-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 04/03/2015 in Bài viết
-
Nét Việt
ATN and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Cảm ơn ATN. Thật xúc động khi có người nhớ và nhắc đến cội nguồn Việt sử hơn 4000 năm (Cách nói trước đây. Cách nói đúng phải là gần 5000 năm lịch sử). Nếu không nhờ tục trầu cau thì không xác định được "Sự tích Trầu cau". Trong bố cục chặt chẽ của "Sự tích trầu cau" thì vị trí hợp lý của đôi đũa trong câu truyện làm nó không thể thay đổi được. Và nó xác định nghi lễ trong quan hệ gia đình với hình ảnh đôi đũa có từ thời Hùng Vương thứ III về trước. Điều này chứng tỏ cội nguồn dân tộc Việt đã rất văn minh có tổ chức xã hội chặt chẽ. Đấy chính là nền tảng của danh xưng văn hiến Việt.4 likes -
4 likes
-
"Tham vọng hạt nhân của Iran đe dọa sự tồn vong của Israel" Thứ Tư, 04/03/2015 - 07:47 Dân trí Tối qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có bài phát biểu gây chú ý kéo dài 50 phút trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trong đó tập trung chỉ trích Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Thủ tướng Netanyahu có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 3/3 (Ảnh: Getty) Bất chấp các khuyến cáo của Nhà Trắng, Thủ tướng Netanyahu đã dành gần như trọn vẹn thời gian bài phát biểu để chỉ trích Iran và kêu gọi Quốc hội Mỹ có những hành động ngăn cản thỏa thuận hạt nhân sắp được ký kết giữa Iran và Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). “Tham vọng vũ khí hạt nhân của Iran đe dọa sự tồn vong của Israel, khu vực và cả thế giới”, nhà lãnh đạo Israel nói. Ông cáo buộc Tehran ủng hộ thánh chiến và là nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và cho rằng thỏa thuận hạt nhân mà nhóm P5+1 đang theo đuổi với Iran là một thỏa thuận tồi. “Thỏa thuận hạt nhân mà nhóm P5+1 đang theo đuổi là một thỏa thuận tồi, sẽ mở đường cho Iran sở hữu vũ khí hạt nhân”, ông khẳng định, không quên nhấn mạnh rằng một nước Iran sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ là mối đe dọa và dấu chấm hết cho hòa bình thế giới. Do đó Mỹ, Israel và toàn thể thế giới cần phải đoàn kết để ngăn chặn “cơn ác mộng” này. Nhà lãnh đạo Israel cho rằng thỏa thuận sắp được ký kết giữa Iran và 6 cường quốc phương Tây đang tạo ra những lợi thế lớn cho Tehran. Thứ nhất là cho phép Iran duy trì “hạ tầng hạt nhân quy mô lớn” thông qua việc cho phép Tehran giữ lại các cơ sở hạt nhân và 6.500 thanh nhiên liệu đã qua tái chế. Thứ hai là những giới hạn mà thỏa thuận đề ra sẽ “tự động hết hiệu lực” trong vòng 10 năm. Nhà lãnh đạo Israel cáo buộc Chính quyền Tổng thống Barack Obama đang “nhắm mắt làm ngơ trước sinh mệnh của một quốc gia và không ngăn chặn tham vọng của Iran muốn sở hữu bom hạt nhân”. Bài diễn văn trước Quốc hội Mỹ của Thủ tướng Israel Netanyahu là tâm điểm trong chuyến thăm “nhiều sóng gió và tranh cãi” của ông tới Washington. Chuyến thăm đã châm ngòi cho căng thẳng giữa chính quyền Obama và chính quyền Netanyahu, cũng như khiến quan hệ vốn đã rạn nứt giữa Nhà Trắng với Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa toàn quyền kiểm soát thêm sâu sắc. Vũ Anh Theo AFP ==================== Bởi vậy, ngài Obama nên chọn cái găng tay mỏng hơn một chút, nếu không đảng Dân Chủ của ngài sẽ thất cử vào nhiệm kỳ tới, dù người ứng cử là bà Clinton. Sự cứng rắn dù sao cũng có chừng mực của ngài vào lúc này, có thể tránh được một sự cứng rắn lớn hơn trong tương lai. Thế giới này khó thoát khỏi một cuộc đấm đá trong "Canh bạc cuối cùng". Chỉ có Việt sử trải gần 5000 văn hiến - tức chân lý được tôn vinh - mới có thể cứu vãn được. Nhưng rất mong manh vì đã muộn rồi.2 likes
-
Bốn Ngàn Năm Đũa Việt!
HappyDragon and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bốn ngàn năm đũa Việt! Trương Điện Thắng Chủ Nhật, 1/3/2015, 07:51 (GMT+7) (TBKTSG Xuân) - Bữa ăn sum vầy bên bếp lửa/Mẹ so đũa thừa lại nhớ đến ta (thơ Thu Bồn). Đôi đũa tre gắn liền với văn minh lúa nước trong sử Việt. Thế mà ngày nay mỗi năm ta lại phải bỏ ngoại tệ đi mua hàng vạn tấn tăm tre, đũa tre về dùng. Hình ảnh đôi đũa Việt chỉ còn trong sách vở, chuyện dân gian và những giai thoại... Bà Phạm Thị Vân, ấp An Phú, xã An Hòa, Trảng Bàng, Tây Ninh làm đũa tre. Gia đình bà đã có hơn 10 năm theo nghề. Ảnh: Thành Hoa 1. Ngày xưa khi mẹ tôi về với ông bà, buồn quá cha tôi thường ngồi uống rượu một mình và ngâm nga những bài hát xưa cũ. Trong nhiều câu hát của ông, tôi vẫn nhớ câu này: Đũa trui đũa bếp có đôi/ Cái ông thổi lửa mồ côi một mình... Ông lại kể lúc đau yếu không đi lại được sau ngày đình chiến (Hiệp định Genève năm 1954), ông mua tre về đóng giường, đan cót cho mẹ đi bán. Đoạn gốc tre, ông chẻ vót thành những đôi đũa trui, đũa bếp hoặc những bó đũa ăn cơm nhỏ hơn để mẹ mang ra chợ... Hình ảnh đôi đũa với cha tôi sao mà thân thương và buồn vậy! Sau này, từ sách vở tôi thấy nhiều nhà nghiên cứu phương Tây nói đũa là loại hình thuộc văn minh Trung Hoa, văn minh đũa (civilisation des baguettes). Nhưng các học giả viết sử Tàu thì cãi lại: người Trung Quốc thời Tần Hán không dùng đũa khi ăn, mà lấy tay bốc. Đũa thuộc văn minh lúa nước Đông Nam Á và những vùng thổ nhưỡng phù hợp với cây tre. Người Tàu chỉ bắt đầu dùng đũa từ khi thôn tính đất Bách Việt cổ (đời Tần - Hán). Ở Việt Nam, có lẽ đôi đũa xuất hiện sớm nhất là trong chuyện cổ tích Trầu Cau. Để biết được ai là anh, ai là em trong câu chuyện, người ta đã để hai anh em sinh đôi Tân và Lang ăn cơm cùng mâm nhưng chỉ có một đôi đũa. Người em chính là Tân kính trọng đưa đũa cho anh mình. Chuyện của thuở Hùng Vương lập quốc mấy ngàn năm, không chỉ là chỉ dấu một tung tích đôi đũa trong lịch sử mà còn thể hiện nếp văn hóa gia đình Việt từ khá sớm... Nhà truyền giáo người Ý Cristophoro Borri đến Việt Nam đầu thế kỷ 17 mô tả chuyện ăn của người Đàng Trong: “Họ không dùng dao hay xiên trong mâm. Họ thực ra không cần vì họ đã thái thịt ra thành miếng nhỏ và thay vì xiên thì họ dùng đũa nhỏ rất nhẵn nhụi, cầm đũa giữa những ngón tay và gắp rất khéo léo, rất sành sỏi nên không cần gì khác...”. Chính đôi đũa đã lâu dài trong lịch sử ấy, mà kho tàng văn học dân gian Việt Nam có khá nhiều nội dung liên quan đến đôi đũa tre thân thuộc, sâu sắc trong văn hóa ứng xử và đạo đức của tiền nhân. Kêu gọi hợp quần để tạo nên sức mạnh vì Không ai có thể bẻ một bó đũa; đừng vội Vơ đũa cả nắm là trách người không thấu đáo. Làm ăn đối xử với nhau thì cho có đầu có đũa... Đũa là hình ảnh của hạnh phúc hay bất hòa trong quan hệ gia đình. Vợ chồng như đũa có đôi, Vợ dại cũng hại như đũa vênh. Nhưng có lẽ câu chuyện về tục “Đồng tiền chiếc đũa phân ly” sau đây khiến ta liên tưởng đến cái nhìn nhân văn của ông cha: Ngày xưa, nếu một trong hai vị hôn phối vì cớ gì đã qua đời, người còn lại không thể cứ ở góa mãi nên ông cha ta có tục bỏ một đồng tiền xu hai mặt âm dương và một chiếc đũa (tiền xu và đũa thường dùng đôi) vào áo quan theo người xấu số. Tục này để người chết không còn vấn vương đôi lứa và người sống có thể lấy vợ hoặc chồng mới... 2. Ở nước ta từ xưa, người nhỏ phải so đũa cho người lớn trong mâm cơm, như trong sự tích Trầu Cau, để tỏ sự lễ phép. Một nhà nghiên cứu văn hóa Nhật, Giáo sư Richard Bowring, nói rằng đôi đũa xuất hiện trong lịch sử xứ Phù Tang chỉ mới từ thế kỷ thứ 6. Trong lúc đôi đũa người Tàu to và dài, thì với người Nhật độ dài của đôi đũa phải tương thích với vị trí mỗi thành viên trong gia đình: của chồng phải dài hơn vợ, anh phải dài hơn em, cha mẹ dài hơn con cái... Lần đầu tiên tôi đi thăm bạn bè, người thân trên đất Mỹ, cô bạn cũ điện thoại bảo không cần mua quà cáp gì cả, chỉ mua cho cô vài bó đũa là được rồi! Tôi nghe lời mua đến hai chục bó đũa thật đẹp bằng tre già chính hiệu. Té ra, từ cô bạn đến nhiều người thân khác ai cũng thích thú và cám ơn rối rít khi nhận món quà quê đó. Có hôm, chuyện đôi đũa lại trở thành câu chuyện xôm tụ ở New York khi anh bạn tôi kể chuyện đũa ở Quảng Nam sau chiến tranh. Đó là vùng cát ven biển. Sau chiến tranh không còn lấy một cây tre. Làng mạc chỉ thông thống cát với cát. Người dân quay về làng cũ chợt thấy là thiếu gì cũng xoay xở được, nhưng thiếu đũa thì phải đi hàng chục cây số mới tìm được tre vót đũa. Mấy gia đình tản cư từ Đà Nẵng về nghe nói giữ đôi đũa rất kỹ sau mỗi bữa ăn vì sợ... ai đó lấy mất! Một nhà văn đi thực tế ở làng này, hỏi một chị phụ nữ đang lo gì nhất? Chị nói tỉnh queo: “Lo thiếu đũa anh à!”. Quả nhiên trong một đám cưới, anh chủ tịch xã do quá bực mình vì thiếu đũa đã la lớn: “Tới đôi đũa cũng không có mà ăn, ăn bốc mọi rợ, sống không ra người!...”. Từ chuyện ấy, mà cả vùng cát mấy chục ngàn dân sau chiến tranh đã trở thành một vành đai xanh với phong trào trồng cây phủ cát và trồng nhiều tre dọc sông Trường Giang để... không còn cảnh thiếu đũa! Khi nhắc đến câu thơ cảm động của nhà thơ Thu Bồn ở đầu bài, tôi chợt liên tưởng đến bức ảnh chụp một bà mẹ người làng tôi có chín người con chết trong chiến tranh: Ngày hòa bình, nhớ con đến đứt ruột, bữa ăn nào bà cũng dọn sẵn chín cái chén và gác trên đó chín đôi đũa để nhớ về những núm ruột bà đã mang nặng đẻ đau. Tại khu tưởng niệm vụ khủng bố hồi năm 1995 ở Oklahoma (Mỹ) có hàng trăm chiếc ghế lớn nhỏ đặt thành hàng bên phía tay phải khu di tích, người ta nói là mỗi chiếc ghế ấy tượng trưng cho một thành viên gia đình là nạn nhân đã không về nữa trong bữa ăn. Nhưng đối với bà mẹ Việt Nam, mỗi đứa con là một đôi đũa. Đơn sơ vậy mà sao lòng ta quặn thắt! 3. Như đã kể, ông cụ tôi từng là thợ tre. Ông cố, ông nội và nhiều chú bác tôi ở nông thôn Quảng Nam đã thành thợ tre khi nhu cầu xây dựng và dụng cụ sinh hoạt nở rộ ở cửa Hàn, phố Hội đầu thế kỷ 20. Cây tre làng tôi cũng hóa thân thành những đôi đũa trên mâm cơm của nhiều gia đình thành thị. Cha tôi kể, để có những đôi đũa tốt, phải vót từ những gốc tre già, ngâm lâu cho gỗ tre chắc và không mối mọt. Ông lại kể: đóng giường, làm cột nhà bằng tre thì ông bà đã dạy Bộng trong, xong ngoài, nghĩa là cái lỗ mộng nối hai đoạn tre bên trong phải rộng, ngoài hẹp thì chỗ nối mới khít. Còn vót đũa thì: Đời cha cho chí đời con/ Muốn vót cho tròn hãy chẻ cho vuông. Vuông tròn cũng là hình ảnh của trời và đất trong tư duy của cha ông mình. Muốn vót được chiếc đũa tròn, thì tay nghề giỏi mà tâm phải tịnh! “Con người ta lạ lắm! Cái gì cũng tre! Tre đi theo mình đến cuối đời. Nào là cái áo quan, cái nuột lạt và cả đôi đũa cắm lên bát cơm cúng khi mình đã xuống lỗ!”. Lý sự như vậy nên những năm ra ở thành phố, cụ không bao giờ dùng đũa nhuộm, đũa gỗ. Mẹ tôi phải lặn lội về quê cả trong lúc đạn bom để tìm cho được vài cái ống tre già ở gốc để ông vót thành những đôi đũa cho cả gia đình. Ở phố, những đứa em gái lại cứ quen chơi trò “đánh nẻ” bằng những bó đũa ấy. Đũa bẩn hay mất, cha tôi lại vui vẻ cặm cụi vót những đôi khác. Ông bảo: trong những trò chơi, thì đánh nẻ là của người Việt, không lai của người Chàm như trò u mọi, đập nồi. Và ông lại giải thích đôi đũa có từ thời Hùng Vương dựng nước. Nghe ông kể, tôi lại nghiệm ra khi đứa bé gái tung quả bóng lên cao rồi bốc từng chiếc đũa, từng đôi đũa, chuyền một, chuyền hai cho đến chuyền sáu rồi bốc cả nắm, rồi giã, rồi đập từng bó đũa lên tay trước khi chụp quả bóng không cho rơi xuống... trong trò chơi đánh nẻ ấy lại hiển hiện một ý nghĩa nào đó. Từ cô độc, đơn lẻ đến đoàn tụ và hoan lạc! Trong niềm hoan lạc lứa đôi cũng có chiếc đũa Việt dự phần. Và ta lại nhớ đến tục “đơm lẻ, đơm chẵn” tức vót chiếc đũa tre thành những chùm bông để cầu tự, lại nhớ chuyện các cô dâu nghèo mượn lược làm trâm để phòng bất trắc đêm tân hôn, hay chuyện cắm đũa chờ trăng lên trong giai thoại về người mẹ giỏi văn chương và lý số Nhữ Thị Thục: chờ trăng lên, soi đứng bóng chiếc đũa mới là lúc bà cho người chồng động phòng, vì vậy bà mẹ ấy đã sinh ra hai ông trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm và Phùng Khắc Khoan tài hoa trong sử Việt! Ôi, đôi đũa Việt bốn ngàn năm thâm thúy một triết luận Á Đông!2 likes -
Khả năng Lan Anh nói là điều có thể xảy ra. Vấn đề còn lại là web này đã hoạt động trong bao lâu? Cơ quan quản lý tên miền Việt Nam (Vì có đuôi vn) chắc chắn phải biết. Không lẽ không có tìm hiểu và thông báo cho Đại sứ Nga? Nhưng thôi, chuyện đó không quan trọng. Cũng rất có khả năng web đó không thuộc Đại Sứ Quán Nga - vì không nhân danh Đại sứ quán Nga, tức không nhân danh nước Nga - nhưng những người quản lý web đó vô trách nhiệm với việc làm của mình. Cảm ơn Trần Phương. Cũng hy vọng vậy.1 like
-
Lá số 7h là giữa 2 giờ Mẹo -Thìn phải xác định giờ nào đúng mới xem được.1 like
-
Ai là thần tượng chính trị của ông Tập Cận Bình? Chủ Nhật, 01/03/2015 - 17:34 ... Qua những biểu hiện bề ngoài của ông Tập thử đoán xem thần tượng chính trị của ông là ai, hay nhân vật chính trị mà Tập Cận Bình thực sự khâm phục là người nào.... >> Ông Tập Cận Bình khác biệt giới lãnh đạo Trung Quốc? >> Tư duy sử dụng cán bộ lãnh đạo mới của ông Tập Cận Bình Theo "Báo Liên hợp Buổi sáng" số ra mới đây, ông Tập Cận Bình, một người khi còn ở địa phương không có tiếng vang cũng như thành tích chính trị to lớn gì, sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc cuối năm 2012, bỗng trở nên kiên quyết và có những hành động mạnh mẽ cả ở chính trường trong nước và trên lĩnh vực ngoại giao, thực sự khiến cho thế giới cảm thấy giật mình. Trong vấn đề này, chúng ta thử tập trung vào một khía cạnh khác, qua những biểu hiện bề ngoài của ông Tập thử đoán xem thần tượng chính trị của ông là ai, hay nhân vật chính trị mà Tập Cận Bình thực sự khâm phục là người nào. Chúng ta đều biết sau khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có chuyến khảo sát ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, và đã dâng hoa lên tượng đồng Đặng Tiểu Bình ở đây. Vì điều này nhiều người cho rằng Tập Cận Bình muốn theo chân Đặng Tiểu Bình hoặc nói rằng Tập Cận Bình muốn trở thành Đặng Tiểu Bình thứ hai. Xét từ phương diện thực hiện chính sách, kiểu phán đoán này về cơ bản không có vấn đề gì, song xét về khía cạch thần tượng chính trị, kiểu phán đoán này e rằng không được vững chắc. Thần tượng chính trị của ông Tập Cận Bình không phải là Đặng Tiểu Bình mà phải là cố lãnh tụ Mao Trạch Đông. Một trong những căn cứ rõ ràng nhất đó là trước và sau Đại hội đảng lần thứ 18, Tập Cận Bình nhiều lần công khai trích dẫn những lời của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau đó, không biết vì lý do gì, có lẽ bản thân tự cảm thấy không thích hợp, cũng có thể có người bên cạnh nhắc nhở, nên ngoài đặc biệt kỷ niệm 120 năm ngày sinh Mao Trạch Đông, mọi người ít thấy việc ông Tập Cận Bình dẫn lại lời của Mao Trạch Đông. Dẫn lại những lời nói của Mao Trạch Đông là vô ý, không dẫn lại những câu nói của Chủ tịch Mao lại là cố ý, đương nhiên ở đây sự vô ý thể hiện tính chân thật hơn là cố ý. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: THX/TTXVN) Nếu nói những chứng cứ này chưa thuyết phục, có thể xem thêm một ví dụ sau. Nhà nghiên cứu lịch sử cận đại Chương Lập Phàm để phân tích cấu trúc ý thức của ông Tập Cận Bình đã từng thống kê các số liệu trong cuốn "Chi Giang Tân Ngữ" do ông Tập viết khi còn làm Bí thư tỉnh Chiết Giang. Kết quả cho thấy trong cuốn sách này, ông có viện dẫn lời của các nhân vật nổi tiếng như sau: Karl Mark 3 lần, Engel 1 lần, Lenin 1 lần, Mao Trạch Đông 12 lần, Đặng Tiểu Bình 6 lần, Lưu Thiếu Kỳ 1 lần, Chu Ân Lai không lần nào, Giang Trạch Dân 1 lần, Hồ Cẩm Đào 13 lần, Khổng Tử 2 lần... Trong số lượng số lần viện dẫn trên, chúng ta thấy rằng Tập Cận Bình rất coi trọng Mao Trạch Đông, số lần viện dẫn lời của Mao Trạch Đông chỉ đứng sau Hồ Cẩm Đào, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc khi đó. Song sự quan tâm đối với Mao Trạch Đông, động cơ vô cùng trong sáng, có thể nói đã phản ánh tấm lòng chân thật của Tập Cận Bình. Với tư cách là một nhà chính trị, Mao Trạch Đông có hai đặc điểm lớn nhất đó là: một là tham vọng chính trị to lớn và một là ý chí chính trị ngoan cường. Tập Cận Bình coi Mao Trạch Đông như một thần tượng chính trị, tất nhiên sẽ có tham vọng và ý chí chính trị của riêng mình. Tham vọng chính trị đặc trưng của Tập Cận Bình có thể nhận ra khá rõ trong lần nói chuyến với báo giới khi còn làm tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến. Ví dụ ông nói về việc năm 1982 đã rời Bắc Kinh đến làm phó Bí thư huyện Trịnh Đình, tỉnh Hà Bắc. "Tại thời điểm đó, thực sự có rất nhiều người không hiểu sự lựa chọn của tôi. Khi đó người từ Bắc Kinh ra đi trên thực tế chính là Lưu Nguyên và tôi. Đằng sau sự lựa chọn phi thường là một sự theo đuổi phi thường, đó là quy luật sắt. Tuyệt đối không thể để vì một chút khó khăn của lịch sử để lại mà không dám làm gì". Những lời nói này của Tập Cận Bình đã cho thấy tham vọng chính trị to lớn cũng như ông đã có sự tính toán của riêng mình. Ý chí chính trị đặc biệt của Tập Cận Bình chủ yếu biểu hiện ở thái độ kiên quyết khi thực hiện kế hoạch và sách lược trị quốc, nói đơn giản chính là "Một giấc mộng thống lĩnh, tam lập nhất thể". "Một giấc mộng" chính là khi ông lên nắm quyền chưa lâu đã thực hiện "giấc mộng chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại", giấc mộng này bề ngoài thể hiện mong muốn của toàn thể người dân song đó chính là giấc mộng trong lòng của bản thân Tập Cận Bình, chỉ có điều ông không thể nói cụ thể ra như vậy. "Tam lập nhất thể" chính là tiến hành cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước theo luật pháp toàn diện và chỉnh đốn đảng nghiêm khắc toàn diện. Tổng thống Nga Putin từng nói cho tôi 20 năm, tôi sẽ mang cho các bạn một nước Nga hùng mạnh. Lịch sử cho Tập Cận Bình cơ hội không phải 20 năm mà chỉ là 10 năm. Trong thời gian có hạn 10 năm này, rốt cục Tập Cận Bình sẽ làm được những gì hiện giờ chúng ta còn chưa biết. Điều chúng ta có thể biết là lịch sử đánh giá một chính trị gia không phải bằng cách xem ông ta đã từng ở địa vị nào, cũng không phải ông ta ngồi địa vị cao đó được bao lâu, mà đơn giản chỉ là ông ta đã làm được những việc thiết thực gì cho đất nước và người dân. Vì vậy, cần phải có thời gian để đánh giá về những gì mà Tập Cận Bình đã và sẽ làm trong những năm tới trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của quốc gia có dân số đông nhất thế giới. Theo TTK/baotintuc.vn ====================== Bài viết này có ba ý chính quan trọng sau đây: Ba ý này mô tả mục đích và ý chí của ngài Tập theo đuổi. Nhưng hai vị tiền bối trước của nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã thành công trong hoàn cảnh của họ. Hay nói theo cách nói của Lý học Đông phương, là họ đã thành công trong thời thế đặc thù của hai ngài Mao và Đặng. Nhưng hoàn cảnh của ngài Tập còn khó khăn hơn rất nhiều. Hai hoàn cảnh trước của ngài Mao và Đặng cần quyết tâm và thủ pháp chính trị phù hợp. Còn của ngài Tập hiện này thì cả hai yếu tố trên chỉ là bước đầu. Để thành công ngài Tập còn cần một tri thức chuẩn về quản lý và tổ chức kinh tế - xã hội. Cho nên, nói theo bài báo trên thì cũng phải chờ xem kết quả công việc. Cá nhân lão Gàn một lần nữa lưu ý quý vị đọc bài viết này, rằng: Cội nguồn Lý học Đông phương huyền vĩ và đầy bí ẩn thuộc về Việt tộc.1 like
-
Bài mô tả sự liên hệ giữa Lý học Đông phương và Big Data chưa viết xong, vì tôi còn chờ người vẽ hình minh họa. Nhưng tôi đưa tiếp bài này, cũng vì sự liên quan đến những bế tắc của khoa học hiện đại với Lý học Đông phương. Bài trên tôi sẽ tiếp tục trình bày trong tuần này, sau khi thực hiện được hình minh họa. ======================== Người góp phần nâng tầm khoa học Việt Chủ Nhật, 01/03/2015 - 13:43 Từ lâu tên tuổi của GS.TS vật lý Việt kiều Pháp Jean Trần Thanh Vân không còn xa lạ với giới khoa học trong và ngoài nước. Năm 2014 là năm bận rộn nhưng rất thành công với ông trên con đường đưa khoa học thế giới về Việt Nam, trong đó có sự kiện khánh thành Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) tại TP Quy Nhơn (Bình Định) tháng 8/2014. Tình yêu quê hương Sau nhiều cuộc hẹn qua email, cuối cùng tôi đã có cuộc gặp với GS.TS Trần Thanh Vân trong dịp ông về Việt Nam xúc tiến các công việc còn dang dở. Với dáng vẻ nhanh nhẹn, cách nói chuyện điềm đạm, ít ai nghĩ rằng năm nay ông đã 80 tuổi, bước qua tuổi "xưa nay hiếm". Nhớ lại thời kỳ đầu đầy khó khăn khi về Việt Nam tổ chức hội nghị Gặp gỡ Việt Nam theo mô hình "Gặp gỡ Moriond" tại Pháp, GS.TS Vân kể: "Để có thể tổ chức được Gặp gỡ Việt Nam lần đầu tiên năm 1993, phải kể đến sự hỗ trợ của GS Nguyễn Văn Hiệu, lúc đó là Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam. Tôi gặp anh Hiệu lần đầu vào năm 1963, khi anh ấy vừa bảo vệ xong luận án Tiến sĩ ở Liên Xô, còn tôi cũng vừa hoàn thành bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Pháp. Hai anh em gặp nhau ở một hội nghị quốc tế tổ chức ở Italia. Dù lúc ấy giữa hai miền Nam - Bắc vẫn còn những quan điểm khác nhau nhưng anh Hiệu là người có tư tưởng cởi mở. Chúng tôi nói chuyện và cảm thấy hợp. Kể từ đó, chúng tôi thường xuyên trao đổi thông tin. Năm 1990, anh Hiệu nhờ tôi tổ chức cuộc gặp giống như ở Moriond để các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội gặp gỡ các nhà khoa học quốc tế. Chúng tôi bàn và quyết định sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên vào năm 1993 tại Đà Lạt". GS.TS Trần Thanh Vân trao học bổng cho sinh viên. Từ đó đến nay với sự chủ trì của GS.TS Trần Thanh Vân, đã có 9 hội nghị Gặp gỡ Việt Nam được tổ chức thành công. Qua các sự kiện này, những nhà khoa học thế giới - trong đó có nhiều nhà khoa học đoạt Giải Nobel - đã trao đổi với các nhà khoa học Việt Nam và tạo điều kiện để nhiều nhà khoa học trẻ Việt Nam có dịp gặp gỡ, trao đổi với các nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên, sau đó ông cùng với các cộng sự thấy rằng, cần có mạng lưới kết nối các nhà khoa học thế giới với Việt Nam. Vì thế, ý tưởng xây dựng một trung tâm khoa học để mời các nhà khoa học thế giới đến cộng tác, nhằm nâng cao hình ảnh khoa học Việt Nam trên thế giới cũng như vị thế của khoa học Việt Nam đã ra đời. Sau hai năm triển khai, tháng 8-2014, tại Quy Nhơn (Bình Định) cùng một lúc diễn ra hội nghị Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9 và lễ khánh thành ICISE. GS.TS Trần Thanh Vân chia sẻ, có nhiều lý do khiến ông trở về Việt Nam để tổ chức hội nghị Gặp gỡ Việt Nam cũng như làm cầu nối để các nhà khoa học thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn và ngược lại. "Song, lý do quan trọng thôi thúc tôi về Việt Nam là tình yêu quê hương. Điều này khiến cái tâm của mình luôn hướng về Việt Nam. Khi có tâm rồi mình sẽ tìm xem làm gì để giúp Việt Nam một cách tốt nhất" - GS.TS Trần Thanh Vân nhấn mạnh. Và cũng chính vì điều này, ông đã cùng vợ là GS Lê Kim Ngọc lập quỹ học bổng cho nghiên cứu sinh và sau đó từ năm 2001 kết hợp cùng GS Odon Vallet trao hàng nghìn suất học bổng cho học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam với số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Ngoài ra, vợ chồng ông cũng đã thành lập 3 làng trẻ SOS ở Đà Lạt, Huế và Quảng Bình giúp các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn. Nghiên cứu khoa học không vì lợi nhuận Sinh năm 1934 tại Đồng Phú, Đồng Hới, Quảng Bình, năm 1953 chàng thanh niên Trần Thanh Vân sang Pháp tiếp tục học lớp 11. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông ở lại học tiếp đại học và tốt nghiệp Cử nhân vật lý năm 1957, rồi Tiến sĩ vật lý năm 1963 tại Paris với bản luận án xuất sắc chỉ rõ rằng, hạt proton không phải là "viên gạch cuối cùng" của vật chất, mà là một cấu trúc gồm nhiều "viên gạch" còn nhỏ hơn nữa kết hợp lại (về sau được cộng đồng vật lý quốc tế làm sáng tỏ, đó là các hạt quark). Tháng 4-2012, GS.TS Trần Thanh Vân là một trong 3 người Châu Á được tặng Huy chương Tate (Tate Medal) tại hội nghị Hội Vật lý Mỹ ở Atlanta, bang Georgia. Các đóng góp khoa học của ông thể hiện ở việc cống hiến 300 công trình khảo luận, 115 đầu sách. Nước Pháp tặng ông Huân chương Bắc đẩu bội tinh. Viện Hàn lâm khoa học Nga trao bằng Tiến sĩ khoa học danh dự. Trong các hoạt động tổ chức và lãnh đạo ngành vật lý, ông được Viện Vật lý Mỹ đánh giá là "người có công lao to lớn suốt bốn thập niên tập hợp các nhà vật lý thuộc nhiều quốc tịch và nhiều nền văn hóa khác nhau ngồi lại bên nhau trong tình thân ái qua các cuộc Gặp gỡ Moriond, Gặp gỡ Blois, Gặp gỡ Việt Nam. Ông cũng là người đã hoạt động không mệt mỏi nhằm góp phần xây dựng một cộng đồng khoa học hiện đại ở Việt Nam. GS Trần Thanh Vân chia sẻ, muốn làm khoa học thật sự phải bỏ toàn bộ thời gian, công sức và trí tuệ vào nghiên cứu cẩn thận. Không thể nào có chuyện muốn làm khoa học lại phải vừa kinh doanh thêm để bảo đảm cuộc sống. Nếu Chính phủ không cho nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học trẻ được hưởng một mức lương đủ sống, thì không bao giờ nền khoa học có thể phát triển và tiến xa được. Vì thế, ông luôn khích lệ các nhà khoa học Việt Nam thành danh ở nước ngoài về quê hương đóng góp xây dựng đất nước. Với ban cố vấn quốc tế gồm hàng chục giáo sư đầu ngành thế giới, trong đó có 9 giáo sư từng đoạt giải Nobel, uy tín của hội nghị Gặp gỡ Việt Nam ngày càng tăng cao, thu hút nhiều nhà khoa học nổi tiếng tham dự. "Chúng tôi mong rằng trong 5-10 năm nữa, với sự đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trung tâm sẽ là nơi tập trung của các nhà khoa học thế giới cũng như các Gặp gỡ Moriond và Gặp gỡ Blois" - GS.TS Trần Thanh Vân kỳ vọng. Theo Đình Hiệp Hà Nội Mới ======================== Thành thật khâm phục khả năng tư duy của giáo sư Trần Thanh Vân đi trước thời đại, khi mà thế giới chưa có khái niệm về hạt Quark. Nhưng có lẽ nền tảng tri thức của khoa học hiện đại đến đây là tạm dừng. Họ hi vọng có một loại hạt, hoặc một điều kiện nào đó để tạo ra tất cả các hạt cơ bản trên, gọi là "Hạt của Chúa" với lý thuyết Higg. Nhưng tôi đã xác định đấy là một sai lầm: "Không có Hạt của Chúa" từ 2008. Sự xác định này nhân danh nền tảng tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ và đầy bí ẩn. Tôi chắc chắn sự xác định của tôi hoàn toàn chính xác, cho dù giới khoa học quốc tế chưa chính thức thừa nhận điều này. Có một số ý kiến cho rằng tôi đã gặp may. Cách đây vài tháng, giáo sư Trần Thanh Vân có tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế ở Việt Nam, tôi có gửi một thư bày tỏ ý kiến của mình đến cuộc hội thảo và công khai nội dung trên diễn đàn này, nhưng không có hồi âm. Nhân bài viết về giáo sư Trần Thanh Vân, tôi hy vọng với khả năng tư duy đi trước thời đại của giáo sư, sẽ quan tâm đến ý kiến này của tôi: Có một dạng tồn tại của vật chất phi hình thể tạo ra những hạt cơ bản. Lý học Đông phương gọi là "Khí". Tôi có thể chắc chắn với giáo sư rằng: Toàn bộ tri thức của nền văn minh hiện đại chưa biết nhiều về tính tương tác của mọi hiện tượng. Cho dù họ đã hiểu biết hầu như gần hết sự vận động một cách cơ học của các dạng tồn tại của vật chất có hình thể - từ những hạt vật chất nhỏ nhất đền các thiên hà khổng lồ. Nhưng sự vận động đó tương tác với nhau như thế nào và qua môi trường tương tác nào để tác động liên hệ với nhau - thì - tôi cũng có thể chắc chắn rằng: Toàn bộ nền tri thức của khoa học hiện đại chưa biết đến điều đó. Nếu giáo sư Trần Thanh Vân quan tâm, khi đọc được những tâm sự của tôi trong bài viết này, tôi hy vọng sẽ được trao đổi với giáo sư về vấn đề trên.1 like
-
Nét Việt
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bánh gai làng cổ Đường Lâm 25/02/2015 9:09 Bánh gai đã món quà đặc sản của làng cổ Đường Lâm. Chị em bà Nguyễn Thị Thơ (người làng Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm) đã có những chia sẻ thú vị về nghề gia truyền này. Để có chiếc bánh gai dẻo ngọt cần có lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng, thịt lợn mỡ và nạc. Trong đó chế biến lá gai là công phu nhất. Chiếc bánh ấp ôm hương Tết của người dân Bắc bộ Lần lượt luộc nhừ lá gai, nhặt hết các sống lá cứng, rửa sạch qua 7 đến 10 lần nước rồi mới cho vào máy xay nhuyễn. Lá gai sau khi xay được trộn với đường thì nấu lên cho quánh lại để có màu đen đặc trưng gọi là “châu”. Bột gạo nếp cùng với “châu” được nhào, trộn với nhau tạo nên lớp ngoài của chiếc bánh. Xong mới đến nhân bánh. Đỗ xanh được đồ chín giã nhuyễn trộn với đường, dừa, mỡ, thịt lợn. Thịt lợn để làm bánh cũng rất cầu kì. Bà Thơ chia sẻ kinh nghiệm: “Phải chọn loại mỡ giòn, thơm, ăn không bị ngấy. Nếu là thịt nạc sẽ được giã ra như ruốc rồi mới trộn vào làm nhân”. Cuối cùng, phủ một lớp vừng để bánh thêm bùi và thơm. Chọn những tấm lá chuối khô đã được dấp nước để gói, giúp chiếc bánh nằm bên trong gọn gàng và vuông vắn. Xong hấp bánh trong 2 giờ là hoàn tất. Bánh của chị em bà Thơ được làm theo phương pháp thủ công tuyệt đối nên vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống quen thuộc. Lò bánh của bà Thơ tuy không được mở rộng thành cơ sở sản xuất nhưng vẫn thu hút rất đông khách đặt mỗi dịp lễ Tết. Bà Thơ cho biết, dịp Tết hàng năm bà được đặt khoảng 1000 chiếc bánh với giá từ 5 - 7.000 đồng/chiếc. Nhắc đến bánh gai là nói đến người Đường Lâm, người Sơn Tây xứ Đoài nói riêng và người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung - thứ quà quê quen thuộc mỗi dịp xuân về. Lá gai - nguyên liệu chính của bánh Sau khi lá gai được luộc nhừ, bà Nguyễn Thị Thanh nhặt bỏ những sống lá cứng để chuẩn bị xay nhuyễn lá “Châu” được trộn cùng với bột gạo nếp tạo nên lớp vỏ bánh Bà Thơ dùng chày để lèn chặt bột giúp cho phần vỏ bánh dẻo hơn Phủ lớp vừng lên để bánh thêm bùi và thơm Vừa gói, bà Thơ vừa chia sẻ về các công đoạn làm bánh Bánh gai là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm Công đoạn cuối cùng là hấp trong 2 giờ để bánh chín Kiều Dương (thực hiện) ==================== Hôm nào rảnh, lão Gàn sẽ mô tả những thứ bánh và món ăn được thi vào cuối thời Hùng Vương thứ VI, mở đầu thời đại Hùng Vương thứ VII, mà trong đó, bánh chưng, bánh dầy đoạt giải nhất.1 like -
1 like