• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 28/02/2015 in Bài viết

  1. Đại sứ Trung Quốc: Mỹ đã đe dọa an ninh của Nga thông qua Ukraine Nguyễn Hường 28/02/15 07:55 Thảo luận (0) (GDVN) - Một nhà ngoại giao Trung Quốc hôm 27/2 đã "nhắc nhở" các nước phương Tây nên chú ý tới vấn đề an ninh hợp pháp của Nga trong bất ổn Ukraine. Trong một tuyên bố công khai hiếm hoi về cuộc khủng hoảng đã làm hỏng mối quan hệ giữa Nga và phương Tây của Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ Qu Xing cho rằng khủng hoảng Ukraine đang bị "đạo diễn" thành "một bàn cờ lớn" giữa Nga và phương Tây, tình trạng không hề suy giảm kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ như nhận định của chuyên gia chiến lược và địa chính trị người Mỹ Zbigniew Brzezinski. Qu Xing - Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Bỉ. RT dẫn tuyên bố trên Tân Hoa Xã cho biết, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ cho rằng Moscow sẽ tự nhiên cảm thấy bị đe dọa khi có sự can thiệp từ bên ngoài khiến tình hình ở Ukraine đảo lộn. Đại sứ Xing khuyên các cường quốc phương Tây từ bỏ tâm lý "zero-sum" trong nỗ lực của họ đối phó với Moscow và nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng Ukriane là những mối quan tâm an ninh thực sự của Nga. Đại sứ Trung Quốc tại Brussels, thành phố đặt trụ sở của NATO sau đó cũng đưa ra cái Tân Hoa Xã cho là "một cái nhìn sâu sắc" về những gì thúc đẩy Mỹ trên trường quốc tế cũng như những gì có thể dẫn đến suy giảm khả năng của nó. "Mỹ không muốn thấy sự hiện diện của mình tại bất kỳ nơi nào trên thế giới bị suy yếu. Nhưng thực tế nguồn lực của họ rất hạn chế và khó có thể duy trì ảnh hưởng của mình trong tất cả các vấn đề bên ngoài", ông Xing nói. Ông cho rằng sự tham gia của Mỹ tại Ukraine có thể trở thành một sự phân tán trong chính sách đối ngoại của họ. Những bình luận trên của Đại sứ Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và phương Tây gia tăng căng thẳng vì những bất đồng trong cuộc khủng hoảng Ukraine/. =========================== Nếu xem xét tính cục bộ thì đúng là nước Nga cần một khoảng cách địa lý an toàn với phương Tây. Bởi vậy, nước Nga cảm thấy bất an, nếu NATO vươn tới sát biên giới Nga. Cái này lão Gàn cũng đã nói rồi. Người Tàu lợi dụng điều này để quảng cáo rầm rĩ cho mối nguy NATO với Nga. Nhưng đấy là thứ tư duy của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bây giờ là đầu thế kỷ thứ XXI. Khi mà tên lửa chiến lược của một quốc gia có thể từ trong nước bắn tới thủ đô của nước đối địch, cách nửa vòng trái Đất. Và mạng internet có thể làm người xa nửa vòng trái Đất nói chuyện như ngồi trước mặt thì khái niệm khoảng cách an toàn về địa lý là thứ tư duy cổ điển. Nước Nga có thể gia nhập NATO và ngồi chung xe với Mỹ cũng chẳng ảnh hưởng gì cả - Khi mà về lý thuyết, một người Nga, quốc tịch Mỹ có thể lên làm Tổng thống Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ sụp đổ thì nạn nhân tiếp theo liên quan đến lãnh thổ với Trung Quốc chính là nước Nga.
    2 likes
  2. Hà Nội: Tắc đường kinh hoàng vì người dân đổ xô đi mua vàng Thứ Bẩy, 28/02/2015 - 11:08 Dân trí Sáng nay (28/2), hàng vạn người dân Thủ đô Hà Nội đã đổ xô đi mua vàng ngày “Vía Thần Tài” để lấy may mắn đầu năm, khiến 1 số tuyến phố rơi vào tình trạng ùn tắc nghiêm trọng kéo dài. Hàng vạn người đã đổ xô đi mua vàng để lấy may trong ngày "Vía Thần Tài" Vài năm trở lại đây, nhiều người dân có thói quen đi mua vàng vào ngày “Vía Thần Tài” (mùng 10 tháng Giêng âm lịch) với mong muốn được vị thần chủ quản tài lộc phù hộ cho may mắn, công việc hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc rủng rỉnh cả năm. Chính vì vậy, ngay từ đầu giờ sáng nay (28/2), theo ghi nhận của PV Dân trí, trên con phố Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng – Hà Nội) - nơi có rất nhiều quầy giao dịch vàng nổi tiếng - dòng người đã nối đuôi nhau xếp hàng để được vào mua vàng, "mua" may mắn trong ngày đầu năm này. Dòng người mỗi lúc một đông khiến giao thông rơi vào cảnh ùn tắc nghiêm trọng. Hàng ngàn người và phương tiện nối dài, “chôn chân” trên phố. Có người chờ cả buổi mới tới lượt vào mua vàng. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì quầy vàng thông báo đã hết số thứ tự vì lượng người quá đông. Chị Linh (áo vàng) cho biết, sẽ cố xếp hàng đến 2h chiều nay để mua được vàng trong ngày "Vía Thần Tài" Chị Phạm Thùy Linh (37 tuổi, ở phố Tân Mai – Hà Nội) cho biết: “Tôi đến đây khá sớm và chờ rất lâu rồi mà chưa đến lượt vào mua. Tôi mong muốn mua được 1-2 chỉ lấy may ngày Vía Thần Tài này. Tôi sẽ cố chờ đến 2 giờ chiều mà không mau được thì sẽ về. Nhưng tôi tin là sẽ mua được”. Bà Trinh phấn khởi khi mua được vàng Rút kinh nghiệm năm trước phải chờ lâu, bà Kiều Thị Trinh (76 tuổi, Hai Bà Trưng – Hà Nội) đến mua vàng từ rất sớm. Khi mua được vàng, bà Trinh phấn khởi bước ra giữa dòng người còn đang xếp hàng nối dài hàng chục mét, vui vẻ chia sẻ: “Hôm nay tôi mua được 3 chiếc nhẫn, gọi là mua lấy may mắn ngày Vía Thần Tài. Vàng hôm nay có cao hơn trong năm chút ít, tôi nghĩ là do lượng người hôm nay đến đây mua nhiều. Năm ngoái đến muộn đứng mỏi chân mãi không đến lượt vào mua, năm nay tôi phải rút kinh nghiệm đi từ sớm, tôi đến đây từ 7h sáng”. Ghi nhận của phóng viên tại một số tiệm vàng trên phố Trần Nhân Tông, đến 9h15 sáng cùng ngày đã rơi vào tình trạng quá tải, nhiều tiệm đã không phát phiếu thứ tự cho khách nữa. Nhân viên của tiệm vàng rất vất vả giải thích cho khách hàng thông cảm và ngăn dòng người xô đẩy sốt ruột vào trong giao dịch mua vàng. Nhiều người đến sớm đã may mắn được vào trong mua vàng Kiên nhẫn xếp hàng chờ đợi đến lượt vào mua vàng... 1 số tiệm vàng còn tổ chức quay số trúng thưởng cho khách hàng trong ngày "Vía Thần Tài" Nhân viên tiệm vàng này đang phát số thứ tự cuối cùng cho khách trong sáng nay Nhiều người chờ lâu đã tỏ ra mệt mỏi Nhân viên tiệm vàng này phải ngăn dòng người không cho vào trong ồ ạt... Phố Trần Nhân Tông rơi vào ùn tắc ngay từ đầu giờ sáng Lực lượng an ninh phải vất vả điều tiết giao thông. Nguyễn Dương ================== Đúng là "mê tín dị đoan"; không có "cơ sở khoa học". Nếu mua vàng đúng vào ngày "Vía Thần Tài" thì giàu có. Vậy mua vào ngày khác thì nghèo mạt chăng? Hôm nay, khi tiếp khách. Một vị khách tò mò hỏi "ông Khiết" lão Gàn để trên bàn có "sáng quay ra, tối quay vào" không? Lão bùn cừi wá, phán rằng: "Nếu con cóc đi kiếm tiền được cho con người thì con người sẽ chẳng phải làm gì cả. Cái đó chắc đợi thời robot lên ngôi và tất cả mọi việc đều do robot làm, con người thì ở không hưởng thụ. Chuyện viễn tưởng ở cuối Thiên niên kỷ thứ III. Hì. Trong bàn thờ nhà lão Gàn, Thần Tài cho ngồi trên nóc. Còn chỉ có mỗi ông Địa chễm chệ một mình trong ban thờ cười ngặt nghẽo. Bàn chơi cho zdui zdậy. Có chiền mua vàng cũng tốt, chứng tỏ cuộc sống khấm khá lên. Nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình ở Ucraine. Hì.
    2 likes
  3. Một gia đình đốt cả trăm triệu đồng vào... vàng mã “Giấy tiền vàng mã thuộc về văn hóa dân gian Trung Hoa. Nếu có thể thì nên đốt ít lại, không đốt thì càng tốt”, thầy Thích Phước Niệm nói. Trước Tết, trong Tết, vàng mã được đốt, ma chay, giỗ tiệc, rằm, đặc biệt rằm tháng giêng... lại càng đốt nhiều hơn. Sư thầy Thích Phước Niệm, giám tự, ủy viên Ban văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, kể mình đã từng chứng kiến một gia đình mua giấy tiền vàng mã đến hơn 100 triệu đồng với đủ loại hình ảnh, mô hình. Đốt rất nhiều vàng mã trong các dịp cúng tế trở thành thói quen của nhiều người VN hiện nay. Không chỉ là giấy tiền, nhiều người còn chọn những mô hình rất “hoành tráng” như nhà lầu, xe hơi, ngân hàng, máy ATM, điện thoại đời mới… để đốt trong những dịp cúng bái, cầu an, cầu may. “Tôi có nói là số tiền mua mô hình nhà, mô hình xe… thì có thể dùng để làm từ thiện, giúp đỡ người khác”, sư thầy Thích Phước Niệm kể. Phung phí một cách vô lý Chia sẻ điều này, bạn Phạm Thanh Tùng cho rằng “đốt vàng mã là tập tục không nên có vì nó vừa lãng phí bao nhiêu tiền của cho xã hội, làm ô nhiễm môi trường, gây cháy nổ ở những nơi thờ cúng, mất mỹ quan trong các chốn đền, chùa”. Hồng Diễm (Phú Yên) thì cho rằng việc đốt giấy tiền vàng mã là để tưởng nhớ đến những người thân đã khuất và đó là điều bình thường, từ xưa đến giờ mọi người vẫn làm vậy. Tuy nhiên, Hồng Diễm cũng nói thêm rằng không nên đốt những thứ như mô hình nhà lầu, xe hơi… và cũng không nên chi tiêu quá nhiều tiền vào việc này. “Chưa kể việc đốt nhiều giấy tiền vàng mã cũng có thể là nguy cơ gây hỏa hoạn”, Diễm nói. Bạn Minh Tuấn thì cho rằng việc đốt giấy tiền vàng mã là rất “mâu thuẫn” vì “luôn cầu mong cho người thân đã mất sớm siêu thăng tịnh độ, nhưng mặt khác lại cứ cung ứng tiền vàng mã, đôla âm phủ, rồi hình tượng nhà lầu, ôtô, điện thoại đời mới..., thậm chí cả nhân tình xuống âm phủ cho người thân dùng”. Những ông mã (ngựa giấy) có giá từ vài trăm ngàn đến cả triệu đồng. Sư thầy Thích Phước Niệm cũng khẳng định việc đốt giấy tiền vàng mã không tồn tại trong truyền thống nghi lễ, văn hóa Phật giáo như nhiều người lầm tưởng. “Giấy tiền vàng mã thuộc về văn hóa dân gian Trung Hoa. Nếu có thể thì nên đốt ít lại, không đốt thì càng tốt”, thầy Thích Phước Niệm nói. Một sư cô giám tự ở quận Bình Thạnh (TP HCM) cho biết đốt giấy tiền vàng mã là việc “phung phí của một cách vô lý”. Kiểu mê tín thời đại mới Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa phân tích: Ngoài những hình thức vàng bạc, giấy tiền, vàng mã, ngày nay còn có xe hơi, nhà lầu, ngân phiếu, đôla… Những loại vàng mã này được sử dụng tràn lan trong các lễ hội, trở thành một hình thức mê tín trong thời đại mới. Theo TS Nguyễn Ngọc Thơ - phó trưởng khoa văn hóa học đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, người dân sử dụng giấy tiền vàng mã như một kênh để chuyển tải đức tin, lòng thành kính và chữ hiếu của mình đối với ông bà, cha mẹ và những người đã khuất. TS Nguyễn Ngọc Thơ cũng khuyến cáo rằng dù có ý nghĩa về mặt tâm linh và sự thiêng liêng nhưng cũng nên “đốt ít thôi vì lợi bất cập hại”. Việc sử dụng vàng mã với những hình thức như xe hơi, nhà lầu, máy ATM…, theo ông Thơ đó là sự biến tướng và là những biểu hiện của chủ nghĩa hưởng thụ, chủ nghĩa vật chất. “Khi cuộc sống biến đổi, nhiều người nghĩ rằng kiếp sống này mình được hưởng thụ cái gì thì kiếp sống khác cũng như vậy. Thậm chí có người còn đốt luôn cả mô hình một ngân hàng, thẻ ATM… Không biết sau này họ còn đốt thêm cái gì nữa”, TS Nguyễn Ngọc Thơ bày tỏ. TS Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra ví dụ ông bà ta ngày xưa đốt hình ảnh con cá chép vào ngày 23 tháng Chạp nhưng ngày nay nhiều người lại đốt xe hơi. “Như vậy không còn là văn hóa nữa”, ông Thơ nói. Phong tục cúng hàng mã của người Việt lên báo NhậtMỗi dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam lại bận rộn chuẩn bị lễ vật, hàng mã cúng trời đất và tổ tiên, trang Nikkei Asian Review (Nhật Bản) nhận định. Hiện tượng này suy cho cùng là sự xuống cấp về mặt văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa nói. Ông Hoa cho rằng những người thu nhập càng cao, càng bất chính và bấp bênh thì càng sử dụng vàng mã nhiều như một sự cầu an.“Quan trọng nhất là phải chấn hưng văn hóa bằng nhiều hình thái. Tôi thấy rất tiếc là hiện nay không có môn văn minh Việt Nam trong trường phổ thông”, ông Hoa kết luận. “Ông bà ta đã đúc kết thành kinh nghiệm là cái gì vừa đủ, vừa phải thì sẽ có ý nghĩa, cái gì thái quá sẽ mất đi ý nghĩa và biến tướng ý nghĩa thì lại càng nguy hiểm”, TS Nguyễn Ngọc Thơ nhận định. ThS xã hội học Phạm Thị Thúy chia sẻ trước đây mình cũng từng đốt giấy tiền vàng mã, nhưng từ khi hiểu được ý nghĩa thật sự của việc này thì không đốt nữa. “Từ góc độ xã hội, tôi nghĩ cần có biện pháp để hạn chế việc đốt giấy tiền vàng mã bởi việc này lãng phí tiền bạc, làm ô nhiễm môi trường, đôi khi còn mất mỹ quan đô thị”, ThS Phạm Thị Thúy nói. Theo Đặng Tươi - Thái Lộc - Trà My/Tuổi Trẻ ============================ Cái điếu gì cũng từ văn hóa Trung Hoa cả. Thế thì xin hỏi sư thầy Thích Phước Niệm: Cái áo vàng của sư thầy có nguồn gốc từ đâu? Nếu biết, sư thầy có bỏ mựa nó cái áo vàng đi thay bằng áo nâu không? Sư thầy có biết tục đốt vàng mã từ đâu mà ra không? Từ văn minh Nam Dương Tử của Bách Việt từ hàng ngàn năm trước đấy! Kể từ đời Đường, tục đốt vàng mã lưu truyền trong dân gian mới hòa nhập với các hành vi tín ngưỡng liên quan đến Phật giáo và nương nhờ vào Phật pháp, nó mới duy trì đến ngày nay. Còn cái áo vàng mà các thầy mặc chính là của vua Đường Thái Tông tặng ngài Trần Huyền Trang, nên từ đó các sư mới dùng áo màu vàng. Còn trước đó thầy có biết các sư mặc áo màu gì không? Chính là màu nâu đất truyền thống trong y phục Phật giáo Việt tộc đấy! Đốt hàng trăm triệu vàng mã thì làm sao? Các thày xây chùa hàng chục, hàng trăm tỷ, và còn đập mẹ nó cai đền trăm gian - một di sản văn hóa tại hàng ngàn năm của Việt tộc - rồi bỏ ra hàng chục, hàng trăm tỷ xây chùa mới thì làm sao? Sao không để tiền ấy làm từ thiện đi? Vớ vẩn. Gần đây lão thấy nhiều vị sư phán vung vít. Cứ làm như sư thì cứ phải đúng trở lên. Cá nhân lão Gàn rất tôn trọng Phật pháp. Bởi vì lão cho rằng những giá trị văn hiến Việt đã nương nhờ cửa Phật tồn tại đến ngày nay. Nhưng các thầy và phát ngôn của các thầy về văn hóa Việt thì lại là chuyện khác. Lịch sử Phật pháp có nhiều thăng trầm, khẩu nghiệp của các thày chính là một trong những nguyên nhân làm Phật pháp suy vi đấy.
    2 likes
  4. Dúng vậy ! 2 vợ chồng năm nay đều tất bật làm thì nhiều nhưng tiền vô thấy không thấy nhiều đôi khi còn thiếu hụt nữa, thuê mượn người làm thì làm không đúng việc lại không bền làm không lâu thì nghĩ, vợ chồng cũng có nhiều khi buồn kiếm chuyện cãi vả cho vui, ông chồng đi xa cẩn thận tai nạn té ngã.
    1 like
  5. 1 like
  6. Bắc Kinh đang coi các nước ven Biển Đông và Hoa Kỳ là "ếch"?! Hồng Thủy 26/02/15 14:44 Thảo luận (0) (GDVN) - Ném thẳng chú ếch vào nồi nước sôi nó sẽ lập tức nhảy ra theo phản xạ tự nhiên. Nhưng bỏ con ếch vào nổi nước lạnh và đun lên, nó sẽ...chết từ từ. Hình minh họa, nguồn: Internet. Đa Chiều ngày 25/2 bình luận, từ các hoạt động cải tạo (bất hợp pháp) biến đá thành đảo ở Trường Sa (thộc chủ quyền Việt Nam) mà Trung Quốc tiến hành gần đây có thể thấy, Bắc Kinh đang áp dụng thủ đoạn "nước ấm nấu ếch" để tranh thủ thời gian bố trí chiến lược ở Biển Đông, tiến tới thôn tính toàn bộ quần đảo Trường Sa. Nước ấm nấu ếch là một câu chuyện ngụ ngôn dân gian Trung Quốc, đại ý nếu ném thẳng chú ếch vào nồi nước sôi nó sẽ lập tức nhảy ra theo phản xạ tự nhiên. Nhưng bỏ con ếch vào nổi nước lạnh và đun lên, nó sẽ...chết từ từ. Trung Nam Hải đang coi các nước ven Biển Đông và Hoa Kỳ như chú ếch? Đầu năm 2015 mặc dù một số nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đang "làm mềm căng thẳng trên Biển Đông", nhưng vụ xung đột với tàu cá Philippines ngoài bãi cạn Scarborough tháng trước đã cho thấy, Bắc Kinh đã hất cẳng được Manila khỏi bãi cạn này và cắm chân tại đó. Từ cuối năm 2013 trở lại đây Trung Nam Hải không ngừng cải tạo biến đá thành đảo (phi pháp) ở Trường Sa, diện tích ngày càng mở rộng. Biến Xu Bi và Chữ Thập thành 2 gọng kìm hòng thôn tính Trường Sa Tết Ất Mùi vừa qua, tin tức về hoạt động xây dựng (phi pháp) của Bắc Kinh ở các bãi đá Chữ Thập, Gạc Ma, Xu Bi lại nổi lên tới tấp. Nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động bồi lấp xây đảo trên đá Xu Bi. Tổng cộng Bắc Kinh đã tạo ra 8 "mặt bằng" mới ở Trường Sa. Xét trên góc độ vị trí địa lý theo Đa Chiều, Xu Bi quả thực không bằng Chữ Thập. Thứ nhất Chữ Thập cách bờ biển Việt Nam và Philippines khá xa nên tương đối an toàn trước hỏa lực từ hai nước. Thứ 2, Chữ Thập nằm chính giữa quần đảo Trường Sa nên khả năng khống chế với các điểm đảo, bãi đá và rặng san hô khác rất cao. Thứ ba, đá Chữ Thập nằm trên mé phía Tây tuyến đường trọng yếu từ Hải Nam qua Hoàng Sa ra Trường Sa mà giới phân tích Trung Quốc gọi là "thủy đạo Hoa Nam". Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự nhà nổi kiên cố ở đá Chữ Thập. Những yếu tố này Xu Bi không có được. Tuy nhiên đặt trong bố trí tổng thể (tham vọng độc chiếm) của Trung Quốc ở Biển Đông, đá Xu Bi lại có ý nghĩa quan trọng. Trung Quốc xây sân bay (căn cứ không quân phi pháp) ở Chữ Thập kết hợp với cầu cảng (căn cứ hải quân phi pháp) ở Xu Bi được Trung Nam Hải xem như 2 gọng kìm siết chặt Biển Đông. Từ thực tiễn Đa Chiều cho rằng, đá Chữ Thập sau cải tạo diện tích tuy lớn và phù hợp với sân bay, nhưng không thể xây cầu cảng lớn. Mé phía Tây bãi đá này có thể mở ra cảng nhỏ, nếu xây cảng lớn tại đây chi phí quá cao. Trong khi đá Xu Bi cách Chữ Thập chừng 200 km, nên phối hợp xây sân bay Chữ Thập với cảng lớn Xu Bi nghiễm nhiên trở thành lựa chọn ưu tiên của Bắc Kinh. Xu Bi là bãi đá nằm ở Tây Bắc quần đảo Trường Sa, gần các cụm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ, là điểm duy nhất Trung Quốc đánh chiếm được (bằng vũ lực phi pháp năm 1988) ở khu vực này. Nếu không chiếm được Xu Bi, Trung Quốc đã không có chỗ cắm chân (bất hợp pháp) ở mé Tây Bắc quần đảo. Hoạt động qua lại giữa các điểm Trung Quốc cắm quân (phi pháp) ở Trường Sa sẽ bị cắt đứt. Việc Trung Quốc cắm quân ở Xu Bi theo Đa Chiều còn là con dao nhọn uy hiếp trực tiếp các đảo Philippines đang chiếm giữ ở Trường Sa, bao gồm bãi Loại Ta Nam, đảo Loại Ta, đảo Thị Tứ và cách Thị Tứ khoảng 60 km là đảo Bến Lạc. Ngoài ra cách Xu Bi hơn 100 km về phía Đông là đảo Bình Nguyên, đảo Công Đo. Khoảng cách thẳng từ Xu Bi đến Thị Tứ chỉ chưa đầy 29 km nên các thiết bị nghe trộm của Trung Quốc ở Xu Bi có thể theo dõi các hoạt động của Philippines trên đảo này, hòn đảo duy nhất Manila chiếm giữ có sân bay và dân ở. Ngoài ra theo bình luận của Đa Chiều, Xu Bi nằm sát mé phía Tây trục đường từ Hải Nam qua Hoàng Sa đến Trường Sa nên có vai trò trung chuyển quan trọng. Bắc Kinh có thể lấy Xu Bi làm điểm tựa và sử dụng các thủ đoạn chớp nhoáng khống chế các đảo, đá, rặng san hô ở Trường Sa. Bởi vậy Đa Chiều cho rằng Trung Nam Hải sẽ xây dựng một "cảng tự nhiên lớn" ở Xu Bi mà các tàu thuyền Trung Quốc sẽ neo đậu (bất hợp pháp). Các quốc gia ven Biển Đông và Mỹ cần ngăn chặn kế bẩn "nước ấm nấu ếch" Xung quanh động thái leo thang bành trướng, xây dựng bất hợp pháp của Trung Quốc ở Trường Sa, tờ The Post and Courier ngày 26/2 bình luận, Trung Quốc đang tranh thủ Nga - Mỹ bận rộn ở Ukraine để bành trướng nhanh chóng ở châu Á. Hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa đã được nhìn thấy một cách chính xác bởi các chuyên gia quân sự phương Tây. Tàu bơm cát Trung Quốc đang hoạt động gần công sự nhà nổi xây trái phép trên đá Xu Bi, ảnh do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ công bố. Nó được thực hiện và đẩy mạnh kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012. Trong suốt quá trình đó, Bắc Kinh đã bỏ ngoài ta mọi phản đối từ Hoa Kỳ và các quốc gia liên quan trong khu vực. Ngược lại Bắc Kinh cáo buộc (vu cáo, chụp mũ) các nước này "gây mất ổn định". Học giả Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết, hoạt động tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa đã vạch trần mọi hùng biện gần đây của Bắc Kinh rằng họ đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng trên Biển Đông. Chính sách của Trung Nam Hải khẳng định sự thống trị về cơ bản không có gì thay đổi. Trong khi đó sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực đã giảm trong thập niên qua, một học giả người Úc, giáo sư Carl Thayer đã nói với The Post and Courier. Theo ông, đã quá muộn để lực lượng quân sự Hoa Kỳ thực hiện một sự khác biệt trong khu vực. "Mỹ và các đồng minh, đối tác của mình có thể đưa ra các phản đối, yêu cầu Trung Quốc dừng hoạt động và kiềm chế. Bắc Kinh sẽ đơn giản bỏ qua các phản đối này. Nếu Washington sử dụng các tàu chiến hải quân sẽ là một sự leo thang và gây ra những rủi ro", ông Carl Thayer bình luận. Như vậy nỗ lực của Mỹ trong 70 năm qua với bao tốn kém và đau đớn để gây dựng trật tự và thúc đẩy thương mại dọc theo bờ biển châu Á có nguy cơ bị mất. Và các nước láng giềng với Trung Quốc trong khu vực không phải là các quốc gia duy nhất nên được cảnh báo bởi những hành động khiêu khích của Bắc Kinh. ========================= Cho hay muôn sự tại trời. Trời kia đã bắt làm người có thân. Bắt phanh trần, phải phanh trần. Cho may ô, mới được phần may ô. Sưu tầm thơ lẩy Kiều. Có một câu ngạn ngữ có lẽ cũng phổ biến ở cả nước Tàu là "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên". Người Tàu múa cho lắm rồi cũng trở về cái máng lợn.
    1 like
  7. Cũng may quá nhỉ! Còn ngôi đền trăm gian thì bị một thằng sư tham lam, dục vọng vô độ phá mựa nó đi rồi. Điếu mựa. Hắn lấy cớ ngôi đền xuống cấp, không ở được để tu thành Phật, chờ nhà nước tu sửa chưa được, nên cậy có tiền cúng tiến, đập mựa nó ngôi đền. Nếu hắn là nhà tu chân chính, và đền (còn gọi là chùa) trăm gian điếu phải của hắn xây nên, thì hắn bước mựa nó ra khỏi đền, xây cái am để tu. Làm điếu gì mà phải đập. Lịch sử thăng trầm, vật đổi sao dời. Rồi cái đám phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt lại hỏi "bằng chứng đâu?" "Có di vật khảo cổ chứng minh không?". Điếu mựa thế đấy.
    1 like
  8. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH. Khi bài viết hoàn chỉnh tôi sẽ chép lại thành một bài mới ngay trong chủ đề này và xóa bài này. * Tôi viết và sửa lại bài này nhằm vào mục đích chính mà Thế Trung trình bày là phương pháp quản lý và sử dụng dữ liệu trong Big Data. ====================== BIG DATA VÀ THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh 1/ Đến với Big Data Hôm qua, mùng 2 Tết nguyên đán Ất Mùi, cả gia đình tôi đi chúc Tết. Trên xe, BBW nói chuyện với tôi và giới thiệu về Big Data, như là một thành tựu của nền văn minh hiện đại. BBW mô tả đó là một phương pháp phân tích qua các chương trình phần mềm của CNTT sẽ xử lý những dữ liệu khổng lồ cùng tính chất liên quan để dự báo cho một vấn đề cần quan tâm. Nghe BBW nói, tôi chỉ trả lời : "Ba sẽ về và tìm hiểu trên Google". Qua mô tả của BBW, tôi kịp nhận thấy ngay rằng: Đây chính là một cơ hội để làm sáng tỏ tính siêu việt của Lý học Đông phương, mà nền tảng của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, trong phương pháp ứng dụng của nó so với những thành tựu tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại, là phương pháp Big Data. Điều này, tương tự như việc Thế Trung đưa lên diễn đàn Lý học Đông phương lý thuyết toán học "nghịch lý Canto" và lý thuyết của Vonfram và nó trở thành cơ hội để so sánh đối chiếu với lý học Đông phương. Nhưng "nghịch lý toán học Canto" và thuyết Vonfram , vốn mang tính thuần túy lý thuyết và chưa được "khoa học công nhận", cho nên có vẻ khó hiểu với mọi người. Tuy nhiên phương pháp Big Data mang là một phương pháp mang tính ứng dụng cụ thể, gần gũi với nhận thức trực quan hơn, cho nên tôi cho rằng dễ được chấp nhận hơn, khi so sánh đối chiếu với các phương pháp của lý học Việt, người ta sẽ dễ nhận thức được tính siêu việt của nền Lý học Việt. Bởi vì so với nền Lý học Đông phương thì tất cả các ứng dụng Big Data hiện nay của nền khoa học hiện đại, chỉ là sự sơ khai, có tính vỡ lòng về phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu để đưa ra lời tiên đoán so với Lý học Đông phương - Tất nhiên, nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Không chỉ vậy, phương pháp tích hợp dữ liệu thông tin của Lý học Việt còn siêu đẳng hơn nhiều và ưu việt hơn nhiều so với phương pháp Bic Data vô cùng lạc hậu này. Từ một phương pháp cao cấp hơn hẳn, mặc dù không trong ngành CNTT, nhưng tôi sẽ chỉ ra những khiếm khuyết của phương pháp Bic Data thuộc công nghệ của nền văn minh hiện đại. 2/ Tìm hiểu Big Data Tôi vốn không phải trong ngành CNTT, nên hoàn toàn không biết gì về Bic Data. Và có thể nói rằng nếu chỉ với nhu cầu của cuộc sống cá nhân và gia đình thì tôi không cần quan tâm đến phương pháp này. Nó cũng như với hoàn cảnh của bà bán xôi cũng không cần đến ngay cả học thuyết cổ điển Newton, trái Đất tròn hay vuông, chứ chưa nói đến các lý thuyết vĩ đại khác. Nhưng hoàn cảnh cụ thể của tôi lại đang có tâm nguyện tìm về cội nguồn Việt tộc, nhân danh khoa học. Ngạn ngữ Việt có câu "Cái sảy, này cái ung", "dây mơ, rễ má"...nên khiến cho tôi phải tìm hiểu và giải thích tất cả những vấn đề liên quan đến nó. Đây cũng chính là chuẩn mực thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học theo tiêu chí khoa học. Cho nên từ cội nguồn Việt tộc với danh xưng "văn hiến" - là một danh từ không có trong tất cả các nền văn minh trong lịch sử nhận thức được hiện nay, kể cả Trung Hoa, đã dẫn đến việc xác định cội nguồn và giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Từ đó dẫn đến việc xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà những tri thức ưu tú của nền văn minh hiện đại đang tìm kiếm. Tất nhiên, với tư cách là lý thuyết thống nhất - giải thích từ sự hình thành vũ trụ, từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến sự vận động của các Thiên hà khổng lồ, cho đến mọi hành vi của con người...Và còn hơn thế nữa. Đương nhiên, với mối liên hệ tương quan và chuẩn mực phải giải thích một cách hợp lý các vấn đề liên quan đến nó - tức "dây mơ, rễ má" - thì thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt, phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; trong đó có những lý thuyết tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại. Và trên diễn đàn lý học Đông phương, nó đã giải thích bài toán 4 màu, tính hợp lý của "nghịch lý Cantor" trong lịch sử hình thành vũ trụ, thuyết Vonfram, thuyết Bất Định...nó cũng xác định "không có Hạt của Chúa", "không có sự sống ngoài trái Đất"... Về khả năng tiên tri - một chuẩn mực thẩm định theo tiêu chí khoa học - thì đấy chính là truyền thống ứng dụng hàng ngày của thuyết ADNh, cho đến từng hành vi con người, từ hàng Thiên niên kỷ. Nhưng tất cả những giải thích của thuyết ADNh với những tri thức của nền văn minh hiện đại hình như vẫn chưa đủ sức thuyết phục tính mặc định bảo thủ của trong tư duy của một số học giả. Họ đã cho rằng tôi gặp may. Mặc dù tôi đã nhiều lần xác định đó là hệ quả thẩm định đối chiếu của một lý thuyết khoa học rất cao cấp, tức là thuyết ADNh. Nhưng với phương pháp ứng dụng tiên tiến nhất của tri thức khoa học hiện đại là Big Data - tổng hợp một khối lượng dữ liệu khổng lồ của toàn bộ tri thức có được của nền văn minh hiện đại - và làm thế nào để quản lý và sử dụng những dữ liệu ngày càng nhiều lên theo cấp số nhân - nhằm xác định một hệ quả liên quan trong tương lai - thì vấn đề so sánh phương pháp quản lý và sử dụng dữ liệu của thuyết ADNh, sẽ làm sáng tỏ tính siêu việt của học thuyết này trong việc quản lý và sử dụng một khối lượng dữ liệu chắc chắn lớn hơn nhiều với toàn bộ tri thức của nhân loại trong nền văn minh hiện tại và cả tương lai vài trăm năm sau. Bởi vậy, tôi đã tìm hiểu về Big Data qua sự giới thiệu của BBW - giám đốc Cty Giải Pháp Việt / Việt Solution - qua những bài viết dưới đây trên Google. 3/ Big Data qua Google. A/ B/ C/ 4/ Những vấn đề của Big Data và ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thưa quí vị Những bài viết được chép từ Google đã cho cá nhân tôi và quí vị với anh chị em chưa biết về Big Data hiểu được những yếu tố căn bản của Big Data là phương pháp quản lý và sử dụng một khối lượng dự liệu khổng lồ ngày cành tăng lên. Trên cơ sở này, tôi sẽ phân tích những thiếu sót và khuyết điểm của phương pháp quản lý tiên tiến nhất của nền văn minh hiện đại so với những thành tựu đã hiện hữu của thuyết ADNh. Vấn đề đầu tiên tôi xin trình bày, là: SỬA ĐẾN ĐÂY. 1/ Bế tắc của Big Data với khối lượng thông tin khổng lồ ngày càng phát triển. Thưa quí vị Đoạn trích dẫn sau đây xác định nội dung của phương pháp Big Data: Trên cơ sở của sự tập hợp những dự liệu này, bằng phương tiện kỹ thuật, những nhà khoa học đưa ra những dự đoán liên quan cho công việc cụ thể của mình. Tóm lại, Big Data là một phương pháp ứng dụng để dự báo, hoặc nhằm xác định bản chất của sự kiện, vấn đề; từ đó đưa ra những quyết định, trên cơ sở tổng hợp những thông tin liên quan. Phương pháp ứng dụng để tập hợp những dữ liệu - thông tin liên quan - của Big Data là dựa trên khả năng tích lũy thông tin và mối liên hệ giữa các thông tin qua các phương tiện kỹ thuật thuộc ngành CNTT. Với tất cả những sự kiện và vấn đề mà Big Data thực hiện để đạt mục đích của nó - là dự báo hoặc xác định bản chất của vấn đề - cho thấy nó phải tích tích lũy một số lượng thông tin khổng lồ và rất chi tiết cho từng chuyên ngành có sự kiện liên quan. Và đây chính là sự bế tắc trong tương lai gần của Big Data, khi mà nó phải tập hợp một khối lương dữ liệu thông tin khổng lồ ngày càng lớn hơn. Tất nhiên nó sẽ phải đòi hỏi một sự phát triển kỹ thuật dung chứa và xử lý khối lượng thông tin tích lũy ngày càng nhiều đó. Chúng ta xem lại đoạn trích dẫn sau đây: Thưa quý vị. Tất cả khối dữ liệu đó, mới chỉ là những nhận thức của nền văn minh hiện đại và nó chưa phải là tất cả những gì nhân loại được biết. Hay nói một cách khác: khối lượng dữ liệu hiện nay đã vô cùng đồ sộ (Big Data), nhưng chưa phải tất cả những gì đã biết. Chưa nói đến những gì sẽ biết. Do đó, nếu cứ theo phương pháp này là sự tích lũy dữ liệu ngày càng đồ sộ để cuối cùng, nếu như số lượng dữ liệu bao gồm tất cả những bí ẩn của vũ trụ, thiên nhiên và con người cùng những quy luật tương tác phức tạp của nó và cả những giá trị thuộc phạm trù tư duy và mối liên hệ của nó - thì - rõ ràng nó sẽ vượt quá khả năng dung chứa của bất cứ một phương tiện CNTT nào; và phương pháp tích lũy hiện nay của Big Data sẽ sụp đổ, vì thiếu dữ liệu liên quan. Hoặc nó đòi hỏi ngành CNTT phải tiếp tục nghiên cứu phát triển phương tiện kỹ thuật để cân bằng với kho tàng dữ liệu ngày càng phát triển đồ sộ của khối lượng khổng lồ của phương pháp Big Data. Thưa quí vị Cùng một mục đích như vậy, tức là để đạt đến phát hiện bản chất của vấn đề và tính tiên đoán cho diễn tiến của sự kiện thì Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt chỉ cần một số lượng dữ liệu rất ít. Nếu so với Big Data thì rõ ràng nó gần như ...không tưởng. Những thí dụ cho vấn đề này nằm xuyên suốt trong lịch sử văn minh Đông phương. Xa xôi hàng ngàn năm thì có thể nhắc lại chuyện Dương Tu, trong Tam Quốc chi. Ông ta chỉ cần qua câu khẩu lệnh ban đêm là "Gân gà", là có thể xác định Tào Tháo sẽ rút quân khỏi chiến dịch chinh phạt của Tào Tháo. Hoặc như Khổng Minh; cả một kế hoạch tinh vi của Chu Du là dùng Hoàng Cái làm khổ nhục kế trong một trận đánh nổi tiếng thời Tam quốc, ông ta chỉ nhìn thoáng tái độ của Hoàng Cái và Chu Du, đã biết rõ sự thật và thu tay cười mát, không can thiệp cứu Hoàng Cái khỏi bị đòn. Hoặc gần hơn nữa thì có thể lấy ví dụ về Thiệu Khang Tiết thời nhà Tống trong sử Tàu, chỉ cần nghe tiếng chim phương Bắc hót ở Nam Dương Tử đã kết luận nhà Nam Tống sẽ mất nước vào 20 năm sau đó. Những truyền thuyết trong lịch sử văn minh Đông phương cách đây hàng ngàn năm có thể làm một số quý vị học giả cho rằng không có "cơ sở khoa học", và "mê tín dị đoan". Bởi vậy, tôi cần minh họa thêm bằng bài viết của chính tôi, con người sống trong thời hiện đại với quý vị; tức là cùng môi trường sống trong nền văn minh hiện đại , vốn được coi là có xuất xứ Tây Phương, để minh họa rõ hơn với tư cách là nhân chứng, và làm rõ hơn về tính chất của hiện tượng liên quan đến vấn đề này. Đó là bài "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi....". Trong bài viết này, quý vị cũng nhận thấy rằng: chỉ qua một lương thông tin rất ít là cặp hoành phi, câu đối trên một con tàu hải giám của Trung Quốc, tôi đã viết bài phân tích diễn biến toàn bộ mối quan hệ của các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến biển Hoa Đông. Quý vị có thể tham khảo bài "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi..." theo đường link dưới đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/29098-lai-ban-chuyen-kim-long-dang-phi/ 2/ So sánh hai phương pháp xử lý thông tin của Big Data và Lý học. Bic Data tổng hợp một khối lượng thông tin khổng lồ và ngày càng phát triển. Trong phương pháp xử lý thông tin đó, Big Data không có sự phân loại các mối quan hệ của các thông tin liên quan trong hệ thống thông tin cùng một vấn đề. Do đó, để xử lý một sự kiện, hoặc vấn đề, Big Data đòi hỏi một khối lượng thông tin khổng và rất nặng nề. Ngược lại trong Lý học Đông phương tính phân loại hết sức cao cấp. Có thể sẽ rất khó hiểu, nếu tôi trình bày tính phân loại thông tin theo Ngũ hành của Lý học Đông phương và sự tương tác giữa các chủ thể thông tin đã phân loại trong dự báo, dự đoán của Lý Học để xác định bản chất, hoặc diễn biến của vấn đề và sự kiện cần quan tâm. Tính phân loại của Lý học Đông phương chỉ có thể dùng "nghịch lý Toán học Cantor" và mô hình Vonfram để trình bày. Nhưng tiếc thay! Cả hai sự kiện này "chưa được khoa học công nhận". Nhưng quý vị có thể quán xét phương pháp phân loại ở bài thứ hai trong chủ đề "Lại bàn chuyện Kim Long đằng phi..." được mô tả đơn giản hơn. Chính vì tính phân loại các sự kiện ảnh hưởng được thông tin, khiến cho dù là kết quả của một khối lượng thông tin khổng lồ - so với Big Data , kể cả trong tương lai - là toàn thể lịch sử vũ trụ, bao gồm tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người, cuộc sống, xã hội, thiên nhiên...thì - Lý học Đông phương vẫn giải quyết một cách đơn giản chỉ qua mô hình biểu kiến của ...một quẻ bói Dịch. Ngược lại phương pháp của Big Data thì ôm một khối lượng thông tin khổng lồ và ngày càng phát triển đến vô tận, nhưng lại cho một kết quả chưa đủ tin cậy vì thông tin chưa hoàn hảo. 3/ Lượng thông tin trong Lý học và Big Data. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/ly-hoc/chi-tiet/vu-tru-toan-anh-mot-ky-nguyen-khoa-hoc-moi-2950/ BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH
    1 like
  9. Cái trò này có từ thời Đông Chu Liệt quốc lận. Các quốc gia thời Xuân Thu Chiến quốc dùng tiền để làm thay đổi, hoặc giữ nguyên chính sách của quốc gia đối tác. Thống kê trong cuốn Đông Chu liệt quốc cũng hơn chục vụ rất ngoạn mục, đủ các chiêu trò hấp dẫn hơn vụ này nhiều.
    1 like
  10. Bánh gai làng cổ Đường Lâm 25/02/2015 9:09 Bánh gai đã món quà đặc sản của làng cổ Đường Lâm. Chị em bà Nguyễn Thị Thơ (người làng Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm) đã có những chia sẻ thú vị về nghề gia truyền này. Để có chiếc bánh gai dẻo ngọt cần có lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng, thịt lợn mỡ và nạc. Trong đó chế biến lá gai là công phu nhất. Chiếc bánh ấp ôm hương Tết của người dân Bắc bộ Lần lượt luộc nhừ lá gai, nhặt hết các sống lá cứng, rửa sạch qua 7 đến 10 lần nước rồi mới cho vào máy xay nhuyễn. Lá gai sau khi xay được trộn với đường thì nấu lên cho quánh lại để có màu đen đặc trưng gọi là “châu”. Bột gạo nếp cùng với “châu” được nhào, trộn với nhau tạo nên lớp ngoài của chiếc bánh. Xong mới đến nhân bánh. Đỗ xanh được đồ chín giã nhuyễn trộn với đường, dừa, mỡ, thịt lợn. Thịt lợn để làm bánh cũng rất cầu kì. Bà Thơ chia sẻ kinh nghiệm: “Phải chọn loại mỡ giòn, thơm, ăn không bị ngấy. Nếu là thịt nạc sẽ được giã ra như ruốc rồi mới trộn vào làm nhân”. Cuối cùng, phủ một lớp vừng để bánh thêm bùi và thơm. Chọn những tấm lá chuối khô đã được dấp nước để gói, giúp chiếc bánh nằm bên trong gọn gàng và vuông vắn. Xong hấp bánh trong 2 giờ là hoàn tất. Bánh của chị em bà Thơ được làm theo phương pháp thủ công tuyệt đối nên vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống quen thuộc. Lò bánh của bà Thơ tuy không được mở rộng thành cơ sở sản xuất nhưng vẫn thu hút rất đông khách đặt mỗi dịp lễ Tết. Bà Thơ cho biết, dịp Tết hàng năm bà được đặt khoảng 1000 chiếc bánh với giá từ 5 - 7.000 đồng/chiếc. Nhắc đến bánh gai là nói đến người Đường Lâm, người Sơn Tây xứ Đoài nói riêng và người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung - thứ quà quê quen thuộc mỗi dịp xuân về. Lá gai - nguyên liệu chính của bánh Sau khi lá gai được luộc nhừ, bà Nguyễn Thị Thanh nhặt bỏ những sống lá cứng để chuẩn bị xay nhuyễn lá “Châu” được trộn cùng với bột gạo nếp tạo nên lớp vỏ bánh Bà Thơ dùng chày để lèn chặt bột giúp cho phần vỏ bánh dẻo hơn Phủ lớp vừng lên để bánh thêm bùi và thơm Vừa gói, bà Thơ vừa chia sẻ về các công đoạn làm bánh Bánh gai là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm Công đoạn cuối cùng là hấp trong 2 giờ để bánh chín Kiều Dương (thực hiện) ==================== Hôm nào rảnh, lão Gàn sẽ mô tả những thứ bánh và món ăn được thi vào cuối thời Hùng Vương thứ VI, mở đầu thời đại Hùng Vương thứ VII, mà trong đó, bánh chưng, bánh dầy đoạt giải nhất.
    1 like
  11. Cảm ơn Longphibaccai và Thienma_78. Chân lý sẽ phải sáng tỏ thôi. Tất cả những nhà tiên tri nổi tiếng thế giới , từ Notradamus, Vanga, Cayce đều xác định một nền tri thức Đông phương sẽ là nền tảng tri thức tương lai của nền văn minh nhân loại. Phần đời còn lại của tôi có được chứng kiến sự vinh danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử hay không, điều này sẽ quyết định thời gian để làm sáng tỏ hoàn toàn thuyết Âm Dương Ngũ hành. T/p HCM sẽ phát triển nhất so với tất cả các T/p trong nước.
    1 like