-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 30/01/2015 in all areas
-
Câu Chuyện Phong Thủy
NGUYENHUONG and 3 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Vớ vẩn. Đây mới chính phẩm nè. Không tin thì thôi. Câu 1: Theo chú, xông đất – nhà đầu năm có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ cả năm không? Tục xông đất đầu năm theo truyền thống xa xưa thế nào, chọn người thế nào? Lễ Tết là một phong tục cổ truyền của cuộc sống trong nền văn minh Đông phương. Ngày mùng 1 Tết là ngày mở đầu của một năm, hay nói cách khác là ngày đầu tiên mà vận khí của toàn bộ năm mới đến với mọi gia đình theo quan niệm của Lý học Đông phương. Đó chính là nguyên nhân để ngày mùng một Tết thì mọi nhà đều mong muốn mọi sự tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình bắt đầu từ ngày đầu năm. Nên ngày này, người ta chúc mọi điều tốt đẹp đến với nhau, kiêng tất cả những gì có thể mang lại xui xẻo. Và tục xông đất đầu năm cũng mang một ý nghĩa như vậy. Người xông đất đầu năm tất nhiên phải là người có gia đình hạnh phúc, đang ăn nên làm ra, hoặc có danh vọng địa vị, tính tình phải cởi mở, khoan dung. Đương nhiên vì là ngày đầu tiên của cả một năm, nên nếu vận khí vào nhà ngày đầu năm (Xông đất) xấu thì mọi chuyện sau đó sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng tôi cho rằng cũng không nên quá câu nệ vì tục xông đất cũng chỉ là một yếu tố tương tác, chứ không phải duy nhất tốt hay xấu. Tục xông đất chỉ xảy ra trong ngày mùng một từ nửa đêm (23 g đêm 30 đến 1g sang mùng 1 tháng Giêng: giờ Tý) cho đến hết giờ Hợi là 23g ngày mùng 1. Sang ngày mùng hai, ý nghĩa tốt xấu của sự xông đất đầu năm đã giảm nhẹ đi rất nhiều. Bởi vì sau mùng 1 nguyên khí đầu năm không còn tác dụng mạnh nữa. Và bất cứ ai bước vào nhà sau 23g đêm 30 tháng Chạp đều được coi là người xông đất đầu năm. Quan niệm người xưa cho rằng: Phải có người đến xông đất - tức vào nhà mình đầu năm, thì người trong nhà mới được ra khỏi nhà. Các cụ cho rằng: "Phải có người vào, mới có người ra". Bởi vậy, ngày xưa những gia đình ít có giao thiệp rộng thường tự xông đất cho mình, bằng cách như sau: trước giờ Tý ngày mùng một, hoặc đúng đầu giờ Tý, người trong nhà xuất hành theo một phương tốt nhất trong năm, gọi là xuất hành đầu năm. Sau đó quay về nhà tự xông đất cho gia đình mình. Chính vì người xông đất đầu năm quan trọng như vậy, nên các cụ rất kiêng khi: người xông đất mặc quần áo trắng, hoặc đen, người có hạnh kiểm không tốt, đang có tang, có chuyện quan tụng, hoặc đang gặp xui xẻo, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, hoặc góa chồng đến xông đất nhà mình. Được coi là tốt, nếu là nhiều người đến cùng một lúc, đặc biệt là trẻ em. Đó cũng là nguyên nhân để các trẻ em nghèo ngày xưa thường tụ tập thành đám đi chúc Tết các gia đình khá giả với hy vọng được tiền lì xì (mừng tuổi) ngày Tết. Câu 2: Chọn tuổi nào xông đất đầu năm con dê? Tuổi nào hợp tuổi nào? (Cụ thể tuổi ứng 12 con giáp ạ). Những tiêu chí chọn người xông đất đầu năm nói chung, tôi đã trình bày ở trên. Nhưng mỗi năm, tùy vận khí từng năm và Thiên Can, địa chi mà chọn người xông đất có tuổi và y phục rất cụ thể. Cụ thể năm Ất Mùi 2015 là năm vận khí thuộc hành Kim, Thiên Can Ất thuộc Mộc, Địa chi Mùi là mộ của hành Hỏa trong chu kỳ 12 con giáp. Do đó y phục của người xông đất , hoặc có ý định đi xông đất nên là màu xanh nước biển, hoặc da trời. Tất nhiên không phải thuần một màu xanh nước biển, hoặc da trời thì nó hơi đồng bóng quá. Mà có thể là áo trắng sọc xanh; hoặc họa tiết trang trí xanh trắng...vv...Những tuổi hợp với năm nay có thể xông đất là tuổi Ngọ các loại (Trừ Giáp Ngọ) và tốt nhất là Canh Ngọ. Những người Canh Ngọ lại không hợp với gia chủ tuổi Giáp, Kỷ. Tuổi Giáp Kỷ nên chọn người Bình Ngọ, Bính Thân cũng được. Câu 3: Nhiều người kiêng kỵ không chọn con gái xông đất đầu năm, theo chú có nên hay không? vì sao? Tôi không nghĩ rằng xông đất lại kiêng phụ nữ, ngoại trừ trường hợp riêng mà tôi đã nói ở trên. Nếu là hai vợ chồng cùng đến xông đất thì người chồng nên bước vào trước, theo nguyên lý "Dương trước, Âm sau"; nếu là hai chị em, dù em trai thì người chị nên bước vào trước cùng lý tương tự. Câu 4: Khi xông đất cần lưu ý gì? Khi vào xông đất thì bất luận thế nào, người xông đất phải chúc lành cho gia chủ trước. Và gia chủ phải trân trọng mời người đến xông đất nhà mình dùng trầu cau, ăn bánh mứt, rượu trà nếu có...Vì năm mới được coi là sự khởi đầu vận khí nguyên cả một năm nên các cụ luôn quan niệm dẹp bỏ tất cả mọi tỵ hiềm và mang đến sự tốt lành cho mọi người trong ngày Tết. Đấy là ý nghĩa nhân bản của tục xông đất ngày đầu năm. Cũng vì tính chất của nguyên khí khởi đầu cho một năm, nên ngày Tết các cụ luôn thể hiện sự sung túc về lương thực thực phẩm, củi lửa nhiên liệu và mọi thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống mà con người mơ ước để có một năm tốt lành. Bởi vậy ngạn ngữ Việt mới có câu "Đói quanh năm, no ba ngày Tết". Ngày Tết với những tập tục truyền thống trong văn hiến Việt cũng thể hiện quan niệm về những mối quan hệ xã hội rất nhân bản. Câu 5: Các xông đất, nhà đầu năm mới? Đã trả lời ở trên. Ngoài ra, cháu muốn xin ý kiến chuyên gia về vấn đề xuất hành: - Xuất hành thế nào cho may mắn cả năm? Hướng xuất hành mỗi năm mỗi khác, mỗi vị trí đến cũng rất khác theo Lý học Đông phương. Các nhà Lý học Đông phương thường có những phương pháp tính hướng tốt có vài điểm khác nhau. Nhưng hiện nay phương pháp tính theo Huyền Không - là một phương pháp ứng dụng trong phong thủy là phổ biến nhất. Sách phong thủy từ cổ thư chữ Hán coi Huyền Không là một trường phái. Nhưng phong thủy Lạc Việt coi là một trong bốn yếu tố tương tác căn bản trong ngành Phong thủy Đông phương. Năm Ất Mùi 2015 theo tôi xuất hành hướng Đông Nam là tốt nhất.. - Đầu năm xuất hành kiêng kị cái gì? Việc đầu tiên là kiêng phóng nhanh vượt ẩu, đề phòng tai nạn sui xeo cả năm, kiêng cãi cọ vô ích. Hay mang lại mọi sự tốt đẹp và lời chúc lành cho tất cả mọi con người. ============== PS: Thiên Sứ Gàn trả lời giadinh.net.vn. Nhưng vì chỉ một phần nội dung được đăng chung với vài người khác, nên không rõ ý. Tôi đưa vào đây để mọi người tham khảo. Có gì thắc mắc hoặc chưa đủ ý, anh chị em và mọi người có thể thắc mắc tôi sẽ làm rõ thêm.4 likes -
Câu Chuyện Phong Thủy
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Có lần con gái tôi vào thời mới lớn, nó buột miệng :" Cô trông giống con!". Vừa nói dứt câu bị các bác, các chú chỉnh ngay: "Con phải nói là "con giống cô". Bởi vậy, cần phải nói là kiến trúc cổ Trung Hoa là biến thể kiến trúc cổ Việt, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử, từ hơn 2000 năm trước. Nhìn cái Tử Cấm thành Bắc Kinh bế khí bỏ mựa. Bởi vậy không có triều đại nào của Trung Hoa mà không có cảnh tranh quyền, đoạt vị.2 likes -
Quán vắng!
thienma_78 and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Phát hiện một loại khí giàu năng lượng nhất cho tới nay Dantri.com.vn Thứ Tư, 28/01/2015 - 14:18 Theo thông tin từ nước ngoài, các cường quốc có đội ngũ các nhà du hành mạnh nhất trên thế giới đang đua nhau lao tới một nơi được gọi là "Biển Mưa" (Mare Imbrium) ở trên Mặt Trăng để tìm và đánh giá trữ lượng một loại khí giàu năng lượng nhất mà con người cho tới nay mới được biết đến có tên là Helium-3. Nhà khoa học hàng đầu của Ấn Độ, ông Abdul Kalam, cựu Tổng thống của nước này, cho biết: nguồn Helium-3 trên Mặt Trăng có thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn hơn 10 lần năng lượng từ tất cả các loại nhiên liệu hoá thạch trên trái đất. Nói một cách cụ thể thì một tấn Helium-3 có thể sản xuất ra một lượng điện năng đủ để đáp ứng 80% nhu cầu của thành phố Tokyo (Nhật Bản) trong vòng một năm. Một tấn Helium-3 cũng có khả năng sinh ra một nguồn năng lượng lớn gấp 1,5 lần cái gọi là Tsar Bomba (Vua bom) - quả bom hạt nhân mạnh nhất từ trước tới nay, có sức công phá lên tới 58 megaton mà Liên Xô từng thử nghiệm năm 1962. "Biển Mưa" (Mare Imbrium) trên Mặt Trăng và mỏ khai thác khí trong tương lai Tsar Bomba có sức hủy diệt lớn gấp 1.350 lần tổng số bom nguyên tử từng hủy diệt các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Helium-3 là nguồn tài nguyên dồi dào và có giá trị nhất trên Mặt Trăng, bên cạnh titan, niken, bạch kim, nhôm, silicon, uranium, thorium, phospho, kim cương, nước và các nguyên tố đất hiếm. Mấy năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã bàn tán nhiều đến giá trị của Helium-3 trong việc sản xuất năng lượng nhờ phương pháp tổng hợp nhiệt hạch. Trên trái đất chỉ có khoảng 100kg Helium-3 tồn tại trong tự nhiên và khoảng 600kg dưới dạng sản phẩm phụ trong quá trình phân rã các đầu đạn hạt nhân sử dụng tritium của Mỹ và Nga. Helium-3 là một nguồn nhiên liệu quý giá còn bởi nó sinh ra nhiệt lượng cực cao thông qua phản ứng tổng hợp nhiệt hạch nhưng hầu như lại không phát ra các neutron phóng xạ độc hại. Như vậy, theo các nhà khoa học, các loại vũ khí hạt nhân thế hệ thứ tư sử dụng Helium-3 tinh khiết sẽ tạo ra rất ít hoặc không tạo ra phóng xạ; nhờ đó, có thể được coi là các loại vũ khí thông thường siêu việt và tránh được những điều cấm kỵ trong các hiệp ước về vũ khí hạt nhân. Còn các nhà quan sát quân sự thì cho rằng quốc gia nào kiểm soát được các nguồn Helium-3 trên Mặt Trăng thì sẽ trở thành thế lực bá quyền mới của thế giới. Chính vì những lẽ trên, nhiều quốc gia trên thế giới, đánh kể là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đang âm thầm triển khai các kế hoạch trước hết là nhằm khẳng định "lãnh thổ" và "chủ quyền"đối với nguồn tài nguyên này, tiếp theo là tìm cách khai thác nó từ Mặt Trăng mang về. Đây là một cuộc chạy đua, vừa âm thầm vừa rất quyết liệt giữa các cường quốc vũ trụ trên thế giới hiện nay. Theo Đ. Ngàn (tổng hợp) PetroTimes ===================== Trong văn hóa dân gian Việt có một thứ đồ chơi trẻ con, ngày xưa bán đầy ở các phố hàng Ngang, Hàng Đào, hàng Giấy, hàng Đường gọi là "con giống". Thôi thì đủ thứ con giống làm bằng bột cứng (không phải như đồ chơi tò he làm bằng bột dẻo). Từ con bò, con hươu, con dê, con gà ...rất sinh động. Có cả mâm ngũ quả, giầy hài, bánh trái , trầu cau...đủ thứ. Các cụ gọi là "con giống" vì nó giống cái thật, nhưng không phải thật. Bởi vậy, một quốc gia mới phát triển mà cứ làm "con giống" thì nó không thật. Thấy người ta phóng tên lửa, cũng phóng tên lửa; phóng vệ tinh thì cũng phóng vệ tinh, làm đường sắt cao tốc thì cũng đường sắt cao tốc, khoan dầu thì cũng khoan dầu....Rồi đem giàn khoan đi chọc ngoáy lung tung cả. Giống đấy, nhưng không thật. Một quốc gia thật sự phát triển thì phải có sáng tạo. Như bài báo trên nói đến một thứ năng lượng mới sẽ làm thay đổi sự phát triển lịch sử nền văn minh. Đấy mới là phát triển đích thực. Sự chuyển dịch của những trung tâm văn minh trong lịch sử phát triển các nền văn minh thế giới, chính là sự sáng tạo đột biến của con người tạo ra những tri thức nền tảng mới cho nền văn minh. Bởi vậy, lão Gàn nói từ lâu rùi. Đừng thấy thiên hạ hay thì bắt chước, cuối cùng thì cũng chỉ tạo ra những thứ như "con giống" bày bán ở phố hàng Đường, hàng Giấy của Hanoi xưa. Tất nhiên, theo sự phát triển tiếp tục của nền văn minh thì sau này, nhân loại sẽ phát hiện ra những loại năng lượng còn mạnh hơn Helium - 3 nhiều. Ngay cả Helium - 3 cũng sẽ trở thành "con giống".2 likes -
Quán vắng!
hoctronho and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tôn Quyền và lá thư làm Tào Tháo lui binh "không kèn không trống" Hải Võ | 27/01/2015 20:00 Một trận chiến được ví như tên đã lên cung, sẵn sàng bùng nổ bất kỳ lúc nào, lại kết thúc một cách bình lặng đến khó hiểu chỉ nhờ một lá thư Tôn Quyền gửi Tào Tháo. Giải mã bí ẩn nhân vật Tam Quốc Tào Tháo từng tán dương Tôn Quyền - "Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu". Câu nói này của ông lưu truyền suốt 1.700 năm, và trở thành một câu nói rất nổi tiếng ngày nay. Kỳ phùng địch thủ Tôn Quyền là con trai "mãnh hổ Giang Đông" Tôn Kiên, em trai Tiểu Bá Vương Tôn Sách. Tôn Kiên và Tào Tháo từng là "chiến hữu" trong chiến dịch thảo phạt Đổng Trác của 18 lộ chư hầu Quan Đông. Câu nói trên được Tào Tháo nói ra vào tháng Giêng, năm Kiến An 18 (213), khi Tôn Quyền đã kế thừa sự nghiệp từ cha, anh, trở thành quân chủ của Đông Ngô, đứng ngang vai cùng Tào Ngụy và cũng là đối thủ mạnh nhất của Tào. Vào năm này, Tào Tháo thống lĩnh 40 vạn đại quân Nam hạ đánh Đông Ngô ở Nhu Tu Khẩu, hòng báo mối thù thất bại tại Xích Bích 5 năm trước đó. Để tăng cường phòng tuyến mạn Bắc Trường Giang, Tôn Quyền thiên đô từ Kinh Khẩu (nay là Trấn Giang, Giang Tô) về Mạt Lăng (Nam Kinh ngày nay) và huy động thủy quân kiểm soát đường thủy từ Sào Hồ ra Trường Giang, ngăn chặn Tào Tháo vượt sông.Quân đội của Tào Tháo sau khi tiến về Nhu Tu Khẩu đã công phá đại doanh Tôn Quyền ở mạn Bắc. Quyền nghe tin, vội lĩnh 7 vạn quân nghênh chiến. Sau trận đánh "ngang tay" đầu tiên, Ngụy bị Tôn Quyền tiêu diệt hàng nghìn quân và lập tức thay đổi chiến lược sang cố thủ, chờ đợi "chuyển cơ". Quyền nhiều lần khiêu chiến nhưng đều bị Tào Tháo phớt lờ. Theo sử liệu Trung Quốc, Tôn Quyền từng đích thân ngồi chiến thuyền tiến sâu vào địa phận Tào doanh để thị sát. Tào Tháo hạ lệnh "vạn tiễn tề phát", khiến thuyền Đông Ngô "hứng trọn" mưa tên. Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", La Quán Trung viết thành Gia Cát Khổng Minh "thuyền cỏ mượn tên", thực ra là cố ý tô vẽ cho "thần nhân" Gia Cát Lượng. Người thực sự "mượn tên", chính là Tôn Quyền. Địa điểm diễn ra sự kiện trên cũng không phải Xích Bích, mà là Nhu Tu Khẩu, thời gian cũng cách nhau tới 5 năm. Tất nhiên, Tôn Quyền hoàn toàn không chủ động đi "mượn tên", mà việc lọt vào loạn tiễn của Tào Ngụy hoàn toàn là bị động. Tuy nhiên, sự kiện "mượn tên" vô tình đã phản ánh được tài năng ứng biến và chỉ huy quân sự trác tuyệt của Tôn Quyền. Tài năng quân sự của Tôn Quyền khiến bậc "lão làng" Tào Tháo phải thốt lời khen ngợi. Có một lần khác, Tôn Quyền lại dẫn thuyền vào gần địa phận Tào quân khiếu chến. Thủ hạ của Tào muốn xuất chiến, nhưng bị Tào Tháo ngăn lại, nói - "Đó là Tôn Quyền tới thăm dò quân ta đó thôi", và lệnh cho ba quân phòng bị. Không một mũi tên nào được bắn ra. Tôn Quyền thấy Tào quân không dám phóng tên bừa bãi thì yên tâm tiến về phía trước, cho tới khi... quan sát rõ ràng toàn bộ Tào doanh mới rút về. Tào Tháo thấy quân đội Đông Ngô hàng ngũ chỉnh tề, ra vào như chỗ không người, cũng phải cảm thán - "Sinh con phải như Tôn Trọng Mưu. Đám con của Lưu Cảnh Thăng chỉ là đồ chó lợn". Lưu Cảnh Thăng chính là Lưu Biểu, các con của Biểu là Lưu Tông và Lưu Kỳ bị Tào Tháo xem như bất tài vô tướng. Tào Tháo đứng ở địa vị trưởng bối để nói về "hậu sinh" Tôn Quyền, đủ thấy đây là sự đánh giá rất cao dành cho địch thủ, của 1 lão anh hùng dành cho 1 thanh niên tuấn kiệt. Có ý kiến cho rằng, cũng vì Tào Tháo nể phục tài năng của Tôn Quyền, khiến cho cuộc chiến tại Nhu Tu Khẩu kết thúc theo một cách rất đặc biệt. Lá thư của Tôn Quyền Chiến dịch này không hề phân thắng bại trên chiến trường hay một bên lặng lẽ lui quân, mà kết thúc nhờ một lá thư Tôn Quyền gửi cho Tào Tháo. Trong thư, Tôn Quyền khuyên Tào lui binh. Đáng ngạc nhiên là, Tào Tháo không những không cảm thấy nực cười, mà ngược lại, ông không hề do dự rút quân theo yêu cầu của Tôn Quyền. Một trận chiến được ví như tên đã lên cung, sẵn sàng bùng nổ bất kỳ lúc nào, lại kết thúc một cách bình lặng đến khó hiểu chỉ vì 2 nhà lãnh đạo "tâm ý tương thông". Đối với các học giả hiện đại, sự kết thúc của chiến dịch Nhu Tu Khẩu vẫn là câu hỏi không có đáp án, thậm chí là vô lý. Trong chiến tranh thời cổ đại, hai bên đối địch thường thông qua thư từ và sứ giả để thực hiện tâm lý chiến. Tuy nhiên, các bên thường chỉ đứng trên lập trường của bản thân và ra sức chỉ trích đối phương, dẫn đến hiệu quả ngoại giao đạt được vô cùng ít ỏi. Trong bối cảnh như vậy, hiệu quả mà lá thư của Tôn Quyền mang lại được đánh giá là "kỳ tích" và có trình độ cực cao. Cũng trong đặc thù thời đại như vậy, việc Tào Tháo có thể đứng trên lập trường của Tôn Quyền để thể nghiệm, thậm chí đưa ra phán quyết dứt khoát dẫn đến kết quả thần kỳ của cuộc đối đầu. Trong lịch sử đối đầu ngoại giao ở Trung Quốc thời cổ đại, hiện tượng này có gọi là "độc nhất vô nhị". Ngụy sa lầy ở Giang Nam, Tào Tháo đã muốn rút khỏi chiến sự, Tôn Quyền chỉ cần "chìa cành ô liu"? Thư của Tôn Quyền viết khoảng tháng 2,3 năm 213 (âm lịch), thời điểm mà Ngô - Ngụy đã ở trong trạng thái đối đầu ở Nhu Tu Khẩu được hơn 1 tháng. Cục diện khi ấy, Tào Ngụy chưa giành được chiến tích nào đáng kể, cũng không đạt được bất kỳ lợi ích thực tiễn nào. Trong khi đó, Giang Nam bắt đầu bước sang mùa mưa, càng khiến việc Tào quân lưu lại Đông Ngô thêm phần khó nhọc. Đây là điều mà một vị tướng thông minh như Tôn Quyền "đã đi guốc trong bụng Tào Tháo". Vì vậy, thư của Tôn Quyền viết - "Mưa xuân (mùa mưa) đã về, ngươi hãy mau rút quân". Thậm chí, Quyền còn có dòng "tái bút" đầy uy hiếp - "Ngươi không chết, ta không được yên lòng". Lời nói của Tôn Quyền quả thực có phần ngông cuồng và bất kính đối với bậc "tiền bối" Tào Tháo, nhưng thực tế lại mang hiệu quả hoàn toàn ngược lại. Tào Tháo đã xem đây là sự tôn trọng ở mức độ cao nhất. Ông đem nội dung trong thư nói với chư tướng, và phán - "Tôn Quyền không lừa ta". Tào Tháo lui binh ngay sau đó, sang tháng 4/213 đã về tới Nghiệp Thành. Sự việc "lá thư của Tôn Quyền" là một nước cờ vô cùng thông minh của cả 2 phe. Tào Tháo lĩnh hàng trăm ngàn quân rầm rộ thảo phạt Đông Ngô, song lại bị sa lầy tại đây, đánh không thắng mà cũng không có lý do để lui, đành phải ở lại "giằng co" không rõ ngày phân thắng bại với Tôn Quyền. Điều Tôn Quyền cần làm đơn giản chỉ là "chìa cành ô liu" cho Tào Tháo, giúp Tào có một nấc thang đi xuống. Việc này đồng thời mang lại thanh danh cực lớn cho Đông Ngô, đối với Tôn Quyền mà nói chính là nước đi "song thắng". Trong khi các học giả hiện đại chưa tìm ra lời giải cho cuộc chiến khó hiểu ở Nhu Tu Khẩu, thì quan điểm được thừa nhận nhiều nhất là: Chỉ có cuộc giao phong của 2 anh hùng thực thụ mới triển hiện được sự "đồng điệu tâm linh" và mang lại kết quả kịch tính đến như vậy. ===================== Tờ "Một thế giới" liên tiếp đăng các bài bình luận về nhân vật lịch sử thời Tam Quốc. Qua những bình luận này, người đọc có cảm giác những nhân vật Tam quốc, như Khổng Minh, Bàng Thống....cứ như "thần" cả. Thậm chí đến Tôn Quyền, một ông zdua "ục" nhất trong Ngụy, Thục, Ngô cũng được ca ngợi là mưu trí sâu sắc. Lão Gàn muốn bàn thế này: Mở đầu chuyện Tam Quốc là một đoạn triết lý về đại cuộc:" Thế lớn trong thiên hạ tan lâu rồi lại hợp. Hợp lâu rồi phải tan". Đây là một quy luật cục bộ trong toàn bộ quá trình tiến hóa của Lý học Việt trong nền văn minh Đông phương. Toàn bộ câu chuyện Tam Quốc chi từ anh hùng cái thế, thông minh xuất sắc như Khổng Minh - trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, hiểu Âm Dương, tính Dịch lý, tam giáo , cửu lưu. Tứ thư Ngũ kinh ...thuộc làu làu. Nhưng rút cục cũng chỉ là một nhân tố của lịch sử chứng minh cho cái "thế lớn hợp tan trong thiên hạ". Đấm đá nhau cho lắm cuối cùng thiên hạ thuộc về nhà Tấn. Bởi vậy, Lý học Việt vẫn là một tri thức bao trùm lên tất cả: "Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu. Gặp thời thế thế thời phải thế" (Ngô Thời Nhậm).2 likes -
Kính thưa quí vị. Tại hội nghị tổng kết cuối năm của Câu lạc bộ thơ Tân Bình T/p HCM. Một sinh hoạt bình thường của một đơn vị thuộc cấp quận chắc cũng không có gì để phải bàn. Nhưng trong hội nghị này, ông Từ Văn Chiến, Phó chủ tịch Hội khuyến học thành phố Hồ Chí Minh đã đọc bài khai mạc có nội dung mà tôi đã trình bày ở trên. Trong đó có đoạn rất đáng chú ý là: Mục đích của bài khai mạc không có ý định phản biện một nhận thức lịch sử. Nhưng khổ nỗi vì nó liên quan đến Tết cổ truyền của dân tộc, nên ông Chiến có vài lời mô tả một thực tại từ các bản văn cổ như vậy. Như vậy, vấn đề đã không còn đơn giản là chỉ có Tết là của Việt tộc từ thời Hồng Bàng, mà còn là hàng loạt các vấn đề liên quan đến nó, như: Chúc Tết đầu năm, bánh chưng, bánh dày, múa lân, rồng ngày Tết, cúng giỗ ông bà tổ tiên...vv...cũng sẽ không phải là do "văn hóa Việt có nguồn gốc từ Tàu mà ra". Sau khi nghe bài nói của ông và thật tình cờ lúc liên hoan tôi hân hạnh ngồi cạnh ông và ngỏ ý xin ông bài nói này. Đồng thời cũng xin ông cho biết cụ thể ông lấy những tư liệu này ở đâu. Bài viết trên là nguyên văn của ông Từ Văn Chiến gửi cho tôi qua email. Tôi chỉ thêm có tên và chức danh của tác giả vào dưới tiêu đề bài viết.. Như vậy, càng ngày, càng có nhiều chứng lý sắc sảo xác minh luận điểm Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử là một chân lý khách quan.2 likes
-
Mexico: Nổ khí gas tại bệnh viện nhi đồng, 68 người thương vong 30/01/2015 06:05 GMT+7 TTO – Vụ nổ xe chở gas lớn tại một bệnh viện nhi đồng ở Mexico hôm 29-1 khiến cho ít nhất 2 người thiệt mạng, 66 người bị thương và phá hủy 70% bệnh viện. Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm những nạn nhân bị kẹt lại trong đống đổ nát - Ảnh: Reuters Trước đó, nhà chức trách Mexico cho biết có 7 người thiệt mạng trong vụ nổ trên. AFP dẫn thông tin cải chính, theo đó thị trưởng Mexico City Miguel Angel Mancera cho biết trong tổng số 66 người bị thương, 22 người bị thương nghiêm trọng. Nhà chức trách đã bắt giữ 3 người có liên quan trong vụ nổ xe chở gas. Hai người trong số này đã nhập viện. Nhiều nhân viên cứu hộ đang tiếp tục đào bới trong đống bê tông cốt thép để tìm đường thoát cho các trẻ em bị kẹt trong đống đổ nát. Một vài người bị thương được đưa ra khỏi khu vực bệnh viện bằng trực thăng. Cho đến hiện tại đã phát hiện thi thể một phụ nữ và một trẻ em. “Tôi rất lo lắng cho chị của tôi. Chị ấy sắp sinh rồi. Chúng tôi đưa chị tôi đến đây hôm qua. Họ không cho tôi vào trong. Tôi muôn biết chị mình như thế nào” – y tá Monserrat Garduno, 32 tuổi, cho biết. Theo nhà chức trách, tổng cộng 100 người có mặt tại bệnh viện vào thời điểm xảy ra vụ nổ xe chở gas. Thị trưởng Mancera cho biết rất có thể việc rò rỉ ống gas dùng để cung cấp khí đốt cho bệnh viện là nguyên nhân vụ nổ. “Họ đã cố gắng khắc phục vụ rò rỉ, nhưng không làm được” – Mancera nói. Nhiều khu vực ở Mexico City không có hệ thống cung cấp khí gas. Khí gas được đưa đến từ các xe chở gas. Mancera cho biết công ty cung ứng gas cho bệnh viện trên đã hoạt động tại Mexico từ năm 2007. ĐÔNG PHƯƠNG =================== Sang năm Ất Mùi, vào nửa đầu năm, cháy nổ từ bằng đến nhiều hơn năm Giáp Ngọ trên thế giới. Nói trước để mọi người cảnh giác. Trước hết hãy lưu ý tất cả những gì có thế gây cháy. Tóm lại cái gì xấu cũng từ bằng đến nhiều hơn năm Giáp Ngọ. Lời tiên tri Ất Mùi 2015 của tôi sẽ được đăng ở đây vào lúc gần giáp Tết. Vì năm nay rất khó diễn đạt.1 like
-
Lý do không nên xem cho trẻ nhỏ vì số mệnh ai cũng điều tốt điều xấu, cha mẹ nào cũng thương con, mong con mình lớn lên đặt 1 mơ ước nào đó... xui rủi thay nếu lá số không được phúc hậu nhiều cha mẹ biết sớm được sẽ buồn suốt đời sao ? Nếu bé gái nầy, mệnh không có Tuần án ngữ thì chắc khi lớn lên sẽ là mỹ nhân chân dài có thể thi hoa hậu được, thôi chỉ có thể bật mí nhiêu đó thôi.1 like
-
Khi người ta còn bị nô lệ vào định kiến thì vĩnh viễn sẽ chìm trong u mê. Cụ thể khi người ta còn định kiến về sự tiến hóa của nền văn minh duy nhất hiện nay với khởi đầu là một thời đại đồ đá và những bầy người nguyên thủy thì sẽ chẳng bao giờ có thể giải thích được về bản chất thật của Kim Tự Tháp. Nó cũng giống như từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX về trước, hầu hết đều nô lệ vào một định kiến cho rằng tri thức nền tảng của nền văn minh Đông phương thuộc về dân tộc Hán. Tất nhiên với sự nô lệ về định kiến đó con người sẽ chẳng bao giờ có thể khám phá được những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ.1 like
-
Phát hiện hóa thạch thú cổ đại có niên đại 230 triệu năm tại rừng Cúc Phương? Thứ Sáu, 23/01/2015 - 06:39 Dân trí Bạn đọc Nguyễn Như Trường cho biết anh đã mua được một mẫu hóa thạch, đường kính vào khoảng 18cm, dài khoảng 22cm, nặng khoảng 2kg, khoảng 11 đốt, tương ứng với 11 răng, đồng thời mong muốn các nhà chuyên môn phối hợp xác định niên đại. Trong một chuyến đi rừng Cúc Phương, anh Trường có gặp mấy người dân đi tìm mật ong rừng và thấy họ cầm trên tay một vật nhìn rất khác lạ. Anh đã chụp lại hình ảnh và mua nó mang về. Đường kính vào khoảng 18cm, dài khoảng 22cm, nặng khoảng 2kg, khoảng 11 đốt, tương ứng với 11 răng (mặt trên cảm giác như vẫn còn độ bóng của men răng). Hình chụp mẫu hóa thạch xương động vật do bạn đọc cung cấp. Sau khi về, anh Trường đã tìm hiểu thông tin, được biết vào tháng 2/2000 đã tìm thấy hoá thạch khủng long nhiều răng ở rừng Cúc Phương có liên đại 230 triệu năm. Nên anh không biết, mẫu xương hóa thạch trên của anh có phải là hóa thạch của khủng long hay không? Theo ThS. Lê Trọng Đạt - Chuyên gia Động vật, Phó Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Cúc Phương, đây không phải là hóa thạch răng khủng long mà là hóa thạch răng voi. Một số mẫu hóa thạch tương tự như thế này được phát hiện ở Cúc Phương. Để biết được niên đại của một mẫu hóa thạch một cách chính xác phải dùng phương pháp xác định "đồng vị phóng xạ carbon C -14". Theo các chuyên gia, đây là mẫu răng voi hóa thạch. Các chuyên gia của Vườn Quốc gia Cúc Phương cho đến thời điểm này chưa phát hiện được mẫu hóa thạch nào thực sự của khủng long (theo đúng nghĩa ám chỉ các bò sát cổ đại có kích thước cơ thể khổng lồ). Tuy nhiên hóa thạch của bò sát cùng thời với khủng long đã được ghi nhận. Đó là trường hợp bộ xương hóa thạch ở Cúc Phương. Theo kết quả giám định sơ bộ bởi tập thể các nhà nghiên cứu: PGS.TSKH. Trịnh Dánh; GS.TS. Herbert H.Covert - Đại học Colorado, Hoa Kỳ; PGS.TS. Mark W.Hamrick - Đại học Kent State - Ohio, Hoa Kỳ; Kevin C.Mckinney - Sở Địa chất, Hoa Kỳ... đấy là xương hóa thạch của một loại bò sát biển (Ichthyosaura) cùng thời với khủng long thuộc "nhóm bò sát răng phiến (Placodontia), có niên đại cách đây khoảng hơn 230 triệu năm ”. Hóa thạch ở Cúc Phương là hóa thạch Bò sát răng phiến đầu tiên được phát hiện ở Đông Nam Á. An Quý1 like