-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/01/2015 in all areas
-
Lá số này về già 64 tuổi, cũng khá sung sướng, tiền bạc dồi dào nhưng thất thường. Hay được đi đây đi đó. Có tín ngưỡng và tin vào những giá trị chưa giải thích được, quen gọi là tâm linh và "mê tín dị đoan". Đến lúc đó chắc tôi viên tịch cũng lâu rồi. Nếu nhớ đến tôi và có duyên thì ghé thắp một nén nhang. Hết. Đừng hỏi nữa.1 like
-
Longphibaccai thân mến. Bài thơ này theo truyền thuyết được coi là có từ đầu thời Lý, cách đây đã ngót cả một ngàn năm. Ngoài nội dung của bài thơ ra thì không ai rõ tác giả và cội nguồn của nó. Truyền thuyết kể lại rằng: Để chống quân Tống xâm lược danh tướng Lý Thường Kiệt đã cho một người lính tốt giọng, cứ đêm đêm lại vào đền thờ hai danh tướng Trương Hống, Trương Hát bên sông Như Nguyệt ngâm lên. Điều này khiến cho đám quân Tống dốt nát, "mê tín dị đoan" hoảng sợ và hoang mang. Sự sợ hãi của quân Tống góp phần làm nên chiến thắng của Việt quân ở sông Như Nguyệt. Đại ý vậy. Hàng ngàn năm đã trôi qua với bao thăng trầm của Việt sử. Trong đó có sự tàn phá văn hóa Việt khốc liệt vào thời Minh - Bắc thuộc lần thứ II - gần hết những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Việt bị phá hủy. Việt sử một lần nữa chỉ còn truyền thuyết. Bài thơ này đã lưu truyền như vậy trong di sản văn hiến Việt và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu thời hưng quốc đầy tự hào của Việt tộc. Ngày nay, người ta gọi là sưu tầm được những di bản và đặt vấn đề bản nào đúng? Hàng ngàn năm không phải là con số vô cảm đọc trong một giây với những thăng trầm của Việt sử, huống chi là những truyền thuyết. Bởi vậy, việc có nhiều dị bản cũng không có gì là lạ. Nhưng căn cứ vào những chuẩn mực trong trường hợp riêng cho một vấn đề lịch sử thì bài thơ nào đã được chính sử ghi nhận, hoặc chính thức lưu truyền qua không thời gian lịch sử thì đó được coi là bài thơ chính thống. Cho dù những bài thơ dị bản có thể hay hơn và ý nghĩa hơn bài thơ chính thống. Truyện Kiều - một danh tác của Đại thi hào Nguyễn Du, mới có hơn 200 năm với thăng trầm nhẹ nhàng hơn của Việt sử so với thời Bắc thuộc, mà đã có hàng chục dị bản, khiến hậu thế điên đầu. Trong khi đó cụ Nguyễn Du chỉ có một bản duy nhất. Bởi vì không thiếu những kẻ háo danh, bày đặt thể hiện sửa lại thơ của Đại thi hào vào thời đại của cụ. Thế là nó trở thành dị bản cổ lưu truyền. Vì là tính đặc thù là văn chương, không phải lịch sử thì phương pháp tìm hiểu - tức chuẩn mực để xác định bản gốc - phải là bản thống nhất hơn cả trong câu từ so với các bản khác và tính hợp lý trong những vấn đề liên quan. Do đó, với tôi, bản "Nam quốc sơn hà" chính thống là bản này: "Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". Còn các bản khác chỉ để tham khảo. Với bản chính thống bởi chuẩn mực đặc thù của lịch sử - mà tôi đã trình bày ở trên - thì bản này mô tả một cách khách quan trong cấu trúc của bài thơ liên quan với truyền thuyết với tầm tư duy cao cấp hơn nhiều với các dị bản khác. Bài thơ tôi xác định là chính thống khẳng định quyền độc lập của Việt tộc với bất cứ thế lực xâm lược nào - tất nhiên trong đó cụ thể của lịch sử đương thời là quân Tống - chứ không mang tính cục bộ trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bài thơ chính thống đó, xứng đáng là lời tuyên ngôn độc lập vào thời Việt Nam hưng quốc giành cho hậu thế bảo vệ đất nước với bất cứ kẻ xâm lược nào.. =================== PS: Tất nhiên, mọi phân tích chỉ được coi là đúng trên cơ sở của tính hợp lý. Còn nếu phủ nhận tính hợp lý thì không có gì để bàn.1 like
-
Quán vắng!
Thiên Bồng liked a post in a topic by Thiên Sứ
Trên cái pha si búc của Lão Say có bài này hay hay, nên Lão Gàn đưa vào đây để anh chị em rút kinh nghiệm từ cuộc đời của những nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc Chí. 1. Kinh nghiệm của Lưu Bị cho ta thấy; CEO hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc bán hàng vỉa hè. 2. Kinh nghiệm của Gia Cát Lương cho ta thấy; Đôi khi vào doanh nghiệp tư nhân còn có đất phát triển hơn vào doanh nghiệp nhà nước. 3. Kinh nghiệm của Lã Bố cho ta thấy; Nhảy việc nhiều quá sẽ dẫn đến việc không còn ông chủ nào dám nhận. 4. Kinh nghiệm của Bàng Thống cho ta thấy; Vẻ ngoài xấu xí quá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi đi phỏng vấn xin việc. 5. Kinh nghiệm của Mã Tốc cho ta thấy; dù những môn chuyên ngành có học tanh tưởi đến đâu thì chưa chắc đã có ích khi làm việc thực tế. 6. Kinh nghiệm của Dương Tu cho ta thấy; Trong công việc, nếu luôn tỏ ra cao minh hơn lãnh đạo, tất sẽ chết thảm. 7. Kinh nghiệm của Tào Tháo cho ta thấy; Muốn làm ăn được trên thị trường, trước tiên phải đề cao chính sách của Nhà nước. Muốn làm doanh nghiệp của mình lớn mạnh thì phải không ngừng hợp nhất các doanh nghiệp khác vào và đè bẹp các hộ kinh doanh cá thể. 8. Từ cuộc đời của Đại Kiều, Tiểu Kiều, có thể rút ra; đàn ông vừa có tiền, vừa có tài, vừa đẹp trai thường sẽ không thể cùng bạn đi tới cuối cuộc đời. 9. Từ gia đình Tư Mã, ta thấy; đi làmn thuê cho người khác, chẳng thà tự mở công ty. 10. Kết cục của Trương Phi cho ta thấy; Phải đối xử tốt với nhân viên, nếu chỉ suốt ngày đè nến áp bức, chắc chắn sẽ phải chịu hậu quả, họ có thể bỏ việc tập thể hoặc nhảy việc. 11. Cuộc đời Hoàng Trung cho ta thấy; tuổi tác không thành vấn đề, quan trọng là thực lực. Đừng coi thường nhân viên già. Đôi khi họ làm còn tốt hơn nhân viên trẻ. 12. Từ câu chuyện ba lần tới lều tranh, ta thấy; một người có bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc hay không không quan trọng, cái chính là phải biết tự quảng cáo bản thân mình, nâng cao danh tiếng của mình, đến lúc đó tự dưng có người tìm đến nhà, mời đi làm với mức lương cao, đồng thời cũng không được quên làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị bản thân. 13. Kinh nghiệm của Trần Cung cho ta thấy; ông chủ muốn tìm nhân viên tốt đã khó, nhân viên muốn tìm ông chủ tốt để cống hiến còn khó hơn. 14. Câu chuyện về ngựa Xích Thố cho ta thấy; đồ hàng hiệu quả thật hơn đời, cho dù là second hand đi nữa, vẫn được người ta mua với giá cao, bày trong nhà như một món đồ xa xỉ vẫn thể hiện được sự giàu có của gia chủ. 15. Kinh nghiệm của Hoa Đà cho ta thấy; chỉ có kỹ năng chuyên ngành thôi thì chưa đủ. Quan trọng là phải được nhà nước chứng nhận, đủ giấy tờ hợp pháp, phải qua được những thí nghiệm lâm sàng. Những phòng mạch tư nhân hay thầy thuốc rong nói chung không thể tin được. 16. Câu chuyện Tào Tháo mời Từ Thứ cho ta thấy; trong cuộc cạnh tranh khốc liệt tìm nhân tài, có thể không từ một thủ đoạn nào cả. Cho dù mời người đó đến công ty ăn lương không, chẳng phải làm gì cả, còn hơn là để anh ta làm việc cho đối thủ, ảnh hưởng đến tiền đồ của công ty mình. 17. Kinh nghiệm của Mã Siêu cho ta thấy; nếu không tự kinh doanh được một mình thì tốt nhất nên tìm ông chủ nào đó mà làm công.1 like -
Địa không - Địa kiếp thuộc hành thủy trong tử vi Lạc Việt. Bất cứ ai đã từng đọc và một lần thử xem lá số tử vi cho mình thì đều biết đến 2 sao được mệnh danh là: Hung bạo nhất của tử vi. Hôm nay TL muốn bàn về 2 sao này qua topic này mong phần nào làm sáng tỏ điều này. Địa không - Địa kiếp (gọi tắt là Không - Kiếp) 2 sao này trước hết nói về tên gọi: Theo một số nhà nghiên cứu tử vi và cũng là theo sách của Tàu người ta thường gọi chúng là Thiên Không và Địa Kiếp- thuộc hành "hỏa" (ở đây bỏ qua sao Thiên không sau Thái tuế) vì lý do đơn giản là có Thiên thì phải có Địa. Nay lão say bỏ qua cách gọi của Tàu mà gọi theo đúng tên mà các cụ ta gọi: Địa Không và Địa Kiếp - Không Kiếp được an theo giờ sinh khởi tính từ cung Hợi . Kiếp thuận khởi , Không nghịch khởi. Miếu vượng ở Tỵ Hợi và bình địa ở Dần Thân (SĐD). Tử phủ gặp thời vua mất ngôi, quan mất hết quyền chức... Vậy rút cuộc Không Kiếp vì sao mà ghê gớm như vậy và KK thuộc hành nào? Ta đã biết hầu hết các sao cấp 2 và cấp 3 trong tử vi đều khởi nguồn từ các cung Thìn Tuất (dương thổ) với cái lý là vạn vật quy ư thổ - Và sự sinh sôi nảy mầm cũng từ đất mà ra nên các cụ có câu : Sinh ra từ đất chết cũng về với đất - Nhưng với cặp đôi Không Kiếp được khởi từ cung Hợi (thuộc âm Thủy) vậy có lý gì khi không kiếp thuộc hành "Hỏa" ?? ta cũng biết rằng: Cung hợi thuộc cung Âm Thủy ở đây là nơi âm cùng cực , đại diện cho thủy là màu đen - màu đen với cực âm nên ta hiểu là nơi tối tăm nhất thâm sâu nhất, mà từ đây không kiếp bắt đầu sinh ra Kiếp là nước đục màu đen nặng , chìm nên thuận khởi . Không là nước dạng thể hơi "lan tỏa" nhẹ hơn nên nghịch khởi. Do vậy nên ảnh hưởng của Kiếp thường bất ngờ và mang tính càn lướt, ảnh hưởng của Không thường trải rộng mang tính lâu dài (kéo dài). Người xưa có câu : " Thủy, Hỏa, Đạo tặc " như vậy người xưa đã xếp "Thủy" lên trước nhất để nói lên sự nguy hiểm và sức công phá của hành "Thủy" nguy hiểm hơn hành "Hỏa" nên sức mạnh phá tán của KK hung ác nhất tử vi là hành Thủy hay Hỏa bây giờ chắc quý vị đã rõ. KK đắc địa ở Tỵ, Hợi ? theo thiển ý của Lão Say : KK cũng tuân theo một quy luật Sinh, Trưởng , Thành , Tàng ,Tuyệt và Cha sinh mẹ dưỡng Khi KK ở Hợi là lúc này KK mới sinh ra, KK còn sơ sinh(cung hợi) KK lúc này không tác họa hay nói cách khác là cả Không và Kiếp còn chưa động nên chưa có biến - Mệnh thân ở đây đôi khi còn được kỳ tích bởi sự nhạy bén của không và kiếp . Sau khi KK sang cung Tý và Tuất lúc này KK kiếp đã ở thế động như những đứa trẻ đã thoát ra khỏi sự cương tỏa của gia đình (Hợi- Càn -Cha) lúc này KK bắt đầu tự tung tự tác nhưng Kiếp lúc này ở cung Tý mạnhhơn Không ở cung Tuất vì Không vào tuất Nhập Thổ (tôi luyện) để chuẩn bị Trưởng . Sau đó đến lượt Kiếp nhập thổ (cung sửu ) và Không về cung dậu lúc này Không tác họa hơn Kiếp - Cung Dần Thân- Ở đây KK đã trải qua 1 thời kỳ nhập thổ để Trưởng - Không về cung dương Kim để được tương sinh Kiếp về cung Dương mộc để được dưỡng mộc lúc này Không Kiếp kể như là được ở nơi phát huy sở trường. Thân mệnh đóng dần thân KK bạo phát bạo bại, lúc này KK đã phát triển - Trưởng - Tuy nhiên sự khắc nghiệt của nó vẫn còn hiển hiện, Phàm những người có thân mệnh tại đây làm việc gì khi đã có thành quả thì không được tham lam, vì tham lam sẽ bạo bại. Tiếp tục KK lại một lần qua cung thổ là Thìn và Mùi nữa để đến cung Tỵ (Tỵ- khôn-mẹ) tại đây ko kiếp được nuôi dưỡng để Thành tại đây KK mọt lần nữa đắc dụng Kiếp đã đạt đến cực của thủy để biến thành thể hơi và Không đạt đến cực để biến thành thể lỏng. Sau đó tiếp thêm một vòng nữa để trở về cung dần và cung thân lúc này không kiếp sang thể Tàng và 1 vòng cuối cùng qua cung thổ Mùi Tuất - Tuyệt để trở lại hồi sinh từ cung Hợi. Như vậy chúng ta có thể thấy ngay ở cung Hợi KK không bằng KK ở cung Tỵ , Ở cung Hợi KK có vẻ như không tác họa còn ở cung Tỵ KK lúc này đã đủ được mẹ dưỡng và qua 2 lần tôi luyện qua âm thổ và dương thổ. KK ở Tỵ mới chính là đắc địa nhất, vì vậy có ai đó có KK ở 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi thì cũng không nên đáng lo lắm. Tuy nhiên đây mới chỉ là KK còn cuộc đời ra sao còn tùy thuộc vào chính tinh và bàng tinh đi theo nữa . Và không kiếp có đáng lo sợ như chúng ta tưởng?? (Kỳ sau : Tính chất KK và cách hóa giải). (Bài viết có tính chất nghiên cứu của Lão say )1 like