-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 18/02/2015 in Bài viết
-
Cảm ơn Longphibaccai và Thienma_78. Chân lý sẽ phải sáng tỏ thôi. Tất cả những nhà tiên tri nổi tiếng thế giới , từ Notradamus, Vanga, Cayce đều xác định một nền tri thức Đông phương sẽ là nền tảng tri thức tương lai của nền văn minh nhân loại. Phần đời còn lại của tôi có được chứng kiến sự vinh danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử hay không, điều này sẽ quyết định thời gian để làm sáng tỏ hoàn toàn thuyết Âm Dương Ngũ hành. T/p HCM sẽ phát triển nhất so với tất cả các T/p trong nước.2 likes
-
Bây giờ bắt đầu xác định xem giờ nào là giờ thật của đương số. Nếu là giờ Sửu mệnh Vũ-Phá-Hao-khúc -Đẫu-Quyền dạng người nhỏ thó mặt hơi dài nhỏ lưỡng quyền cao tiếng nói to da vẻ hơi trắng hồng hào là mẫu người hướng ngoại đối với người ngoài thì rất rộng rãi nhưng đối với người thân nhân hay gia đình thì rất keo kiệt bũn sỉn, răng xấu không đều hay bộ răng không đủ, là người rất thích người khác tâng bốc khen tặng mình, có tính ăn chơi xa xỉ hoang đàng cờ bạc, thường có hay đau về bộ tiêu hóa dạ dầy. Cha mẹ rất khá giả giàu có, cha là trưởng nam[ có trên là chị] hay là đích tôn trong họ tộc có danh chức, mẹ thường là người buôn bán kinh daonh hay làm bên nghề y -sư phạm số hợp với mẹ không hợp với cha. Trong anh chị em có người bệnh hiễm nghèo như máu huyết hay bệnh về xương cốt que quặt. Trong sách có các câu phú như sau; Xương- Khúc phùng Phá Quân,hình khắc đa lao toái Vũ khúc -Phá Quân,phá gia lao lục Vũ phùng Phá diệu nan bảo di lai sản nghiệp Vũ-Phá Tỵ Hợi, tham lận bất lương Vũ khúc nhàn cung đa thủ nghệ với 4 câu phú trên được ghi rỏ trong sách thì có thể xác định người trong lá số giờ Sửu trên là hạng ăn chơi cờ bạc hạng du thủ bất lương suốt đời long đong vất vã tất phải bỏ xứ đi xa mà kiếm ăn có bao nhiêu của tài sản cũng phá tán hết. Nếu là giờ Dần, dạng người từ trung bình đến thấp, da trắng mặt tròn thân hình da vẻ mập mạp tánh tình nhân hậu hay thích ân cần giúp đỡ người khác nóng tánh mau nguội, nhưng không có định kiến thường hay thay đổi hay nghi ngờ có việc gì thì suy tính lưỡng lự suy đi nghĩ lại không quyết đoán, hồi lúc nhỏ sanh ra rất khó nuôi có bệnh như về máu huyết hay xương cốt còi ốm suy dinhh dưỡng v.v, trong anhchij em có người sanh mới sanh ra sản nạn rồi mất hay là có người bị thủy nạn như chết đuối, về tai nạn hay thường đi ra ngoài bị nhẹ xe cộ, Thân cư quan lộc với cơ - Âm lộc tồn thì thường chuyên về sư phạm y khoa hay vào lãnh vực kinh daonh cũng rất phát đạt. Với sự phân định 2 giờ trên xem giờ nào thích nghi với đương số.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên GS. Nguyễn Đình Đức 18/02/15 06:09 Thảo luận (0) (GDVN) - Thời đại nào cũng vậy, nhất là thời đại mà sự hội nhập và cạnh tranh kinh tế đang diễn ra nhanh và quyết liệt trên quy mô toàn cầu. “Không được cho điểm 0 ngay cả khi sinh viên không làm được bài” Điểm 0 (không) cũng là lợi thế của sinh viên 50 "ông đồ nhí" viết chữ mừng Xuân LTS: Kinh nghiệm cho thấy chìa khóa của sự tăng trưởng vượt bậc của các nước châu Á trong những thập kỷ gần đây như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc chính là bởi các nước này đã thành công trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài. Nếu không có nguồn lực trí tuệ để tạo ra những bước phát triển đột phá, các nước kém phát triển sẽ ngày càng tụt hậu và chịu sự lệ thuộc vào các nước phát triển. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng, trọng dụng, tạo điều kiện để nhân tài được phát huy tài năng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một yêu cầu cấp bách, không thể chậm trễ, có ý nghĩa sống còn vì thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài viết sau đây của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo (đại học và sau đại học) của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giúp chúng ta có cái nhìn khái quát nhất về tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước từ mô hình cụ thể là ĐHQGHN. GS. Nguyễn Đình Đức viết: Triết lý trong đào tạo của ĐHQGHN là đào tạo nhân tài, đào tạo tinh hoa. Đào tạo ở ĐHQGHN không chỉ nhằm trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức, năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức, mà còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng và năng lực tổ chức, đặc biệt là phát triển tư duy, tầm nhìn, tạo cho sinh viên có đầy đủ bản lĩnh và nghị lực để vào đời và sáng nghiệp. Để có thể hoàn thành được sứ mệnh này, ĐHQGHN (tiền thân là Đại học Tổng hợp Hà Nội) luôn coi trọng việc phát hiện tài năng ngay từ bậc học phổ thông và tiếp theo đó là những năm trên giảng đường đại học. ĐHQGHN đã xây dựng và hoàn chỉnh các mô hình đào tạo chất lượng cao liên tiếp từ học sinh phổ thông năng khiếu, đến đại học các hệ chất lượng cao, khoa học tài năng và chuẩn quốc tế hay còn gọi là nhiệm vụ chiến lược (riêng chuẩn quốc tế có cả ở cả bậc đại học và sau đại học). Ảnh minh họa Xuân Trung. Năng khiếu là bẩm sinh, nhưng nhân tài, những người tài đức không phải tự nhiên sinh ra là có, mà phải do được phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, thử thách và rèn luyện mà nên. Chính vì vậy, việc phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài luôn là điều quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, và là nhiệm vụ hàng đầu của cơ sở giáo dục đại học lớn như ĐHQGHN. Để chuẩn bị cho triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao, mấu chốt quan trọng nhất là phải chuẩn bị được đội ngũ và xây dựng được chương trình đào tạo tốt, phù hợp. Kế tiếp đó là phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng phục vụ công tác đào tạo. Thuận lợi lớn nhất của ĐHQGHN là luôn có đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo và mạnh trong hệ thống các trường đại học của cả nước.Hiện nay, ĐHQGHN có 3.613 cán bộ viên chức, trong đó có 1879cán bộ khoa học với 51 GS, 336 PGS, 17 TSKH và 864 TS (tỷ lệ TS/CBGD đạt 46,8%, trong đó có 581 TS được đào tạo ở nước ngoài về). Trường ĐHKHTN và Trường ĐHCN là 2 đơn vị có tỷ lệ tiến sỹ cao, chiếm trên 65% tổng số CBGD. Đội ngũ cán bộ của ĐHQGHN có thế mạnh là có nhiều nhà khoa học đầu ngành (với 15 giải thưởng Hồ Chí Minh và 10 giải thưởng Nhà nước về KHCN), có uy tín lớn ở trong và ngoài nước về các ngành, chuyên ngành khác nhau thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật học, giáo dục,… Bên cạnh đó, ĐHQGHN đã thu hút thêm khoảng 300 GS, PGS của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo trong cả nước và hàng trăm nhà khoa học có uy tín của thế giới, trong đó có một số người đạt giải Nobel và các giải thưởng lớn có uy tín khác cùng tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học. Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh Năm 2005, ĐHQGHN đã tiến hành tổng kết Dự án “Đào tạo nguồn nhân lực tài năng”. Từ 1997-2005, đã có 1.940 sinh viên, 387 học viên và 156 NCS đã tham gia Dự án này. Với những thành công và bài học kinh nghiệm sau gần 10 năm thí điểm, Đảng và Nhà nước đã đánh giá cao mô hình đào tạo tài năng bậc đại học của ĐHQGHN,đồng thời chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng mô hình bồi dưỡng và đào tạo tài năng, chất lượng cao của ĐHQGHN. GS. TSKH Nguyễn Đình Đức - tác giả bài viết. Ảnh Xuân Trung Trên cơ sở chỉ đạo đó, ĐHQGHN đã được Nhà nước đầu tư, tiếp tục triển khai đào tạo tài năng, chất lượng cao nhưng với tư cách là một nhiệm vụ thường xuyên. Từ năm 2006 trở đi, để tăng cường hội nhập các chuẩn mực quốc tế, trong khi quy mô đào tạo cử nhân tài năng, chất lượng cao còn nhỏ, mức độ “quốc tế hoá” về chương trình, phương pháp đào tạo, ngôn ngữ sử dụng chưa đủ cao, ĐHQGHN bắt đầu triển khai đào tạo các chương trình tiên tiến. Chương trình đào tạo tiên tiến là các chương trình đào tạo bậc đại học, sử dụng toàn bộ chương trình, giáo trình của một đại học nước ngoài, giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Đội ngũ giảng viên của Việt Nam và một số giảng viên nước ngoài. Chương trình này chỉ đảm nhận việc phát triển quốc tế hóa một chương trình đào tạo, chưa nhằm mục tiêu phát triển được cả ngành, đơn vị cấp Khoa đạt chuẩn quốc tế. Tiếp sau chương trình tiên tiến, năm 2007, ĐHQGHN bắt đầu triển khai các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, còn gọi là chương trình nhiệm vụ chiến lược (ban đầu được gọi là chương trình 16-23, vì tập trung lựa chọn được 16 ngành đại học và 23 chuyên ngành sau đại học tham gia Đề án). Mục tiêu của chương trình này là xây dựng và phát triển cả ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế, từ chương trình đào tạo đến đội ngũ, cơ sở vật chất, học liệu, nguồn nhân lực theo các tiêu chí đánh giá xếp hạng nhằm tạo tiền đề và điều kiện để phát triển từng bướctừ bộ môn, khoa đến trường đại học thành viên đạt chuẩn quốc tế và được đầu tư, phê duyệt theo từng đề án cho từng ngành/chuyên ngành. Đây là mục tiêu và sách lược quan trọng của ĐHQGHN trong quá trình phát triển, nhằm chọn lọc vun cao, từng bước khả thi nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và sức cạnh tranh, thương hiệu của ĐHQGHN, góp phần đổi mới cơ bản giáo dục đại học Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực và chất lượng quốc tế. Trái tim đào tạo tài năng Việc tổ chức đào tạo nguồn nhân lực tài năng, chương trình tiên tiến được đào tạo ở bậc đại học; với các chương trình chất lượng cao và nhiệm vụ chiến lược đã được triển khai đào tạo cả ở bậc đại học và sau đại học. Chương trình đào tạo được thiết kế tiếp cận và có so sánh với chương trình đào tạo của một số trường đại học có uy tín quốc tế cao.Với các chương trình tiên tiến và nhiệm vụ chiến lược chọn theo chương trình của các trường nằm trong nhóm 100 trường đại học tốt nhất thế giới. Các chương trình tài năng và chất lượng cao đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến của nước ngoài. Môn số chương trình trong khối xã hội nhân văn có đặc thù riêng, được thiết kế có tính đến sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Chương trình đào tạo cử nhân tài năngđược thiết kế riêng đối với những sinh viên xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản, được thiết kế từ 160 đến 170 tín chỉ, với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn so với chương trình chuẩn. Chuẩn đầu ra của chương trình cũng cao hơn chương trình chuẩn, ví dụ chuẩn đầu ra tiếng Anh là C1 (tương đương 6.5 IELTS) Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng caođào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn khu vực trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao, kinh tế - xã hội mũi nhọn và ngoại ngữ, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ, trên cơ sở nâng cao, bổ sung một số môn học so với chương trình chuẩn. Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế (tiên tiến -TT, nhiệm vụ chiến lược-NVCL) đào tạo theo chương trình và công nghệ đào tạo của các trường đại học tiên tiến có uy tín cao trên thế giới, được điều chỉnh phù hợp với khả năng, điều kiện của ĐHQGHN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đạt mức độ cao nhất theo các tiêu chí kiểm định chất lượng của ĐHQGHN, được thiết kế từ 140 đến 155 tín chỉ. Ngoài việc trang bị kiến thức sâu và rộng, sinh viên được nâng cao trình độ tiếng Anh và Tin học cũng như các kỹ năng mềm khác (yêu cầu của ĐHQGHN về chuẩn đầu ra là sinh viên tối thiểu có chứng chỉ 5 kỹ năng mềm/100 kỹ năng được định dạng đào tạo). Với các chương trình thạc sỹ của ĐHQGHN, ngoài 4 tín chỉ tiếng Anh cơ bản, học viên còn phải học thêm 3 tín chỉ tiếng Anh chuyên ngành, và với NCS còn có thêm 4 tín chỉ nữa dành cho tiếng Anh học thuật nâng cao. ====================== Các cụ nhà ta có câu: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Tức là cái thằng được gọi là "hiền tài" và "nguyên khí quốc gia" là hai mặt của một vấn đề. Vì "nguyên khí" vô hình, nên phải lấy người "hiền tài" mần cái biểu tượng cho "nguyên khí". Nay bài báo này giật cái tít mù - hoặc tác giả viết - rằng thì là "Nhân tài giúp nguyên khí quốc gia mạnh lên" thì nó lại coi hiền tài chỉ là một yếu tố cấu thành nguyên khí quốc gia. Cứ theo tinh thần này thì có bớt một vài thằng được coi là "hiền tài" thì nguyên khí quốc gia vẫn không ảnh hưởng nhớn nắm. Choán thế chứ lị! Đã thế lại còn: "Giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh". Híc! Còn nhớ hồi chiến tranh, học sinh, sinh viên trong vùng thuộc Việt Nam Cộng Hòa đấu tranh với chính quyền để giảng dạy bằng tiếng Việt. Phong trào này được các học giả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ủng hộ. Híc. Muốn giỏi tiếng Anh mở hẳn một khóa chuyên môn, không lẽ tiếng Việt không đủ khả năng diễn đạt? Vớ vẩn cả.1 like -
Ngày mùng 6 là ngày tốt nhất đầu năm, nhưng còn những ngày khác vẫn dùng được. Đó là : Mùng 1, mùng 2, mùng 4. Các cụ nhà ta quan niệm phải có người vào (Xông đất, chúc Tết), mới có người ra. Còn tự xống đất cho mình thì phải ra khỏi cửa trước 23 giờ và đến giao thừa về nhà tự xông đất. Xuất hành tốt nhất là giờ Sửu mùng 1 tết về hướng Đông Nam. Riêng hướng Đông Nam cũng có người cho rằng không thật tốt. Họ nói không sai, nhưng trong cõi hậu thiên này chẳng có cái gì tuyệt đối. Do đó chúng ta chọn cái căn bản tốt hơn các hướng khác.1 like
-
Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy NGUYỄN CẨM XUYÊN 17/02/15 06:07Thảo luận (0) (GDVN) - Sự nghiệp văn chương Nguyễn Du là một phiến tài tình. Phiến tài tình ấy không chỉ làm bận lòng ta hôm nay mà còn khiến hậu thế ngàn năm sau còn nhỏ lụy. Vẻ đẹp Thuý Vân và những ngộ nhận Thúy Vân "mày rậm" hay thân hình nở nang? Ông lang Chọi với kho Truyện Kiều cổ nhất đất Kinh Bắc Tiếp tục mạch bài về cách hiểu Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhất là các đoạn được trích trong sách giáo khoa, từ hôm nay, Tòa soạn sẽ đều đặn giới thiệu 7 bài viết của thày giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Cẩm Xuyên. Các bài viết này, không chỉ có giá trị tham khảo trong giảng dạy cho các thày cô giáo, mà còn là những góc nhìn, phân tích rất thú vị của riêng tác giả đối với tác phẩm bất hủ của đại thi hào Nguyễn Du. Trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Sau khi đọc và đem khắc ván in Kim Vân Kiều tân truyện ở phố Hàng Gai-Hà Nội, Phạm Quý Thích - bạn của Nguyễn Du - có viết bài “Thính Đoạn Trường Tân Thanh hữu cảm” (1). Bài thơ có hai câu cuối : “…Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy Tân Thanh đáo để vị thuỳ thương” Tạm dịch nghĩa: …Một phiến tài tình vương vấn cả ngàn năm Xét cho cùng thì truyện Tân Thanh đã vì ai mà thương cảm? Kim Vân Kiều quảng tập truyện; Liễu Văn Đường tàng bản; Khải Định năm thứ 9(1924) Đầu truyện có khắc bài thơ của Phạm Quý Thích (Lương Đường Phạm tiên sinh soạn thi nhất thủ) (Trích từ Bộ sưu tập số hóa tại Thư viện Quốc gia Việt Nam) Truyện Tân Thanh đây là Truyện Kiều. Phạm Quý Thích nhân đọc truyện Nôm này mà nêu câu hỏi: “Nguyễn Du viết Kiều là để cảm thương cho ai?” Hiển nhiên Nguyễn Du viết Kiều là để xót thương một tuyệt thế giai nhân tài hoa mệnh bạc. Điều này rất rõ nên Phạm Quý thích nêu câu hỏi chẳng qua chỉ để gợi – gợi cho người ta nghĩ về nỗi lòng sâu kín của Nguyễn Du: thương cho người là để tủi cho mình. Nỗi lòng Nguyễn Du - Bi kịch của một nhà nho khí tiết Đồng thanh tương ứng. Phạm Quý Thích và Nguyễn Du, cả hai cùng đỗ đạt và làm quan đời Lê mạt. Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt Trịnh, nhà Lê cũng tiêu vong. Phạm Quý Thích bỏ trốn, không cộng tác cùng triều đình mới, còn Nguyễn Du thì cương quyết hơn, muốn sang Tàu phù Lê, chống Tây Sơn. Việc không thành, lại vào Nam định theo Chúa Nguyễn, bị Tây Sơn bắt giam 3 tháng. Sau khi được thả là bắt đầu quãng đời “mười năm gió bụi”: khi ở nhờ nhà vợ ở Thái Bình, khi quay về quê dưới chân núi Hồng… Rồi thời thế đổi thay; Tây Sơn sớm suy tàn. 1802, Nguyễn Ánh nhất thống sơn hà. Nguyễn Du được đặc cách bổ nhiệm làm tri huyện Phù Dung, ít lâu sau thăng Tri phủ; 3 năm sau lại thăng Đông Các Đại Học Sĩ (Chức danh dành cho hàng Tiến sĩ, trong khi Nguyễn Du chỉ mới đỗ Tam trường, tức Tú tài) tước Du Đức Hầu; sau lại thăng Cần Chánh Điện Đại Học Sĩ. Sau khi đi sứ Trung Hoa về, lại được được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Chức vị cao nhưng luôn nghèo túng, bệnh tật, chỉ muốn từ quan mà về quê. Bước công danh của Nguyễn Du hanh thông, song ông chẳng mấy khi vui, thường u uất, sầu muộn. Đại Nam Chính biên Liệt truyện có kể việc ông thường bị quan trên đè nén, hay buồn rầu; mỗi khi vào chầu trong triều thường sợ sệt, không dám nói năng gì. Có lần vua đã quở trách: “Triều đình dùng người, cứ kẻ hiền tài là dùng, chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi […] đã được ơn tri ngộ làm quan đến bực á khanh, biết việc gì thì phải nói để hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè sợ hãi, chỉ dạ dạ vâng vâng cho qua chuyện thôi!”. Nỗi u uất của Nguyễn Du có xuất phát từ mặc cảm của một nàng thần không? Một số nhà nghiên cứu Truyện Kiều ở thế kỉ XX, đầu tiên là Trần Trọng Kim, về sau nữa là Thạch Trung Giả, Phạm Thế Ngũ… thường hay nêu mặc cảm của Nguyễn Du: mặc cảm của một hàng thần xuất phát từ ý thức trung thần bất sự nhị quân. Ý thức này cùng niềm hoài vọng nhà Lê tạo nên sự phản kháng bộc lộ qua thơ. Họ thường nêu ví dụ: Từ Hải chỉ là một tên giặc cỏ bình thường trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, vậy mà Nguyễn Du đã tôn lên thành anh hùng cái thế, sức mạnh nghiêng đổ cả triều đình…, hoặc đưa ví dụ về suy nghĩ của Từ Hải trước lời đề nghị quy hàng của Thúy Kiều: "…Một tay gây dựng cơ đồ, Bấy lâu bể Sở, sông Ngô tung hoành. Bó thân về với triều đình, Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu? Áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi! “ Và cho đây chính là lời tâm sự của Nguyễn Du khi đang làm quan nhà Nguyễn…Lập luận này thoạt đầu nghe hữu lý nhưng xét kĩ thì không đúng bởi mấy lý do sau: Thứ nhất: Trước đây, vì chỉ căn cứ vào Đại Nam chính biên liệt truyện, đoạn nói về Nguyễn Du: “Du trường ư thi, vưu thiện quốc âm, Thanh sứ hoàn, dĩ Bắc Hành thi tập cập Thúy Kiều truyện hành thế” (Du giỏi thơ lại rành chữ Nôm; đi sứ nhà Thanh về, Bắc Hành thi tập và truyện Thúy Kiều được ra đời) mà các nhà nghiên cứu cho là Truyện Kiều được viết sau khi Nguyễn Du đi sứ về tức là khoảng từ 1813 đến 1820 và từ đó suy đoán ra là Truyện Kiều bộc lộ mặc cảm hàng thần. Gần đây, khi khảo sát các bản Kiều Nôm cổ và căn cứ vào luật kị húy, người ta khẳng định được là Truyện Kiều không thể viết vào đời Gia Long. Nói về luật kị húy: nước ta bắt đầu có luật này từ đời Lê, đến đời Gia Long thì luật trở nên quan trọng và phức tạp: ngoài tên riêng nguyên tổ và tên vua thì tên của cha, mẹ, vợ, con, anh, em và có khi đến ông nội, bà nội… vua cũng được kiêng, thậm chí còn buộc kiêng cả tên con dâu là Hồ Thị Hoa (vợ Thái tử Đảm, về sau là vua Minh Mạng) mất sớm lúc mới 17 tuổi, khiến chợ Đông Hoa phải đổi là chợ Đông Ba, cầu Hoa đổi là cầu Bông, Thanh Hoa đổi là Thanh Hóa; kiêng cả tên lăng Vĩnh Thanh (chôn vợ của chúa Nguyễn Phúc Chu) mà trấn Vĩnh Thanh đổi thành trấn Vĩnh Long… Điều 62, Luật Gia Long quy định khắt khe: “Kẻ nào trong bài tấu trình với vua mà dùng một tiếng trùng với tên vua hay tên một hoàng khảo sẽ bị phạt 80 côn. Nếu ở các giấy tờ khác mà mắc phải tội phạm húy ấy thì bị phạt 40 côn”. Vậy mà chẳng hạn: ở bản Kiều Nôm do Liễu Văn Đường khắc in năm Tự Đức thứ 24 (Dĩ nhiên là sao lại một bản viết tay từ trước) đã có câu 853: Tuồng chi là giống (種) hôi tanh, Câu 1310: Thang lan (蘭) rủ bức trướng hồng tắm hoa, Câu 2750: Cỏ lan (蘭) mặt đất rêu phong dấu giày… (2) là những câu có chữ phạm húy bởi vì chữ “giống” trong câu thơ đã viết y nguyên chữ chủng 種, mà Chủng là tên vua Gia Long. Thời này, muốn viết chữ “giống” thì không được viết là 種 mà phải viết là 釆重 (thay bộ hòa 禾 bên trái bằng chữ thái 采) hoặc viết trại ra một chữ khác có cùng nghĩa. Chữ Lan 蘭 là tên mẹ cả của vua Gia Long tức Huy Gia Từ Phi ; muốn viết chữ này cũng không được viết là 蘭 mà phải viết là 香 (hương) nếu không sẽ phạm trọng húy. Nguyễn Du mà phạm húy như thế, chắc chắn đã phải phạt đánh đòn 40 gậy rồi cách chức và đuổi về quê. Vì các lý do này ta đoan chắc Truyện Kiều phải được viết trước đời Gia Long; chính xác là vào đời Tây Sơn. Mà viết vào đời Tây Sơn thì Nguyễn Du nào đã hàng ai đâu mà mang mặc cảm hàng thần? Thứ hai: Là người kín đáo cẩn trọng - xem gương Nguyễn Văn Thành, một công thần bậc nhất từng bao nhiêu năm cùng Gia Long vào sinh ra tử vậy mà về sau chỉ vì con trai là Nguyễn Văn Thuyên có làm mấy câu thơ cao ngạo, phạm thượng mà Nguyễn Văn Thành phải uống thuốc độc chết mặc dù đã hết lời van xin; Nguyễn Văn Thuyên thì bị xử chém - Nguyễn Du không đời nào đang là tôi triều đình nhà Nguyễn mà lại dám viết Truyện Kiều với những câu đại nghịch ngôn như “… chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” . Thứ ba: Cứ nói mãi chuyện Nguyễn Du với ý thức trung thần bất sự nhị quân là không đúng - bởi một người tâm hồn phóng khoáng như Nguyễn Du thì khó mà bị trói vào tư tưởng ngu trung như thế. Đọc cả 3 tập thơ chữ Hán, kể cả Thanh Hiên thi tập được viết lúc còn trẻ sau khi nhà Lê mất, ta thấy chẳng có bài nào bộc lộ tâm sự hoài Lê, mà tất cả chỉ là nỗi lòng của một nhà thơ buồn, luôn suy nghĩ về kiếp người, suy nghĩ về những mảnh đời lây lất trong chốn hồng trần, than thở cho phận mình và luôn ước mơ được về quê sống an nhàn nơi thôn dã. Căn cứ những lý lẽ trên, có thể khẳng định là Nguyễn Du u uất chẳng phải vì chất chứa mặc cảm hàng thần. Tư tưởng hoài Lê đã phai nhạt từ lâu trong lòng cựu thần nhà Lê, nhất là từ khi nhà Tây Sơn không còn. Gia Long thống nhất sơn hà; làm quan to triều Nguyễn thì Nguyễn Du chẳng còn hoài Lê làm gì nữa song vẫn đau, vẫn u uất. Nỗi đau trong tâm tư Nguyễn Du lúc này chẳng giống với nỗi đau lúc nhà Lê mới mất mà là nỗi đau về hoàn cảnh sống. Đại Nam Liệt Truyện có chép: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì...''. Nguyễn Du nặng khí tiết người quân tử, như cây trúc gióng thẳng(3) , ông cảm thấy mình lạc lõng giữa đám triều thần nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Thật vậy, các quan triều địa phương thường đố kị, trước hết vì ông là cựu thần nhà Lê…không đỗ đạt cao mà được vua tin dùng, ban cho chức tước vào hàng nhất phẩm triều đình… Trước thái độ ganh ghét tị hiềm, khí phách của nhà Nho khiến ông bất an. Tập thơ Nam trung tạp ngâm chứng rõ điều này, nhất là bài thơ cuối trong chuỗi 5 bài “Ngẫu hứng”: hình vóc Nguyễn Du hiện ra khá rõ nét là một khách tha hương, lạ lẫm với mọi người chung quanh, luôn muốn xa lánh, ẩn mình: Ngẫu hứng ngũ thủ Kì ngũ Hữu nhất nhân yên lương khả ai Phá y tàn lạp sắc như khôi Tỵ nhân đãn mịch đạo bàng tẩu Tri thị Thăng Long thành lý lai Dịch thơ: Gặp một người… sao thật đáng thương! Nón xơ, áo rách, mặt thê lương, Tránh người, lầm lũi ven đường bước. Rõ khách Thăng Long lạ phố phường. (Nguyễn Cẩm Xuyên dịch). Bài thơ kể người nhưng thực là để tả chính mình(4); nhân vật trong thơ chính là Nguyễn Du, khách tha hương nghèo túng, e dè, sợ sệt, từ đất Bắc vào chốn Thần kinh… Cuộc đời buồn cứ dần trôi cho đến năm 1820, trong trận dịch tả kinh hoàng khởi phát từ Hà Tiên lan dần ra Bắc; đến Huế, Nguyễn Du là một trong các nạn nhân của trận đại dịch này, Đại Nam liệt truyện có kể lại chi tiết lúc ông sắp mất: "…Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì." Cái chết đến, Nguyễn Du hình như thỏa nguyện; nó giúp ông chấm dứt một chuỗi dài bi kịch cuộc đời. Cuộc đời, sự nghiệp văn chương Nguyễn Du là một phiến tài tình. Phiến tài tình ấy không chỉ làm bận lòng ta hôm nay mà còn khiến hậu thế ngàn năm sau còn nhỏ lụy. --------------------- CHÚ THÍCH: (1) Phạm Quý Thích đỗ Tiến sĩ đời Lê mạt, được bổ Hiệu thảo Viện Hàn lâm kiêm chức Giám sát Ngự sử đạo Kinh Bắc, làm quan giữ chức Thiêm Sai Tri Công Phiên. Nhà Lê mất, ông không cộng tác với Tây Sơn. Đời Gia Long, được bổ làm đốc học rồi Trung thư học sĩ, tước Thích An Hầu, trông coi việc chép sử ở triều đình; sau cáo bệnh, về quê dạy học. Nhân đọc truyện Kiều, Phạm Quý Thích có bài thơ: 聽斷 腸 新 聲有感 佳 人 不 是 到 錢 塘 半 世 煙 花 債 未 償 玉 面 豈 應 埋 水 國 冰 心 自 可 對 金 郎 斷 腸 夢 裏 根 緣 了 薄 命 琴 終 怨 恨 長 一 片 才 情 千 古 累 新 聲 到 底 為 誰 傷 Thính đoạn trường tân thanh hữu cảm Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường Bán thế yên hoa trái vị thường Ngọc diện khởi ưng mai Thuỷ Quốc Băng tâm tự khả đối Kim Lang Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu Bạc mệnh cầm chung oán hận trường Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy Tân Thanh đáo để vị thuỳ thương Tác giả tự dịch thơ: Giọt nước Tiền Đường chẳng rửa oan Phong ba chưa trắng nợ hồng nhan Lòng còn tơ vướng chàng Kim Trọng Vẻ ngọc chưa phai chốn thuỷ quan Nửa giấc Đoạn trường tan gối điệp Một dây Bạc mệnh dứt cầm loan Cho hay những kẻ tài tình lắm Trời bắt làm gương để thế gian. (2) Nguyễn Du viết Truyện Kiều khi nào ? – Nguyễn Khắc Bảo; tạp chí Ngôn ngữ & đời sống số 6 năm 2000. (3) Có lẽ vì vậy mà chữ tiết 節(trong khí tiết, danh tiết…) thuộc bộ trúc. Tiết là đốt trúc, đốt tre. (4) Đào Duy Anh chú: “Tả tình cảnh ngơ ngác, ngờ sợ của người ở miền Bắc, tôi cũ của nhà Lê, mới vào kinh đô Huế, ở giữa những người của nhà Nguyễn, không phải vai vế của mình, người này chính là Nguyễn Du”. Chúng tôi e không phải. Dù nghèo, Nguyễn Du chắc không đến nỗi thế! Đây chắc là một người ở Thăng Long vào những năm đói, loạn ly, tìm đường vào Nam, tìm sinh kế mà Nguyễn Du bắt gặp trên đường… (Mai Quốc Liên, Nguyễn Quảng Tuân, Ngô Linh Ngọc, Lê Thu Yến - Nguyễn Du toàn tập, NXB Văn Học 1996, trang 216 ) ========== Nội dung bài viết của báo GDVN muốn đưa những ý kiến của các học giả tiêu biểu bàn về truyện Kiều để mọi người tham gia đóng góp. Tuy chẳng phải học giả chuyên nghiên cứu về văn học nghệ thuật. Nhưng truyện Kiều của đại tiền bối Nguyễn Du là một tác phẩm đã gây ấn tượng mạnh trong cuộc đời thăng trầm của lão Gàn. Mười lăm năm phiêu bạt của Thúy Kiều cũng tương tự 15 năm giang hồ của lão, mà lão còn có phần vượt trội hơn nhiều. Bởi vậy, lập chủ đề này và hy vọng lúc nhàn hạ, lão có vài lời đóng góp cảm nghĩ của lão về cụ Nguyễn Du với "Truyện Kiều" Trong bài viết có nhắc tới bài thơ của tiền bối Phạm Quý Thích, khiến lão Gàn cảm hoài mà nhớ tới bài thơ cảm tác của lão với bài thơ này, bèn tìm mà chép lên đây. CẢM TÁC Đoạn trường tân thanh đề từ. Thiên Sứ Sóng nước Tiền Đường thấu nỗi oan. Trời xanh sao giận kiếp hồng nhan. Duyên vàng đã chót trao Kim Trọng. Phận bạc tàn phai mấy nhịp đàn. Ngấn lệ lầu xanh tràn gối điệp. Thân ngà ai oán mộng cầm loan. Tài hoa một kiếp sầu thiên cổ. Lệ bút tình thư gửi thế gian * Lạc bước canh khuya gửi tiếng đàn. Thuyền tình bên sóng oan khiên một đời. Ngàn thu mây bạc lưng trời. Biết ai ứa lệ khóc đời hào hoa?1 like