoại giao (chấm dứt bằng chữ state.gov) mà chỉ có email riêng. Khác biệt giữa hai loại email này là tất cả email chính phủ đều tự động được giữ lại và sử dụng làm tài liệu khi cần thiết, còn email cá nhân thì người làm chủ sẽ giữ, chính phủ không biết tới. Báo chí Mỹ cho hay một tuần lễ trước ngày nhậm chức ngoại trưởng, bà Clinton cho đặt ngay trong nhà của bà ở New York một “server” để nhận và gửi email. Nhật báo The Washington Post còn nói hệ thống email cá nhân của bà Clinton là clintonemail.com, nhưng chưa rõ ngoài email này, bà còn có địa chỉ email nào khác hay không, chẳng hạn như gmail, yahoo... Ðến giờ vẫn chưa thể khẳng định bà Clinton có vi phạm luật lệ liên bang hay không khi dùng email cá nhân cho công việc của chính phủ, vì chưa thấy ai nói tới những lỗi mà bà Clinton đã phạm phải. Mọi người đang phân tích luật lệ, trước khi nói bà đã phạm những lỗi nào. Xin được nói thêm là chính phủ liên bang Mỹ áp dụng luật Lưu trữ Hồ sơ (Federal Records Act) và tất cả những email của chính phủ đều được lưu trữ trong công khố, còn email cá nhân như trường hợp của bà Clinton thì chính bà là người giữ, vì được lưu lại trong “server” riêng của bà. Được biết, với các viên chức giữ vai trò quan trọng trong chính phủ Mỹ, họ có một hệ thống email riêng, được gọi là “hệ thống liên lạc mật”, chẳng hạn như khi liên lạc với Tổng thống, với Bộ trưởng Quốc Phòng, với người điều hành Hội đồng An ninh Quốc gia... Bà Clinton sử dụng hệ thống trao đổi thư nội bộ này khi cần liên lạc với các tòa đại sứ, các quốc gia, bà lại sử dụng một hệ thống khác nữa, thường được gọi là “diplomatic cable”. Theo lời phát ngôn viên Nick Merrill của bà Clinton thì bà “làm rất đúng nguyên tắc”, ý muốn nói là những chuyện quan trọng bà sử dụng hệ thống trao đổi tin tức nội bộ, còn email cá nhân chỉ được bà sử dụng cho những chuyện không mang tính quốc gia, đại sự. Theo phát ngôn viên Merrill thì trước bà Clinton, các vị ngoại trưởng khác đã làm điều này, tức là đã có người sử dụng email cá nhân, nhưng ông không nói rõ những vị ngoại trưởng đó là ai, cũng không cho biết những người đó sử dụng cả email của Bộ Ngoại giao và email cá nhân, hay chỉ sử dụng email riêng như bà Clinton đã làm. Trích dẫn lời một viên chức giấu tên của Bộ Ngoại giao, đài truyền hình ABC cho hay ba vị tiền nhiệm của bà Clinton “mỗi người sử dụng email một khác”, chẳng hạn như bà Condoleeza Rice “chỉ sử dụng email của Bộ Ngoại giao”, ông Colin Powell “sử dụng email của bộ cho công việc của chính phủ, email cá nhân cho những việc mang tính cá nhân”, còn bà Madeleine Albright thì “không hề sử dụng email”. Theo phát ngôn viên Jen Psaki, Bộ Ngoại giao Mỹ đang lưu trữ rất nhiều tài liệu liên quan đến bà Clinton và công việc bà đã làm, trong đó có cả những email trao đổi nội bộ và “diplomatic cable”, nhưng bà Psaki không cho biết bộ này có giữ những email bà Clinton sử dụng qua hộp thư email cá nhân hay không. Một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao là Marie Harf thì nói là “không có quy định nào cấm cản sử dụng email cá nhân” để giải quyết công việc của chính phủ, miễn là “cuối cùng tất cả những email đó đều được lưu trữ lại trong công khố”. Nhưng bà Marie Harf không dám chắc là bà Clitnon đã nộp cho công khố tất cả những email cá nhân mà bà đã dùng để giải quyết công việc chính phủ hay chưa. Liệu hệ thống email cá nhân của bà Clintin có bị tấn công tin tặc không? Ðây cũng là câu hỏi chưa được trả lời. Báo chí Mỹ chưa biết mức độ an ninh của hệ thống email cá nhân của bà cựu Ngoại trưởng Mỹ như thế nào, đã bị tin tặc tấn công lần nào hay chưa, hoặc có an toàn như hệ thống của chính phủ không. Chính phát ngôn viên Harf cũng không trả lời được câu hỏi này, chỉ nói với báo chí là “quý vị nên hỏi thẳng bà Clinton”. Đảng Cộng hòa đang cố làm lớn vụ tranh cãi này trong lúc Đảng Dân chủ đang hướng tới điều mà họ mong đợi là việc khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton vào cuối năm nay. Nghị sĩ Jeb Bush của đảng Cộng hòa đã lên tiếng chỉ trích, cho rằng chuyện bà Clinton sử dụng email cá nhân và không nộp cho chính phủ sau khi rời nhiệm sở là điều chứng tỏ “thiếu minh bạch”. Cũng có một vài đồn đãi cho rằng chuyện đang gây ồn ào sẽ đẩy bà Clitnon tới chỗ sẽ phải tuyên bố tranh cử tổng thống sớm hơn, để dư luận không chú ý tới chuyện email, mà sẽ dồn chú ý vào chuyện bà hơn ai, thua ai, hơn điểm nào, thua điểm nào, có thắng cử được hay không... Nhưng điều không thể chối cãi được là bất cứ điều gì bà Clinton làm đều có người khen, kẻ chê, người ủng hộ, kẻ chống đối, và càng gần đến năm 2016 chuyện này càng rõ rệt hơn. Các nhà quan sát nói rằng với trường hợp của bà Clinton, “nước Mỹ có sẵn một tập thể cử tri ủng hộ bà làm tổng thống, những cũng có sẵn một lực lượng cho rằng bà Clinton là người không thể tin tưởng được, họ luôn luôn nghĩ là bà ta giấu giếm một điều gì đó”. Các nhà phân tích khác cho rằng cuộc tranh cãi về email có thể là dấu hiệu rắc rối chính trị cho bà Clinton. Nhà phân tích chính trị kỳ cựu Tom DeFrank nói: “Nói họ (gia đình Clinton) có sở thích giữ bí mật là một cách nói nhẹ đi thôi. Họ bị ám ảnh với bí mật và điều này đưa vào câu chuyện về gia đình Clinton luôn tạo ra một đường phân chia giữa khủng hoảng và thảm họa. Ý tôi là điều này không khôn ngoan”. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy bà Clinton cho tới nay là ứng cử viên tổng thống được yêu thích của Đảng Dân chủ. Nhưng chuyện email khiến cho đảng Dân chủ cởi mở hơn trong việc tìm kiếm một người thay thế bà Clinton. Trong số những người của Đảng Dân chủ tỏ ra hứng thú với việc tranh cử vào năm tới có phó Tổng thống Joe Biden, cựu thống đốc bang Maryland Martin O’Malley, cựu Thượng nghị sĩ bang Virginia Jim Webb và Thượng nghị sĩ Độc lập của bang Vermont Bernie Sanders. Theo Nh.Thạch (tổng hợp) PetroTimes ================== "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ". Híc!
    1 like
  5. Coi vậy năm nay cũng khó lấy chồng lắm đó, hồng-hĩ mà hội thiên-địa không thì giống như mớ thịt bằm...tử -phủ miếu địa mà hội nhị không hao- tuyệt nếu có tình cảm với ai thì cũng có nhiều nước mắt, nhưng nếu năm vừa qua những điều khó khăn nầy đã xảy ra thì hy vọng có thể được . ĐÚNG CUNG PHU cô nầy khá tốt sau nầy nhờ chồng và hết mực thờ chồng,[ chắc ông nào có phước ] Nhưng trong bối cảnh bên trong cũng có nhiều đoạn lâm li bi đát vì riêu-kỵ là 1 trong 3 tam án của nhật- nguyệt có lẽ 1 trong 2 người hay có tính trững mỡn ?
    1 like