-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 24/02/2015 in Bài viết
-
"Chu Vĩnh Khang lộ âm mưu lật đổ Kim Jong-un làm Jang Song-thaek mất mạng" Hồng Thủy 24/02/15 07:00 Thảo luận (0) GDVN - Toàn bộ quan chức thân Bắc Kinh đã bị Kim Jong-un thanh trừng, nhưng một người đã kịp chạy sang cấp báo tình hình với Trung Nam Hải. Bloomberg: Ông Kim Jong-un xử tử hình một Đại tướng Con trai cựu phụ tá thân cận của Jang Song-thaek mất tích tại Pháp Bắc Kinh tôn trọng quyết định Kim Jong-un không mời dự giỗ mãn tang Chu Vĩnh Khang khi còn tại chức. Đa Chiều ngày 22/2 đưa tin, cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị kiêm Trưởng ban Chính pháp trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang bị quy tội "tiết lộ bí mật quốc gia" dẫn đến cái chết bi thảm của Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Triều Tiên Jang Song-thaek, một quan chức cấp cao Bình Nhưỡng thân Bắc Kinh. Có phương tiện truyền thông cho rằng, chính Chu Vĩnh Khang là người tiết lộ mật đàm giữa ông Hồ Cẩm Đào và Jang Song-thaek về việc lật đổ nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đồng thời Chu Vĩnh Khang cũng định đào tẩu sang Bắc Triều Tiên. Việc này bại lộ khiến ông Kim Jong-un nổi giật, lập tức xử tử người chú rể và quay mặt với Trung Nam Hải. Tuy nhiên Đa Chiều nhấn mạnh rằng nguồn tin này chưa được kiểm chứng, và cũng không được Bắc Kinh hoặc Bình Nhưỡng xác nhận. Nhưng theo một số phương tiện truyền thông ngày 22/2, khi thăm Trung Quốc tháng 8/2012, Jang Song-theak đã mật đàm với cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong khoảng 1 giờ mà chỉ có phiên dịch của phía Bắc Kinh. Hai người được cho là đã thảo luận việc để trưởng nam của cố Chủ tịch Kim Jong-il là Kim Jong-nam thay thế người em út Kim Jong-un lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tuy nhiên ông Hồ Cẩm Đào do dự không dám quyết. Do Chu Vĩnh Khang làm lộ việc này, Jang Song-thaek nhánh chóng bị mất mạng. Không những thế, toàn bộ quan chức thân Bắc Kinh đã bị Kim Jong-un thanh trừng, nhưng một người đã kịp chạy sang cấp báo tình hình với Trung Nam Hải. Một chuyện đáng kinh ngạc khác là việc Chu Vĩnh Khang đã từng lên kế hoạch đào tẩu sang Bắc Triều Tiên nhưng không thể thực hiện được. Khi Jang Song-thaek công du Bắc Kinh là lúc Chu Vĩnh Khang tại chức. Ngày 5/12/2014 Chu Vĩnh Khang bị khai trừ đảng tịch và tống giam, trong đó có tội danh tiết lộ bí mật quốc gia. Cho đến nay Bắc Kinh vẫn không công bố Chu Vĩnh Khang đã tiết lộ bí mật gì. Jang Song-thaek thăm Bắc Kinh ngày 13/8/2012 thì đến ngày 17/8 Hồ Cẩm Đào tiếp ông tại Nhân Dân đại lễ đường. Ngày 8/12/2013 Jang Song-theak bị bắt ngay tại hội nghị Bộ chính trị đảng Lao động Triều Tiên mở rộng, 3 ngày sau thì bị tử hình. Đây là lần đầu tiên trong 16 năm qua Triều Tiên xử tử một quan chức cỡ ủy viên Bộ chính trị, ngày 1/12 cùng năm Chu Vĩnh Khang cũng bị bắt. Ông Chu Vĩnh Khang và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong lễ duyệt binh năm 2010. Truyền thông Hàn Quốc từng cho rằng Jang Song-thaek âm mưu lật đổ Kim Jong-un để "phò Kim Jong-nam" mới bị thanh trừng. Báo chí Anh thì nhẫn nguồn tin giới phân tích Nhật Bản cho biết, việc xử tử Jang Song-thaek khiến ông Tập Cận Bình rất bất mãn đối với Kim Jong-un. Trước đó nhiều lần Bình Nhưỡng đề nghị Bắc Kinh thu xếp để Kim Jong-un thăm Trung Quốc, nhưng liên tục bị Trung Nam Hải khước từ. Phóng viên tờ The Sunday Times của Anh, Michael Sheridan trước đó cho biết, không ít quan chức ngoại giao tin rằng Jang Song-thaek bị thanh trừng có liên quan đến hệ thống tình báo an ninh Trung Quốc. Jang Song-thaek bị xử tử (12/12/2013) chỉ vài ngày sau khi tin tức Chu Vĩnh Khang chính thức bị giam lỏng lộ ra ngoài (5/12/2013). Theo Michael Sheridan, Chu Vĩnh Khang chính là cầu nối giữa Trung Nam Hải với cha con ông Kim Jong-un. Ông Kim Jong-il năm 2010 chính thức chỉ định Kim Jong-un làm người kế vị mình, sau đó tổ chức duyệt binh, Chu Vĩnh Khang là người duy nhất đứng cùng hàng với cha con Kim Jong-il trên lễ đài. Sau đó ông Khang được cho là đã nói với quan khách, ông tin rằng Kim Jong-un là người xứng đáng kế vị. Ở Bình Nhưỡng Kim Jong-un lên nắm quyền thì ở Bắc Kinh cũng là lúc diễn ra chuyển giao quyền lực từ thế hệ Hồ Cẩm Đào sang Tập Cận Bình. Việc Kim Jong-un cho thử hạt nhân lần 3 đã khiến ông Bình bất mãn. Nhà lãnh đạo Triều Tiên này chưa từng chính thức thăm Trung Quốc, mọi việc trao đổi với Trung Nam Hải đành thông qua Jang Song-thaek và sau này là Choe Ryong-hae. Giới quan sát phỏng đoán, Chu Vĩnh Khang là người ủng hộ Kim Jong-un. Ông Khang bị Trung Nam Hải sờ gáy đã thúc đẩy lãnh đạo Triều Tiên quyết định xử tử Jang Song-thaek cho Bắc Kinh "biết tay". Ruediger Frank, một chuyên gia vấn đề Bắc Triều Tiên từ đại học Vienna nói với tờ The Guardian của Anh: "Đại khái Kim Jong-un muốn nói với Trung Nam Hải rằng, tôi đã xử lý người của các ông, do đó đừng tiếp tục can thiệp vào công việc của Triều Tiên". Trong khi đó Michael Sheridan cho rằng trước khi Jang Song-thaek bị hành quyết, ông Tập Cận Bình không biết gì về vụ này. Tờ Los Angeles Times thì nói, Trung Nam Hải dự định công bố tội danh Chu Vĩnh Khang lúc đó, nhưng vì Jang Song-thaek bị hành quyết nên tạm hoãn lại, tránh để dư luận dị nghị bàn tán 2 sự việc này. =============================== Hì! Híc! Tại Pắc King mún Kim Jong Nam thân Tàu lên nắm quyền, Nhưng ngài Kim Jong Il lại mún cậu con út Kim Jong Un lên nắm quyền, vì thông minh và có ý chí hơn hẳn thằng anh vừa dốt, vừa mê gái đến lú lẫn. Ngài Kim Jong Il đã kịp nhận ra âm mưu của Tàu muốn khống chế và thuộc quốc hóa đất nước của ngài. Nên đã trao quyền cho Kim Jong Un. Bởi vậy, Tàu mới điên lên và mọi chuyện xảy ra như bài báo nêu. Từ lâu, ngay trong tiopic này, lão Gàn đã phát biểu ý kiến rằng thì là Jang Song - thaek bị chém, í là do thân Tàu mà ra. Bi wờ quả đúng như vậy!3 likes
-
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Híc! Còn nhớ hồi chiến tranh, học sinh, sinh viên trong vùng thuộc Việt Nam Cộng Hòa đấu tranh với chính quyền để giảng dạy bằng tiếng Việt. Phong trào này được các học giả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ. Híc. Muốn giỏi tiếng Anh mở hẳn một khóa chuyên môn, không lẽ tiếng Việt không đủ khả năng diễn đạt? Vớ vẩn cả. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tiếng mẹ đẻ Thứ Hai, 23/02/2015 - 16:17 Dân trí Nhân kỷ niệm lần thứ 15 này của Ngày quốc tế tiếng mẹ đẻ, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của "các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ" trong việc đảm bảo giáo dục cho tất cả mọi người. Các em nhỏ tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa được nhận cặp sách do báo điện tử Dân trí tặng tháng 6/2013 (Ảnh: Phạm Oanh) Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở nhưng việc tiếp cận các cơ hội giáo dục vẫn còn tồn tại một khoảng cách lớn giữa trẻ em dân tộc Kinh và trẻ em dân tộc thiểu số. Ví dụ trong năm 2011, tỷ lệ biết chữ của người Mông trong độ tuổi từ 15 trở lên chỉ là 38%, trong khi mức trung bình của quốc gia là 94%. Tương tự như vậy, chỉ có 73% trẻ em người Mông và 86% trẻ em người Khmer trong độ tuổi học tiểu học được học tiểu học, trong khi tỷ lệ này của trẻ em người Kinh đạt mức 97%. Trong nhiều năm qua, UNESCO và UNICEF đã hỗ trợ Việt Nam đạt được những mục tiêu toàn cầu về "Giáo dục cho mọi người". Tổng Giám đốc UNESCO - Bà Irina Bokova đã nhấn mạnh trong thông điệp của mình ngày hôm nay: "Giáo dục bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ là một phần thiết yếu của việc đạt được các mục tiêu này, đồng thời nhằm tạo ra các điều kiện học tập cũng như củng cố những kỹ năng đọc, viết và làm toán. Việc tập trung mạnh mẽ hơn nữa vào công tác giảng dạy đào tạo, cải biên các phiên bản khác nhau của chương trình học và tạo ra những môi trường học tập phù hợp là những yêu cầu cần thiết để chúng ta đạt được những mục tiêu đã đề ra". Trong khi những thành tựu giáo dục có thể bị hạn chế bởi vị trí địa lý và việc tiếp cập thì ngôn ngữ là một rào cản khác cần phải vượt qua đối với trẻ em dân tộc thiểu số. Với tiếng Việt là ngôn ngữ chính trong các trường học và chỉ có một số ít giáo viên có khả năng giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, điều này gây ra những bất lợi và thiệt thòi cho trẻ em dân tộc thiểu số trong việc học tập. Nhiều em gặp khó khăn trong việc học và tiếp thu hoặc nhanh chóng bỏ học, điều này đã hạn chế các cơ hội đạt được tiềm năng đầy đủ của các em. Tuy nhiên, tại một đất nước với hơn 91 triệu dân và 54 dân tộc, giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ đã được chứng minh là một chiến lược có hiệu quả cao trong việc cải thiện kết quả học tập của trẻ em dân tộc thiểu số. Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp nâng cao chất lượng học tập - nó còn giúp tăng cường đa ngôn ngữ, nâng cao sự tôn trọng đối với sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa đặc biệt là ở các xã hội đang phát triển nhanh chóng. Với sự hỗ trợ của UNICEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thử nghiệm thành công một sáng kiến hành động nghiên cứu cho việc giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ (MTBBE) tại ba tỉnh Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh từ năm 2008. Kinh nghiệm từ các trường mầm non và tiểu học tham gia thử nghiệm sáng kiến này đã chứng minh rằng việc học tập của trẻ em dân tộc thiểu số được giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ của mình có kết quả cao hơn so với các em dân tộc thiểu số được giảng dạy ngay từ đầu bằng tiếng Việt. "Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong những năm đầu tiên của giáo dục khuyến khích và hỗ trợ việc học tập của học sinh dân tộc thiểu số, cho phép các em ở lại học lâu hơn trong trường học và nâng cao thành tích học tập của các em bao gồm cả trong ngôn ngữ tiếng Việt hoặc ngôn ngữ quốc tế sau này. Giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ là một cách hiệu quả giúp chúng ta không để lại trẻ em nào phía sau và ngoài giáo dục chất lượng. Điều này sẽ giúp trao quyền cho các nhóm dân tộc thiểu số để hòa nhập vào xã hội và đóng góp tốt hơn cho sự phát triển bền vững của đất nước", phát biểu bởi Ông Abdel-Youssouf Jelil, Trưởng đại diện của UNICEF tại Việt Nam. Với sự thành công của chương trình thử nghiệm, chính quyền các tỉnh Lào Cai, Gia Lai và An Giang đang tiếp tục mở rộng sáng kiến này, đồng thời các tỉnh khác cũng cam kết áp dụng các chương trình tương tự. Kết hợp với một số sáng kiến giảng dạy bằng tiếng mẹ đẻ khác, cùng với chính sách quốc gia và đầu tư công mạnh mẽ hơn nhằm hỗ trợ ứng dụng việc giảng dạy này rộng rãi hơn, bây giờ Việt Nam đã có một cơ hội quan trọng để tiếp tục gìn giữ sự đa dạng ngôn ngữ và văn hóa của mình. Giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ có thể đóng góp một phần quan trọng trong việc đạt được sự phát triển kinh tế-xã hội công bằng và bền vững. PV ======================= Như zdậy, ý kiến của lão Gàn bát sách này cũng được "công đồng pha học thế giới" ủng hộ đấy chứ nhẩy! Hẳn Liên hiệp quốc chớ không phải vớ vẩn đâu nhá! Từ nay dân tộc nào phải biết rõ ngôn ngữ dân tộc đó và ngoại ngữ để giao tiếp quốc tế. Chứ không phải dạy học bằng cái thứ tiếng Tây, tiếng Tàu khỉ gió gì cả. Tớ điếu phải là người có tinh thần dân tộc cực đoan, như một số trự nhận xét đểu, gán ghép cho tớ. Điếu mựa! Đây là biện pháp bảo tồn đa dạng văn hóa của nhân loại. Hiểu chưa?2 likes -
Nét Việt
ATN and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
VÌ SAO ĐẦU NĂM MUA MUỐI, CUỐI NĂM MUA VÔI? Bài viết tuy có giải thích vì sao đầu năm dân Việt ta lại mua muối. Giải thích là một chuyện, còn có đúng hay không lại là chuyện khác. Chưa nói đến sự giải thích này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa giải thích được vì sao "cuối năm mua vôi"? Vôi không mua được vào đầu năm hay sao? Khi văn hóa truyền thống Việt ngày xưa còn duy trì tục ăn trầu. Muối không mua được vào cuối năm hay sao? Khi nó là một thực phẩm hàng ngày trong cuộc sống của con người. Không chỉ "đầu năm mua muối", mà trong thủ tục nhập trạch theo truyền thống Việt tộc thì lúc đó trong nhà gạo phải đầy, củi (nhiên liệu) phải đầy, nước trong nhà của tất cả những thứ có thể chứa nước cũng phải đầy và cuối cùng là hũ muối cũng phải đầy. Trong thủ tục nhập trạch theo truyền thống của nền văn hiến Việt, muối chỉ đóng vai trò như là một thực phẩm căn bản và là tối thiểu cuối cùng của con người. Mọi thứ thực phẩm cốt yếu đầy tràn không thể thiếu trong một căn nhà khi nhập trạch như là một điềm lành - một sự mở đầu tốt đẹp cho sự phú túc - mà con người mơ ước. Nhưng vai trò của muối trong câu ngạn ngữ "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" lại mang một ý nghĩa khác hẳn. Nội dung của câu ngạn ngữ này mang tính minh triết hơn nhiều so với lời giải thích của bài viết trên. Tất nhiên điều này lại liên quan đến Lý học Đông phương. Muối và vôi đều có sắc trắng, theo ngũ hành thì thuộc Kim. Nhưng vai trò phân loại của Ngũ hành trong Lý học không mang tính lý giải cho hiện tượng này. Mà trong trường hợp này cần được hiểu rằng đó là sắc thái biểu tượng của Dương tính. Muối là sản phẩm biển và đó là sản phẩm của sự kết hợp của sự tương tác của vũ trụ với Âm khí của Đất - "Thiên nhất sinh Thủy" - Trong đó, nước biển là Âm Thủy và bầu khí quyển bao bọc Địa cầu là Dương Thủy. Màu trắng đặc trưng của muối mang đặc trưng cho Dương tính ở dạng sản phẩm khởi nguyên trên trái Đất rất mạnh. Do đó, những hũ muối để trong những góc nhà bế khí - như gầm cầu thang - ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt có tính hóa giải Âm khí tụ ở đó. Ngược lại - vôi - sản phẩm của núi và núi cũng là hình thể cấu tạo cuối cùng trên bề mặt trái đất trước khi xuất hiện tất cả mọi vật thể khác trên bề mặt địa cầu. Núi nhô cao thuộc Âm. Đây là điều mà tôi đã trình bày trong các lớp phong thủy Lạc Việt về nguyên lý của Âm khí cho núi. Như vậy, theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" nên xuất hiện cầu "Đầu năm (Dương trước) mua muối, cuối năm (Âm sau) mua vôi". Muối mua vào đầu năm và vôi mua vào cuối năm (Thay vôi trong các ông bình vôi trong nhà) của nền văn hóa trầu cau, đều có tác dụng xua đuổi âm khí, mang lại những điều tốt lành.2 likes -
Longphibaccai thân mến. Long phi có thể giúp sư phụ đưa các bài nói về động đất bắt đầu từ mùng 1 Tết Nguyên đán Ất mùi vào mục "tiên tri Ất Mùi" (có một số bài đã đưa rồi thì thôi). Vì năm nay si phọ có tiên tri đại ý rằng: Năm Ất Mùi động đất là thiên tai ấn tượng trong năm. Còn topic này si phọ đã bỏ rồi. Do e ngại người ta chụp mũ si phọ là "làm nhân dân mất cảnh giác" và dự báo về động đất là "vớ vẩn", không có "cơ sở khoa học". Mí lỵ tóm lại là người ta không bít thì mình không thể được phép bít nhiều hơn. Hì.1 like
-
XEM TƯỚNG CHO QUÂN SƯ TÀU =================================== Tiết lộ về 7 đại quân sư của Tập Cận Bình Hồng Thủy 24/02/15 10:45 (GDVN) - 7 đại quân sư được truyền thông Hoa ngữ gọi là "thê đội hình ảnh" của Tập Cận Bình, những người này nếu không là đồng hương thì cũng là đồng môn cùng thời... "Chu Vĩnh Khang lộ âm mưu lật đổ Kim Jong-un làm Jang Song-thaek mất mạng" "Trung Quốc mồm dọa Nhật Bản, bụng dạ đe Philippines, Việt Nam, Đài Loan" "Trung Quốc vẫn sẽ đối đầu Shinzo Abe, Mỹ tăng cường hợp tác với Việt Nam" Lưu Hạc, một trong 7 đại quân sư của Tập Cận Bình, người đã "nhập khẩu" khái niệm trạng thái bình thường mới để miêu tả nền kinh tế Trung Quốc cho Tập Cận Bình sử dụng. Đa Chiều ngày 24/2 bình luận, người Trung Quốc có câu ngạn ngữ đại ý, một hảo hán cũng cần 3 người giúp đỡ, dù là người mạnh mẽ đến đâu cũng cần có đội ngũ quân sư tham mưu. Gần đây truyền thông Hoa ngữ nhiều lần nhắc đến 7 đại quân sư của Tập Cận Bình, những người gắn bó với ông Bình như hình với bóng và giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu hoạch định các chiến lược đối nội, đối ngoại quan trọng, tác động lớn đến chính trường Trung Nam Hải. Tổng hợp bình luận trên các báo tiếng Hán ngày 24/2, Đa Chiều cho biết truyền thông đã điểm mặt chỉ tên 7 đại quân sư của Tập Cận Bình bao gồm: Vương Lô Ninh - Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu trung ương, Lật Chiến Thư - Chánh Văn phòng trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Đinh Tiết Tường - Chánh văn phòng Tổng bí thư, Lý Thư Lỗi - Trưởng ban Tuyên truyền tỉnh ủy Phúc Kiến, Hà Nghị Đình - Phó Giám đốc Trường Đảng trung ương, Lưu Hạc - Phó Bí thư đảng ủy Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia, Chung Thiệu Quân - Chánh văn phòng Quân ủy trung ương. 7 đại quân sư được truyền thông Hoa ngữ gọi là "thê đội hình ảnh" của Tập Cận Bình, những người này nếu không là đồng hương thì cũng là đồng môn cùng thời hoặc từng làm thư ký cho ông Bình. Phiên bản tiếng Hán của tờ Chosun Ilbo Hàn Quốc cho biết, chính quân sư Lưu Hạc đã tiếp nhận một khái niệm mới từ kinh tế học phương Tây - trạng thái bình thường mới về Trung Quốc cho Tập Cận Bình sử dụng để miêu tả quá trình tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nước này đã kết thúc, bắt đầu bước và giai đoạn tăng trưởng trung bình 6-7% mỗi năm. Từ tháng 5 năm ngoái ông Tập Cận Bình đã sử dụng cụm từ này miêu tả nền kinh tế cũng như xã hội Trung Quốc và dường như ngay sau đó nó trở thành khái niệm thịnh hành phổ biến. Tháng 5/2013 Tập Cận bình đã giới thiệu với Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Thomas Donilon: "Đây là Lưu Hạc, ông ấy là một người vô cùng quan trọng đối với tôi". Ông Hạc và Tập Cận Bình là bạn đồng môn trường trung học 101 Bắc Kinh. Lý Thư Lỗi. Quân sư thứ 2 là "thần đồng tuổi 14" Lý Thư Lỗi. Ông Lỗi được đặc cách vào đại học Bắc Kinh từ năm 14 tuổi, hiện là người phụ trách soạn thảo các bài diễn văn, phát biểu cho Tập Cận Bình. Các thành ngữ và văn phong trong phát biểu của ông Bình đều là của Lý Thư Lỗi. Ông Lỗi đã có 20 năm nghiên cứu tại Trường Đảng trung ương. Năm ngoái Lý Thư Lỗi được Tập Cận Bình phái về Phúc Kiến nhằm "tích lũy kinh nghiệm chính trị từ cơ sở", thể hiện sự quan tâm đặc biệt của ông chủ Trung Nam Hải đối với vị quân sư này. Hà Nghị Đình giữ vai trò đặt "nền móng lý luận" cho chiến dịch chống tham nhũng đả hổ đập ruồi kinh thiên động địa mà Tập Cận Bình phát động. Ông Đình được cho là người đã soạn thảo ra 8 quy định đối với các quan chức, nhân viên hành chính sự nghiệp ở Trung Quốc. Quân sư thứ 4 là Chuung Thiệu Quân từng có nhiều năm làm thư ký riêng cho Tập Cận Bình. Mặc dù chưa từng trải qua tháng năm quân ngũ, Chung Thiệu Quân vẫn được phong hàm Thiếu tướng giúp Tập Cận Bình nắm quân đội. Đinh Tiết Tường có vị trí đặc biệt quan trọng giúp Tập Cận Bình đương đầu với sóng gió chính trị kể từ khi ông Bình lên cầm quyền. Ông Tường được cho là người sẽ kế nhiệm Lật Chiến Thư làm Chánh Văn phòng Trung ương. Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản nhận xét, Lật Chiến Thư là người hành sự lặng lẽ nhưng năng lực rất mạnh, được giới quan sát cho là nắm "cơ mật viện" của Trung Nam Hải. Ông Thư được cho là người phụ trách đảm bảo công việc hàng ngày của Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác. Lật Chiến Thư, người được cho là giữ "cơ mật viện Trung Nam Hải". Theo Đa Chiều, các tư liệu công khai cho biết Lật Chiến Thư và Tập Cận Bình cùng làm Bí thư 2 huyện giáp nhau năm 1983, năm 1985 cả hai cùng rời ghế Bí thư huyện và bắt đầu đi theo 2 ngả đường chính trị khác nhau. Tháng 10/1985 Lật Chiến Thư được điều về làm chuyên viên cấp thành phố, chưa đầy 1 năm sau thì trở thành Bí thư đoàn tỉnh Hà Bắc. Từ ngày 5 đến 11/8/2011 Tập Cận Bình thị sát Quý Châu với tư cách Thường vụ Bộ chính trị, Bí thư ban Bí thư thì Lật Chiến Thư được lệnh dừng mọi công tác để tháp tùng ông Bình và có nhiều thời gian đàm đạo. Tháng 7/2012, Lật Chiến Thư được bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng thường trực Trung ương bắt đầu tiếp quản mọi công việc và chức năng từ "Tổng quản Trung Nam Hải thời Hồ Cẩm Đào", tức Lệnh Kế Hoạch. Tháng 9 cùng năm ông Thư chính thức trở thành Chánh Văn phòng trung ương. Tháng 11 cùng năm được bầu vào Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Ban bí thư. Từ năm 1983 bắt đầu với chức Bí thư huyện ủy đến khi vào nhóm "cận thần cơ mật viện Trung Nam Hải", Lật Chiến Thư mất 30 năm, trải qua nhiều cương vị khác nhau trong đảng, chính quyền và đoàn thanh niên. Từ đó về sau, mỗi khi Tập Cận Bình ra khỏi Trung Nam Hải, người ta thường thấy Lật Chiến Thư tháp tùng bên cạnh. Lật Chiến Thư năm nay đã 65 tuổi, theo thông lệ thì ông sẽ phải về hưu trong đại hội 19. Trong bối cảnh đó ai sẽ tiếp quản vị trí của Lật Chiến Thư để tiếp tục phò tá Tập Cận Bình đang trở thành đề tài theo dõi của giới quan sát. Vị quân sư thứ 7 theo truyền thông Hoa ngữ là mưu sĩ ngoại giao Vương Lô Ninh dạn dày kinh nghiệm đã từng kinh qua 3 đời lãnh đạo Trung Quốc, từ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cho tới Tập Cận Bình. Chung Thiệu Quân, cựu Thư ký riêng của Tập Cận Bình được biệt phái sang Quân ủy trung ương với lon Thiếu tướng. Đinh Tiết Tường. Vương Lô Ninh. Hà Nghị Đình. ======================== Tướng có thể là ngũ đoản, bát tiểu...Đây là một dạng quý tướng. Nhưng khí chất hẹp hòi, không phải người làm có tư duy tầm đại cuộc. Tướng thông minh, tầm nhìn sâu sắc. Chỉ tiếc bờ môi không rõ ràng, tai vểnh, thành quách không rõ. Là người khôn ngoan, nhưng không nhiệt tình, thiếu quyết đoán. Trông sáng sủa, thông minh. Nhưng miệng nhỏ, mắt quỷ u. Người này cũng thiếu quyết đoán, không dám bày tỏ chính kiến. Tính quyết đoán, nhưng cực đoan. Mắt tản quang, tự tin quá thành chủ quan. Cơ mưu sâu sắc, biết "tùy thời biến dịch". Nhưng chỉ làm quân sư, không có thực quyền. Mắt quỷ u, lộ thần, lông mày thư hùng. Người khôn ngoan, không bộc lộ chính kiến. thuộc dạng "tùy thời biến Dịch". Không có gì đặc biệt, thuộc dạng "Thời thế tạo anh hùng". Nhìn chung trong Thất đại quân sư Tàu chỉ có hai người gọi là được.1 like
-
Đầu xuân năm mới Ất Mùi 2015, con kính chúc chú Thiên Sứ và toàn thể gia đình dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc, phát tài và nhiều niềm vui. Kính chúc Sự nghiệp vinh danh Việt sử 5000 năm văn hiến của Chú sẽ đạt được bước tiến quan trọng.1 like
-
Đúng một trong những yếu tố so sánh giữa thuyết ADNh và Big Data là khác về phương pháp xử lý sự kiện anh Vo Trước à! Ngoài ra còn có yếu tố phân loại và tổng hợp dữ liệu, lựa chọn dữ liệu căn bản để xác định bản chất sự kiện. Lý học chỉ cần một cặp câu đối/ hoành phi trên tàu hải giám Trung Quốc, đủ để phân tích ra toàn bộ diễn biến quan hệ trên biển Hoa Đông. Trong bài viết này tôi có ý định lấy bài "Kim Long đằng phi..." làm ví dụ.1 like
-
Có cơ hội lập gia đình trong năm nay hay 1-2 năm tới nữa hay ít ra năm nay có đối tượng có mối tình cảm đẹp có thể thể có duyên hội ngộ người đó ở tháng 6-7al. Công việc thì sẽ bị thây đổi 1 ít trong năm nay,tiền bạc hơi thiếu kém.1 like
-
Khối lượng thông tin không quan trọng bằng phương pháp xử lý thông tin! Ngày xưa, Trương Lương chỉ sở hữu được 01 quyển sách của Hoàng Thạch công mà có thể làm thày bậc đế vương, "ngồi trong màn trướng, quyết thắng ngoài ngàn dặm" đủ thấy phương pháp quan trọng thế nào. Chỉ với lượng thông tin ít ỏi nhưng người tài giỏi (có phương pháp xử lý thông tin tốt) vẫn thành công lớn. Cực đoan hơn, còn có những bậc "không ra khỏi nhà vẫn biết việc thiên hạ". Ngày nay, thông tin quá nhiều do công nghệ TT phát triển (Âm quá thịnh) nhưng do phương pháp xử lý không theo kịp (Dương suy) nên cũng không hiệu quả. Tốt nhất là âm dương hài hòa! Tôi thấy rất nhiều bạn trẻ biết rất nhiều điều (thông tin) nhưng kiến thức cũng như khả năng rất hạn chế. Thế hóa ra là biết nhiều mà ... chẳng biết gì! Đương nhiên, nếu với cái "đám mây thông tin" trên mà đi kèm với một khả năng xử lý thông tin tương ứng thì quá tốt. Nhưng tôi e rằng còn ... quá xa! Ấy mà tôi còn lo rằng, Âm quá thịnh có khi còn triệt luôn cà Dương thì ... gay!1 like
-
1 like
-
Nhật phản đối 3 tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Thứ Hai, 23/02/2015 - 16:12 Dân trí Thủ tướng Nhật ngày 23/2 đã chỉ trích việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm nhập vùng lãnh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư một ngày trước đó. Tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc. (Ảnh: Fox News) Hãng thông tấn AFP dẫn lời cảnh sát biển Nhật thông báo 3 tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản tại khu vực quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Theo đó, các tàu hải giám của Bắc Kinh đã đi vào khu vực lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào 11h00 ngày 22/2. Chính phủ Nhật Bản ngay lập tức đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc. Phát biểu trước Hạ viện ngày 23/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói: “Nhật Bản sẽ bình tĩnh xử lý tình huống trên. Chúng tôi sẽ quyết tâm bảo vệ đến cùng lãnh thổ, lãnh hải và không phận của nước Nhật”. Thủ tướng Abe tiếp tục khẳng định: “Không tồn tại tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Senkaku”. Ông kiên quyết: “Không một ai được phép thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Mọi vấn đề phát sinh sẽ giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế”. Theo AFP, các tàu hải giám của Trung Quốc thường xuyên xuất hiện xung quanh quần đảo tranh chấp trên trong năm ngoái, khiến quan hệ Trung-Nhật trở nên căng thẳng. Hồi cuối tháng 4/2014, 8 tàu của chính phủ Bắc Kinh đã xâm nhập vùng lãnh hải quanh quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư chỉ trong 1 ngày. Đây là lần xâm nhập có quy mô lớn nhất kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một phần quần đảo tranh chấp này vào tháng 9/2012. Thoa Phạm Theo AFP ======================== Khả năng Nhật Bản cho tàu chiến, máy bay đến Biển Đông gia tăng Việt Dũng 23/02/15 07:58 (GDVN) - Nếu Bắc Kinh không chấp nhận xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, các nước hợp tác với láng giềng có nhu cầu tương tự để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Đảng cầm quyền Nhật Bản muốn mở rộng phạm vi điều quân ra nước ngoài Báo TQ: Mỹ mời tuần tra ở Biển Đông là đúng ý nguyện của Nhật Bản Nhật Bản muốn tăng năng lực điều động và tiêu diệt ở tây nam Nhật Bản kiên trì triển khai binh lực ở đảo cách Trung Quốc gần nhất Máy bay trinh sát OP-3C Nhật Bản Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 22 tháng 2 đăng lại bài viết của tác giả Justin McCurry trên tờ "The Christian Science Monitor". Theo bài viết, đề nghị Nhật Bản tuần tra trên không ở Biển Đông trước tiên là do sĩ quan chỉ huy Hạm đội 7 Mỹ đưa ra, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo giận dữ đối với vấn đề này. Nhưng nhà lãnh đạo Nhật Bản Shinzo Abe luôn kiên định việc tăng cường hợp tác an ninh, mở rộng phạm vi tuyến đường quan trọng có khả năng kéo dài. Nhật Bản đang cân nhắc điều Lực lượng Phòng vệ Trên không và Trên biển đến Biển Đông tuần tra, hành động này sẽ làm Trung Quốc tức giận, làm trầm trọng hơn tình hình an ninh khu vực vốn đã căng thẳng. Quân đội Nhật Bản vượt qua biển Hoa Đông (đã có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh), mở rộng tới vùng biển không có yêu cầu lãnh thổ, hành vi này sẽ làm cho Hải quân Trung Quốc cảm thấy bất an gấp bội. Đồng thời cũng gây ra lo ngại, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo cứng rắn Shinzo Abe, Nhật Bản quyết tâm tăng cường hình tượng quân sự trên vũ đài khu vực, rất nhiều người cho rằng điều này không cần thiết. Khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tham gia tuần tra Biển Đông gia tăng, cho rằng cần thiết ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc tại khu vực này, Nhật Bản còn tuyên bố, an ninh khu vực này không thể tách rời với họ. Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết: "Chúng tôi hiện nay chưa tuần tra, đang có kế hoạch làm như vậy, nhưng chúng tôi đang cùng Mỹ đi sâu hợp tác, tình hình Biển Đông đã ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của chúng tôi, chúng tôi cần cân nhắc nghiêm túc phản ứng như thế nào". Trước đó không lâu, sĩ quan chỉ huy Hạm đội 7 Hải quân Mỹ, Đô đốc Robert Thomas cho rằng, tàu trinh sát Nhật Bản có thể làm bổ sung cho Hạm đội Mỹ, giám sát hoạt động của Trung Quốc ở Trường Sa và các đảo khác (Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á tuyên bố có chủ quyền đối với những đảo này - trên thực tế, Trung Quốc ăn cướp quần đảo Hoàng Sa, một số đảo ở Trường Sa và gây ra tranh chấp hiện nay). Ông Gen Nakatani đã phản hồi với đề nghị của Robert Thomas như vậy. Đô đốc Robert Thomas gần đây nói với hãng tin Reuters rằng: "Tôi cho rằng, các đồng minh, đối tác hợp tác và bạn bè khu vực sẽ ngày càng tìm đến sự trợ giúp của Nhật Bản để thúc đẩy sự ổn định". "Nói thẳng ra, ở Biển Đông, quy mô tàu cá, lực lượng cảnh sát biển và hải quân Trung Quốc vượt xa láng giềng của họ". Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki đã rất nhanh tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng: "Liên quan đến việc Nhật Bản tuần tra Biển Đông, chúng tôi không loại trừ bất cứ kế hoạch hoặc kiến nghị nào". Tàu nghe lén âm thanh dưới nước của Nhật Bản Là nền kinh tế lớn thứ hai châu Á, Nhật Bản cảm thấy cần thiết tuần tra ở Biển Đông. Vùng biển rộng lớn đã cung cấp 1/10 đánh bắt nghề cá toàn cầu, ngoài ra, Nhật Bản có 5.000 tỷ USD hàng hóa đi qua tuyến đường hàng hải tấp nập này. Chuyên gia Corley Wallace thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh Australia-Nhật Bản và chính sách quốc phòng ở Canberra cho rằng: "Đương nhiên, Nhật Bản không có bất cứ lợi ích lãnh thổ trực tiếp nào ở Biển Đông, nhưng bất cứ sự bất ổn và xung đột nào ở đó đều sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản, điều này làm cho Nhật Bản trở thành một người có lợi ích liên quan hợp pháp". Điều có thể đoán được là, bất cứ ý đồ tham gia tranh chấp Biển Đông nào của Nhật Bản đều sẽ bị Trung Quốc phê phán mạnh mẽ, cho rằng đây là "kích động bất ổn khu vực". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng: "Các nước ngoài khu vực này cần tôn trọng những nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định của các nước trong khu vực, tránh tạo ra tình hình bất hòa và căng thẳng giữa các nước khác". Trên thực tế, ai đang tham lam vô độ và gây bất ổn ở Biển Đông thì đã quá rõ, cứ nhìn vào những sự việc như vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 thì biết. Các nước ngoài khu vực mặc dù không có tranh chấp lãnh thổ, nhưng họ có nhiều lợi ích tại khu vực Biển Đông, trong đó có an ninh hàng hải, họ can dự là tất yếu. Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Theo Wallace, tham vọng của Tokyo dường như không chỉ là muốn bảo vệ tự do hàng hải, việc giúp đỡ tăng cường năng lực giám sát hoạt động trên không, trên biển của khu vực này cho thấy họ sẵn sàng cùng Mỹ gánh vách một phần trách nhiệm an ninh tương đối nặng nề. "Đây là thời cơ tốt để thúc đẩy tiến triển sửa đổi phương châm chỉ đạo của Mỹ-Nhật", trong thời điểm tròn 70 năm kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương, hai bên sẽ củng cố thỏa thuận an ninh. Vấn đề đằng sau đề nghị của sĩ quan chỉ huy Hạm đội 7 Mỹ Robert Thomas là sự khác biệt tồn tại trong nội bộ Mỹ-Nhật. Ở Mỹ, Lầu Năm Góc sử dụng sách lược "liều lĩnh", thông qua quốc phòng mạnh để tăng cường ảnh hưởng tới quan hệ với Nhật Bản. Ở Tokyo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thận trọng kêu gọi hai bên hợp tác đưa ra tuyên bố. Nhà nghiên cứu cao cấp Smith thuộc Ủy ban quan hệ ngoại giao Washington cho rằng: "Tuy nhiên, cuối cùng, điều này sẽ do Nhật Bản và các nước Đông Nam Á nghiên cứu đầy đủ để đưa ra quyết định". Ngoài địa-chính trị, trước khi điều máy bay hoặc tàu chiến đến Biển Đông, Nhật Bản sẽ buộc phải tăng cường năng lực, giành được sự hợp tác của các nước khác. Smith cho rằng: "Có được căn cứ để hỗ trợ cho Nhật Bản tuần tra cũng phải được xem xét", "Nhật Bản cần tiếp tục bảo đảm phòng thủ quần đảo khổng lồ của mình. Điều quan trọng nhất là phải tăng cường năng lực an ninh trên biển". Hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Trong tương lai, điều này ở mức độ rất lớn tùy thuộc vào việc Trung Quốc có muốn kiềm chế tham vọng của họ hay không, gần đây, yêu sách chủ quyền đảo đá (vô lý, phi pháp của Trung Quốc) đã gây ra sự hoang mang cho Philippines và Việt Nam. Hiện nay, điều này xem ra không có khả năng lắm, sau khi tàu cảnh sát biển Trung Quốc đâm va 3 tàu cá Philippines gần đây, Trung Quốc rõ ràng đã bắt đầu tìm cách đoạt lấy lãnh thổ tranh chấp khác. Smith cho rằng: "Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, xung đột ở trên biển, đảo tranh chấp và khu vực xung quanh, cấp thiết cần xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, nhưng Bắc Kinh vẫn không chấp nhận đề nghị xây dựng cơ chế liên quan". "Nếu tiếp tục như vậy, các nước châu Á sẽ đơn phương hoặc hợp tác với những láng giềng có động cơ tương tự để bảo vệ lợi ích của mình". ======================== Trong chủ đề "Những vấn đề và tiên tri năm Ất Mùi 2015", lão Gàn đã phán rằng cái tình hình rất chi là tình hình. Nhưng lăm lay chưa có oánh nhau. Tuy nhiên vào lửa cuối lăm trở đi thì cái tình hình rất là căng thẳng ở cả Hoa Đông và bể Đông.1 like
-
Hệ thống luận điểm của tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, rất rõ ràng và hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Việt tộc là hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất. Nền văn minh này đã bị hủy diệt bởi một thiên tai khủng khiếp gọi là nạn Đại Hồng Thủy, từ khoảng 10. 000 năm cách ngày nay. Không chỉ Việt tộc, mà còn nhiều dân tộc khác cũng còn tồn tại rải rác trên thế giới sau Đại Hồng thủy. Nhân loại bị thoái hóa và phải bắt đầu lại từ đầu cho lịch sử của nền văn minh hiện tại. Những Kim tự tháp và đồ hình Âm Dương Lạc Việt rải rác khắp thế giới, cùng với những di vật khảo cổ tìm được đã xác định điều này trong giả thuyết về một nền văn minh toàn cầu bị hủy diệt; vì đó chính là sản phẩm của nền văn minh này - trong đó có thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về sở hữu của Việt tộc.Giả thuyết này không phủ nhận hoàn toàn giả thuyết "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" hiện đang rất phổ biến trong giới khoa học. Mà chính giả thuyết "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" sai về tính thời gian được mô tả trong chính nội hàm của nó. Khiến cho nó mâu thuẫn với thực tế qua các di vật khảo cổ tìm được. Việt tộc thuở ban đầu sống rải rác ở cả Bắc và Nam Dương tử. Hơn 5000 năm cách ngày nay, một số dân tộc phát triển ở thượng lưu sông Hoàng Hà đã tấn công Việt tộc ở Bắc Dương tử. Sự kiện này được mô tả trong truyền thuyết Hoàng Đế chống Suy Vưu và các truyền thuyết của Việt tộc còn lại trong văn hóa truyền thống Việt. Một bộ phận của Việt tộc đã rút xuống Nam Dương Tử, kết hợp với những bộ phận khác sống ở đây - thành lập nên quốc gia Văn Lang. Đây chính là quốc gia đầu tiên của Việt tộc với danh xưng văn hiến. mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm là tính từ thời điểm này (2879 BC- 2015 AC). Về tổ chức hành chính của quốc gia văn Lang: lúc đầu chia thành 15 bộ, có biên giới Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải. 15 bộ của quốc gia Văn Lang tương đương 15 thành bang có quyền tự trị về kinh tế và hành chính. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc Hầu, có Lạc Tướng phụ trách quản lý về hành chính và quân sự (Tương tự như Tể tướng của mỗi bang). 15 bộ Văn Lang bầu ra một thành bang chủ quản. Đứng đầu bộ chủ quản gọi là Lạc Vương, còn có danh xưng là Hùng Vương - vị vua mạnh nhất. Tùy theo nhu cầu kinh tế, chính trị và ngoại giao, hoặc khả năng cống hiến trên nền tảng tri thức của lãnh đạo các bộ, mà vào từng thời điểm các lãnh tụ của 15 bộ lại họp lại để bầu ra bang chủ quản. Đó là nguyên nhân để có 18 thời Hùng Vương tồn tại trong lịch sử 2622 năm trong lịch sử Việt tộc. Một trong những dấu chứng của sự kiện này là vào thời Hùng Vương thứ VI, sau khi để mất một phần lãnh thổ và giặc Ân phá hoại đất nước, 15 bộ Văn Lang đã họp lại và bầu một bộ khác làm nên thời Hùng Vương thứ VII. Một trong những dấu chứng của cuộc tranh cử ấy, đã để lại cho truyền thống văn hiến Việt chính là cặp bánh chưng, bánh dày trong những ngày lễ Tết truyền thống hàng năm. Những bộ trong quốc gia Văn Lang là những thành phần trong một tập hợp quốc gia, nên gọi là con, bang chủ quản gọi là cha trong truyền thuyết. Sự chểnh mảng trong cuộc giữ gìn và bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng, là nguyên nhân để vị vua cuối cùng của thời Hùng Vương thứ VI, bị loại khỏi Tổ miếu và thờ ở ngoài. Về thành phần các dân tộc của quốc gia Văn Lang chủ yếu là dân tộc Việt - còn gọi là dân tộc Kinh, hoặc Bách Việt - nhưng còn rất nhiều thành phần các dân tộc khác chung sống. Thí dụ như dân tộc Nhật Bản, Tày Thái, Mường.... Đây chính là nguyên nhân để có các hình thức văn hóa giống nhau giữa các dân tộc Việt Thái và cả các dân tộc khác, mà bài viết được trích dẫn ở trên đề cập. Về hình thái ý thức thượng tầng của quốc gia Văn Lang chủ yếu dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ hành với bản hiến pháp nổi tiếng "Hồng Phạm cửu trù". Trên cơ sở này các hình thái ý thức thống trị chính là Lễ, Đức và Pháp trị. Tức "Tam Dương khai thái". Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội trải dài 2622 năm đã khiến cho mô hình tổ chức hành chính của quốc gia Văn Lang không còn phù hợp với xã hội đương thời. Chính quyền trung ương không còn đủ sức chi phối toàn bộ các bộ dưới quyền. Đất nước bị xâm lược bởi các quốc gia cuối thời Chiến quốc thuộc nhà Chu. Điền hình là nhà Tần với tướng Đồ Thư. Một lãnh tụ địa phương thuộc dân tộc khác trong quốc gia Văn lang đã nổi lên chống Tần thành công và trở thành một bộ hùng mạnh của quốc gia Văn Lang và không tuân thủ chính quyền trung ương. Nội chiến đã xảy ra. Đức Tản Viên Sơn Thánh đã khuyên vua Hùng trao quyền cho Thục Phán. Điều này phù hợp với tổ chức của quốc gia Văn Lang là trao quyền cho lãnh tụ của bộ phụ thuộc có công, nhưng Thục Phán không thuộc Việt tộc. Đây chính là hình ảnh con rể trong truyền thuyết "Sơn tinh, Thủy tinh". Cùng lúc này nhà Tần suy yếu và Triệu Đà nổi lên thành lập quốc gia Nam Việt. Chính vì trách nhiệm của vương triều chính thống tiếp nối, nên Thục Phán phải có trách nhiệm thống nhất quốc gia. Đó là nguyên nhân cuộc chiến giữa Triệu Đà và Thục Phán. Nam Việt Vương Triệu Đà chiến thắng và thống nhất quốc gia Văn Lang xưa , trở thành triều đại chính thống của Bách Việt bên bờ nam sông Dương tử với một nền văn hóa phi Hán. Trong quá trình xâm lược từ Bắc phương, đại bộ phận Việt tộc từ nhiều bộ của Văn Lang đã rút dần về Bắc Việt Nam ngày nay. Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt ở Bắc Việt Nam đã hưng quốc và thánh lập nên quốc gia Đại Việt tiếp tục truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến tính đến ngày nay. Thưa quý vị. Trên đây, tôi chỉ tóm tắt diễn biến lịch sử của quốc gia Văn Lang và tôi đã chứng minh từng sự kiện qua nhiều bài viết trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và qua cách sách đã xuất bản. Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng thì tôi có thể khẳng định rằng: Giả thuyết đã trình bày của tôi thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học đến từng sự kiện và ngày càng chứng tỏ sự đúng đắn của giả thuyết này với những phát hiện mới nhất trong lịch sử về mọi ngành và các vấn đề liên quan trên mọi phương diện. Kể cả việc khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương nhân danh khoa học và xác định thuyết Âm Dương ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước có cội nguồn thuộc về Việt tộc. Còn tất cả mọi giả thuyết khác liên quan đến cội nguồn Việt tộc đều không thỏa mãn mang tính hệ thống, nhất quán và không hoàn chỉnh, chưa nói đến tính cục bộ và chủ quan của những giả thuyết đó. Còn việc phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chỉ là sản phẩm của thứ tư duy "Ở trần đóng khố", hoàn toàn phản khoa học. Một bạn trên facebook đã cho tôi đường link bài viết trên web Người Lao Động và đề nghị tôi có ý kiến. Vì người bạn này tôi đã trình bày như trên. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị. PS: Xin được miễn tranh luận cho những ai chưa tìm hiểu thấu đáo những luận cứ của tôi mà đã vội vàng phản bác.1 like
-
Quan điểm của tôi rất rõ ràng: Một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, nhất quán và hoàn chính, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Bài viết trên thể hiện những quan điểm về cội nguồn Việt tộc của nhiều tác giả - trừ Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhưng không một luận điểm nào đủ sức thuyết phục và vượt trội, vì đều không phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại mà tôi đã trình bày ở trên.1 like
-
"Trung Quốc vẫn sẽ đối đầu Shinzo Abe, Mỹ tăng cường hợp tác với Việt Nam" Hồng Thủy 18/02/15 11:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Một số nước láng giềng Trung Quốc lo lắng tự hỏi, nên kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ hay chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc? Trung Quốc không hài lòng cục diện Biển Đông, tích lũy khả năng thay đổi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh tháng 11/2014. CNN ngày 16/2 bình luận, trên sân khấu chính trị quốc tế Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đã nổi lên như một nhân vật lớn kể từ khi ông lên nắm quyền tại quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2012. Ông Bình 61 tuổi được coi là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Với ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng trưởng 2 con số môi năm, là người đứng đầu bộ máy chính quyền và quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình đã không hề "nhút nhát" trong việc phô trương sức mạnh quân sự của quốc gia này, bao gồm các vũ khí tiên tiến nhất như tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới. Trung Nam Hải nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu cho Trung Quốc khi chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama bị phát hiện rằng, một loạt vấn đề trong nước và quốc tế khác đang bủa vây, ràng buộc Nhà Trắng. Chiến lược xoay trục sang châu Á nổi tiếng của Obama đã bị gián đoạn, nhà phân tích chính trị lâu năm Willy Lam từ đại học Trung Quốc ở Hồng Kông bình luận. Tuy nhiên ông Obama vẫn quan tâm tới việc khẳng định uy quyền của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Việt Nam, Philippines và Ấn Độ để tạo thành bánh xe kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Willy Lam cho biết. Thời Ân Hoằng, một giáo sư đại học Nhân dân từ Trung Quốc dự đoán, đối đầu ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington là một viễn cảnh đáng lo ngại. Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên trong tháng 9 tới, và chính phủ Mỹ sẽ phải quyết định xem có chấp nhận được lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương hay không, ông Hoằng cho biết. Cái gọi là "lợi ích chiến lược" này theo CNN bao gồm cả nhóm đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát trên biển Hoa Đông. Quan hệ ngoại giao giữa hai đối thủ lịch sử giờ đã trở nên xấu đi rất nhiều. Vì lo ngại gia tăng các vụ xung đột quân sự tiềm ẩn, Tập Cận Bình cuối cùng cũng đồng ý tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh năm ngoái. Đây là lần gặp gỡ đầu tiên của 2 ông kể từ khi lên cầm quyền. Một bức ảnh nổi tiếng chụp lại khoảnh khắc Tập Cận Bình bắt tay Shinzo Abe với ánh mắt của chủ nhà lảng đi nơi khác, không hề nhìn vào khách. Hai nguyên thủ lúng túng bắt tay trước một biển ánh sáng flash của cánh phóng viên, những người đã chứng kiến rõ nhất sự lạnh lẽo giữa nguyên thủ 2 nước Trung - Nhật. Thời Ân Hoằng cho rằng, chính phủ 2 nước Trung - Nhật đã nối lại một cố cuộc đàm phán, đó là sự tiến bộ đáng kể. Nhưng Trung Quốc sẽ vẫn đối đầu với Thủ tướng Shinzo Abe trong khi nói chuyện với ông, Bắc Kinh sẽ kết hợp cả hai yếu tố, Thời Ân Hoằng cho biết. Trong khi các quan chức ngoại giao tiếp tục công việc đối thoại, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng căn cứ hải quân ở một hòn đảo gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc dường như còn áp dụng một cách tiếp cận tương tự như ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh (lao vào) tranh chấp lãnh thổ gay gắt với một số nước láng giềng Đông Nam Á. Một mặt Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt căng thẳng, nhưng mặt khác vẫn cứ nỗ lực thúc đẩy tuyên bố lớn hơn ở Biển Đông, Willy Lam bình luận. Điều này khiến "một số nước láng giềng Trung Quốc lo lắng tự hỏi, nên kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ hay chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc?" ======================= Chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc với nội dung của cụm từ "chấp nhận thỏa hiệp" là một cách dùng từ sai. Bởi vì bản chất của vấn đề không phải là một thỏa hiệp mang tính ngoại giao, mà là chấp nhận tất cả biển đảo trên biển Đông thuộc về Trung Quốc trong cái biên giới bất hợp lý (*), quen gọi là "đường lưỡi bò". ======================= * PS: Phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Nguyễn Văn Trọng tại Cafe Trung Nguyên xác định tính bất hợp lý là nội dung của những lý thuyết khoa học hiện đại. Đúng là "dốt nát cộng với nhiệt tình thành phá hoại".1 like
-
Trung-Hàn-Mỹ đánh cờ quyết liệt về phòng thủ tên lửa Đông Bình 20/02/15 09:09 Thảo luận (0) (GDVN) - Cuộc chiến cân não triển khai liên quan đến hệ thống THAAD của ba nước Hàn-Mỹ-Trung đã, đang và sẽ diễn ra quyết liệt, Hàn Quốc cũng cần tới THAAD. TQ chính thức phản đối Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc Mỹ gấp rút xây dựng căn cứ Guam để ứng phó Trung Quốc Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có ảnh hưởng gì? TQ rất sợ Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn ở Hàn Quốc Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 2 dẫn báo chí Hàn Quốc đưa tin, ngày 13 tháng 2, tại cuộc họp báo thường lệ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Cappi đã nói đến vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở bán đảo Triều Tiên, cho biết "hoàn toàn không tiến hành bất cứ thảo luận nào với Hàn Quốc", từ đó đã phủ định tuyên bố "hai nước Hàn-Mỹ đang tiếp tục tiến hành bàn bạc" do ông đưa ra vào ngày 10 tháng 2. Tờ "JoongAng Ilbo" Hàn Quốc ngày 16 tháng 2 cho hay, trong tuyên bố của người phát ngôn có thể nhìn thấy, cuộc chiến cân não triển khai liên quan đến hệ thống THAAD của ba nước Hàn-Mỹ-Trung không thể nói là không quyết liệt. Ngày 4 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo tổ chức hội đàm. Triển khai THAAD không phải là vấn đề chính thức, nhưng ông Thường Vạn Toàn đã bày tỏ lo ngại đối với vấn đề này. Mỹ hy vọng thông qua triển khai hệ thống THAAD ở bán đảo Triều Tiên, đạt mục đích phòng thủ CHDCND Triều Tiên và kiềm chế lâu dài Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc không thể "cho phép" Mỹ triển khai mạng lưới radar ở trước mặt để tiến hành giám sát. Trong khi đó, Hàn Quốc nằm giữa hai nước lớn. Ngoại giao chính trị hệ thống THAAD là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình Đông Bắc Á trong thế kỷ 21. Theo bài báo, nhìn một cách đơn giản, hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao 150 km trở lên. Để đánh chặn có hiệu quả tên lửa có tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh trở lên, cần phải có hệ thống tiên tiến, đó là hệ thống tổng hợp có thể quan sát nhanh hơn (radar, vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm) và phân tích đường đạn tức thời (tháp quản lý, kiểm soát tác chiến), tiến hành đánh chặn (tên lửa). Tóm lại, hệ thống THAAD là hệ thống gồm cả "mắt", "đại não" và "nắm đấm". Theo bài báo, tranh cãi về hệ thống THAAD bắt đầu từ tháng 6 năm 2014, khi đó Tư lệnh liên hợp Hàn-Mỹ Scaparrotti đã đưa ra tuyên bố "cần tiến hành phòng thủ đối với tên lửa của CHDCND Triều Tiên". Đây là do CHDCND Triều Tiên đã có khả năng thu nhỏ vũ khí hạt nhân, đồng thời sở hữu tên lửa (tên lửa Taepodong-2, tầm bắn đạt 10.000 km trở lên) có thể tấn công lãnh thổ Mỹ, vì vậy Mỹ buộc phải tiến hành phòng thủ. Bài báo dẫn nguồn tin từ nhà cầm quyền Quân đội Hàn Quốc cho biết, "xét tới năng lực của CHDCND Triều Tiên, nếu tên lửa rơi ở lãnh thổ Hàn Quốc, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng", "cần thiết tiến hành đánh chặn trên không, đồng thời giảm tổn thất đến mức thấp nhất". Đồng thời, nguồn tin này cũng cho hay, "công tác phát triển tên lửa đất đối không tầm xa (LSAM) và tầm trung (MSAM) tuy đang tiến hành, nhưng phải đến giữa thập niên 2020 mới có thể hoàn thành", "nhìn vào tình hình hiện nay, hệ thống THAAD là vũ khí phòng thủ có hiệu quả". Đối với bản thân Quân đội Hàn Quốc, trước khi bắt đầu phát triển được LSAM, MSAM vào giữa thập niên 2020, Hàn Quốc cũng cần tới hệ thống THAAD. Theo bài báo, nhưng, vấn đề nằm ở phản ứng của các nước láng giềng Hàn Quốc. Trung Quốc và Nga nhất trí cho rằng, hệ thống THAAD hoàn toàn không nhằm vào CHDCND Triều Tiên, mà nhằm kiềm chế họ, đây là do phạm vi giám sát của radar X-band trong hệ thống THAAD có thể đạt 4.000 km. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter là người thuộc phe cứng rắn khẳng định tính cần thiết của phòng thủ tên lửa (MD), do đó, những tranh cãi liên quan đến vấn đề triển khai hệ thống THAAD chắc chắn tiếp tục gay gắt. ===================== Không có vấn đề "đánh cờ quyết liệt về vấn đề phòng thủ tên lửa". Mà chỉ có quyết định cuối cùng của Hoa Kỳ sẽ như thế nào. Ít nhất về mặt lý thuyết, ngài Uông Dương phó chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ thế giới và Trung Quốc ủng hộ những quyết định toàn cầu của Hoa Kỳ. Vậy thì cũng về lý thuyết, nếu Hoa Kỳ cần triển khai THAAD ở Hàn Quốc sẽ chỉ là chuyện lặt vặt. Người Trung Quốc với tầm tư duy rất tiểu tiết, cứ tưởng rằng với phát biểu của ngài Uông Dương sẽ xóa đi sự đối đầu với Hoa Kỳ?! Còn lâu - thưa quí vị! Giá như trước 10/ 3 Quý Tỵ Việt lịch là hạn chót mà lão Gàn đã nói đến, mà người Trung Quốc thay đổi sách lược của mình thì lịch sử sẽ thay đổi. Nhưng từ đó đến nay đã gần hai năm. Trong Lý học Đông phương chỉ cần sau một giờ mọi chuyện đã muộn màng. Huống chi là hai năm đã trôi qua. Lão Gàn khuyên tất cả các siêu cường có đóng góp những nhà khoa học và phương tiện vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước", hãy sòng phẳng với cội nguồn Việt sử. Nếu không thì sự chứng nghiệm của những lời tiên tri của Notradamus và Vanga sẽ chứng nghiệm. Nhưng ngay cả với thiện chí đó, cũng phải có giới hạn của nó: Đó là nó phải xảy ra trước 10/ 3 Ất Mùi Việt lịch. Sau ngày đó ngay cả thần thánh cũng bó tay. Lão Gàn chỉ chém gió trong cái lò gạch làng Vũ Đại. Tất nhiên chẳng ảnh hưởng gì đến tình hình thế giới. Nhưng hy vọng mong manh rằng: nếu được chú ý của quý vị có trách nhiệm thì cũng là điều may mắn đấy.1 like
-
Nguyễn Hưng Hôm nay, xem kỹ lại chi tiết bài viết này thì thấy một đoạn nói về ông Dương Trung Quốc. Ông cũng xác định rằng: Đề cập đến lịch sử cuộc chiến 1979 chỉ là mô tả một chân lý và không phải kích động hận thù. Mặc dù nó là một cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt. Cảm ơn ông cũng có nhận định như vậy. Ấy thế mà khi tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chỉ thuần túy mô tả cội nguồn văn minh và nguồn gốc lịch sử của một dân tộc - cách đây hàng thiên niên kỷ - thì không thiếu gì những kẻ dốt nát dọa rằng: các tác phẩm chứng minh cho một chân lý về cội nguồn dân tộc sẽ gây chiến tranh Việt Nam và Trung Quốc đấy?! Vậy thì những lập luận này của đám dốt nát - hay cố tình cản trở - lại mô tả sự sòng phẳng với lịch sử như là một sự kích động hận thù đấy ông ạ. Họ khen tôi và những ai chứng minh cho chân lý là "có tinh thần yêu nước". Vậy phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là có "cơ sở khoa học" chăng? Nếu đúng như vậy sao không dám đối thoại? Khi đám dốt nát, nhao nhao phủ nhận cội nguồn lịch sử Việt tộc, không đủ khả năng phản biện tôi thì còn có màn khuyên chân thành là tôi nên thận trọng với độc tố khi ăn, hoặc lưu ý an toàn giao thông nữa đấy ông ạ. Vậy theo ý cá nhân ông: Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi có gây kích động hận thù giữa hai dân tộc Việt Trung không? Tôi dừng lại ở đây, vì không muốn phân tích và bàn sâu hơn, gây khó cho ông. Vì dù sao tôi cũng có phần cảm tình với ông. ======================== PS: Hôm nay tôi thành thật mà nói rằng: Phủ nhận hệ thống luận điểm của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, dù từ bất cứ góc độ nào cũng là điều không tưởng. Nếu "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử, ngại tranh luân vì sợ lòi cái dốt nát thì tốt nhất nên mặc nhiên công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và ghi nhận trong các sách giáo khoa. Lúc ấy, tôi tuy tài hèn cũng sẽ gọi là đóng góp phần nhỏ bé trong việc cải cách giáo dục Việt Nam. Còn muốn chính danh thì tổ chức một cuộc hội thảo công khai xác định cội nguồn Việt sử.1 like
-
Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng 17/02/2014 01:00 GMT+7 Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không thể quên lãng. Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm/Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù/Trung Quốc phải thừa nhận/Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng/Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng LTS:Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mở đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979, Tuần Việt Nam ghi nhận ý kiến của các học giả, tướng lĩnh quân đội, nhân chứng… về nguyên nhân, diễn biến quanh cuộc chiến và bài học rút ra cho mối quan hệ Việt – Trung trong hiện tại. Ảnh: Mạnh Thường Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an: Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm - Sau 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông, chúng ta cần vạch ra rõ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử như thế nào? Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh. Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu 1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa. Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO Còn cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ bắt đầu rút quân – PV), ta đã đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cõi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ. -Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN? Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009. Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này. Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc. Nó hoàn toàn khác và không liên quan gì đến kích động chủ nghĩa dân tộc cả. Nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong SGK và cũng tưởng niệm hàng năm. Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong khi hiện họ là đồng minh của nhau. Đối với VN, việc kỷ niệm những sự kiện như chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, chiến thắng Điện Biên Phủ, thống nhất đất nước 1975, CTBG 1979… chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đã chiến đấu bảo vệ đất thiêng. Và cũng là để hun đúc cho họ ý chí quật cường yêu nước. -Vậy chúng ta cần có hành động gì để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979, và ghi tạc công lao của những người đã ngã xuống vì đất nước? Có một số việc cần làm: Đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng chiến khác. Muộn còn hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…). Tổ chức kỷ niệm trang trọng chiến thắng oanh liệt này. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến. Lên tiếng để thế giới hiểu -Từ những nghiên cứu của bản thân, xin ông cho biết dư luận thế giới nhìn nhận thế nào về bản chất cuộc chiến 1979, và về TQ trong cuộc chiến tranh này? Cuộc xâm lược của 60 vạn quân TQ trên toàn tuyến biên giới VN có bằng chứng rõ ràng, được ghi âm, ghi hình, cả thế giới biết và hầu hết đều có cái nhìn thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN. Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của TQ. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của TQ khi đó. Trong khi hơn 20 năm nay chúng ta không tổ chức kỷ niệm CTBG 1979 thì bạn bè tôi đã tập hợp được ở TQ vào những năm kỷ niệm chẵn, họ làm rất rầm rộ. Có hàng 500 – 700 bài báo với tiêu đề kiểu “Chiến công oanh liệt của Quân Giải phóng Nhân dân TQ phản công quân VN xâm lược”, “Quân xâm lược VN đã phải trả bài học đắt giá”, v.v… Một sự xuyên tạc, đổi trắng thay đen. Còn chúng ta? “Gieo cái gì thì gặt cái đó”, khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, thì thế giới làm sao bày tỏ sự ủng hộ? -Qua sự kiện CTBG 1979, theo ông có bài học quan trọng nào chúng ta cần rút ra? Qua cuộc chiến tranh này, chúng ta phải nhận thức được bản chất của lãnh đạo TQ. Về bản thân người dân TQ, tôi nghĩ về cơ bản là hòa hiếu, muốn giao hảo, hữu nghị với VN. Là một nước láng giềng chung đường biên giới 1.450 km với chúng ta, không thể không hiểu họ. Với tập đoàn lãnh đạo TQ vào thời kỳ 1979 và ít ra trong khoảng 10 năm sau đó, toàn bộ hệ thống lý luận Mác - Lê nin không có điểm nào biện minh cho việc lãnh đạo nước này xâm lược VN – một quốc gia trong hệ thống XHCN cả. Qua cách xâm lược đó, tập đoàn lãnh đạo TQ cho thấy họ là ai? Họ theo Chủ nghĩa Mác hay theo Chủ nghĩa bá quyền nước lớn? Quan hệ 16 chữ vàng hay cái gì đi nữa cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”. -Có một thực tế mà chúng ta đều hiểu, VN là một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn như TQ, vậy chúng ta cần một triết lý ứng xử thế nào cho phù hợp? Đây là một bài toán khó với hầu hết các nước trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn Canada, Mexico… khi ở cạnh Mỹ, hay các nước nhỏ xung quanh Nga. Tất nhiên mức độ không như ta ở cạnh TQ. Trong trường hợp này, tôi thấy có thể dẫn ra 1 câu nói của ông Lý Quang Diệu, mà tôi coi như một trong những câu hay nhất thế kỷ. Đại ý rằng thời nào cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. Vì thế Singapore phải biến thành một con cá bé độc, để không ai dám ăn, ăn là chết. Đó cũng là một gợi ý tốt cho VN. Nhưng làm như thế nào, câu trả lời thuộc về những nhà lãnh đạo! Mỹ Hòa (thực hiện) Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Ảnh tư liệu Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử. Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó. Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc. Làm việc với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng tình với đề xuất của GS Phan Huy Lê rằng phải đưa mạnh dạn, đầy đủ hơn nữa những tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa đã được kiểm chứng vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ. Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống . Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay. Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp. Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ. Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau. Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược. Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu. Lan Hương(ghi) Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979. Ảnh tư liệu Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng), Tư lệnh Quân đoàn 3: Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng Khi Trung Quốc tràn sang (với vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay), ta chỉ có Sư 3 Sao Vàng là chủ lực, còn lại là dân quân… Thời điểm đó quân chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng ta không có quân chủ lực thì có thể sẽ đánh nhanh, thắng nhanh. Song, tinh thần chiến đấu ý thức giữ vững độc lập chủ quyền của người dân Việt Nam rất cao, nên đã chặn đứng quân Trung Quốc ở biên giới. Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực thì sao? Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải tỉnh táo, khéo léo chớ gây ra chiến tranh. Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rõ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến này phải được công nhận là anh hùng, liệt sỹ. Dân tộc Việt Nam là dân tộc đời đời, bất di bất dịch nguyên tắc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Đó là bài học mà từ già đến trẻ đều phải nhớ. Dân tộc độc lập thì mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là không gì quý hơn độc lập tự do. Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân lòng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đã đưa ra xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh. Về đối ngoại thì thật khôn khéo, tỉnh táo, “lưỡi gươm thật sắc, nhưng bao giờ cũng phải sẵn sàng”. Làm sao cho thế giới hiểu, và đồng tình, giúp đỡ chúng ta. Làm sao cho họ thấy chúng ta là tấm gương độc lập tự do dân chủ, yêu chuộng hòa bình, xây dựng đất nước ngày càng phát triển. H.Vũ(ghi) Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Trung Quốc phải thừa nhận Việc xảy ra cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 do Tung Quốc phát động, nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc. Họ xứng đáng nhận sự lên án mạnh mẽ. Bởi vì dù cho có bất đồng quan hệ hai nước, TQ không thể mang quân đi đánh một nước láng giềng, từng là đồng minh của Trung Quốc, với một câu nói của Đặng Tiểu Bình là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó. Nhưng riêng năm nay, đúng ngày 4.1.2014, mạng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đăng một bài viết “Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung – Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 50 nghìn người”. Sau đó bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Tức là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm trong 20 ngày đầu tiên tổn thất về người của cả hai bên là như nhau, khác hoàn toàn với quan điểm trước đó là Trung Quốc đã thắng cuộc chiến tranh đó. Như vậy, đấy là sự thực mà trước đây họ che giấu nhân dân Trung Quốc, và họ cuối cùng phải thừa nhận rằng đây là cuộc chiến tranh rất đẫm máu. H. Phan(ghi) Xe tăng Trung Quốc bị ta bắn hạ tại Cao Bằng, sáng 17-2 - Ảnh: Mạnh Thường Đạo diễn Trần Văn Thủy: Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng Năm 1978, trở về từ Liên Xô sau khóa học về đạo diễn, ông Trần Văn Thủy được giao làm phim về cuộc chiến tranh biên giới. Bộ phim có tên Phản Bội, được giải Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1986. Ông chia sẻ: Từ khoảng tháng 3/1978, đã bắt đầu có những dấu hiệu bất đồng. Linh tính mách bảo tôi: chiến tranh sẽ xảy ra, thời điểm đó có những vấn đề khác nổi lên như “nạn kiều”, Bắc Luân.. Tất cả các nhà làm phim tài liệu trong Nam ngoài Bắc đều được đưa lên vùng biên giới. Tình hình xấu đi rất nhanh và cuộc chiến đã xảy ra. Tôi được phân công làm bộ phim tài liệu rất dài, gần 3 tiếng, dài nhất trong lịch sử phim tài liệu Việt Nam, sau này được đặt tên là Phản Bội. Nỗi mất mát đau đớn của đồng bào 6 tỉnh phía bắc… Với số đông người Việt Nam, họ sững sờ và kinh hoàng không thể tưởng tượng được. Từ Lào Cai sang Cao Bằng, Lạng Sơn… chúng tôi đã chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện vô cùng đau đớn. Luận bàn về cuộc chiến này cần nhiều giấy mực, thời gian và cả sự ngay thẳng. Tính từ thời điểm đó đến nay đã mấy chục năm, nhưng vết đau ấy vẫn không thể xóa. Nếu ngày hôm nay, vì bất cứ lý do gì, mà ta lãng quên đi những con người đã ngã xuống trong một cuộc chiến cực kỳ vô lý và tàn bạo ấy, sẽ là một tội lỗi vô cùng lớn. Tôi đã nói điều này trong cuốn Chuyện nghề của Thủy. Bộ phim Phản bội khi đó được đón nhận hào hứng. Vào thời điểm đó, nó phù hợp với thái độ của người dân Việt Nam về chuyện chủ quyền đất nước, và sự phẫn nộ với cuộc chiến tàn bạo. Người xem bất ngờ và đồng tình về sự hấp dẫn, độ chính xác về lịch sử và những vấn đề đặt ra. Có thể nói trong tất cả những bộ phim của tôi chưa từng làm có sự đồng thuận của tất cả mọi người, mọi cấp như thế. Bộ phim đã được chiếu rất nhiều lần, ở nhiều nơi, được nhận giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980. H. Hường(ghi) Nhóm thực hiện: Mỹ Hòa - Lan Hương - H.Vũ - H.Phan - H.Hường ============================ Tôi hy vọng lời huấn ngôn của nguyên Phó Chủ Tịch nước bà Nguyễn Thị Bình sẽ là câu trả lời cho những ai quan niệm rằng việc chứng minh cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là việc châm ngòi nổ cho chiến tranh ở biển Đông. Đó hoàn toàn là một việc sòng phẳng với lịch sử.1 like
-
1. Tình cảm vợ chồng vẫn tốt. 2. Công việc năm mới sẽ có những hướng phát triển tốt tuy co chật vật, nhưng co quý nhân giúp đỡ. Lợi khá. Thiên Đồng1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
"Tôi mong có được chiến lược đổi mới và phát triển giáo dục thật khoa học" Xuân Trung 19/02/15 10:41 Thảo luận (0) (GDVN) - “Giáo dục ĐH nói riêng, giáo dục nghề nghiệp nói chung phải lột xác bằng một loạt giải pháp mà quan trọng trước hết là tự chủ hoá, xã hội hoá và quốc tế hóa" “Không được cho điểm 0 ngay cả khi sinh viên không làm được bài” Các trường Trung học phổ thông ráo riết chuẩn bị cho Thi quốc gia Điểm 0 (không) cũng là lợi thế của sinh viên LTS: Chưa bao giờ giáo dục đại học có cơ hội đổi mới như hiện nay khi mà các hành lang pháp lý đã dần được ban hành, trong đó đáng kể nhất là ra đời Điều lệ trường đại học trong năm 2014, tiếp đó là Điều lệ trường cao đẳng. Những dấu mốc quan trọng của giáo dục đại học trong năm vừa qua được khái quát lại, nhận định và chia sẻ dưới đây của GS. Trần Hồng Quân sẽ giúp chúng ta thấy được những điều còn đọng lại, những cơ hội và thách thức trong năm mới. Nhân dịp năm mới Ất Mùi 2015, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng gửi tới quý động giả những lời tâm sự chân thành và tâm huyết của Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, GS.Trần Hồng Quân về giáo dục đại học trong một năm vừa qua cũng như mong ước của ông về nền giáo dục đại học trong những năm tới. Lột xác trong năm mới! Thưa Chủ tịch, năm 2014 đã qua đánh dấu một năm nhiều sự thay đổi trong giáo dục, những thay đổi có tầm chiến lược được thể hiện trong các sự kiện giáo dục. Với Chủ tịch, ông có ấn tượng với điểm nhấn nào nhất? Chủ tịch Trần Hồng Quân: Thực ra cũng chưa có thay đổi gì nhiều. Tuy vậy , ấn tượng lớn đối với tôi là những biểu hiện quyết tâm của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết TƯ về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Chúng ta từng có nhiều NQ tốt về giáo dục, nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn, thường thiếu các giải pháp, nhất là thiếu các giải pháp ở tầm chiến lược, đó cũng chính do thiếu sự quyết tâm cao. Lần này tôi hy vọng nhiều. Chủ tịch Trần Hồng Quân. Chủ tịch cũng biết, năm 2014 Bộ GD&ĐT thống nhất gộp chung hai kỳ thi làm một. Đây được xem là bước đổi mới đột phá và nhiều người kỳ vọng vào đổi mới này. Với cá nhân Chủ tịch kỳ vọng gì nhất ở Kỳ thi quốc gia THPT? Chủ tịch Trần Hồng Quân: Tôi cũng nhận thấy trong năm qua Bộ GD&ĐT có nhiều cố gắng đổi mới. Tuy việc thay đổi thi cử là cần thiết nhưng không thể là giải pháp đột phá. Vả lại, phương án thi tốt nghiệp THPT cho năm 2015 là không hợp lý, sẽ nảy sinh tình trạng học lệch nặng nề ở cấp ba. Thưa Chủ tịch, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thường được xem là khâu cuối cùng của quá trình giáo dục, là bộ phận trực tiếp góp phần quan trọng để xây dựng sức mạnh trí tuệ và nguồn nhân lực của đất nước. Theo Chủ tịch, khâu cuối này hiện nay chúng ta làm tốt chưa và quan điểm của Chủ tịch về vấn đề này như thế nào? Chủ tịch Trần Hồng Quân: Hệ thống này đã có nhiều đóng góp lớn cho đất nước. Tuy nhiên, rất nhiều người đánh giá là khâu này làm chưa tốt, mà kết quả là nguồn nhân lực ta chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước, chưa nói đến tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp chưa có đủ động lực và nguồn lực để phát triển, lại chịu sự quản lý tập trung còn nhuộm màu bao cấp, sinh ra sự trì trệ không phù hợp với cơ chế thị trường năng động. Tìm các giải pháp đột phá phải nhằm giải quyết các vấn nạn này. Nguồn lực phát triển không chỉ và không phải chủ yếu là từ ngân sách nhà nước. Động lực phát triển không chỉ từ đòn bẩy kế hoạch tập trung ; quản lý không thể theo cách làm thay các cơ sở, "cầm tay chỉ việc", nhất nhất " xin - cho". Phải thấy và tin rằng các cơ sở đào tạo có dồi dào năng lực sáng tạo và không thiếu tinh thần trách nhiệm trước xã hội, nếu họ được trao quyền tự chủ thật sự. Giáo dục đại học nói riêng, giáo dục nghề nghiệp nói chung phải làm một cuộc lột xác bằng một loạt giải pháp mà quan trọng trước hết là tự chủ hoá, xã hội hoá và quốc tế hoá. Phải xác định rõ ràng nội hàm các khái niệm này, xác định rõ mức độ và lộ trình thực hiện hợp lý các chủ trương chiến lược ấy và kiên quyết triển khai. Ta đã quá chậm, đã uổng phí quá nhiều thời gian rồi, không nên do dự nữa. Mong muốn một chiến lược đổi mới giáo dục khoa học Năm 2014 là dấu mốc quan trọng cho các trường đại học, cao đẳng là ra đời Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, việc ra đời này có ý nghĩa như thế nào cho sự phát triển? Chủ tịch Trần Hồng Quân: Hiệp hội sẽ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động theo phương thức vận động, là một cơ chế bổ sung bên cạnh cơ chế quản lý nhà nước để góp phần điều tiêt hệ thống GD ĐH và CĐ nước ta. Hiệp hội phấn đấu luôn luôn đi vào hàng đầu về tư duy đổi mới, tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc thực hiện NQ TƯ 29 và quyết tâm chiến lược của Chính phủ. Tuy nhiên cũng không nên kỳ vọng quá nhiều vào Hiệp hội. Dù sao Hiệp hội cũng chỉ có thể tác động ở tầm mức của một đoàn thể mà thôi. Trong khí thế mới, Chủ tịch mong muốn gì nhất nhất đối với giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong năm 2015? Với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam?Chủ tịch Trần Hồng Quân: Mong muốn nhiều lắm. Tôi mong muốn có được một chiến lược đổi mới và phát triển giáo dục thật khoa học, bao gồm một hệ thống quan điểm đúng đắn, các mục tiêu hợp lý và khả thi, và một loạt giải pháp sáng tạo để thực hiện. Trước hơn tất cả, tôi mong muốn có được các chủ trương mang tính đột phá làm chuyển động cả hệ thống giáo dục đại học, bắt đầu khởi động từ 2015. Riêng với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, báo đã trưởng thành nhanh chóng về nhiều mặt. Tôi mong rằng Báo sẽ vững mạnh hơn về nội dung giáo dục để đóng góp hiệu quả hơn nữa cho sự nghiệp chung. Xin chúc tất cả anh chị em trong toà soạn nhiều sức khoẻ, nhiều thắng lợi trong năm mới. Trân trọng cảm ơn Chủ tịch./. ======================= Phó thường dân dự khuyết hạng hai Nam Bộ như tôi, mà đi bàn chuyện lớn thiên hạ, e không khỏi buồn cười và bị hoài nghi, theo kiểu "có mục đích gì?" và "hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay"... Bởi vậy, lão Gàn bát sách không bàn. Nhưng nếu các vị đẳng cấp lùng bùng, học vị ngất ngưởng, uy tín học thuật đầy mình, như vị giáo sư được phỏng vấn trong bài báo trên, chịu khó suy xét thì sẽ thấy rằng: Việc đổi mới giáo dục Việt không phải từ bây giờ, mà nó có từ hơn 20 năm nay. Đủ các thể loại ý kiến đóng góp toàn từ đúng trở lên; nào là mô tả hiện tượng, phân tích nguyên nhân, đề ra giải pháp... rất ồn ào, từ nhiều góc nhìn trong nước và thế giới; từ quán cóc vỉa hè đến các cuộc hội thảo Hàn lâm....vv....những vẫn không có kết quả (*). Đến hôm nay vẫn thấy bàn trên báo chí và có lẽ lại tiếp tục bàn cho đến ...khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được tôn vình. Một giáo sư vật lý lý thuyết được coi là hàng đầu - ông Nguyễn Văn Trọng - đã phản biện hệ thống luận cứ chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến - tại cafe Trung Nguyên, rằng: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý. Ngoại trừ toán học và vật lý cổ điển Newton". Vậy xin thưa với các quí vị giáo sư khả kính: Vậy quý vị định cải cách giáo dục trên "cơ sở khoa học" nào? Căn cứ vào lý thuyết khoa học cổ điển hay lý thuyết khoa học hiện đại, khi nó không cần tính hợp lý? Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên lão Gàn phát biểu từ gần 10 năm trước: Sẽ không thể có một cuộc cải cách giáo dục nào thành công khi chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến còn chưa được sáng tỏ. Hôm nay, nhân ngày mùng một Tết Ất Mùi, tôi xin nói luôn rằng: Sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử, còn là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của toàn bộ nền văn minh hiện nay. Nói cho có vậy, tôi không tin rằng có ai đó hiểu được điều này. ======================= * Về mặt công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, theo tôi trừ một vị là giáo sư Hoàng Tụy.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Minh triết mùa xuân Xuân Dương 19/02/15 00:08 Thảo luận (0) (GDVN) - Mỗi năm bắt đầu bằng mùa xuân, cuộc đời bắt đầu bằng tuổi trẻ, điều này đông tây kim cổ ai cũng thừa nhận. Người Việt đón năm mới theo lịch mặt trăng, người phương tây đón năm mới theo lịch mặt trời. Ở bắc bán cầu, tuyết vừa tan là đã hoa nở, cây cối ra hoa trước khi ra lá bởi sự ngắn ngủi của xuân, hè. Ở gần xích đạo như nước ta, cây cối bốn mùa xanh lá nhưng mùa xuân vẫn là mùa đâm chồi nảy lộc. Sự khác biệt Đông-Tây không phải chỉ ở cái cách cây cối chào đón mùa xuân mà còn ở cách mà người ta gọi tên Tổ Quốc, người Tây gọi Tổ Quốc là MotherLand nghĩa là “Đất Mẹ”, người Việt gọi Tổ Quốc là “Đất Cha Ông”. Có một điều cả Đông và Tây đều thống nhất ấy là “mọi nơi đều tốt nhưng nhà mình là tốt nhất”. Suy rộng ra, người Việt dù là sống ở Tây hay Tầu, không đâu bằng mảnh đất cha ông thấm đẫm máu xương, mồ hôi và nước mắt. Nước Việt ta từ thời cổ xưa, tên nước đã gồm hai, thậm chí là ba từ như Văn Lang, Đại Việt, Đại Cồ Việt, Vạn Xuân… khác với người láng giềng phương Bắc tên nước ngày xưa chỉ gồm một từ như Tề, Lỗ, Sở, Triệu… Ngược lại các địa danh cổ của người Việt đa số chỉ gồm một từ như Sủi, Lim, Bần, Sặt, Kép, Láng, Vôi,… hay tên sông như Hồng, Lô, Đáy, Nhuệ, Lam, Hương… trong khi tên sông của người Hoa phần nhiều lại gồm hai từ như Hoàng Hà, Dương Tử, Trường Giang, Hoàng Phố… Con người chào đời bằng tiếng khóc, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ra đời trong nước mắt, khi hàng triệu người Việt bị nạn đói cướp đi sinh mạng. Bốn mươi năm từ ngày đất nước nối liền một giải, tuy chưa thể nói “giang sơn thu về một mối” nhưng hình dáng một đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Cụ Hồ bắt đầu thấy rõ. Nhớ lại những ngày tháng 2 năm 1979, đứng trong chiến hào trên mặt trận Khánh Khê, Lạng Sơn chống quân xâm lược phương Bắc, chúng tôi chỉ có hạt bo bo luộc ăn với cà pháo mới thấy thành tựu về an ninh lương thực là điều kỳ diệu hơn cả trong truyện cổ tích. Hạt gạo của người Việt từ chỗ “bát cơm sẻ nửa” nay đã góp phần nuôi sống nhiều người trên khắp năm châu. An ninh lương thực có thể nói là thành tích duy nhất mà người Việt, dù mang bất kỳ quốc tịch nào cũng phải thừa nhận. Ảnh minh họa. Internet Mâm cơm cúng tổ tiên ngày tết, từ chỗ sang nhất là đĩa thịt gà với khoanh giò lụa giờ đây thêm cá, thêm tôm, thêm nấm hương, cua bể… Chỉ cần vài giờ đi chợ là không thiếu thức gì. Nói thế để nhớ lại một thời nuôi được con lợn bắt buộc phải bán cho hợp tác xã, cả làng chỉ có một chiếc loa truyền thanh, mỗi ngày tuyên huấn phải trèo lên quay về một xóm. Niềm vui sẽ trọn vẹn hơn, bưng bát cơm ngon sẽ không cảm thấy nghèn nghẹn nếu bữa cơm ngày tết của mọi gia đình không quá chênh lệch, nếu như người Việt không phải đắn đo, rằng thực phẩm chuẩn bị cho mâm cơm cúng tổ tiên là sạch hay bẩn. Đi khắp mọi miền Tổ quốc, hạ tầng giao thông được cải thiện là điều phải ghi nhận, nhà thơ Tố Hữu chỉ mơ ước con đường rộng “thênh thang tám thước” mà không thể tưởng tượng tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài tới gần 250 km với chiều rộng mặt đường ngót 20 mét, hay tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây có chiều rộng nền đường tới 27 mét. Mấy chục năm trước, tối thứ bảy nào gia đình cũng phải ăn sớm rồi bê cái ti vi SamSung đen trắng ra để dưới hiên, hàng xóm chỉ chờ mở cổng là ùa vào xem nhờ chương trình văn nghệ, sáng hôm sau thế nào sân nhà cũng được “kỷ niệm” nào là lá chuối, giấy báo và đương nhiên không thiếu màu đỏ của quết trầu. Bây giờ nếu mà chịu khó chơi đồ cổ, những tivi Sony “Nhật xịn” dùng đèn hình có giá chỉ vài ba trăm nghìn đồng, thậm chí có người còn cho không, để ở nhà chật chỗ. Đất nước được như hôm này là nhờ sự hy sinh của hàng triệu con dân đất Việt, trong số những người con ưu tú đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc có nhiều đảng viên cộng sản. Phủ nhận điều đó chỉ có thể là những người hoặc là không có khối óc hoặc không có trái tim. Nói thế không có nghĩa là không đồng tình với ý kiến của nhiều vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và của Trung ương, rằng “không ít cán bộ, đảng viên ngày nay thoái hóa, biến chất, tham nhũng, kéo bè kéo cánh, ăn của dân không từ một thứ gì…”. Nhân loại bắt đầu nền văn minh bằng thời kỳ “Cộng sản nguyên thủy”, khi đó không tồn tại gia đình và biên giới quốc gia, tất cả chỉ là cuộc chiến bầy đàn tranh giành thức ăn và không gian sống. Giờ đây có lẽ nhân loại lại bắt đầu những bước chập chững của vòng xoáy thứ hai trên đường xoắn ốc tiến hóa: thời kỳ “Cộng sản văn minh”. Biên giơi quốc gia đang bị xóa nhòa bởi Internet và các phương tiện kỹ thuật số, các giá trị gia đình truyền thống tuy chưa biến mất song càng ngày càng giảm ý nghĩa. Và loài người, lại đang hình thành những “bầy đàn văn minh”, đang không ngừng kết bè kéo cánh, xâu xé, giành giật không gian sống cho “bầy đàn” của mình. Ở tầm quốc gia, các nhóm lợi ích cũng là một dạng “bầy đàn” mà việc nhận diện không phải lúc nào cũng dễ dàng. Người Việt cổ chiến thắng ngoại xâm bởi luôn biết tạo cho mình sự khác biệt, khác biệt từ phong tục tập quán, từ cách gọi tên núi, tên sông đến phương pháp tiến hành chiến tranh và vũ khí sử dụng. Nỏ liên châu và cọc gỗ là những vũ khi chỉ có ở nước Việt, do người Việt sáng tạo ra. Chiến tranh du kích được người Việt nâng tầm thành nghệ thuật quân sự hiện đại. Việc học tập, dập khuôn nguyên mẫu các tư tưởng triết học và văn hóa ngoại lai không có trong gen của người Việt cổ. Việc sùng kính các nguyên lý một cách giáo điều cũng không có trong tâm thức người Việt, chính nhờ thế người Việt dù sống hàng nghìn năm dưới sự đô hộ của ngoại bang vẫn không đánh mất bản sắc dân tộc. Nếu một lúc nào đó, tư tưởng triết học của người Việt bị thay thế bởi tư tưởng triết học của người khác, nền kinh tế của nước Việt bị lệ thuộc vào nền kinh tế của nước khác, văn hóa của người Việt bị thay thế bằng văn hóa của người khác thì đó cũng là điểm khởi đầu của quá trình nô lệ. Chữ “nô lệ” ở đây không có nghĩa là gông cùm, xiềng xích, nhà tù… mà là ở chỗ người Việt luôn phải tôn thờ những hình mẫu không thuộc về văn hóa sông Hồng, luôn xem đồ ngoại tốt hơn đồ nội, luôn xem người tây thông minh hơn người ta… Vì sao một bộ phận thanh thiếu niên ngày nay không biết khóc trước những mảnh đời cơ cực nhưng lại đầm đìa nước mắt vì một “thần tượng” ngoại lai? Vì sao đời sống vật chất cao lên nhưng văn hóa lại thấp xuống? Nguyên nhân là ở chỗ tư tưởng triết học của người Việt đã bị “ngoại hóa”, sự “ngoại hóa” kèm theo sự bảo thủ ở một bộ phận tinh hoa làm cho đất nước chậm phát triển. Đi từ bắc xuống nam, từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc qua Việt Nam xuống Singapore, Malaysia, Brunei, Indonesia, tất cả các quốc gia ven Thái Bình Dương, Việt Nam là nước kinh tế yếu kém nhất. Bên Trung Quốc, tham gia cuộc chiến chống tham nhũng nghĩa là phải chuẩn bị sẵn quan tài, nghĩa là phải đặt cược sự nghiệp chính trị và sinh mạng của mình, điều này đã được cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ và Chủ tịch Tập Cận Bình công khai tuyên bố. Nước Việt không phải không có những con người như ông Chu, ông Tập, tuy nhiên cuộc chiến chống giặc nội xâm với những con người tâm huyết ấy, dường như thiên chưa thời, địa chưa lợi, nhân chưa hòa. Cổ nhân đã dạy “mãnh hổ nan địch quần hồ” nghĩa là một con hổ dù có sức mạnh đến nấy cũng không địch lại bầy chồn, nhất là loại chồn hôi nhưng lại rất tinh ranh. Bên cạnh chúng ta, người ta đã nghiên cứu rất kỹ các loại “chủ nghĩa”, từ chủ nghĩa bầy đàn, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bành trướng, kể cả các loại chủ nghĩa mà một số người gọi là chủ nghĩa “không râu”, chủ nghĩa “râu rậm”… Hành động của họ vào năm 1979 trên biên giới phía bắc cho thấy người ta đã lựa chọn “Chủ nghĩa mèo”, mèo trắng, mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột. Triết học hiện đại cho rằng “Minh triết là sống tốt cho mình và mọi người, cho hôm nay và tương lai, là lối suy nghĩ dựa trên tư duy khách quan, không bị chi phối bởi tàn dư lịch sử, không bảo thủ, không kiêu ngạo, không mơ hồ, không độc đoán…”. [1] Nghị quyết Hội nghị TƯ4 khóa 11 nhận định “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”. Một khi đã là “cán bộ cao cấp” mà lại “suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” thì danh xưng đúng nhất với họ chỉ có thể là “Lái buôn quyền lực”. Nằm ở khúc giữa trên hành trình từ bắc xuống nam ven Thái Bình Dương, kinh tế của chúng ta chưa bằng người, văn hóa, giáo dục xuống cấp đến mức báo động không phải chỉ bởi sự tha hóa của “một bộ phận không nhỏ” mà còn bởi không ít người được xem là tầng lớp tinh hoa, là nguyên khí quốc gia nhưng thực chất chỉ là những “Kẻ cắp văn hóa”. Những con người đó luôn sống ngược với các nguyên lý của Minh triết, họ chỉ biết sống cho bản thân và gia đình mình, luôn bảo thủ, độc đoán, mơ hồ, luôn bị ám ảnh bởi hào quang lịch sử. Nếu không có sự tiếp sức của các “Kẻ cắp văn hóa” thì “Lái buôn quyền lực” không thể dễ dàng làm cho đất nước tụt hậu quá đáng so với các quốc gia láng giềng, điều này có thể nhiều người chưa nhận thấy được. Tự nhiên và xã hội không có gì là bất biến, những điều một trăm năm trước là đúng nhưng chưa chắc đã đúng cho thế giới hôm nay. Lấy những điều mơ hồ làm lẽ sống không phải là triết lý của dân tộc, càng không phải là Minh triết của người Việt. Minh triết của người Việt phải bắt đầu từ đất Việt, từ chính cái nôi mà cha ông đã khai phá, bảo vệ. Không bao giờ có thể thành người lớn nếu suốt đời chỉ biết nghe lời người khác, làm theo giáo huấn của người khác. Cây cối sống nhờ vào đất, rau trồng theo kiểu thủy sinh dẫu là rau sạch vẫn không phải là rau ngon. Chính trị gia tồn tại dựa vào dân, nếu chỉ dựa vào công cụ hỗ trợ thì sớm muộn cũng nhận hậu quả, điều đơn giản ấy cũng chính là một trong các nguyên lý của Minh triết người Việt. Đầu xuân khai bút, lạm bàn một chút, mạch văn có khi lộn xộn nhưng mà nghĩ sao viết vậy, gọi là có chút tri ân bạn đọc báo Giáo dục Việt Nam và bạn đọc xa gần. Xin gửi tặng bạn đọc đôi câu đối: Năm mới bình an đến Xuân sang hạnh phúc về. ======================== Bài viết này chứng tỏ một con người có tâm với đất nước. Nhưng tầm tư duy bị hạn chế bới cách nhìn về cội nguồn Việt sử. Cái gọi là "văn minh sông Hồng" thực chất chỉ là sản phẩm tưởng tượng của đám tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Những luận điểm của đám này đã bị Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh bác bỏ và chứng minh là một sai lầm, dốt nát. Thật buồn khi thấy tác giả bài này cũng nói tới "văn minh sông Hồng".1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên GS. Nguyễn Đình Đức 18/02/15 06:09 Thảo luận (0) (GDVN) - Thời đại nào cũng vậy, nhất là thời đại mà sự hội nhập và cạnh tranh kinh tế đang diễn ra nhanh và quyết liệt trên quy mô toàn cầu. “Không được cho điểm 0 ngay cả khi sinh viên không làm được bài” Điểm 0 (không) cũng là lợi thế của sinh viên 50 "ông đồ nhí" viết chữ mừng Xuân LTS: Kinh nghiệm cho thấy chìa khóa của sự tăng trưởng vượt bậc của các nước châu Á trong những thập kỷ gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chính là bởi các nước này đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài. Nếu không có nguồn lực trí tuệ để tạo ra những bước phát triển đột phá, các nước kém phát triển sẽ ngày càng tụt hậu và chịu sự lệ thuộc vào các nước phát triển. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ, có ý nghĩa sống còn vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết sau đây của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ mô hình cụ thể là ĐHQGHN. GS. Nguyễn Đình Đức viết: Triết lý trong đào tạo của ĐHQGHN là đào tạo nhân tài, đào tạo tinh hoa. Đào tạo ở ĐHQGHN không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng và năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn, tạo cho sinh viên có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực để vào đời và sáng nghiệp. Để có thể hoàn thành được sứ mệnh này, ĐHQGHN (tiền thân là Đại học Tổng hợp Hà Nội) luôn coi trọng việc phát hiện tài năng ngay từ bậc học phổ thông và tiếp theo đó là những năm trên giảng đường đại học. ĐHQGHN đã xây dựng và hoàn chỉnh các mô hình đào tạo chất lượng cao liên tiếp từ học sinh phổ thông năng khiếu, đến đại học các hệ chất lượng cao, khoa học tài năng và chuẩn quốc tế hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược (riêng chuẩn quốc tế có cả ở cả bậc đại học và sau đại học). Ảnh minh họa Xuân Trung. Năng khiếu là bẩm sinh, nhưng nhân tài, những người tài đức không phải tự nhiên sinh ra là có, mà phải do được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài luôn là điều quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, và là nhiệm vụ hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học lớn như ĐHQGHN. Để chuẩn bị cho triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao, mấu chốt quan trọng nhất là phải chuẩn bị được đội ngũ và xây dựng được chương trình đào tạo tốt, phù hợp. Kế tiếp đó là phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ công tác đào tạo. Thuận lợi lớn nhất của ĐHQGHN là luôn có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh trong hệ thống các trường đại học của cả nước.Hiện nay, ĐHQGHN có 3.613 cán bộ viên chức, trong đó có 1879cán bộ khoa học với 51 GS, 336 PGS, 17 TSKH và 864 TS (tỷ lệ TS/CBGD đạt 46,8%, trong đó có 581 TS được đào tạo ở nước ngoài về). Trường ĐHKHTN và Trường ĐHCN là 2 đơn vị có tỷ lệ tiến sỹ cao, chiếm trên 65% tổng số CBGD. Đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN có thế mạnh là có nhiều nhà khoa học đầu ngành (với 15 giải thưởng Hồ Chí Minh và 10 giải thưởng Nhà nước về KHCN), có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật học, giáo dục,… Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã thu hút thêm khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học. Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Từ 1997-2005, đã có 1.940 sinh viên, 387 học viên và 156 NCS đã tham gia Dự án này. Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN,đồng thời chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN. GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - tác giả bài viết. Ảnh Xuân Trung Trên cơ sở chỉ đạo đó, ĐHQGHN đã được Nhà nước đầu tư, tiếp tục triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao nhưng với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên. Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến. Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế. Tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án). Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bướctừ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành. Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế. Trái tim đào tạo tài năng Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chương trình tiên tiến được đào tạo ở bậc đại học; với các chương trình chất lượng cao và nhiệm vụ chiến lược đã được triển khai đào tạo cả ở bậc đại học và sau đại học. Chương trình đào tạo được thiết kế tiếp cận và có so sánh với chương trình đào tạo của một số trường đại học có uy tín quốc tế cao.Với các chương trình tiên tiến và nhiệm vụ chiến lược chọn theo chương trình của các trường nằm trong nhóm 100 trường đại học tốt nhất thế giới. Các chương trình tài năng và chất lượng cao đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Môn số chương trình trong khối xã hội nhân văn có đặc thù riêng, được thiết kế có tính đến sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chương trình đào tạo cử nhân tài năngđược thiết kế riêng đối với những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản, được thiết kế từ 160 đến 170 tín chỉ, với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn so với chương trình chuẩn. Chuẩn đầu ra của chương trình cũng cao hơn chương trình chuẩn, ví dụ chuẩn đầu ra tiếng Anh là C1 (tương đương 6.5 IELTS) Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng caođào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn và ngoại ngữ, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ, trên cơ sở nâng cao, bổ sung một số môn học so với chương trình chuẩn. Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế (tiên tiến -TT, nhiệm vụ chiến lược-NVCL) đào tạo theo chương trình và công nghệ đào tạo của các trường đại học tiên tiến có uy tín cao trên thế giới, được điều chỉnh phù hợp với khả năng, điều kiện của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đạt mức độ cao nhất theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của ĐHQGHN, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ. Ngoài việc trang bị kiến thức sâu và rộng, sinh viên được nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cũng như các kỹ năng mềm khác (yêu cầu của ĐHQGHN về chuẩn đầu ra là sinh viên tối thiểu có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm/100 kỹ năng được định dạng đào tạo). Với các chương trình thạc sỹ của ĐHQGHN, ngoài 4 tín chỉ tiếng Anh cơ bản, học viên còn phải học thêm 3 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành, và với NCS còn có thêm 4 tín chỉ nữa dành cho tiếng Anh học thuật nâng cao. ====================== Các cụ nhà ta có câu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Tức là cái thằng được gọi là "hiền tài" và "nguyên khí quốc gia" là hai mặt của một vấn đề. Vì "nguyên khí" vô hình, nên phải lấy người "hiền tài" mần cái biểu tượng cho "nguyên khí". Nay bài báo này giật cái tít mù - hoặc tác giả viết - rằng thì là "Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên" thì nó lại coi hiền tài chỉ là một yếu tố cấu thành nguyên khí quốc gia. Cứ theo tinh thần này thì có bớt một vài thằng được coi là "hiền tài" thì nguyên khí quốc gia vẫn không ảnh hưởng nhớn nắm. Choán thế chứ lị! Đã thế lại còn: "Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh". Híc! Còn nhớ hồi chiến tranh, học sinh, sinh viên trong vùng thuộc Việt Nam Cộng Hòa đấu tranh với chính quyền để giảng dạy bằng tiếng Việt. Phong trào này được các học giả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ. Híc. Muốn giỏi tiếng Anh mở hẳn một khóa chuyên môn, không lẽ tiếng Việt không đủ khả năng diễn đạt? Vớ vẩn cả.1 like -
Mỹ: TQ chưa thể thắng trong chiến tranh tương lai Trí Dũng (Theo CNN) 16:00 - 14 tháng 2, 2015 Nguồn Danviet.vn Báo cáo của Rand Corp chỉ ra một loạt những điểm yếu nghiêm trọng của quân đội Trung Quốc hiện nay, và khẳng định Mỹ cùng đồng minh có thể răn đe Bắc Kinh không sử dụng vũ lực trong tranh chấp với các nước láng giềng. Ngày 13/2, hãng tin CNN dẫn một nghiên cứu do Quốc hội Mỹ tài trợ đã chỉ ra rằng mặc dù đã có những bước tiến đáng kể, song quân đội Trung Quốc vẫn còn nhiều “điểm yếu nghiêm trọng” khiến họ không thể giành thắng lợi trong chiến tranh tương lai. Bản báo cáo dài 184 trang được hãng tư vấn Rand Corporation thực hiện dưới sự bảo trợ của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung thuộc Quốc hội Mỹ chỉ ra rằng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn còn rất nhiều yếu kém về hệ thống tổ chức và phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng. Báo cáo nhấn mạnh: “Những điểm yếu này có thể hạn chế khả năng thực hiện thành công các chiến dịch chiến tranh thông tin, tác chiến hỗn hợp mà các chiến lược gia quân sự Trung Quốc coi là cần thiết để chiến thắng trong tương lai”. Phi công Trung Quốc trèo vào một chiếc chiến đấu cơ J-10 Bản báo cáo của Rand Corp chỉ ra một trong những điểm yếu nghiêm trọng trong khả năng tác chiến của quân đội Trung Quốc nằm ở khâu hậu cần, đặc biệt là khả năng đổ bộ, nhằm đưa một lực lượng và khí tài quân sự đủ lớn để có thể đánh chiếm một mục tiêu trên biển. Trong khi đó, hải quân Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn thuần thục tác chiến chống tàu ngầm, và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về tích hợp các loại vũ khí hiện đại, phức tạp với những khí tài hiện có. Ngoài ra, Rand Corp cũng chỉ ra rằng hải quân Trung Quốc đang thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực trình độ cao cần thiết để có thể vận hành, sử dụng các loại vũ khí hiện đại trên các tàu chiến, tàu ngầm và tàu sân bay. Ngoài ra, không quân Trung Quốc đang phải vật lộn với số lượng hạn chế các loại máy bay đặc nhiệm, trong khi lực lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc hiện nay là một tổ hợp nhiều máy bay thuộc các thế hệ khác nhau, gây khó khăn cho quá trình hiệp đồng tác chiến. Tình trạng tham nhũng Báo cáo của Rand Corp chỉ ra một điểm yếu nghiêm trọng khác của quân đội Trung Quốc hiện nay là tình trạng tham nhũng vì họ thiếu một lực lượng giám sát bên ngoài cần thiết, khi quan chức dân sự duy nhất trong hệ thống chỉ huy của quân đội nước này là Chủ tịch Tập Cận Bình. Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-31 của Trung Quốc Tình trạng tham nhũng “tràn lan” trong quân đội Trung Quốc đã được thể hiện qua việc một loạt tướng lĩnh cấp cao bị bắt, bị điều tra trong thời gian gần đây vì có hành vi nhận hối lộ, mua bán quân hàm, lạm dụng quyền lực, điển hình như thượng tướng Từ Tài Hậu, Rand Corp nhấn mạnh. Ở các cấp thấp hơn, báo cáo của Rand Corp cho rằng nhiều sĩ quan Trung Quốc đang tìm cách bán chác đất đai, nhà cửa của quân đội, sử dụng xe gắn biển số quân đội để né vi phạm giao thông và được hưởng các đặc quyền khi tham gia giao thông. Rand Corp cho rằng tình trạng lương thấp và hoạt động huấn luyện thiếu thực tế - huấn luyện được coi là nguyên nhân thất bại chính nếu PLA bại trận – càng gây thêm nhiều thách thức với quân đội Trung Quốc. Ngày càng nhiều binh sĩ Trung Quốc nhập ngũ đến từ các vùng nông thôn có dân trí thấp, trong khi nỗ lực tuyển mộ các sinh viên, cử nhân có trình độ cao từ các trường đại học không mấy thành công. Quân đội Trung Quốc thay một loạt biển số xe để tránh tình trạng lạm quyền khi tham gia giao thông Hơn thế nữa, chính sách một con được áp dụng trong nhiều thập kỷ qua đã tạo ra cả một thế hệ “tiểu hoàng đế”, những thanh niên quen được cưng chiều “không có đủ bản lĩnh để chịu đựng môi trường kỷ luật của quân đội”, báo cáo nhấn mạnh. Rand Corp chỉ ra rằng PLA đang ý thức rất rõ những hạn chế của mình, khi các quan chức quân đội nước này đã khẳng định “vẫn còn khoảng cách lớn giữa quân đội Trung Quốc và các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ”. Báo cáo của Rand Corp kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách của quân đội Mỹ cần phải nắm rõ quá trình chuyển mình chưa hoàn thiện của quân đội Trung Quốc để đảm bảo có thể răn đe Bắc Kinh không đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng. ===================== Trung Quốc không thể thắng ngay cả trong một cuộc chiến tay bo, chứ chưa nói đến cùng các Đồng Minh của Hoa Kỳ thì đúng rồi. Điều này không có gì để bàn. Nhưng nếu nước Mỹ chỉ nghĩ đến đấy thì rất chủ quan và trong tư duy có phần thiếu Iot trầm trọng. Vấn đề không phải Trung Quốc và Hoa Kỳ ai mạnh hơn, mà là ai sẽ thực sự làm bá chủ thế giới, hay Hoa Kỳ chia phần cho Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Đó mới là vấn đề cần bàn.1 like
-
Nhật Bản kiên trì triển khai binh lực ở đảo cách Trung Quốc gần nhất Việt Dũng 15/02/15 07:00 Thảo luận (1) (GDVN) - Nhật Bản kiên quyết: bất kể kết quả bỏ phiếu của người dân đảo Yonaguni như thế nào, đều sẽ thúc đẩy kế hoạch triển khai Lực lượng Phòng vệ. TQ sẽ phát động chiến tranh ở Biển Đông, chứ không phải ở đảo Senkaku? Vũ trang cho đảo Yonaguni: Sự cân nhắc bí mật của Nhật Bản TQ sợ Nhật Bản tấn công , bán vũ khí cho các nước ở Biển Đông Nhật Bản lập căn cứ ở Yonaguni sẽ tạo uy hiếp rất lớn với Trung Quốc Sơ đồ vị trí đảo Yonaguni của Nhật Bản Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 2 đưa tin, xung quanh việc Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch triển khai "lực lượng giám sát ven bờ" - Lực lượng Phòng vệ ở đảo Yonaguni, tỉnh Okinawa - hòn đảo cách Trung Quốc gần nhất, trong cuộc họp báo ngày 13 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, bất kể kết quả bỏ phiếu của người dân đảo Yonaguni như thế nào, đều sẽ thúc đẩy kế hoạch triển khai Lực lượng Phòng vệ. Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 13 tháng 2 dẫn lời ông Gen Nakatani phát biểu tại cuộc họp báo: "Xét đến môi trường an ninh xung quanh của nước ta (Nhật Bản), triển khai lực lượng là cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, tôi hy vọng thúc đẩy theo kế hoạch". Ông đồng thời chỉ ra "đến nay, chúng ta đều thúc đẩy thực hiện theo trình tự. Ngân sách cũng đã săp xếp chi tiêu tài chính, sẽ nỗ lực tranh thủ sự thông hiểu của địa phương". Yonaguni là đảo cực tây của Nhật Bản, gần sát Đài Loan, cũng là một đảo có người ở cách đảo Senkaku gần nhất, hai đảo cách nhau chỉ 150 km. Vùng biển phụ cận là một trong những tuyến đường hàng hải chủ yếu ra vào Thái Bình Dương của hạm đội Hải quân Trung Quốc. Từ năm 2009 trở đi, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu quy hoạch xây dựng căn cứ giám sát radar của Lực lượng Phòng vệ trên đảo, triển khai một đơn vị điện tử quy mô 100 người, nhằm tăng cường giám sát đối với hạm đội Hải quân và máy bay chiến đấu Không quân Trung Quốc. Yonaguni có một sân bay nhỏ, có thể triển khai máy bay chiến đấu, nếu bay từ đây đến đảo Senkaku chỉ cần khoảng 6 phút. Xây dựng căn cứ này có vai trò rất quan trọng đối với tăng cường phòng vệ đảo Senkaku của Chính phủ Nhật Bản. Nhưng, do người dân trên đảo lo ngại đảo nhỏ sẽ trở thành chiến trường, cho nên đã tiến hành phản đối mạnh mẽ và từ chối cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản thuê đất. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani Ngay từ ngày 8 tháng 7 năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khi đó Yasukazu Hamada đến đảo Yonaguni thị sát, tiết lộ có ý triển khai Lực lượng Phòng vệ Mặt đất ở hòn đảo này và bố trí các thiết bị quân sự như radar trên đảo. Sau đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản và chính quyền tự trị địa phương đã triển khai đàm phán lâu dài. Ngày 4 tháng 3 năm 2013, tại Quốc hội, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, hy vọng triển khai "lực lượng giám sát ven bờ" quy mô 100 người ở trên đảo vào năm 2015. Ngày 20 tháng 3 năm 2013, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Akira Sato thăm Okinawa, đã tiến hành hội đàm với người đứng đầu khu vực Cho, đảo Yonaguni là Hokama Shukichi. Ông Hokama Shukichi yêu cầu Bộ Quốc phòng hàng năm chi 12 triệu yên tiền thuê đất và còn đòi 1 tỷ yên "chi phí tổn thất tinh thần" (chi phí gây phiền phức) đối với chính quyền Trung ương. Tháng 5 năm 2013, người đứng đầu khu vực Cho của Yonaguni cho biết, sẽ chính thức thông qua văn kiện hủy bỏ yêu cầu đòi 1 tỷ yên "chi phí gây phiền phức" với Chính phủ Nhật Bản, đổi sang yêu cầu bồi thường theo các phương thức như xây dựng hạ tầng xung quanh. Điều này làm cho Chính phủ Nhật Bản đã có khả năng tiến hành chính thức kế hoạch triển khai Lực lượng Phòng vệ ở đảo Yonaguni. Ngày 19 tháng 4 năm 2014, Chính phủ Nhật Bản tổ chức lễ khởi công công trình triển khai lực lượng giám sát ven bờ - Lực lượng Phòng vệ Mặt đất ở đảo Yonaguni, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã tham dự buổi lễ. Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận săn ngầm vào tháng 3 năm 2012 ========================= Nhật Bản sẽ triển khai tàu ngầm giám sát Biển Đông Đông Bình 07/02/15 06:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Nhật Bản có thể triển khai tàu ngầm lớp Soryu cắt đứt tuyến đường năng lượng của TQ ở Biển Đông, Mỹ có lý do để tăng cường triển khai quân sự ngăn chặn TQ. Theo tờ "Want Daily" Đài Loan ngày 5 tháng 2 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani ngày 3 tháng 2 cho biết, sẽ thảo luận việc tuần tra Biển Đông của Lực lượng Phòng vệ Biển. Ngoài ra, theo mạng dfdaily Trung Quốc, ông Gen Nakatani cho rằng, an ninh Biển Đông ảnh hưởng đến lợi ích của Nhật Bản, có thể xem xét lại việc triển khai máy bay tuần tra quân sự. Trước đó, quan chức cấp cao Hải quân Mỹ hoan nghênh sự hiện diện của Nhật Bản ở Biển Đông, việc này sẽ cân bằng với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Báo "Hoàn Cầu" Trung Quốc cho rằng, lực lượng đường không thích hợp nhất cho thực hiện nhiệm vụ giám sát là Cụm hàng không 5 đóng ở thành phố Naha, Ryukyu đã nhiều năm, hiện nay trang bị hơn 20 máy bay tuần tra trên biển P-3 Orion, có thể nhanh chóng lên không trong vòng 1 giờ, và đến Biển Đông trong vòng 4 giờ. Khi bay liên tục thời gian dài, máy bay này có thể đóng 1 động cơ tiết kiệm nhiên liệu, điều này bảo đảm cho Nhật Bản có đủ thời gian tuần tra trên không ở Biển Đông. Ngoài ra, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản về hưu Takashi Saito cho rằng, cùng với việc Hải quân Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng ở chuỗi đảo thứ nhất, dựa vào nhu cầu hoạt động cảnh giới và giám sát, Nhật Bản cần nhanh chóng tăng cường sản xuất tàu ngầm, mở rộng biên chế 16 chiếc vốn có lên 22 chiếc, đồng thời triển khai "lính gác bí mật" này tiến hành giám sát Biển Đông. Takashi Saito nhấn mạnh, ngoài số lượng, càng cần tăng cường tốc độ tìm kiếm của tàu ngầm mới có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm, Nhật Bản sẽ từ bỏ ắc quy chì truyền thống, đổi sang sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP, tăng thời gian hoạt động liên tục dưới nước của tàu ngầm, đồng thời tiến hành triển khai với tư cách là lực lượng chờ thời cơ, đóng vai trò mai phục và phá hoại tuyến đường giao thông trên biển. Loại tàu ngầm Type AIP sản xuất hàng loạt đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là tàu ngầm lớp Soryu. Ông Gen Nakatani ngày 3 tháng 2 tuyên bố, phạm vi cảnh giới giám sát của Lực lượng Phòng vệ không bị hạn chế bởi phạm vi địa lý. Báo chí Trung Quốc phân tích cho rằng, ý của ông Gen Nakatani chính là Nhật Bản đang "quan ngại" đối với các động thái ở Biển Đông và có thể điều Lực lượng Phòng vệ can thiệp vấn đề biển Đông "khi cần thiết". Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu) Mỹ mời Nhật tuần tra Biển Đông có thể gây xung đột Trung-Nhật? Trang mạng "Sputnik" Nga ngày 4 tháng 2 đưa tin, khi bình luận Mỹ mời Nhật Bản tiến hành tuần tra ở tuyến đường thương mại trên Biển Đông, chuyên gia Nga chỉ ra, Mỹ có ý định “thúc đẩy Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột”, từ đó lấy lý do bảo vệ đồng minh để đạt được mục đích mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á. Phần lớn dầu mỏ đến từ Trung Đông và châu Phi của Trung Quốc đều phải đi qua tuyến đường này. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, sẽ nghiên cứu đề nghị của Mỹ. Nhưng, ông đồng thời thừa nhận, phản ứng của Tokyo chắc chắn sẽ khiến cho Bắc Kinh bất mãn. Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ và Canada - Viện Khoa học Nga, Zolotaryov cho rằng, Washington trên thực tế muốn dựa vào đề nghị này để đạt được mục đích của họ, cho dù tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu của Nhật Bản cũng phải đi qua Biển Đông. Ông nói: “Người Mỹ đã tìm được lý do tốt để mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Họ không hề che giấu mối lo ngại của mình, trước hết là lo ngại đối với Trung Quốc. Sự lo ngại này xuyên suốt tất cả các văn kiện, tài liệu. Nếu xem kỹ, ngay cả hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của Mỹ cũng là để ngăn chặn tiềm lực tên lửa của Trung Quốc. Điều này rất rõ ràng, cho dù Mỹ tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của họ chủ yếu nhằm vào CHDCND Triều Tiên”. Cũng có tin cho rằng, khi rời chức vụ, Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ từng nhắc nhở, hoạt động của Trung Quốc ở châu Á không ngừng tăng cường, bao gồm năng lực phản ứng đối với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở khu vực xung đột. Chính quyền Shinzo Abe dự định tổ chức hội nghị đưa ra quyết định, trao quyền cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng với Mỹ triển khai hành động liên hợp ở ngoài quần đảo Nhật Bản. Căn cứ vào Hiến pháp Hòa bình, Nhật Bản hiện chưa có quyền này. Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Kistanov cho rằng, Mỹ đề nghị Nhật Bản cùng tiến hành tuần tra ở tuyến đường quân sự và thương mại Biển Đông, chỉ có thể thúc đẩy Nhật Bản xem xét lại Hiến pháp hòa bình. Mục đích của họ chính là lôi kéo Nhật Bản ngăn chặn vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng lên của Trung Quốc ở khu vực này. Kistanov nói: "Một vấn đề làm đau đầu Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là, thực lực quân sự và kinh tế không ngừng tăng trưởng của Trung Quốc. Nó đã thách thức thực lực mạnh mẽ và địa vị chủ yếu của Mỹ tại khu vực này. Cho nên, Mỹ nếu đề xuất một kiến nghị nào đó, trước tiên là để ngăn chặn Trung Quốc, điểm này không thể nghi ngờ. Đây là một đề nghị mang tính chia rẽ, thậm chí mang tính khiêu khích”. “Nó có khả năng làm cho Trung Quốc và Nhật Bản chạm trán, đã cung cấp lý do mới cho Mỹ tăng cường hiện diện ở khu vực này để bảo vệ đồng minh. Trung Quốc sẽ phản đối mạnh mẽ đề nghị này. Bắc Kinh rất có khả năng nhắc lại sự xâm lược của Nhật Bản cùng những tổn thất và thảm họa mà hoạt động xâm lược của Nhật Bản gây ra cho các nước châu Á. Huống hồ năm nay là tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai". Tàu chiến Mỹ xuất hiện ở Biển Đông là thách thức nghiêm trọng đối với quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh không loại trừ, một khi quan hệ hai nước trở nên gay gắt, Washington sẽ gây sức ép quân sự đối với Trung Quốc tại khu vực này, bao gồm phong tỏa tuyến đường chở dầu tới Trung Quốc. Hạm đội 7 của Mỹ và tàu chiến Nhật Bản cùng xuất hiện ở Biển Đông sẽ làm cho Trung Quốc nằm trong hoàn cảnh phức tạp. Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu) Trung Quốc không hề lo ngại Mỹ-Nhật ở Biển Đông? Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 5 tháng 2 đưa tin, đối với việc Nhật-Mỹ có ý đồ liên kết giám sát Biển Đông, vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng rằng "các nước ngoài khu vực không nên chia rẽ quan hệ, gây ra căng thẳng". Như vậy, báo Hồng Kông-Trung Quốc coi hoạt động giám sát hàng hải ở Biển Đông (khả năng) là "chia rẽ quan hệ, gây căng thẳng" (!?). Theo bài báo, hiện nay, Trung Quốc đang "thúc đẩy vững chắc chiến lược Biển Đông" (yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp), cho rằng, Trung Quốc "hoàn toàn không sợ nước nào có ý đồ gây sóng gió". Trên thực tế, Trung Quốc là nhân tố chính gây ra sóng gió. Về hành động phá hoại DOC của Trung Quốc, truyền thông Philippines dẫn lời quan chức Quân đội Philipines tiết lộ, Trung Quốc đã hoàn thành một nửa công trình xây dựng cảng, đường băng ở Biển Đông. Bắc Kinh thông qua phát ngôn viên ngoại giao ra rả nói có chủ quyền mà chẳng có tí bằng chứng lịch sử, pháp lý nào; ngang nhiên coi hành động bất hợp pháp của họ như là đang làm tại đất đai mà lão tổ tông họ để lại. Theo bài báo, tháng 10 năm 2014, Tân Hoa xã - một trong những trang mạng chính phủ quan trọng nhất của Trung Quốc đã tiết lộ thêm về hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông - đó là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cho mở rộng bất hợp pháp, trong đó có đường băng dài 2.000 m, có thể triển khai máy bay tác chiến, được bài báo cho là đã tăng cường rất lớn năng lực "phòng thủ" (tức là giữ đồ ăn cướp) của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên mạng sina Trung Quốc ngày 26 tháng 1 năm 2015 Báo Nhật cho rằng, tàu nạo vét của Trung Quốc đang bồi đắp đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đủ để xây dựng (phi pháp) một đường băng sân bay dài tới 3 km, đường băng thứ hai ở Biển Đông do Trung Quốc xây dựng này được cho là có thể hoàn thành vào cuối năm 2015. Theo bài báo: "Nếu để máy bay chiến đấu cất cánh từ đá Gạc Ma hay đá Chữ Thập thì cơ bản bao trùm lên phần lớn đường bờ biển của Philippines và Việt Nam cùng với hầu như toàn bộ tuyến đường hàng hải ở Biển Đông, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với kiểm soát Biển Đông của nhiều loại lực lượng đường không Trung Quốc". Nếu tiến hành quan sát toàn thể đối với hoạt động mở rộng đảo đá bất hợp pháp của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông từ góc độ chiến lược thì có thể phát hiện một loạt đảo tạo thành một "chuỗi phòng thủ ngoài biển hình bán nguyệt", đã làm thay đổi cục diện cơ bản không có chiều sâu phòng thủ trước đây (trừ khu vực tây bắc rộng lớn). Chuỗi đảo này tồn tại rõ ràng đã tăng cường chiều sâu chiến lược của Trung Quốc, khả năng xoay xở và thời gian cảnh báo sớm cũng được cải thiện rõ rệt. Trung Quốc hầu như dùng phương pháp quyền kiểm soát đất liền để mở rộng quyền kiểm soát biển (một cách bất hợp pháp), đã đi một con đường mới (bành trướng) của địa-chính trị trên thế giới. Hình ảnh đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 2014 ========================= Bởi vậy, cái này Lão Gàn nói nâu rùi. Cùng lắm biển Đông có xẹt lửa thì cũng như ngòi thuốc nổ. Thùng thuốc nổ nằm ở Hoa Đông. Hôm nay lão Gàn hé thêm một chi tiết trong bức tranh , mà lão đặt tựa là "Canh bạc cuối cùng". Đó là phòng đánh bạc có ảnh ngài Tôn Trung Sơn. Điều này cho thấy canh bạc cuối cùng sát phạt chính là biển Hoa Đông. Tạm thời nói đến đây. "Thiên cơ bất khả"...nên "lộ" từ từ. Hì. Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không dây dưa gì đến "canh bạc cuối cùng". Lão Gàn cũng chỉ giới thiệu một chân lý đích thực. Ai hiểu được thì "ấm vào thân", như người bán hành trong truyện cổ tích Việt "Ai mua hành tôi thì thương tôi với!". Không mua thì thôi, thích thì chiều à! =================== PS: Tung Coóc làm bộ "dương Đông, kích Tây"; lúc thì ồ ạt xây đảo ở biển Đông, lúc thì tàu tuần tra kéo đến Senkaku. Rồi vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, hay cắm giàn khoan ở bể Đông.....Toàn là dùng tiểu tiết làm sách lược, trong khi đại cuộc qúa rõ ràng: "Canh bạc cuối cùng" chỉ có một quốc gia mần cái bá chửi thôi. Hoa Kỳ rút khỏi Iraq với Afganixtan và kéo đến Tây Thái Bình Dương không phải để ăn cá rô kho nồi đất ở làng Vũ Đại, bán vào mỗi dịp xuân về. Sở dĩ chưa to chuyện chỉ vì "Thiên cơ khả dĩ lậu từ từ".... B)1 like
-
Nếu Mỹ phát huy ưu thế bá quyền, Putin dễ rơi vào chiến tranh hủy diệt Việt Dũng 14/02/15 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Bài viết đề xuất Mỹ tận dụng ưu thế siêu cường để tư duy và hành động tương xứng, không nhượng bộ trước đối thủ nhỏ yếu hơn. Ukraine phản bội Nga chuyển tài liệu kỹ thuật tàu đệm khí cho Trung Quốc Mỹ đang phát động chiến tranh ủy nhiệm đối với Nga, châu Âu gặp tai họa? Tình hình Ucraine xấu đi là lúc TQ thực hiện các âm mưu đen tối ở châu Á Tân Hoa xã: Nga triển khai thêm vũ khí ở Crimea, có thể tiêu diệt Mỹ-NATO Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tại Hội nghị 4 bên ở Minsk, Belarus. Các bên đã đạt thỏa thuận ngừng bắn Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 12 tháng 2 dẫn tờ "Washington Post" Mỹ ngày 5 tháng 2 đăng bài viết "Mỹ cần tư duy và hành động như một siêu cường" của David Ignatius, phó chủ biên tờ "Washington Post", nội dung bài viết như sau: Niccolò Machiavelli cũng có lẽ là triết học gia chính trị khôn khéo nhất trong lịch sử, ông tin tưởng sự kiện quan trọng bị ảnh hưởng bởi vận may - ông gọi sức mạnh không thể dự đoán này là "nữ thần may mắn". Tư tưởng sai lầm lệ thuộc vào nữ thần may mắn, hành động như vậy có thể sẽ mang lại thành công, cũng có thể dẫn tới thất bại. Từ lời nói của những người bi quan, bạn sẽ không nghe được những lời dưới đây: Trên thực tế, Mỹ gần đây luôn cực kỳ may mắn. Thực lực kinh tế cố hữu của Mỹ đã trở nên ngày càng nổi bật. Đồng thời, kẻ thù của Mỹ đã gặp xui xẻo - một số gieo gió gặt bão, một số gặp hạn. Tận dụng vị thế ưu thế này, Mỹ có khả năng tư duy như một siêu cường. Mỹ không nên nóng lòng tiến hành nhượng bộ đối với các nước tương đổi nhỏ yếu hoặc vội vã đạt được thỏa thuận vẫn chưa chín muồi, đàm phán hạt nhân với Iran có lẽ chính là trường hợp như vậy. Mỹ không nên xấu hổ giúp đỡ bạn bè của mình hoặc để kẻ thù phải trả giá cho hành động thô lỗ của họ, giống như khi xử lý sự "xâm lược" của Nga đối với Ukraine. Hành vi tàn bạo đối với phi công Hồi giao Jordan của "Nhà nước Hồi giáo" (IS, tổ chức khủng bố tạo ra mối đe dọa chí tử cho Syria và Iraq) cũng là một vận may kiểu ma quỷ. Người Ả rập vô cùng căm phẫn và mạnh mẽ yêu cầu tiến hành trả thù. Người Mỹ luôn đang hỏi, tại sao người Ả rập không lên án sự tàn bạo gây ra với danh nghĩa Hồi giáo. Mỹ không nên để danh tiếng của mình cao hơn thế giới Hồi giáo tức giận. Giữ kiềm chế về lời nói, sử dụng vũ lực cần thiết, hành sự như một siêu cường. Hội nghị 4 bên tại Minsk, Belarus về vấn đề Ukraine Để hiểu “quan hệ lẫn nhau giữa các thế lực” (đây là cách nói ưa thích của người Nga), cần xem xét một số chứng cứ trong báo cáo “Mỹ xuất sắc” vào tháng trước của công ty Goldman Sachs. Trước hết là tỷ lệ tăng trưởng GDP. Tính từ đỉnh cao tăng trưởng trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế Mỹ thực tế đã tăng 8,1%, trong khi đó, khu vực đồng Euro và Nhật Bản đã lần lượt giảm 2,2% và 1,1%. Khoảng cách tỷ lệ tăng trưởng GDP giữa nền kinh tế thị trường mới nổi trỗi dậy nhanh chóng và Mỹ từ 6,5% năm 2007 thu hẹp còn 2,6% năm 2014, hơn nữa cùng với sự tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, năm 2015 dự đoán sẽ còn tiếp tục thu hẹp đến 1,2%. Khi xét tới con số thống kê thương mại, thành tích thậm chí càng ngạc nhiên. Tỷ lệ nợ của các công ty Mỹ niêm yết trên thị trường chứng khoán thấp hơn mức bất cứ nước đối tác thương mại nào của Mỹ. Năng suất lao động của Mỹ cao hơn nhiều khu vực đồng Euro, Nhật Bản, thậm chí bất cứ nền kinh tế thị trường mới nổi nào. Trên phương diện chi phí chế tạo bình quân, Mỹ có ưu thế hơn tất cả các nước trong 10 nước xuất khẩu lớn, trừ Trung Quốc. Cuối cùng, sản lượng năng lượng của Mỹ tăng trưởng rõ rệt. Năm 2014, Mỹ vượt Saudi Arabia trở thành nước sản xuất dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới, sớm hơn 6 năm so với dự đoán của các nhà phân tích. Cùng với giá dầu từ đỉnh cao tháng 7 năm 2014 giảm khoảng 50%, nhân tố kích thích sản xuất dầu nham thạch đã giảm ở mức độ nhất định. Nhưng, điều này là tin tốt đối với người tiêu dùng Mỹ. Các cường quốc như Mỹ có ưu thế “được trời ưu ái”. Họ không cần thông qua chính trị đảng phái ầm ĩ và báo chí đưa tin không gián đoạn 24 giờ để cầu gấp đạt thành công. Đây chính là nguyên nhân tôi hy vọng chính quyền Obama không nên tiến hành nhượng bộ quá nhiều đối với Iran để hy vọng cấp bách đạt được thỏa thuận hạt nhân. Nếu Iran thực sự chuẩn bị rời xa đối lập và thông qua cách có thể chứng thực để từ bỏ chương trình hạt nhân của họ thì rất tốt. Nếu không phải như vậy để chúng ta mỏi mắt mong chờ. Trong một thế giới giá dầu rẻ và người dân Iran cấp bách hy vọng kết thúc cô lập, thời gian hoàn toàn không đứng về phía phe cứng rắn của Iran. Hội nghị 4 bên tại Minsk, Belarus về vấn đề Ukraine Trong vấn đề Ukraine, nước Mỹ mạnh luôn sáng suốt để lại đường lui cho Tổng thống Nga Putin không tính tới hậu quả - cùng với việc tiếp nhận Ukraine, chú ý tới chủ trương lợi ích của Nga và phương Tây. Những nỗ lực này gần đây tiếp diễn ở Kiev. Nhưng, nếu ông Putin từ chối thỏa hiệp, tiếp tục cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở miền đông Ukraine, thì Mỹ cần cung cấp vũ khí ở mức độ nhất định cho Kiev, giống như điều được đề xuất gần đây trong một báo cáo của các chuyên gia Ủy ban các vấn đề toàn cầu Chicago, Viện Brookings và Hội đồng Đại Tây Dương. Nếu ông Putin khư khư cố chấp khi nước Nga suy yếu vì giá dầu trượt dốc, thì ông sẽ đối mặt với một cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt bao trùm lên toàn bộ Ukraine. Đây là quyết định của ông ấy, không liên quan đến việc của chúng ta. Nữ thần may mắn thiên vị cường quốc, nhưng điều kiện là họ hành sự không được chùn bước. Để có được thành công ngoại giao trong ngắn hạn mà lãng phí ưu thế thực sự của Mỹ sẽ là một sai lầm to lớn. ==================== Thiên Sứ viết: Nội dung bài viết này mô tả sự quyết định của "Nữ thần may mắn" trong việc định hướng lịch sử của cả một siêu cường. suy rộng ra là của cả một nền văn minh. "Nữ thần may mắn" ấy là nói theo "mê tín dị đoan", còn nói cho nó có "cơ sở khoa học" theo mô tả của lão Gàn Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì đó là "những yếu tố tương tác chưa được biết đến". Trong lớp Phong thủy Lạc Việt cao cấp, lão Gàn thường nhắc nhở anh chị em rằng: "Để xuất hiện bất cứ một hiện tượng rất nhỏ nào, cũng bao gồm rất nhiều yếu tố tương tác phức tạp." Đôi khi một sai lầm tưởng như rất nhỏ, làm thay đổi cả lịch sử của một nền văn minh. Do đó, càng tổng hợp sự hiểu biết của càng nhiều quy luật tương tác thì những quyết định luôn luôn đúng. Sự thiếu hiểu biết những yếu tố tương tác thì sự thành công, hay thất bại sẽ được coi là kèm theo yếu tố may mắn, hoặc tâm linh. Những tri thức của nền văn minh hiện đại còn chưa biết đến "môi trường tương tác", tất nhiên, họ sẽ không thể hiểu được những quy luật tương tác vô cùng phức tạp. Ngược lại, nền văn minh phương Đông, có cội nguồn từ nền văn hiến Việt đã tổng hợp những yếu tố tương tác mang tính quy luật của vũ trụ và biểu kiến hóa thành những mô hình trong các phương pháp tiên tri. Và chính nền văn minh Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt đã nhận thấy từ lâu rằng: Chính những yếu tố tương tác phức tạp nằm ngoài sự hiểu biết của con người, làm sai lệch những mục đích của con người. Hoặc cho nó những kết quả như mong muốn, nếu nó nằm trong vùng ảnh hưởng của những yếu tố tương tác thuận lợi. Một thí dụ cho trường hợp này là sự chứng nghiệm của bản thân tôi. Số là cách đây hơn 20 năm trước, lúc ấy tôi còn ở Bến Tre. Tôi có một anh bạn tên Tâm, còn gọi là Tâm Thèo lèo. Vì nhà anh ta làm nghề sản xuất kẹo thèo lèo (Kẹo lạc theo cách gọi miền Bắc Việt Nam). Năm ấy, vào mùa Trung Thu, anh bạn tôi đến xin quẻ xem có nên làm bánh Trung Thu không? Tôi trả lời: "Năm nay làm bánh Trung Thu sẽ lỗ nặng. Không nên làm". Anh ta nói: "Nhưng tôi có nghề làm bánh Trung Thu, không làm nó khó chịu lắm". Tôi trả lời: "Vậy anh làm bánh cho trẻ con thôi. Có thể có lợi nhỏ". Anh ta nghe tôi và về chỉ làm bánh cho trẻ con. Nhưng đến ngày 13 tháng Tám Việt lịch năm đó, có người đặt anh làm bánh lớn và đưa trước nửa tiền, cam kết khi giao bánh vào ngày 14/ 8 sẽ trao tiền đủ. Xin quý vị lưu ý rằng: Nghề làm bánh Trung thu bán thì chỉ nhận tiền khi bán được bánh. Nếu bánh ế thì người bán sẽ trả bánh lại. Bởi vậy, trong trường hợp này, nếu chỉ nhìn vào những yếu tố tương tác theo sự hiểu biết của đời thường thì rõ ràng anh bạn tôi không thể thất bại . Hay nói cách khác: Tôi đã dự báo sai. Nhưng một sự cố đã xảy ra.... Khi anh bạn tôi bắt đầu xào nhân bánh thì có một cú điện thoại gọi anh ta. Ngày ấy chưa có điện thoại di động. Anh ta phải giao trách nhiệm xào nhân cho đệ tử và chạy về nhà cách xưởng 30m. Trong lúc nghe dt, toàn bộ nhân bánh bị cháy khét và không thể làm bánh được. Tất nhiên anh bạn tôi lỗ nặng. Câu chuyện này tôi kể với quý vị, để minh họa cho tính tương tác của những quy luật vũ trụ nằm ngoài hiểu biết của con người được gọi là sự hỗ trợ của "nữ thần may mắn". Và chỉ khi nó xảy ra rồi để con người nhận thực được một cách trực quan - À! Ra thế! - thì mọi chuyện đã muộn màng. Nhưng chúng ta thử đặt một giả thuyết: Anh bạn tôi tuyệt đối tin rằng tôi sẽ nói đúng và tuân thủ theo lời khuyên của tôi để từ chối một hợp đồng béo bở, nắm chắc phần thắng kia thì chuyện lỗ nặng sẽ không xảy ra. Nhưng anh ấy sẽ rất hoang mang và không thể hiểu được vì sao mình sẽ thất bại?! Một quẻ bói chứng nghiệm còn dễ giải thích, như của anh bạn tôi - vì có hiện tượng trực quan chứng nghiệm. Nhưng những yếu tố tương tác trong phong thủy Lạc Việt còn khó giải thích với thế nhân hơn nhiều. Nếu một người xây nhà, hoặc trụ sở Cty đúng phong thủy thì cũng như uống thuốc bổ. Uống thuốc bổ thì chẳng thấy gì cả. Họ sẽ không hiểu tại sao phải tốn tiền làm phong thủy, cũng như mua thuốc bổ để uống. Nhưng phong thủy sai thì cũng như uống thuốc độc. Uống thuộc độc thì chết liền. Một thí dụ là nhà ông Bầu Kiên. Có thể nói tất cả anh chị em phong thủy Lạc Việt chịu khó học đều có thể thấy nhà ông này sai be bét về phong thủy. Do đó, chính khả năng tiên tri của một lý thuyết là một yếu tố cấu thành để thẩm định một lý thuyết khoa học. Tất nhiên, từ chuyện "nhỏ như con thỏ" của anh bạn tôi với mấy cái bánh Trung Thu được mô tả có tính quy luật có thể tiên tri, cho đến "chuyện lớn trong thiên hạ", như ngôi vị bá chủ thế giới trong canh bạc cuối cùng cũng rứa cả mà thôi. Chỉ khi nào bạn không gặp may, lúc đó mới thấy sức mạnh của những quy luật vũ trụ. Không có gì là huyền bí cả. Chỉ có sự thiếu hiểu biết mà thôi. PS: Bài này không dành cho những thứ tư duy "ở trần đóng khố".1 like
-
1 like