• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/02/2015 in Bài viết

  1. TP vốn là một người ko phải chuyên ngành xã hội học, nên lịch sử cũng chỉ là tự tìm hiểu trong những lúc trà dư tửu hậu với anh em chiến hữu, cho nên mặc dù từng được học về văn hóa Việt với nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng trong lòng vẫn thấy thế nào ấy, mặc dù tài liệu nào cũng có những sự hợp lý tối thiểu về nguồn gốc người Việt (như ngôn ngữ, chủng tộc, phong tục tập quán...) nhưng xét về tổng thể thì có vẻ tất cả đều không ổn, bởi văn hóa Việt Nam mình có khả năng tiếp nhận các nền văn hóa đông tây một cách kỳ lạ. Chẳng hạn như : TP có rất nhiều bạn bè người Chăm, Khơ-Me, Hoa (ở miền nam, giới du lịch gọi là người Minh Hương)... thì hầu hết dù không quên cội nguồn nhưng dù đi đến nơi nào trên thế giới vẫn tự hào là người Việt Nam, chỉ có ở VN quê hương họ mới tìm lại đúng bản sắc của dân tộc mình, nói ra thì có vẻ mang tính chính trị nhưng không hẳn vậy, và mặc dù có nhiều lễ hội và lễ tết khác nhau nhưng tất cả đều hòa hợp như những luống cày đã được định sẵn trên đồng ruộng vậy, người VN không hề xa lạ với những phong tục tập quán đó... Đây chính là điều khác biệt lớn nhất mà TP từng thấy trong quá trình tự tìm hiểu của mình so với các nước khác, kể cả ở Đông Nam Á (như việc thành lập những khu vực riêng dành cho các cộng đồng dân tộc khác nhau). Tất cả những suy nghĩ và trăn trở của Tp đã được giải đáp kể từ khi TP có may mắn được tiếp cận với cuốn sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" của chú Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, hồi năm 2007, theo TP nghĩ thì đây chính là con đường đúng đắn nhất để tiếp cận cội nguồn Việt sử, và luận điểm này cũng không xa lạ với truyền thống Việt sử (chính sử ĐVSKTT), cũng như "Kể nắm hơn bốn ngàn năm" như lời thơ Bác năm xưa. Đầu năm, kính chúc chú Thiên Sứ và toàn bộ quí thành viên diễn đàn nhiều sức khỏe, bình an, và nhiều may mắn tài lộc !
    2 likes
  2. Hệ thống luận điểm của tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, rất rõ ràng và hoàn toàn phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Việt tộc là hậu duệ còn sống sót của một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên trái Đất. Nền văn minh này đã bị hủy diệt bởi một thiên tai khủng khiếp gọi là nạn Đại Hồng Thủy, từ khoảng 10. 000 năm cách ngày nay. Không chỉ Việt tộc, mà còn nhiều dân tộc khác cũng còn tồn tại rải rác trên thế giới sau Đại Hồng thủy. Nhân loại bị thoái hóa và phải bắt đầu lại từ đầu cho lịch sử của nền văn minh hiện tại. Những Kim tự tháp và đồ hình Âm Dương Lạc Việt rải rác khắp thế giới, cùng với những di vật khảo cổ tìm được đã xác định điều này trong giả thuyết về một nền văn minh toàn cầu bị hủy diệt; vì đó chính là sản phẩm của nền văn minh này - trong đó có thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về sở hữu của Việt tộc.Giả thuyết này không phủ nhận hoàn toàn giả thuyết "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" hiện đang rất phổ biến trong giới khoa học. Mà chính giả thuyết "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" sai về tính thời gian được mô tả trong chính nội hàm của nó. Khiến cho nó mâu thuẫn với thực tế qua các di vật khảo cổ tìm được. Việt tộc thuở ban đầu sống rải rác ở cả Bắc và Nam Dương tử. Hơn 5000 năm cách ngày nay, một số dân tộc phát triển ở thượng lưu sông Hoàng Hà đã tấn công Việt tộc ở Bắc Dương tử. Sự kiện này được mô tả trong truyền thuyết Hoàng Đế chống Suy Vưu và các truyền thuyết của Việt tộc còn lại trong văn hóa truyền thống Việt. Một bộ phận của Việt tộc đã rút xuống Nam Dương Tử, kết hợp với những bộ phận khác sống ở đây - thành lập nên quốc gia Văn Lang. Đây chính là quốc gia đầu tiên của Việt tộc với danh xưng văn hiến. mở đầu cho Việt sử trải gần 5000 năm là tính từ thời điểm này (2879 BC- 2015 AC). Về tổ chức hành chính của quốc gia văn Lang: lúc đầu chia thành 15 bộ, có biên giới Bắc giáp Động Đình hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Tây giáp Ba thục và Đông giáp Đông Hải. 15 bộ của quốc gia Văn Lang tương đương 15 thành bang có quyền tự trị về kinh tế và hành chính. Đứng đầu mỗi bộ là Lạc Hầu, có Lạc Tướng phụ trách quản lý về hành chính và quân sự (Tương tự như Tể tướng của mỗi bang). 15 bộ Văn Lang bầu ra một thành bang chủ quản. Đứng đầu bộ chủ quản gọi là Lạc Vương, còn có danh xưng là Hùng Vương - vị vua mạnh nhất. Tùy theo nhu cầu kinh tế, chính trị và ngoại giao, hoặc khả năng cống hiến trên nền tảng tri thức của lãnh đạo các bộ, mà vào từng thời điểm các lãnh tụ của 15 bộ lại họp lại để bầu ra bang chủ quản. Đó là nguyên nhân để có 18 thời Hùng Vương tồn tại trong lịch sử 2622 năm trong lịch sử Việt tộc. Một trong những dấu chứng của sự kiện này là vào thời Hùng Vương thứ VI, sau khi để mất một phần lãnh thổ và giặc Ân phá hoại đất nước, 15 bộ Văn Lang đã họp lại và bầu một bộ khác làm nên thời Hùng Vương thứ VII. Một trong những dấu chứng của cuộc tranh cử ấy, đã để lại cho truyền thống văn hiến Việt chính là cặp bánh chưng, bánh dày trong những ngày lễ Tết truyền thống hàng năm. Những bộ trong quốc gia Văn Lang là những thành phần trong một tập hợp quốc gia, nên gọi là con, bang chủ quản gọi là cha trong truyền thuyết. Sự chểnh mảng trong cuộc giữ gìn và bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng, là nguyên nhân để vị vua cuối cùng của thời Hùng Vương thứ VI, bị loại khỏi Tổ miếu và thờ ở ngoài. Về thành phần các dân tộc của quốc gia Văn Lang chủ yếu là dân tộc Việt - còn gọi là dân tộc Kinh, hoặc Bách Việt - nhưng còn rất nhiều thành phần các dân tộc khác chung sống. Thí dụ như dân tộc Nhật Bản, Tày Thái, Mường.... Đây chính là nguyên nhân để có các hình thức văn hóa giống nhau giữa các dân tộc Việt Thái và cả các dân tộc khác, mà bài viết được trích dẫn ở trên đề cập. Về hình thái ý thức thượng tầng của quốc gia Văn Lang chủ yếu dựa trên thuyết Âm Dương Ngũ hành với bản hiến pháp nổi tiếng "Hồng Phạm cửu trù". Trên cơ sở này các hình thái ý thức thống trị chính là Lễ, Đức và Pháp trị. Tức "Tam Dương khai thái". Sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội trải dài 2622 năm đã khiến cho mô hình tổ chức hành chính của quốc gia Văn Lang không còn phù hợp với xã hội đương thời. Chính quyền trung ương không còn đủ sức chi phối toàn bộ các bộ dưới quyền. Đất nước bị xâm lược bởi các quốc gia cuối thời Chiến quốc thuộc nhà Chu. Điền hình là nhà Tần với tướng Đồ Thư. Một lãnh tụ địa phương thuộc dân tộc khác trong quốc gia Văn lang đã nổi lên chống Tần thành công và trở thành một bộ hùng mạnh của quốc gia Văn Lang và không tuân thủ chính quyền trung ương. Nội chiến đã xảy ra. Đức Tản Viên Sơn Thánh đã khuyên vua Hùng trao quyền cho Thục Phán. Điều này phù hợp với tổ chức của quốc gia Văn Lang là trao quyền cho lãnh tụ của bộ phụ thuộc có công, nhưng Thục Phán không thuộc Việt tộc. Đây chính là hình ảnh con rể trong truyền thuyết "Sơn tinh, Thủy tinh". Cùng lúc này nhà Tần suy yếu và Triệu Đà nổi lên thành lập quốc gia Nam Việt. Chính vì trách nhiệm của vương triều chính thống tiếp nối, nên Thục Phán phải có trách nhiệm thống nhất quốc gia. Đó là nguyên nhân cuộc chiến giữa Triệu Đà và Thục Phán. Nam Việt Vương Triệu Đà chiến thắng và thống nhất quốc gia Văn Lang xưa , trở thành triều đại chính thống của Bách Việt bên bờ nam sông Dương tử với một nền văn hóa phi Hán. Trong quá trình xâm lược từ Bắc phương, đại bộ phận Việt tộc từ nhiều bộ của Văn Lang đã rút dần về Bắc Việt Nam ngày nay. Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt ở Bắc Việt Nam đã hưng quốc và thánh lập nên quốc gia Đại Việt tiếp tục truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến tính đến ngày nay. Thưa quý vị. Trên đây, tôi chỉ tóm tắt diễn biến lịch sử của quốc gia Văn Lang và tôi đã chứng minh từng sự kiện qua nhiều bài viết trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn và qua cách sách đã xuất bản. Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng thì tôi có thể khẳng định rằng: Giả thuyết đã trình bày của tôi thỏa mãn tất cả những tiêu chí khoa học đến từng sự kiện và ngày càng chứng tỏ sự đúng đắn của giả thuyết này với những phát hiện mới nhất trong lịch sử về mọi ngành và các vấn đề liên quan trên mọi phương diện. Kể cả việc khám phá những bí ẩn huyền vĩ của nền văn minh Đông phương nhân danh khoa học và xác định thuyết Âm Dương ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước có cội nguồn thuộc về Việt tộc. Còn tất cả mọi giả thuyết khác liên quan đến cội nguồn Việt tộc đều không thỏa mãn mang tính hệ thống, nhất quán và không hoàn chỉnh, chưa nói đến tính cục bộ và chủ quan của những giả thuyết đó. Còn việc phủ nhận truyền thống Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chỉ là sản phẩm của thứ tư duy "Ở trần đóng khố", hoàn toàn phản khoa học. Một bạn trên facebook đã cho tôi đường link bài viết trên web Người Lao Động và đề nghị tôi có ý kiến. Vì người bạn này tôi đã trình bày như trên. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị. PS: Xin được miễn tranh luận cho những ai chưa tìm hiểu thấu đáo những luận cứ của tôi mà đã vội vàng phản bác.
    2 likes
  3. Năm 2016 cũng là 1 lựa chọn tốt, còn 2017 sẽ tạo cách cuộc về tuổi khi xét trên địa bàn 12 địa chi, cách cuộc tốt thì dễ phát về kinh tế và gia đình ổn định. Năm 2019 cũng là 1 lựa chọn. Ở đây bạn có 3 năm để chọn, việc sắp xếp sinh như thế nào là tùy vào bạn và gia đình. Nếu chỉ có 1 năm, chưa chắc bạn đã có thể sinh đúng năm. Việc chọn theo tư vấn và thực tế cũng không phải lúc nào cũng thuận lợi. Thân mến.
    1 like
  4. Con đầu hợp đấy, mạng con Kim khắc mẹ Mộc nhưng ko xấu, lúc nhỏ con sức khỏe hơi kém tí, nhưng lớn lên sẽ hết. Con út có thể chọn 2016 Bính THân hoặc 2017 ĐInh Dậu đều tốt, hợp cả cha, mẹ và hóa giải xung mạng con đầu với mẹ. Đã có con trai rồi thì ưu tiên sinh được con gái thì cân bằng âm dương trong nhà, nhưng chuyện trai hay gái ko tự quyết định được, dù sao cứ sinh vào năm hợp là ổn rồi. Con sẽ hợp cả cha và mẹ. Thân mến.
    1 like
  5. Quan điểm của tôi rất rõ ràng: Một lý thuyết hoặc một giả thuyết khoa học được coi là đúng phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, một cách có hệ thống, nhất quán và hoàn chính, có tính khách quan, tính quy luật và khả năng tiên tri. Bài viết trên thể hiện những quan điểm về cội nguồn Việt tộc của nhiều tác giả - trừ Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhưng không một luận điểm nào đủ sức thuyết phục và vượt trội, vì đều không phù hợp với tiêu chí khoa học hiện đại mà tôi đã trình bày ở trên.
    1 like
  6. "Trung Quốc vẫn sẽ đối đầu Shinzo Abe, Mỹ tăng cường hợp tác với Việt Nam" Hồng Thủy 18/02/15 11:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Một số nước láng giềng Trung Quốc lo lắng tự hỏi, nên kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ hay chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc? Trung Quốc không hài lòng cục diện Biển Đông, tích lũy khả năng thay đổi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh tháng 11/2014. CNN ngày 16/2 bình luận, trên sân khấu chính trị quốc tế Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc đã nổi lên như một nhân vật lớn kể từ khi ông lên nắm quyền tại quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2012. Ông Bình 61 tuổi được coi là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Với ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng trưởng 2 con số môi năm, là người đứng đầu bộ máy chính quyền và quân đội Trung Quốc Tập Cận Bình đã không hề "nhút nhát" trong việc phô trương sức mạnh quân sự của quốc gia này, bao gồm các vũ khí tiên tiến nhất như tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới. Trung Nam Hải nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu cho Trung Quốc khi chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama bị phát hiện rằng, một loạt vấn đề trong nước và quốc tế khác đang bủa vây, ràng buộc Nhà Trắng. Chiến lược xoay trục sang châu Á nổi tiếng của Obama đã bị gián đoạn, nhà phân tích chính trị lâu năm Willy Lam từ đại học Trung Quốc ở Hồng Kông bình luận. Tuy nhiên ông Obama vẫn quan tâm tới việc khẳng định uy quyền của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Việt Nam, Philippines và Ấn Độ để tạo thành bánh xe kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, Willy Lam cho biết. Thời Ân Hoằng, một giáo sư đại học Nhân dân từ Trung Quốc dự đoán, đối đầu ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington là một viễn cảnh đáng lo ngại. Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên trong tháng 9 tới, và chính phủ Mỹ sẽ phải quyết định xem có chấp nhận được lợi ích chiến lược của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương hay không, ông Hoằng cho biết. Cái gọi là "lợi ích chiến lược" này theo CNN bao gồm cả nhóm đảo Senkaku mà Nhật Bản đang kiểm soát trên biển Hoa Đông. Quan hệ ngoại giao giữa hai đối thủ lịch sử giờ đã trở nên xấu đi rất nhiều. Vì lo ngại gia tăng các vụ xung đột quân sự tiềm ẩn, Tập Cận Bình cuối cùng cũng đồng ý tiếp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị APEC tại Bắc Kinh năm ngoái. Đây là lần gặp gỡ đầu tiên của 2 ông kể từ khi lên cầm quyền. Một bức ảnh nổi tiếng chụp lại khoảnh khắc Tập Cận Bình bắt tay Shinzo Abe với ánh mắt của chủ nhà lảng đi nơi khác, không hề nhìn vào khách. Hai nguyên thủ lúng túng bắt tay trước một biển ánh sáng flash của cánh phóng viên, những người đã chứng kiến rõ nhất sự lạnh lẽo giữa nguyên thủ 2 nước Trung - Nhật. Thời Ân Hoằng cho rằng, chính phủ 2 nước Trung - Nhật đã nối lại một cố cuộc đàm phán, đó là sự tiến bộ đáng kể. Nhưng Trung Quốc sẽ vẫn đối đầu với Thủ tướng Shinzo Abe trong khi nói chuyện với ông, Bắc Kinh sẽ kết hợp cả hai yếu tố, Thời Ân Hoằng cho biết. Trong khi các quan chức ngoại giao tiếp tục công việc đối thoại, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng căn cứ hải quân ở một hòn đảo gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản. Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc dường như còn áp dụng một cách tiếp cận tương tự như ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh (lao vào) tranh chấp lãnh thổ gay gắt với một số nước láng giềng Đông Nam Á. Một mặt Trung Quốc đang cố gắng giảm bớt căng thẳng, nhưng mặt khác vẫn cứ nỗ lực thúc đẩy tuyên bố lớn hơn ở Biển Đông, Willy Lam bình luận. Điều này khiến "một số nước láng giềng Trung Quốc lo lắng tự hỏi, nên kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ hay chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc?" ======================= Chấp nhận thỏa hiệp với Trung Quốc với nội dung của cụm từ "chấp nhận thỏa hiệp" là một cách dùng từ sai. Bởi vì bản chất của vấn đề không phải là một thỏa hiệp mang tính ngoại giao, mà là chấp nhận tất cả biển đảo trên biển Đông thuộc về Trung Quốc trong cái biên giới bất hợp lý (*), quen gọi là "đường lưỡi bò". ======================= * PS: Phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Nguyễn Văn Trọng tại Cafe Trung Nguyên xác định tính bất hợp lý là nội dung của những lý thuyết khoa học hiện đại. Đúng là "dốt nát cộng với nhiệt tình thành phá hoại".
    1 like
  7. Trung-Hàn-Mỹ đánh cờ quyết liệt về phòng thủ tên lửa Đông Bình 20/02/15 09:09 Thảo luận (0) (GDVN) - Cuộc chiến cân não triển khai liên quan đến hệ thống THAAD của ba nước Hàn-Mỹ-Trung đã, đang và sẽ diễn ra quyết liệt, Hàn Quốc cũng cần tới THAAD. TQ chính thức phản đối Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Hàn Quốc Mỹ gấp rút xây dựng căn cứ Guam để ứng phó Trung Quốc Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có ảnh hưởng gì? TQ rất sợ Mỹ triển khai tên lửa đánh chặn ở Hàn Quốc Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 17 tháng 2 dẫn báo chí Hàn Quốc đưa tin, ngày 13 tháng 2, tại cuộc họp báo thường lệ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Cappi đã nói đến vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở bán đảo Triều Tiên, cho biết "hoàn toàn không tiến hành bất cứ thảo luận nào với Hàn Quốc", từ đó đã phủ định tuyên bố "hai nước Hàn-Mỹ đang tiếp tục tiến hành bàn bạc" do ông đưa ra vào ngày 10 tháng 2. Tờ "JoongAng Ilbo" Hàn Quốc ngày 16 tháng 2 cho hay, trong tuyên bố của người phát ngôn có thể nhìn thấy, cuộc chiến cân não triển khai liên quan đến hệ thống THAAD của ba nước Hàn-Mỹ-Trung không thể nói là không quyết liệt. Ngày 4 tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo tổ chức hội đàm. Triển khai THAAD không phải là vấn đề chính thức, nhưng ông Thường Vạn Toàn đã bày tỏ lo ngại đối với vấn đề này. Mỹ hy vọng thông qua triển khai hệ thống THAAD ở bán đảo Triều Tiên, đạt mục đích phòng thủ CHDCND Triều Tiên và kiềm chế lâu dài Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc không thể "cho phép" Mỹ triển khai mạng lưới radar ở trước mặt để tiến hành giám sát. Trong khi đó, Hàn Quốc nằm giữa hai nước lớn. Ngoại giao chính trị hệ thống THAAD là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình Đông Bắc Á trong thế kỷ 21. Theo bài báo, nhìn một cách đơn giản, hệ thống THAAD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao 150 km trở lên. Để đánh chặn có hiệu quả tên lửa có tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh trở lên, cần phải có hệ thống tiên tiến, đó là hệ thống tổng hợp có thể quan sát nhanh hơn (radar, vệ tinh, máy bay cảnh báo sớm) và phân tích đường đạn tức thời (tháp quản lý, kiểm soát tác chiến), tiến hành đánh chặn (tên lửa). Tóm lại, hệ thống THAAD là hệ thống gồm cả "mắt", "đại não" và "nắm đấm". Theo bài báo, tranh cãi về hệ thống THAAD bắt đầu từ tháng 6 năm 2014, khi đó Tư lệnh liên hợp Hàn-Mỹ Scaparrotti đã đưa ra tuyên bố "cần tiến hành phòng thủ đối với tên lửa của CHDCND Triều Tiên". Đây là do CHDCND Triều Tiên đã có khả năng thu nhỏ vũ khí hạt nhân, đồng thời sở hữu tên lửa (tên lửa Taepodong-2, tầm bắn đạt 10.000 km trở lên) có thể tấn công lãnh thổ Mỹ, vì vậy Mỹ buộc phải tiến hành phòng thủ. Bài báo dẫn nguồn tin từ nhà cầm quyền Quân đội Hàn Quốc cho biết, "xét tới năng lực của CHDCND Triều Tiên, nếu tên lửa rơi ở lãnh thổ Hàn Quốc, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng", "cần thiết tiến hành đánh chặn trên không, đồng thời giảm tổn thất đến mức thấp nhất". Đồng thời, nguồn tin này cũng cho hay, "công tác phát triển tên lửa đất đối không tầm xa (LSAM) và tầm trung (MSAM) tuy đang tiến hành, nhưng phải đến giữa thập niên 2020 mới có thể hoàn thành", "nhìn vào tình hình hiện nay, hệ thống THAAD là vũ khí phòng thủ có hiệu quả". Đối với bản thân Quân đội Hàn Quốc, trước khi bắt đầu phát triển được LSAM, MSAM vào giữa thập niên 2020, Hàn Quốc cũng cần tới hệ thống THAAD. Theo bài báo, nhưng, vấn đề nằm ở phản ứng của các nước láng giềng Hàn Quốc. Trung Quốc và Nga nhất trí cho rằng, hệ thống THAAD hoàn toàn không nhằm vào CHDCND Triều Tiên, mà nhằm kiềm chế họ, đây là do phạm vi giám sát của radar X-band trong hệ thống THAAD có thể đạt 4.000 km. Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter là người thuộc phe cứng rắn khẳng định tính cần thiết của phòng thủ tên lửa (MD), do đó, những tranh cãi liên quan đến vấn đề triển khai hệ thống THAAD chắc chắn tiếp tục gay gắt. ===================== Không có vấn đề "đánh cờ quyết liệt về vấn đề phòng thủ tên lửa". Mà chỉ có quyết định cuối cùng của Hoa Kỳ sẽ như thế nào. Ít nhất về mặt lý thuyết, ngài Uông Dương phó chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã thừa nhận Hoa Kỳ là bá chủ thế giới và Trung Quốc ủng hộ những quyết định toàn cầu của Hoa Kỳ. Vậy thì cũng về lý thuyết, nếu Hoa Kỳ cần triển khai THAAD ở Hàn Quốc sẽ chỉ là chuyện lặt vặt. Người Trung Quốc với tầm tư duy rất tiểu tiết, cứ tưởng rằng với phát biểu của ngài Uông Dương sẽ xóa đi sự đối đầu với Hoa Kỳ?! Còn lâu - thưa quí vị! Giá như trước 10/ 3 Quý Tỵ Việt lịch là hạn chót mà lão Gàn đã nói đến, mà người Trung Quốc thay đổi sách lược của mình thì lịch sử sẽ thay đổi. Nhưng từ đó đến nay đã gần hai năm. Trong Lý học Đông phương chỉ cần sau một giờ mọi chuyện đã muộn màng. Huống chi là hai năm đã trôi qua. Lão Gàn khuyên tất cả các siêu cường có đóng góp những nhà khoa học và phương tiện vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến của đám "hầu hết những nhà khoa học trong nước", hãy sòng phẳng với cội nguồn Việt sử. Nếu không thì sự chứng nghiệm của những lời tiên tri của Notradamus và Vanga sẽ chứng nghiệm. Nhưng ngay cả với thiện chí đó, cũng phải có giới hạn của nó: Đó là nó phải xảy ra trước 10/ 3 Ất Mùi Việt lịch. Sau ngày đó ngay cả thần thánh cũng bó tay. Lão Gàn chỉ chém gió trong cái lò gạch làng Vũ Đại. Tất nhiên chẳng ảnh hưởng gì đến tình hình thế giới. Nhưng hy vọng mong manh rằng: nếu được chú ý của quý vị có trách nhiệm thì cũng là điều may mắn đấy.
    1 like
  8. Nguyễn Hưng Hôm nay, xem kỹ lại chi tiết bài viết này thì thấy một đoạn nói về ông Dương Trung Quốc. Ông cũng xác định rằng: Đề cập đến lịch sử cuộc chiến 1979 chỉ là mô tả một chân lý và không phải kích động hận thù. Mặc dù nó là một cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt. Cảm ơn ông cũng có nhận định như vậy. Ấy thế mà khi tôi chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chỉ thuần túy mô tả cội nguồn văn minh và nguồn gốc lịch sử của một dân tộc - cách đây hàng thiên niên kỷ - thì không thiếu gì những kẻ dốt nát dọa rằng: các tác phẩm chứng minh cho một chân lý về cội nguồn dân tộc sẽ gây chiến tranh Việt Nam và Trung Quốc đấy?! Vậy thì những lập luận này của đám dốt nát - hay cố tình cản trở - lại mô tả sự sòng phẳng với lịch sử như là một sự kích động hận thù đấy ông ạ. Họ khen tôi và những ai chứng minh cho chân lý là "có tinh thần yêu nước". Vậy phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử là có "cơ sở khoa học" chăng? Nếu đúng như vậy sao không dám đối thoại? Khi đám dốt nát, nhao nhao phủ nhận cội nguồn lịch sử Việt tộc, không đủ khả năng phản biện tôi thì còn có màn khuyên chân thành là tôi nên thận trọng với độc tố khi ăn, hoặc lưu ý an toàn giao thông nữa đấy ông ạ. Vậy theo ý cá nhân ông: Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi có gây kích động hận thù giữa hai dân tộc Việt Trung không? Tôi dừng lại ở đây, vì không muốn phân tích và bàn sâu hơn, gây khó cho ông. Vì dù sao tôi cũng có phần cảm tình với ông. ======================== PS: Hôm nay tôi thành thật mà nói rằng: Phủ nhận hệ thống luận điểm của Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, dù từ bất cứ góc độ nào cũng là điều không tưởng. Nếu "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" phủ nhận cội nguồn truyền thống Việt sử, ngại tranh luân vì sợ lòi cái dốt nát thì tốt nhất nên mặc nhiên công nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và ghi nhận trong các sách giáo khoa. Lúc ấy, tôi tuy tài hèn cũng sẽ gọi là đóng góp phần nhỏ bé trong việc cải cách giáo dục Việt Nam. Còn muốn chính danh thì tổ chức một cuộc hội thảo công khai xác định cội nguồn Việt sử.
    1 like
  9. Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng 17/02/2014 01:00 GMT+7 Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không thể quên lãng. Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm/Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù/Trung Quốc phải thừa nhận/Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng/Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng LTS:Nhân kỷ niệm 35 năm ngày mở đầu Chiến tranh biên giới phía Bắc 17/2/1979, Tuần Việt Nam ghi nhận ý kiến của các học giả, tướng lĩnh quân đội, nhân chứng… về nguyên nhân, diễn biến quanh cuộc chiến và bài học rút ra cho mối quan hệ Việt – Trung trong hiện tại. Ảnh: Mạnh Thường Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an: Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm - Sau 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông, chúng ta cần vạch ra rõ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử như thế nào? Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh. Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu 1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa. Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO Còn cuộc kháng chiến năm 1979, với khoảng thời gian hơn 17 ngày (tính từ 17/2 khi TQ tràn qua biên giới VN đến 5/3/1979 khi TQ bắt đầu rút quân – PV), ta đã đuổi được 60 vạn quân TQ ra khỏi bờ cõi. Một cuộc kháng chiến chống xâm lược như vậy rất oanh liệt, vĩ đại chứ. -Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN? Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009. Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này. Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc. Nó hoàn toàn khác và không liên quan gì đến kích động chủ nghĩa dân tộc cả. Nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong SGK và cũng tưởng niệm hàng năm. Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong khi hiện họ là đồng minh của nhau. Đối với VN, việc kỷ niệm những sự kiện như chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, chiến thắng Điện Biên Phủ, thống nhất đất nước 1975, CTBG 1979… chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đã chiến đấu bảo vệ đất thiêng. Và cũng là để hun đúc cho họ ý chí quật cường yêu nước. -Vậy chúng ta cần có hành động gì để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979, và ghi tạc công lao của những người đã ngã xuống vì đất nước? Có một số việc cần làm: Đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng chiến khác. Muộn còn hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…). Tổ chức kỷ niệm trang trọng chiến thắng oanh liệt này. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến. Lên tiếng để thế giới hiểu -Từ những nghiên cứu của bản thân, xin ông cho biết dư luận thế giới nhìn nhận thế nào về bản chất cuộc chiến 1979, và về TQ trong cuộc chiến tranh này? Cuộc xâm lược của 60 vạn quân TQ trên toàn tuyến biên giới VN có bằng chứng rõ ràng, được ghi âm, ghi hình, cả thế giới biết và hầu hết đều có cái nhìn thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN. Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của TQ. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của TQ khi đó. Trong khi hơn 20 năm nay chúng ta không tổ chức kỷ niệm CTBG 1979 thì bạn bè tôi đã tập hợp được ở TQ vào những năm kỷ niệm chẵn, họ làm rất rầm rộ. Có hàng 500 – 700 bài báo với tiêu đề kiểu “Chiến công oanh liệt của Quân Giải phóng Nhân dân TQ phản công quân VN xâm lược”, “Quân xâm lược VN đã phải trả bài học đắt giá”, v.v… Một sự xuyên tạc, đổi trắng thay đen. Còn chúng ta? “Gieo cái gì thì gặt cái đó”, khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, thì thế giới làm sao bày tỏ sự ủng hộ? -Qua sự kiện CTBG 1979, theo ông có bài học quan trọng nào chúng ta cần rút ra? Qua cuộc chiến tranh này, chúng ta phải nhận thức được bản chất của lãnh đạo TQ. Về bản thân người dân TQ, tôi nghĩ về cơ bản là hòa hiếu, muốn giao hảo, hữu nghị với VN. Là một nước láng giềng chung đường biên giới 1.450 km với chúng ta, không thể không hiểu họ. Với tập đoàn lãnh đạo TQ vào thời kỳ 1979 và ít ra trong khoảng 10 năm sau đó, toàn bộ hệ thống lý luận Mác - Lê nin không có điểm nào biện minh cho việc lãnh đạo nước này xâm lược VN – một quốc gia trong hệ thống XHCN cả. Qua cách xâm lược đó, tập đoàn lãnh đạo TQ cho thấy họ là ai? Họ theo Chủ nghĩa Mác hay theo Chủ nghĩa bá quyền nước lớn? Quan hệ 16 chữ vàng hay cái gì đi nữa cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”. -Có một thực tế mà chúng ta đều hiểu, VN là một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn như TQ, vậy chúng ta cần một triết lý ứng xử thế nào cho phù hợp? Đây là một bài toán khó với hầu hết các nước trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn Canada, Mexico… khi ở cạnh Mỹ, hay các nước nhỏ xung quanh Nga. Tất nhiên mức độ không như ta ở cạnh TQ. Trong trường hợp này, tôi thấy có thể dẫn ra 1 câu nói của ông Lý Quang Diệu, mà tôi coi như một trong những câu hay nhất thế kỷ. Đại ý rằng thời nào cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. Vì thế Singapore phải biến thành một con cá bé độc, để không ai dám ăn, ăn là chết. Đó cũng là một gợi ý tốt cho VN. Nhưng làm như thế nào, câu trả lời thuộc về những nhà lãnh đạo! Mỹ Hòa (thực hiện) Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Ảnh tư liệu Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù Chiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử. Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó. Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc. Làm việc với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng tình với đề xuất của GS Phan Huy Lê rằng phải đưa mạnh dạn, đầy đủ hơn nữa những tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa đã được kiểm chứng vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ. Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống . Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay. Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp. Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ. Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau. Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược. Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu. Lan Hương(ghi) Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979. Ảnh tư liệu Trung tướng Khuất Duy Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng), Tư lệnh Quân đoàn 3: Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng Khi Trung Quốc tràn sang (với vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay), ta chỉ có Sư 3 Sao Vàng là chủ lực, còn lại là dân quân… Thời điểm đó quân chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng ta không có quân chủ lực thì có thể sẽ đánh nhanh, thắng nhanh. Song, tinh thần chiến đấu ý thức giữ vững độc lập chủ quyền của người dân Việt Nam rất cao, nên đã chặn đứng quân Trung Quốc ở biên giới. Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực thì sao? Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải tỉnh táo, khéo léo chớ gây ra chiến tranh. Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rõ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến này phải được công nhận là anh hùng, liệt sỹ. Dân tộc Việt Nam là dân tộc đời đời, bất di bất dịch nguyên tắc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Đó là bài học mà từ già đến trẻ đều phải nhớ. Dân tộc độc lập thì mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là không gì quý hơn độc lập tự do. Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân lòng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đã đưa ra xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh. Về đối ngoại thì thật khôn khéo, tỉnh táo, “lưỡi gươm thật sắc, nhưng bao giờ cũng phải sẵn sàng”. Làm sao cho thế giới hiểu, và đồng tình, giúp đỡ chúng ta. Làm sao cho họ thấy chúng ta là tấm gương độc lập tự do dân chủ, yêu chuộng hòa bình, xây dựng đất nước ngày càng phát triển. H.Vũ(ghi) Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy: Trung Quốc phải thừa nhận Việc xảy ra cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 do Tung Quốc phát động, nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc. Họ xứng đáng nhận sự lên án mạnh mẽ. Bởi vì dù cho có bất đồng quan hệ hai nước, TQ không thể mang quân đi đánh một nước láng giềng, từng là đồng minh của Trung Quốc, với một câu nói của Đặng Tiểu Bình là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó. Nhưng riêng năm nay, đúng ngày 4.1.2014, mạng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đăng một bài viết “Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung – Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 50 nghìn người”. Sau đó bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Tức là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm trong 20 ngày đầu tiên tổn thất về người của cả hai bên là như nhau, khác hoàn toàn với quan điểm trước đó là Trung Quốc đã thắng cuộc chiến tranh đó. Như vậy, đấy là sự thực mà trước đây họ che giấu nhân dân Trung Quốc, và họ cuối cùng phải thừa nhận rằng đây là cuộc chiến tranh rất đẫm máu. H. Phan(ghi) Xe tăng Trung Quốc bị ta bắn hạ tại Cao Bằng, sáng 17-2 - Ảnh: Mạnh Thường Đạo diễn Trần Văn Thủy: Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng Năm 1978, trở về từ Liên Xô sau khóa học về đạo diễn, ông Trần Văn Thủy được giao làm phim về cuộc chiến tranh biên giới. Bộ phim có tên Phản Bội, được giải Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1986. Ông chia sẻ: Từ khoảng tháng 3/1978, đã bắt đầu có những dấu hiệu bất đồng. Linh tính mách bảo tôi: chiến tranh sẽ xảy ra, thời điểm đó có những vấn đề khác nổi lên như “nạn kiều”, Bắc Luân.. Tất cả các nhà làm phim tài liệu trong Nam ngoài Bắc đều được đưa lên vùng biên giới. Tình hình xấu đi rất nhanh và cuộc chiến đã xảy ra. Tôi được phân công làm bộ phim tài liệu rất dài, gần 3 tiếng, dài nhất trong lịch sử phim tài liệu Việt Nam, sau này được đặt tên là Phản Bội. Nỗi mất mát đau đớn của đồng bào 6 tỉnh phía bắc… Với số đông người Việt Nam, họ sững sờ và kinh hoàng không thể tưởng tượng được. Từ Lào Cai sang Cao Bằng, Lạng Sơn… chúng tôi đã chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện vô cùng đau đớn. Luận bàn về cuộc chiến này cần nhiều giấy mực, thời gian và cả sự ngay thẳng. Tính từ thời điểm đó đến nay đã mấy chục năm, nhưng vết đau ấy vẫn không thể xóa. Nếu ngày hôm nay, vì bất cứ lý do gì, mà ta lãng quên đi những con người đã ngã xuống trong một cuộc chiến cực kỳ vô lý và tàn bạo ấy, sẽ là một tội lỗi vô cùng lớn. Tôi đã nói điều này trong cuốn Chuyện nghề của Thủy. Bộ phim Phản bội khi đó được đón nhận hào hứng. Vào thời điểm đó, nó phù hợp với thái độ của người dân Việt Nam về chuyện chủ quyền đất nước, và sự phẫn nộ với cuộc chiến tàn bạo. Người xem bất ngờ và đồng tình về sự hấp dẫn, độ chính xác về lịch sử và những vấn đề đặt ra. Có thể nói trong tất cả những bộ phim của tôi chưa từng làm có sự đồng thuận của tất cả mọi người, mọi cấp như thế. Bộ phim đã được chiếu rất nhiều lần, ở nhiều nơi, được nhận giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980. H. Hường(ghi) Nhóm thực hiện: Mỹ Hòa - Lan Hương - H.Vũ - H.Phan - H.Hường ============================ Tôi hy vọng lời huấn ngôn của nguyên Phó Chủ Tịch nước bà Nguyễn Thị Bình sẽ là câu trả lời cho những ai quan niệm rằng việc chứng minh cho chân lý Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là việc châm ngòi nổ cho chiến tranh ở biển Đông. Đó hoàn toàn là một việc sòng phẳng với lịch sử.
    1 like
  10. VÌ SAO ĐẦU NĂM MUA MUỐI, CUỐI NĂM MUA VÔI? Bài viết tuy có giải thích vì sao đầu năm dân Việt ta lại mua muối. Giải thích là một chuyện, còn có đúng hay không lại là chuyện khác. Chưa nói đến sự giải thích này chưa hoàn chỉnh vì nó chưa giải thích được vì sao "cuối năm mua vôi"? Vôi không mua được vào đầu năm hay sao? Khi văn hóa truyền thống Việt ngày xưa còn duy trì tục ăn trầu. Muối không mua được vào cuối năm hay sao? Khi nó là một thực phẩm hàng ngày trong cuộc sống của con người. Không chỉ "đầu năm mua muối", mà trong thủ tục nhập trạch theo truyền thống Việt tộc thì lúc đó trong nhà gạo phải đầy, củi (nhiên liệu) phải đầy, nước trong nhà của tất cả những thứ có thể chứa nước cũng phải đầy và cuối cùng là hũ muối cũng phải đầy. Trong thủ tục nhập trạch theo truyền thống của nền văn hiến Việt, muối chỉ đóng vai trò như là một thực phẩm căn bản và là tối thiểu cuối cùng của con người. Mọi thứ thực phẩm cốt yếu đầy tràn không thể thiếu trong một căn nhà khi nhập trạch như là một điềm lành - một sự mở đầu tốt đẹp cho sự phú túc - mà con người mơ ước. Nhưng vai trò của muối trong câu ngạn ngữ "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" lại mang một ý nghĩa khác hẳn. Nội dung của câu ngạn ngữ này mang tính minh triết hơn nhiều so với lời giải thích của bài viết trên. Tất nhiên điều này lại liên quan đến Lý học Đông phương. Muối và vôi đều có sắc trắng, theo ngũ hành thì thuộc Kim. Nhưng vai trò phân loại của Ngũ hành trong Lý học không mang tính lý giải cho hiện tượng này. Mà trong trường hợp này cần được hiểu rằng đó là sắc thái biểu tượng của Dương tính. Muối là sản phẩm biển và đó là sản phẩm của sự kết hợp của sự tương tác của vũ trụ với Âm khí của Đất - "Thiên nhất sinh Thủy" - Trong đó, nước biển là Âm Thủy và bầu khí quyển bao bọc Địa cầu là Dương Thủy. Màu trắng đặc trưng của muối mang đặc trưng cho Dương tính ở dạng sản phẩm khởi nguyên trên trái Đất rất mạnh. Do đó, những hũ muối để trong những góc nhà bế khí - như gầm cầu thang - ứng dụng trong phong thủy Lạc Việt có tính hóa giải Âm khí tụ ở đó. Ngược lại - vôi - sản phẩm của núi và núi cũng là hình thể cấu tạo cuối cùng trên bề mặt trái đất trước khi xuất hiện tất cả mọi vật thể khác trên bề mặt địa cầu. Núi nhô cao thuộc Âm. Đây là điều mà tôi đã trình bày trong các lớp phong thủy Lạc Việt về nguyên lý của Âm khí cho núi. Như vậy, theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau" nên xuất hiện cầu "Đầu năm (Dương trước) mua muối, cuối năm (Âm sau) mua vôi". Muối mua vào đầu năm và vôi mua vào cuối năm (Thay vôi trong các ông bình vôi trong nhà) của nền văn hóa trầu cau, đều có tác dụng xua đuổi âm khí, mang lại những điều tốt lành.
    1 like
  11. Chú đã sang Hoa Kỳ mần cái phoengshui và nhận thấy rằng: Về đại cuộc thế đất của Hoa Kỳ rất tốt. Nhưng về tiểu tiết hầu hết các căn nhà dân cư ở Hoa Kỳ đều không chuẩn theo tiêu chí Phoengshui Lạc Việt. Nhưng ở Hoa Kỳ rất khó sửa nhà vì luật rất chặt chẽ. Theo ý chú thì nên mua đất cất nhà - nếu đủ tiền. Tóm lại Trangphan cứ chọn cho vài kiểu đất, chọn được kiểu nào gửi email cho chú hoặc Bonbon, kèm theo vị trí và hướng nhà phải xây trên miếng đất đó. Phong thủy Tàu xác định tuổi chồng Trang phan là cung Đoài, Phong thủy Lạc Việt là cung Ly, vì phi tinh trên Lạc Thư và Hà Đồ khác nhau. Cho nên Trangphan cứ chọn các hướng sau đây: Chính Bắc 0 độ; Chính Đông 90 độ, Chính Nam 180 độ; Tây Nam 225 độ. Tất cả các hướng này đều tối đa "+" hoặc "-" 17 độ. Bản thân chú cũng phải cất công chọn trên 15 địa điểm, mới tạm ưng ý khu nhà ở hiện tại. Không có chỗ nào tuyệt đối cả, nhưng những khuyết điểm phải có thể khắc phục được.
    1 like
  12. Không có "Vật chất tối" đâu. Thưa các nhà khoa học Anh Quốc. Vạn vật trong vũ trụ này do "Khí" tạo thành và tương tác qua môi trường "khí". "Khái niệm "Khí" được ghi nhận lâu nhất trên các văn bản cổ chữ Han. Họ gọi là "Qi". Nhưng bản chất khí là gì thì chỉ có Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh lần đầu tiên định nghĩa và ứng dụng trong các phương pháp của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Giả thuyết của các ông sai rồi - cho dù các ông tìm được hạt này thì nó cũng không phải mang tính chất như giả thuyết của các ông về vai trò tương tác của nó. Nó cũng giống như "Hạt của Chúa" vốn không có tính chất là nguyên nhân tạo ra tất cả các loại hạt.
    1 like
  13. Cổ vật trong than đá chứng minh Thuyết tiến hóa là dối trá? Wednesday, December 24, 2014 23:03 Giáo dục nhà trường hiện nay căn bản đều chấp nhận thuyết tiến hóa giải thích nguồn gốc nhân loại với ý tưởng con người tiến hóa từ vượn cổ 4 triệu năm trước. Tuy nhiên, các phát hiện trong giới khoa học cùng nhiều bằng chứng khác cho thấy vấn đề không hề đơn giản. Chiếc búa được hai vợ chồng Max Hahn và Emma tìm thấy vào Tháng 6/1936. 1. Lưỡi búa “thần thánh” Tháng 6/ 1936, hai vợ chồng Max Hahn và Emma trong lúc leo núi gần khu vực một thác nước ở London (cũ) thuộc tiểu bang Texas, họ tìm thấy một tảng đá có cán gỗ xuyên qua. Thấy kỳ quặc, họ quyết định đem nó về nhà, tách tảng đá ra làm đôi và phát hiện một cây búa sắt cán gỗ bên trong. Sự kiện này đã gây chấn động cộng đồng khảo cổ và khoa học, vật được tìm thấy là một cây búa do con người tiền sử làm ra. Các phân tích niên đại sau đó kết luận, tảng đá bọc bên ngoài cây búa có niên đại khoảng 400 triệu năm, còn độ tuổi của cây búa qua phân tích phóng xạ cho thấy niên đại lên đến hơn 500 triệu năm. Một phần của cán gỗ đã dần hóa thạch. Lưỡi búa được làm bằng sắt với độ tinh khiết lên đến 96%, thứ không thể tìm thấy trong thiên nhiên và thậm chí còn vượt qua công nghệ tinh luyện thép hiện nay. 2.Tượng người đất sét hơn 15 triệu tuổi Năm 1889, gần Nampa, Idaho, các công nhân trong lúc khoan giếng đã tìm thấy một tượng người nhỏ làm bằng đất sét nung ở độ sâu khoảng 100m. Để đạt đến độ sâu này, các công nhân đã phải đào xuyên qua 15m dung nham núi lửa và các lớp hóa thạch khác. Chuyện không có gì đáng nói đến khi người ta phát hiện ra lớp hóa thạch đã đào qua phía trên có độ tuổi ít nhất là 15 triệu năm. Hiện nay, những người hoạt động trong ngành khoa học địa chất đều biết, than được hình thành từ xác động thực vật bị chôn vùi nhiều năm. Thảm động thực vật bị chôn vùi theo thời gian và được bao phủ bởi trầm tích, dần hóa thành than đá. Quá trình hình thành này phải mất đến 400 triệu năm. Vật được tìm thấy chắc chắn đã xuất hiện trước và có niên đại xa xưa hơn lớp dung nham trên. 3. Pháp khí 300 triệu năm tuổi Năm 1944, Newton Anderson, một chú bé 10 tuổi, khi chơi dưới tầng hầm đã làm rơi một tảng than đá vỡ nứt làm đôi. Vật tìm thấy bên trong đã thách thức mọi giải thích khoa học chính thống hiện nay. Bên trong khối than là một cái chuông có cán cầm tay được làm bằng đồng thau với những nét điêu khắc vô cùng tinh xảo. Sau khi đem đi phân tích, người ta tìm thấy chiếc chuông được chế tạo từ hỗn hợp kì lạ, bao gồm đồng, kẽm, thiếc, asen, i-ốt và selen, các loại vật liệu không giống với bất kỳ phương pháp chế tạo hiện đại nào ngày nay. Và như trên đã nói, than đá là thứ chỉ hình thành qua hơn 300 triệu năm tuổi. Chiếc chuông này chắc chắn có niên đại lâu hơn. Trên đây chỉ là một trong nhiều khám phá dị thường đã được phát hiện gần đây, đều bị âm thầm mang đi cất giữ tại tầng hầm các bảo tàng trên thế giới, dấu đi khỏi tầm nhìn của công chúng. 4. Dây chuyền vàng hơn 300 triệu năm tuổi Tương tự một trường hợp khác ngày 11 /6/1891 ở Morrisonville, Illinois, theo một báo cáo cho biết bà Culp đã tìm thấy một xâu chuỗi tròn làm bằng vàng 8 cara, dài khoảng 25cm nằm kẹt trong một khối than đá. Xâu chuỗi này được gọi là “đồ cổ” hay “cổ vật”. 5. Chiếc nồi sắt hơn 300 triệu năm Hiện được trưng bày tại bảo tàng Glen Rose, Texas, nồi sắt đúc được một công nhân canh lò than nhà máy điện tìm thấy trong một khối than lớn năm 1912 . Khi người này đập vỡ khối than làm hai thì chiếc nồi sắt rơi ra để lại vết hằn bên trong. Vô vàn các trường hợp khác đã được công bố hoặc chưa. Khoa học thường thức hiện nay cho rằng những đồ vật trên “không nên tồn tại” vì nó đi ngược với nhận thức hiện hành về nguồn gốc và lịch sử loài người. Họ gọi chúng với những cái tên như “không có chỗ đứng”, “nghịch lý” và tìm cách đưa chúng xa khỏi tầm hiểu biết của công chúng. Khoa học hiện nay khi đối diện với vấn đề thường đưa ra hai giải pháp, một là cố gắng chứng minh làm sáng tỏ vấn đề, hoặc nếu không làm được điều thứ nhất thì họ đi theo hướng ngược lại là cố làm mất tính chính thống của sự kiện, tấn công vào tính khả tín của khoa học gia, phóng viên để chôn vùi những phát hiện vào bảo tàng, tìm cách để không cho chúng xuất hiện rõ ràng trước công luận lần nữa. Vì nếu không đưa ra được kết luận khoa học cho sự kiện, các khoa học gia hẳn sẽ rất “bẽ mặt”. Họ thường đánh đổ những sự kiện phát hiện trên với các tiêu đề như “lừa đảo” hay “báo cáo sai sự thật”, mục đích có lẽ là để giữ thể diện. Nói cách khác, khi một lý thuyết vốn được dùng để làm nền tảng cho mọi nghiên cứu phát triển khoa học khác, thì sự sụp đổ của lý thuyết này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một hệ thống tri thức khoa học, tác động quá lớn vào niềm tin của con người đối với khoa học, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi tầng lớp, mọi quốc gia. Đó có thể chính là cái giá của sự thật. Nhưng cái giá quá đắt này liệu có ai đủ dũng khí để chi trả. Điều này đặt ra một vấn đề khác khiến chúng ta cần phải suy nghĩ, hệ thống khoa học được hình thành trên nền tảng móc nối giữa các lý thuyết khoa học; vậy thử đặt giả thuyết, nếu một mắc xích trong đó được chứng minh là sai thì chẳng phải cả hệ thống đó sẽ bị ảnh hưởng, và nhiều thứ phải bắt đầu lại. Điều này cho thấy những hạn chế của khoa học thực chứng bởi chúng phải đối mặt với quá nhiều rủi ro cùng những xác suất. Và sự thật là con người đặt rất nhiều niềm tin vào khoa học và luôn cả những rủi ro này. Tuy nhiên, khi ngày càng nhiều những phát hiện tương tự xảy đến thì trong công chúng sẽ manh nha những hoài nghi, sự thật vẫn là sự thật và nó không thể mãi bị che dấu. Thế nhưng hiện nay chúng ta vẫn phải chấp nhận một hiện thực rằng, dù các tri thức giáo khoa đã trở nên cũ kỹ và đầy hoài nghi khi các phát hiện như trên được đề cập đến, thì chúng vẫn được rao giảng không ngừng tại các lớp học, mà bất cứ ý kiến nghi hoặc nào đưa ra cũng sẽ rơi vào sự kì thị. Đôi khi một số nhà khoa học chân chính sẽ cố gắng làm sáng tỏ sự thật về những gì được phát hiện. Tuy nhiên, họ sẽ gặp phải chỉ trích và quay lưng từ đồng nghiệp, dẫn đến sự nghiệp cũng nhanh chóng bị kết thúc theo. Trở lại vấn đề Darwin và thuyết tiến hóa, ông cho rằng nhân loại tiến hóa từ vượn, rồi thành người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây, và phát triển cho đến ngày nay, có trí tuệ thông minh, biết lao động sản xuất. Nhiều giáo đồ của Darwin có thể đưa ra các bằng chứng như “tiến hóa ý thức hệ”, các bộ xương loài… Ở phía đối lập, các tôn giáo giảng rằng đấng tối cao tạo ra mọi thứ trên Trái đất đã từ rất lâu. Họ không có nhiều bằng chứng ngoài kinh sách ra và những câu chuyện được truyền thừa qua nhiều thế hệ. Nhiều kinh sách qua các lần cải tổ, chiến tranh, thiên tai đã bị thất lạc, biên dịch sai, hoặc thêm thắt vào đó nhiều diễn giải cá nhân làm mọi thứ trở nên rắc rối. Tuy vậy, tất cả đều yêu cầu phải giữ vững “đức tin”, cái họ cần nhiều hơn là “bằng chứng”. Sự thật về nguồn gốc loài người là một bí ẩn tổng quát. Chưa từng một ai, nơi nào, thực sự biết được nhân loại đã qua bao nhiêu tuổi và có nguồn gốc từ đâu. Một bí ẩn dường như tuyệt đối. Theo Tinhhoa.net =================== Thuyết tiến hóa không sai. Nhưng có điều phải đẩy thời gian lên hàng trăm triệu năm trước, thay vì 4 triệu năm. Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt xác định điều này. Những di vật khảo cổ này đã xác định rằng: Có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trước lịch sử nền văn minh hiện đại. Không cần những di vật khảo cổ này tôi đã xác định điều này từ lâu. Với giả thuyết nhân danh khoa học và những giá trị tri thức của Lý học Việt, sẽ giải thích được tất cả những bí ẩn tương tự.
    1 like
  14. Những di vật khảo cổ trong bài viết trên xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái Đất này. Đây chính là nền văn minh đã sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành và Việt tộc hiện nay chính là hậu duệ sống sót của nền văn minh này và là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Vòng tròn trên đầu hai nhân vật trong bài viết trên được hiểu là mũ bảo hiểm trong du hành vũ trụ, thực chất là vầng hào quang mô tả sự thăng hoa của tri thức.Hình ảnh được coi là hai nhà du hành vũ trụ trong bài trên chỉ là một sự mô tả khác của hình ảnh Nữ Oa và Phục Hy được tìm thấy ở miền nam sông Dương tử. Xin lưu ý: Hình ảnh Phục Hy áo cài vạt bên trái. Với hình ảnh này người Châu Âu có thể suy luận là người "Ngoài hành tinh".
    1 like
  15. Sau 100 năm nữa thì người ta sẽ thấy rằng các loại bùa chữa bệnh của nền văn minh Đông phương còn dựa trên một lý thuyết siêu đẳng hơn nhiều. Rất tiếc vẽ bùa bây giờ có đúng như nguyên thủy của nó từ hơn 2000 năm trước không thì chưa thể kiểm chứng được. Phát biểu câu này Thiên Sứ tôi chỉ coi là một lời tiên tri giống như của bà Vanga về một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại", nhưng chi tiết và cụ thể hơn. Nên tôi sẽ không giải trình điều này. Tôi chỉ có trách nhiệm giải trình mang tính lý thuyết về "Không có Hạt của Chúa", "Không có sự sống ngoài trái Đất" như đã hứa. Tất nhiên là nếu được hỏi công khai, minh bạch với cộng đồng khoa học quốc tế.
    1 like
  16. Khi người ta còn bị nô lệ vào định kiến thì vĩnh viễn sẽ chìm trong u mê. Cụ thể khi người ta còn định kiến về sự tiến hóa của nền văn minh duy nhất hiện nay với khởi đầu là một thời đại đồ đá và những bầy người nguyên thủy thì sẽ chẳng bao giờ có thể giải thích được về bản chất thật của Kim Tự Tháp. Nó cũng giống như từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX về trước, hầu hết đều nô lệ vào một định kiến cho rằng tri thức nền tảng của nền văn minh Đông phương thuộc về dân tộc Hán. Tất nhiên với sự nô lệ về định kiến đó con người sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá được những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.
    1 like