-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 07/02/2015 in all areas
-
Học thuyết ADNH là không có giới hạn mà thôi - Bác Votruoc có thể giải thích một cách tổng thể chăng! Hoangnt thân mến! Cũng không có gì khó cả, sự tin tưởng đó là có lý do, không phải duy ý chí! Một học thuyết bất kỳ sở dĩ có giới hạn bởi vì đối tượng và phương pháp nghiên cứu của nó. Ví dụ về môn Vật lý là môn, có thể nói, có giới hạn rộng lớn nhất của khoa học hiện đại: Đối tượng nghiên cứu của vật lý là vật chất (theo định nghĩa của vật lý là các hạt và trường) với phương pháp là khảo sát, thí nghiệm rồi khái quát hóa, lý thuyết hóa dựa trên những kết quả khảo sát, thí nghiệm đó. Vì thế, vật lý chỉ có giới hạn trong các trường và hạt của các nhà khoa học, trong điều kiện có thể tạo được của những thí nghiệm, khảo sát. Nhưng thế giới này rộng lớn hơn nhiều so với những hạt, trường và điều kiện thí nghiệm mà vật lý có thể đạt được đó. Do đó, giới hạn của vật lý rất rõ ràng. Ngay trong môn vật lý, nhiều kết luận của thuyết tương đối không phù hợp với thuyết lượng tử. Giới hạn của những môn khoa học khác cũng được xác định một cách tương tự, còn hạn hẹp hơn. Còn học thuyết ADNH thì sao? Đối tượng nghiên cứu của học thuyết ADNH là toàn bộ thực tại, bao gồm khởi nguyên Vũ trụ là Thái cực, Bản thể của thực tại (Đạo), cái “Tướng” của thực tại (toàn bộ những biểu hiện có thể nhận tức được), cái “Lý” của thực tại (Các qui luật vận động của thực tại), cái thực thể hình thành mọi yếu tố của thực tại, hữu hình cũng như vô hình …là “Khí” (Âm, Dương, và không thời gian) Phương pháp nghiên cứu là quan sát, chiêm nghiệm, đối chiếu, chỉnh sửa … Với đối tượng và phương pháp nghiên cứu như vậy, giới hạn của học thuyết ADNH chính là toàn bộ thực tại. Nói cách khác, học thuyết ADNH không có bất cứ một giới hạn nào. Thân ái!1 like
-
LÃO GÀN GÓP PHẦN TĂNG DÂN SỐ THẾ GIỚI Hôm nay, lão Gàn vừa đặt tên cho một sinh linh mới ra đời, sau khi thực hiện phong thủy Lạc Việt. Con trai hẳn hoi, sinh phình phàng và tự nhiên. Đây là niềm vui cho cặp vợ chồng lấy nhau 7 năm nay mới có con. Hơn 20 năm sau, nếu có một thằng nhóc nào đó đoạt các giải nhất nhì gì đó và nổi tiếng thông minh tài ba về chuyên môn, tuổi Giáp Ngọ, sinh tháng Chạp thì là thằng này. Trước đây vợ chồng trung gia này, mua một cái chung cư. Lão chê quá. Vì có niềm tin với lão từ trước, nên đã bán mua cái khác, nhờ lão Gàn mần cái phoengshui Lạc Việt cầu con. Tất nhiên cả năm nay rùi. Bi wờ có con trai. Tết này lão có màn cung tiến rùi. Ít nhất một kg sâm Cao Ly thứ xịn, theo thân chủ thông báo.Hì. Khoe một cái. PS: Đây là chủ trước của bộ bàn ghế đang bày ở phòng khách của lão. Vừa bán, vừa cho. Trông cũng còn xịn đấy chứ. Hì.1 like
-
Nhật Bản sẽ triển khai tàu ngầm giám sát Biển Đông Đông Bình 07/02/15 06:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Nhật Bản có thể triển khai tàu ngầm lớp Soryu cắt đứt tuyến đường năng lượng của TQ ở Biển Đông, Mỹ có lý do để tăng cường triển khai quân sự ngăn chặn TQ. Trung Quốc giở trò kinh tế để đòi "lợi ích cốt lõi" Biển Đông? Báo TQ hăm dọa: Lãnh đạo Việt Nam chớ quên TQ khó lường trên bộ, trên biển Nhật bàn vấn đề tuần tra Biển Đông, báo TQ phùng mang trợn má Báo TQ: Thực lực tổng thể của Hải quân Việt Nam không được coi là mạnh Theo tờ "Want Daily" Đài Loan ngày 5 tháng 2 Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani ngày 3 tháng 2 cho biết, sẽ thảo luận việc tuần tra Biển Đông của Lực lượng Phòng vệ Biển. Ngoài ra, theo mạng dfdaily Trung Quốc, ông Gen Nakatani cho rằng, an ninh Biển Đông ảnh hưởng đến lợi ích của Nhật Bản, có thể xem xét lại việc triển khai máy bay tuần tra quân sự. Trước đó, quan chức cấp cao Hải quân Mỹ hoan nghênh sự hiện diện của Nhật Bản ở Biển Đông, việc này sẽ cân bằng với sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Báo "Hoàn Cầu" Trung Quốc cho rằng, lực lượng đường không thích hợp nhất cho thực hiện nhiệm vụ giám sát là Cụm hàng không 5 đóng ở thành phố Naha, Ryukyu đã nhiều năm, hiện nay trang bị hơn 20 máy bay tuần tra trên biển P-3 Orion, có thể nhanh chóng lên không trong vòng 1 giờ, và đến Biển Đông trong vòng 4 giờ. Khi bay liên tục thời gian dài, máy bay này có thể đóng 1 động cơ tiết kiệm nhiên liệu, điều này bảo đảm cho Nhật Bản có đủ thời gian tuần tra trên không ở Biển Đông. Ngoài ra, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản về hưu Takashi Saito cho rằng, cùng với việc Hải quân Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng ở chuỗi đảo thứ nhất, dựa vào nhu cầu hoạt động cảnh giới và giám sát, Nhật Bản cần nhanh chóng tăng cường sản xuất tàu ngầm, mở rộng biên chế 16 chiếc vốn có lên 22 chiếc, đồng thời triển khai "lính gác bí mật" này tiến hành giám sát Biển Đông. Takashi Saito nhấn mạnh, ngoài số lượng, càng cần tăng cường tốc độ tìm kiếm của tàu ngầm mới có thể mở rộng phạm vi tìm kiếm, Nhật Bản sẽ từ bỏ ắc quy chì truyền thống, đổi sang sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP, tăng thời gian hoạt động liên tục dưới nước của tàu ngầm, đồng thời tiến hành triển khai với tư cách là lực lượng chờ thời cơ, đóng vai trò mai phục và phá hoại tuyến đường giao thông trên biển. Loại tàu ngầm Type AIP sản xuất hàng loạt đầu tiên của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là tàu ngầm lớp Soryu. Ông Gen Nakatani ngày 3 tháng 2 tuyên bố, phạm vi cảnh giới giám sát của Lực lượng Phòng vệ không bị hạn chế bởi phạm vi địa lý. Báo chí Trung Quốc phân tích cho rằng, ý của ông Gen Nakatani chính là Nhật Bản đang "quan ngại" đối với các động thái ở Biển Đông và có thể điều Lực lượng Phòng vệ can thiệp vấn đề biển Đông "khi cần thiết". Máy bay tuần tra săn ngầm P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh tư liệu) Mỹ mời Nhật tuần tra Biển Đông có thể gây xung đột Trung-Nhật? Trang mạng "Sputnik" Nga ngày 4 tháng 2 đưa tin, khi bình luận Mỹ mời Nhật Bản tiến hành tuần tra ở tuyến đường thương mại trên Biển Đông, chuyên gia Nga chỉ ra, Mỹ có ý định “thúc đẩy Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra xung đột”, từ đó lấy lý do bảo vệ đồng minh để đạt được mục đích mở rộng sự hiện diện quân sự ở châu Á. Phần lớn dầu mỏ đến từ Trung Đông và châu Phi của Trung Quốc đều phải đi qua tuyến đường này. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, sẽ nghiên cứu đề nghị của Mỹ. Nhưng, ông đồng thời thừa nhận, phản ứng của Tokyo chắc chắn sẽ khiến cho Bắc Kinh bất mãn. Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Mỹ và Canada - Viện Khoa học Nga, Zolotaryov cho rằng, Washington trên thực tế muốn dựa vào đề nghị này để đạt được mục đích của họ, cho dù tuyến đường nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu của Nhật Bản cũng phải đi qua Biển Đông. Ông nói: “Người Mỹ đã tìm được lý do tốt để mở rộng sự hiện diện quân sự ở khu vực này. Họ không hề che giấu mối lo ngại của mình, trước hết là lo ngại đối với Trung Quốc. Sự lo ngại này xuyên suốt tất cả các văn kiện, tài liệu. Nếu xem kỹ, ngay cả hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của Mỹ cũng là để ngăn chặn tiềm lực tên lửa của Trung Quốc. Điều này rất rõ ràng, cho dù Mỹ tuyên bố hệ thống phòng thủ tên lửa châu Á của họ chủ yếu nhằm vào CHDCND Triều Tiên”. Cũng có tin cho rằng, khi rời chức vụ, Giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ từng nhắc nhở, hoạt động của Trung Quốc ở châu Á không ngừng tăng cường, bao gồm năng lực phản ứng đối với Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản ở khu vực xung đột. Chính quyền Shinzo Abe dự định tổ chức hội nghị đưa ra quyết định, trao quyền cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng với Mỹ triển khai hành động liên hợp ở ngoài quần đảo Nhật Bản. Căn cứ vào Hiến pháp Hòa bình, Nhật Bản hiện chưa có quyền này. Máy bay tuần tra săn ngầm P-1 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Kistanov cho rằng, Mỹ đề nghị Nhật Bản cùng tiến hành tuần tra ở tuyến đường quân sự và thương mại Biển Đông, chỉ có thể thúc đẩy Nhật Bản xem xét lại Hiến pháp hòa bình. Mục đích của họ chính là lôi kéo Nhật Bản ngăn chặn vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng lên của Trung Quốc ở khu vực này. Kistanov nói: "Một vấn đề làm đau đầu Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là, thực lực quân sự và kinh tế không ngừng tăng trưởng của Trung Quốc. Nó đã thách thức thực lực mạnh mẽ và địa vị chủ yếu của Mỹ tại khu vực này. Cho nên, Mỹ nếu đề xuất một kiến nghị nào đó, trước tiên là để ngăn chặn Trung Quốc, điểm này không thể nghi ngờ. Đây là một đề nghị mang tính chia rẽ, thậm chí mang tính khiêu khích”. “Nó có khả năng làm cho Trung Quốc và Nhật Bản chạm trán, đã cung cấp lý do mới cho Mỹ tăng cường hiện diện ở khu vực này để bảo vệ đồng minh. Trung Quốc sẽ phản đối mạnh mẽ đề nghị này. Bắc Kinh rất có khả năng nhắc lại sự xâm lược của Nhật Bản cùng những tổn thất và thảm họa mà hoạt động xâm lược của Nhật Bản gây ra cho các nước châu Á. Huống hồ năm nay là tròn 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai". Tàu chiến Mỹ xuất hiện ở Biển Đông là thách thức nghiêm trọng đối với quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh không loại trừ, một khi quan hệ hai nước trở nên gay gắt, Washington sẽ gây sức ép quân sự đối với Trung Quốc tại khu vực này, bao gồm phong tỏa tuyến đường chở dầu tới Trung Quốc. Hạm đội 7 của Mỹ và tàu chiến Nhật Bản cùng xuất hiện ở Biển Đông sẽ làm cho Trung Quốc nằm trong hoàn cảnh phức tạp. Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật tập trận chung trên Biển Đông (ảnh tư liệu) Trung Quốc không hề lo ngại Mỹ-Nhật ở Biển Đông? Tờ "Phượng Hoàng" Hồng Kông ngày 5 tháng 2 đưa tin, đối với việc Nhật-Mỹ có ý đồ liên kết giám sát Biển Đông, vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng rằng "các nước ngoài khu vực không nên chia rẽ quan hệ, gây ra căng thẳng". Như vậy, báo Hồng Kông-Trung Quốc coi hoạt động giám sát hàng hải ở Biển Đông (khả năng) là "chia rẽ quan hệ, gây căng thẳng" (!?). Theo bài báo, hiện nay, Trung Quốc đang "thúc đẩy vững chắc chiến lược Biển Đông" (yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp), cho rằng, Trung Quốc "hoàn toàn không sợ nước nào có ý đồ gây sóng gió". Trên thực tế, Trung Quốc là nhân tố chính gây ra sóng gió. Về hành động phá hoại DOC của Trung Quốc, truyền thông Philippines dẫn lời quan chức Quân đội Philipines tiết lộ, Trung Quốc đã hoàn thành một nửa công trình xây dựng cảng, đường băng ở Biển Đông. Bắc Kinh thông qua phát ngôn viên ngoại giao ra rả nói có chủ quyền mà chẳng có tí bằng chứng lịch sử, pháp lý nào; ngang nhiên coi hành động bất hợp pháp của họ như là đang làm tại đất đai mà lão tổ tông họ để lại. Theo bài báo, tháng 10 năm 2014, Tân Hoa xã - một trong những trang mạng chính phủ quan trọng nhất của Trung Quốc đã tiết lộ thêm về hành động phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông - đó là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc cho mở rộng bất hợp pháp, trong đó có đường băng dài 2.000 m, có thể triển khai máy bay tác chiến, được bài báo cho là đã tăng cường rất lớn năng lực "phòng thủ" (tức là giữ đồ ăn cướp) của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên mạng sina Trung Quốc ngày 26 tháng 1 năm 2015 Báo Nhật cho rằng, tàu nạo vét của Trung Quốc đang bồi đắp đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đủ để xây dựng (phi pháp) một đường băng sân bay dài tới 3 km, đường băng thứ hai ở Biển Đông do Trung Quốc xây dựng này được cho là có thể hoàn thành vào cuối năm 2015. Theo bài báo: "Nếu để máy bay chiến đấu cất cánh từ đá Gạc Ma hay đá Chữ Thập thì cơ bản bao trùm lên phần lớn đường bờ biển của Philippines và Việt Nam cùng với hầu như toàn bộ tuyến đường hàng hải ở Biển Đông, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với kiểm soát Biển Đông của nhiều loại lực lượng đường không Trung Quốc". Nếu tiến hành quan sát toàn thể đối với hoạt động mở rộng đảo đá bất hợp pháp của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và Biển Đông từ góc độ chiến lược thì có thể phát hiện một loạt đảo tạo thành một "chuỗi phòng thủ ngoài biển hình bán nguyệt", đã làm thay đổi cục diện cơ bản không có chiều sâu phòng thủ trước đây (trừ khu vực tây bắc rộng lớn). Chuỗi đảo này tồn tại rõ ràng đã tăng cường chiều sâu chiến lược của Trung Quốc, khả năng xoay xở và thời gian cảnh báo sớm cũng được cải thiện rõ rệt. Trung Quốc hầu như dùng phương pháp quyền kiểm soát đất liền để mở rộng quyền kiểm soát biển (một cách bất hợp pháp), đã đi một con đường mới (bành trướng) của địa-chính trị trên thế giới. Hình ảnh đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 9 tháng 12 năm 2014 ================= Năm nay sao Thái Tuế mới ké sơn Mùi (Nhưng Mùi là Mộ của Hỏa) tại cung Tốn Tây Nam, nên cuối năm tuy căng cứ như dây đàn nhưng lại, chưa có gì long trọng - í lộn! - nghiêm trọng. Tức là chưa có bụp. Theo Huyền không Việt thì Tây Nam là Tốn, đối xung Cấn là trục Tuyệt Mạng. Nên càng về cuối năm, càng loạn cào cào. Trục Sửu Mùi lại là trục Bạch đạo, Hai sao Tam Bích Mộc lại khắc Thổ tại Trung cung - theo Huyền Không Việt. Cho nên năm nay có nhiều nước thượng tầng kiến trúc cứ rung như dây đàn. Nhưng sách Tàu - còn gọi là "cổ thư chữ Hán" - thì Tây Nam lại là cung Khôn, đối xung Cấn lại là trục Sinh khí mới bỏ mựa chứ. Cứ như sách Tàu thì năm nay thế giới sẽ phát triển và cuối năm kinh tế toàn cầu sẽ bền vững. Sinh khí mà. Hì. Năm nay thế giới này dở khóc, dở cười. Việt Nam tuy thoát nạn, nhưng cần có những bước chuẩn bị cho tương lai.1 like
-
Dẫn độ ông Yanukovych: Trước tiên hãy dẫn độ quan chức Ukraine? (Quan hệ quốc tế) - Một câu hỏi đang khiến nhiều người băn khoăn là với việc bị quốc hội Ukraine tước chức vụ Tổng thống, liệu ông Yanukovych có bị dẫn độ? EU cam kết cứu Ukraine, Putin cứu cựu tổng thống Yanukovich Verkhovna Rada tước chức danh Tổng thống của ông Yanukovych Ngày 4-2, lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, Quốc hội Ukraine (tức Verkhovna Rada) đã thông qua quyết định tước chức danh của một Tổng thống hợp hiến của đất nước mình. Tại phiên họp diễn ra vào hôm 4/2, Quốc hội Ukraine đã thông qua một nghị quyết, cho phép tước chức danh của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Quyết định được 281 đại biểu bỏ phiếu thông qua, trong khi yêu cầu tối thiểu là 226 phiếu. Theo quyết định trên, Quốc hội Ukraine chính thức phủ nhận chức danh Tổng thống cũng như tất cả lợi ích và đặc quyền theo pháp luật của ông Viktor Yanukovych. Hành động tước chức danh Tổng thống của ông Yanukovych, làm dấy lên một câu hỏi là liệu ông này có bị dẫn độ về Ukraine truy tố và xét xử hay không? Điều này là rất khó bởi ông này hiện đang cư trú ở Nga, và Moscow chắc chắn sẽ không để điều này xảy ra. Ông Viktor Yanukovych bỏ chạy khỏi Kiev vào ngày 21-2-2014, thời điểm chính biến xảy ra tại quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev. Ngay sau đó, Quốc hội Ukraine đã bổ nhiệm một đại diện của Đảng “Tổ quốc”, ông Alexander Turchinov làm Tổng thống tạm quyền. Vị Tổng thống tạm quyền này đã bổ nhiệm ông Arseniy Petrovych Yatsenyuk là Thủ tướng tạm quyền của đất nước Ukraine. Đây là chính phủ thân phương Tây, được dựng lên với sự hậu thuẫn của Washington. Vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama cũng đã đích thân thừa nhận điều này. Tại buổi họp báo diễn ra vào tháng 3-2014, được tổ chức tại Nga, ông Viktor Yanukovych khẳng định mình vẫn là Tổng thống hợp hiến của Ukraine. Tất cả những hoạt động biểu tình, bạo loạn, lật đổ chính quyền của ông đều là hành động trái pháp luật. Ngay sau đó, vào hôm 21-10, Tổng thống Poroshenko đã ký một sắc lệnh cho mở phiên tòa xét xử vắng mặt cựu Tổng thống Viktor Yanukovych về những cáo buộc liên quan tới cái chết của những người biểu tình khi ra lệnh cho cảnh sát bắn hạ người dân, cùng việc tham ô một lượng lớn tài sản và tiền mặt của Nhà nước. Các ông Viktor Yanukovych, Nikolai Azarov và Viktor Pshonok (từ phải sang trái) đã được trao quốc tịch Nga Tuy nhiên, luật pháp Ukraine vẫn không cho phép truy tố người đã phạm tội ở Ukraine nhưng lại đang sinh sống ở nước ngoài, hay nói cách khác là mở phiên tòa xét xử vắng mặt. Vì vậy, ông Poroshenko đã ký sửa đổi bộ luật hình sự cho phép xét xử vắng mặt những tội phạm chạy trốn ra nước ngoài. Tuy nhiên, vào tháng 11-2014, các cơ quan thực thi pháp luật Nga khẳng định, nước này sẽ không dẫn độ cựu Tổng thống Yanukovich và gia đình, cùng với các quan chức Ukraine khác cho Kiev. Theo đại diện cơ quan thực thi pháp luật, không hề có điều kiện pháp lý cho điều đó. Khi đó, cơ quan pháp luật Nga tuyên bố, mặc dù ông Yanukovych đã bị Ukraine truy tố nhưng không có điều kiện tiên quyết pháp lý nào cho việc dẫn độ ông này về Ukraine, bởi Interpol đã từ chối đưa cựu tổng thống bị lật đổ và các cộng sự của ông vào danh sách tội phạm truy nã. Khi đó, giới chức Nga khẳng định, chỉ khi nào có lệnh truy nã của tổ chức này mới có cơ sở pháp lý cho việc bắt giữ. Xác suất mà Interpol sẽ đưa ra lệnh truy nã là rất thấp bởi tổ chức này đã tuyên bố rằng ông Yanukovych bị Kiev truy tố theo động cơ chính trị. Interpol tuyên bố truy nã, ông Yanukovych có bị dẫn độ? Tuy nhiên, cuối cùng thì cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol cũng vẫn ra tuyên bố truy nã cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich. Thông tin về lệnh truy nã ông xuất hiện chính thức trên trang web của Interpol vào ngày 15-1 vừa qua. Thông báo cho biết rằng cựu lãnh đạo nhà nước bị cơ quan tư pháp Ukraina truy nã "để truy tố hay trừng phạt". Ông Viktor Yanukovich bị cáo buộc tham ô, lạm dụng chức vụ quy mô lớn hoặc và có vai trò trong “các nhóm tội phạm có tổ chức”. Theo số liệu công bố trên website của Interpol, trong danh sách truy nã còn có đại biểu quốc hội của Đảng khu vực Alexander Shepelev và cựu Bộ trưởng Tài chính Yuriy Kolobov. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng, sẽ không ai có thể bị dẫn độ về Ukraine bởi cho đến thời điểm này, chính phủ Nga vẫn coi ông Yanukovych là “Tổng thống hợp Hiến bị lật đổ” và các cơ quan thực thi pháp luật của Nga cũng tuân theo sự chỉ đạo này trong vấn đề truy tố hình sự đối với các thành viên chính phủ của ông. Nếu Ukraine đòi dẫn độ Tổng thống Yanukovych, có lẽ Nga sẽ đòi dẫn độ hàng loạt quan chức và chính khách Ukraine như Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko Nga đã khẳng định quyết tâm bảo vệ cựu Tổng thống Ukraine bằng cách trao cho ông Yanukovych quốc tịch Nga vào đầu tháng 10 năm 2014. Cùng được nhận quốc tịch Nga với ông còn có cựu Thủ tướng Ukraine Nikolai Azarov và cựu Tổng Công tố Viktor Pshonok cũng như gia đình họ. Hơn nữa, từ khi cuộc chính biến ở quảng trường Maidan ở Kiev diễn ra đến nay, Nga và Ukraine đã 5 lần 7 lượt đưa các quan chức lãnh đạo của nhau ra truy tố, thậm chí là truy nã, mặc dù biết là nó chỉ có giá trị về yếu tố tinh thần, chứ điều này không thể thực hiện được. Ví dụ như ngày 4/7, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã triển khai các thủ tục tố tụng hình sự đối với Giám đốc Cơ quan Biên giới, trực thuộc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) với các cáo buộc hoạt động gián điệp, cung cấp tài chính, vũ khí, hậu thuẫn cho “các phần tử nổi dậy tại Ukraine” tại Donetsk và Lugansk. Ngày 2/10, Tổng Cục điều tra thuộc Ủy ban Điều tra Liên bang Nga cũng đã khởi tố hình sự đối với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Valeriy Heletey, Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine Victor Muzhenko, chỉ huy trưởng lữ đoàn 25 thuộc Các lực lượng vũ trang Ukraine Oleg Mikasa. Ngoài ra, ủy ban trên cũng khởi tố những nhân vật chưa xác định danh tính trong số các chỉ huy của 93 lữ đoàn Ukraine cùng một số lãnh đạo cấp cao trong giới chức quân đội nước này, với cáo buộc “tổ chức các vụ giết người, sử dụng phương tiện và phương thức chiến tranh bị cấm và phạm tội diệt chủng”. Hay ngày 10-12-2014, Ủy ban điều tra Nga cũng đã khởi tố, ra lệnh bắt 3 ông nghị Ukraine nguyên là chỉ huy các tiểu đoàn tiễu phạt, bao gồm Nghị sĩ Verkhovna Rada của Đảng Cấp tiến Ukraine Igor Mosiychuk nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn tiễu phạt Azov khét tiếng tàn ác. Hai người kia là nghị kiêm chỉ huy trưởng tiểu đoàn tiễu phạt Dnepr-1 (Dnipro-1) Yury Bereza và nghị sĩ Levus. Họ bị truy tố với tội danh “kêu gọi khủng bố chống Nga”. Sau khi Nga đưa ra lệnh trên, Cơ quan An ninh Ukraine đã buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ ba vị đại biểu “lắm lời” này. Bởi vậy, nếu Ukraine cứ cương quyết đòi dẫn độ cựu Tổng thống Yanukovych và các cựu thành viên chính phủ của ông thì có lẽ trước tiên là Nga sẽ đòi dẫn độ hàng loạt quan chức chính phủ và chính khác Ukraine mà các cơ quan pháp luật của Nga đã truy tố và truy nã! Huy Bình ==================== Khi được hỏi: "Nếu thày ra làm quan thì việc đầu tiên thày sẽ làm gì?". Tử viết: "Việc đầu tiên của ta sẽ là 'chính danh'". Hỏi tiếp:" 'Chính danh' là gì?". Tử viết:" 'Chính danh' là gọi tên đúng sự vật và sự việc". Tóm lại chính người được gọi là "Khổng tử" - mệnh danh là "vạn thế sư biểu" cũng điếu hiểu chính danh khi ra làm quan - tức là mần "chính trị" - là gì. Cho nên, từ hàng ngàn năm qua, hậu thế chỉ cảm nhận một cách mơ hồ khái niệm này chứ không hiểu được nội hàm đích thực của nó. Nó tượng tự như khái niệm "khí" trong lý học Đông phương. Thực tế tất cả thế gian này chỉ cảm nhận một cách mơ hồ khái niệm này, trên cơ sở tổng hợp một cách trừu tượng khái niệm "khí" từ các trường hợp cụ thể của nó trong ứng dụng. Chỉ đến khi Lão Gàn nhân danh nền văn hiến Việt định nghĩa về nội hàm khái niệm khí thì nó mới trở nên rõ ràng trong các phương pháp ứng dụng. Cụ tỷ là phoengshui Lạc Việt với sự xác định: "Phong Thủy Lạc Việt coi khí là tối trọng". Điếu có khí, tất cả mọi chiêu thức vứt mựa nó hết. Tất nhiên, vì văn minh Tàu điếu phải chủ nhân đích thực của những giá trị tri thức của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Mà chỉ là tiếp thu một cách không hoàn chỉnh và khập khiễng những giá trị của văn minh Lạc Việt. Cho nên hầu hết những khái niệm chuyên môn của nó đều rất mơ hồ. Trong đó có khái niệm "chính danh". Muốn mần quan - tức mần chính trị - thì phải chính danh. Tất nhiên, muốn mần cái bá chửi thế giới cũng cần chính danh. Điếu có tính chính danh thì thế giới này loạn cào cào cho dù "canh bạc cuối cùng" kết thúc. Lời bình này của Lão Gàn có vẻ chẳng ăn nhập gì với bài viết. Bởi vì lão Gàn đã một lần bàn về vị tổng thống bị phế truất, ngay trong topic này. Nhưng nó rất ăn nhập nếu ai đó wan tâm. Bản chất của Lễ là gì, Lão Gàn đã giải thích. Còn chính danh là gì thì lão chưa qưỡn.1 like
-
Mỹ công bố ưu tiên chính sách tại châu Á-Thái Bình Dương Thứ Sáu, 06/02/2015 - 14:21 Ngày 5/2, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Daniel Russel đã chủ trì cuộc họp báo với chủ đề "Các ưu tiên chính sách của Mỹ đối với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương trong năm 2015" tại thủ đô Washington. >> 5 sự kiện ảnh hưởng tới chính sách của Mỹ tại khu vực châu Á Daniel Russel (Nguồn: Yonhap/TXTVN) Mở đầu cuộc họp báo, ông Russel cho biết năm 2014, Tổng thống Barack Obama đã hai lần tới châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng John Kerry cũng có năm chuyến thăm tới khu vực này và cùng với đó là hàng loạt chuyến thăm của các quan chức bộ ngành như thương mại, an ninh, năng lượng... Theo ông Russel, với nhiều đối tác quan trọng và vị thế chiến lược của châu Á-Thái Bình Dương, khu vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Năm 2015 cũng là 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt Nam, 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, 70 năm thành lập Liên hợp quốc. Nhiều khả năng, năm 2015 còn đánh dấu sự ra đời của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sự kiện có ý nghĩa chiến lược và ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực thương mại, đầu tư và sự thịnh vượng của 12 nước thành viên TPP, của châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Ông Russel khẳng định Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục khai triển chính sách "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương và chính sách này cũng đã được Ngoại trưởng Kerry coi là “ưu tiên hàng đầu" trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Nhà ngoại giao này nêu rõ Mỹ đã xoay trục trở lại châu Á, thể hiện qua gói đề xuất ngân sách mà Tổng thống Obama vừa công bố đầu tuần, trong đó ngân sách viện trợ nước ngoài dành cho khu vực Đông Á-Thái Bình Dương tăng 8%. Liên quan tới tình hình Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Russel một lần nữa khẳng định thái độ của Mỹ là trung lập, song Washington phản đối cách hành xử của Trung Quốc. Mỹ bày tỏ quan ngại về những tác động không lường trước được của cách hành xử đó trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Ông lưu ý Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Kerry đã tuyên bố một cách rõ ràng rằng Mỹ được hưởng lợi khi Trung Quốc có mối quan hệ hữu hảo và ổn định với các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Mỹ ủng hộ các bên liên quan tự kiềm chế. Ông Russel cũng đồng thời nêu rõ quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương quan trọng bậc nhất, sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa hai nước sẽ mang đến những lợi ích trực tiếp cho hai nước, khu vực cũng như toàn cầu. Trong năm 2015, bên cạnh quyết tâm đẩy mạnh hợp tác và củng cố vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cũng sẽ tập trung giải quyết các vấn đề "nóng" tại khu vực này như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.... Theo (TTXVN/Vietnam+) ================== Nhà cái đang chia bài. B)1 like
-
Trung Quốc chớ mừng sớm, Nhật Bản chết là để hồi sinh. Đăng Bởi Một Thế Giới 06:22 06-02-2015 Những ngày này, cả thế giới đều đang đổ dồn sự chú ý vào Châu Âu, nơi một trong những ván bài quyết định nhất ảnh hưởng sâu rộng đến kinh tế thế giới đang diễn ra, khi EU đang đứng trước thách thức lớn nhất về sự tồn tại kể từ khi thành lập. Một phần cũng vì thế mà thế giới đã bỏ qua một ván bài khác cũng quyết liệt không kém, nơi mà người ta đang buộc phải tính đến việc đối mặt với cái chết để có thể hồi sinh, đó là Nhật Bản. Những gì đang diễn ra ở Nhật Bản vừa giống, mà lại vừa khác với những gì diễn ra ở Châu Âu. Cả Nhật lẫn EU đều đang đặt cược tương lai của mình vào ván bài quyết định này, khi đều hướng tới các giải pháp quyết liệt để hồi phục nền kinh tế, EU vừa quyết định triển khai gói kích thích kinh tế thuộc loại lớn nhất kể từ ngày thành lập lên tới 1,1 ngàn tỷ Euro, còn Nhật Bản cũng đã tiến hành xáo trộn toàn bộ tình trạng nền kinh tế kể từ khi triển khai Abenomics được hai năm nay. Tuy nhiên, vực thẳm mà Nhật Bản phải đối mặt kinh khủng hơn so với EU. Các nước Châu Âu sẽ vẫn duy trì được gần như nguyên trạng nền kinh tế nếu EU tan rã, còn Nhật thì không, sẽ là một thảm họa đang chờ đón người Nhật nếu cuộc cải cách hiện nay của họ thất bại. Chính vì không được phép thất bại, nên người Nhật đang làm tất cả những gì có thể, kể cả những vấn đề mà họ đã muốn né tránh hàng chục năm nay. Để nâng cao năng suất, chính phủ đã ban hành những quy định giúp phụ nữ Nhật tham gia sâu rộng hơn vào các công việc sản xuất và kinh doanh - một điều mà Nhật Bản đã cố gắng không làm ngay cả trong giai đoạn phát triển bùng nổ của kinh tế xứ sở mặt trời mọc sau thế chiến 2, vốn được coi là một động thái để duy trì sự ổn định của nền tảng văn hóa truyền thống Nhật Bản. Nhưng có vẻ như kể cả sự dũng cảm ấy cũng vẫn là chưa đủ để thay đổi tình hình. Vấn đề lớn nhất mà chính phủ và thủ tướng Shinzo Abe đang phải đối mặt để cải thiện năng suất của các doanh nghiệp Nhật Bản, là liệu họ có nên để các công ty năng suất thấp và không thể cạnh tranh phá sản hay không. Các chuyên gia Nhật và quốc tế đã nhắc nhiều đến sức ì mà các tập đoàn và doanh nghiệp Nhật mắc phải do đã trải qua giai đoạn giảm phát quá lâu, kéo dài đến hai thập kỷ. Những chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích đầu tư hiện nay của chính phủ Nhật đã khiến cho tỷ lệ các doanh nghiệp phá sản giảm đi trông thấy, và đây có vẻ như là một tín hiệu tích cực vì một nền kinh tế khỏe mạnh sẽ luôn có tỷ lệ doanh nghiệp phá sản thấp. Nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại giống như việc cố gắng cứu những bộ phận yếu kém nhất đang trì hoãn và làm chậm bước tiến cả một nền kinh tế. Câu chuyện để các tập đoàn và doanh nghiệp yếu kém phá sản như một biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển một nền kinh tế trên thực tế không có gì mới. Nó mang ý nghĩa của một câu chuyện triết lý, khi chỉ có thể xây dựng cái mới sau khi đã phá bỏ cái cũ. Điều này cũng đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, điển hình là Mỹ, nơi các doanh nghiệp phá sản như lá rụng mùa thu và doanh nghiệp mới ra đời như nấm mọc sau mưa là chuyện diễn ra hàng ngày. Người Mỹ coi đó là chuyện tất nhiên đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Nhưng ở Nhật thì khác. Nhắc đến kinh tế Nhật Bản, người ta sẽ nghĩ ngay đến các công ty lâu đời bậc nhất thế giới của xứ sở mặt trời mọc. Truyền thống duy trì các công ty gia đình và làm việc trọn đời cho một công ty duy nhất đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Các công ty Nhật có thể được mua bán, sáp nhập để trở thành các công ty con, nhưng phá sản lại là một chuyện khác hẳn, đối với người Nhật sự phá sản và phải dẹp bỏ công ty mang cái tên của gia đình là một sự kiện khủng khiếp. Người Mỹ cứu General Motors chỉ vì tập đoàn này mang tính biểu tượng của nước Mỹ, còn ở Nhật, một sự bật đèn xanh cho việc để các doanh nghiệp phá sản sẽ mang ý nghĩa ghê gớm hơn thế rất nhiều, nó đồng nghĩa với việc giáng thẳng một đòn vào cấu trúc cốt lõi nhất của toàn bộ kinh tế xứ sở mặt trời mọc. Đúng như một câu Slogan trong quảng cáo “Một viên kim cương là mãi mãi”, ở Nhật Bản mỗi doanh nghiệp là một viên kim cương thực sự. Đó là lý do vì sao thủ tướng Shinzo Abe dù rất muốn nâng cao năng suất bằng mọi giá cũng không dám mạo hiểm thử đập vỡ một viên kim cương. Mô hình mà vị thủ tướng kỳ cựu của đảng LDP này hướng đến là hình mẫu phát triển cao độ giai đoạn sau thế chiến thứ hai, khi đó các tập đoàn và doanh nghiệp gia đình của Nhật Bản chiếm lĩnh hầu hết các thị trường lớn nhất và thế giới tràn ngập hàng hóa Nhật, chứ không phải việc khai tử cho những doanh nghiệp yếu kém. Vẫn có những giới hạn mà người Nhật không thể vượt qua trong ván bài định mệnh của mình. Bộ trưởng bộ lao động Nhật Yasuhisa Shiozaki đã phát biểu rằng tiền lương của người Nhật đã giảm đi do thiếu sức cạnh tranh. Vấn đề năng suất đang là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của cuộc cải tổ sâu rộng kinh tế Nhật hiện nay. Và để nâng cao năng suất, thủ tướng Abe đã đưa ra hàng loạt các giải pháp tổng hợp, kể cả việc chấp nhận để phụ nữ Nhật tham gia mạnh hơn vào lực lượng lao động của nền kinh tế - một điều người Nhật không dám làm trong quá khứ vì muốn bảo tồn truyền thống văn hóa. Người Nhật đã dám chạm đến truyền thống – vốn luôn được coi là bảo vật thiêng liêng nhất - trong ván bài quyết định của dân tộc, thì họ cũng sẽ dám làm một điều mà các triết gia gọi là chết để hồi sinh. Nhưng chỉ khi nào nó là lựa chọn cuối cùng mà thôi. Trung Quốc đang mừng quá sớm nếu nghĩ kinh tế Nhật đang giãy chết. ============================ Sau trận động đất kinh hoàng ở Nhật Bản năm 2011, Lão Gàn đã xác định: "Nước Nhật sẽ hồi sinh sau ba năm và phát triển mạnh mẽ lấy lại vị trí của mình". Sang năm Ất Mùi 2015 là năm thứ năm theo cách tính của Việt lịch. Chúc nước Nhật thành công. Thái Dương thần nữ sẽ phù hộ các bạn.1 like