• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/02/2015 in all areas

  1. - Từ giữa thế kỷ XX về trước, dựa trên các tư liệu huyền sử như Lạc Long Quân - Âu Cơ, Triệu Đà, An Dương Vương và nhất là 18 đời vua Hùng, nhiều tác giả cho rằng người Việt có nguồn gốc từ phương Bắc, gốc từ các tộc người Hán di cư về châu thổ sông Hồng và tạo nên tộc người Việt như ta thấy trong sử liệu chính thức. Đại diện cho quan điểm này là nhà nghiên cứu Nguyễn Phương, học giả Đào Duy Anh... - Gần với quan niệm này thì cho rằng người Việt nay là cùng trong nhóm cộng đồng Bách Việt vốn phát triển khá rực rỡ ở phía Nam sông Hoàng Hà (Trung Quốc). Người Hán khi tiến vào Hoa Hạ đã tiếp thu rồi nâng cao rất nhiều từ nền văn minh này. Trong thời nhà Đường, nhiều nhóm người Việt (thuộc Bách Việt) đã hoàn toàn nhập vào với văn hóa Hán và trở thành một phần của nước Trung Hoa 1,4 tỉ dân hiện nay. Riêng nhóm Việt ở Phú Thọ - Mê Linh tuy cũng bị 1.000 năm cai trị của các triều đại Trung Hoa nhưng vì một lý do nào đó vẫn giữ được ý thức dân tộc và đến thời Ngô Quyền thì giành được độc lập, giữ được nền độc lập đó cho đến tận nay. Và có thể nói cộng đồng Việt thuộc An Nam là đại diện xuất sắc và điển hình nhất của cộng đồng Bách Việt này. Đại diện cho quan điểm này là Lê Mạnh Thát, Hà Văn Thùy, Nguyễn Đức Tố Lưu... - Tác giả Phan Duy Kha và các bạn hữu nêu ra cội nguồn người Việt nào đó ở về phía Nam, vùng núi Khu 4 cũ, từ Vinh (Nghệ An) đến Hà Tĩnh, đã tiến ra vùng Việt Trì (Phú Thọ) để tạo nên văn hóa Đông Sơn rồi sau đó trở lại nâng cao và sáp nhập vùng Khu 4 vào Việt (hậu). - Bình Nguyên Lộc một mình vạch ra một hướng tiếp cận khác. Ông đưa ra nhiều bằng chứng và quan trọng nhất là với vốn từ vựng đang có thì người Việt phải có nguồn gốc từ Mã Lai Đa Đảo, tức cộng đồng các tộc người hiện đang sống ở các nước như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và dĩ nhiên: Việt Nam. Chỉ vì tiếp thu một phần ngôn ngữ văn hóa của người Hán trong ngàn năm Bắc thuộc mà người Việt đã trở thành xa cách với cội nguồn Mã Lai của mình. Quan điểm của Bình Nguyên Lộc dù đã được giới nghiên cứu chỉ ra nhiều thiếu sót nhưng vẫn chưa có câu trả lời đầy đủ về lý do vốn từ vựng to lớn có nguồn gốc Mã Lai trong vốn từ của người Việt (việc cùng nguồn gốc ngữ hệ Nam Á không trả lời được hết các ví dụ Bình Nguyên Lộc nêu ra). - Gần đây, GS Liam Kelley (Đại học Hawaii, Mỹ) đã xới lại vấn đề nghi ngờ cội nguồn phương Bắc và cả cội nguồn bản địa của người Việt, cũng không thiên về cội nguồn Mã Lai như Bình Nguyên Lộc. Người Việt là ai thì Liam Kelley chưa nêu câu trả lời nhưng ông đang chứng minh ngày càng rõ nét rằng những thứ mà ta tự hào và tin rằng nó vốn của người Việt từ lâu nay thì thật ra đều là của người Thái. Vài ví dụ: Người Thái ở phía Nam Trung Quốc vẫn đang dùng trống đồng và cái khèn nhạc cụ - thứ có trên trống đồng, trong khi người Việt thì hoàn toàn không còn biết đến 2 loại nhạc cụ này từ rất lâu rồi. Người Việt là người Thái quên gốc gác hay thực sự là một dân cư khác đến chiếm lĩnh vùng đất này? Hay sự hình thành do tổng hòa văn hóa và ngôn ngữ của các cư dân cùng chung sống ở châu thổ sông Hồng? Vậy thì người Việt từ đâu mà có? Câu trả lời chưa rõ song vấn đề đang được đặt lại một cách lý thú và khoa học hơn. Nếu sự hình dung nguồn gốc của người Việt thời Pháp thuộc là cuộc truy tìm nguồn gốc người Việt lần thứ nhất và vẫn được kế thừa, phát triển đến hiện nay thì cuộc truy tìm lần thứ hai của những nhà nghiên cứu sử học nghiệp dư như Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Phương, Công Đình Thanh, Hà Văn Thùy đã cho thấy vấn đề cần phải được nhìn rộng hơn ở ngoài biên giới nước Việt nay; thậm chí phương pháp nhân chủng, đo sọ, di truyền cũng đã được sử dụng để tìm nguồn gốc người Việt. Và đến nay, cuộc đặt lại vấn đề nguồn gốc người Việt lần thứ ba đã hình như được bắt đầu, thuận lợi của lần này là sự công bố và các ý kiến phản biện đều được thể hiện rất nhanh chóng, như tất cả đều đang ở trong một nhà và mọi ý kiến đều có thể trao đổi và được tranh luận ngay khi được phát biểu. Đặc điểm của lần này chính là sự tham gia của các quan điểm nhân học hiện đại, nhắm đến mục tiêu sự dịch chuyển của các tộc người chứ không hề còn là cuộc tìm kiếm một cội gốc đơn tuyến nào. Việc tìm kiếm một cội gốc đơn tuyến thuần nhất, xuyên suốt từ cổ đại đến nay như Tạ Đức trong cuốn Nguồn gốc người Việt - người Mường vừa xuất bản năm 2014 ngay lập tức đã tỏ ra không thuyết phục mặc dù công trình khá dày dặn. HỒ TRUNG TÚ Thưa quý vị. Hôm nay, mặc dù đã rất khuya 1g 43 phút của thời gian đầu ngày 25/ 2/ 2015, tôi xem lại bài viết trên Nld thì thấy một số vấn đề được đặt ra cần giải thích rõ hơn trong riêng chủ đề này. Đó là những đoạn trích dẫn được đóng khung trong bài viết, mà quý vị có thể xem trong ngữ cảnh của toàn bài và tôi xin được trích lại từng vấn đề dưới đây: Thưa quý vị. Thực ra tôi đã giải thích vấn đề này trong nhiều bài viết trên diễn đàn, nhưng thông qua những chủ đề khác. Trên lãnh thổ Văn Lang chủ yếu là dân tộc Kinh - tức Lạc Việt - Nhưng vẫn cùng tồn tại rất nhiều dân tộc anh em khác, như Tày, Mường, Thái, H'Mông, Mèo , Dao...và cả Nhật Bản. Mối liên hệ của các dân tộc này với dân tộc Lạc Việt - Kinh - còn lại đến ngày nay chính là những dấu ấn văn hóa truyền thống của các dân tộc này thể hiện sự nhất quán về văn hóa, trong một lãnh thổ quốc gia thống nhất Văn Lang, trải dài 2622 năm. Đó chính là: 1/ Dấu ấn áo cài vạt bên trái còn tồn tại đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ hàng chữ này - và đã chứng minh trong áo cài vạt bên trái của người Dao, H'mông và của người Việt cổ. Xin xem bài viết: "Y phục dân tộc thời Hùng Vương". 2/ Tục ăn trầu và nhuộm răng đen trong văn hóa truyền thống của các dân tộc tộc liên quan. Kể cả Nhật Bản từ hàng ngàn năm trước, ngay tại nước Nhật. Xin xem "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". 3/ Dấu ấn qua những di sản còn lại như: Trống đồng trong văn hóa truyền thống của một số dân tộc. 4/ Những dấu ấn qua các hiện tượng văn hóa liên quan khác, như phong tục tập quán của một số vùng tại Philippine, Indonesia, Thái Lan.....giống Việt tộc.... 5/ Dấu ấn của đồ hình Âm Dương Lạc Việt còn ở Nam Dương Tử, trong văn hóa truyền thống Việt và các quốc gia liên quan. Xin xem: "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". ..... Tất cả những dấu chứng này đã xác định một sự thống nhất về văn hóa của một quốc gia đã tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại đó chính là quốc gia Văn Lang của Việt tộc, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Vậy thì vấn đề còn lại như bài viết trên của ông Hồ Trung Tú đặt ra: Điều này tôi cũng đã giải thích nhiều lần trên diễn đàn: Đó chính là kết quả của hơn 1000 năm Bắc Thuộc tính đến thời điểm nước Việt hưng quốc vào thế kỷ thứ X AC ở Bắc Việt Nam và một phần Trung bộ Việt Nam ngày nay, và sự tiếp tục Hán hóa 1000 năm sau đó ở Nam Dương Tử. Chính vì người Việt là dân tộc chủ yếu tạo dựng nên quốc gia Văn Lang về các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, nên quyền lực đô hộ chủ yếu tập trung vào những vùng cư dân Việt đông đúc ở Nam Dương tử. Một đế chế thống nhất sẽ phải thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết. Đó là nguyên nhân để ngôn ngữ và chữ viết của Việt tộc biến mất về hình thức ngôn ngữ và chữ Viết trong hơn 2000 năm Hán hóa ở bờ nam sông Dương tử. Nhưng đối với các dân tộc ít người, sống ở các vùng sâu, vùng xa và không phải khu tập trung phát triển kinh tế, nên mức độ Hán hóa bị hạn chế và họ còn giữ được bản sắc văn hóa và dấu ấn chủng tộc rõ nét của mình. Cụ thể là: Một số dân tộc ít người trên lãnh thổ Việt Nam hiện này còn giữ kiểu y phục "áo cài vạt bên trái" và những di sản văn hóa khác mà tôi đã trình bày ở trên. Và họ đều tìm thấy người cùng chủng tộc với họ ở các quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan. Ngược lại, người Việt thì bị Hán hóa hoàn toàn vì quyền lực đô hộ tập trung vào họ. Nhưng chính sự tồn tại của các dân tộc ít người trên đất Việt Nam hiện này và sự liên hệ với đồng bào của họ trên các vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam, đã cho thấy một cuộc di cư vĩ đại của các dân tộc trên đất Văn Lang xưa trên các vùng lãnh thổ quốc gia gần gũi; kể cả Nhật Bản - thông qua những di sản văn hóa truyền thống liên hệ với Việt tộc ngày nay... Và dấu ấn của cuộc di cư của các thành phần dân tộc Việt trên đất nước Văn Lang, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, chính là cách phát âm khác nhau của cùng dân tộc Việt trên các vùng miền. Tôi đã không dưới một lần chứng minh rằng: Ngay tại Hà Nội, thì vùng Cổ Nhuế phát âm không có dấu, phát âm ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh, Huế, Quảng Nam....và Hanoi hoàn toàn khác nhau. Chính điều này, cùng với sự giải thích của cuộc di cư vĩ đại của các dân tộc trên đất Văn Lang xưa, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, cho thấy rằng: Họ là những người Lạc Việt đã tồn tại và phát triển độc lập từ các vùng khác nhau trên đất Văn Lang trải gần 2622 năm, tụ tập về đây, khi đất nước bị xâm lược và thống trị bởi Hán tộc. Cho nên sự phát âm khác biệt của cùng chủng tộc Việt trên đất Việt ngày nay, có nguyên nhân từ hàng ngàn năm trước cho sự phát triền của vùng miền, nơi sinh sống của họ bên bờ nam sông Dương Tử. Và điều này lại chứng tỏ rõ hơn về tính độc lập của các thành bang (15 bộ) trên đất Văn Lang xưa. Ngoài những dấu chứng qua sự giải thích trên, ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chúng ta còn thấy ngay cả những thực nghiệm bằng gen di truyền cũng cho thấy dấu ấn Việt tộc ở khắp miền nam sông Dương tử ngày này và cả Nhật Bản. Thưa quý vị. Tôi luôn lấy chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng để thẩm định mọi luận điểm khoa học nói chung. Đây là chuẩn mực xuyên suốt, nhất quán của tôi trong việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Tiêu chí này phát biểu rằng: Trên cơ sở này, tôi hoàn toàn khách quan khi phát biểu rằng: Tất cả mọi giả thuyết về nguồn gốc Việt tộc đều khập khiễng và tồn tại những điểm mâu thuẫn. Riêng hệ thống luận điểm của tôi chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chí khoa học trên mọi phương diện, xuyên suốt từ hàng ngàn năm trước trong những bí ẩn huyền vĩ thuộc văn minh Đông phương, thông qua nền tảng của trí thức khoa học hiện đại và xác định cả tương lai qua những lời tiên tri - "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay lại với nhân loại" của bà Vanga, Cayce, Notradamus.... Tôi không phải là người có tinh thần cực đoan và cũng không hề có quyền lực tối thiểu của người tổ phó phụ trách an ninh Ấp, để áp đặt tư duy của mình lên bất cứ một con người nào. Khả năng nếu có của tôi chính là chân lý mà tôi diễn đạt. Vấn đề còn lại tùy sự tiếp thu theo nhận thức của mọi người. Tôi cũng rất hy vọng vào việc có một cuộc hội thảo tầm cỡ quốc gia, hoặc quốc tế nhằm xác định cội nguồn của văn minh Đông phương hoặc Việt tộc.
    3 likes
  2. Lễ hội chém lợn ở Việt Nam, Đài Loan gây phẫn nộ 25/02/2015 13:11 (TNO) Các nhà hoạt động quốc tế vì quyền lợi động vật vào hôm 24.2 đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ trước lễ hội truyền thống chém lợn ở Việt Nam và Đài Loan, AFP đưa tin. Một con lợn được đặt tại sân đình Ném Thượng, chuẩn bị cho nghi lễ chém lợn - Ảnh: Cẩm Giang - Lê Nam - Nhật Trường Phóng viên AFP miêu tả có đến hàng ngàn du khách thập phương Việt Nam đã tụ tập tại sân đình Ném Thượng, phường Khắc Niệm, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, để chứng kiến cảnh hành quyết “tàn bạo” 2 chú lợn. Tương tự, tại thành phố Tân Bắc (Đài Loan), xác năm con lợn to lớn cũng được đem ra trưng bày trước đám đông và chủ của chú heo nặng ký nhất được tặng cúp lưu niệm. “Chúng tôi cực lực phản đối cuộc thi ‘holy pig’ (tạm dịch: heo thiêng)”, ông Chu Tseng-hung, người đứng đầu Hội Động vật và Môi trường Đài Loan, nói với AFP khi đề cập đến cuộc thi chọn ra con lợn nặng ký nhất để tế thần. “Nông dân đã dùng những cách thức phi nhân tính để ép cân đàn lợn”, ông Chu bức xúc nói. Trong khi đó, tại Việt Nam, ông Tuấn Bendixsen, Giám đốc quỹ bảo vệ động vật châu Á tại Việt Nam, một nhóm hoạt động vì động vật có trụ sở ở Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đang phải chứng kiến một làn sóng phản đối sự dã man lan rộng từ người dân Việt Nam và số chính khách phản đối cũng đang gia tăng”. “Những người hành xử bất chấp sự đồng tâm phản đối này đang dùng văn hóa để làm cái cớ và việc thiếu luật trừng phạt hành vi tàn bạo với động vật cũng đã khiến việc này tiếp tục tồn tại”, ông Tuấn nói với AFP. AFP cũng dẫn lời ông Nguyễn Đình Lợi (61 tuổi), Hội trưởng Hội người cao tuổi làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP.Bắc Ninh), Phó ban tổ chức lễ hội chém lợn, trả lời báo chí địa phương: "Các cụ nói, lễ hội là việc của làng và nghi thức chém lợn không vi phạm pháp luật nên phải để dân làng tự quyết. Chúng tôi muốn giữ bản sắc của cha ông". Sau khi 2 con lợn bị giết, dân làng nhúng các tờ tiền giấy vào máu lợn vì cho rằng hành động này sẽ mang lại may mắn và tài lộc trong năm mới, AFP tả lại. Lễ hội chém lợn đã diễn ra trong nhiều thế kỷ qua vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm. Người dân địa phương và các sử gia cho biết nghi lễ này được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến Vị tướng chống giặc ngoại xâm ở thế kỷ thứ 13 tên là Đoàn Thương, nay được xem như thành hoàng của làng. Tuy nhiên, hãng tin này cũng cho biết nhiều người dân Việt Nam đang ngày càng trở nên khó chịu với lễ hội “tàn bạo” trên. Còn tại Đài Loan, lễ hội “holy pig” cũng được tổ chức hôm 24.2 để tưởng nhớ đến ngày sinh của thần Zushi. Được tổ chức tại khoảng sân bên ngoài ngôi đền thờ thần Zushi ở quận Sanhsia, phía bắc Đài Loan, lễ hội này cũng bị các nhà hoạt động địa phương vì quyền lợi động vật lên án là phi nhân tính, theo AFP. Các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật ở Đài Loan cho rằng những con lợn bị giết để tham gia lễ hội “holy pig” đã bị ép cân một cách dã man - Ảnh: AFP Trong tiếng nhạc truyền thống phát ra từ cồng chiêng và tù và, 5 con lợn, vốn đã bị giết vào đêm trước đó, được khiêng vào đặt tại một cái sân. Năm nay, con nặng nhất có trọng lượng 714 kg. Xác 5 con lợn được trang hoàng, với phần lông được cạo thành các hoa văn còn miệng thì nhét đầy trái thơm, và được trưng bày ở tư thế nằm sấp trên những chiếc xe tải sơn phết màu sắc rực rỡ, AFP miêu tả. Trong lúc du khách thắp nhang và chụp hình quanh xác lợn, ông Hung Chun-chi, người làm việc cho ngôi đền, cho biết: “Số lợn này thể hiện lòng thành kính của chúng tôi đối với thần Zushi”. Sau lễ hội, xác 5 con lợn sẽ được chủ chở về nhà để xẻ thịt phân phát cho họ hàng, bạn bè và bà con láng giềng. Các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật cáo buộc những con lợn bị nhốt trong những nơi chật hẹp và người ta đánh vào mõm chúng để ép chúng ăn, theo AFP. Hãng tin này cũng cho biết thần Zushi rất được tôn sùng ở miền bắc Đài Loan và nghi lễ truyền thống kéo dài rất lâu này được nhiều tổ chức và tín đồ bảo vệ kịch liệt. “Truyền thống này đã bị xuyên tạc bởi một số nhóm bảo vệ động vật”, ông Lee Kai-jui, quan chức của quận Sanhsia và là người chiến thắng trong lễ hội “holy pig” năm nay, nói với AFP. “Đàn lợn của chúng tôi được nuôi theo cách bình thường… Tôi chưa từng ép cân chúng”, ông này nói thêm, đồng thời khẳng định đây là một giống heo đặc biệt có trọng lượng khổng lồ và ông tự hào về chúng. “Tổ chức những nghi lễ như thế này giúp mọi người xích lại gần nhau. Đoàn kết là điều tối quan trọng trong một xã hội nhập cư như Đài Loan trong suốt hàng trăm năm qua”, ông Lee phát biểu. AFP cho biết nghi lễ “holy pig” cũng đã được tổ chức tại 20 ngôi đền khác ở quận Sanhsia vào những dịp khác nhau. Mặc dù vẫn có hàng ngàn người tham gia nghi lễ truyền thống này, ông Chu, một nhà hoạt động vì quyền lợi động vật ở Đài Loan, khẳng định số người ủng hộ lễ hội đang giảm vì sự tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng từ các nhóm hoạt động và vì thế hệ trẻ không quan tâm đến nó. Chang Yung-hua, 46 tuổi, một tín đồ của lễ hội "holy pig", nhận định quy mô của buổi lễ tại Sanhsia đã giảm đi. “Tôi còn nhớ có đến hơn 10 con lợn được trưng bày trong một số lễ hội trước đây. Trọng lượng của con bự nhất lên đến con số kỷ lục, hơn 1.000 kg. Giờ thì con số này đã sụt giảm. Tôi hy vọng nó sẽ không bị mất đi”, ông Chang nói. Hoàng Uy ================= Mựa! Lão Gàn rất ủng hộ bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Lão nhiệt liệt phản ứng với các động thái săn bắn chim thú vô tội. Nhưng lão lại ủng hộ cái lễ Hội Chém lợn này. Bởi vì nó không thuần túy là một cuộc giết sinh vật một cách dã man để thỏa mãn dục vọng nơi con người. Trong khi con lợn là vật nuôi để làm thực phẩm, chứ không phải chim thú có trong tự nhiên. Điếu mựa! Hàng ngày tiết canh, lòng lợn vẫn nhai vật vã; Thịt lợn kho với nước màu dừa mềm sụm, thơm lừng vẫn là món mỏi cơ răng; giò lợn hầm hạt sen, ngó sen vẫn là thứ thức ăn bổ khí....pate, xúc xích, lạp xưởng...vv...đều bằng thịt lợn. Mỗi ngày, người ta chọc tiết cả hàng trăm ngàn, hàng triệu con lợn trên thế giới này. Vậy mà nhân danh lòng nhân đạo phủ nhận một cảnh giết lợn tế thần, thấy nó đầy tính đạo đức giả. Sao không để công sức ấy để loại trừ sự săn bắt, tàn sát các sinh vật trong thiên nhiên, mà lại nhằm vào lễ hội mang tính văn hóa truyền thống? Vớ vẩn.
    2 likes
  3. Bánh gai làng cổ Đường Lâm 25/02/2015 9:09 Bánh gai đã món quà đặc sản của làng cổ Đường Lâm. Chị em bà Nguyễn Thị Thơ (người làng Đông Sàng, làng cổ Đường Lâm) đã có những chia sẻ thú vị về nghề gia truyền này. Để có chiếc bánh gai dẻo ngọt cần có lá gai, bột gạo nếp, đỗ xanh, vừng, thịt lợn mỡ và nạc. Trong đó chế biến lá gai là công phu nhất. Chiếc bánh ấp ôm hương Tết của người dân Bắc bộ Lần lượt luộc nhừ lá gai, nhặt hết các sống lá cứng, rửa sạch qua 7 đến 10 lần nước rồi mới cho vào máy xay nhuyễn. Lá gai sau khi xay được trộn với đường thì nấu lên cho quánh lại để có màu đen đặc trưng gọi là “châu”. Bột gạo nếp cùng với “châu” được nhào, trộn với nhau tạo nên lớp ngoài của chiếc bánh. Xong mới đến nhân bánh. Đỗ xanh được đồ chín giã nhuyễn trộn với đường, dừa, mỡ, thịt lợn. Thịt lợn để làm bánh cũng rất cầu kì. Bà Thơ chia sẻ kinh nghiệm: “Phải chọn loại mỡ giòn, thơm, ăn không bị ngấy. Nếu là thịt nạc sẽ được giã ra như ruốc rồi mới trộn vào làm nhân”. Cuối cùng, phủ một lớp vừng để bánh thêm bùi và thơm. Chọn những tấm lá chuối khô đã được dấp nước để gói, giúp chiếc bánh nằm bên trong gọn gàng và vuông vắn. Xong hấp bánh trong 2 giờ là hoàn tất. Bánh của chị em bà Thơ được làm theo phương pháp thủ công tuyệt đối nên vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống quen thuộc. Lò bánh của bà Thơ tuy không được mở rộng thành cơ sở sản xuất nhưng vẫn thu hút rất đông khách đặt mỗi dịp lễ Tết. Bà Thơ cho biết, dịp Tết hàng năm bà được đặt khoảng 1000 chiếc bánh với giá từ 5 - 7.000 đồng/chiếc. Nhắc đến bánh gai là nói đến người Đường Lâm, người Sơn Tây xứ Đoài nói riêng và người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ nói chung - thứ quà quê quen thuộc mỗi dịp xuân về. Lá gai - nguyên liệu chính của bánh Sau khi lá gai được luộc nhừ, bà Nguyễn Thị Thanh nhặt bỏ những sống lá cứng để chuẩn bị xay nhuyễn lá “Châu” được trộn cùng với bột gạo nếp tạo nên lớp vỏ bánh Bà Thơ dùng chày để lèn chặt bột giúp cho phần vỏ bánh dẻo hơn Phủ lớp vừng lên để bánh thêm bùi và thơm Vừa gói, bà Thơ vừa chia sẻ về các công đoạn làm bánh Bánh gai là niềm tự hào của người dân làng cổ Đường Lâm Công đoạn cuối cùng là hấp trong 2 giờ để bánh chín Kiều Dương (thực hiện) ==================== Hôm nào rảnh, lão Gàn sẽ mô tả những thứ bánh và món ăn được thi vào cuối thời Hùng Vương thứ VI, mở đầu thời đại Hùng Vương thứ VII, mà trong đó, bánh chưng, bánh dầy đoạt giải nhất.
    2 likes
  4. Hệ thống luận điểm của tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, rất rõ ràng và hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Việt tộc là hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất. Nền văn minh này đã bị hủy diệt bởi một thiên tai khủng khiếp gọi là nạn Đại Hồng Thủy, từ khoảng 10. 000 năm cách ngày nay. Không chỉ Việt tộc, mà còn nhiều dân tộc khác cũng còn tồn tại rải rác trên thế giới sau Đại Hồng thủy. Nhân loại bị thoái hóa và phải bắt đầu lại từ đầu cho lịch sử của nền văn minh hiện tại. Những Kim tự tháp và đồ hình Âm Dương Lạc Việt rải rác khắp thế giới, cùng với những di vật khảo cổ tìm được đã xác định điều này trong giả thuyết về một nền văn minh toàn cầu bị hủy diệt; vì đó chính là sản phẩm của nền văn minh này - trong đó có thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về sở hữu của Việt tộc.Giả thuyết này không phủ nhận hoàn toàn giả thuyết "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" hiện đang rất phổ biến trong giới khoa học. Mà chính giả thuyết "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" sai về tính thời gian được mô tả trong chính nội hàm của nó. Khiến cho nó mâu thuẫn với thực tế qua các di vật khảo cổ tìm được. Việt tộc thuở ban đầu sống rải rác ở cả Bắc và Nam Dương tử. Hơn 5000 năm cách ngày nay, một số dân tộc phát triển ở thượng lưu sông Hoàng Hà đã tấn công Việt tộc ở Bắc Dương tử. Sự kiện này được mô tả trong truyền thuyết Hoàng Đế chống Suy Vưu và các truyền thuyết của Việt tộc còn lại trong văn hóa truyền thống Việt. Một bộ phận của Việt tộc đã rút xuống Nam Dương Tử, kết hợp với những bộ phận khác sống ở đây - thành lập nên quốc gia Văn Lang. Đây chính là quốc gia đầu tiên của Việt tộc với danh xưng văn hiến. mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm là tính từ thời điểm này (2879 BC- 2015 AC). Về tổ chức hành chính của quốc gia văn Lang: lúc đầu chia thành 15 bộ, có biên giới Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải. 15 bộ của quốc gia Văn Lang tương đương 15 thành bang có quyền tự trị về kinh tế và hành chính. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc Hầu, có Lạc Tướng phụ trách quản lý về hành chính và quân sự (Tương tự như Tể tướng của mỗi bang). 15 bộ Văn Lang bầu ra một thành bang chủ quản. Đứng đầu bộ chủ quản gọi là Lạc Vương, còn có danh xưng là Hùng Vương - vị vua mạnh nhất. Tùy theo nhu cầu kinh tế, chính trị và ngoại giao, hoặc khả năng cống hiến trên nền tảng tri thức của lãnh đạo các bộ, mà vào từng thời điểm các lãnh tụ của 15 bộ lại họp lại để bầu ra bang chủ quản. Đó là nguyên nhân để có 18 thời Hùng Vương tồn tại trong lịch sử 2622 năm trong lịch sử Việt tộc. Một trong những dấu chứng của sự kiện này là vào thời Hùng Vương thứ VI, sau khi để mất một phần lãnh thổ và giặc Ân phá hoại đất nước, 15 bộ Văn Lang đã họp lại và bầu một bộ khác làm nên thời Hùng Vương thứ VII. Một trong những dấu chứng của cuộc tranh cử ấy, đã để lại cho truyền thống văn hiến Việt chính là cặp bánh chưng, bánh dày trong những ngày lễ Tết truyền thống hàng năm. Những bộ trong quốc gia Văn Lang là những thành phần trong một tập hợp quốc gia, nên gọi là con, bang chủ quản gọi là cha trong truyền thuyết. Sự chểnh mảng trong cuộc giữ gìn và bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng, là nguyên nhân để vị vua cuối cùng của thời Hùng Vương thứ VI, bị loại khỏi Tổ miếu và thờ ở ngoài. Về thành phần các dân tộc của quốc gia Văn Lang chủ yếu là dân tộc Việt - còn gọi là dân tộc Kinh, hoặc Bách Việt - nhưng còn rất nhiều thành phần các dân tộc khác chung sống. Thí dụ như dân tộc Nhật Bản, Tày Thái, Mường.... Đây chính là nguyên nhân để có các hình thức văn hóa giống nhau giữa các dân tộc Việt Thái và cả các dân tộc khác, mà bài viết được trích dẫn ở trên đề cập. Về hình thái ý thức thượng tầng của quốc gia Văn Lang chủ yếu dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ hành với bản hiến pháp nổi tiếng "Hồng Phạm cửu trù". Trên cơ sở này các hình thái ý thức thống trị chính là Lễ, Đức và Pháp trị. Tức "Tam Dương khai thái". Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội trải dài 2622 năm đã khiến cho mô hình tổ chức hành chính của quốc gia Văn Lang không còn phù hợp với xã hội đương thời. Chính quyền trung ương không còn đủ sức chi phối toàn bộ các bộ dưới quyền. Đất nước bị xâm lược bởi các quốc gia cuối thời Chiến quốc thuộc nhà Chu. Điền hình là nhà Tần với tướng Đồ Thư. Một lãnh tụ địa phương thuộc dân tộc khác trong quốc gia Văn lang đã nổi lên chống Tần thành công và trở thành một bộ hùng mạnh của quốc gia Văn Lang và không tuân thủ chính quyền trung ương. Nội chiến đã xảy ra. Đức Tản Viên Sơn Thánh đã khuyên vua Hùng trao quyền cho Thục Phán. Điều này phù hợp với tổ chức của quốc gia Văn Lang là trao quyền cho lãnh tụ của bộ phụ thuộc có công, nhưng Thục Phán không thuộc Việt tộc. Đây chính là hình ảnh con rể trong truyền thuyết "Sơn tinh, Thủy tinh". Cùng lúc này nhà Tần suy yếu và Triệu Đà nổi lên thành lập quốc gia Nam Việt. Chính vì trách nhiệm của vương triều chính thống tiếp nối, nên Thục Phán phải có trách nhiệm thống nhất quốc gia. Đó là nguyên nhân cuộc chiến giữa Triệu Đà và Thục Phán. Nam Việt Vương Triệu Đà chiến thắng và thống nhất quốc gia Văn Lang xưa , trở thành triều đại chính thống của Bách Việt bên bờ nam sông Dương tử với một nền văn hóa phi Hán. Trong quá trình xâm lược từ Bắc phương, đại bộ phận Việt tộc từ nhiều bộ của Văn Lang đã rút dần về Bắc Việt Nam ngày nay. Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt ở Bắc Việt Nam đã hưng quốc và thánh lập nên quốc gia Đại Việt tiếp tục truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến tính đến ngày nay. Thưa quý vị. Trên đây, tôi chỉ tóm tắt diễn biến lịch sử của quốc gia Văn Lang và tôi đã chứng minh từng sự kiện qua nhiều bài viết trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và qua cách sách đã xuất bản. Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng thì tôi có thể khẳng định rằng: Giả thuyết đã trình bày của tôi thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học đến từng sự kiện và ngày càng chứng tỏ sự đúng đắn của giả thuyết này với những phát hiện mới nhất trong lịch sử về mọi ngành và các vấn đề liên quan trên mọi phương diện. Kể cả việc khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương nhân danh khoa học và xác định thuyết Âm Dương ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước có cội nguồn thuộc về Việt tộc. Còn tất cả mọi giả thuyết khác liên quan đến cội nguồn Việt tộc đều không thỏa mãn mang tính hệ thống, nhất quán và không hoàn chỉnh, chưa nói đến tính cục bộ và chủ quan của những giả thuyết đó. Còn việc phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chỉ là sản phẩm của thứ tư duy "Ở trần đóng khố", hoàn toàn phản khoa học. Một bạn trên facebook đã cho tôi đường link bài viết trên web Người Lao Động và đề nghị tôi có ý kiến. Vì người bạn này tôi đã trình bày như trên. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị. PS: Xin được miễn tranh luận cho những ai chưa tìm hiểu thấu đáo những luận cứ của tôi mà đã vội vàng phản bác.
    2 likes
  5. DÀN LOA 10 TỶ VND Với tình trạng hiện nay của lão Gàn thì lão sẵn sàng nghe chửi với thanh âm chát chúa, nhưng cũng đủ tep, bas và âm thanh trung thực để có 10 tỷ VND , chứ không cần nghe nhạc qua bộ loa này. Hì. Lão đã thưởng thức dàn âm thanh 4 tỷ 5 của một đại gia - nghe đại gia này giới thiệu thì hàng xóm của anh ta cũng có bộ loa 9 tỷ. Lạy Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala vĩ đại với Đức Phật từ bi, cùng thần Dớt cao quý ngự trên đỉnh Olimpia. Con thật sự không hiểu tại sao người ta chế ra dàn loa đắt tiền này để làm gì, khi chỉ có một số người được nghe nó? Nếu không được các Ngài giải thích cho con hiểu thì xin cho con chiền để mua dàn loa này.
    1 like
  6. Có ,năm nay sẽ có sự dời đổi chỗ ở hay công việc làm khoảng từ 1/2 trở đi. Coi chừng bị trộm, giựt đồ mất của hay bị người lừa gạt.
    1 like
  7. 1 like
  8. TP vốn là một người ko phải chuyên ngành xã hội học, nên lịch sử cũng chỉ là tự tìm hiểu trong những lúc trà dư tửu hậu với anh em chiến hữu, cho nên mặc dù từng được học về văn hóa Việt với nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng trong lòng vẫn thấy thế nào ấy, mặc dù tài liệu nào cũng có những sự hợp lý tối thiểu về nguồn gốc người Việt (như ngôn ngữ, chủng tộc, phong tục tập quán...) nhưng xét về tổng thể thì có vẻ tất cả đều không ổn, bởi văn hóa Việt Nam mình có khả năng tiếp nhận các nền văn hóa đông tây một cách kỳ lạ. Chẳng hạn như : TP có rất nhiều bạn bè người Chăm, Khơ-Me, Hoa (ở miền nam, giới du lịch gọi là người Minh Hương)... thì hầu hết dù không quên cội nguồn nhưng dù đi đến nơi nào trên thế giới vẫn tự hào là người Việt Nam, chỉ có ở VN quê hương họ mới tìm lại đúng bản sắc của dân tộc mình, nói ra thì có vẻ mang tính chính trị nhưng không hẳn vậy, và mặc dù có nhiều lễ hội và lễ tết khác nhau nhưng tất cả đều hòa hợp như những luống cày đã được định sẵn trên đồng ruộng vậy, người VN không hề xa lạ với những phong tục tập quán đó... Đây chính là điều khác biệt lớn nhất mà TP từng thấy trong quá trình tự tìm hiểu của mình so với các nước khác, kể cả ở Đông Nam Á (như việc thành lập những khu vực riêng dành cho các cộng đồng dân tộc khác nhau). Tất cả những suy nghĩ và trăn trở của Tp đã được giải đáp kể từ khi TP có may mắn được tiếp cận với cuốn sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của chú Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, hồi năm 2007, theo TP nghĩ thì đây chính là con đường đúng đắn nhất để tiếp cận cội nguồn Việt sử, và luận điểm này cũng không xa lạ với truyền thống Việt sử (chính sử ĐVSKTT), cũng như "Kể nắm hơn bốn ngàn năm" như lời thơ Bác năm xưa. Đầu năm, kính chúc chú Thiên Sứ và toàn bộ quí thành viên diễn đàn nhiều sức khỏe, bình an, và nhiều may mắn tài lộc !
    1 like
  9. Công việc thì chắc chắn có phát triển lên lương hay được thăng chức mọi việc thuận lợi từ 1/2 cuối năm. Tình duyên thì vẫn chưa thấy ló dạng có chăng cháu đang trông đợi 1 người nào đó đã đi qua hy vọng sẽ quay lại nhưng cháu sẽ thất vọng khi tin người đó đã được người khác đeo gông vào cổ ?... ráng chờ 2 năm nữa vậy !
    1 like
  10. @Thuytn : Tôi xin lỗi vì lâu nay bận ko lên được DĐ nên ko biết hôm nay đọc mới thấy bạn hỏi: Số phận thật khắc nghiệt, bạn cũng đừng nên buồn nhiều con người ta đôi khi khó tránh khỏi bệnh tật, Những ngày này theo tôi bạn và con nên về bên cậu ấy để cậu ấy được ấm áp vui vẻ có thêm sức chống chọi với căn bệnh quái ác này. Việc làm ăn cũng cần nhưng cần nhất lúc này là bạn và con bạn ở bên cậu ấy. Mong rằng cậu ấy sẽ qua được bệnh tật !
    1 like