• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 24/01/2015 in all areas

  1. PTT Phạm Bình Minh: Tranh chấp Biển Đông là mối đe dọa 2015 (Chính trị Việt Nam) - "Tranh chấp trên Biển Đông là đe dọa lớn nhất năm 2015"... Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh sắp thăm chính thức Mỹ PTT Phạm Bình Minh: Việt Nam sẽ tiếp tục lên tiếng! Đó là một trong những nội dung đã được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc tới tại cuộc thảo luận về chủ đề Địa chính trị, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sĩ) đêm 23/1. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng Việt Nam đang trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn vì nhiều lý do. Trước hết, Việt Nam nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát triển năng động. Bên cạnh chính trị ổn định, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn với 90 triệu dân, trong đó có trên 30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu. Mặt khác, Chính phủ cam kết thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp bằng những chính sách đầu tư thông thoáng. Pham-Binh-MinPhó thủ tướng Phạm Bình Minh tại phiên họp về Triển vọng Địa chính trị. Ảnh: WEF Trong mối quan hệ Việt-Trung, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Điều đó đồng nghĩa hai bên có quan hệ tốt về mặt chính trị, kinh tế. Không phủ nhận, về mặt kinh tế, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 60 tỷ USD. Tuy nhiên, về vấn đề Biển Đông hai nước vẫn còn nhiều vấn đề xảy ra tranh chấp. Phó thủ tướng nhận định Biển Đông là tuyến đường rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa đến Đông Á, và từ Đông Á đến các khu vực khác trên thế giới. Vì vậy, tranh chấp lãnh thổ hay bất kỳ vấn đề nào xảy ra tại đây cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và tự do lưu chuyển hàng hóa và ngành hàng hải. Ông cũng đề cập việc năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và khẳng định điều này vi phạm luật pháp quốc tế. Trả lời về mối đe dọa nghiêm trọng nhất trong năm, Phó thủ tướng thẳng thắn: "Tôi cho rằng tranh chấp lãnh thổ có thể xảy ra trên Biển Đông năm nay. Việc này có thể đe dọa sự ổn định trong khu vực". Khẳng định lại quan điểm của Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết: Quan điểm của Việt Nam là giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982. Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết vấn đề biên giới trên bộ sau 30 năm đàm phán. Vấn đề trên biển khó khăn hơn. Việc phân định biển cần nhiều thời gian nhưng hiện tại Việt Nam mong muốn duy trì nguyên trạng trên Biển Đông. Trước đó, ngày 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã bắt đầu các hoạt động tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị. Tại cuộc gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Froman, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục dành cho Việt Nam những linh hoạt cần thiết để có thể sớm kết thúc đàm phán hiệp định TPP, khẳng định Việt Nam đã và đang nỗ lực nhằm bảo đảm TPP là một hiệp định có chất lượng cao và cân bằng. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đẩy mạnh hợp tác EU Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, nhận định vòng đàm phán vừa qua đã đạt bước tiến tích cực và hy vọng các bên có thể tìm được giải pháp để sớm kết thúc đàm phán TPP. Đánh giá về sự kiện Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói rằng năm nay là năm hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa. Quan hệ hai nước là bình thường nhưng cấm vận vũ khí là điều không bình thường. Do đó, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là bước cuối cùng hướng tới việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước. An An ================== Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý thì nguy cơ này giảm 90%, hoặc hơn. Lão Gàn có trách nhiệm với lời nói của mình.
    3 likes
  2. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Ngày 26. 12. 2013, Tổng Cty tin học và điện tử DTT làm lễ tổng kết 10 năm thành lập. Như một nhân duyên, anh Nguyễn Thế Trung - Tổng Giám đốc DTT đã mời tôi và bà xã tham dự hội nghị. Có thể nói rằng: Từ khi gặp Thế Trung với những tri thức cập nhật của khoa học hiện đại, anh Thế Trung đã đặt vấn đề về sự liên hệ giữa Lý học với những tri kiến mới nhất của nền văn minh này. Đó là "Nghịch lý Cantor"; "Mô hình Vonfram"; "Bài toán năm màu liên hệ với sự thể hiện với bất kỳ một tấm bản đồ nào". Đây là một hướng minh chứng rất hiệu quả của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt. Tính hợp lý trong cấu trúc nội hàm của Lý học Việt, không thuyết phục được những mặc định trải hàng ngàn năm về một cội nguồn Đông phương thuộc về văn minh Hán. Ngay cả những nhận thức trực quan về khả năng tiên tri, cũng chỉ nhận được những giải thích mơ hồ và mang tính huyền bí. Chỉ có so sánh với tri thức khoa học hiện đại và là những tri thức mới nhất, mới có khả năng thuyết phục. Kết quả là: "Không có Hạt của Chúa" - theo cách hiểu là điều kiện duy nhất tạo ra vật chất có khối lượng; "Không có sự sống trên sao Hỏa" ...vv... Với một nhân duyên như vậy, tất nhiên tôi rất vui khi được Thế Trung mời tham dự hội nghị tổng kết của Tổng Cty DTT. Mặc dù là hội nghị tổng kết thành tựu 10 năm của Tổng Cty DTT, nhưng nội dung của nó đã đặt ra nhiều vấn đề rất đáng chú ý. Những điều này, xin được chia sẻ với anh chị em qua những hình ảnh và nội dung kèm theo của nó. Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của tổng Cty DTT, được tổ chức tại khu du lịch nổi tiếng ASEAN gần Hanoi. Chúng tôi ra Hanoi từ hôm trước bằng chuyến bay trên Vietnam Airline, do DTT tài trợ. Ngày hôm sau xe của DTT đưa chúng tôi đến nơi đi chung với toàn thể cán bộ , nhân viên của DTT để bắt đầu hội nghị bằng một chuyến tham quan du lịch hai di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Đó là đình Chu Quyến..... Đình Chu Quyến, còn gọi là đình Chàng, là một ngôi đình cổ, tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian. Đình Chàng làm bằng gỗ lim, thờ Nhã Lang, (tương truyền là con rể của Triệu Quang Phục), và là con trai của Lý Phật Tử . Đình Chu Quyến đã góp phần tạo thành một giá trị phong cách kiến trúc gỗ nổi bật ở một xứ nằm phía Tây Thăng Long, xứng với câu thành ngữ tục ngữ: "Cầu Nam - chùa Bắc - đình Đoài". Tuy nhiên theo truyền thuyết thì lịch sử của đình Chu Quyến còn lâu hơn thế nữa..... Nhưng một nét nổi bật nhất ghi dấu ấn lịch sử đình Chu Quyến lại chính là kỳ tích trùng tu ngôi đình độc đáo này.... Anh Thế Trung - Tổng giám đốc DTT đang thuyết minh với khách mời, cán bộ, công nhân viên về lịch sử Đình Chu Quyến và sự phục chế, tu bổ đình này. Đình Chu Quyến (hay còn gọi là đình Chàng) thuộc làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, Hà Nội là di tích nghệ thuật khá độc đáo. Đình có niên đại cuối thế kỷ XVII. Phân loại theo chức năng đình thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng. Theo phân loại chung đình thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật. Đình đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962. Đình Chàng có cấu trúc theo hình chữ “Nhất” có một toà Đại đình, Đại đình là một kiến trúc đồ sộ gồm ba gian hai chái lớn, một tầng bốn mái với các đao cong vút. Đại đình có mặt bằng hình chữ nhật với diện tích 395m2. Thành phần chịu lực chính của Đại đình là hệ khung gỗ. Bộ khung kết cấu kiểu sáu hàng cột đều bằng gỗ lim, dựng theo kiểu thượng thu hạ thách, bốn cột cái gian giữa có đường kính tới 81cm. Tiếp đến là các cột cái gian bên có đường kính 60cm, các hàng cột quân và cột hiên có đường kính tương đối đồng đều nhau 50cm. Hệ thống cột được đặt trên các chân tảng bằng đá được đục đẽo kỹ lưỡng. Cột đình Chàng nổi tiếng từ xưa, được thể hiện trong các truyền thuyết, ca dao, tục ngữ dân gian và trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân làng Chu Quyến mà còn của cả vùng. Trong xã hội xưa, để gắn tình cảm gia đình với tình cảm quê hương trong sự tin cậy, người xứ Đoài còn nói: “Con một như cột đình Chàng”. Năm 2007, tình trạng đình Chàng sau 400 năm phôi pha với thời gian, rất nguy cấp: 48 cột (là toàn bộ số cột của đình) đều bị tiêu tâm (ruỗng lõi), trong đó có 1 cột cái bị mục ruỗng tới 90% đã từng được gia cố bằng biện pháp đổ bê tông vào lõi. Toàn bộ kết cấu gỗ của đình bị 17 loại nấm gỗ xâm hại. Mái ngói qua nhiều đợt trùng tu trong 400 năm pha tạp nhiều loại ngói khác nhau (51 loại). KTS Lê Thành Vinh, Giám đốc Viện bảo tồn di tích và cũng là Chủ nhiệm dự án tu bổ tôn tạo đình Chu Quyến, Ban quản lý dự án đã lập dự án một cách bài bản trên cơ sở một kết quả khảo sát, nghiên cứu toàn diện kỹ lưỡng về di tích và những kết quả nghiên cứu khoa học có thể ứng dụng được để bảo tồn tối đa những yếu tố gốc và những giá trị lịch sử văn hóa, đảm bảo độ bền vững, ổn định lâu dài của di tích. Dự án được thi công theo quy trình khoa học chuyên ngành một cách nghiêm ngặt, tuân thủ những quan điểm, nguyên tắc, trình tự, kỹ thuật đã được xác định trong hồ sơ thiết kế. Quá trình trùng tu đã giữ nguyên gần như tất cả phần vỏ các cây cột bị tiêu tâm, và gia cố lõi của chúng chính bằng vật liệu gỗ, đảm bảo giữ nguyên trạng dáng vẻ kiến trúc, màu sắc và chất cảm vật liệu như nguyên bản, mà vẫn tăng cường được sự bền vững của di tích. Viện Bảo tồn di tích đã xử lý hết các loại nấm mốc gây hại cho các cấu kiện gỗ, thay thế toàn bộ số ngói nung bị mục nát trên mái đình bằng loại ngói nung đúng theo phương pháp nung truyền thống bằng rơm và với cùng một chất đất tương đồng với loại ngói cổ có ở mái đình. Riêng 2 cái cột bị hỏng nặng phải thay thế bằng cột gỗ lim mới, những người trùng tu đã chế tạo bề mặt giống như các cột cũ còn lại của đình, 2 cấu kiện cột hỏng được xử lý nấm mốc, và trưng bày ngay tại sân đình. Sau khi thực hiện công tác trùng tu đình Chu Quyến, KTS Lê Thành Vinh đã đưa hồ sơ và những kết quả đạt được từ dự án này tới tham dự Hội thảo quốc tế về bảo tồn Di sản kiến trúc 2010 khu vực IV (châu Á và châu Đại Dương) tại Tây An (Trung Quốc) với chủ đề Bảo tồn di sản kiến trúc trước tốc độ đô thị hóa - kinh nghiệm từ châu Á và có mặt trong Triển lãm quốc tế những trường hợp điển hình về bảo tồn di sản kiến trúc ở châu Á. Một Ủy ban giải thưởng bao gồm các nhà chuyên môn xuất sắc và các học giả có uy tín trong lĩnh vực này đã bỏ phiếu chọn ra sáu dự án trong tổng số 33 dự án được gửi đến từ 14 nước để trao giải thưởng lớn. Dự án trùng tu đình Chu Quyến của Việt Nam đã đứng đầu về số phiếu bình chọn và giành giải thưởng lớn. Đây được cho là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với các KTS và các nhà trùng tu di tích Việt Nam trong hoạt động nghề nghiệp và giao lưu, hội nhập quốc tế. Những nét độc đáo của kiến trúc và mỹ thuật đình Chàng..... Còn tiếp
    1 like
  3. Longphibaccai thân mến. Bài thơ này theo truyền thuyết được coi là có từ đầu thời Lý, cách đây đã ngót cả một ngàn năm. Ngoài nội dung của bài thơ ra thì không ai rõ tác giả và cội nguồn của nó. Truyền thuyết kể lại rằng: Để chống quân Tống xâm lược danh tướng Lý Thường Kiệt đã cho một người lính tốt giọng, cứ đêm đêm lại vào đền thờ hai danh tướng Trương Hống, Trương Hát bên sông Như Nguyệt ngâm lên. Điều này khiến cho đám quân Tống dốt nát, "mê tín dị đoan" hoảng sợ và hoang mang. Sự sợ hãi của quân Tống góp phần làm nên chiến thắng của Việt quân ở sông Như Nguyệt. Đại ý vậy. Hàng ngàn năm đã trôi qua với bao thăng trầm của Việt sử. Trong đó có sự tàn phá văn hóa Việt khốc liệt vào thời Minh - Bắc thuộc lần thứ II - gần hết những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Việt bị phá hủy. Việt sử một lần nữa chỉ còn truyền thuyết. Bài thơ này đã lưu truyền như vậy trong di sản văn hiến Việt và được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu thời hưng quốc đầy tự hào của Việt tộc. Ngày nay, người ta gọi là sưu tầm được những di bản và đặt vấn đề bản nào đúng? Hàng ngàn năm không phải là con số vô cảm đọc trong một giây với những thăng trầm của Việt sử, huống chi là những truyền thuyết. Bởi vậy, việc có nhiều dị bản cũng không có gì là lạ. Nhưng căn cứ vào những chuẩn mực trong trường hợp riêng cho một vấn đề lịch sử thì bài thơ nào đã được chính sử ghi nhận, hoặc chính thức lưu truyền qua không thời gian lịch sử thì đó được coi là bài thơ chính thống. Cho dù những bài thơ dị bản có thể hay hơn và ý nghĩa hơn bài thơ chính thống. Truyện Kiều - một danh tác của Đại thi hào Nguyễn Du, mới có hơn 200 năm với thăng trầm nhẹ nhàng hơn của Việt sử so với thời Bắc thuộc, mà đã có hàng chục dị bản, khiến hậu thế điên đầu. Trong khi đó cụ Nguyễn Du chỉ có một bản duy nhất. Bởi vì không thiếu những kẻ háo danh, bày đặt thể hiện sửa lại thơ của Đại thi hào vào thời đại của cụ. Thế là nó trở thành dị bản cổ lưu truyền. Vì là tính đặc thù là văn chương, không phải lịch sử thì phương pháp tìm hiểu - tức chuẩn mực để xác định bản gốc - phải là bản thống nhất hơn cả trong câu từ so với các bản khác và tính hợp lý trong những vấn đề liên quan. Do đó, với tôi, bản "Nam quốc sơn hà" chính thống là bản này: "Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". Còn các bản khác chỉ để tham khảo. Với bản chính thống bởi chuẩn mực đặc thù của lịch sử - mà tôi đã trình bày ở trên - thì bản này mô tả một cách khách quan trong cấu trúc của bài thơ liên quan với truyền thuyết với tầm tư duy cao cấp hơn nhiều với các dị bản khác. Bài thơ tôi xác định là chính thống khẳng định quyền độc lập của Việt tộc với bất cứ thế lực xâm lược nào - tất nhiên trong đó cụ thể của lịch sử đương thời là quân Tống - chứ không mang tính cục bộ trong thời điểm lịch sử cụ thể. Bài thơ chính thống đó, xứng đáng là lời tuyên ngôn độc lập vào thời Việt Nam hưng quốc giành cho hậu thế bảo vệ đất nước với bất cứ kẻ xâm lược nào.. =================== PS: Tất nhiên, mọi phân tích chỉ được coi là đúng trên cơ sở của tính hợp lý. Còn nếu phủ nhận tính hợp lý thì không có gì để bàn.
    1 like
  4. Không có gì đáng phải lo nhiều, chỉ có những chuyện lo buồn vớ vẩn, công việc nếu có đi làm thì được may mắn nhưng chú ý yws đến người sếp hơi khó tính hay để ý đến chuyện lặt vặt nhỏ nhen, nếu có học hành thi cử hơi vất vã có học thi thì cũng đậu nhưng không cao, bệnh sơ sài về ho hen, răng lợi.
    1 like
  5. Năm nay được xem là đỡ hơn năm qua nhưng cũng thuộc loại vô thưởng vô phạt, những gì bạn có kế hoạch đều không thành nếu buôn bán kinh doanh thì cũng thua lỗ, công việc thì trầm phù bất định, nhưng sức khỏe thì không có gì liên quan đến, gia đình có thể vợ chồng không được vui vẻ hạnh phúc, những điều đáng chú ý cho năm nầy là có liên quan đến chính quyền bị họ chú ý nhiều hơn.
    1 like
  6. Hừ đổi Avata rồi đỡ hơn không cái rồi lòe loẹt xem choí mắt quá.
    1 like
  7. Năm Mùi; công việc khá trôi chảy có sự di chuyển hơi tất bật vì công việc tài lộc cũng dễ kiếm có vào có ra, sức khỏe không tốt lắm hay có bệnh về răng , hô hấp và thường hay bị nổi nhọt nóng trong người, năm nầy đi trên đường thủy cần cẩn thận có thể bị té ngã bị thủy nạn chết đuối, chú ý đề phòng ở tháng 02 al và10-11 al.
    1 like
  8. Tôi đã biên tập lại vài chỗ trong bài nói: "Lễ nghĩa trong cách hiểu của người Việt". Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.
    1 like
  9. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. III. Ngũ hành trong những chuẩn mực của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với những vị quan tâm đến lý học Đông phương, mà nền tảng tri thức của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành thì chắc chắn sẽ nhận thấy rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành được ứng dụng trong toàn bộ cuộc sống của xã hội Đông phương cổ và ảnh hưởng cực kỳ lớn lao trong qúa trình phát triển và hình thành xã hội của nền văn minh này. Mặc dù chỉ những gì còn lại của học thuyết này - sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến nam sông Dương tử vào thế kỷ III BC - cũng đủ mang lại một hào quang rực rỡ cho nền văn minh Đông phương huyền vĩ, dưới hình thức bản văn chữ Hán. Với một học thuyết bao trùm lên tất cả mọi lĩnh vực - một hệ quả tối ưu của "tư duy phức hợp" - mà tri thức khoa học hiện đại thừa nhận là tư duy của tương lai, cho thấy những kiến thức vượt trội của nền tảng tri thức thuộc văn minh Đông phương. Tất nhiên, những vấn đề về hình thái ý thức xã hội và cả những hình thái ý thức cá nhân trong mối quan hệ xã hội - Tức "Nhân nghĩa, lễ trí tín" - gọi là Ngũ Đức - , cũng không nằm ngoài sự chi phối của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Quí vị có thể so sánh "Ngũ Đức" cần có trong một con người với bức tranh thờ Ngũ hổ Hàng trống - Tức Hà Đồ - Pháp đại Uy nỗ của nền văn minh Lạc Việt. Trong Ngũ hành thì hành Thổ là trung tâm và là sự kết thúc một chu kỳ để chuyển sang một chu kỳ mới. Bởi vậy, ông Ba mươi vàng ở giữa và lớn hơn tất cả. Chữ Nhân trong Ngũ Đức cũng chính là đức quan trong bậc nhất cần có trong mỗi con người. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, chữ Nhân trong Ngũ đức đóng vai trò chủ đạo và chi phối toàn bộ tứ đức còn lại. Trí có thể thiển; Lễ có thể vụng; Nghĩa có thể tổn hao; Tín có thể thấp. Nhưng con người không có đức "nhân" thì không thể có một cộng đồng xã hội ổn định. Đức Nhân trong Lý học Đông phương, tương tự tính từ bi trong Phật pháp, lòng bác ái trong văn minh Tây phương, đều thuộc Thổ . Tiếp theo đức "nhân" , đức cần có là chữ "Tín" thuộc kim. Bởi vì trong cộng đồng xã hội, con người không còn niềm tin với nhau thì xã hội tan rã. Chữ "tín" nghĩa là như vậy. Tiếp theo chữ Tín thuộc hành Kim thì đức cần có trong con người là "trí". Trí thuộc hành Thủy do Kim sinh. Nhưng để có trí con người không thể chỉ nương tựa vào phẩm chất sinh học sẵn có mà phải học: "Nhân bất học bất tri lý". Không học, thiếu hiểu biết thì cũng như con ếch ngồi đáy giêng phân tích bầu trời qua cái miệng giếng của nó. Tiếp theo đức cần có của một con người là "nghĩa". Nghĩa thuộc hành Mộc. Con người bất nghĩa thì không thể hy sinh vì cộng đồng. Loại tráo trở, dân gian gọi là "ăn cháo đá bát" thì không thể có nghĩa được. Trong Việt ngữ nguyên lý của Nghĩa xuất phát từ "tình". Từ "tình" yêu thương và trách nhiệm là cơ sở của nghĩa. Chính vì tình trong mỗi con người, nên có nghiã . Bởi vậy, đức "nghĩa " còn được mô tả cả tới các sinh vật gần gũi với con người. Nếu không có tình xuất phát tự nhiên, mà vẫn có nghĩa thì đó là nghĩa lớn. Nghĩa với quốc gia, dân tộc. Sau nghĩa đến Lễ thuộc Hỏa. Trong hình thái ý thức xã hội "Lễ" là một trong "Tam dương khai thái", nhưng trong ngũ đức cần có của một con người thì Lễ chỉ là một trong Ngũ đức. "Kẻ có sức mạnh, không có Lễ trở thành hung bạo; kẻ chất phác không có Lễ trở thành khờ khạo, quê mùa; kẻ trí giả không có Lễ thành ngạo mạn, trí trá". Trong ngũ đức, lễ là một trong những nhân cách cần có để thẩm định các mối quan hệ xã hội của Lý học Đông phương. Lễ chính là khả năng tiết chế những thói hư có trong bản năng của con người ở góc độ cá nhân. Lễ chính là hình thức giao tiếp trong quan hệ xã hội. Lễ cần có từ quốc gia, dân tộc và cho từng cá thể trong cộng đồng. Cho nên"tiên học lễ, hậu học văn" là vậy. Con người phải biết cách đi trên chiếc cầu nối trong quan hệ xã hội, mà mình là một thành viên đã. Lễ càng đơn giản thì xã hội càng hòa đồng. Nên Dịch viết: "Trí thì cao siêu, lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước trời, thấp là bắt chước đất". Ngũ hành luôn vận động, chuyển hóa không ngừng. Nên những mô thức hình thái ý thức cụ thể phải chế hóa, thay đổi, tùy thuộc vào những mối quan hệ xã hội luôn phát triển không ngừng và tùy thuộc vào khả năng của những người cầm cân nảy mực. Trong gia đình thì là bậc cha mẹ, ngoài xã hội thì chính là thày giáo, nhà cầm quyền...."Quân tử tùy thời biến Dịch" là vậy. Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc với danh xưng gần 5000 năm văn hiến. Tất nhiên những giá trị tính thần xã hội khác liên quan trong lịch sử Đông phương cổ đại gắn liền với học thuyết này cũng thuộc về Việt tộc. Nhưng tiếc thay! Những giá trị uyên bác của một nền văn hiến đã bị thất truyền, chỉ còn lại những mảnh vụn lấp lóe. Cho nên, những kẻ thiếu hiểu biết, không ít người chê bai sự cổ hủ và lạc hậu của xã hội Đông phương cổ. Thực chất nền văn minh Đông phương có những giá trị uyên bác, thâm viễn cao siêu và chính là cứu cánh của nền khoa học hiện đại đang bế tắc. "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" (Vanga) thì tất yếu đó phải là một lý thuyết vượt trội so với nền tảng trí thức của nhân loại - không phải bây giờ - mà là cả trong tương lai. Vài cảm nghĩ về những giá trị đích thực của cổ nhân.Không tự cho là đúng. Chia sẻ với các bạn. Xin cảm ơn vì sự quan tâm. ================= Từ khi nền văn hiến Lạc Việt sụp đổ ở nam Dương tử, hàng ngàn năm trôi đi. nhiều giá trị thực bị thất truyền và "tam sao thất bản" Đúng ra thuận tự của ngũ đức phải viết như sau: Nhân; Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Chiều Ngũ hành tương sinh thuận kim đồng hồ, chính là chiều tương tác của vũ trụ. Chính quy luật tự nhiên là cơ sở của hình thái ý thức xã hội. Hoàn toàn không phải cha ông ta tùy tiện áp đặt. Việc phân loại ngũ đức với ngũ hành hoàn toàn có cơ sở từ tri thức cổ Đông phương. Nhưng do giới hạn của bài viết và thời gian, nên tôi không thể có điều kiện phân tích sâu. Sau này có điều kiện tôi sẽ xin bổ sung sau.
    1 like
  10. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. II. Lễ là một mô thức thuộc ba hình thái ý thức xã hội trong quan niệm Đông phương cổ. Đương nhiên khi không thể hiểu khái niệm "Lễ" trong nền văn minh Hán, thì phải tìm khái niệm này từ một nền văn minh khác - mà tôi đã xác định thuộc về văn minh Việt. Nền văn minh Lạc Việt đã sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC ở miền nam sông Dương tử và bị Hán hóa tính đến nay là hơn 2000 năm. Nhưng nền văn minh Hán đã tiếp thu một cách không hoàn chỉnh, rời rạc và sai lệch những gía trị của nền văn minh Lạc Việt. Sự tính tiếp thu không hoàn chỉnh và sai lệch không chỉ ở thuyết Âm Dương Ngũ hành - học thuyết nền tảng cho những gía trị tri thức của nền văn minh Đông phương - mà còn ở tất cả các lĩnh vực khác liên quan. Bởi vậy, để phục hồi lại những gía trị đích thưc của nền văn minh này, cần một sự góp nhặt những mảnh vụn còn lại, lưu truyền trong dân gian, sau bao thăng trầm của lịch sử và ngay trong cổ thư chữ Hán. Từ đó, tổng hợp lại và phục hồi những gía trị đích thực của nó. "Lễ" cũng vậy. Chúng ta nhận thấy rằng: * Khái niệm Lễ, nằm trong Ngũ đức của nền văn minh Đông phương , gồm: Nhân , Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, được coi là những phẩm chất cần có trong mỗi con người. * Khái niệm "Lễ" cũng nằm trong một trong ba hình thái ý thức xã hội và chi phối sự ổn định và phát triển của xã hội, là : Pháp trị; Đức trị và Lễ trị. * Trong giáo dục - "Lễ" tồn tại như một định đề có tính nền tảng của sự nghiệp giáo dục với câu "Tiên học Lễ, hậu học văn". Đây là những biểu hiện của Lễ. Vậy bản chất của Lễ là gì? Tổng hợp những thành tố căn bản liên quan đến sự ứng dụng cụ thể của "Lễ" mà tôi gọi là "Tam Dương khai thái" đã trình bày ở trên, thì nội hàm của khái niệm "Lễ" chính là một hình thái ý thức xã hội và là chuẩn mực có gía trị trong việc ổn định xã hội. Tất nhiên Lễ có tầm quan trọng trong xã hội ngang với luật pháp và đạo đức. Lễ trong trong nền văn hiến Việt chính là một trong ba hình thái ý thức xã hội để cân bằng,ổn định và là điều kiện phát triển xã hội. Văn hiến Việt căn cứ vào quy luật "cân bằng Âm Dương": hình thái ý thức xã hội là Dương, quan hệ xã hội là Âm. Do đó ba hình thái ý thức xã hội được coi là "Tam Dương khai thái". Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - với nguyên lý căn để "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt" - là sự tổng hợp những quy luật của tự nhiên chi phối toàn bộ đời sống, kinh tế và phát triển của tự nhiên - có khả năng tiên tri, trong đó có xã hội loài người - là một bộ phận cấu thành trong lịch sử tự nhiên. Để đạt được điều này chính là "Tư duy phức hợp" của sự phát triển của nền khoa học thuộc tương lai mà giáo sư Chu Hảo đã nói tới. Chí có thuyết Âm Dương Ngũ hành với nguyên lý "Hà Đồ phối HậuThie6n lạc Việt", mới chứng tỏ được sự tổng hợp của "tư duy phức hợp" đạt đến chân lý cuối cùng . Đó chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ. Đó cũng là lý do để mô tả toàn bộ luận đề "Lễ nghĩa theo cách hiểu của người Việt", tôi chỉ cần một bức tranh Ngũ hổ Hàng Trống. (Tôi chỉ sử dụng thêm tranh Ngũ hổ Đông hồ, nếu có chủ đề liên quan). Quí vị cũng thấy rằng: chỉ có Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ, mới có thể lý giải được vấn đề Tam Âm Tam Dương và hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó: Tam Dương trong các vấn đề xã hội và con người - nhân danh nền văn hiến Việt - gồm: luật pháp (Pháp trị); Đạo đức xã hội (Đức trị) và nghi lễ xã hội (Lễ trị).Trong đó tam Âm gồm: Đời sống tự nhiên trong xã hội, kinh tế xã hội và quan hệ xã hội. Do đó, để cân bằng Âm Dương với mục đích phát triển xã hội thì có Tam Dương - đó là bản chất của câu "Tam Dương khai thái" thuộc về văn hiến Việt và "Âm thịnh Dương suy tắc loạn; Dương thinh Âm suy tắc bế". Trong đó: "Âm thịnh Dương suy tắc loạn", tức là: Khi đời sống tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển, tạo ra những mối quan hệ xã hội mới - thí dụ: Một người phụ nữ,mua tinh trùng từ một người đàn ông và trứng của một người đàn bà khác; rồi nhờ một người đàn bà thứ ba đẻ giúp. Thì đây chính là sự phát triển tự nhiên của xã hội, làm xuât hiện những mối quan hệ xã hội mới - Âm thịnh - Do đó, nếu hình thái ý thức xã hội không có những chuẩn mực xã hội mới - hoặc chuẩn mực không rõ ràng, thiếu tính đồng bộ, chặt chẽ - trong vấn đề: Luật pháp, Đạo đức và nghi Lễ cho mối quan hệ mới này - thì rơi vào tình trạng gọi là "Âm thịnh Dương suy tắc loạn". Ngược lại, luật pháp quá khắt khe, áp đặt phi lý, chủ quan, không hợp lý toàn diện, mâu thuẫn; trường hợp này rơi vào tính trạng gọi là "Dương thịnh, Âm suy tắc bế". Xã hội không phát triển được. Đương nhiên khi không phát triển được thì bị diệt vong, nếu không do nội loạn thì cũng do ngoại xâm. Một hệ thống hình thái ý thức xã hội "cân bằng Âm Dương" , trước tiên là những chuẩn mực của nó phải phù hợp với quy luật của tự nhiên, cân đối, hoàn chỉnh và hợp lý với chính nó. Thí dụ: Đạo lý con cái phải yêu thương cha mẹ, có nguyên nhân tự nhiên là sự gần gũi chở che của cha mẹ với con cái làm xuất hiện tình cảm tự nhiên ràng buộc giữa cha mẹ và con cái. Cái hạn chế của luật pháp là chỉ thực thi khi hành vi phạm pháp đã xảy ra. Bởi vậy nên đạo đức tham gia vào hình thái ý thức xã hội, như là một biện pháp ngăn chặn những ý tưởng phạm tội trước khi nó xảy ra. Nhưng cái hạn chế của đạo đức là không kiểm chứng được (Đạo đức giả); cho nên mới hình thành hình thức quan hệ xã hội - quen gọi là "Lễ", để thể hiện chuẩn mực trong quan hệ giữa con người với con người và xã hội. Đây là ba hình thái ý thức xã hội chi phối mang tính quy luật của mọi sự phát triển và ổn định. Đây chính là nội dung của quẻ Địa Thiên Thái trong Dịch Việt. Pháp trị là xu hướng hiện nay trên thế giới. Nhưng theo Lý học thì pháp trị đến thời kỳ suy thoái thì con người tàn nhẫn và lạnh lùng với nhau, nên phải bổ sung "Đức trị"; nhưng Đức trị đến thời suy thì con người ngờ nghệch và quê mùa, dễ bị lợi dung, nên phải bổ sung "Lễ trị", nhưng Lễ trị vào thời suy thì con người trở nên giả dối. Trong lịch sử phát triển của nền văn minh cả ba hình thái ý thức này đã có sự đan xen, (Đây chính là mô hình toán học Wofram). Bởi vậy giáo dục văn hóa và luật pháp phải cân bằng. Lý thuyết là như vậy. Luật pháp không phải của riêng chế độ xã hội nào thì "đạo đức" và "Lễ" cũng vậy. "Tiên học Lễ, hậu học văn" là phải học cách ứng xử căn bản trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước đã, rồi mới học các kiến thức khác. Nền văn minh Hán không phải tạo ra khái niệm Lễ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, như tôi đã phân tích. Chính Khổng Tử cũng chưa có một khái niệm về "Lễ". Người Hán coi "Tam Dương khai thái" là ba con dê dùng trong phong thủy. Đây là cách hiểu "Tam Dương khai thái" của nền văn minh Hán. Còn dưới đây là bức tranh "Tam Dương khai thái" của làng tranh Đông Hồ, thuộc về nền văn hiến Việt. Cội nguồn đích thực của Lý học Đông phương, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử với lịch sử 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em cũng nhận thấy rất rõ rằng: Chữ "Dương" trong tranh Đông Hồ là thể hiện khái niệm "Dương" trong cặp phạm trù Âm Dương. Còn chữ "Dương" trong tranh "Tam Dương khai thai" của nền văn minh Hán là từ mô tả ..."con dê". Còn tiếp Ngũ hành trong những chuẩn mực của con người: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.,
    1 like
  11. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Sự trình bày của giáo sư Chu Hảo rất nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử phát triển của tư duy khoa học và nội hàm của nó. Tôi chỉ chọn lựa một số vấn đề tiêu biểu liên quan và liên hệ với Lý học Đông phương . Sau phát biểu của giáo sư Chu Hảo là trình bày của tôi với chủ đề "Lễ nghĩa theo cách hiểu của người Việt". Hình minh họa của tôi duy nhất có bức tranh thờ Ngũ hổ. LỄ THEO CÁCH HIỂU CỦA NGƯỜI VIỆT. I. Lễ trong văn minh Hán cổ Chủ đề đã xác định "Lễ Nghĩa theo cách hiểu của người Việt" - Bởi vì trong qúa trình nghiên cứu về cổ văn hóa sử, tôi không hề thấy trong chính ngay "Kinh Lễ" và cả "Luận ngữ", có một chữ nào của các tác giả người Hán định nghĩa về khái niệm này. Tất nhiên trong đó có cả Khổng tử, người được coi là tác giả của Luận Ngữ và cũng được coi là san định Kinh Lễ. Tôi không tham vọng trình bày được thấu đáo trong bài viết này, vì kiến thức có hạn. Nhưng cũng cố gắng với hiểu biết của mình. Chúng ta bắt đầu từ sự tranh luận khái niệm "Lễ" trong xã hội Đông phương cổ. Có thể nói trong các bài tranh luận liên quan đến khái niệm này có nguyên nhân từ vấn đề cải cách giáo dục và nó bắt đầu từ câu khẩu hiệu "Tiên học Lễ; hậu học văn". Nhưng cả hai phía bênh vực và phản biện, đều tỏ ra không hiểu gì về Lễ cả và tất nhiên họ đều có chứng lý bảo vệ luận điểm của họ. Những chứng lý của cả hai phía tranh luận đều chỉ là chứng lý cục bộ và rất trực quan. Họ tỏ ra không hiểu biết một cách thực sự về khái niệm này. Cho dù cũng có vài người thuộc hàng sĩ phu của cả hai phía. Do đó, đến gần đây, lai rai trên vài tờ báo vẫn thỉnh thoảng có vài bài viết nêu lại vấn đề này và ....chìm trong quên lãng. Không ai có ý tưởng xuất sắc nổi bật. Lúc đầu tôi cũng hơi ngạc nhiên vì sự thiếu hiểu biết về khái niệm Lễ của họ. Xong nghĩ lại thấy cũng chẳng có gì là lạ. Bởi vì, bao trùm lên tất cả những luận cứ của hai bên tranh luận, chính là sự mặc định Lễ là của nền văn minh Hán. Trong khi đó, chính nền văn minh Hán cũng không hiểu Lễ là gì. Cùng chung số phân với những di sản còn lại của nền văn minh Đông phương bị Hán hóa là thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái, tất cả mọi giá trị nền tảng tri thức của nền văn minh này - trong đó có "Lễ" - cũng mơ hồ y như vậy. Tôi có thể khẳng định với các bạn quan tâm đến bài viết này rằng: Chính người tự xưng là "Khổng tử" - vốn được coi là người san định kinh Lễ trong Ngũ kinh của Nho giáo - cũng không có một định nghĩa rõ ràng về khái niệm Lễ. Các bạn có thể không tin điều này?! Nhưng tôi dẫn chứng ngay sau đây. Đoạn dưới đây trích trong cuốn "Luận ngữ - Thánh kinh của người Trung Hoa". Do Nxb Đồng Nai phát hành năm 1996. Trang 154 , viết: Qua đoạn trích dẫn trên, các bạn cũng thấy rằng: mặc dù được trực tiếp hỏi về bản chât của Lễ, nhưng người được coi là Khổng tử - vốn được mô tả là người đã san định Kinh Lễ của nền văn minh Hán - đã không trả lời trực tiếp. Và đây lại trong sách Luận Ngữ - tức là sách mô tả những lời nói của vị được coi là Khổng tử. Còn trong Kinh Lễ, tôi xem đến hai lần từ đầu đến cuối và cố gắng xem cả những lời bàn dài lê thê của các người đời sau nhận xét, cũng không thấy một chữ nào định nghĩa về khái niệm Lễ. Vậy ở đâu ra cuốn Kinh Lễ vĩ đại tồn tại trong văn minh Hán vậy? Bởi vậy, chẳng trách được hậu thế, kể cả các bậc sĩ phu - vốn mặc định Kinh Lễ của nền văn minh Hán - khi bàn về "Lễ", đều chỉ "chém gió" cho vui. Vị được coi là Khổng tử - chí ít bản văn cổ còn sót lại đã ghi nhận - ông ta đề cao thuyết "Chính danh". Khi được hỏi: "Nếu ra làm quan thì việc đầu tiên thầy làm gì trước?". Tử viết: "Việc đầu tiên ta phải chính danh".Trò hỏi tiếp: "Chính danh là gì?". Tử viết tiếp: "Là gọi tên đúng sự vật, sự việc". Chưa bàn về định nghĩa khái niệm chính danh của "tử viết" có đúng hay sai, hoặc đã đầy đủ chưa. Nhưng qua đoạn trích dẫn trên cho thấy ông đề cao thuyết chính danh. Nhưng trong khi "Lễ" được coi là một hình thái ý thức quan trọng của Hán Nho thì ông lại không có một khái niệm rõ ràng về "Lễ". Bởi vậy, sự trình bày của tôi có tiêu đề là "Lễ Nghĩa theo cách hiểu của người Việt" là vậy. Vì khi tìm trong sách Tàu chẳng thấy chữ nào mô tả về khái niệm Lễ cả. Còn tiếp
    1 like
  12. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Đây là nội dung chính của hội nghị- mặc dù nội dung của nó nhằm tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT - nhưng vì mục đích khoa học trong sự phát triển, nên những bài trình bày tại hội nghĩ rất đáng chú ý. VẤN ĐỀ TƯ DUY & KHOA HỌC HIỆN ĐẠI Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo Đây là một vấn đề rất thú vị được giáo sư Chu Hảo trình bày trong hội nghị : "Phát hiện một lực tương tác liên quan đến các hiện tượng tâm linh". Tất nhiên chúng ta cần hiểu rằng: Đây là vấn đề của tri thức khoa học hiện đại mà giáo sư Chu Hảo trình bày, chứ không phải từ chủ quan của giáo sư. Như vậy, khoa học hiện đại đã đặt ra vấn đề lực tương tác thứ 5 - liên quan đến các hiện tượng tâm linh - ngoài 4 lực tương tác mà tri thức khoa học đã xác định. Có thể khẳng định rằng: Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - đã trả lời câu hỏi này từ lâu, ngay trên diễn đàn này. Nhưng đó là những luận điểm thể hiện rời rạc ở nhiều bài viết. Cũng dễ hiểu thôi. Vì nó chưa có một câu hỏi chính thức cho nó. Chỉ đến hội nghị DTT mới có một câu hỏi từ một nhà khoa học chính thống. Tôi có thể trả lời từ những luận điểm đã trình bày ở trên: "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác". Chính vì chưa biết hết cấu trúc của vật chất, nên họ đã đặt ra vấn đề "tâm linh" phi vật chất; hoặc là một thực tại phi vật chất. Nhưng, trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?", tôi đã định danh "vật chất" (Đại ý, vì tôi cũng không biết nguyên văn nằm ở đâu),là : tất cả những "trạng thái tồn tại có năng lượng và tương tác". Trên cơ sở định nghĩa này thì sẽ không có vấn đề "tâm linh", khi người ta xác định một lực tương tác liên quan đến nó. Thực chất của vấn đề được đặt ra chỉ là - tôi nhắc lại - "Nền tảng tri thức của khoa học hiện đại chưa biết hết được những cấu trúc vật chất trong vũ trụ. Do đó, họ chưa thể biết được bản chất của các mối liên hệ tương tác". Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - chỉ thừa nhận bốn trạng thái tương tác. Nhưng nó không phải là bốn lực tương tác của khoa học hiện đại. Bốn lực tương tác mà khoa học hiện đại xác định, chỉ giới hạn trong mối liên hệ những cấu trúc vật chất mà tri thức khoa học phát hiện được, tính đến ngày hôm nay. Bản chất cấu trúc vũ trụ không đơn giản như vậy. Bốn lực tương tác được xác định trong tri thức khoa học hiện đại, không sai. Nhưng đó là chân lý cục bộ. Tôi cho rằng: Một hình tượng tuyệt vời của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định sự tương tác có tính quy luật của vũ trụ và là câu trả lời sâu sắc cho vấn đề đặt ra, chính là "Tranh thờ Ngũ hổ", trong di sản văn hóa truyền thống Việt . "Tranh thờ" - tự nó đã gợi lên một khái niệm tâm linh. Nhưng Ngũ hành lại là một khái niệm phân loại tất cả các trạng thái tồn tại của vật chất trong vũ trụ. Cả một hệ thống lý thuyết cổ xưa và hệ thống thần quyền cùng tìm thấy trong bức tranh này. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu những vấn nạn của tri thức khoa học hiện đại qua trình bày của giáo sư Chu Hảo. Tư duy phức hợp theo miêu tả của giáo sư Chu Hảo là tư duy khoa học của tương lai. Nhưng có thể nói rằng: hệ quả của tư duy này lại thể hiện ngay chính trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có thể nói: tất cả mọi phương pháp ứng dụng của các ngành học khác nhau thuộc Lý học Đông phương như: kiến trúc (Phong thủy); Y học (Đông y), dự báo - gồm các quy luật vật lý, sinh học và các hiện tượng vũ trụ....đều được giải thích bằng hệ thống phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Bởi vậy, thuyết Âm Dương Ngũ hành phải là sự tổng hợp của khả năng tư duy của khoa học trong tương lai. Ở đây tôi muốn trình bày nhận xét của cá nhân về một định đề được nếu ở trên của tri thức khoa học hiện đại: "Không có tiên đề nào không có mâu thuẫn". Hoàn toàn chính xác! Cái này được Lý học - nhân danh nền văn hiến Việt - công nhân. Trên nguyên lý "Âm Dương chuyền hóa" của Lý học; đối chiếu với thực tế tiến hóa và sự phát triển của vũ trụ (Thế giới hậu thiên, nằm trong phạm trù Âm Dương). Đối chiếu với sự tiến hóa của các nền văn minh,mà thực tế là sự phát triển của nhận thức - thì - tôi có nhận xét cá nhân cho rằng: Chính tính mâu thuẫn trong nội hàm các tiền đề làm nên sự phát triển. Tất nhiên, nó là hệ quả của định đề trên. Cái này tôi đã nói từ lâu trên chính diễn đàn của chúng ta: tri thức khoa học hiện đại đang bế tắc. Còn tiếp
    1 like
  13. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Đây là nội dung chính của hội nghị- mặc dù nội dung của nó nhằm tổng kết 10 năm hoạt động của Tổng Cty DTT - nhưng vì mục đích khoa học trong sự phát triển, nên những bài trình bày tại hội nghĩ rất đáng chú ý. VẤN ĐỀ TƯ DUY & KHOA HỌC HIỆN ĐẠI Giáo sư tiến sĩ Chu Hảo Tôi đến hơi muộn một chút. Nhưng đề tài của giáo sư thật sự cuốn hút tôi. Để có một kiến thức như những gì ông trình bày, chắc tôi phải tổng hợp từ rất nhiều sách. Nhưng ở đây, tôi chỉ cần nửa giờ, Dưới đây là những nội dung tóm tắt những tiểu mục chính do tôi lựa chọn, trong bài trình bày của giáo sư Chu Hảo và sự so sánh chủ quan của tôi với Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt. Ông đang nói về những phẩm chất cần có của tư duy sáng tạo. Những yếu tố của tư duy logic..... Đây là một trong nhiều tiêu chí để thẩm định một lý thuyết hoặc giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. Đó chính là tính hợp lý trong mối liên hệ giữa các cấu trúc của lý thuyết, hoặc giả thuyết khoa học. Mục đích của tư duy biện chứng.... Đây cũng chính là phương pháp xác định bản chất sự vật, sự việc của Lý học Đông phương: thông qua hình tướng - vẻ bề ngoài của sự vật và hiện tượng - để xác định bản chât của hiện tượng với khả năng tiên tri. Hai thí dụ về Lý học liên quan: 1/ Phép xem tướng để dự đoán tương lai con người của Lý học Đông phương. 2/ Phương pháp phân tích từ hiện tượng ra cái toàn thể có thể tiên tri, của Lý học. Mục đích hướng tới của tri thức khoa học hiện đại: 1/ Khám phá bản chất cấu thành vũ trụ và mọi diễn tiến trong lịch sử của nó. 2/ Xác định một lý thuyết thống nhất để có thể mô tả bản chất tương tác của vũ trụ (Tìm lý thuyết thống nhất 4 lực của tự nhiên) Đây là mục đích hướng tới của khoa học hiện đại. Và dù nó có đạt được điều mơ ước đó thì cũng còn thua xa những gì Lý học Đông phương đang mô tả và đã ứng dụng. Tôi sẽ trình bày điều này ngay ở đây và bổ sung thêm vài sách đang viết "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Còn tiếp
    1 like
  14. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Resort Asean Đi tham quan hai di sản văn hóa Kinh Bắc xong, chúng tôi về resort Asean nổi tiếng ở Hanoi và dùng cơm trưa, xong nghỉ ngơi tại đây. Bữa trưa rất thịnh soạn với những đặc sản chỉ có tại địa phương. Nhân viên phục vụ ở đây rất chuyên nghiệp và tận tình, chu đáo. Chúng tôi ngồi chung bàn với khách VIP của Cty DTT. Resort Asean là một nơi nghỉ dưỡng cao cấp với những phòng VIP đặc biệt. Chúng tôi nghỉ trưa và tối tại đây. Đương nhiên là đầy đủ tiện nghi. HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 10 NĂM HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY DTT. Hôm đó, trời tuy còn lạnh, nhưng là một ngày nắng đẹp và ấm hơn tất cả những ngày trước đó theo tiêu chuẩn: nắng đủ để chụp ảnh và se lạnh để mặc ves.... Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động của DTT chính thức bắt đầu vào đầu giờ chiều. Đây là phần nội dung chính của Hội nghị. Có thể nói là những bài tham luận tuy ít, nhưng rất chất lượng về thông tin tri thức chuyển tải. Do mệt, nên chúng tôi lên dự hơi muộn một chút. Giáo sư Chu Hảo đang trình bày về những vấn đề của tư duy khoa học hiện đại. Đây là một đề tài rất hấp dẫn với tôi. Có những vần đề do Giáo sư đặt ra liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Thí dụ như màn hình mô tả nội dung bài thuyết trình của giáo sư Chu Hảo, mà tôi chụp được. Các bạn cũng thấy trên màn hình rằng: Lý thuyết Bất định đã làm khựng lại sự hứng khởi của lịch sử khoa học từ trước đến nay. Nếu "chẳng may" thuyết Bất Định đúng thì không những đó là sự bế tắc của khoa học trong tương lai, mà cả thuyết Âm Dương Ngũ hành cũng ....viên tịch. Tất nhiên, lúc ấy người ta phải thừa nhận con Long Mã hiện lên trên sông Hoàng Hà. "Phục Hy tắc Hà đồ hoạch quái" với "con Thần Quy hiện trên sông Lạc Thủy", vua Đại Vũ mần ra cái Lạc thư và phát minh ra thuyết Ngũ hành. Nhưng may quá! Quan niệm mang lại ý tưởng của thuyết Bất định, bản chất nó không phải là một lý thuyết.Mà nó thể hiện sự bất lực của con người trước những mô hình chính nó đặt ra. Và thật kỳ lạ! Tất cả những giá trị của cả một nền tảng văn minh nhân loại, dù có xuất xứ từ văn minh Atlantic, hay người ngoài hành tinh, hoặc do ý muốn của Thượng Đế...thì nó đều bắt đầu từ khái niệm rất trừu tượng và rất mơ hồ. Đây là điều mà tôi đã trình bày trên diễn đàn: Đấy chính là khái niệm "điểm" trong toán học. Có lẽ tất cả chúng ta đều thuộc lòng tiên đề đầu tiên của toán học - mở đầu cho tất cả trí thức khoa học hiện đại - rằng: Không có định lượng cho khái niệm "điểm" này. Do đó, nó là một khái niệm trừu tượng. Và trên thực tế, nó là một khái niệm quy ước theo cảm quan của con người. Ấy thế mà cả thế giới tri thức của các nền văn minh và cả Thượng Đế đều bắt đầu từ khái niệm này. Nhưng hình như, thuyết Âm Dương Ngũ hành không dùng khái niệm "điểm". Nếu thuyết Bất định được tất cả các nhà khoa học trên thế giới ủng hộ thì chí ít tôi cũng sẽ chứng minh nó sai trên thực tế qua các phương pháp ....."bói toán" của Lý học Đông phương. Hì! Chính cái khoa học bảo thế mà. Vậy thì đằng sau phương pháp bói toán - tôi lưu ý là "phương pháp bói toán" , chứ không phải cảm ứng tiên tri như của bà Vanga - phải là những quy luật được xác định. Nhưng chắc không đến nỗi tệ vậy! Tôi đã có những luận điểm xác định thuyết Bất Định không phải là một học thuyết khoa học, mà chỉ là sự nhầm lẫn và nó không phải là một học thuyết. Điều này tôi đã viết trong bản thảo cuốn "Định mệnh có thật hay không?". Nhưng lu bu quá,lại thêm bị hành vì bệnh tật, nên tôi chưa viết tiếp. Đến muộn, nhưng do được ngồi trên bàn đầu, nên tôi dễ tập trung cảm nhận những vấn đề mà Giáo sư Chu Hảo trình bày.Vì cùng được mời lên bàn đầu, nên xếp tôi ngồi ngay vào vị trí của Giáo sư Chu Hảo. Đây là ghế trống vì ông đang thuyết trình. Hì. Tôi phải ghé tai vào xếp trình bày rất khẽ: "Em ngồi nhầm vào ghế của bác Chu Hảo rồi. Nhưng ngồi im đừng đứng dậy ngay. Đợi giáo sư phát biểu xong, em làm bộ ra ngoài và chịu khó chúng minh xa nhau một tý.Mặc dù anh luôn luôn muốn lúc nào cũng có em bên cạnh". Tôi diễn đạt rất cảm động và ý kiến đề xuất của tôi được xếp chấp thuận. Còn tiếp
    1 like
  15. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Những nét kiến trúc và mỹ thuật đền Và. Tượng võ quan chầu chính điện Đức Ngài Tản Viên. Tượng Văn quan chầu chính điện Đức Ngài Tản Viên. Cảnh quan bên cạnh đền. Còn tiếp
    1 like
  16. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo ĐỀN VÀ Đức Tản Viên, một trong Tứ Bất Tử thuộc di sản văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Ngài là vị phò mã của vị vua Hùng cuối cùng thời Hùng Vương thứ XVIII. Đức Ngài là người có công lớn trong việc thuyết phục vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, gìn giữ nguyên khí của Việt tộc, để bảo vệ những giá trị cuả nền văn hiến Việt lưu truyền cho đời sau. Câu ca dao: Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Chính là xuất hiện vào giai đoạn thực thi những biện pháp bảo vệ những bí ẩn của nền văn minh Đông phương huyền vĩ, đang sừng sừng thách đố tri thức của cả nền văn minh hiện đại. Chẳng ai có thể sống đến hàng ngàn năm để kiểm chứng hệ quả sau ngàn năm cả. Do đó, nó phải là kết quả của một sự nhận thức quy luật tự nhiên và xã hội hết sức sâu sắc, mới thể hiện được nội dung của câu ca dao này. Hiện nay, không ít những người manh danh học giả, đã đánh đồng Đức Ngài với Sơn Tinh trong truyền thuyết "Sơn Tinh, thủy tinh" - thuộc hệ thống truyền thuyết lịch sử về Thời Hùng Vương dựng nước của Việt tộc. Họ còn xưng xưng cho rằng: Đức Ngài Chử Đồng Tử là anh em đồng hao (Cột chèo) với công chúa Tiên Dung - được họ gán ghép cho là chị của công chúa Ngọc Hoa - mỹ danh của phu nhân Đức Ngài Tản Viên. Đấy là tầm nhìn của thứ tư duy "Ở trần đóng khố" và tất nhiên không hề có "cơ sở khoa học". Thành tâm cầu nguyện. Bà xã nhà tôi đến bất cứ một đền, đình , chùa chiền miếu mạo nào cũng rất thành tâm cầu nguyên. Bà ấy đã trải qua thời gian khổ. Phàm con người ta thành công thì luôn tự tin quá đáng. Nhưng thất bại thì mới thấy được những giá trị thật làm nên cuộc đời. Nếu như vũ trụ này, nhìn qua một kính thiên văn mà mặt trời to bằng quả bóng đá thì ngay cả trái Đất cũng không thấy đâu cả. Cùng tham gia hội nghị (*)"Tổng kết 10 năm hoạt động và phát triển của DTT" với tư cách khách mời danh dự, có giáo sư tiến sĩ Chu Hảo. Ông nguyên là thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ Việt Nam, hiện là giám đốc nhà xuất bản Tri Thức. Nxb của ông hiện là đối tác xuất bản cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", mà tôi đang hoàn tất bản in. Đây cũng là cuốn sách của tôi được anh Thế Trung và Tổng Cty DTT tài trợ toàn bộ kinh phí in và nghiên cứu. Giáo sư Chu Hảo nhận ra tôi và tôi rất hân hạnh chụp ảnh kỷ niệm với ông trước cổng đền Đức Ngài Tản Viên. Trong Hội nghị (*), ông có bài phát biểu về những vấn đề của tri thức khoa học hiện đại rất sâu sắc. Tôi sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau. Còn tiếp ================== Một chữ "hội nghị", chỗ viết hoa, chỗ không. Vì từ kế tiếp sau từ này khác nhau. Cổng chính Đền Và. Quí vị chắc cũng nhận thấy hình Âm Dương Lạc Việt ngay giữa cánh cổng Đền Và với những hình Âm Dương Việt được cách điệu thành những đám mây (phía trên, bên phải) rất rõ. Hàng ngàn năm trôi qua, những người vẽ lại chiếc cổng Đền Và vẫn trân trọng tổ tiên và cố gắng giữ lại nguyên bản hình tượng Âm Dương này. Cũng may, nó chưa được một học giả nào chú ý tới. Nếu không họ lại thể hiện hiểu biết về kinh Dịch của Tàu và đề nghị vẽ thêm hai cái chấm tàn nhang vào đấy, để thể hiện "Tứ tượng". Ông cố nội của Tứ Tượng đang ngồi trong Đền Và đấy. Ngay tại cổng chính đến Và, trên mái đền, quí vị cũng nhận thấy về hình thức là "Song long chầu Nguyệt".Nhưng quí vị cũng thấy mặt Nguyệt hoàn toàn rỗng không. Chứ không lắp kính, hoặc gốm sứ trắng...... Nhưng trên mái chính điện thờ Đưc Ngài Tản Viên thì lại là hình tượng "Song Long chầu Nhật" với mặt trời màu đỏ. Nếu theo quan niệm thông thường và nhận thức trực quan đơn giản thì "Nguyệt" - mặt Trăng - Âm lại để phía trước cổng. Và "Nhật" - mặt trời Dương lại để phía sau cổng và chính điện. Có vẻ như hiện tượng này vô lý với nguyên lý "Dương trước, Âm sau" trong nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành?! Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Bí ẩn nằm ở chỗ mặt gọi là "Nguyệt" ấy hoàn toàn rỗng không.... Chính sự trống rỗng đó là biểu tượng của Thái cực. Xin được lưu ý quí vị là "Trống rỗng" là biểu tượng chứ không phải bản thể Thái cực là trống rỗng. Thái cực là sự khởi nguyên của vũ trụ - tức là Dương trước - chỉ khi sinh ra cái không phải nó, mới có sự so sánh đối đãi - Lưỡng nghi - mới nằm trong sự phân biệt của phạm trù Âm Dương. Bởi vậy, biểu tượng này vẫn hoàn toàn phù hợp với nguyên lý "Dương trước, Âm sau" . Cho nên "mặt Nhật" mà đỏ phía sau vẫn thuộc Âm và màu đó là biểu tượng của trí tuệ phương Nam. Văn minh Đông phương, mà nền tảng trí tuệ là thuyết Âm Dương ngũ hành vẫn còn nhiều bí ẩn. Nhưng nó sẽ thể hiện một cách cẩn thận, tỷ mỷ với những di sản văn hóa truyền thống Việt. Nếu những di sản còn lại của Kim Tự tháp mô tả những thực tế ứng dụng, thì chính di sản văn hiến Việt mô tả một cách hoàn chỉnh hệ thống thuyết Âm Dương ngũ hành -lý thuyết thống nhất - mà những tri thức hàng đầu của nhân loại đang mơ ước. Sân đền Và. Những nét kiến trúc và mỹ thuật đền Và.
    1 like
  17. KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP TỔNG CÔNG TY DTT. Tiếp theo Những nét kiến trúc và mỹ thuật độc đáo của đình Chu Quyến. Sân đình Chu Quyến. Thăm đình Chu Quyến xong, chúng tôi đến đền Và..... Đền Và ở thôn Vân Gia , xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, còn gọi là Đông Cung trong hệ thống tứ cung của xứ Đoài (Bắc Cung thuộc xã Tam Hồng, huyện Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc; Nam Cung thuộc xã Tản Lĩnh, Tây Cung thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội) thờ thần Tản Viên, vị thần đứng đầu trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Còn tiếp
    1 like