• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 01/02/2015 in Bài viết

  1. À! Wên đấy. Còn câu này nữa: Lão Gàn cam đoan tất cả những kẻ giết người dã man nhất trong vòng 20 năm qua - hẳn 20 năm nhá - bị tòa xử và báo đăng công khai - Thí dụ như kẻ giết cả nhà tiệm vàng chẳng hạn - Chưa có một sát thủ nào xuất thân từ làng "Chém lợn" mà ra. Bởi vậy, nếu nói đến giáo dục giá trị nhân bản thì phải xem lại nó từ đâu ấy chứ không phải tại lễ hội "Chém lợn".
    3 likes
  2. Trung Quốc: Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi Thứ bẩy, 31/01/2015 - 17:24:36 GMT + 7 “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi”, câu nói này đang trở nên đúng với tình trạng hiện tại của Trung Quốc hơn bao giờ hết, khi sự chững lại của quốc gia này trong năm qua đã báo hiệu cho cả thế giới thấy rằng Trung Quốc đã không còn là miền đất hứa hái ra tiền. Điều này đang đồng nghĩa với những hệ lụy nghiêm trọng đang đe dọa nền kinh tế số hai thế giới, trong số đó nghiêm trọng nhất phải kể đến xu hướng thoái vốn đầu tư nước ngoài từ một dòng suối đang dần dần trở thành một ngọn thác. Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc trên thực tế đã được dự báo trước khi nó chính thức xảy ra một khoảng thời gian không phải là ngắn. Từ những năm 2011, 2012 giới phân tích đã dự báo về một sự giảm dần tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sau khi đã đạt đến đỉnh cao trong giai đoạn trước đó một vài năm. Việc cường quốc kinh tế số hai thế giới đạt tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 là 7,4% trong năm 2014 chỉ là sự kiện chính thức đánh dấu cho thực tế đó mà thôi. Quá trình dịch chuyển xu hướng đầu tư nước ngoài vì thế cũng đã bắt đầu từ trước đó khá lâu. Theo thống kê mới nhất, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho biết khoảng 63 tỷ USD đã được giới đầu tư rút ra khỏi Trung Quốc trong quý 3 năm 2014 và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây. Dòng chảy vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc là điều đã được báo trước khi nền kinh tế nước này tăng trưởng chậm lại, tổng cầu giảm trong khi các ưu thế về nhân công giá rẻ và ưu đãi đầu tư từ phía chính quyền đã không còn thì gần như không còn gì có thể níu chân các nhà đầu tư quốc tế. Giờ đây ở lại Trung Quốc ngày nào là thiệt hại ngày ấy, và phản ứng dây chuyền theo kiểu Domino đang thực sự diễn ra trong giới đầu tư nước ngoài, một người rút vốn sẽ dẫn tới sự rút vốn hàng loạt. Đây được coi là thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế và chính phủ Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài là một trong những con át chủ bài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân Trung Quốc, nạn thất nghiệp thấp ở nước này trong những năm qua phần lớn là do hiệu suất đầu tư quốc tế vào Trung Quốc rất cao, trong khi các tập đoàn nhà nước chỉ giải quyết được một phần điều này. Một khi các nhà đầu tư thoái vốn với tốc độ cao, thì một cú sốc kinh tế là điều không tránh khỏi, khi không chỉ ngân sách nhà nước sẽ sụt giảm nghiêm trọng, mà tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội Trung Quốc sẽ tăng vọt. Tình cảnh “Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi” có vẻ như đang ngày càng tồi tệ hơn khi dòng thoái vốn đang tiếp tục phình ra trong khi Bắc Kinh chỉ còn biết đứng nhìn. Ngân hàng Mỹ Corp ước tính dòng vốn các nhà đầu tư quốc tế rút ra khỏi Trung Quốc trong quý 4 năm 2014 đã lên tới 120 tỷ USD. Gần gấp đôi con số trong quý 3, một tốc độ kinh khủng và gần như không thể ngăn chặn. Và chỉ trong chưa đầy 3 tuần kể từ năm mới 2015, con số vốn rút khỏi Trung Quốc đã lên tới 21 tỷ USD. Một phần trong số này là do chính sách duy trì mệnh giá đồng Nhân dân tệ thấp của Bắc Kinh, đây được xem là chiến lược quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc, nhưng giờ đây khi kinh tế đã chững lại và xuất khẩu suy giảm, thì việc đồng nội tệ có giá trị thấp đã thúc đẩy các nhà đầu tư bán tháo đồng tiền này để nắm giữ những đồng tiền mạnh hơn như USD. Tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với USD đã đạt mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm ngoái khi 1 USD = 6,2569 Nhân dân tệ. Trong khi đó phản ứng của chính phủ Trung Quốc để giải quyết nguy cơ thoái vốn ngày càng tăng trên lại đang khiến giới phân tích quốc tế và học giả trong nước thất vọng. Gần như tất cả các dòng vốn nước ngoài rút khỏi Trung Quốc đều nằm trong giới tư nhân, thu hút một lượng lớn người lao động bản địa, và khoảng trống đầu tư thiếu hụt đang cần nhà nước bù đắp phần lớn là trong lĩnh vực này, nhưng gói kích thích kinh tế mới nhất trị giá 1,1 ngàn tỷ USD mà Bắc Kinh triển khai lại chủ yếu tạo điều kiện cho các tập đoàn quốc doanh. Khá nhiều học giả Trung Quốc cho rằng chính phủ cần thúc đẩy đầu tư ở khu vực tư nhân để tạo việc làm cho số lao động đang thất nghiệp sau khi nhà đầu tư nước ngoài rút, chứ không phải tạo điều kiện cho các tập đoàn nhà nước vốn đang cần thu hẹp quy mô. Không chỉ có khu vực tư nhân bị ảnh hưởng do kinh tế Trung Quốc chững lại, mà cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cũng đang chịu ảnh hưởng tương tự. Quy mô của các tập đoàn nhà nước của Trung Quốc đã phình lên một mức quá cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nóng của nước này, và giờ đây nó đang lâm vào tình trạng quả bóng xì hơi. Một số tập đoàn nhà nước cũng đang bắt đầu sa thải bớt công nhân viên để hợp lý hóa bộ máy và cân đối với khả năng kinh doanh. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc đang ngày càng tăng, và hiện tại số người thất nghiệp ở nước này do bộ lao động và bảo hiểm xã hội công bố đã lên tới trên 10 triệu người. Theo Nhàn Đàm Một thế giới/Bloomberg ==================== Một đất nước có 1 tỷ 300 triệu dân thì thất nghiệp 10 triệu có nhằm nhò gì. Nó cũng giống như "muỗi cắn". Có lẽ tờ báo đánh thiếu 1 con số không thì phải. Nhưng bỏ qua hình thức và cũng là hậu quả của vấn đề với số liệu thất nghiệp thì rõ ràng những sự kiện tháo vốn nước ngoài chính là cốt lõi của bài viết này. "Người Trung quốc đã ngồi chung xe với chúng ta quá lâu". TT Hoa Kỳ, ngài Obama đã nói như vậy. Những nước bạc đầu tiên của "Canh bạc cuối cùng" sẽ là một cuộc chiến tranh kinh tế.
    1 like
  3. Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ đang vênh nhau trong vấn đề Biển Đông? Hồng Thủy 01/02/15 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Chúng tôi không biết về bất kỳ kế hoạch nào để Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông. Tôi tin rằng những ý kiến này được đưa ra bởi (cá nhân) một sĩ quan. Báo Trung Quốc đổ thừa: Xây đảo phi pháp ở Trường Sa do Việt Nam bức bách?! "Hải quân Philippines rất mong được tập trận chung với Hải quân Việt Nam" Hoàn Cầu xuyên tạc: Bất ổn nội bộ Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến Biển Đông Hình ảnh đồ họa căn cứ không - hải quân Trung Quốc đang xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Vượng Báo. Hãng thông tấn Kyodo News ngày 31/1 đưa tin, Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 30/1 tuyên bố sẽ chào đón hoạt động tuần tra bầu trời Biển Đông do Nhật Bản triển khai trong tương lai, nơi Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ với một số nước láng giềng Đông Nam Á. Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ đã không có phản ứng giống như Lầu Năm Góc khuyến khích Nhật Bản tham gia nhiều hơn vào Biển Đông vì nó có thể "khiêu khích" Trung Quốc. Hai cơ quan này đã cho ý kiến khác nhau trước tuyên bố của một sĩ quan cấp cao, Tư lệnh hạm đội 7 Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Thomas về việc ủng hộ Nhật Bản tuần tra bầu trời Biển Đông trong tương lai. Rear Adm John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc nói với các phóng viên hôm Thứ Sáu: "Chúng tôi đồng ý với tướng Thomas rằng những hoạt động tuần tra đáng được hoan nghênh và sẽ góp phần duy trì ổn định trong khu vực." "Không có lý do gì để Trung Quốc hay bất cứ nước nào khác nhìn nhận chuyện này bằng một cách khác", Kirby nói. Nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki có vẻ không ủng hộ điều này: "Chúng tôi không biết về bất kỳ kế hoạch nào để Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông. Tôi tin rằng những ý kiến này được đưa ra bởi (cá nhân) một sĩ quan từ Bộ Quốc phòng". "Hoa Kỳ hoan nghênh một vai trò tích cực hơn của Nhật Bản đối với việc đảm bảo ổn định và an ninh ở châu Á, nhưng chúng tôi không hề biết gì về kế hoạch hoặc một đề xuất tuần tra mới ở Biển Đông. Có vẻ như thông tin này không chính xác", Psaki nói trong cuộc họp báo. Trong khi đó Trung Quốc đã tỏ ra không hài lòng trước những phát biểu của Đô đốc Robert Thomas. Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Sáu nói rằng, các nước bên ngoài khu vực Biển Đông nên "kiềm chế gieo mối bất hòa và tạo ra căng thẳng giữa các quốc gia khác"?! Theo tờ Philstar ngày 31/1, bà Hoa Xuân Oánh còn cao giọng tuyên bố: "Tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định. Trung Quốc duy trì quan hệ láng giềng tốt và thân thiện với ASEAN"?! Mỹ trước đó đã lên tiếng chỉ trích các hoạt động cải tạo, xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và cho rằng nó "có vấn đề", là nguồn gốc của mối quan ngại rõ ràng, ảnh hưởng đến ổn định trong khu vực. Vượng Báo của Đài Loan hôm 31/1 cho biết, những nỗ lực cải tạo (trái phép) của Trung Quốc ở Trường Sa còn có thể tạo ra chuỗi đảo đầu tiên (phi pháp) cho Bắc Kinh, đe dọa trực tiếp căn cứ quân sự Mỹ tại Úc. Saburo Tanaka, một chuyên gia Nhật Bản thường xuyên theo dõi hoạt động của quân đội Trung Quốc đã bình luận, căn cứ quân sự Mỹ tại Úc đã trở thành mối quan tâm chính của quân đội Trung Quốc. Với một vài dự án xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa, Trung Quốc có khả năng bảo vệ đường tiếp tế trên Biển Đông ở phía Bắc eo biển Malacca, trong khi ngăn chặn Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ xâm nhập vào Biển Đông. Kế hoạch chi tiết được thiết kế bởi Viện Nghiên cứu và thiết kế số 9 của Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc cho biết, quân đội nước này sẽ mở căn cứ hải quân, không quân trên cả 6 bãi đá (Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng phi pháp của Việt Nam từ 1988 đến nay) ở Trường Sa. Khi Bắc Kinh đặt máy bay ném bom H-6 có bản kính tác chiến 3.200 km ở Chữ Thập, nó có thể uy hiếp Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore. =================== Hì! Vui nhỉ!
    1 like
  4. Hì. :D :D :D . Cổ thư viết: "Người quân tử giận ai không quá ba ngày". Ngày xưa, hồi mới thống nhất, giữa Saigon chú gặp một người quen cũ ở Hanoi. Chú mừng quá, chạy lại gọi người đó. Người này nhìn chú có vẻ sợ và đạp xe đi mất. Khi người ấy đi rồi, chú chợt nhớ là người này đã làm nên kiếp giang hồ của chú mới cách đó vài năm. Hiện nay ông ta đã già lắm rồi và không còn ở chốn xưa nữa. Chú có đến thăm đầu năm nay, vì nghĩa cũ - kể từ năm 1976 là lần cuối nhìn thấy ông ta. Đấy chỉ là một ví dụ. Thực sự chú không có kẻ thù, mà chỉ có ân nhân và những người bạn tử tế. Nhưng giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng, khi phản biện chú đã động chạm tới nền tảng để thiết lập chân lý và chuẩn mực xã hội của cả xã hội loài người là "tính hợp lý" trong nội hàm của mọi giả thiết và lý thuyết khoa học - là nền tảng trí tuệ và mọi quan hệ xã hội của con người - Nên chú sẽ phải nhắc, cho đến khi chú thấy mọi người nhận thức được rằng ông ta đã sai. Thực sự chú chẳng thù hằn gì cá nhân ông ta. Nếu Việt sử 5000 năm văn hiến được xác định đúng chân lý thì chắc chú cũng chẳng để ý đến ông ta nữa. Nếu gặp lại trên bàn nhậu, đừng ai nhắc đến tên ông ta, chắc chú cũng không nhớ ông ta là ai, vì mới gặp có một lần. Chú không có "cơ sở khoa học" để thù ông ta (Muốn biết khái niệm "cơ sở khoa học" là gì, xin hỏi giáo sư viện sĩ hẳn Pháp quốc Phan Huy Lê. Hì :D :D :D ). Còn với những loại lặt vặt chỉ trích chú đầy trên mạng, cả quen biết lẫn chưa bao giờ gặp, chú không để ý. Bởi vì bản chất của vấn đề là hệ thống luận điểm của chú chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến sai ở đâu? Nó rất cần được sự phản biện khoa học nghiêm túc của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế", chứ không phải lấy chức danh và địa vị khoa học để bác bỏ không có căn cứ với những lập luận mơ hồ và chính trị hóa một sự kiện khoa học (Thí dụ như giáo sư viện sĩ hẳn Pháp quốc Phan Huy Lê. Ông ta đòi hỏi hệ thống luận điểm của nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền phải có "cơ sở khoa học". Nhưng khi chú đặt vấn đề công khai, yêu cầu ông ta làm rõ nội hàm khái niệm "cơ sở khoa học" là gì để những kẻ dốt nát như chú căn cứ vào cái "cơ sở khoa học" ấy làm cái "cơ sở khoa học" chứng minh cho luận điểm của chú cho nó có "cơ sở khoa học", thì không thấy ông ta trả lời công khai?!) Chú chỉ có một mình, bằng cấp pháp lý hiện nay chú còn giữ được là lớp 4/ 10 của trường tiểu học Thanh Quan phố Hàng Cót Hanoi cấp. Còn phía phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt là "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và cả "cộng đồng khoa học thế giới", mà toàn là giáo sư tiến sĩ từ hạng nhất đến hạng bét. Nhưng với số lượng áp đảo và nhân danh khoa học phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt - trơ tráo nhân danh khoa học đó - không thể phản biện vạch ra được cái sai trong hệ thống luận điểm của chú. Ngược lại thực tế chú bị gây sức ép phi học thuật rất nặng nề cho một người nghiên cứu nhân danh khoa học. Bởi vậy, chú cọi sự phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt nhân danh khoa học của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" là một sự kiện khoa học trơ tráo và bần tiện nhất trong lịch sử khoa học của cả một nền văn minh. ================= PS: Cụm từ "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" là của một người có bút danh Nguyễn Anh Hùng khoe khoang trên báo Kiến thức ngày nay về luận điểm phủ nhận cội nguồn Việt tộc, tức là của chính họ.
    1 like
  5. Có nên 'cưỡng bức văn hóa' TuanVietNam 30/01/2015 19:05 GMT+7 Lễ hội chém lợn quê tôi (làng Cầu Bây, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) được tổ chức hàng năm vào ngày 11/2 Âm lịch. Trong tiếng trống hội dồn dập, những ông già, bà cả xúng xính trong những bộ đồ truyền thống đứng xem từ xa. Đám trẻ con cũng được bố mẹ cõng trên cổ để chứng kiến thời khắc thiêng liêng của cả dân làng. Còn đám thanh niên cầm đuốc săn đuổi con vật chạy quanh khu đất trống trong ánh lửa bập bùng. Trong khung cảnh ấy, tôi nhớ về tuổi thơ của mình trên vai bố chứng kiến nghi thức thiêng. Tôi hình dung cả thời trai trẻ của ông, của bố khi đại diện gia đình cầm bó đuốc để thực hành tín ngưỡng cùng dân làng. Tôi nghĩ cả về con tôi, chúng sẽ tiếp tục giữ ngọn lửa cha anh ấy trong những ngày hội Xuân mưa bụi bay. Những ngọn lửa bập bùng trong đêm hội như sợi chỉ đỏ kết nối cả dân làng, kết nối giữa quá khứ với hiện tại, hiện tại với tương lai, giữa đời thực thô ráp với niềm tin trong veo vào một năm mới an lành, hạnh phúc... *** Từ câu chuyện làng Cầu Bây khi tôi trực tiếp tham gia thực hành nghi lễ, nghĩ về Thông cáo Báo chí của Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) kêu gọi “chấm dứt lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng (Bắc Ninh)” mà buồn. Tôi không buồn lo về việc lễ hội sẽ bị “chấm dứt” như lời kêu gọi vì đó còn đang là vấn đề cần bàn luận. Tôi chỉ buồn vì văn hóa ứng xử khi một tổ chức bên ngoài trực tiếp tác động và gây sức ép vào đời sống văn hóa của một cộng đồng khác (cụ thể ở đây là cộng đồng dân cư làng Ném Thượng, Bắc Ninh). Phàm đã là văn hóa thì không có cao - thấp. Văn hóa chấp nhận những sự đa dạng, sự khác biệt. Các cộng đồng người với những văn hóa khác nhau cần tôn trọng sự khác biệt thay vì lấy chuẩn của hệ thống này áp đặt vào hệ thống khác. Và nữa, văn hóa có cơ chế tự cân bằng. Nếu là “hủ tục”, đi ngược với giá trị nhân văn của cộng đồng như lời của tổ chức nọ thì nội hàm cộng đồng làng Ném Thượng sẽ tự điều chỉnh. Mọi sự tác động từ bên ngoài dưới hình thức này, hình thức khác đều là phản văn hóa. *** Điều Animals Asia nhấn mạnh nhất trong thông cáo báo chí là việc cho trẻ em chứng kiến nghi thức chém lợn sẽ khiến các em ưa bạo lực, trơ lì cảm xúc (?!). Cần nhắc lại, nghi lễ cộng đồng dành cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Thông qua môi trường sống, các em sẽ hiểu về những giá trị thiêng liêng trao chuyền từ ngàn đời của nghi lễ. Bởi con người tham gia lễ hội với tâm thức khác, tâm thức hướng thượng chứ không phải nhìn hiện tượng trần trụi. Việc tách rời hiện tượng khỏi chuỗi sinh hoạt tín ngưỡng để phán xét là điều không nên. Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới lời thầy tôi, GS.TS Trần Ngọc Vương, căn dặn chúng tôi trước khi ra trường. Thầy nói: Vạn vật đều có lý khi ở trong hệ thống và đều có khả năng vô lý khi đứng ngoài hệ thống. Nên trước khi đưa ra bất cứ nhận định, phán xét sự việc gì, các em cần thử đặt mình trong hệ thống để thấu hiểu thực sự bản chất sự việc. Mọi đánh giá vội vàng, sơ sài đều rất nguy hiểm… Phạm Mỹ/ Thể thao Văn hóa ======================= Một dân tộc mà nền văn hóa truyền thống giáo dục những giá trị nhân bản đến mức khi giết một con gà cũng phải nói câu :"Tao hóa kiếp cho mày làm kiếp khác. Đừng làm kiếp gà cho tao ăn thịt" - thì - tất yếu sẽ không thể có những nghi thức gọi là ác nghiệt mà không có nguyên nhân và nội dung của nó. Lễ hội "Chém lợn" tôi chưa được chứng kiến, cũng chưa tìm hiểu, nên không thể mô tả ở đây, ngoại trừ những dư luận như "man rợ", "thiếu tính nhân văn"...vv....Nhưng lễ hội này tồn tại trong một truyền thống nhân văn - cao cấp hơn gọi là văn hiến - thì tất yếu nó phải có một nguyên nhân nhân bản nào đó để tiếp tục duy trì tính nhân văn của nó. Thí dụ: Con lợn bị giết trong lễ hội là biểu tượng của một thế lực hắc ám nào đó cần phải trừng phạt. Và vì thế nên dân làng có lễ hội này không bị tẩy chay trong cộng đồng xã hội có truyền thống nhân văn, khi nó xác định được mục đích của hành vi giết lợn trong lễ hội. Về mặt hình thức, nếu so sánh lễ hội này tục giết cá heo ở Đan Mạch thì việc giết một con lợn - mà loài người cao cả vẫn giết hàng ngày để ăn - chưa là cái đinh gì. Hoặc như việc đấu bò tót ở Tây Ban Nha: Tôi mới chỉ so sánh về hình thức, chưa bàn đến phần nội dung. Người ta viện cớ trẻ em sẽ bị ảnh hưởng vì xem cảnh thảm sát con heo. Nhưng thử hỏi trẻ em nông thôn Việt và có lẽ của cả cái thế giới này, có đứa nào tuổi ấu thơ không được xem ít nhất một lần giết mổ heo, đâu cần cứ đến lễ hội "Chém lợn"? Bởi vậy, cá nhân tôi nhận thấy rằng: Trước khi xem xét bãi bỏ lễ hội "Chém lợn" này thì hãy tìm hiểu kỹ nội dung và nguyên nhân của lễ hội đã. Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia) trước khi bày tỏ có ý kiến thì cũng nên nghiên cứu kỹ nội dung của lễ hội và nguyên nhân của nó. Đừng có vội vàng vì một yếu tố duy nhất để phủ nhận một yếu tố văn hóa truyền thống. ============== PS: Tôi không biết giáo sư Trần Ngọc Vương có nằm trong "hầu hết các nhà khoa học trong nước" phủ nhận văn hóa sử truyền thống của Việt tộc không. Nhưng ý tưởng này của ông ta đúng. Lý học Việt xác định rằng: "Mỗi phần tử trong một tập hợp (Tính hệ thống) thì phải mang tính chất của tập hợp đó". Bởi vậy, là phần tử trong một tập hợp là nền văn hóa nhân bản Việt thì lễ hội "Chém lợn" phải có một nội dung và nguyên nhân để biện minh cho sự kiện.
    1 like