• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 23/01/2015 in Bài viết

  1. Thúy Vân "mày rậm" hay thân hình nở nang? HUY THƯ 22/01/15 06:56 Thảo luận (2) (GDVN) - Một câu thơ 6 chữ của đại thi hào Nguyễn Du, tưởng chừng đơn giản, nhưng thời gian qua, cả trên sách giáo khoa, dường như mọi người đã hiểu chưa chuẩn về nó. Ông lang Chọi với kho Truyện Kiều cổ nhất đất Kinh Bắc Chàng trai bỏ 15 năm sưu tầm hơn 10.000 cuốn sách cổ 'Thế nào là hồng nhan bạc phận?' Truyện Kiều, kiệt tác thơ nôm của Đại thi hào Nguyễn Du, có thể nói người Việt ai cũng biết. Xung quanh tác phẩm của ông cũng có hàng nghìn công trình nghiên cứu, mổ xẻ. Tòa soạn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam vừa nhận được một góp ý của tác giả Huy Thư, người xứ nghệ, về một đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa lớp 9. Theo tác giả, cách giải thích của sách là không đúng, gây hiểu lầm ý tứ thực của Đại thi hào. Đây là góc nhìn riêng của tác giả, nhưng cũng rất đáng chú ý. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Hồi học sinh, tôi cứ phân vân về một câu thơ trong đoạn trích: “chị em Thúy Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820). Vào đại học, dẫu đã trao đổi chuyện này với nhiều người, kể cả các thầy cô và sinh viên khoa Văn, nhưng cho đến bây giờ, cái băn khoăn ấy trong tôi, vẫn còn chưa dứt. Số là, câu thơ “khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” từ xưa tới nay, vẫn được sách giáo khoa (SGK) các cấp phổ thông (nay là sách Ngữ Văn lớp 9, tập 1, trang 82) chú thích như sau: “Khuôn trăng đầy đặn: gương mặt đầy đặn như mặt trăng tròn; nét ngài nở nang (nét ngài: nét lông mày) ý nói lông mày hơi đậm, cốt tả đôi mắt đẹp… ”. Theo tôi, hiểu thế này là không ổn lắm. Đành rằng với kiệt tác thơ nôm đồ sộ 3254 câu lục bát của truyện Kiều, không ai dám nói, đã hiểu hết ngọn ngành từng chân tơ kẽ tóc, nhưng đoạn trích “chị em Thúy Kiều” là đoạn thơ đã được nghiên cứu kỹ và đưa vào giảng dạy từ lâu trong nhà trường. Bốn câu thơ “Vân xem trang trong khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/ Hoa cười ngọc thốt đoan trang/ Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” Nguyễn Du đã tập trung miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân một cách tổng quát, từ khuôn mặt, vóc dáng, cho tới mái tóc, làn da, đúng như quan niệm dân gian “nhất dáng, nhì da, thứ ba mái tóc”. Vẻ đẹp “đoan trang” ấy, bắt đầu từ khuôn mặt “khuôn trăng đầy đặn” cho tới thân thể “nét ngài nở nang”. Thiên nhiên cũng ngưỡng mộ vẻ đẹp phúc hậu của nàng, nên “hoa” phải “cười”, “ngọc” phải “thốt”. Tuyết, mây không thể sánh được vẻ đẹp của con người nên đành nhường lại “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” Theo tôi, chữ “nét ngài” trong câu thơ “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” không phải là “nét lông mày” như chú thích của SGK. Nguyễn Du đã rất tinh tế, rất toàn diện khi nhìn nhận vẻ đẹp của một người con gái. Ông miêu tả khuôn mặt phúc hậu của Thuý Vân chỉ bằng 2 chữ “đầy đặn” và ngay sau đó, tác giả nói tới thân hình của nàng bằng 2 chữ “nở nang”, chứ không nói tới lông mày. Chúng ta thử hình dung, một người con gái có đôi lông mày rậm như con bướm ngài thì có đẹp không? Có đúng với thẩm mỹ Á Đông không? Nhân dân ta quan niệm về đôi mắt đẹp của người con gái là “con mắt lá răm lông mày lá liễu”. Thành ngữ “mắt phượng mày ngài” là để chỉ đôi mắt đẹp của những người quyền quý, sang trọng nói chung. Bởi vậy, chữ “nét ngài” ở câu thơ này, hiểu theo chú thích của SGK như bấy lâu nay là phi logic Nguyễn Du là người xứ Nghệ, văn hóa xứ Nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến thơ ca và được biểu hiện nhiều trong tác phẩm của ông, thông qua cách biểu đạt, hình ảnh, ngôn ngữ văn chương…. Người Nghệ có cả một kho từ vựng tiếng Nghệ, đủ các từ loại: danh từ, động từ, đại từ, thán từ… (tru – trâu; cợi – cưỡi; ngài – người; nhớp – bẩn….). Người Nghệ An, Hà Tĩnh, hiểu chữ “ngài” không chỉ đơn thuần là đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 mà còn là danh từ, chỉ thân thể con người hoặc động vật. Ví dụ: ngài ngợm nhớp nhúa (thân thể dơ bẩn)… Chúng ta đã biết, thời phong kiến, người Việt đọc, hiểu chữ Hán, thông qua âm Hán – Việt; còn chữ Nôm là sản phẩm sáng tạo của ông cha ta trên cơ sở chữ Hán, mặc dù khi viết phức tạp hơn, nhưng lại được đọc “thẳng”, hiểu ngay. Nguyễn Du viết Truyện Kiều bằng chữ Nôm, nên ít nhiều đã ghi lại được phương ngữ Nghệ trên văn bản viết. Chữ “ngài” mà Nguyễn Du dùng trong câu thơ “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” là một từ địa phương, để chỉ thân thể con người. “Nét ngài” ở đây, là “nét người”, chỉ đường nét thân thể của Thuý Vân, nở nang, cân đối. Đó là vẻ đẹp hình thể hài hoà, trên thì có “khuôn trăng đầy đặn”; dưới thì có “nét ngài nở nang”. Mọi người hãy xem những câu thơ Nguyễn Du nói về Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”. Ông chỉ miêu tả vài chi tiết nổi bật trên khuôn mặt Từ Hải, bên cạnh râu quai nón, hàm én, là đôi lông mày rậm như con bướm ngài. Cùng với “vai năm tấc”, “thân mười thước” đã góp phần khắc họa nên dung mạo Từ Hải hiên ngang, cao đẹp, phi thường. Chữ “ngài” trong “mày ngài” mới được hiểu trọn vẹn là đôi lông mày và thường được dùng để chỉ lông mày, dày dặn, rậm rạp, của người đàn ông. Chữ “ngài” trong câu thơ “Râu hùm hàm én mày ngài” mới đích thị được Nguyễn Du dùng để chỉ đôi lông mày. Như vậy “nét ngài” trong câu thơ “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” không phải chỉ “nét lông mày”, mà là để chỉ “nét người” – nét thân thể của Thuý Vân. Một câu thơ 6 chữ, tưởng chừng như đơn giản, nhưng thời gian qua, dường như mọi người đã hiểu chưa chuẩn về nó. Thiết nghĩ, đã đến lúc, chúng ta cần xem xét lại câu thơ, để hiểu đúng hơn những gì mà Đại thi hào Nguyễn Du muốn nói ! ================= Xin thưa với các cụ, các ông các bà và anh chị em xem bài này. Chẳng phải bây giờ mới có ông Huy Thư nói điều này. Ngay từ hồi tôi còn trẻ tôi đã đọc một bài phân tích cùa một học giả nói về từ "ngài" trong câu thơ trên rất xuất sắc - rất tiếc vì tôi xem lâu quá khoảng 50 năm trước, nên không nhớ tác giả và tên bài viết - Nhưng vị học giả tiền bối này cũng phân tích và kết luận giống như ông Huy Thư nói trên, nhưng rất sâu sắc và rất hay. Rất tiếc! Tưởng từ đó về sau người ta sẽ theo cụ này. Nhưng cho đến bây giờ, nét "ngài" vẫn được hiểu là lông mày, khi người ta viện dẫn câu "mắt phượng, mày ngài". Từ đó suy ra "ngài" là lông mày. Nhưng cái bất hợp lý (*) ở đây là: Khi mô tả lông mày của người nữ đẹp thì câu "mày ngài" đã đủ xác định là đẹp vì đường cong của nó. Và giới hạn hình tượng mày ngài chỉ đến đấy là hết. Trong văn chương cổ điển của cả Ta lẫn Tàu chưa có tao nhân, mặc khách nào lại mô tả thêm cái đuôi bổ ngữ to hay nhỏ của mày ngài như thế nào mới là đẹp. Nếu như sách giáo khoa mô tả nét ngài là lông mày và như cụ Nguyễn Du viết "nét ngài nở nang" là "lông mày đầy đặn" là đẹp. Vậy với "nét ngài minhon" thì sao? "Nét ngài gầy đét" thì sao? Hoặc nét ngài vừa phải không nở nang thì sao? Nó sẽ không được coi là đẹp chăng? Hơn nữa, nếu giải thích như SGK : Ơ! Thiếu quái gì những con mẹ nhổ lông mày cong vút , nhưng phía dưới là một đôi mắt trơ tráo thấy mà ghê. Tả lông mày mà thành đôi mắt đẹp thì đúng là "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" (*) Bởi vậy, chữ 'nét ngài" trong câu của cụ Nguyễn Du thì "nét ngài" phải hiểu là "nét người". Bởi ngoài những lý do như ông Huy Thư nói, thì còn những yếu tố sau đây: 1/ Trong thơ lục bát chữ thứ sáu của câu 8 chữ phải vần với chữ cuối của câu sáu chữ ở trên. Câu trên: "Vân xem trang trọng khác vời" thì câu dưới nếu viết bằng tiếng phổ thông phải là "nét người" nở nang, nó mới đúng model mần thơ lục bát. 2/ Trong ngôn ngữ Việt, từ "Ngài" dùng để thay cho từ "Người" một cách trang trọng trong xưng hô với người trên, hoặc người được kính trọng. Bởi vậy, cụ Nguyễn Du dùng từ "ngài" thay cho từ người vì tiếng địa phương là hoàn toàn chuẩn xác. 3/ Trong cấu trúc câu cú mô tả một người đẹp - ngay cả thi hoa hậu trong nền văn minh hại điện hiện nay - thì khuôn mặt và dáng người là hai tiêu chuẩn căn bản. Trong thơ văn nó là một cặp biểu tượng để mô tả một người phụ nữ đẹp. Cũng giống như cặp biểu tượng "mắt phượng, mày ngài" vậy. Chẳng bao giờ có "mắt phượng, lông mày sâu róm" cả. Cho nên đã "khuôn trăng" để tả khuôn mặt đẹp của Thủy Vân thì "nét ngài" phải hiểu là nét người. Chẳng có một thi sĩ, hoặc nhà văn dở hơi nào ở tận Tây Bá Lợi Á, hoặc Urugoay mô tả người đẹp chỉ có khuôn mặt và tiếp đó là đôi lông mày cả. Nhỡ thân hình Thúy Vân - ngoài khuôn trăng đầy đặn với đôi lông mày nở nang thì nàng sở hữu một thân hình như cái thùng phuy thì sao. Bởi vậy, nếu hiểu "nét ngài" là đôi lông mày thì đúng là "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Đây là góc nhìn riêng của lão, thấy thiên hạ bàn thì cũng chém gió chơi cho vui. Không cần "đáng chú ý". ================== * Nói tới cụm từ "bất hợp lý" làm tôi lại nhớ đến cụ giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam phát biểu tại cafe Trung Nguyên: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý", để phản biện tiêu chí khoa học của tôi có đề cập đến tính hợp lý. Thảo nào cái thế giới này cứ loạn cào cào vì "không cần tính hợp lý". Đúng là vớ vẩn. Này nếu tôi nói "Gà đẻ ra rùa đấy". Xin các vị đừng cười, các cụ ta đã để lại một bài ca dao về tính bất hợp lý cho đời vui: "Lươn nằm cho trúm bò vào. Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô". Các cụ nào có không tin thì đến cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư Trọng. Hì!
    2 likes
  2. Đừng có hỏi! Đã bảo : Hẳn giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam, Nguyễn Văn Trọng phát biểu "lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" và nghiên cứu cội nguồn Việt sử "có mục đích gì? Tôi không hiểu?". Không tin mở video clip ra coi. Bởi vậy! Khi có người khuyên chú hay thận trọng xe cộ và ăn uống, chú gật đầu. Vì không tranh luận nữa. Làm gì có cơ sở để tranh luận khi ngay cả lý thuyết khoa học hiện đại, đỉnh cao của nền văn minh hiện nay "không cần tính hợp lý"? Khi Trung Nhân nói "Có hai thằng nhìn vào nhà có thể truy sát sư phụ", chú đã phát biểu về sự cần thiết phải có chuẩn mực xã hội. Nhưng đến giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam - theo giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thụ - mà phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý" thì không còn gì để nói nữa. Bởi vậy, chú không ngạc nhiên khi dự định hội thảo cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương:" đã bị bãi bỏ. Một giá trị khoa học sẽ được nhận thức thế nào khi "không cần tính hợp lý"? Vì "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" phủ nhận cội nguồn dân tộc nhân danh khoa học. Họ còn quảng cáo luận điểm của họ được "cộng đồng khoa học thế giới ủng hộ". Nhưng khi chú nhân danh khoa học phản biện lại thì họ không thể biện minh cho luận điểm của họ. Nên chú đã bị đe dọa truy sát, chụp mũ đủ kiểu. Thâm chí khi chú xây nhà, có kẻ còn đặt vấn đề tìm hiểu tiền đâu chú xây nhà? Và để xác định việc này họ đã làm xáo trộn tình cảm trong nội bộ gia đình chú. Trong khi đó, muốn biết tiền đâu chỉ cần hỏi Thiên Anh (Tức Hoàng Anh, người trực tiếp nhận thầu công trình của chú, thuộc nhóm Trung Nhân) và điều tra các tài khoản ngân hàng. Gần đây còn phải "cẩn thận trong vấn đề ăn uống và tai nạn xe cộ". Điều này cho thấy có những người đã áp đặt một cách chủ quan sự suy nghĩ của họ lên chú. Thâm chí ngày xưa còn có người cho rằng cuốn " Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" được xuất bản sẽ gây chiến tranh Việt Nam và Trung Quốc". Chú phải gửi thư khiếu nại qua mẹ chú là Nữ sĩ Ngân Giang lên tận ngài Nguyễn Đức Bình thì mới có giấy phép xuất bản. Và cái giàn khoan Hải Dương khi đưa vào biển Đông thì lúc đó chú chưa kịp in cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Híc! Nhưng hiện nay vẫn có sự đe dọa chú như đã nói ở trên với lập luận tương tự. Sau khi viết cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" , chú cũng định nghỉ ngơi một thời gian. Nhưng chính vì những luận điểm tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt khiến chú phải tiếp tục. Chú không có quyền lực để áp đặt tư duy của chú lên "hầu hết những nhà khoa học trong nước". Nhưng khi họ - "hầu hết những nhà khoa học trong nước" - không thể biện minh được những luận cứ của họ thì hậu quả đối với chú có thể là "đụng xe", "ngộ độc thức ăn". Câu của Trần phương hỏi: "Khoa học Việt Nam đi về đâu?" và "Xã hội đi về đâu?". Chú không phải là người có trách nhiệm trả lời. Nên đến cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam (Theo lời giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thụ) là ông Nguyễn Văn Trọng. Đây là đường link video clip mô tả buổi trao đổi tại cafe Trung Nguyên. http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33293-trao-doi-tai-cafe-trung-nguyen-30-8-2014/ Không còn gì để bàn nữa, khi ngay cả cơ sở để thiết lập chuẩn mực xã hội cũng bị bãi bỏ bởi người được coi là giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam phát biểu: "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Ý tưởng của ông Trọng đã phản công vào giá trị rất căn bản của xã hội loài người. Đó là tính hợp lý. Nếu có một cuộc hội thảo về văn minh Đông phương trong tương lai thì phải có những nhà khoa học đẳng cấp hàng đầu quốc tế tham dự. Còn như giáo sư Trọng, chú thất vọng quá. Qua bài viết này, tôi muốn nhắc nhở ông Trọng rằng: Chỉ có thiên tai là không cần tính hợp lý với con người thôi. Không biết ông có đủ khả năng tư duy ở mức hợp lý tối thiểu để hiểu điều này không? Tóm lại: Sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" đã trở thành một hiện tượng trơ tráo nhất trong lịch sử khoa học của nền văn minh hiện đại.
    1 like
  3. Phong thủy là khoa học chứ không phải tín ngưỡng Thứ tư, 16 Tháng 12 2009 23:30 Tuần Việt Nam Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người, chứ không phải là loại tín ngưỡng bí ẩn. Phong thủy là một khái niệm khá quen thuộc đối với nhiều người. Nó thường được hiểu là một phương pháp ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng Đông Phương cổ, dựa trên phương pháp luận của thuyết Âm dương ngũ hành. Nhưng sự thiếu hụt các tài liệu nghiên cứu khoa học về phong thủy trong một thời gian dài, cùng với những thành kiến duy ý chí về nó đã biến môn này thành một thứ bí ẩn, thậm chí bị coi là một thứ mê tín dị đoan. Lần đầu tiên, một hội thảo về môn Phong thủy được tổ chức rộng rãi tại Hà Nội, với sự tham gia của hàng trăm đại biểu. Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cách hiểu Phong thủy, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, cùng Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương đã dày công tìm hiểu và chứng minh tính khoa học của bộ môn có thời gian tồn tại lâu nhất trong lịch sử văn minh nhân loại này. Phong thủy Đông Phương ứng dụng trong kiến trúc và xây dựng không phải là yếu tố kĩ thuật xử lý vật liệu, độ bền kết cấu trong xây dựng mang tính trực quan. Nó có tính hệ thống cấu trúc những nguyên tắc, quy định về các yếu tố địa lý, khí tượng, môi trường sinh thái học, cảnh quan và kiến trúc hình thể. Việc xác minh bản chất khoa học của Phong thủy mà các nhà nghiên cứu đưa ra dựa trên việc xem xét tính hệ thống - lịch sử; tính nhất quán và hợp lý dựa trên nội dung cấu trúc trong phương pháp luận, tính tiên tri - thể hiện tính quy luật của phương pháp được nhận thức; tính khách quan - khả năng phản ánh thực tại và sự giải thích thực tại theo khái niệm của nó. Những phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy, Phong thủy là một bộ môn khoa học xác định sự phù hợp với cảnh quan môi trường, thiên nhiên hài hòa với cuộc sống con người. Khoa Phong thủy xác định những tiêu chí, nguyên tắc, quy ước dựa trên thực tại khách quan trong kiến trúc và xây dựng cổ xưa, nhưng không phủ nhận những tri thức và tiêu chí, yêu cầu trong kiến trúc hiện đại. Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương Hiệu chỉnh từ cổ thư chữ Hán và hoàn thiện Nhóm nghiên cứu đã tìm ra những điểm sai lệch và thất truyền từ nguyên lý căn để của Phong thủy trong cổ thư chữ Hán - gọi là "Hậu Thiên Văn Vương phối Lạc Thư". Sau khi hiệu chỉnh lại nguyên lý căn để của phương pháp nói trên thành "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ", nhóm nghiên cứu đã từng bước hệ thống và phục hồi lại toàn bộ thuyết Âm dương ngũ hành, trong đó có khoa Phong thủy. Đây chính cơ sở đối chiếu để tìm hiểu, giải thích sự vận động, tương tác có tính quy luật vũ trụ, thiên nhiên, cuộc sống con người. Riêng khoa Phong thủy, những phát hiện rời rạc trong lịch sử văn minh Hán, thực chất là những phương pháp ứng dụng cụ thể của từng trạng thái tương tác gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người: Tương tác của từ trường trái đất lên vị trí nhà và ảnh hưởng đến con người (trường phái Bát trạch) Tương tác của cảnh quan môi tường thiên nhiên lên quanh khu nhà. (trường phái Loan đầu) Tương tác của cấu trúc ngôi nhà liên quan đến môi trường và con người. (trường phái Dương trạch tam yếu) Tương tác có tính quy luật và chu kỳ của vũ trụ trong bầu không gian của Thái dương hệ (Trường phái Huyền Không) Tính hệ thống, nhất quán trong Phong thủy Đông phương chỉ được xác định khi phục hồi trên nguyên lý căn để xuyên suốt của thuyết Âm Dương Ngũ hành là Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ. Không căn cứ trên nguyên lý này, thì Phong thủy theo văn bản cổ không có tính hệ thống, nhất quán và không có khả năng phản ánh hợp lý một thực tế khách quan, ngoại trừ hiệu quả ứng dụng. Ứng dụng Phong thủy trên khắp thế giới Nói về các ứng dụng Phong thủ trong kiến trúc Phương Tây và Việt Nam, kiến trúc sư Phạm Cương đưa ra những ví dụ cụ thể. Vị trí tọa lạc, kết hợp hình thể đẹp đẽ, tỉ lệ hài hòa cùng bố cục đủ cả thanh long, bạch hổ, huyền vũ và chu tước (4 yếu tố trong Phong thủy Loan đầu) đã giúp Nhà trắng của nước Mỹ trở thành một tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới. Tòa nhà chính phủ Singapore Sử dụng bản đồ vệ tinh để quan sát tòa nhà chính phủ Singapore, cũng nhận thấy ý đồ phong thủy rõ ràng: tòa nhà thiết kế theo dạng hình chữ T (chữ Đinh) - hình ảnh con triện và con dấu - một chỉnh thể hoàn thiện, biểu hiện sự vững bền trên chính trường. Một số công trình kiến trúc Việt cũng được phân tích từ góc độ Phong thủy: Dinh Độc lập, tuy cũng được thiết kế hình tượng con triện và con dấu, nhưng lại phạm vào hình tượng lộ cốt trong Phong thủy, khiến người đứng đầu sử dụng công trình không được thịnh vượng lâu dài. Từ gia đình đến vấn đề Phong thủy quốc gia Hội thảo đặt những vấn đề rất chi tiết trong thiết kế các công trình xây dựng dưới góc độ Phong thủy như: xác định tâm của một khu đất khi xây dựng nhà cửa, cắt nghĩa là lý do chọn hướng nhà, thiết kế các cửa ra vào, cách bài trí sắp đặt đồ vật trong nhà... Tất cả đều nhằm mục đích giúp cho luồng khí thông suốt, thoáng mát, phục vụ sức khỏe con người. Đồng thời, nhiều đại biểu cũng đặt vấn đề về Phong thủy quốc gia như việc chúng ta nên xác định trung tâm của Hà Nội là ở đâu... Theo đó, những công trình xây dựng kiến trúc quan trọng của đất nước, nên được tham khảo các nhà nghiên cứu Phong thủy để tìm ra vị thế đắc địa, đảm bảo sự hài hòa đất, nước, thiên nhiên và con người bằng những phương pháp tính toán khoa học. Hội thảo thu hút hàng trăm đại biểu lắng nghe, tranh luận. Linh Thủy - ảnh : Ashui.com
    1 like
  4. Đừng thắc mắc! "Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý". Không tin đến Cafe Trung Nguyên hỏi giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng. Mọi chuyện liên quan đang đến hồi gay cấn. Muốn biết sự việc thế nào xem hồi sau sẽ rõ.
    1 like
  5. Cảm ơn Thanhdc. Thế cho chắc ăn họ nhận được. Hì. Còn họ có quan tâm hay không lại là chuyện khác. Cảm ơn cả cái ông anh tờ nét nữa. Hôm nọ không xem được cả trang Tiếng nói nước Nga.
    1 like
  6. Oh. Tôi gửi được rồi. Xin cảm ơn quý vị và anh chị em quan tâm. Thượng Đế phù hộ tôi. Tôi không biết phải gõ những gì trong điều kiện gửi ngoài địa chỉ email. Thất vọng quá, tôi cầu cứu anh chị em giỏi vi tính cả trên diễn đàn và facebook. Khi quay lại trang này, tôi bấm chuột đại lần cuối thì nó hiện lện. Hì. ===================== PS: các con tôi cũng giỏi vi tính. Nhưng khi tôi viết thì chúng nó chưa ngủ dậy. Phải đợi đến nhanh nhất 8 giờ, chậm là 10g sáng. Híc.
    1 like
  7. Việt Nam kiên quyết phản đối Trung Quốc cải tạo đất đai trên Biển Đông (LĐO) Thảo Nguyên 5:41 PM, 22/01/2015 Trước việc Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo đất đai trên các đảo đá ở Biển Đông, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng cho biết, phía Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự. Trung Quốc cải tạo tới 5 khu vực trên Biển Đông. Trung Quốc chỉ trích Philippines phản đối dự án xây dựng trên Biển Đông Philippines: Trung Quốc “ồ ạt” cải tạo đất đai trên các đảo đá ở Biển Đông Phát biểu tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 22.1, phó phát ngôn Phạm Thu Hằng cũng khẳng định, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán. “Chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, bà Hằng nhấn mạnh. Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, tại họp báo chiều 22.1. Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi về việc hôm 21.1, một cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, mục tiêu hàng đầu của Mỹ trong năm 2015 là kết thúc đàm phán TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương), phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: TPP là một liên kết kinh tế thương mại có vai trò quan trọng trong thúc đẩy quan hệ kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với Việt Nam, TPP là bước triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam đang nỗ lực cùng các thành viên TPP thúc đẩy quá trình đàm phán theo lộ trình. Hiện tại, theo bà Hằng, tiến trình đàm phán đang rất khẩn trương và chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc. Các nhà đàm phán đang nỗ lực thu hẹp những khác biệt trên cơ sở thỏa đáng lợi ích của các bên. Việt Nam kỳ vọng phiên đàm phán sắp tới tại New York, Mỹ từ ngày 31.1 đến 3.2 sẽ sớm kết thúc để đạt được kết quả như mong đợi. ===================== Đã rất nhiều lần tôi phát biểu ngay trong topic này là : Đụng tới Việt Nam là sai lầm lớn nhất trong sách lược của Trung Quốc. Cá nhân tôi sẽ không tin vào "tình hữu nghị" của một số ít các quốc gia nào, có đóng góp những nhà khoa học vào cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới" ủng hộ vào luận điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương huyền vĩ. Lão Gàn không dọa ai cả - Điếu đủ tư cách để dọa bất cứ ai, ngược lại, ai cũng có thể dọa được Lão Gàn - Nhưng lưu ý rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ thuộc sở hữu của nền văn hiến Việt. Lý thuyết này mô tả toàn bộ quy luật tương tác của vũ trụ và chính quy luật này chi phối và điều khiển tất cả mọi thứ ở thế gian. Đứng trước lý thuyết này không có thiên tài, mà chỉ có qúa trình tiến hóa và hủy diệt.
    1 like
  8. Quí vị , anh chị em và Trần Phương thân mến. Tôi đã vào được trang vietnamese.ruvr.ru. Nhưng tôi không biết làm cách nào gửi bài viết của mình. Nên tôi công khai ở đây. Nhờ anh chị em nào giỏi vi tính gửi giúp, tôi xin trân trọng cảm ơn. Dưới đây là toàn văn nội dung thư tôi muốn gửi cho ban biên tập vietnamese.ruvr.ru.
    1 like
  9. Kính thưa quí vị. Chuyên đề này tôi lập ra từ tháng 9 2008. Đến nay - 2015 là đã 8 năm theo Việt lịch. Mục đích của chuyên đề này là sưu tầm tất cả những chứng tích từ văn bản cổ, di tích lịch sử, di vật khảo cổ...vv... và ...vv có tác dụng làm chứng cứ cho luận điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và được "công đồng khoa học thế giới ủng hộ". Tôi xin lưu ý quý vị là : "Sưu tầm" chứ không phải "thể hiện quan điểm". Những bài viết có tính phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt tộc đã lập thành ở chuyên đề: "Tính bất hợp lý và phi khoa học của những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt". Nhưng ngoài bài của Lê Diên sưu tầm thì không có một bài nào khác đã 8 năm nay chứng tỏ được quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Điều này đã xác định một cách trực quan rằng: Không hề có một giá trị trực quan nào từ những di sản của quá khứ có đủ sức thuyết phục cho những luận cứ phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của Việt tộc. Ngược lại, từ những di vật khảo cổ, tư liệu văn bản, di sản văn hóa phi vật thể...vv...ngày càng phát lộ trên mọi phương tiện trực quan; đều chỉ thẳng đến và chứng minh cho sự xác định luận điểm: Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ. Vậy thì sự ngoan cố đến tận cùng và sử dụng mọi thủ đoạn - kể cả sự nhắc nhở tôi nên lưu ý xe cộ và ăn uống - để phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có mục đích gì, khi nó gọi là "nhân danh khoa học"?
    1 like
  10. 1 like
  11. "Các cuộc tấn công mới vào Mỹ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian" Thứ Ba, 20/01/2015 - 09:34 Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 19/1, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (ảnh) đã đưa ra nhận định rằng các cuộc tấn công mới nhằm vào nước Mỹ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. >> "Một loạt mối đe dọa sắp xảy ra" tại châu Âu Phát biểu trong một chương trình truyền hình Mỹ, ông Panetta nói: “Tôi cho rằng chúng (những kẻ khủng bố) sẽ tổ chức các cuộc tấn công trên lãnh thổ Mỹ, bây giờ chỉ còn là vấn đề thời gian." Ông Panetta cho rằng chính quyền Washington phải nhận thức được rằng nước Mỹ có thể sẽ xếp thứ tự tiếp theo trong danh sách các mục tiêu khủng bố. Ông nói: "Chúng ta phải chuẩn bị để đối phó với điều này"./. Theo (Vietnam+) ================== Trong "Lời tiên tri Giáp Ngọ 2014" Lão Gàn đã phán nước Mỹ sẽ bị khủng bổ, nhưng thiệt hại là không đáng kể, hoặc sẽ ngăn chặn được. Cũng trong năm Giáp Ngọ 2014, lão cũng phủ nhận lời tiên tri của nữ chiêm tinh gia nổi tiếng người Ai Cập về vấn đề động đất hủy diệt nước Mỹ (*) và tổng thống Obama là tổng thống cuối cùng của nước Mỹ. Nhưng đấy là năm Giáp Ngọ 2014. Còn bây giờ sắp sang năm Ất Mùi 2015. Năm tới - Ất Mùi 2015 - Lão Gàn sẽ tiên tri như thế nào đây? Chưa lên quẻ. Nhưng có điều lão Gàn biết chắc rằng nó sẽ tùy thuộc vào sức mạnh của những quy luật vũ trụ sẽ có tính quyết định, mà chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương biết rõ điều này. ================== * Không chỉ chiêm tinh gia này, mà cả Notradamus và cả một nhà khoa học Hoa Kỳ cũng từng đoán về động đất hủy diệt bang California. Nhưng đều bị lão Gàn phủ nhận.
    1 like
  12. Người Châu âu cho rằng mình có quyền tự do ngôn luận, cũng ok thôi, nhưng mà tự do ngôn luận nhu thế nào ? và ở mức độ nào ? giới hạn của sự tự do này nằm ở đâu? . . . Việc các bạn phỉ báng nhà tiên tri Muhammad hay chế nhạo Thánh Allah, đã làm những người theo đạo Hồi tức giận, là điều tất yếu. Nếu người ta đem Chúa Jesu ra làm trò cười trên báo chí thì sao? có lẽ cả Châu âu nổi giận và . . . Cái chính là các bạn tự cho rằng dân tộc mình hơn người khác, đất nước mình giàu có hơn nước khác, nên có những suy nghĩ bề trên mà thôi. Mong cho hòa bình và thịnh vượng đến cho mọi người.
    1 like
  13. Dân chủ và tự do ngôn luận 20/01/2015 04:32 Trong bài viết độc quyền cho Thanh Niên, học giả nổi tiếng Ian Buruma đưa ra kiến giải về những tranh cãi xung quanh tự do ngôn luận sau vụ tấn công ở Pháp vừa qua. Người đứng đầu chính quyền Chechnya Ramzan Kadyrov phát biểu tại cuộc biểu tình phản đối Charlie Hebdongày 19.1 - Ảnh: AFP Cách đây hơn 10 năm, nhà làm phim Hà Lan Theo Van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan bắn chết ngay trên đường phố Amsterdam. Cũng giống như các họa sĩ châm biếm của Charlie Hebdo, Van Gogh là một kẻ “chuyên khích bác”, một nghệ sĩ dám phá vỡ mọi điều cấm kỵ và thách thức các chuẩn mực đạo đức.Khi bài bác Do Thái là một “trọng tội” tại châu Âu sau Thế chiến 2, Van Gogh tung ra những tác phẩm giễu nhại gây sốc về phòng hơi ngạt và trại tập trung. Khi chúng ta được bảo phải tôn trọng đạo Hồi, ông ta chế nhạo Thánh Allah và cả tiên tri Muhammad, giống hệt những gì Charlie Hebdo đã làm. Theo tôi, một trong những mục đích của Van Gogh hay Charlie Hebdo là thử xem giới hạn về tự do ngôn luận có thể bị kéo căng tới mức nào, cả về pháp lý lẫn xã hội. Rốt cuộc thì bất chấp những tuyên bố có phần lên gân và kích động sau các vụ giết người ghê rợn ở Pháp, tự do ngôn luận không phải là điều tuyệt đối. Thực chất, hầu như mọi quốc gia châu Âu, kể cả Pháp, đều có luật chống các phát ngôn kích động thù hận. Rõ ràng, tự do ngôn luận chỉ mang tính tương đối. Thẩm phán hay chính trị gia không thể có những phát ngôn như nhà văn hay nghệ sĩ. Có những ngôn từ nếu người Mỹ gốc Phi nói với nhau thì không sao nhưng sẽ “có chuyện” nếu chúng phát ra từ miệng người da trắng. Những quy tắc cơ bản của phép lịch sự đã tạo ra rào cản trong xã hội chống lại việc nói bất cứ điều gì mình muốn. Dĩ nhiên, trong các xã hội dân chủ lành mạnh phải luôn có không gian tồn tại cho những tiếng nói khác biệt, cho những người dám thách thức các khuôn mẫu có sẵn và bạo lực là cách phản ứng không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đánh đồng Theo Van Gogh hay Charlie Hebdo với “nền dân chủ” và “nền văn minh phương Tây” thì lại quá khiên cưỡng. Nói vậy thì chẳng khác nào tuyên bố al-Qaeda là đại diện cho nền văn minh phương Đông hoặc Hồi giáo. Hoặc nhìn theo góc khác thì văn hóa xúc phạm và khiêu khích đã đi ngược lại phương thức vận hành của hệ thống dân chủ. Dân chủ, dù ở phương Tây hay bất cứ nơi nào khác, đều dựa trên nền tảng là sự sẵn sàng thỏa hiệp để giải quyết các xung đột lợi ích một cách hòa bình trong khuôn khổ thượng tôn pháp luật. Để dân chủ hoạt động, mọi người cần phải sẵn sàng cho và nhận. Điều này cũng có nghĩa là trong một xã hội văn minh, chúng ta đồng ý sống chung với sự khác biệt. Một điều kiện tiên quyết khác là xã hội dân chủ không thể chấp nhận việc dùng bạo lực để áp đặt quan điểm, dù là nhân danh tôn giáo, chính trị, hoặc cả hai. Bên cạnh đó, theo tôi, một trong những giá trị mà các thế lực thù địch, bao gồm cả những tổ chức Hồi giáo cực đoan, muốn đạp đổ nhất là khả năng thỏa hiệp, đối thoại và thích nghi của xã hội dân chủ. Điều chúng hướng tới còn là lôi kéo thêm càng nhiều người gia nhập càng tốt. Vì thế, trong bầu không khí căng thẳng hiện nay, nếu cộng đồng Hồi giáo ở châu Âu càng cảm thấy bị chối bỏ, kỳ thị và vây hãm thì họ càng có xu hướng ngả về phe cực đoan. Nếu chúng ta có thể chấp nhận và đối xử bình đẳng với những người Hồi giáo yêu chuộng hòa bình, tuân thủ pháp luật (nói rộng ra là chấp nhận sự đa dạng và khác biệt) thì nền dân chủ của chúng ta sẽ càng được củng cố mạnh mẽ hơn. (Danh Toại lược dịch) © Project Syndicate Ian Buruma ======================= Ở cõi Hậu thiên này mọi thứ đều chỉ có tính tương đối thôi. Mọi việc đều có cái giá của nó làm giới hạn, kể cả tự do, dân chủ. Vấn đề là cái giới hạn đến đâu. Tự do tuyệt đối hay là sự giải thoát cuối cùng chỉ có ở thể bản nguyên của vũ trụ. Bài viết này chỉ nêu những mối liên hệ giữa các hiện tượng một cách xuất sắc, nhưng không có kết luận cuối cùng.
    1 like
  14. PHONG THỦY TRỤ SỞ TỔNG CÔNG TY. Tiếp theo 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG THIẾT KẾ TỔNG QUAN THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT Sau khi thiết kế tổng quan, mới bắt đầu thiết kế chi tiết. Đây chính là sự ứng dụng mang tính phân loại rất cao cấp của thuyết Âm Dương Ngũ hành - tất nhiên - nhân danh nền văn hiến Việt với Việt sử gần 5000 năm văn hiến - Phoengshui Tàu không có cửa để nhắc đến điều này.. Khi chính họ xác định bằng định nghĩa trong tất cả từ điển tiếng Trung: Tính phân loại này của thuyết Âm Dương Ngũ hành cao cấp hơn nhiều. Ngay cả với "Nghịch lý Cantor" - là lý thuyết toán học mới nhất của nền văn minh hiện đại. Nếu so sánh một lần nữa thì "Nghịch lý Cantor" mới chỉ dừng lại ở một giả thuyết toán học có chứng minh và chưa hoàn hảo - do tính nghịch lý chưa được xác định - thì thuyết Âm Dương Ngũ hành đã ứng dụng. Cụ thể trong phong thủy Lạc Việt về phương pháp. Điều này tôi đã giảng sơ qua ở các lớp phong thủy Lạc Việt cao cấp: 'Phải thực hiện phong thủy từ bắt đầu từ tổng thể đến chi tiết và tổng hợp mọi yếu tố tương tác". Đến những tri thức khoa học hiện đại - "nghịch lý Cantor" - còn chưa hoàn chỉnh so với phương pháp ứng dụng của phong thủy Lạc Việt thì phoengshui Tàu không có cửa để bàn về việc này. Tất nhiên, tôi đang trình bày về mặt lý thuyết. Nhưng vấn đề cốt lõi trong ứng dụng vẫn là: Phong thủy là một môn khoa học ứng dụng - hệ quả của một hệ thống lý thuyết thống nhất - là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Do đó, trong ứng dụng cụ thể, vẫn rất nhiều phong thủy gia rất giỏi. Nếu họ ứng dụng những chiêu thức, phương pháp đúng với những di sản đích thực còn lại và không rơi vào khoảng sai lầm trong hệ thống lý thuyết của những di sản này - khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử. Đây cũng chính là lý do mà tôi luôn khuyên anh chị em nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt hay tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu tất cả các chiêu thức còn lưu truyền trong dân gian, các sách vở rải rác và tổng hợp đưa vào hệ thống với nguyên lý căn để: "Hậu thiên Lạc Việt phối Hà đồ". Một lý thuyết , nhân danh bất cứ một cái gì, tôn giáo, tín ngưỡng, khoa học...đều phải mô tả và giải thích một thực tại khách quan. Do đó, với một lý thuyết nhân danh khoa học còn phải thỏa mãn các tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học. Cho nên, khi xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là một lý thuyết phức hợp, đa ngành và chính là lý thuyết thống nhất khoa học - mà cả nhân loại đang mơ ước - thì nó phải thỏa mãn những tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học. Thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt và là một lý thuyết thống nhất khoa học tất yếu nó phải thỏa mãn tất cả những tiêu chí cho một lý thuyết khoa học và một lý thuyết thống nhất.
    1 like