• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 20/01/2015 in all areas

  1. Hố vuông một cạnh 1 m, sâu 1,2 m chứa đầy 93 kg mũi tên đồng. Ước tính khoảng gần một vạn chiếc. “Lúc đó là tháng 6.1959. Loại mũi tên dài nhất 11 cm. Loại ngắn nhất 6 cm. Chúng đều cấu tạo gồm ba bộ phận: đầu nhọn, trụ và chuôi cùng có mặt cắt ngang hình tam giác. Ðầu mũi tên có mặt cắt hình tam giác với rìa cạnh thẳng hoặc hơi cong vồng ra”, TS Lại Văn Tới - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh thành nhớ lại. Số tên này được xếp thành từng nhóm, cùng hoặc ngược chiều nhau rất ngay ngắn trong hố. Loại mũi tên đồng này cũng được phát hiện nhiều ở khu vực các di chỉ khảo cổ và xóm làng của Cổ Loa. Từ Bãi Mèn, Ðồng Vông, Ðường Thụt, Ðường Mây, Ðình Tràng đến Xóm Nhồi, Xóm Hương, Xóm Gà, Xóm Mít, Xóm Vang. TS Tới cho biết đây là loại mũi tên đặc trưng của vùng Cổ Loa vào cuối thời đại đồng thau - sơ kỳ thời đại đồ sắt. Các nhà khoa học cũng đặt tên chúng là “Mũi tên đồng Cổ Loa”. Các nhà nghiên cứu khi đó cũng đã có ý giải ảo cho truyền thuyết về nỏ thần “chỉ núi thì núi tan, chỉ ngàn thì ngàn cháy”. Kho tên đồng Cầu Vực khiến họ tin rằng bên trong truyền thuyết về An Dương Vương là một cốt lõi lịch sử chân thật. “Kho mũi tên đồng Cầu Vực có tới hàng vạn chiếc, không thể là của một công xã đúc để trang bị cho dân binh của công xã mình. Nó phải được đúc ra từ một quan xưởng, một lò đúc do một tổ chức có tiềm lực to lớn sản xuất để trang bị cho một lực lượng phòng vệ to lớn và được sử dụng cho loại vũ khí có tính năng cao như nỏ máy bắn ra một lúc đồng thời nhiều mũi tên. Truyền thuyết về nỏ thần của An Dương Vương, về tướng tài cung nỏ Cao Lỗ hẳn không phải đơn thuần chỉ là trí tưởng tượng của người xưa”, nhà nghiên cứu Chử Văn Tần viết trong cuốn Văn hóa Đông Sơn ở VN. Tuy nhiên, theo TS Lại Văn Tới, vẫn có những phản biện khác. Họ cho rằng vào thời điểm thế kỷ 3 - 2 trước Công nguyên, nhiều nơi trong khu vực và trên thế giới đã đúc được mũi tên các loại cùng nhiều đồ đồng khác. Chính vì thế mà họ nghi ngờ việc luyện - đúc mũi tên đồng của An Dương Vương tại Cổ Loa. Đó có thể chỉ là tên mang từ nơi khác đến. ] Hệ thống lò đúc, xưởng đúc lớn Chưa có gì chắc chắn mũi tên đồng Cổ Loa được đúc ở chính nơi đây, do những bàn tay tài khéo của đất này. Phải đến những cuộc khai quật 2004 - 2007, một tình tiết mới phát sinh đã làm thay đổi nhận thức về nỏ thần. “Chúng tôi đã tìm thấy hệ thống dấu tích lò đúc mũi tên đồng Cổ Loa”, TS Lại Văn Tới nói. Các lò được phát hiện còn xác định được cả nơi đặt ống dẫn gió, than tro. Ðặc biệt, trong những khu vực xuất lộ những lò nung, có vô vàn những mang khuôn bằng đá, cho thấy vật đúc là mũi tên đồng giống với mũi tên đã phát hiện được ở Cầu Vực và nhiều nơi khác ở Cổ Loa. Cùng với mang khuôn nguyên vẹn, còn phát hiện được nhiều mang khuôn vỡ, phác vật khuôn, phế vật, phế thải bỏ lại trong quá trình làm khuôn và nhiều đá nguyên liệu chế tạo khuôn. Ông Tới cho biết, cùng bình diện với lò đúc, khuôn, mảnh nồi nấu đồng, xỉ đồng là nhiều mũi tên đồng. “Phát hiện hệ thống dấu tích các lò đúc và những vật liệu liên quan đến kỹ thuật đúc mũi tên đồng ba cạnh ở Ðền Thượng (Cổ Loa) là chứng cứ vật chất khẳng định chắc chắn việc đúc mũi tên của An Dương Vương tại kinh đô Cổ Loa”, ông Tới cho biết. Vị trí tìm ra lò đúc cũng cho thấy việc đúc mũi tên là một “bí mật quân sự”. Điều này khá hợp lý vì nguyên liệu đồng vào thời đó còn vô cùng quý hiếm. Chưa kể, theo ông Tới, mũi tên đồng lúc bấy giờ chính là loại vũ khí tân tiến, lợi hại. “Việc chọn góc tây nam của thành Nội Cổ Loa - nơi gần các cung điện, lầu các của hoàng gia triều An Dương Vương đã phản ánh được mức độ quan trọng của xưởng đúc”, ông Tới phân tích. Hệ thống dấu tích còn lại cho thấy có khá nhiều lò đúc. Lượng khuôn còn lại cũng lên tới hàng trăm chiếc. Cộng thêm sản phẩm của lò là hàng vạn mũi tên đồng đã phát hiện được ở Cầu Vực và khắp vùng Cổ Loa cho thấy đây là xưởng đúc lớn, được tổ chức, quản lý chặt chẽ của nhà nước và là quan xưởng. “Mũi tên đồng là câu chuyện của văn hóa Đông Sơn. Nó cho thấy cốt lõi lịch sử về Cổ Loa - mảnh đất được An Dương Vương chọn định đô, xây thành”, ông Tới nói. Trinh Nguyễn ==================== Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Sự kiện phát hiện ra những lò đúc đồng ở Cổ Loa đã có từ lâu, đã có nhiều bài báo đăng tải và cá nhân tôi đã có bài viết nhận xét về hiện tượng này. Nhưng đến hôm nay, Thanhnien Online lại tiếp tục đăng lên với lời khẳng định của những vị giáo sư tiến sĩ cho rằng: Đây chính là kinh đô của An Dương Vương. Mặc dù xem hết bài báo, chẳng hề có một dấu chứng nào chứng tỏ điều này. Tất cả đều là sự suy diễn đơn điệu và hoàn toàn chủ quan của họ. Nhưng tại sao chỉ với những mũi tên đồng, mà họ khăng khăng xác định Cổ Loa chính là Loa thành của An Dương Vương? Bởi vì, những luận điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến xác định "Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai" với những người dân "Ở trần đóng khố" và địa bàn hoạt đông chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc Bộ" của họ . Do đó, họ phải lợi dụng một cách cực kỳ vô lý những yếu tố gần gũi, mặc dù hoàn toàn không phải là chứng cứ tối thiểu nhân danh khoa học để bảo vệ luận điểm của họ. Họ chỉ có hai yếu tố: Địa danh Cổ Loa có liên hệ với truyền thuyết An Dương Vương xây thành Ốc (Loa thành), trùng hợp bởi chữ "Loa" và những mũi tên đồng đào được ở đây. Cũng chính từ những luận điểm này, họ cũng trắng trợn xác định các vua Hùng đóng đô ở Phú Thọ. Mặc dù cho đến ngày hôm nay, họ không hề có một văn bản lịch sử nào và bằng chứng khảo cổ nào để có thể liên hệ với luận điểm của họ về kinh đô của vua Hùng.Tôi đã nhiều lần xác định trên diễn đàn rằng: Luận điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến không hề mảy may đáp ứng được một yếu tố nào trong tiêu chí khoa học nói trên. Một thí dụ là chính ngay bài viết đăng trên Thanh Niên Online, mà tôi trình bày với quý vị và anh chị em quan tâm ngay trong bài viết này. Xin xem dẫn chứng sau đây: Ở trên họ viết: Nhưng ngay cuối bài thì cái "quan xưởng" lập tức đã trở thành "kinh độ của An Dương Vương" mà không hề có một bằng chứng liên hệ tối thiểu?! Đấy là một thí dụ. Tính thiếu nhất quán trong lập luận phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt còn thể hiện ở sự dẫn chứng tư liệu. Những người có quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử coi cuốn Việt sử lược là một bản văn cổ quan trọng, khi họ dẫn chứng rằng - Đại ý: "Vào thời Trang Vương nhà Chu, ở bộ Phong Châu có người tự xưng là Hùng Vương, dùng ảo thuật chinh phục các bộ lạc". Họ ca ngợi cuốn Việt sử lược là một tài liệu tuy không phải chính sử nhưng có những dữ liệu lịch sử tin cậy được và xác định "Thời Hùng Vương chỉ vào khoảng thế kỷ thứ VII BC" và xác định luôn: "Phong Châu là Phú Thọ hiện nay" (mặc dù chẳng có một văn bản lịch sử hoặc di vật khảo cổ nào chứng minh được điều đó). Nhưng cũng ngay trong cuốn Việt sử lược - được coi là tài liệu lịch sử đáng tin cậy của họ, lại có đoạn viết - Đại ý: "Việt Vương Câu Tiễn sai sứ sang đề nghị Hùng Vương cùng hợp tác để chinh phục trung nguyên, nhưng bị Hùng Vương từ chối". Nhưng họ đi gam lờ chi tiết này và nhiều chi tiết khác, cũng ngay trong cuốn Việt sử lược. Tính cắt trích những dẫn chứng trong tư liệu, để minh chứng một cách có lợi cho luận điểm chủ quan của họ, phải chăng là một phương pháp có "cơ sở khoa học"? Gần đây trên BBC đăng tải một bài viết của một học giả Việt kiều, cho rằng: "Khái niệm văn hiến mà người Việt tự hào là do vua nhà Minh ban tặng cho nước Việt trong câu 'Văn hiến chi bang'". Thật đáng tiếc cho tầm tư duy của tác giả này, ngay cả khái niệm "văn hóa" thì tất cả tri thức của nền văn minh hiện đại cũng chưa có một định nghĩa thống nhất. Trong tiếng Anh không hề có khái niệm "văn hiến". Vậy từ văn hiến của ông vua nhà Minh đó từ đâu mà ra? Khi mà trong suốt cả lịch sử văn minh Hán cũng không hề có một triều đại nào tự xưng là văn hiến ở những văn bản cấp quốc gia. Có thể nói, những luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt được phát ngôn ầm ĩ và rất phổ biến, trên cả truyền thông quốc tế, nhưng lại không hề có một "cơ sở khoa học" nào. Nhưng ngược lại, tiếng nói của những nhà nghiên cứu chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến rất hiếm hoi, gần như không có chỗ đứng trong truyền thông cả trong nước và quốc tế. Phải chăng đó là sự thể hiện luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt được cái gọi là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới công nhận", cho nên, ngay cả truyền thông của những nước như Anh Quốc trên BBC - vốn tự nhận là khách quan và dân chủ, tự do, cũng chỉ đăng tải một chiều luận điểm của họ? Có thể nói: Tất cả những lập luận phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử đều hoàn toàn phản khoa học và là một sự phủ nhận trơ tráo nhất trong lịch sử khoa học của cả một nền văn minh. Hậu quả của sự phủ nhận chân lý một cách trơ tráo này sẽ như thế nào thì xin dẫn chứng lời của một nhà khoa học vật lý lý thuyết hàng đầu của nền văn minh hiện nay là ngài SW Hawking (Chứ không phải hàng đầu Việt Nam là giáo sư Nguyễn Văn Trọng với luận điểm nổi tiếng: Lý thuyết khoa học hiện đại không cần tính hợp lý và đặt vấn đề cho tôi nghiên cứu nhằm mục đích gì?) - đại ý: "Trong tương lai, nhân loại phải đi tìm hành tinh khác để ở". Đã có những lời khuyên tôi không nên tiếp tục công việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và chú ý tuổi thọ và sức khỏe, nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống và xe cộ. Tôi nghĩ rằng: không chỉ riêng ăn uống và xe cộ, có thể rất nhiều trạng thái làm con người có thể tổn thọ ngoài ý muốn. Năm tới tôi đã 67 tuổi và chỉ là một cá nhân không địa vị xã hội, không bằng cấp để khoe trong các bài viết, không lề trái lề phải, không ở trên ở dưới, không có lợi ích nào trong các quyền lợi của các mà báo chí gọi là "nhóm lợi ích". Tôi chỉ nhân danh khoa học để xác định chân lý, một cách chính danh, khi "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học quốc tế" tự vỗ ngực là nhân danh khoa học để phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt. Việc chứng minh nhân danh khoa học một cách chính danh của tôi lại hân hạnh được biết có "hai thằng nhìn vào trong nhà đã hai ngày hôm nay và có khả năng truy sát sư phụ" của Trung Nhân, cho thấy rất rõ rằng: "Sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt hoàn toàn không phải vì mục đích khoa học. Nó là một âm mưu chính trị quốc tế"(*). Tôi đã xác định trên diễn đàn lyhocdongphuong từ lâu, rằng: "Nếu tôi xác định sự phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử là một âm mưu chính trị phi khoa học thì tôi sẽ ngưng ngay việc chứng minh của tôi. Bởi vậy, nếu tôi ngưng, hoặc chết nên không thể tiếp tục công việc thì đây chính là một âm mưu chính trị". Có thể ngưng được chưa nhỉ? Rất tiếc, dù tôi ngưng hay tiếp tục thì những quy luật vũ trụ vẫn tiếp tục tương tác và quyết định số phận của nền văn minh này. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?". ==================== * Ngày xưa, khi còn sinh hoạt ở tuvilyso.com, khoảng 2004 - 2005, có một cô có nick "nanghoa" có PM cho tôi, đại ý: "Em có những ông thầy tâm linh, là cố vấn cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ. Em có hỏi về việc này của anh. Các ông ấy nói: chính phủ Hoa Kỳ biết rất rõ Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, nhưng họ im lặng vì lý do chinh trị". nanghoa khuyên tôi nên giả vờ thua trong lập luận và nên rút lui khỏi công việc của tôi. Tôi cảm ơn nàng vì lời khuyên chân thành. Đến bây giờ tôi vẫn tin vào sự chân thành của nanghoa. Nhưng tôi vẫn tiếp tục công việc của mình và chỉ rút lui khỏi tuvilyso.com khi chương mục minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi bị khóa.
    4 likes
  2. "Các cuộc tấn công mới vào Mỹ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian" Thứ Ba, 20/01/2015 - 09:34 Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 19/1, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (ảnh) đã đưa ra nhận định rằng các cuộc tấn công mới nhằm vào nước Mỹ sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. >> "Một loạt mối đe dọa sắp xảy ra" tại châu Âu Phát biểu trong một chương trình truyền hình Mỹ, ông Panetta nói: “Tôi cho rằng chúng (những kẻ khủng bố) sẽ tổ chức các cuộc tấn công trên lãnh thổ Mỹ, bây giờ chỉ còn là vấn đề thời gian." Ông Panetta cho rằng chính quyền Washington phải nhận thức được rằng nước Mỹ có thể sẽ xếp thứ tự tiếp theo trong danh sách các mục tiêu khủng bố. Ông nói: "Chúng ta phải chuẩn bị để đối phó với điều này"./. Theo (Vietnam+) ================== Trong "Lời tiên tri Giáp Ngọ 2014" Lão Gàn đã phán nước Mỹ sẽ bị khủng bổ, nhưng thiệt hại là không đáng kể, hoặc sẽ ngăn chặn được. Cũng trong năm Giáp Ngọ 2014, lão cũng phủ nhận lời tiên tri của nữ chiêm tinh gia nổi tiếng người Ai Cập về vấn đề động đất hủy diệt nước Mỹ (*) và tổng thống Obama là tổng thống cuối cùng của nước Mỹ. Nhưng đấy là năm Giáp Ngọ 2014. Còn bây giờ sắp sang năm Ất Mùi 2015. Năm tới - Ất Mùi 2015 - Lão Gàn sẽ tiên tri như thế nào đây? Chưa lên quẻ. Nhưng có điều lão Gàn biết chắc rằng nó sẽ tùy thuộc vào sức mạnh của những quy luật vũ trụ sẽ có tính quyết định, mà chỉ có Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn của nền văn minh Đông phương biết rõ điều này. ================== * Không chỉ chiêm tinh gia này, mà cả Notradamus và cả một nhà khoa học Hoa Kỳ cũng từng đoán về động đất hủy diệt bang California. Nhưng đều bị lão Gàn phủ nhận.
    3 likes
  3. Nhà khoa học Úc bắt được tín hiệu vô tuyến ngoài hành tinh Nguyễn Hường 20/01/15 16:28 Thảo luận (0) (GDVN) - Một nhóm nhà khoa học Úc đã trở thành những người đầu tiên bắt được tín hiệu vô tuyến ngoài hành tinh. "Người ngoài hành tinh là có thật" Video: Hé lộ nguyên nhân hình thành hố khổng lồ bí ẩn ở Siberia Video: UFO xuất hiện khi lính Mỹ tấn công căn cứ Taliban ở Afghanistan Yahoo News hôm 20.1 đưa tin, một nhóm nhà khoa học Úc đã trở thành những người đầu tiên bắt được tín hiệu vô tuyến ngoài hành tinh khi nó bay sượt trong không gian. Nhà nghiên cứu Emily Petroff. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Swinburne ở Melbourne dẫn đầu bởi Emily Petroff tin rằng thành tựu này sẽ giúp các nhà thiên văn hiểu được các hiện tượng vũ trụ mà còn khiến giới khoa học bối rối. Petroff nói với News Corp rằng tín hiệu trên chỉ kéo dài trong khoảng thời gian rất ngắn, như một cái chớp mắt. Điều này đã khiến phát hiện trở nên rất thú vị. Các nhà khoa học cho biết, nguồn gốc của tín hiệu trên vẫn chưa rõ ràng, nhưng các chuyên gia tin rằng nó có quy mô rất lớn như một cơn hồng thủy và ở cách khoảng 5,5 tỉ năm ánh sáng. Tờ New Scientist cho rằng đó có thể là tiếng động phát ra từ một ngôi sao phát nổ. Petroff cho rằng có hai cách lý giải cho hiện tượng này. Nó có thể được tạo ra bởi một vụ nổ của một ngôi sao trong một thiên hà khác, hoặc có thể là năng lượng phát ra từ một ngôi sao neutron. Tín hiệu trên được thu thập bởi trạm quan sát Parkes Telescope ở New South Wales. ================= Thưa bà Emily Petroff. Tôi là một Phật tử, Đức Phật đã dạy: "Ở biển Đông có một con rùa thần. Cứ 4000 năm lại nổi lên mặt nước một lần. Trên mặt biển có một khúc gỗ trôi lênh đênh. Trên mặt gỗ có một cái lỗ vừa bằng đầu con rùa chui lọt. Khi nào con rùa nổi lên mà đầu nó chui lọt vào cái lỗ đó thì con người mới xuất hiện". Đức Phật mô tả xác xuất cho một con người sinh ra trên trái Đất này khó khăn như thế nào, để con người yêu cuộc sống của mình. Đấy là sự sống của con người. Còn sự sống đầu tiên trong vũ trụ này xuất hiện với xác xuất chắc chắn còn khó khăn hơn nhiều. Tôi không căn cứ vào lời dạy của Đức Phật để làm luận cứ chứng minh cho luận điểm của mình. Mà đó chỉ là sự hướng dẫn tôi suy nghiệm và với những hiểu biết của tôi về Lý học Đông phương với kiến thức của khoa học hiện đại, tôi có thể chứng minh với bà theo đúng tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng, rằng: "Không thể có sự sống ngoài trái Đất". Để xác định được điều này, tôi cần mô tả toàn bộ sự hình thành vũ trụ cho đến khi xác định một thời điểm ảo giả thiết sự sống bắt đầu trên Địa cầu và là duy nhất trong vũ trụ.
    2 likes
  4. Có rất nhiều người thắc mắc /về cái tên họ của mình có liên quan đến phần số của mình không ? phương pháp thần số học của Tây phương dựa vào những con số đã định cho một mẫu tự /cấu thành tên họ có thể tiên đoán được /nhân cách tính tình /công việc năng khiếu /tình cảm của con người dính liền với cái tên thật của mình do cha mẹ đặt ra .Vấn đề nầy có thể giúp bạn giải thích những thắc mắc ở đây /Nếu bạn cho biết tên thật của mình !
    1 like
  5. Người Châu âu cho rằng mình có quyền tự do ngôn luận, cũng ok thôi, nhưng mà tự do ngôn luận nhu thế nào ? và ở mức độ nào ? giới hạn của sự tự do này nằm ở đâu? . . . Việc các bạn phỉ báng nhà tiên tri Muhammad hay chế nhạo Thánh Allah, đã làm những người theo đạo Hồi tức giận, là điều tất yếu. Nếu người ta đem Chúa Jesu ra làm trò cười trên báo chí thì sao? có lẽ cả Châu âu nổi giận và . . . Cái chính là các bạn tự cho rằng dân tộc mình hơn người khác, đất nước mình giàu có hơn nước khác, nên có những suy nghĩ bề trên mà thôi. Mong cho hòa bình và thịnh vượng đến cho mọi người.
    1 like
  6. Dân chủ và tự do ngôn luận 20/01/2015 04:32 Trong bài viết độc quyền cho Thanh Niên, học giả nổi tiếng Ian Buruma đưa ra kiến giải về những tranh cãi xung quanh tự do ngôn luận sau vụ tấn công ở Pháp vừa qua. Người đứng đầu chính quyền Chechnya Ramzan Kadyrov phát biểu tại cuộc biểu tình phản đối Charlie Hebdongày 19.1 - Ảnh: AFP Cách đây hơn 10 năm, nhà làm phim Hà Lan Theo Van Gogh bị một phần tử Hồi giáo cực đoan bắn chết ngay trên đường phố Amsterdam. Cũng giống như các họa sĩ châm biếm của Charlie Hebdo, Van Gogh là một kẻ “chuyên khích bác”, một nghệ sĩ dám phá vỡ mọi điều cấm kỵ và thách thức các chuẩn mực đạo đức.Khi bài bác Do Thái là một “trọng tội” tại châu Âu sau Thế chiến 2, Van Gogh tung ra những tác phẩm giễu nhại gây sốc về phòng hơi ngạt và trại tập trung. Khi chúng ta được bảo phải tôn trọng đạo Hồi, ông ta chế nhạo Thánh Allah và cả tiên tri Muhammad, giống hệt những gì Charlie Hebdo đã làm. Theo tôi, một trong những mục đích của Van Gogh hay Charlie Hebdo là thử xem giới hạn về tự do ngôn luận có thể bị kéo căng tới mức nào, cả về pháp lý lẫn xã hội. Rốt cuộc thì bất chấp những tuyên bố có phần lên gân và kích động sau các vụ giết người ghê rợn ở Pháp, tự do ngôn luận không phải là điều tuyệt đối. Thực chất, hầu như mọi quốc gia châu Âu, kể cả Pháp, đều có luật chống các phát ngôn kích động thù hận. Rõ ràng, tự do ngôn luận chỉ mang tính tương đối. Thẩm phán hay chính trị gia không thể có những phát ngôn như nhà văn hay nghệ sĩ. Có những ngôn từ nếu người Mỹ gốc Phi nói với nhau thì không sao nhưng sẽ “có chuyện” nếu chúng phát ra từ miệng người da trắng. Những quy tắc cơ bản của phép lịch sự đã tạo ra rào cản trong xã hội chống lại việc nói bất cứ điều gì mình muốn. Dĩ nhiên, trong các xã hội dân chủ lành mạnh phải luôn có không gian tồn tại cho những tiếng nói khác biệt, cho những người dám thách thức các khuôn mẫu có sẵn và bạo lực là cách phản ứng không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đánh đồng Theo Van Gogh hay Charlie Hebdo với “nền dân chủ” và “nền văn minh phương Tây” thì lại quá khiên cưỡng. Nói vậy thì chẳng khác nào tuyên bố al-Qaeda là đại diện cho nền văn minh phương Đông hoặc Hồi giáo. Hoặc nhìn theo góc khác thì văn hóa xúc phạm và khiêu khích đã đi ngược lại phương thức vận hành của hệ thống dân chủ. Dân chủ, dù ở phương Tây hay bất cứ nơi nào khác, đều dựa trên nền tảng là sự sẵn sàng thỏa hiệp để giải quyết các xung đột lợi ích một cách hòa bình trong khuôn khổ thượng tôn pháp luật. Để dân chủ hoạt động, mọi người cần phải sẵn sàng cho và nhận. Điều này cũng có nghĩa là trong một xã hội văn minh, chúng ta đồng ý sống chung với sự khác biệt. Một điều kiện tiên quyết khác là xã hội dân chủ không thể chấp nhận việc dùng bạo lực để áp đặt quan điểm, dù là nhân danh tôn giáo, chính trị, hoặc cả hai. Bên cạnh đó, theo tôi, một trong những giá trị mà các thế lực thù địch, bao gồm cả những tổ chức Hồi giáo cực đoan, muốn đạp đổ nhất là khả năng thỏa hiệp, đối thoại và thích nghi của xã hội dân chủ. Điều chúng hướng tới còn là lôi kéo thêm càng nhiều người gia nhập càng tốt. Vì thế, trong bầu không khí căng thẳng hiện nay, nếu cộng đồng Hồi giáo ở châu Âu càng cảm thấy bị chối bỏ, kỳ thị và vây hãm thì họ càng có xu hướng ngả về phe cực đoan. Nếu chúng ta có thể chấp nhận và đối xử bình đẳng với những người Hồi giáo yêu chuộng hòa bình, tuân thủ pháp luật (nói rộng ra là chấp nhận sự đa dạng và khác biệt) thì nền dân chủ của chúng ta sẽ càng được củng cố mạnh mẽ hơn. (Danh Toại lược dịch) © Project Syndicate Ian Buruma ======================= Ở cõi Hậu thiên này mọi thứ đều chỉ có tính tương đối thôi. Mọi việc đều có cái giá của nó làm giới hạn, kể cả tự do, dân chủ. Vấn đề là cái giới hạn đến đâu. Tự do tuyệt đối hay là sự giải thoát cuối cùng chỉ có ở thể bản nguyên của vũ trụ. Bài viết này chỉ nêu những mối liên hệ giữa các hiện tượng một cách xuất sắc, nhưng không có kết luận cuối cùng.
    1 like
  7. Lá số giờ Tỵ. Năm Mùi tốt cho công việc nếu còn đi làm cho công sở hay công ty sẽ được lên lương hay thăng chức. Năm Mùi sẽ có thai nếu sanh trong năm sẽ là gái hơn là trai, nếu qua năm sanh sẽ là trai .
    1 like
  8. Trái Đất tới ngưỡng "nguy hiểm" đối với sự sinh tồn của loài người (TTXVN/Vietnam+) lúc : 16/01/15 16:46 Hình minh họa. (Nguồn: vivensconsulting.com) Trái Đất đang dần trở nên nguy hiểm đối với sự sinh tồn của loài người, trong khi chính con người cùng với những hoạt động của mình đã góp phần rất lớn dẫn tới tình trạng này. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 15/1. Một nhóm gồm 19 chuyên gia quốc tế đã tiến hành khảo sát 9 giới hạn đánh giá mức độ an toàn của Trái Đất đối với sự sinh tồn của loài người theo một báo cáo công bố năm 2009. Trong tổng số 9 tiêu chí đánh giá thì có 4 tiêu chí, bao gồm biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, sự thay đổi trong các hoạt động sử dụng tài nguyên đất và ô nhiễm môi sinh do lạm dụng phân bón - đều đã vượt ngưỡng an toàn. Đặc biệt, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học do số loài tuyệt chủng vượt quá ngưỡng cho phép là 2 tiêu chí trọng tâm bởi nếu một trong hai yếu tố này vượt giới hạn nghiêm trọng trong thời gian dài có thể khiến Trái Đất rơi vào một trạng thái hoàn toàn mới. Kết quả nghiên cứu chỉ ra thực tế đáng báo động. Trong khi lượng khí CO2 trong bầu không khí ở mức 350ppm được coi là an toàn thì trên thực tế nó đã lên tới mức 397ppm, còn tỷ lệ các loài sinh vật tuyệt chủng do ô nhiễm hoặc nạn phá rừng cao hơn 10 đến 100 lần giới hạn an toàn cho phép. Các tiêu chí khác như sử dụng tài nguyên nước, mức độ axít môi trường đại dương và mức độ thoái hóa tầng ozone đều đang còn trong giới hạn an toàn. Các chuyên gia nhận định chính loài người đang làm cho môi trường sống của mình trở nên khắc nghiệt hơn, hủy hoại mọi nỗ lực giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhóm chuyên gia cũng báo động về tình trạng phá rừng và ô nhiễm môi trường do nitơ và phốtpho có trong phân bón gây ra. Nghiên cứu mới này sẽ được Liên hợp quốc lấy làm căn cứ khi xây dựng các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ nhằm giúp loài người cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường./. ===================== Lý học Việt, cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương với thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, luôn xác định sự hòa nhập giữa con người với thiên nhiên. Hoa Kỳ là một quốc gia có tổ chức xã hội tốt nhất hành tinh với những điều luật bảo vệ môi trường khá chi tiết. Nhưng những điều luật bảo vệ môi trường từ thời Hùng Vương còn sâu sắc hơn nhiều. Những dấu ấn còn lại của những điều luật, hay quy định của thời Hùng Vương còn tính đến cả chu kỳ sinh trưởng của từng loài để ra điều kiện săn bắt thích hợp. Mặc dù thời đó, môi trường thiên nhiên từ hàng ngàn năm trước còn thanh khiết hơn bây giờ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tôi xác định rằng" Thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là cứu cánh cho tương lai của nền văn minh này". Đời người có 100 năm, cho nên đến khi trái Đất bị hủy diệt, hoặc nền văn minh bị xóa sổ thì không phải mối quan tâm của họ. Sự đe dọa của Ngày Tân Thế 21. 12 .2012 ầm ĩ như vậy, nhưng mọi chuyện vẫn bình thường. Huống chi sự ô nhiễm môi trường có lẽ cũng chỉ quan trọng với những người có trách nhiệm và có tầm nhìn xuyên thế kỷ.
    1 like
  9. Người Việt có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, chứ không chỉ thờ Phật - xin lưu ý tôi là một Phật tử - Vậy nếu thờ Chúa, Đức Ala, Tam tòa Thánh Mẫu, rồi thờ đủ thứ tín ngưỡng khác thì bàn thờ sẽ như thế nào? Phong thủy là một ngành khoa học, phi tôn giáo tín ngưỡng, cho nên không nên nhầm lẫn giữa nghi lễ và các phương pháp ứng dụng của phong thủy. Nhà đủ ăn đủ mặc thì ban thờ có thể lớn, sơn son thiếp vàng...còn nhà nghèo thì sao? Bởi vậy, tôi xác định tâm thành là chính. Ngày xưa vào thời kháng chiến chống Pháp, dân làng chạy loạn, mang theo bài vị tổ tiên (Đơn giản), đến ngày giỗ thì ở đâu cúng đó. Nghi lễ cần đơn giản phù hợp và mang tính phổ biến. "Trí thì cao siêu, Lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước Trời, thấp là bắt chước Đất". Đó là tinh thần của Việt Dịch. Nhà tôi thờ Mẫu Thoải (Thủy), tôi cũng chỉ đặt lên nóc tủ với một bát nhang. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi rất thành tâm.
    1 like
  10. ================= Sự tương đồng giữa hai huyền thoại Việt - Myanma... Myanmar săn lùng quả chuông khổng lồ huyền thoại theo Lao động 23/08/2014 14:05 Chuông Dhammazedi từng nằm ở chùa vàng Shwedagon trước khi nó bị cướp đi. Một lịch sử đầy bão tố Truyền thuyết và cả các tài liệu lịch sử cổ nói rằng chuông Dhammazedi được đặt theo tên vị vua trị vì Vương quốc Hanthawaddy từ năm 1471 tới năm 1492. Là một tín đồ Phật giáo sùng đạo, Dhammazedi đã cho đúc cái chuông vào năm 1490 để tặng chùa Shwedagon - ngôi chùa thiêng nhất Myanmar. Được làm từ 290 tấn vàng, bạc, đồng và thiếc, chuông này đã nặng gấp đôi Chuông may mắn ở Trung Quốc, nặng 116 tấn và giữ kỷ lục thế giới kể từ khi nó được đúc xong. 100 năm sau khi chuông Dhammazedi được đúc, sự tồn tại của nó đã được xác nhận trong nhật ký của Gaspero Balbi - một người buôn kim hoàn tới Myanmar từ Venice, Italia. Ông đã ghé thăm chùa Shwedagon và viết trong nhật ký rằng cái chuông có kích cỡ rất lớn, chứa nhiều chữ mà ông không thể hiểu nổi. Chuông nằm yên tại chùa Shwedagon cho tới năm 1608, khi lãnh đạo vùng đất Thanlyin gần đó quyết định rằng, ông ta sẽ dùng cái chuông cho mục đích mới. Thời đó Thanlyin đang nằm dưới sự kiểm soát của tay lính đánh thuê Filipe de Brito e Nicote - người gốc Bồ Đào Nha. Nhân vật này đã lãnh đạo quân đội Rakhine thiểu số cướp phá Thanlyin và Bago - thủ đô Hạ Myanmar. De Brito (được biết tới ở Myanmar với tên Nga Zinga) đã bị dân địa phương căm ghét do đun chảy nhiều quả chuông để đúc đại bác gắn trên các chiến hạm của ông ta. Tuy nhiên chính quyết định đánh cướp chuông Dhammazedi phục vụ việc đúc đại bác đã khiến tên tuổi nhân vật này bị lưu truyền mãi ở Myanmar. Sau khi cướp chuông thành công, De Brito đã dùng voi và lao động cưỡng bức để đưa chuông tới sông Yangon. Tiếp đó chuông được đặt lên tàu để đi tới Thanlyin. Tuy nhiên kế hoạch của De Brito đã không thành khi tàu bị vỡ trước sức nặng của chuông, khiến báu vật khổng lồ chìm xuống đáy sông. 5 năm sau sự kiện, vua Anaukpetlun thuộc triều Taungoo đã chiếm lại Thanlyin. Anaukpetlun sau đó đã hạ lệnh dùng cọc xuyên qua người De Brito - hình phạt dành cho việc ông ta đã cướp phá các ngôi chùa Phật giáo. De Brito chết nhưng câu chuyện ông ta cướp chuông Dhammazedi vẫn được lưu truyền sau 4 thế kỷ, ám ảnh người Myanmar và một bộ phận không nhỏ dư luận thế giới. Các thợ lặn tham gia hoạt động tìm chuông chỉ sử dụng phương tiện rất thô sơ và nhận sự chỉ dẫn của một nhà sư. Theo thời gian, quả chuông được so sánh với tích Chén Thánh trong Công giáo. Nhiều người tin rằng việc tìm thấy cái chuông sẽ giúp Myanmar thoát khỏi vị trí một trong những nước nghèo nhất Châu Á hiện nay. Niềm tin rằng cái chuông gắn với định mệnh của dân tộc cũng dẫn tới nhiều nhiệm vụ tìm kiếm bất thành. Lời nguyền bí hiểm Cụ thể trong 25 năm qua, đã có tổng cộng 7 lần người ta tiến hành tìm kiếm quả chuông, sử dụng rất nhiều công nghệ hết sức hiện đại như rađa âm (sonar) quét đáy sông và thiết bị hỗ trợ lặn. Năm 2001, kế hoạch tìm kiếm chi tiết do Mike Hatcher và đội cộng sự của ông nêu ra còn tính tới việc dùng sonar cá nhân, kính nhìn đêm và thiết bị phát hiện hợp kim sulphate đồng để xác định vị trí quả chuông. Tuy nhiên nước sông quá đục, đáy sông quá nhiều bùn, dòng chảy xiết, nhiều xác tàu đắm và 4 thế kỷ thay đổi dòng chảy đã khiến việc tìm chuông trở thành nhiệm vụ bất khả thi. Việc không thể tìm thấy chuông đã khiến người ta kháo nhau rằng quả chuông được rắn thần Naga bảo vệ và có một lời nguyền hình thành quanh nó. Jim Blunt - một thợ lặn người Mỹ tới từ California - là một trong những nhân vật tin vào lời nguyền. Ông này từng hợp tác với chính quyền Myanmar để tìm chuông vào năm 1995. Chuông Tharawaddy Min hiện là quả chuông lớn nhất ở chùa Shwedagon, nhưng chỉ là một phần nhỏ so với Dhammazedi. “Vài thợ lặn đã chết khi tìm cái chuông huyền thoại, gồm 2 thợ lặn Hải quân Myanmar, những người đã bị mắc kẹt trong một xác tàu đắm và chết một cách thảm khốc” - Blunt kể với tờ The Independent của Anh. Trong khi đó, nhà văn kiêm sử gia U Chit San Win gần như đã dành cả đời để tìm chuông Dhammazedi và chính ông đã tổ chức vài cuộc sục sạo đáy sông Yangon. Ông cũng ghi lại nỗ lực của mình trong cuốn “Tìm kiếm chiếc chuông của vua Dhammazedi” xuất bản năm 1996. Trong cuốn sách, ông cho biết có một niềm tin cho rằng chuông Dhammazedi được ngạ quỷ bảo vệ. “Người ta nói quả chuông liên quan tới các ngạ quỷ và có tin đồn nó hay nổi lên vào dịp trăng rằm. Tôi còn nghe một số người nói rằng họ thấy chuông trôi trên sông vào các đêm trời sáng trăng” - ông viết. Dù không có chứng cứ nào cho thấy chuông Dhammazedi được quỷ bảo vệ, nhiều người vẫn chỉ vào việc con trai Nay Oo của U Chit San Win chết khi ông đang tìm chuông, là bằng chứng về việc có sự tồn tại của một lời nguyền bí hiểm. “Nay Oo là đứa con tôi yêu quý nhất. Khi mất cháu, người ta nói rằng đó là vì tôi dính lời nguyền của những con quỷ bảo vệ chuông. Tôi không mê tín, nhưng đã không muốn tiếp tục tìm chuông sau khi Nay Oo chết” - U Chit San Win chia sẻ. Một tin đồn khác nói rằng ngoài quả chuông, De Brito còn mang đi một hộp báu từ chùa Shwedagon. Khi xảy ra vụ chìm tàu, hộp báu này cũng đã chìm xuống sông. Do hộp báu này cũng được bảo vệ bởi các linh hồn nên việc tìm chuông càng gặp khó khăn lớn. Khi bắt tay vào hoạt động tìm kiếm chuông Dhammazedi hồi năm 2010, nhà làm phim người Australia Damien Lay có nghe nói về những lời nguyền. Tuy nhiên ông không ngán những tin đồn này, thậm chí còn khẳng định nó mang tới nét độc đáo, thú vị cho cuộc tìm kiếm chuông Dhammazedi. Nói từ Sydney với Hãng tin BBC, Lay cho biết ông đã tìm kiếm ở một vị trí khác xa các cuộc tìm kiếm trước đây. Lay và đội của ông đã tiến hành khảo sát nhiều đoạn sông rộng tới 6 km2 bằng sonar. Cả nhóm xác định được tổng cộng 14 xác tàu đắm trong cuộc tìm kiếm và 2 địa điểm nghi vấn cao, được cho là nơi chiếc chuông đã chìm xuống. “Chúng tôi có những dữ liệu vô cùng đặc biệt” - Lay nói, cho biết đã chuyển dữ liệu tới chính quyền Myanmar - “Chúc họ may mắn. Cái chuông cần phải được tìm thấy”. Chuông quý có tồn tại hay không? Được biết trong hoạt động tìm kiếm mới nhất, người ta sẽ sục sạo tại một khu vực là giao điểm của 3 con sông ở Myanmar, gồm có sông Yangon và Bago. Những người tổ chức tìm kiếm đã quyên được hơn 250.000USD và mỗi ngày hàng trăm người lại tụ tập tới hai bờ sông Bago để hóng tin. “Tôi không biết quả chuông nằm ở đâu, nhưng có đủ chứng cứ lịch sử cho thấy nó ở đó và chúng tôi phải tìm nó” - một nhân viên đường sắt đã về hưu nói với BBC, tay ông nắm chặt một tờ rơi về chuông Dhammazedi. Những người khác chăm chú theo dõi cuộc tìm kiếm qua ống nhòm. Kẻ hiếu kỳ thậm chí còn thuê tàu chạy ra gần khu vực tìm kiếm để có thể quan sát rõ hơn. “Tôi không thấy gì nhiều” - Htein Lin - một doanh nhân với nụ cười rộng rãi nói - “Nhưng nếu chúng tôi tìm thấy quả chuông, đất nước sẽ trở nên nổi tiếng thế giới. Đó là lý do vì sao tôi phấn khích thế. Tôi thực sự hy vọng họ sẽ tìm thấy quả chuông”. Nhưng nếu người ta hy vọng sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của công nghệ cao trong cuộc tìm kiếm mới này thì họ đã lầm. Ngoài một cái máy nạo vét đáy sông, một nhà thuyền và 2 chiếc thuyền gỗ, đội thợ lặn chẳng còn thiết bị nào khác. Họ cũng không dùng thiết bị định vị vệ tinh GPS hoặc các bản đồ đáy sông hiện đại mà tìm kiếm qua sự chỉ dẫn của một nhà sư có “năng lực ngoại cảm”, người ngồi trên nóc một con thuyền để điều phối hoạt động tìm kiếm. Từ xa, hoạt động tìm kiếm trông thật ngớ ngẩn. Các “thợ lặn” về cơ bản chỉ là những thanh niên mặc áo phông, đeo mặt nạ lặn rất đơn giản, miệng ngậm ống thở lao xuống đáy sông để tìm kiếm. Nước sông chảy rất xiết nên chỉ sau chừng 1 hoặc 2 phút, họ lại nổi lên và được người ta kéo trở lại thuyền, trước khi lặn xuống tiếp. Rõ ràng cuộc tìm kiếm đang dựa vào sức mạnh siêu nhiên thay vì khoa học. “Nếu chỉ dựa vào công nghệ hiện đại, chúng tôi sẽ gặp nhiều vấn đề hơn” - San Lin, lãnh đạo nhóm thực hiện hoạt động tìm chuông cho biết. Ông nói rằng do ngạ quỷ ngăn cản hoạt động tìm chuông nên nhóm đã phải tiến hành công việc theo một cách thức đầy màu sắc tâm linh. Với nhiều học giả Myanmar, cách tìm kiếm của San Lin và cộng sự khiến họ không khỏi thấy hổ thẹn. Dù có viết sách về yếu tố tâm linh và lời nguyền quanh chuông Dhammazedi, U Chit San Win vẫn cho rằng chỉ có thể tìm thấy quả chuông bằng công nghệ cao. Ông chỉ ra rằng năm ngoái, một đội tìm kiếm với ngân sách 10 triệu USD tới từ Singapore tuyên bố đã sẵn sàng. Nhưng nay họ vẫn chưa thể vào cuộc vì còn chờ sự phê chuẩn của chính quyền. Khi phóng viên BBC gặp U Chit San Win ở chùa Schwedagon, ông đã lôi ra nhiều tấm bản đồ, nói rằng do cả sông Yangon lẫn sông Bago đều thay đổi dòng chảy trong 400 năm qua nên cuộc tìm kiếm có thể đã diễn ra sai vị trí. Đáng ngại hơn, sau khi khảo cứu nhiều tác phẩm văn học, lịch sử Myanmar để tìm dấu tích về cái chuông huyền thoại, giờ ông đang rất nghi ngờ về sự tồn tại của nó. “Tôi thực sự hy vọng cái chuông này có thực vì nó sẽ khiến tôi rất tự hào về đất nước mình” - ông nói - “Nhưng nếu chúng ta nhìn vào 3 cuốn sách sử Myanmar được biết 200 năm sau khi chuông bị chìm, không cuốn nào nói về nó cả”. Không hề bị ảnh hưởng bởi những luồng ý kiến khác nhau đó, các thợ lặn của San Lin nói rằng họ sẽ tiếp tục hoạt động tìm kiếm trong vài tuần tới. Họ khẳng định bản thân chẳng hề nghi ngờ gì về việc chuông Dhammazedi huyền thoại đang nằm lẩn khuất đâu đó dưới đáy sông, chờ những người thực sự xứng đáng tới vớt nó lên. ================== Chắc quí vị xem bài viết này rất dễ nhận thấy sự tương đồng giữa hai huyền thoại Việt và Myanma liên quan đến một chiếc chuông huyền thoại. Trong "Sự tích Trâu Vàng Hồ Tây" cũng nói về một cái chuông bằng đồng đen khổng lồ, do hòa thượng Minh Không đúc vào triều Lý, nhưng sau đó phải vứt xuống Hồ Tây vì e rằng gây họa can qua, Do mỗi lần đánh chuông, vàng của cả thể giới sẽ tụ về nước Việt, theo truyền thuyết "Đồng đen là mẹ của vàng". Tính tương đồng thể hiện ở những điểm sau đây: 1/ Chuông có kích thước rất lớn thuộc hàng ngoại cỡ. 2/ Bằng kim loại quý, có giá trị cao. 3/ Đều bị quăng xuống nước. 4/ Chuông Việt bị quăng xuống nước vì sợ họa can qua, còn Myanma thì do bị chiến tranh, cướp nên chìm xuống nước. 5/ Chuông đều do lãnh đạo cấp cao đúc: Việt do Quốc Sư Nguyễn Minh Không, Myanma do vua đúc. Điều khác biệt là: 1/ Chuông Việt mang tính huyền thoại và có trước. Thời điểm xác định của chuông Việt cách chuông Myanma xấp xỉ 500 năm. 2/ Chuông Myanma có sau và mang tính hiện thực lịch sử. Tôi đưa bài này lên, nhằm mục đích so sánh để muốn lưu ý các vị học "giả" rằng: Đừng vì thấy nét tương đồng mà vội vã xác định một cách ngu dốt , nguồn gốc xuất xứ của văn hiến Việt. Thí dụ: bài viết cho rằng: Thánh Gióng có nguồn gốc Ân Độ. Có lẽ không cần phải phân tích sâu, qua bài viết này, bạn đọc cũng thấy rõ vấn đế.
    1 like
  11. 1 like