-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 05/03/2015 in Bài viết
-
Bây giờ bàn sang một để tài khác: Làm đúng tự nó có tính chính danh, nên được coi là đúng. Cổ thư viết: Tử Lộ hỏi: "Nếu thày ra làm quan thì thày làm việc gì trước?". Tử viết:"Ta phải chính danh trước". Hỏi tiếp: "Chính danh là gì?". Đáp: "Là gọi tên đúng sự vật, sự việc". Nhưng thôi! Nếu bàn sâu vào đề tài này thì nên mở topic khác.2 likes
-
“Mùa xuân Crimea”: Phá âm mưu của Cụm TSB Mỹ (Quan hệ quốc tế) - Sự bí mật và thần tốc của Nga trong chiến dịch “Mùa xuân Crimea” đã làm thất bại âm mưu phong tỏa Hạm đội Biển Đen của Cụm tàu sân bay Mỹ. Nga đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho chiến dịch “Mùa xuân Crimea”? Mỹ-EU-Ukraine bất lực nhìn Putin diễn vở “Mùa xuân Crimea” Cụm tàu sân bay Mỹ vượt Địa Trung Hải, âm mưu khống chế Hạm đội biển Đen Trong bối cảnh Moscow ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch “Mùa xuân Crimea”, một thông tin tình báo đặc biệt quan trọng làm người Nga lo lắng là việc cụm tàu sân bay Mỹ vượt Đại Tây Dương tiến vào Địa Trung Hải, nhăm nhe vượt eo biển Bosphorus vào khống chế và hất cẳng Hạm đội biển Đen khỏi Crimea. Ngày 13/2, biên đội tàu đặc nhiệm Mỹ do hàng không mẫu hạm USS George Bush (CVN-77) dẫn đầu đã rời căn cứ hải quân ở Norfolk - Hoa Kỳ, lên đường đến Biển Đen với sự hộ tống của 16 tàu chiến, trong đó có tuần dương hạm USS Philippines Sea, các tàu khu trục USS Truxtun và USS Roosevelt cùng 3 tàu ngầm hạt nhân. Nhiệm vụ chính của biên đội tàu sân bay này là chờ đợi sự thành công của cuộc đảo chính do các phần tử thân Mỹ tiến hành ở Kiev trong tháng 2, sau đó ngay lập tức tiến vào Biển Đen, vô hiệu hóa và hất cẳng Hạm đội hải quân của Nga đóng ở Sevastopol. Ngoài ra, Hạm đội này còn có nhiệm vụ khác rất quan trọng là chiếm lấy Trung tâm chỉ huy các chuyến bay vũ trụ Crimea, được xây dựng từ thời Liên Xô. Trong lịch sử, trung tâm này đã ghi nhận các lần phóng tàu vũ trụ Salyut, Soyuz, Soyuz-Apollo và xe tự hành mặt trăng, sau này là các vụ phóng tên lửa chiến lược. Trung tâm vũ trụ Crimea có thể nhận dữ liệu từ các radar cảnh báo tên lửa Voronezh-М (trong bán kính 6.000 km), lắp đặt ở làng Lekhtusy - tỉnh Leningrad, thành phố Pionersk - tỉnh Kaliningrad và thành phố Armavir, có khả năng phát hiện vụ phóng bất cứ loại tên lửa nào, cả tên lửa hành trình lẫn tên lửa đạn đạo. Việc phá vỡ hoạt động của Trung tâm này, loại hẳn nó khỏi vòng chiến là một trong các mục tiêu chủ yếu của Lầu Năm góc, bởi nó là vị trí tiền tiêu trong lá chắn tên lửa của Nga, được xây dựng nhằm đối phó với là chắn tên lửa và vũ khí hạt nhân của của NATO triển khai ở châu Âu. Ngày 22/2, Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị quốc hội nước này bãi miễn sau khi ông bỏ chạy khỏi Kiev vào ngày hôm trước. Cùng ngày đó, cụm tàu sân bay Mỹ cũng đã vượt qua Địa Trung Hải, nhăm nhe tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus, với sự ngấm ngầm cho phép của Thổ Nhĩ Kỳ. Hộ chiếu Mỹ của ông Valentin Nalivaichenko - tân Giám đốc cơ quan tình báo Ukraine (SBU)- được tờ Effedieffe đăng tải Cũng trong ngày 22/2, ông Valentin Nalivaichenko được bổ nhiệm làm người đứng đầu các cơ quan tình báo Ukraine (SBU). Theo thông tin từ chính truyền thông phương Tây, ông Valentin Nalivaichenko là 1 người Ukraine nhưng có quốc tịch Hoa Kỳ và có quan hệ rất mật thiết với cơ quan tình báo Trung ương Mỹ CIA. Ngoài ra, ngay sau khi chính phủ tạm quyền sau đảo chính ra mắt ngày 26-2 ở Kiev, Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea (còn gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Crimea) khi đó là Anatoly Mogilyov cũng lên tiếng tuyên bố trung thành với chính phủ do nhóm chính biến lập ra ở Kiev. Đồng thời, người Mỹ cũng triển khai ở Dnepropetrovsk cả một trung tâm chỉ huy máy bay không người lái để thực hiện các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Crimea. Điều này đã gây ra nghi ngờ lớn cho Nga, bởi khi đó, Ukraine hầu như không có nên không sử dụng máy bay trinh sát không người lái. Nga cân nhắc và đánh giá tình hình Cái bẫy để Hạm đội Mỹ chiếm chỗ của Hạm đội biển Đen Nga đã giăng ra, nếu Nga không hành động ngay để chính quyền Kiev ra lệnh thiết quân luật, phong tỏa binh lính của Hạm đội biển Đen trong khu doanh trại thì chắc chắn Crimea sẽ thuộc về Ukraine và căn cứ Sevastopol sẽ trở thành căn cứ tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, một khó khăn rất lớn đối với Nga là khi đó trên bán đảo Nga chỉ có khoảng 3000 quân, trong khi quân số thường trực chiến đấu của Ukraine là khoảng 22.000, cộng với các nhân viên quân sự khác là vào khoảng gần 30.000 quân, tương quan lực lượng khá chênh lệch. Một khó khăn nữa là khi đó Mỹ đã triển khai 2 tàu chiến ở biển Đen, bao gồm tàu chỉ huy hạm đội 6 USS Mount Whitney (LCC-20) và tàu hộ vệ USS Taylor (FFG-50) với lí do “hỗ trợ an ninh cho thế vận hội Sochi và di chuyển người Mỹ trong tình huống khẩn cấp”. Kỳ hạm của Hạm đội 6 USS Mount Whitney là tàu chỉ huy lớp Blue Ridge, được trang bị hệ thống Chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo (viết tắt là C4I) để chỉ huy mọi hoạt động về tác chiến, cơ động và điều động các tàu của Hạm đội 6. Tàu USS Taylor đang di chuyển trên biển Đen ngày 5-2-2014 Cụ thể, nó được trang bị Hệ thống thông tin chỉ huy liên hợp trên biển (JMCIS2.2); hệ thống kiểm soát trên không phản ứnh nhanh thời chiến; hệ thống thông tin số liệu Link 4A, Link 11, Link 14; hệ thống thông tin sóng cực ngắn WSC-3 (UHF), hệ thống thông tin vệ tinh WSC-6 (SHF), USC-38 (EHF). Tàu có thể truyền và nhận một lượng lớn dữ liệu an ninh trên khắp thế giới thông qua các kênh liên lạc đa dạng. Tính năng ưu việt này giúp USS Mount Whitney trở thành một trung tâm đầu não xử lý các thông tin tình báo và hỗ trợ cho việc ra quyết định một cách chính xác. 2 tàu này tuần tiễu khu vực giữa biển Đen (sau đó được bổ sung thêm khu trục hạm DDG-61USS Ramage), cách Crimea và eo biển Kerch vẻn vẹn chưa đầy 200km nên bất cứ động thái di chuyển quân lớn nào của Nga ở Crimea và từ Nga vượt qua eo biển Kerch đều có thể bị theo dõi. Trước tình hình đó, Nga đánh giá, quân số Ukraine tuy nhiều nhưng lục quân ít, hải quân Ukraine và bộ đội biên phòng nước này không có khả năng chiến đấu cao, đa số các tàu chiến của Ukraine hoặc đang chờ ngừng hoạt động hoặc đã quá cũ. Bởi vậy, người Nga nhận định rằng với lực lượng hải quân đánh bộ hiện diện sẵn ở Crimea, Nga có thể khống chế được vài mục tiêu trọng yếu như tòa nhà chính quyền, quốc hội và 2 sân bay chiến lược Simferopol và Belbek nên quyết định không điều động quân ở trong nước sang để tránh bị lộ. Đồng thời, Nga vẫn duy trì trạng thái thông tin liên lạc bình thường nhưng ngừng việc ra các chỉ thị mệnh lệnh trên sóng vô tuyến và các loại điện thoại, chỉ trao đổi thông tin với nhau bằng liên lạc viên hoặc đường hữu tuyến, để tránh bị chặn thu trộm. Các chuyên gia Mỹ và châu Âu nhận thấy trước khi “những người lịch sự” xuất hiện ở các tòa nhà hành chính Simferopol, không hề có tình trạng hoạt động nhộn nhịp trên sóng điện thoại hay sóng vô tuyến điện. Vì vậy chiến dịch bắt đầu từ ngày 27-2 hoàn toàn bất ngờ với tình báo phương Tây. Vị trí triển khai 2 tàu USS Mount Whitney (LCC-20) và USS Taylor (FFG-50) ở khu vực giữa biển Đen, ngang Sochi, cách Crimea chưa đầy 200km Nga ra tay hành động, biên đội tàu sân bay Mỹ lặng lẽ quay đầu 4g20 rạng sáng ngày 27-2, quân Nga đã bao vây tòa nhà nghị viện và chính phủ Crimea, hạ cờ Ukraine, giương cờ Nga. Cũng trong đêm 27-2, những người “lính lạ” cũng bao vây và giành quyền kiểm soát hai sân bay Belbek và Simferopol. Ngay lập tức, tiến trình thay thế chính quyền thân Kiev được tiến hành. Hội đồng tối cao khu tự trị Crimea của Ukraine sáng ngày 27/2 đã giải tán chính quyền địa phương, bãi nhiễm Thủ tướng thân Kiev Anatoly Mogilyov và bầu ông Sergei Aksyonov, thủ lĩnh các lực lượng thân Nga làm chủ tịch mới. Tiến trình trưng cầu dân ý cũng đồng thời được quyết định ngay trong ngày 27-2. “Dưới sức ép” của một cuộc biểu tình nhân dân bên ngoài tòa nhà quốc hội, phản đối chính phủ đảo chính ở Kiev, các nghị sĩ cũng bỏ phiếu ủng hộ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của bán đảo này vào ngày 25/5. Cục diện chính trị đã định, nắm được chính quyền trong tay, Nga tiếp tục phần việc thứ 2 là chiếm giữ các vị trí chiến lược khác và các vị trí đồn trú của quân đội Ukraine nhằm giải giáp lực lượng này. Trong khi đó, chính quyền Kiev mất kiểm soát hoàn toàn cơ quan hành chính và lực lượng quân đội - an ninh ở Crimea. Vào ngày 28/2, 8 trực thăng quân sự Nga, 4 máy bay Ilyushin Il-76 với số lượng lớn lính dù và tàu đổ bộ Zubr đã được vận chuyển từ Nga tới Ukraine. Ngày 2-3, 10 máy bay trực thăng vận tải và chiến đấu Mi-8, Mi-24 vượt không phận Nga - Ukraine. Chiều cùng ngày, thêm năm máy bay vận tải IL-76 đáp xuống sân bay Gvadeiskoye (cách Simferopol 13km về phía bắc), chở biệt kích dù từ Pskov, Tula và Uliyanovsk (Nga) đến tham gia chiến dịch. Chỉ vài vài ngày sau, số binh sĩ được Nga triển khai đã tăng từ 3.000 đến 16.000 người nhưng vẫn trong vòng quy định 25.000 người. Lúc này, Kiev và Mỹ có phát hiện ra những động thái chuyển quân rầm rộ từ Nga sang nhưng bất lực không thể làm gì để ngăn chặn. Quân Nga canh gác bên ngoài doanh trại quân đội Ukraine Lần lượt, “những người lịch sự” cùng các đội tự vệ phong tỏa các tòa nhà chính quyền, các trọng điểm hạ tầng rồi cơ sở quân sự Crimea. Đến thời điểm này, 11 đồn biên phòng ở Crimea cũng đã bị vô hiệu hóa. Ngày 19-3, Sở chỉ huy hải quân Sevastopol của Ukraine bị đột kích, tư lệnh hải quân Sergei Gaiduk bị bắt. Tuy nhiên, sau khi Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu can thiệp, ông Gaiduk đã được thả. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Ukraine đã cho phép binh sĩ Ukraine ở Crimea được phép sử dụng vũ lực. Nhưng đã quá muộn. Trong vòng kiểm soát của Kiev chỉ còn vài điểm hậu cần không liên lạc được với nhau. Chiến dịch đã chấm dứt với việc quân Nga và lực lượng tự vệ Crimea hoàn toàn chiếm đóng bán đảo. Ngày 5/3, mệnh lệnh ban đầu mà biên đội tàu sân bay Mỹ nhận được đã bị hủy bỏ. Biên đội lặng lẽ quay đầu khỏi thành phố Piraeus của Hy Lạp sang Antalya, đến đợi lệnh mới ở một căn cứ Thổ Nhĩ Kỳ. Âm mưu hất cẳng Hạm đội biển Đen của Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản. Chỉ có các tàu khu trục USS Truxtun, USS Donald Cook và tàu hộ vệ USS Taylor đã được phái đến bờ biển bắc Crimea với lí do tập trận chung với Bulgaria và Romania để do thám, phá hoại các hệ thống anten của trung tâm vũ trụ và thả biệt kích vào phá hoại cuộc trưng cầu dân ý từ ngày 7-22/3. Tuy nhiên, trong thời gian đầu quá trình chiếm đóng bán đảo, Moscow cũng phải giải quyết khá nhiều sự vụ phức tạp như việc có đơn vị Ukraine cương quyết không đầu hàng mà lực lượng đặc nhiệm Nga không được phép nổ súng hay vụ Nga thu phục lực lượng đặc nhiệm Berkut của Ukraine để giải giáp chính quân đội nước này. Ngoài ra, Nga còn phải phá âm mưu dùng biệt kích gây rối, bảo vệ an toàn cuộc trưng cầu dân ý trên bán đảo, âm mưu phá hoại trung tâm vũ trụ của tàu khu trục USS Donald Cook, dẫn đến nguồn cơn nó bị Su-24 của Nga “dằn mặt” hay việc Nga hóa giải các mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số trên bán đảo… Điều này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong các kỳ sau. Thiên Nam1 like
-
Bao giờ Mỹ hết kiên nhẫn với Trung Quốc? (Tin tức 24h) - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng Trung Quốc ngày càng làm tới trong "chiến thuật khiêu khích" Trung Quốc ngang ngược đăng toàn cảnh xây đảo đá Trường Sa Trung Quốc xây đảo: Philippines nói thẳng tại LHQ Trung Quốc leo thang chiến lược khiêu khích "Tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước liên quan ở Biển Đông gây nên căng thẳng với tất cả các nước trong khu vực. Tôi quan ngại về điều đó. Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề đáng lo ngại với tất cả chúng ta", Economictimes của Ấn Độ dẫn lời Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói hôm nay. Ông Harris cho rằng cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông mang tính "khiêu khích" và có chiến thuật bài bản. Đô đốc cho rằng tất cả các nước quan ngại về tự do hàng hải cần chú ý tới những gì Trung Quốc đang thực hiện ở khu vực này. "Việc bồi đắp gây tác động lớn. Nó khiến thay đổi hiện trạng ở Biển Đông", ông nhấn mạnh. Trung Quốc đang theo đuổi song song hai hình thái ở Biển Đông, một mặt tăng cường các động thái thay đổi hiện trạng ở vùng biển này, mặt khác lên tiếng biện bạch cho những hoạt động đó. Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Hôm 23/2, truyền thông của Trung Quốc trích bài đăng trên trang mạng của quân đội Trung Quốc với nội dung "tăng cường giám sát phòng không biển, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu." Đây là khẩu lệnh của quân đội nước này trong buổi luyện tập hôm 23/2 ở Đá Châu Viên - nơi Trung Quốc coi là "căn cứ số một tại Biển Đông. Đây là "sự thừa nhận bất thường" và vô cùng ngang ngược của Trung Quốc trong việc cải tạo gây tranh cãi của mình trên các đá ở Biển Đông, nơi một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền. Ngoài đá Châu Viên, Trung Quốc còn tiến hành cải tạo ở 6 rạn san hô khác thuộc chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Công nhân đang xây dựng cảng, kho chứa nhiên liệu và đường băng ở 6 đá này. Trang mạng của quân đội Trung Quốc cũng cho biết, trong dịp Tết, binh lính đồn trú tại đá Châu Viên đã diễn tập chống độ bộ, chống hạ cánh và bảo vệ công tác san lấp cải tạo rạn san hô ở đây. Trong khi đó, hồi 28/2, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngang nhiên cho rằng hoạt động trên các bãi cạn và vùng biển xung quanh ở Trường Sa là "hợp lý, chính đáng và hợp pháp", và thái độ của Bắc Kinh là "kiềm chế và có trách nhiệm". Ảnh vệ tinh chụp đá Châu Viên tháng 11/2014 Thông tin mà ông Hồng Lỗi đưa ra nhằm biến báo cho các cáo buộc mà tình báo Mỹ đã thông tin, rằng Trung Quốc đang mở rộng các tiền đồn ở Biển Đông để tạo bến đỗ cho tàu thuyền và có thể xây dựng các sân bay, trong nỗ lực "hung hăng" nhằm hiện thực hóa yêu sách chủ quyền. Trung Quốc đẩy Mỹ vào thế mất kiên nhẫn Trước việc Trung Quốc hung hăng, khiêu khích như vậy, câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ làm gì, và khi nào Mỹ hết kiên nhẫn với Trung Quốc? Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ John McCain trong buổi họp hôm 26/2 cũng đưa ra những hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy Trung Quốc tiến hành hoạt động mở rộng đá Gaven, quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong năm qua. Động thái này của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh triển khai các loại vũ khí, bao gồm phòng không và các khả năng khác. Đồng thời, Thượng nghị sĩ John McCain cũng chỉ trích rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang khiến Trung Quốc lấn lướt ở Biển Đông và cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nếu không muốn để Bắc Kinh tiếp tục lộng hành. Có thể thấy rằng không chỉ John McCain mà rất nhiều quan chức của chính quyền Washington liên tiếp đưa ra các chỉ trích, cáo buộc với chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông. Hạm đội 7 - Hạm đội phụ trách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay Mỹ sẽ chuyển 60% thiết bị quân sự hải quân đến Thái Bình Dương vào năm 2020, trong kế hoạch tái cân bằng ở châu Á. Vừa qua, hải quân Mỹ cũng tuyên bố năm 2015, họ sẽ điều tuần dương hạm cỡ lớn lớp Ticonderoga - USS Chancellorsville đến đồn trú tại Nhật Bản. Và đồng thời, máy bay P-8A Poseidon của không quân hải quân Mỹ cũng bắt đầu bay tuần tra Biển Đông và chia sẻ dữ liệu thông tin thời gian thực cho Philippines. Có thể thấy rằng, song song với rất nhiều điểm nóng và các cuộc xung đột trên thế giới, Washington vẫn dành một sự quan tâm chiến lược đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bảo đảm quyền lợi cho các đồng minh ở cả Biển Đông và Hoa Đông. Những hành động của Trung Quốc là khiêu khích, và sẽ không ngoại trừ các kịch bản leo thang căng thẳng mà Washington buộc phải lựa chọn đối đầu nếu họ thực sự muốn chuyển trục định hướng châu Á - Thái Bình Dương được hiện thực hóa và thực thi hiệu quả. Đỗ Phong (Tổng hợp) ================== Hết kiên nhẫn từ lâu rùi. Nhưng thui. "Thiên cơ khả dĩ lộ từ từ..." Hì!1 like
-
Quán vắng!
Thiên Sứ liked a post in a topic by phamhung
Tại sao nền văn minh Maya lại biến mất? Nền văn minh cổ Maya nhanh chóng lụi tàn kể từ thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên, cuối cùng bị hủy diệt bởi cuộc xâm lược của Tây Ban Nha vào năm 1523 sau Công Nguyên. Người Maya đã đạt được thành tựu về phương diện sáng tạo chữ viết. Vậy tại sao nền văn minh lại bị diệt vong? Đây vẫn luôn là bí ẩn lớn nhất mà các chuyên gia và học giả chưa có lời giải đáp. Gần đây, một nhóm nghiên cứu của Hoa Kỳ phát hiện ra rằng những bí ẩn lớn nhất có thể được chôn giấu trong "Lỗ Xanh" tại vùng biển Ca-ri-bê. (Network Graphics) Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát hiện ra các bí ẩn lớn nhất có thể được chôn giấu trong “Lỗ Xanh” tại vùng biển Ca-ri-bê. “Lỗ Xanh” (Great Blue Hole) tọa lạc tại vị trí ngoài khơi cách bờ biển Belize khoảng 60 dặm, được hình thành trong thời kỳ băng hà với mực nước biển thấp, sau đó do nước biển dâng cao, đỉnh của động dần sụt lún thành một hang động dưới nước. Nó không chỉ là một điểm lặn nổi tiếng thế giới, mà còn là hang động dưới nước lớn nhất thế giới, nhìn bề ngoài nó có dạng hình tròn với đường kính khoảng 304 mét, độ sâu khoảng 122 mét, được mệnh danh là 1 trong 10 nơi lặn đẹp nhất thế giới. Gần đây, nhóm nghiên cứu đã phân tích “Lỗ Xanh” và các trầm tích rặng san hô xung quanh vùng nước nông, đồng thời cũng quan sát kích thước màu sắc hạt cùng nhiều sự thay đổi khác, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy trong khoảng thế kỷ 8-10 trước Công Nguyên, tỷ lệ lượng titan và nhôm chứa trong đó đã có sự biến đổi, cho thấy tại thời điểm đó lượng mưa đã giảm đáng kể. Sau khi đối chiếu thì thấy thời gian ấy trùng hợp với kỳ suy thoái của nền văn minh Maya. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng hiện tượng bất thường của hạn hán đã khiến cho nạn đói và tình trạng bất ổn xảy ra, có thể là nguyên nhân chính gây nên sự sụp đổ của nền văn minh Maya. Mặc dù Maya có nền công nghệ nông nghiệp khá cao giúp họ duy trì nó được hơn 100 năm đầu tiên. Nhưng sau cùng thành phố Maya vẫn do hạn hán mà dần dần bị quên lãng và biến mất trong các khu rừng nhiệt đới. Nguồn: NTDTV, biên tập: Tùy Thi1 like -
blue_sky_88, on 01 Mar 2015 - 21:55, said: Kính chào chú Thiên Đồng, Sang năm mới cháu chúc chú luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và bình an ạ. Chú cho cháu hỏi năm 2015 một chút ạ. Tuổi gì: Mậu thìn Hỏi vào ngày .01 tháng 03 năm 2015 ; 21giờ 52phút dương lịch. Câu hỏi 01: Cháu mới chuyển việc từ đầu năm nay, cho cháu hỏi cháu có thích hợp gắn bó lâu dài và phát triển trong lĩnh vực tài chính này không ạ? GẮN BÓ LÂU THÌ 3 NĂM, DÀI THÌ HƠN 8 NĂM. Câu hỏi 02: Gia đình cháu năm nay bình an không ạ? VẪN AN LẠC. Câu hỏi 03: Hiện cháu đang quen 1 người bạn ở nước ngoài, mối quan hệ này có tiến xa được không ạ? năm nay cháu có cưới chồng được chưa ạ. TỐT ĐẸP. NHANH NĂM SAU, CHẬM 2017 LÊN XE BÔNG. (Chỉ được 3 câu hỏi thôi) Cháu cảm ơn chú nhiều ạ CHÚC HẠNH PHÚC THIÊN ĐỒNG BIDUONG Cứ khi nào cảm thấy bế tắc và mệt mỏi với cuộc sống lại mong được chú tư vấn ạ. Chú giúp cháu với nha .Cháu cảm ơn chú rất nhiều ạ. Cháu là nữ sinh năm 1981. Hỏi vào lúc 4h 25 phút sáng ngày 04/03/2015. 1. Chồng cháu từ một con người biết nghĩ trở thành một người đánh lô đề và lao vào nghiện ngập -> trở nên nợ nần chồng chất với số tiền khá lớn ngoài khả năng trả nợ của chúng cháu. Đến bao giờ chúng cháu có thể trả hết được số nợ này ??? Chồng cháu có thể từ bỏ được mọi chuyện như đã hứa không ạ? 3 NĂM CÀY TRẢ NỢ. CÓ THỂ. NHƯNG PHẢI CÓ PHONG THỦY HỔ TRỢ 2. 2 con trai của cháu ( sinh năm 2006 và 2013) cuộc sống sau này có ổn không ạ? Ô. TUỔI ĐẸP QUÁ. KHÔNG LO. GIA ĐÌNH VÀ CON CÁI SAU NÀY ỔN CẢ VÀ KHÁ GIẢ. 3.Công việc của cháu và chồng năm nay có tốt không ạ? Cháu có phải thuyên chuyển không ạ? CÔNG VIỆC CŨNG KHÔNG XẤU, CÓ KHÓ KHĂN NHG KHÔNG THUYÊN CHUYỂN Cháu xin cảm ơn chú CÓ THỂ PHONG THỦY NHÀ CHƯA TỐT NÊN CỨ LÙNG BÙNG. CHÚC HẠNH PHÚC THIÊN ĐỒNG1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bạo lực đang đe dọa thế hệ trẻ Thứ Tư, 04/03/2015 - 05:55 (Dân trí) - Con số hàng ngàn người nhập viện vì đánh nhau trong dịp Tết vừa qua vẫn còn là nỗi ám ảnh với những ai quan tâm đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội. Cái ác ngày càng lấn lướt cái thiện, bạo lực đang đe dọa tâm hồn, suy nghĩ, nhân cách con người, đặc biệt là lây truyền đến thế hệ trẻ. >> Pháp luật không nghiêm, sẽ gia tăng bạo lực (Minh họa: Ngọc Diệp) GS Nguyễn Minh Thuyết nhận định: “Lớp trẻ sẽ thấy rằng, trong những vụ việc như thế, cha anh mình không dựa vào luật pháp mà lại cư xử với nhau bằng bạo lực thì sau này mình cũng sẽ cư xử như thế. Những cái này nguy hại khôn lường”. Ông bố chở con đi học, va quẹt xe với người khác. Ông bố nhảy xuống xe xông vào đánh nhau ngay mặt con mình. Đứa con đó rất có thể sẽ giải quyết các mâu thuẫn bằng bạo lực. Ngược lại, nếu ông bố lịch sự, giải quyết ôn tồn, nói lời tử tế, thì đứa con sẽ noi gương, sau này lớn lên, sẽ là người cư xử lịch sự, nói năng hiền lành, cử chỉ ôn hòa. Nhưng thử hỏi, những ông bố tử tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm hiện nay? Không cần khảo sát hay điều tra xã hội học cũng rõ, chỉ nhìn con số hàng ngàn người đánh nhau, trong đó có 15 người chết trong dịp Tết là đủ để hiểu. Tết là những ngày con người ta sống trải lòng, tìm điều hay lẽ phải để nói với nhau, tìm cái may thay cho cái rủi, thế mà vẫn dùng bao lực... Người ta đi đến chùa chiền, đền dài, miếu mạo là nơi thiêng liêng, hay tham gia trò chơi lễ hội, nhưng vẫn sử dụng bạo lực, sẵn sàng đánh nhau để giành giật nhau những thứ gọi là “lộc”. Chỉ vì nghĩ rằng cướp được lộc là may cho mình, nên có thể làm tất cả, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật. Vì quá tham, quá mê bạo lực, họ không có thì giờ để suy nghĩ rằng, nếu thánh thần có thiêng thật, thì cũng không ai đem “lộc” mà cho kẻ tham lam và độc ác. Bạo lực ngày càng tăng, nhưng cộng đồng lại đẻ ra hoặc phục dựng những lễ hội tăng thêm tính bạo lực. Đã có nhiều ý kiến can ngăn không nên tiếp tục tổ chức lễ hội dã man như chém lợn, đâm trâu, chọi trâu. Thế nhưng, người ta vẫn thích đâm, thích chém, thích nhìn máu me mới thỏa cơn kích động của họ. Những đứa trẻ chứng kiến chém giết máu me như vậy, chắc chắn sẽ bị tổn thương nặng nề tâm lý, tình cảm, ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành nhân cách về sau. Sự nỗ lực can gián lễ hội chém lợn ở Ném Thượng, Bắc Ninh chưa thành, thì cộng đồng lại phát sốt vì những tấm ảnh về lễ hội Cầu Trâu tại xã Hương Nha, Tam Nông, Phú Thọ. Con trâu bị cột vào cọc, trai làng thi nhau lấy búa đập vào đầu trâu cho đến khi gục chết. Quá thê thảm. Nhưng đáng sợ hơn, ớn lạnh hơn là khi nhìn vào đôi mắt con trâu. Nó như van xin, cầu cứu, đau đớn trong tuyệt vọng... Văn hóa chỗ nào lại đi giết trâu hãi hùng như thế, tín ngưỡng gì mà lấy “con trâu là đầu cơ nghiệp” ra để hành hạ cho đến chết. Cái ác bày ra công khai trước mắt, mang danh văn hóa, lễ hội sờ sờ như vậy mà không dẹp, thì sao mong dẹp được bạo lực đang lan tràn trong xã hội. Lê Chân Nhân BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm. Cám ơn các bạn! =============== Sau khi suy nghĩ rất kỹ, tôi nhận thấy rằng vào hoàn cảnh thời xa xưa, khi nhận thức phổ biến của con người chưa thật sự cảm nhận được sự đồng cảm giữa con người với thiên nhiên. Quan niệm "vật đãi nhân" rất phổ biến thì việc dùng một hay nhiều con vật thật làm lễ tế thần rất phổ biến trong mọi nghi lễ có tính tín ngưỡng không chỉ ở Việt tộc mà còn ở khắp nơi trên thế giới cổ đại. Bởi vậy, sự xuất hiện Lễ hội Đâm trâu, chém Lợn...không gây ấn tượng trong tâm thức về sự man rợ, bạo lực của nó. Do quan niệm của người xưa khác người nay. Thời thế thay đổi, nhận thức của con người ngày càng tiến gần tới sự đồng cảm và hòa nhập với thiên nhiên - tất nhiên ở những tư duy nhanh nhậy sẽ cảm nhận được sớm hơn điều này, và - sẽ nhận thấy tính thiếu chất nhân văn trong việc đâm Trâu, chém Lợn.....Nhưng tinh thần của Lễ hội thì không thể bỏ vì là truyền thống văn hóa của địa phương. Cho nên tôi nghĩ có thể thay con lợn bị chém giữa đình bằng một con lợn quay nguyên con, hoặc lợn làm bằng bột. Thay con trâu thật bị đánh bằng một con trâu gỗ, hoặc trâu giấy. Trong lịch sử thần phả của làng cần chép thêm cho rõ là ngày xưa dùng lợn thật, trâu thật, nay thay bằng lợn quay, trâu gỗ.... Hy vọng các bạn sẽ không cười lão Gàn . Vì khi dâng ngựa lên các thần linh, người ta cũng tượng trưng bằng ngựa giấy hàng mã vậy. Để thay đổi vật hiến tế thật trong lễ hội truyền thống có tính tín ngưỡng bằng hình tượng phải là cấp chính phủ, từ thứ trưởng trở lên. Bởi vì theo truyền thống văn hóa Đông phương - "Trần sao, Âm vậy" - thì để thay đổi thói quen của một vị thành hoàng phải là cấp cao hơn. Còn về vấn đề bạo lực của thế hệ trẻ thì tư cách của cha mẹ trước mặt thế hệ sau là một yếu tố rất quan trọng, như giáo sư Thuyết đã nói trong bài viết này. Đương nhiên đó cũng chỉ là một yếu tố cần, nhưng không phải quyết định.1 like -
Bốn ngàn năm đũa Việt! Trương Điện Thắng Chủ Nhật, 1/3/2015, 07:51 (GMT+7) (TBKTSG Xuân) - Bữa ăn sum vầy bên bếp lửa/Mẹ so đũa thừa lại nhớ đến ta (thơ Thu Bồn). Đôi đũa tre gắn liền với văn minh lúa nước trong sử Việt. Thế mà ngày nay mỗi năm ta lại phải bỏ ngoại tệ đi mua hàng vạn tấn tăm tre, đũa tre về dùng. Hình ảnh đôi đũa Việt chỉ còn trong sách vở, chuyện dân gian và những giai thoại... Bà Phạm Thị Vân, ấp An Phú, xã An Hòa, Trảng Bàng, Tây Ninh làm đũa tre. Gia đình bà đã có hơn 10 năm theo nghề. Ảnh: Thành Hoa 1. Ngày xưa khi mẹ tôi về với ông bà, buồn quá cha tôi thường ngồi uống rượu một mình và ngâm nga những bài hát xưa cũ. Trong nhiều câu hát của ông, tôi vẫn nhớ câu này: Đũa trui đũa bếp có đôi/ Cái ông thổi lửa mồ côi một mình... Ông lại kể lúc đau yếu không đi lại được sau ngày đình chiến (Hiệp định Genève năm 1954), ông mua tre về đóng giường, đan cót cho mẹ đi bán. Đoạn gốc tre, ông chẻ vót thành những đôi đũa trui, đũa bếp hoặc những bó đũa ăn cơm nhỏ hơn để mẹ mang ra chợ... Hình ảnh đôi đũa với cha tôi sao mà thân thương và buồn vậy! Sau này, từ sách vở tôi thấy nhiều nhà nghiên cứu phương Tây nói đũa là loại hình thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa (civilisation des baguettes). Nhưng các học giả viết sử Tàu thì cãi lại: người Trung Quốc thời Tần Hán không dùng đũa khi ăn, mà lấy tay bốc. Đũa thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á và những vùng thổ nhưỡng phù hợp với cây tre. Người Tàu chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính đất Bách Việt cổ (đời Tần - Hán). Ở Việt Nam, có lẽ đôi đũa xuất hiện sớm nhất là trong chuyện cổ tích Trầu Cau. Để biết được ai là anh, ai là em trong câu chuyện, người ta đã để hai anh em sinh đôi Tân và Lang ăn cơm cùng mâm nhưng chỉ có một đôi đũa. Người em chính là Tân kính trọng đưa đũa cho anh mình. Chuyện của thuở Hùng Vương lập quốc mấy ngàn năm, không chỉ là chỉ dấu một tung tích đôi đũa trong lịch sử mà còn thể hiện nếp văn hóa gia đình Việt từ khá sớm... Nhà truyền giáo người Ý Cristophoro Borri đến Việt Nam đầu thế kỷ 17 mô tả chuyện ăn của người Đàng Trong: “Họ không dùng dao hay xiên trong mâm. Họ thực ra không cần vì họ đã thái thịt ra thành miếng nhỏ và thay vì xiên thì họ dùng đũa nhỏ rất nhẵn nhụi, cầm đũa giữa những ngón tay và gắp rất khéo léo, rất sành sỏi nên không cần gì khác...”. Chính đôi đũa đã lâu dài trong lịch sử ấy, mà kho tàng văn học dân gian Việt Nam có khá nhiều nội dung liên quan đến đôi đũa tre thân thuộc, sâu sắc trong văn hóa ứng xử và đạo đức của tiền nhân. Kêu gọi hợp quần để tạo nên sức mạnh vì Không ai có thể bẻ một bó đũa; đừng vội Vơ đũa cả nắm là trách người không thấu đáo. Làm ăn đối xử với nhau thì cho có đầu có đũa... Đũa là hình ảnh của hạnh phúc hay bất hòa trong quan hệ gia đình. Vợ chồng như đũa có đôi, Vợ dại cũng hại như đũa vênh. Nhưng có lẽ câu chuyện về tục “Đồng tiền chiếc đũa phân ly” sau đây khiến ta liên tưởng đến cái nhìn nhân văn của ông cha: Ngày xưa, nếu một trong hai vị hôn phối vì cớ gì đã qua đời, người còn lại không thể cứ ở góa mãi nên ông cha ta có tục bỏ một đồng tiền xu hai mặt âm dương và một chiếc đũa (tiền xu và đũa thường dùng đôi) vào áo quan theo người xấu số. Tục này để người chết không còn vấn vương đôi lứa và người sống có thể lấy vợ hoặc chồng mới... 2. Ở nước ta từ xưa, người nhỏ phải so đũa cho người lớn trong mâm cơm, như trong sự tích Trầu Cau, để tỏ sự lễ phép. Một nhà nghiên cứu văn hóa Nhật, Giáo sư Richard Bowring, nói rằng đôi đũa xuất hiện trong lịch sử xứ Phù Tang chỉ mới từ thế kỷ thứ 6. Trong lúc đôi đũa người Tàu to và dài, thì với người Nhật độ dài của đôi đũa phải tương thích với vị trí mỗi thành viên trong gia đình: của chồng phải dài hơn vợ, anh phải dài hơn em, cha mẹ dài hơn con cái... Lần đầu tiên tôi đi thăm bạn bè, người thân trên đất Mỹ, cô bạn cũ điện thoại bảo không cần mua quà cáp gì cả, chỉ mua cho cô vài bó đũa là được rồi! Tôi nghe lời mua đến hai chục bó đũa thật đẹp bằng tre già chính hiệu. Té ra, từ cô bạn đến nhiều người thân khác ai cũng thích thú và cám ơn rối rít khi nhận món quà quê đó. Có hôm, chuyện đôi đũa lại trở thành câu chuyện xôm tụ ở New York khi anh bạn tôi kể chuyện đũa ở Quảng Nam sau chiến tranh. Đó là vùng cát ven biển. Sau chiến tranh không còn lấy một cây tre. Làng mạc chỉ thông thống cát với cát. Người dân quay về làng cũ chợt thấy là thiếu gì cũng xoay xở được, nhưng thiếu đũa thì phải đi hàng chục cây số mới tìm được tre vót đũa. Mấy gia đình tản cư từ Đà Nẵng về nghe nói giữ đôi đũa rất kỹ sau mỗi bữa ăn vì sợ... ai đó lấy mất! Một nhà văn đi thực tế ở làng này, hỏi một chị phụ nữ đang lo gì nhất? Chị nói tỉnh queo: “Lo thiếu đũa anh à!”. Quả nhiên trong một đám cưới, anh chủ tịch xã do quá bực mình vì thiếu đũa đã la lớn: “Tới đôi đũa cũng không có mà ăn, ăn bốc mọi rợ, sống không ra người!...”. Từ chuyện ấy, mà cả vùng cát mấy chục ngàn dân sau chiến tranh đã trở thành một vành đai xanh với phong trào trồng cây phủ cát và trồng nhiều tre dọc sông Trường Giang để... không còn cảnh thiếu đũa! Khi nhắc đến câu thơ cảm động của nhà thơ Thu Bồn ở đầu bài, tôi chợt liên tưởng đến bức ảnh chụp một bà mẹ người làng tôi có chín người con chết trong chiến tranh: Ngày hòa bình, nhớ con đến đứt ruột, bữa ăn nào bà cũng dọn sẵn chín cái chén và gác trên đó chín đôi đũa để nhớ về những núm ruột bà đã mang nặng đẻ đau. Tại khu tưởng niệm vụ khủng bố hồi năm 1995 ở Oklahoma (Mỹ) có hàng trăm chiếc ghế lớn nhỏ đặt thành hàng bên phía tay phải khu di tích, người ta nói là mỗi chiếc ghế ấy tượng trưng cho một thành viên gia đình là nạn nhân đã không về nữa trong bữa ăn. Nhưng đối với bà mẹ Việt Nam, mỗi đứa con là một đôi đũa. Đơn sơ vậy mà sao lòng ta quặn thắt! 3. Như đã kể, ông cụ tôi từng là thợ tre. Ông cố, ông nội và nhiều chú bác tôi ở nông thôn Quảng Nam đã thành thợ tre khi nhu cầu xây dựng và dụng cụ sinh hoạt nở rộ ở cửa Hàn, phố Hội đầu thế kỷ 20. Cây tre làng tôi cũng hóa thân thành những đôi đũa trên mâm cơm của nhiều gia đình thành thị. Cha tôi kể, để có những đôi đũa tốt, phải vót từ những gốc tre già, ngâm lâu cho gỗ tre chắc và không mối mọt. Ông lại kể: đóng giường, làm cột nhà bằng tre thì ông bà đã dạy Bộng trong, xong ngoài, nghĩa là cái lỗ mộng nối hai đoạn tre bên trong phải rộng, ngoài hẹp thì chỗ nối mới khít. Còn vót đũa thì: Đời cha cho chí đời con/ Muốn vót cho tròn hãy chẻ cho vuông. Vuông tròn cũng là hình ảnh của trời và đất trong tư duy của cha ông mình. Muốn vót được chiếc đũa tròn, thì tay nghề giỏi mà tâm phải tịnh! “Con người ta lạ lắm! Cái gì cũng tre! Tre đi theo mình đến cuối đời. Nào là cái áo quan, cái nuột lạt và cả đôi đũa cắm lên bát cơm cúng khi mình đã xuống lỗ!”. Lý sự như vậy nên những năm ra ở thành phố, cụ không bao giờ dùng đũa nhuộm, đũa gỗ. Mẹ tôi phải lặn lội về quê cả trong lúc đạn bom để tìm cho được vài cái ống tre già ở gốc để ông vót thành những đôi đũa cho cả gia đình. Ở phố, những đứa em gái lại cứ quen chơi trò “đánh nẻ” bằng những bó đũa ấy. Đũa bẩn hay mất, cha tôi lại vui vẻ cặm cụi vót những đôi khác. Ông bảo: trong những trò chơi, thì đánh nẻ là của người Việt, không lai của người Chàm như trò u mọi, đập nồi. Và ông lại giải thích đôi đũa có từ thời Hùng Vương dựng nước. Nghe ông kể, tôi lại nghiệm ra khi đứa bé gái tung quả bóng lên cao rồi bốc từng chiếc đũa, từng đôi đũa, chuyền một, chuyền hai cho đến chuyền sáu rồi bốc cả nắm, rồi giã, rồi đập từng bó đũa lên tay trước khi chụp quả bóng không cho rơi xuống... trong trò chơi đánh nẻ ấy lại hiển hiện một ý nghĩa nào đó. Từ cô độc, đơn lẻ đến đoàn tụ và hoan lạc! Trong niềm hoan lạc lứa đôi cũng có chiếc đũa Việt dự phần. Và ta lại nhớ đến tục “đơm lẻ, đơm chẵn” tức vót chiếc đũa tre thành những chùm bông để cầu tự, lại nhớ chuyện các cô dâu nghèo mượn lược làm trâm để phòng bất trắc đêm tân hôn, hay chuyện cắm đũa chờ trăng lên trong giai thoại về người mẹ giỏi văn chương và lý số Nhữ Thị Thục: chờ trăng lên, soi đứng bóng chiếc đũa mới là lúc bà cho người chồng động phòng, vì vậy bà mẹ ấy đã sinh ra hai ông trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan tài hoa trong sử Việt! Ôi, đôi đũa Việt bốn ngàn năm thâm thúy một triết luận Á Đông!1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hà Nội: Tắc đường kinh hoàng vì người dân đổ xô đi mua vàng Thứ Bẩy, 28/02/2015 - 11:08 Dân trí Sáng nay (28/2), hàng vạn người dân Thủ đô Hà Nội đã đổ xô đi mua vàng ngày “Vía Thần Tài” để lấy may mắn đầu năm, khiến 1 số tuyến phố rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng kéo dài. Hàng vạn người đã đổ xô đi mua vàng để lấy may trong ngày "Vía Thần Tài" Vài năm trở lại đây, nhiều người dân có thói quen đi mua vàng vào ngày “Vía Thần Tài” (mùng 10 tháng Giêng âm lịch) với mong muốn được vị thần chủ quản tài lộc phù hộ cho may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm. Chính vì vậy, ngay từ đầu giờ sáng nay (28/2), theo ghi nhận của PV Dân trí, trên con phố Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng – Hà Nội) - nơi có rất nhiều quầy giao dịch vàng nổi tiếng - dòng người đã nối đuôi nhau xếp hàng để được vào mua vàng, "mua" may mắn trong ngày đầu năm này. Dòng người mỗi lúc một đông khiến giao thông rơi vào cảnh ùn tắc nghiêm trọng. Hàng ngàn người và phương tiện nối dài, “chôn chân” trên phố. Có người chờ cả buổi mới tới lượt vào mua vàng. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì quầy vàng thông báo đã hết số thứ tự vì lượng người quá đông. Chị Linh (áo vàng) cho biết, sẽ cố xếp hàng đến 2h chiều nay để mua được vàng trong ngày "Vía Thần Tài" Chị Phạm Thùy Linh (37 tuổi, ở phố Tân Mai – Hà Nội) cho biết: “Tôi đến đây khá sớm và chờ rất lâu rồi mà chưa đến lượt vào mua. Tôi mong muốn mua được 1-2 chỉ lấy may ngày Vía Thần Tài này. Tôi sẽ cố chờ đến 2 giờ chiều mà không mau được thì sẽ về. Nhưng tôi tin là sẽ mua được”. Bà Trinh phấn khởi khi mua được vàng Rút kinh nghiệm năm trước phải chờ lâu, bà Kiều Thị Trinh (76 tuổi, Hai Bà Trưng – Hà Nội) đến mua vàng từ rất sớm. Khi mua được vàng, bà Trinh phấn khởi bước ra giữa dòng người còn đang xếp hàng nối dài hàng chục mét, vui vẻ chia sẻ: “Hôm nay tôi mua được 3 chiếc nhẫn, gọi là mua lấy may mắn ngày Vía Thần Tài. Vàng hôm nay có cao hơn trong năm chút ít, tôi nghĩ là do lượng người hôm nay đến đây mua nhiều. Năm ngoái đến muộn đứng mỏi chân mãi không đến lượt vào mua, năm nay tôi phải rút kinh nghiệm đi từ sớm, tôi đến đây từ 7h sáng”. Ghi nhận của phóng viên tại một số tiệm vàng trên phố Trần Nhân Tông, đến 9h15 sáng cùng ngày đã rơi vào tình trạng quá tải, nhiều tiệm đã không phát phiếu thứ tự cho khách nữa. Nhân viên của tiệm vàng rất vất vả giải thích cho khách hàng thông cảm và ngăn dòng người xô đẩy sốt ruột vào trong giao dịch mua vàng. Nhiều người đến sớm đã may mắn được vào trong mua vàng Kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi đến lượt vào mua vàng... 1 số tiệm vàng còn tổ chức quay số trúng thưởng cho khách hàng trong ngày "Vía Thần Tài" Nhân viên tiệm vàng này đang phát số thứ tự cuối cùng cho khách trong sáng nay Nhiều người chờ lâu đã tỏ ra mệt mỏi Nhân viên tiệm vàng này phải ngăn dòng người không cho vào trong ồ ạt... Phố Trần Nhân Tông rơi vào ùn tắc ngay từ đầu giờ sáng Lực lượng an ninh phải vất vả điều tiết giao thông. Nguyễn Dương ================== Đúng là "mê tín dị đoan"; không có "cơ sở khoa học". Nếu mua vàng đúng vào ngày "Vía Thần Tài" thì giàu có. Vậy mua vào ngày khác thì nghèo mạt chăng? Hôm nay, khi tiếp khách. Một vị khách tò mò hỏi "ông Khiết" lão Gàn để trên bàn có "sáng quay ra, tối quay vào" không? Lão bùn cừi wá, phán rằng: "Nếu con cóc đi kiếm tiền được cho con người thì con người sẽ chẳng phải làm gì cả. Cái đó chắc đợi thời robot lên ngôi và tất cả mọi việc đều do robot làm, con người thì ở không hưởng thụ. Chuyện viễn tưởng ở cuối Thiên niên kỷ thứ III. Hì. Trong bàn thờ nhà lão Gàn, Thần Tài cho ngồi trên nóc. Còn chỉ có mỗi ông Địa chễm chệ một mình trong ban thờ cười ngặt nghẽo. Bàn chơi cho zdui zdậy. Có chiền mua vàng cũng tốt, chứng tỏ cuộc sống khấm khá lên. Nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình ở Ucraine. Hì.1 like -
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Một gia đình đốt cả trăm triệu đồng vào... vàng mã “Giấy tiền vàng mã thuộc về văn hóa dân gian Trung Hoa. Nếu có thể thì nên đốt ít lại, không đốt thì càng tốt”, thầy Thích Phước Niệm nói. Trước Tết, trong Tết, vàng mã được đốt, ma chay, giỗ tiệc, rằm, đặc biệt rằm tháng giêng... lại càng đốt nhiều hơn. Sư thầy Thích Phước Niệm, giám tự, ủy viên Ban văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, kể mình đã từng chứng kiến một gia đình mua giấy tiền vàng mã đến hơn 100 triệu đồng với đủ loại hình ảnh, mô hình. Đốt rất nhiều vàng mã trong các dịp cúng tế trở thành thói quen của nhiều người VN hiện nay. Không chỉ là giấy tiền, nhiều người còn chọn những mô hình rất “hoành tráng” như nhà lầu, xe hơi, ngân hàng, máy ATM, điện thoại đời mới… để đốt trong những dịp cúng bái, cầu an, cầu may. “Tôi có nói là số tiền mua mô hình nhà, mô hình xe… thì có thể dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người khác”, sư thầy Thích Phước Niệm kể. Phung phí một cách vô lý Chia sẻ điều này, bạn Phạm Thanh Tùng cho rằng “đốt vàng mã là tập tục không nên có vì nó vừa lãng phí bao nhiêu tiền của cho xã hội, làm ô nhiễm môi trường, gây cháy nổ ở những nơi thờ cúng, mất mỹ quan trong các chốn đền, chùa”. Hồng Diễm (Phú Yên) thì cho rằng việc đốt giấy tiền vàng mã là để tưởng nhớ đến những người thân đã khuất và đó là điều bình thường, từ xưa đến giờ mọi người vẫn làm vậy. Tuy nhiên, Hồng Diễm cũng nói thêm rằng không nên đốt những thứ như mô hình nhà lầu, xe hơi… và cũng không nên chi tiêu quá nhiều tiền vào việc này. “Chưa kể việc đốt nhiều giấy tiền vàng mã cũng có thể là nguy cơ gây hỏa hoạn”, Diễm nói. Bạn Minh Tuấn thì cho rằng việc đốt giấy tiền vàng mã là rất “mâu thuẫn” vì “luôn cầu mong cho người thân đã mất sớm siêu thăng tịnh độ, nhưng mặt khác lại cứ cung ứng tiền vàng mã, đôla âm phủ, rồi hình tượng nhà lầu, ôtô, điện thoại đời mới..., thậm chí cả nhân tình xuống âm phủ cho người thân dùng”. Những ông mã (ngựa giấy) có giá từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng. Sư thầy Thích Phước Niệm cũng khẳng định việc đốt giấy tiền vàng mã không tồn tại trong truyền thống nghi lễ, văn hóa Phật giáo như nhiều người lầm tưởng. “Giấy tiền vàng mã thuộc về văn hóa dân gian Trung Hoa. Nếu có thể thì nên đốt ít lại, không đốt thì càng tốt”, thầy Thích Phước Niệm nói. Một sư cô giám tự ở quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết đốt giấy tiền vàng mã là việc “phung phí của một cách vô lý”. Kiểu mê tín thời đại mới Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa phân tích: Ngoài những hình thức vàng bạc, giấy tiền, vàng mã, ngày nay còn có xe hơi, nhà lầu, ngân phiếu, đôla… Những loại vàng mã này được sử dụng tràn lan trong các lễ hội, trở thành một hình thức mê tín trong thời đại mới. Theo TS Nguyễn Ngọc Thơ - phó trưởng khoa văn hóa học đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, người dân sử dụng giấy tiền vàng mã như một kênh để chuyển tải đức tin, lòng thành kính và chữ hiếu của mình đối với ông bà, cha mẹ và những người đã khuất. TS Nguyễn Ngọc Thơ cũng khuyến cáo rằng dù có ý nghĩa về mặt tâm linh và sự thiêng liêng nhưng cũng nên “đốt ít thôi vì lợi bất cập hại”. Việc sử dụng vàng mã với những hình thức như xe hơi, nhà lầu, máy ATM…, theo ông Thơ đó là sự biến tướng và là những biểu hiện của chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa vật chất. “Khi cuộc sống biến đổi, nhiều người nghĩ rằng kiếp sống này mình được hưởng thụ cái gì thì kiếp sống khác cũng như vậy. Thậm chí có người còn đốt luôn cả mô hình một ngân hàng, thẻ ATM… Không biết sau này họ còn đốt thêm cái gì nữa”, TS Nguyễn Ngọc Thơ bày tỏ. TS Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra ví dụ ông bà ta ngày xưa đốt hình ảnh con cá chép vào ngày 23 tháng Chạp nhưng ngày nay nhiều người lại đốt xe hơi. “Như vậy không còn là văn hóa nữa”, ông Thơ nói. Phong tục cúng hàng mã của người Việt lên báo NhậtMỗi dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam lại bận rộn chuẩn bị lễ vật, hàng mã cúng trời đất và tổ tiên, trang Nikkei Asian Review (Nhật Bản) nhận định. Hiện tượng này suy cho cùng là sự xuống cấp về mặt văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói. Ông Hoa cho rằng những người thu nhập càng cao, càng bất chính và bấp bênh thì càng sử dụng vàng mã nhiều như một sự cầu an.“Quan trọng nhất là phải chấn hưng văn hóa bằng nhiều hình thái. Tôi thấy rất tiếc là hiện nay không có môn văn minh Việt Nam trong trường phổ thông”, ông Hoa kết luận. “Ông bà ta đã đúc kết thành kinh nghiệm là cái gì vừa đủ, vừa phải thì sẽ có ý nghĩa, cái gì thái quá sẽ mất đi ý nghĩa và biến tướng ý nghĩa thì lại càng nguy hiểm”, TS Nguyễn Ngọc Thơ nhận định. ThS xã hội học Phạm Thị Thúy chia sẻ trước đây mình cũng từng đốt giấy tiền vàng mã, nhưng từ khi hiểu được ý nghĩa thật sự của việc này thì không đốt nữa. “Từ góc độ xã hội, tôi nghĩ cần có biện pháp để hạn chế việc đốt giấy tiền vàng mã bởi việc này lãng phí tiền bạc, làm ô nhiễm môi trường, đôi khi còn mất mỹ quan đô thị”, ThS Phạm Thị Thúy nói. Theo Đặng Tươi - Thái Lộc - Trà My/Tuổi Trẻ ============================ Cái điếu gì cũng từ văn hóa Trung Hoa cả. Thế thì xin hỏi sư thầy Thích Phước Niệm: Cái áo vàng của sư thầy có nguồn gốc từ đâu? Nếu biết, sư thầy có bỏ mựa nó cái áo vàng đi thay bằng áo nâu không? Sư thầy có biết tục đốt vàng mã từ đâu mà ra không? Từ văn minh Nam Dương Tử của Bách Việt từ hàng ngàn năm trước đấy! Kể từ đời Đường, tục đốt vàng mã lưu truyền trong dân gian mới hòa nhập với các hành vi tín ngưỡng liên quan đến Phật giáo và nương nhờ vào Phật pháp, nó mới duy trì đến ngày nay. Còn cái áo vàng mà các thầy mặc chính là của vua Đường Thái Tông tặng ngài Trần Huyền Trang, nên từ đó các sư mới dùng áo màu vàng. Còn trước đó thầy có biết các sư mặc áo màu gì không? Chính là màu nâu đất truyền thống trong y phục Phật giáo Việt tộc đấy! Đốt hàng trăm triệu vàng mã thì làm sao? Các thày xây chùa hàng chục, hàng trăm tỷ, và còn đập mẹ nó cai đền trăm gian - một di sản văn hóa tại hàng ngàn năm của Việt tộc - rồi bỏ ra hàng chục, hàng trăm tỷ xây chùa mới thì làm sao? Sao không để tiền ấy làm từ thiện đi? Vớ vẩn. Gần đây lão thấy nhiều vị sư phán vung vít. Cứ làm như sư thì cứ phải đúng trở lên. Cá nhân lão Gàn rất tôn trọng Phật pháp. Bởi vì lão cho rằng những giá trị văn hiến Việt đã nương nhờ cửa Phật tồn tại đến ngày nay. Nhưng các thầy và phát ngôn của các thầy về văn hóa Việt thì lại là chuyện khác. Lịch sử Phật pháp có nhiều thăng trầm, khẩu nghiệp của các thày chính là một trong những nguyên nhân làm Phật pháp suy vi đấy.1 like -
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Chuyện tình chính khách: 'Lời chào cuối cùng' của ông Lý Quang Diệu 27/02/2015 17:02 (TNO) Trong cả cuộc đời và sự nghiệp chính trị đầy hào quang của mình, cựu Thủ tướng của Singapore Lý Quang Diệu đã giành một chiến thắng rất quan trọng: Chiếm được trái tim của người vợ Kha Ngọc Chi... Thủ tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diệu - Ảnh: AFP Ngày 10.10.2010, ông Lý Quang Diệu đã làm rung động bao trái tim khi đọc điếu văn tiễn đưa bà Kha Ngọc Chi, đệ nhất phu nhân tài năng một thời của Singapore qua đời hôm 2.10 trước đó. Trong những ngày này, khi ông Lý đang nằm viện, phải thở bằng máy vì bệnh viêm phổi cấp, câu chuyện dài về sự nghiệp và tình yêu của ông dành cho người vợ quá cố càng thu hút sự quan tâm. Trang Asia One cũng là cho đăng tải lại bài điếu văn “Lời chào cuối cùng gửi vợ tôi” hôm 25.2, như một sự hồi tưởng dành cho tình yêu đẹp của vị Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Singapore. Chinh chiến và yêu đương Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi gặp nhau, yêu nhau và cùng trở thành những nhân vật được người Singapore quý mến, nhưng đó không phải một dạng “thanh mai trúc mã” như nhiều người vẫn nghĩ về việc một cặp đôi gặp nhau trong lúc du học và kết hôn. Câu chuyện của họ là hình mẫu cho sự hy sinh cao cả trong tình yêu. Ông Lý là người đã chiến đấu hết mình, theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng để chinh phục bà Kha. Tất cả khời đầu từ khi họ gặp nhau tại Học viện Raffles. Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi thời trẻ - Ảnh chụp màn hình Asia One Trang web lưu trữ quốc gia của Singapore vẫn còn giữ các đoạn phỏng vấn xung quanh bà Kha Ngọc Chi, vốn dự kiến sẽ công bố vào ngày 3.10.2015. Trong đó cho biết, ông Lý đã từng rất muốn “đánh bại” bà Kha trước khi họ nảy sinh tình cảm. Maurice Baker, Cao ủy của Singapore ở Ấn Độ và Malaysia, nhớ lại ấn tượng của ông về bà Kha khi cả hai nghiên cứu tại Học viện Raffles: “Cô ấy rất, rất tươi sáng. Cô đến Raffles với thành tích học tập tuyệt vời. Tôi nhớ anh ấy (Lý Quang Diệu) đã rất quyết tâm đánh bại cô Kha trong các kỳ thi. Nhưng khi bảng điểm đưa ra, cô ấy luôn đứng đầu”. “Anh Lý lúc ấy thực sự tức giận. Không phải quá trớ trêu rằng sau đó, anh đã yêu cô ấy và sau chiến tranh, anh tán tỉnh và cuối cùng kết hôn với cô ấy sao? Đó là quyết định khôn ngoan. Nếu bạn không thể đánh bại một người phụ nữ, tốt hơn hết là cưới cô ta”, ông Baker nói thêm. Sau “chinh chiến” là yêu đương, sau yêu đương lại phải "chinh chiến". Ông Lý trong bài điếu văn kể lại những ngày đầu yêu nhau ông đã gánh chịu áp lực cực lớn từ gia đình bà Kha. “Là một chàng trai trẻ và không được học hành trọn vẹn tại Raffles, không có việc làm ổn định hay nghề nghiệp gì cả, cha mẹ cô ấy nghĩ tôi không phải mẫu con rể họ mong đợi. Nhưng cô ấy đã tin tưởng tôi”, ông Lý Quang Diệu nói. Sau khi hẹn thề cùng nhau năm 1946, ông Lý rời Raffles để sang London học luật. Thời điểm ấy học bổng Raffles chỉ được Nữ hoàng trao một suất duy nhất cho Singapore, và ông Lý chấp nhận ra đi, hẹn bà Kha sau khi giành được phần thưởng sẽ tái ngộ. Mọi thứ êm xuôi khi bà Kha hoàn thành nhiệm vụ. Bất chấp sự phản đối của gia đình, họ tự kết hôn với nhau năm 1947, trước lúc làm lễ chính thức vào 1950 để làm hài lòng cha mẹ. Lời chào cuối cùng Trong “Lời chào cuối cùng gửi vợ tôi”, ông Lý nói rằng đáng ra ông đã là “người khác” nếu không có bà Kha, BBC trích dẫn. Từ những ngày trên giảng đường đến lúc lập nghiệp, bà Kha đã là mục tiêu để ông Lý phấn đấu và là “trợ thủ” số 1 cho ông. “Chúng tôi biết rằng chúng tôi không thể lúc nào cũng nhìn nhau trìu mến như ánh mắt của hai người yêu nhau trong suốt cuộc đời. Chúng tôi hiểu rằng cuộc sống là một thách thức đang diễn ra với những vấn đề mới để giải quyết và quản lý”, ông Lý nói. Bà Kha, với nghề luật sư, đã là “trụ cột gia đình” theo cách nói của ông Lý, vì chính bà đã đứng ra kiếm tiền nuôi con để chồng thoải mái tập trung cho sự nghiệp chính trị. Sau này, chính bà cũng là người soạn thảo văn bản pháp lý khi ông Lý lên làm thủ tướng, và là người được ca tụng về “những đóng góp to lớn trong 50 năm từ ngày Singapore độc lập”, theo BBC. Ông Lý và bà Kha đã có quãng đời rất đẹp bên nhau - Ảnh: AFP Nói cách khác, họ đã gần như sống cả đời vì nhau, cùng hy sinh cho nhau, cùng vun đắp tương lai cho gia đình và đất nước Singapore. Ông Lý từng nói vào năm 2010 rằng ông “không thể ngã quỵ” dù rất đau buồn sau khi bà Kha mất, vì phải trân quý những gì bà đã làm. Ở tuổi 91, ông Lý trước khi lâm bệnh vẫn làm việc đều đặn với tư cách Bộ trưởng Cố vấn nội các Singapore. Công việc và khát vọng giúp ông trụ vững sau nỗi đau tạm biệt người vợ và người đồng hành cả cuộc đời mình. Và giờ đây dẫu ông Lý ra sao, có chăng ông cũng đã không phụ niềm tin của bà Kha, không phí hoài tình cảm họ đã dành cả đời cho nhau, như ông đã nói trong lời chào cuối cùng... Nhật Đăng1 like