-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 17/01/2015 in Bài viết
-
Người Việt có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, chứ không chỉ thờ Phật - xin lưu ý tôi là một Phật tử - Vậy nếu thờ Chúa, Đức Ala, Tam tòa Thánh Mẫu, rồi thờ đủ thứ tín ngưỡng khác thì bàn thờ sẽ như thế nào? Phong thủy là một ngành khoa học, phi tôn giáo tín ngưỡng, cho nên không nên nhầm lẫn giữa nghi lễ và các phương pháp ứng dụng của phong thủy. Nhà đủ ăn đủ mặc thì ban thờ có thể lớn, sơn son thiếp vàng...còn nhà nghèo thì sao? Bởi vậy, tôi xác định tâm thành là chính. Ngày xưa vào thời kháng chiến chống Pháp, dân làng chạy loạn, mang theo bài vị tổ tiên (Đơn giản), đến ngày giỗ thì ở đâu cúng đó. Nghi lễ cần đơn giản phù hợp và mang tính phổ biến. "Trí thì cao siêu, Lễ thì khiêm hạ. Cao là bắt chước Trời, thấp là bắt chước Đất". Đó là tinh thần của Việt Dịch. Nhà tôi thờ Mẫu Thoải (Thủy), tôi cũng chỉ đặt lên nóc tủ với một bát nhang. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi rất thành tâm.3 likes
-
Bát hương, di ảnh đặt sai sẽ ảnh hưởng xấu đến gia chủ? Thứ Sáu, 16/01/2015 14:52:54 GMT+7 Theo phong thủy, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ, sắp xếp các đồ thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ... Bàn thờ cần phải đặt theo đúng hướng phù hợp với vận khí của gia chủ. Ảnh: T.L Trai bên trái, gái bên phải Theo ông Luyện Văn Dũng – một người am hiểu về phong tục cúng giỗ ở Yên Mỹ, Hưng Yên, một bàn thờ thường đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì ở giữa là bàn thờ thổ công, hội đồng gia tiên, còn hai bên thì đặt bát hương thờ bà tổ cô và bát hương thờ ông mãnh theo quan niệm “trai bên trái, gái bên phải”. Ảnh đặt cũng sắp xếp theo “trai bên trái, gái bên phải” và theo cấp bậc, mỗi bát hương để cách nhau khoảng 10cm. Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ là không đúng cách sẽ không tổ hợp được sức mạnh tâm linh. Ngoài ra, không thể để thờ hai họ nội và ngoại cùng bát hương bởi quan niệm trần sao âm vậy. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương (Hội Nghiên cứu Phát triển Khoa học Việt Nam - Đông Nam Á) tùy thuộc vào hoàn cảnh từng nhà mà đặt bàn thờ cũng như lập các bát hương, chứ không nên quá máy móc. “Điều quan trọng là cái tâm thành kính. Nhiều người cho rằng, không nên thờ chung họ nội và ngoại trong một bàn thờ nhưng theo tôi điều đó không sao cả bởi bàn thờ giống như một lịch sử của một dòng họ là để tưởng niệm, biết ơn với những người quá cố đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Hơn nữa, việc đặt vị trí bàn thờ là điều quan trọng rồi nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn phải luôn giữ cho bàn thờ phải luôn sạch sẽ, thường xuyên thắp hương để tưởng nhớ về tổ tiên và người đã khuất, bàn thờ thần tài cầu may”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói. Về vị trí đặt bàn thờ, ông Luyện Văn Dũng cho biết, theo tập tục của dân gian thì ban thờ gia tiên thường được đặt giữa gian nhà hướng ra mặt tiền. Tuy nhiên, việc đặt bàn thờ có một nguyên tắc là hướng về cái đẹp và tùy theo tuổi của gia chủ. Mỗi gia đình tùy theo hoàn cảnh rộng, hẹp, nhiều tầng hay nhiều phòng mà chọn chỗ đặt bàn thờ cho thích hợp nhưng phải hướng về cái đẹp: Thiên y, Sinh khí, Phúc đức hoặc Phục vị, chứ không được đặt bàn thờ hướng về cái xấu: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Họa hại, Lục sát. Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên. Với một gia đình riêng có nhiều tầng thì tầng trên cùng của tòa nhà đặt phòng thờ là hợp lý nhất. Nó không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng. Nếu không có không gian làm phòng thờ riêng có thể bố trí trong phòng khách, không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp. Việc đặt ban thờ ở tầng 1 cũng không sao, tuy nhiên cần tránh tầng trên không được kê giường ngủ, phòng vệ sinh… bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này. “Có phòng thờ riêng là tốt nhất bởi bàn thờ thuộc tĩnh không hợp với sự phô trương. Điều đó cũng sẽ tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ tổ tiên, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, dễ có gió thổi làm động bát hương”, ông Luyện Văn Dũng cho hay. Đồng quan điểm về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng, về mặt nghi lễ, bàn thờ cần đặt ở nơi cao ráo, trang trọng nhất; còn về phong thủy bàn thờ cần đảm bảo thêm yếu tố vượng khí tức cần thoáng khí, rộng rãi. Tốt nhất nên cân nhắc vị trí đặt bàn thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp. Với nhà chung cư, bàn thờ vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng, nhưng kín đáo và thống nhất về hình thức sao cho tương ứng với không gian căn hộ. Tượng Phật có được đặt cùng bàn thờ gia tiên? Theo ông Luyện Văn Dũng, việc đặt bàn thờ Phật cũng cần lưu ý nếu không sẽ không mang lại may mắn cho gia chủ. Nơi đặt bàn thờ Phật cần tránh: Không hướng ra nhà vệ sinh, không hướng ra cửa phòng, không hướng ra bàn ăn bởi vì Phật ưa thanh tịnh, giới sát tinh. Cúng Phật chỉ dùng hoa quả tươi, không được cúng tam sinh (một con ngan, một thủ lợn, một con gà hoặc cá là những thứ chỉ nhà trình đồng mở phủ mới cúng) như gia thần và gia tiên. Vì vậy, bàn thờ Phật phải đặt riêng, có thể là trước bàn thờ gia tiên và cao hơn bàn thờ gia tiên. Tranh, tượng Phật chỉ để khi có bàn thờ Phật, không nên để cùng với gia tiên để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo. Khi lau rửa, có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Bởi người xưa quan niệm như vậy là bất kính. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trên bàn thờ bắt buộc phải có bát hương, chân đèn, nước. Đồ bày trên bàn thờ quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, nước sạch. Bàn thờ bé chỉ nên đặt một bình hoa, không nhất thiết là hoa gì nhưng thường là cúc biểu hiện dương khí, hoa sen, hoa hồng, loa kèn… Không nên để quá nhiều hoa nhựa, bởi theo quan niệm đó là sự giả dối. Bàn thờ phải thoáng sạch, bình hoa, đĩa quả, đèn/nến đặt hai bên, chính giữa đặt chén nước để bát hương thần linh thoáng. Nước của bình hoa cũng chú ý nên thay thường xuyên. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh để từ tháng này qua tháng khác. Theo Hà My (Giadinh.net.vn)1 like
-
Bác Hải giải lá số cứ như đọc trước tương lai (chính xác 99,9% với chồng chị đấy e Sori (còn 0,1% bác dự báo ngửi mùi nước hoa lạ trên người chồng thì ko thấy đâu - có lẽ xóa dấu vết trước khi về nhà rồi ) - những việc tưởng như never có thể xảy ra nhưng lại đúng như lời dự báo của bác). Khâm phục bác lắm1 like
-
Chào em ! Về việc thờ phụng tại các gia đình tư gia thông thường chỉ nên dùng 01 ban thờ và 01 bát hương mà thôi không nên dùng nhiều bát hương sẽ gây ra rườm rà và phiền phức. Bởi thờ thì dễ giữ lễ thì khó. Tuy là một bát hương nhưng vẫn phụng thờ chung hương hỏa tổ đường và thần linh thổ đia......Khi lễ nghi vẫn thỉnh mời đầy đủ và thành kính là được. Hiện nay có một số gđ dùng 02 hoặc 03 bát hương để phân bậc. Điều này không sai nhưng dễ gặp phiền phức. Về việc mộ phần: Gđ em có thể quy tập các mộ nằm rải rắc các nơi về cùng một khu cho thuận tiện việc trông nom và tảo mộ. Điều này cũng có điều tốt và cũng có điều xấu. Nếu gặp khu đất tốt thì gia tăng thêm tốt và ngược lại. Lúc thịnh thì không sao lúc suy sẽ gặp nhiều biến cố dồn dập tới nhiều gia đình. Vì vậy em cần nhờ thầy có chuyên môn về lĩnh vực mộ phần giúp đỡ, xem thấy ngôi nào ở những phần đất tốt và không vì lý do đặc biệt thì không nên di dời tránh biến cố trong dòng họ. Qua lời em tâm sự trong bài viết về đường con cái của gđ em, tôi nhận thấy gđ em đang có dấu hiệu bị suy kiệt về mộ phần cần sớm tiếp bồi thêm phúc phòng tuyệt đường tử tôn về sau. Gđ em cần kết hợp cả ba phương pháp để bổ trợ cho nhau đó là: về mặt y khoa tiếp tục dùng các phương pháp và thuốc chữa trị, về mặt tâm linh gđ em luôn làm những việc phúc thiện giúp đỡ mọi người. Đặc biệt cần tìm phần đất tốt để tiếp bồi phúc âm phần huyết thống gần nhất của gđ em. VD: như mộ của ông bà nội của chồng em. Điều này không phải là mê tín đâu em nó có nguyên lý của nó nhưng khó giải thích tường minh theo duy vật biện chứng. Chúc gđ em sớm có những lựa chọn phù hợp và kết quả tốt nhất. Cầu mong phúc lành đến toàn gia !1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hô quyết tâm to mà chưa biết làm gì cho chuẩn, đổi mới bao giờ mới xong? PHONG NGUYÊN 16/01/15 06:53 Thảo luận (0) (GDVN) - GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo không hề đơn giản và chính ngành giáo dục cũng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong những năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Bình luận về khả năng hoàn thành nhiệm vụ này, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng. Theo ông chúng ta có những cơ sở nào để hoàn thành nhiệm vụ trên? GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU) Hiện tại, chưa thể nói liệu chúng ta có hoàn thành được nhiệm vụ trên hay không. Thế nhưng, nhìn vào những động thái triển khai có thể thấy có vẻ như chúng ta đang gặp khó khăn ở đâu đó. Ngành giáo dục đang ở trong trạng thái xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, không phải chỉ là khắc phục các điểm còn hạn chế hay các khuyết tật…mà dường như nó còn đang đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản. Tuy nhiên, người ta mới chỉ thể hiện quyết tâm chứ chưa có quyết tâm cao và chưa thể hiện bằng hành động cụ thể. Hơn nữa, họ cũng chưa hiểu, chưa xác định được một cách rõ ràng rằng muốn thay đổi toàn diện và căn bản, chúng ta phải bắt đầu từ đâu, phải làm những gì…Ngành giáo dục đã hiện thực hóa quyết tâm trên bằng việc thay đổi sách giáo khoa hay đổi mới hình thức thi…, nhưng tôi nghĩ làm thế chưa chắc đã đúng. Cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng. Chúng ta nên bắt đầu từ đâu, phải làm những gì để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên trong 5 năm tới thưa ông? Xin cho tôi hỏi không chỉ những người làm ở lĩnh vực giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện nghĩa là thế nào? Thế nào là căn bản, thế nào là toàn diện? Tôi hỏi như vậy không phải để đánh đố mà tôi tin rằng bất cứ ai cũng nhận thấy khó để trả lời câu hỏi trên chứ không chỉ các thầy cô giáo. Họ cứ nói chung chung như thế mà không xác định được rằng để làm được điều đó không hề đơn giản. Muốn hiện thực hóa được quyết tâm đó cần có sự tham gia của nhiều tầng lớp, trước hết là những người làm trong ngành giáo dục. Nếu những đối tượng này cũng không hiểu chúng ta nên bắt đầu từ đâu và phải làm những gì thì sẽ rất khó để thực hiện nhiệm vụ này. Còn nếu ai cũng cứ đổ dồn hết trách nhiệm đó cho ngành giáo dục, cho những người làm chuyên môn, cấp dưới nghĩ đó là nhiệm vụ của cấp trên thì còn khó hơn nữa. Tôi nghĩ ta nên bắt đầu từ việc rà soát lại chương trình đào tạo từ cấp dưới lên cấp trên. Trên cơ sở đó mới tính đến chuyện đổi mới chương trình và có lộ trình đổi mới những người thực hiện chương trình đó. Hiện tôi thấy những việc cần làm như trên họ chưa làm, thậm chí họ đang đi ngược quy trình. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận từng hứa trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước rằng sẽ khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính. Theo ông đây có phải là một trong những hành động góp phần hiện thực hóa quyết tâm trên? Việc dạy thêm, học thêm đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đó cũng là việc khiến ngành giáo dục tạo ra sự phản cảm đối với các phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, đó cũng là nỗi hãi hùng với nhiều thế hệ học trò. Thế nhưng, đây không phải là hiện tượng mà ta nói chống hay cấm mà được. Trước khi cấm hay chống, ta phải biết vì sao nó xuất hiện, nó từ đâu ra? Hình như nhiều người vẫn chưa xác định được điều đó. Cá nhân tôi cho rằng đó là một trong muôn muôn vàn hiện tượng “đẻ ra” từ một nền giáo dục cũ, lạc hậu – nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo, tức là họ hay dạy những kiến thức cụ thể cho người học từ mẫu giáo đến đại học. Phương pháp dạy đó đã trở thành “đồ cổ”, đã trở nên lỗi thời với thế giới nhất là với sự bùng nổ của kiến thức, của khoa học công nghệ như hiện nay. Cứ dạy và học như thế làm sao tiếp thu xuể các kiến thức mới? Cũng chính vì thế nên năm nào Bộ Giáo dục cũng nghĩ đến chuyện thay đổi chương trình sách giáo khoa và nội dung giảng dạy bao giờ cũng quá tải. Do không học xuể nên học trò phải “nhồi thêm” bằng cách học thêm. Tôi không trách ai trong việc dạy thêm – học thêm mà tôi muốn nói đến một thực thể giáo dục duy trì quá lâu tình trạng lạc hậu như thế. Thế còn việc thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập…, ông có nghĩ đó là một hành động cụ thể góp phần hoàn thành nhiệm vụ “đổi mới căn bản và toàn diện” đã đặt ra? Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong 5 năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Tôi xin nói thẳng là riêng với thực trạng đó càng cấm càng bị. Muốn chấm dứt chỉ có cách là bỏ nền giáo dục tiếp cận nội dung cụ thể hiện nay đi. Khi có quá nhiều kiến thức người ta không học được hoặc do lười, học sinh sẽ học tủ hoặc nếu gian dối, học sinh sẽ quay cóp. Tiêu cực chính là từ nền giáo dục đó mà ra. Vậy có nên tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học không thưa ông? Người ta cứ nói rầm rầm về chuyện thay đổi phương pháp dạy và học, nhưng tôi xin hỏi thay đổi cái gì ở phương pháp trong khi ta còn chưa biết dạy cái gì? Phải hiểu về chương trình, cơ cấu của cái ta muốn truyền thụ thì mới có thể nói tới chuyện phương pháp. Tức là theo ông chúng ta nên thay đổi nội dung sách giáo khoa? Không hẳn. Nội dung sách giáo khoa chỉ là cái vỏ, cái thể hiện còn việc thay đổi chương trình học mới là quan trọng. Hiện nay chúng ta đang chưa xác định được cần phải đưa cái gì vào trong sách giáo khoa. Chúng ta nên dạy cho học trò cách xử lý thông tin chứ không phải các thông tin cụ thể. Chẳng hạn với môn lịch sử, thay vì giới thiệu, “nhồi” vào đầu học sinh một khối lượng khổng lồ các mốc thời gian diễn ra sự kiện rồi ý nghĩa của chúng… - những thứ mà lên mạng tìm kiếm người ta có thể dễ dàng tìm thấy khi cần, tại sao người ta không dạy cho học sinh những điều căn cốt trong lịch sử, rồi cách xử lý thông tin để tìm ra sự thật, chân lý từ nhiều nguồn thông tin khác nhau? Làm thế chắc chắn học sinh sẽ thấy hấp dẫn hơn thay vì bị nhồi vào đầu đủ thứ kiến thức mà chắc gì thầy nói đã đúng?! Thời gian qua, các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bất an hơn khi liên tiếp lộ diện những cuốn sách in sai, bài toán kiểu đánh đố thiếu thực tế, thiếu nhân văn, thậm chí là ghê rợn. Ông nghĩ sao về thực trạng này? Đó lại là chuyện khác. Các nội dung quái đản xuất hiện trong sách tham khảo có thể là do sự cẩu thả hay quan niệm sai của một số người biên soạn. Gần 100.000 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn thất nghiệp. Theo ông đó có phải là hệ lụy của phương pháp giáo dục hiện nay? Nhiều khi người ta đổ lỗi cho giáo dục vì điều đó là đúng, nhưng theo tôi chưa đủ. Vấn đề còn nằm ở chỗ thị trường lao động đã bị lấp đầy hay chưa. Chưa nói đến chuyện đào tạo không đúng, cái chính là không có chỗ làm việc. Rõ ràng chúng ta đang rất thiếu chỗ làm việc do nền kinh tế chưa phát triển và có những tiêu cực trong cách bố trí lực lượng lao động. Xin trân trọng cảm ơn ông! ======================== Chính bản thân ông Vũ Minh Giang cũng chỉ nhận xét như thế và chưa biết phải làm gì. Lão Gàn thì biết rất rõ phải làm gì và đã nói từ lâu rồi, thời ngài Nguyễn Thiên Nhân mới lên làm bộ trưởng và nhiều lần nhắc lại trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử phải được tôn vinh và giảng dạy trong sách giáo khoa. Bởi vì đó là chân lý. Không xác định tính chân lý này thì sẽ chẳng bao giờ có một cuộc cải cách giáo dục thành công.1 like -
Học giả Trung Quốc: Tầm nhìn Tập Cận Bình về quan hệ Trung-Mỹ quá tham vọng Hồng Thủy 15/01/15 09:44 Thảo luận (0) (GDVN) - Ông Đông cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập mô hình quan hệ mới với Mỹ nhưng cần hạ thấp tiêu chuẩn. Ông Tập Cận Bình gợi ý về mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ trong khi hội đàm với ông Obama ở California tháng 6/2013, nhưng Washington không đả động gì đến khái niệm này. Ảnh: Tân Hoa Xã. South China Morning Post ngày 15/1 dẫn lời một học giả Trung Quốc, ông Diêm Học Đông - Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế đương đại thuộc đại học Thanh Hoa bình luận, tầm nhìn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ đã được chứng minh là quá nhiều tham vọng, không thực tế. Ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Washington cùng xây dựng mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ tại một hội nghị thượng đỉnh với ông Barack Obama ở California tháng 6/2013. Các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, sáng kiến này được xác định bởi 3 nội dung: Không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau và thúc đẩy các mối quan tâm, hợp tác cùng có lợi. Học giả Diêm Học Đông nhận xét, đã không có điểm nào trong 3 nội dung nói trên được thực hiện. Ông Đông cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập mô hình quan hệ mới với Mỹ nhưng cần hạ thấp tiêu chuẩn, trong đó chỉ tập trung vào nội hàm đầu tiên, đó là không xung đột và đối đầu. Tuy nhiên, ông Đông đổ lỗi cho sự thất bại của tầm nhìn Tập Cận Bình là vì Washington không tôn trọng Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh vẫn tôn trọng Hoa Kỳ. Benjamin Herscovitch, một nhà nghiên cứu độc lập từ Trung tâm Australia cho biết, khuôn khổ mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ không hoàn toàn khả thi, và lỗi thuộc về cả hai phía. Trong ngắn hạn, Washington muốn duy trì trật tự hậu Chiến tranh Lạnh trong khi Bắc Kinh "chào đón sự suy giảm tương đối của Mỹ về quyền lực toàn cầu" và xem đó là cơ hội gia tăng "quyền tự trị chiến lược" hơn nữa của các quốc gia châu Á. Chengxin Pan, một giáo sư về quan hệ quốc tế đại học Deakin cho biết, thuật ngữ "kiểu mới" mà Bắc Kinh đưa ra cho mối quan hệ Trung - Mỹ có thể là một sai lầm vì nó ngụ ý rằng, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh phải trở nên khác hoàn toàn với những gì đã diễn ra trong quá khứ. Sẽ tốt hơn nếu có những kỳ vọng vừa phải và tránh những tham vọng không tưởng như vậy. ======================= Đây là hình ảnh cuộc gặp mặt "lục sỉ" - Í lộn - "Lịch sử" - giữa ngài Obama và ngài Tập Cận Bình , mà Lão Gàn đã đoán trước kết quả và thái độ của ngài Obama chính xác một cách ngoạn mục, ngay trong topic này. Với sáng kiến mà ngài Tập đưa ra: Nó không chỉ thể hiện tham vọng ngay trong nội dung của nó, mà còn là một đề nghị quá chủ quan và tự tin không có cơ sở của Trung Quốc trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nội dung của "sáng kiến" này thực chất là "cưa đôi" thế giới với Hoa Kỳ, nếu được thực thi. Nếu Trung Quốc được Hoa Kỳ tán thành 'sáng kiến" này thì cái lưỡi bò ở bể Đông sẽ thành cái sừng tê giác. Leo mựa! Làm léo gì cái sáng kiến này thực thi được. Bởi vậy, mới có sự đón tiếp "nồng nhiệt" của ngài Obama với ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng ở Cali, thay vì ở Nhà Trắng. Lão Gàn ngồi trong cái lò gạch làng Vũ Đại, còn thấy "ý nghĩa" và "mục đích" của sáng kiến này, huống chi là các chính tri gia Hoa Kỳ. Thế giới này còn khốn khổ, hoặc đến cả một nền văn minh phải tan nát, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh. Lão Gàn thừa biết những âm mưu của các thế lực chính trị quốc tế với Việt sử của Việt tộc từ hơn 40 năm trước. Có điều là thời thế khác nhau cho những giai đoạn lịch sử. Lịch sử 1972 - Thời Chiến tranh Lạnh giữa hai khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Lịch sử năm 2013 - Thời của nước cờ tàn quyết định ngôi bá chủ thế giới. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chỉ có 4 nước tham gia vào cái gọi là "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, Gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ và hai đồng minh chí cốt từ trước thế chiến là Pháp và Anh Quốc với BBC. Hơn 40 năm sau, thời thế đã thay đổi, hình thành hai phe đối lập về quyền lợi là Trung Quốc với Hoa Kỳ và Đồng Minh. Các người đã thi hành âm mưu này một cách rất tinh vi. Nếu các vị không từ bỏ qúa khứ và những âm mưu với Việt sử, cá nhân Lão Gàn chưa thể tin được thiện chí của quý vị. Chỉ cần thứ "khoa học" một chiều cho sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và chiều ngược lai bị phủ nhận một cách gay gắt cho cá nhân Lão Gàn, đủ để Lão Gàn xác định vấn đề. Ngài Uông Dương đã thừa nhận vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Như vậy, chính Hoa Kỳ sẽ phải là quốc gia đầu tiên sửa chữa lại những sai lầm của qúa khứ và Trung Quốc phải ủng hộ điều này, để thể hiện thiện chí của ngài Uông Dương. Quyết định ngôi bá chủ thế giới do những quy luật vũ trụ xác định. Nói nôm na là do Thượng đế quyết định. Đừng để quá muộn.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Lạ lùng hiện tượng bầu trời bỗng... chia làm đôi 15:38 ngày 15 tháng 01 năm 2015 Trên bầu trời một số thành phố ở Đài Loan-Trung Quốc đột nhiên xuất hiện hiện tượng lạ khi nền trời bị phân chia làm hai nửa. Theo nguồn tin của “Nhật báo Đài Loan”, sáng sớm ngày 6/1 vừa qua, tại các thành phố như Cao Hùng, Bình Đông và một số khu vực khác xuất hiện hiện tượng thiên nhiên kỳ thú. Tại các khu vực này, một dải sáng lớn xuất hiện trên nền trời, phân tách bầu trời làm hai nửa rõ rệt, một bên nền trời phủ đầy mây trắng còn phía bên kia giữ màu trong xanh. Sau đó, bầu trời dường như tối hơn bình thường. Chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn ngủi, sau đó bầu trời lại quay về trạng thái như ban đầu. Bầu trời thành phố Cao Hùng như bị tách làm hai nửa. Lý giải sự việc này, các chuyên gia khí tượng thủy văn của Đài Loan cho hay, thực chất đây là hiện tượng “ngày hóa đêm”. Lượng mây dày đặc kèm theo thời tiết u ám đã che khuất phần ánh nắng mặt trời nên đã tạo ra hiện tượng nói trên. Dù chỉ xuất hiện ngắn nhưng hiện tượng thiên nhiên lạ khiến nhiều người ngạc nhiên và thích thú. Những người có cơ hội ngắm nhìn không bỏ lỡ dịp chụp ảnh và đăng tải trên nhiều trang mạng xã hội để chia sẻ. Theo Hoàng Hạnh Dân Trí ================ Xui xẻo đến rùi.1 like -
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tôi buồn vì cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ. Có người nói: Hoa Kỳ chỉ có lịch sử gần 300 năm, những vẫn là siêu cường số I thế giới. Tôi phàn nàn, không thể vì Bill Gates giàu nhất thế giới chỉ ăn bánh mỳ với pate, mà vì thế mọi người không cần thiết phải ăn cơm. Lịch sử văn hóa khác với kinh tế xã hội chứ nhỉ?1 like -
Thủ tướng Medvedev: Dầu mỏ và khí đốt của Nga “kiệt sức” Thứ Năm, 09:09 15/01/2015 (NLĐO) - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận Moscow phải tái tạo nền kinh tế vì mô hình hiện tại không giúp Nga phát triển bền vững. Nga bất ổn, châu Âu cũng nguy! Phó Thủ tướng Đức: Châu Âu sẽ gặp nguy nếu Nga bất ổn Nga không cần Trung Quốc viện trợ Kinh tế Nga thấm đòn khủng hoảng Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Moscow lấy xuất khẩu dầu làm nguồn thu chính và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Kể từ tháng 6 năm ngoái, giá dầu tụt giảm hơn 60% khiến Nga gặp khó khăn về tài chính. Hôm 13-1, dầu Brent và dầu thô WTI giảm xuống dưới mức 45 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ năm 2009. Trước tình hình giá dầu ảm đạm, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết chính phủ sẽ tăng cường hỗ trợ cho các ngành không liên quan đến dầu mỏ như công nghệ thông tin, năng lượng hạt nhân, hàng không và không gian nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. “Nga đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và liên lạc nhưng các ngành này phải “núp bóng” những gã khổng lồ năng lượng và tập đoàn tài chính” – ông Medvedev nhận định trên đài RT. Trong nhiệm kỳ tổng thống từ năm 2008-2012, ông Medvedev chủ trương phát triển công nghệ, thành lập trung tâm nghiên cứu Skolkovo ở ngoại ô Moscow để thay đổi bộ mặt của lĩnh vực này. “Chúng tôi có những bài học thành công và đủ sức tìm lại ánh hào quang trong quá khứ ” – thủ tướng Nga bày tỏ. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: RIA Novosti Hôm 13-1, Ngân hàng Thế giới (WB) điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Nga, cho rằng kinh tế nước này giảm 2,9 % trong năm 2015. Tháng 12 năm ngoái, WB dự báo con số này chỉ là 0,7%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ giá dầu tụt dốc không phanh, căng thẳng vấn đề Ukraine dẫn đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Moscow. Dù vậy, ông Medvedev tin tưởng Ngân hàng Trung ương Nga đã nắm trong tay những công cụ cần thiết để đảm bảo sự ổn định của đồng rúp, đưa kinh tế tăng trưởng trở lại. Thủ tướng Nga cho biết thêm dự trữ ngoại tệ của Nga sẽ không bị ăn bớt và không loại trừ khả năng kiểm soát vốn, bên cạnh việc nhắc nhở Ukraine nên trả hết nợ. Ông Medvedev cũng hy vọng Moscow có thể bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu (EU). Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Gaidar ở Moscow hôm 14-1, ông Medvedev đề nghị: “Chúng tôi đánh giá rất cao các mối quan hệ mà chúng tôi đã xây dựng với châu Âu, đối tác thương mại chính của Nga. Tôi hy vọng trong tương lai gần, chúng ta nên bình thường hóa mối quan hệ này”. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp Nga chấm dứt can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine, EU mới bàn tới chuyện xem xét rút lại lệnh trừng phạt và bình thường hóa nhiều khía cạnh trong mối quan hệ, nhưng chắc chắn không thể “hợp tác thương mại như trước đây” đối với Moscow. Đó là nội dung một văn kiện thảo luận của EU được báo The Wall Street Journal đăng tải hôm 14-1. Văn kiện trên cho biết EU có thể tăng cường hợp tác với Nga trên ba lĩnh vực chủ chốt: chính sách ngoại giao, thương mại và hợp tác ngành. Hai bên còn có thể hợp sức chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria, phối hợp chính sách về Libya, Iran và tiến trình hòa bình ở Trung Đông. EU đã cắt đứt liên lạc với Nga về một loạt các vấn đề thương mại, năng lượng và an ninh sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea tháng 3-2014. Với một số dấu hiệu cho thấy tình hình ở miền Đông Ukraine có thể ổn định, hoặc ít nhất là không trở nên xấu đi, EU đang tìm cách thoát khỏi bế tắc với Nga. Tại cuộc họp thượng đỉnh G20 ở TP Brisbane – Úc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini cũng tiết lộ sẽ đến thăm Moscow vào đầu năm 2015 và khẳng định duy trì đối thoại với Điện Kremlin. P.Nghĩa (Theo RT, Reuters, TASS, Wall Street Journal) ====================== Ngài Putin đã mắc sai lầm. Tuy nhiên,vẫn còn cơ hội cho nước Nga. Qua việc này mới thấy rằng: Sự phát triển bền vững của một đất nước là do sự sáng tạo của tri tuệ, chứ không phải vì nó có nhiều đại gia. Nếu không có sự sáng tạo ra những động cơ máy nổ thì dầu mỏ cũng chỉ dùng để thắp đèn dầu.1 like
-
Quán vắng!
hoctronho liked a post in a topic by Thiên Sứ
Đường ống nước sạch Sông Đà vỡ lần thứ 10 Thứ Năm, 15/01/2015 - 11:08 Dân trí Hơn 70.000 hộ dân Thủ đô đang bị mất nước sạch sinh hoạt. Nguyên nhân được xác định là do đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội đang bị vỡ. Hiện trường vụ vỡ đường ống sáng nay. Đường ống vỡ tạo thành hố sâu 3m, rộng 4m. Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tốn - TGĐ Công ty Cổ phần nước sạch VINACONEX - cho biết, khoảng 8h15 sáng nay (15/1), đường ống dẫn nước sạch từ Nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội của công ty đã gặp sự cố bục vỡ tại Km21+300 trên Đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai (Hà Nội). Sự cố này đang khiến hơn 70.000 hộ dân của Thủ đô là khách hàng của Công ty Cổ phần nước sạch VINACONEX gặp khó khăn về nước sạch. Sự cố vỡ ống lần thứ 9 xảy ra hồi giữa tháng 7/2014. Ông Tốn cho biết: “Ngay khi biết sự cố bục vỡ đường ống, chúng tôi đã ngừng cấp nước để chủ động sửa chữa. Hiện tại các hộ dân Thủ đô tạm thời thiếu nước sạch. Như mọi lần, chúng tôi đã huy động đầy đủ vật tư nhân lực để khẩn trương khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất”. Công ty đã huy động 2 máy xúc, 3 máy cẩu, 1 máy phát điện, 1 máy bơm nước, 3 xe tải chở đất, hàng trăm tấm cừ sắt... để khắc phục sự cố. Hiện hàng chục công nhân đang đào vị trí đường ống vỡ để "vá". Cũng theo ông Tốn, dự kiến đêm nay (15/1) mới có thể cấp nước trở lại cho nhân dân. Đây là sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch Sông Đà lần thứ 10 kể từ khi đường ống này được đưa vào sử dụng. Sự cố tương tự gần nhất xảy ra ngày 12/7/2014. Nguyễn Dương ================ Phoengshui nhà trụ sở Vinaconex xấu hoắc. Cái này Lão phán lâu lém rùi. Ai đời một khối nhà cao ngỏng - thuộc Âm, đã vậy lại lát đá đen ngòm, cực Âm. Cấu trúc nặng nề thuần Âm đến cực đoan. Không gặp sự cố sao được. Híc.1 like -
TQ dù giàu vẫn chưa thể dẫn dắt thế giới Dantri.com.vn Thứ Tư, 14/01/2015 - 10:04 Các học giả Trường Kinh doanh Harvard phân tích những "đức tính" Trung Quốc còn thiếu để thực sự đạt tầm lãnh đạo toàn cầu, bất chấp sự phát triển vũ bão của nền kinh tế này. Câu chuyện thần kỳ của kinh tế TQ trong 35 năm qua đã tốn quá nhiều giấy mực. Nước này đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, cho dù xét về thu nhập quốc dân trên đầu người thì còn lâu TQ mới đạt đẳng cấp đó. 5 năm qua chúng tôi làm việc ở TQ, không biết đã gặp bao nhiêu quan chức cấp cao trong chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp tự tin dạy bảo chúng tôi rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hết thời đã qua buổi hoàng kim, và trong thế kỷ 21 này, chân bá chủ chính là TQ. Với những bằng chứng như thế, chẳng trách họ ảo tưởng đến vậy. Nhưng chuyện quả thực không đơn giản, và chưa chắc có hậu như họ nghĩ. Chúng tôi nhìn thấy những rào cản đáng kể trong trước mắt và lâu dài khiến cho TQ, dù đã giải được bài toán kinh tế khá chắc tay, vẫn khó lòng tiến xa hơn vì con đường đang ngày càng trở nên không bằng phẳng. Động lực kinh tế là rất cần thiết nếu muốn lãnh đạo thế giới, nhưng chỉ thế là chưa đủ. Mặc dù TQ đã tăng trưởng phi thường, và triển vọng trước mắt vẫn rất sáng sủa bất chấp tình trạng khó khăn chung, nước này vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn. Từ chảy máu chất xám đến bất ổn xã hội, từ ô nhiễm đến tham nhũng, chưa kể hàng triệu lao động du cư mà vì không có hộ khẩu, không được làm công dân chính thức. Thủ đô Bắc Kinh của TQ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Ảnh: Reuters Thách thức lớn hơn cả có lẽ nằm ngay trong đời sống của tầng lớp tinh hoa đất nước này. Nghĩa là sao khi những công dân hàng đầu của một đất nước lại gửi tài sản và con cái của họ ra nước ngoài? Nghĩa là sao khi tiền tiết kiệm của các hộ gia đình và vốn của các công ty lại đổ vào bất động sản ở Mỹ, Canada và Anh? Nghĩa là sao khi Canada nhận được quá nhiều đơn xin nhập quốc tịch của người giàu TQ đến nỗi phải cố gắng hạn chế đối tượng này nhập cư? Những công dân thành đạt nhất ở một cường quốc dẫn đầu thế giới không thể nào lại ưu tiên hàng đầu việc đưa con cái ra nước ngoài du học. Hiện đang có ít nhất 275 nghìn thanh thiếu niên TQ học tập ở các trường đại học Mỹ, và khoảng 160 nghìn ở châu Âu. Các trường trung học đầu bảng ở các quốc gia này nhận được một danh sách dài đơn xin học của học sinh TQ. Để đáp ứng xu thế này, các tổ chức giáo dục phổ thông trung học quốc tế đang tính đến việc mở chi nhánh ở TQ. Dù ở TQ cũng có đến 300 nghìn sinh viên ngoại quốc đang theo học nhưng chủ yếu họ đến từ các nước trong khu vực, nên ảnh hưởng không thể gọi là toàn cầu được. Thứ hạng của các trường đại học TQ cũng tăng lên, nhưng vẫn chưa trường nào đặt chân được vào top 40. Nói ngắn gọn, riêng trong giáo dục đã là một chặng đường dài. Các trường đại học TQ cũng gặp không ít trở ngại khi cố gắng cạnh tranh ở tầm toàn cầu. Đến gần đây, giảng viên các trường đại học ở TQ bị hạn chế gắt gao những chủ đề họ được phép nói với sinh viên cả trên giảng đường lẫn khi gặp riêng. Khái niệm “7 Không” - một danh sách những chủ đề tránh thảo luận với sinh viên - được thảo ra. Thật khó mà nói hết được hệ quả của những cấm đoán này đối với môi trường học tập và thảo luận ở các trường đại học. Thế còn những phẩm chất khác của một quốc gia lãnh đạo toàn cầu? Theo chúng tôi, một nước không thể lãnh đạo nếu đồng tiền của họ không liên thông với thế giới và không thể quy đổi. Đây có lẽ là vấn đề dễ thấy, dễ nói nhất, và dường như đang có những dấu hiệu tiến bộ trong lĩnh vực này. Cũng chẳng dễ mà dẫn dắt thế giới khi mà kiểm soát gắt gao internet, và qua đó ngụ ý về một sự thiếu tin tưởng sâu sắc với công dân của chính nước mình. Việc một chính quyền thiếu tự tin đến mức đó thì không thể đủ bản lĩnh làm lãnh đạo thế giới. Cuối cùng, muốn lãnh đạo phải có thông điệp rung động lòng người. TQ thời nay không có một thông điệp nào như thế. Làm giàu hoành tráng là một câu nói vô hồn. Khái niệm “Giấc mơ TQ”, dựa chủ yếu vào quyền lực và tài sản vật chất, không có vẻ gì là đáng mơ mộng đối với các nước khác. Giải quyết những vấn đề này trong một hai thập kỷ tới không hề dễ dàng. Nhưng không có nghĩa là không thể giải quyết. Thử so sánh với nước Mỹ năm 1900 - nơi phụ nữ không được bầu cử, những quy định phân biệt chủng tộc đầy rẫy ở miền Nam, thực phẩm và dược phẩm không hề được kiểm soát - để thấy sau một thời gian dài, hoàn toàn có thể có những thay đổi sâu sắc về giá trị và thể chế. Chắc là cũng có thể mường tượng một viễn cảnh tương tự ở TQ trong một thế kỷ tới với những điều kiện phù hợp. Nhưng lúc này, những tranh luận về tương lai của TQ, dù là ngầm, đang sôi nổi ở đại lục. Khi nào những cuộc tranh luận như thế trở nên cởi mở, công khai và thậm chí là dự đoán được, ở đại lục, khi đó - và chỉ khi đó - mới tin được là TQ có năng lực để thực sự làm người lãnh đạo. Theo Đại An Vietnamnet * Hai tác giả của bài viết: GS. William C. Kirby, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, chuyên ngành Trung Quốc học ở ĐH Harvard University, Chủ tịch Quỹ TQ Harvard và GS. F. Warren McFarlan, chuyên ngành quản trị kinh doanh ở Trường Kinh doanh Harvard, thỉnh giảng tại ĐH Thanh Hoa. ================= Trung Quốc còn thiếu nhiều thứ lắm! Trước hết phải có bảng hiệu; có giá trị văn hóa căn bản phù hợp với một vị thế bá chủ....vv...và ...vv....Ngoài hai thứ tương tự nhau là kinh tế và quân lực hùng mạnh thì Hoa Kỳ có bảng hiệu là tự do, nhân quyền; có nền văn hóa khoa học kỹ thuật phát triển, có tổ chức xã hội tốt nhất hành tinh....Trung Quốc còn thiếu những thứ này.1 like
-
Dùng giá dầu ép Putin: Obama dính đòn đau Dantri.com.vn Thứ Tư, 14/01/2015 - 07:17 Cuộc chiến giá dầu khiến một số doanh nghiệp Mỹ nếm mùi trái đắng đầu tiên, trong khi các nước OPEC đang cắn răng chịu đựng những thiệt hại to lớn, còn Nga và không ít các nước nhỏ khác chứng kiến kinh tế suy sụp. Cú phá sản đầu tiên Theo Hãng tin Reuters, tuần qua, một công ty khai thác dầu mỏ đá phiến và khí đốt của Mỹ - WBH Energy - đã nộp đơn phá sản và có thể trở thành doanh nghiệp dầu mỏ đầu tiên của Mỹ rơi vào tình trạng này từ khi giá dầu sụt giảm 60% cách đây 6 tháng.WBH Energy có quy mô khá nhỏ, trụ sở tại Texas, đã buộc phải niêm yết tài sản và món nợ trị giá chục triệu USD trong đơn xin bảo hộ phá sản tại Tòa án Phá sản bang miền Tây Texas vào Chủ Nhật tuần trước. Đây được xem là bước đường cùng đối với một doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dầu khí đá phiến. Với các công ty lớn, khả năng chịu đựng tốt hơn. Tuy nhiên, WBH Energy phá sản đã dấy lên mối lo ngại về việc các hãng khác, nếu không rời bỏ cuộc chơi cũng phải chịu lỗ nặng do giá dầu sụt giảm trên toàn thế giới. Để rót vào khai thác dầu khí đá phiến, các công ty của Mỹ đã vay hơn 200 tỷ USD từ nhà băng và trái phiếu trên các thị trường tài chính như Wall Street và London. Theo Wall Street Journal, nợ của các DN này tăng lên thêm hơn 55% kể từ năm 2010 nhưng doanh thu tăng rất chậm. Một điều chắc chắn là, doanh thu sẽ còn giảm trong năm 2014 và có thể cả 2015, khi giá dầu đã xuống mức thấp 6 năm qua, dưới 50 USD/thùng. Hàng trăm tỷ USD của các DN Mỹ đang bị chôn chân trong các khoản đầu tư có tương lai khá mờ mịt khi một số nước chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) âm thầm bắt tay nhau và dường như muốn dầu giảm giá càng nhanh càng tốt, "xuống 20 USD/thùng cũng không giảm sản lượng" nhằm kìm hãm ngành khai thác dầu khí đá phiến Mỹ và giữ thị phần trên thị trường thế giới. Cuộc chiến dầu khí đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Theo hãng tin RT, nhiều DN khai thác dầu khí đá phiến Bắc Mỹ cần phải bán dầu trong khoảng từ 60-100 USD/thùng để hòa vốn. Để tránh phá sản, việc sáp nhập đã được đề cập tới như trường hợp hai ông lớn Baker Hughes và Halliburton. Các kế hoạch đầu tư vào dầu khí đá phiến cũng được điều chỉnh lại theo hướng giảm mạnh. Nhiều quốc gia kiệt quệ Trong khi đó, tại các quốc gia khác, kể cả một số nước thuộc OPEC, Nga cũng kiệt quệ vì giá dầu giảm. Theo ước tính của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu giảm xuống mức thấp như hiện nay sẽ khiến 12 nước thành viên OPEC thiệt hại khoảng 257 tỷ USD thu ngân sách trong năm 2015. Với 4 nước Trung Đông chủ chốt của OPEC (Arab Saudi, Iran, Iraq, Kuwait), dự trữ ngoại hối lên tới gần nghìn tỷ USD có thể giúp họ chống lại cơn bão giá dầu giảm. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia khác cũng thuộc tổ chức này cũng lao đao như Lybia (vốn lún sâu vào chiến sự), hay Venezuela (chìm trong khủng khoảng kinh tế)... Hãng tin Bloomberg nhận định, khả năng phá sản của Venezuela đã lên mức cao nhất thế giới, 93%, khi mà trái phiếu nước này xuống mức thấp nhất 16 năm qua. Với tình hình này, Venezuela có thể vỡ nợ trong vòng 5 năm tới. Người dân Venezuela điêu đứng và vẫn chịu cảnh xếp hàng nhận trợ cấp từ nhiều tháng nay. Nga, trong khi đó, chứng kiến đồng rúp giảm giá không phanh, mất 45% trong năm 2014 do giá mặt hàng xuất khẩu chủ lực dầu mỏ liên tục lao dốc. Nền kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái mạnh trong năm 2015 với dòng vốn vẫn liên tục chảy ra khỏi đất nước này. Có thể thấy, trong cuộc chiến giá dầu lần này, Mỹ đã đứt tay, Saudi Arabia xót ruột nhìn dòng tiền chảy về co lại chỉ bằng phần nửa so với trước. Song, vấn đề đó dường như chưa ảnh hưởng tới quyết định của Saudi Arabia. Trong suốt một tháng rưỡi qua, đại diện Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arab (UAE) và Kuwait đều luôn nhấn mạnh OPEC sẽ không giảm sản lượng. Saudi Arabia thậm chí còn cho biết nếu các nước cắt giảm, Saudi Arabia sẽ tăng sản lượng khai thác. Trong tuần đầu năm mới 2015, sản lượng dầu thô của Mỹ thậm chí còn tăng thêm tăng 49.000 thùng/ngày kể từ khi OPEC phát động cuộc chiến trong cuộc họp ở Vienna ngày 27/11 lên tới 9,13 triệu thùng/ngày (cao hơn 1 triệu thùng/ngày so cách đó một năm). Trong cuộc chiến này, Saudi Arabia dường như đang tới gần được mục đích của mình là kìm hãm sức mạnh dầu khí đá phiến của Mỹ để giữ thị phần, đồng thời giữ được vai trò lãnh đạo tại Trung Đông trong cuộc đối đầu với Iran, Syria. Với Mỹ, giá dầu giảm như một món quà đầy ý nghĩa đối với chính quyền Tổng thống Obama. Các đối thủ của Mỹ từ Iran, Syria, tới Nga và Venezuela đều "quay cuồng" trong "bão" giá dầu. Có thể thấy, mặc dù khá mâu thuẫn với Saudi Arabia về dầu khí đá phiến và thị phần dầu thô trên thế giới... nhưng Mỹ có vẻ như đang chấp nhận những mất mát nhất định - là sự tụt lùi của một ngành công nghiệp đầy triển vọng - để đổi lấy lợi thế trên các bàn đàm phán. Tuy nhiên, giá dầu giảm cũng tiềm ẩn các nguy cơ khác như sự nổi lên mạnh mẽ của Trung Quốc - đối thủ chính của Mỹ trong tương lai; sự rạn nứt trong nội bộ OPEC; sự chia rẽ trong khối EU về vấn đề Nga sau những đối đầu Đông - Tây... Những cái bắt tay của Venezuale với Trung Quốc, những tiếng kêu gọi của các thành viên OPEC giảm sản lượng và những lời kêu than mệt mỏi, thiệt thòi của một vài ông lớn EU trong cuộc đối đầu Nga - Mỹ... cho thấy, cuộc chiến dầu khí đã lên tới hồi gay cấn. Theo Văn Minh VEF ================ Bởi vậy, suy cho cùng thì sự phát triển bền vững nhất trong lịch sử vẫn là trí tuệ, chứ còn dầu cũng như tất cả các loại khoáng sản khác thì cũng chỉ là nhất thời. Trước đây còn là than đá nữa đấy. Dầu đá phiến là một phát kiến từ tri thức. Sau này còn cái gì nữa cũng phải bàn.1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Bài viết dưới đây của nhà nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt Nhị Địa Sinh Phạm Hữu Đệ, phân tích về ảnh hưởng của Huyền Không Lạc Việt trong vận 8 và năm 2015 đến các vấn đề liên quan đến ngôi gia và ảnh hướng đến các vấn đề quan tâm trên toàn cầu, do khả năng định tâm toàn cầu của Phong thủy Lạc Việt. Do mạng điện tử đang bị chậm, chúng tôi chưa đưa hình bản đồ Huyền không Lạc Việt lên được. Khi mạng ổn định chúng tôi sẽ đưa lên sau. Bài viết này có thể còn hiệu chỉnh sửa chữa trước Tết năm Ất Mùi 2015. Nhưng những yếu tố căn bản ít thay đổi. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. =============================== Huyền không phi tinh Lạc Việt năm 2015. Nhị Địa Sinh Phạm Hữu Đệ Nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt HÌNH SẼ BỔ SUNG SAU Cửu cung huyền không Lạc Việt năm 2015. Số lớn ở giữa là sao quản năm còn gọi là vận niên. Số nhỏ góc trái là tiểu vận 8, bát bạch tiểu vận từ 2004 – 2024. Năm 2015 - Ất Mùi, theo Huyền không phi tinh Lạc Việt, các sao được bố trí theo đồ bàn Hà Đồ, các sao được bố trí theo từng khu vực căn cứ theo sao số 3 làm chính. Sao số 3 Tam bích, cung Chấn (phương đông) trong bát quái Hậu thiên Lạc Việt, là Dương Mộc tinh quản năm nhập trung cung. Sao số 3 trong vận 8 này là sao suy tử khí, thiên khí suy tử bao trùm địa cầu, thế giới trong năm 2015 sẽ gặp những vấn đề như: tai nạn về các loại phương tiện giao thông, vận chuyển, tăng nhiều hơn. Sự tranh chấp thưa kiện giữa các quốc gia lại gia tăng, thiên tai hạn hán và cháy nổ bùng phát trên diện rộng. Bệnh tật, loài người hàng năm có nhiều dịch bệnh phát sinh, trong năm 2015, những loại bệnh rõ nét và chiếm nhiều nhất là các loại bệnh về đường hô hấp, thương tật ở chân, bệnh liên quan đến nội tạng. Năm 2015, Sao số 3 quản năm và sao số 8 quản tiểu vận, lại là hai sao hợp số Hà đồ Huyền không Lạc Việt - Tam bát vi bằng – Nhờ vượng khí của sao quản vận 8, nên sao số 3 cũng không đến nỗi xấu hoàn toàn, vì thế, kinh tế năm 2015 khá ổn định và phát triển ở các ngành nghề như: tài chính, tiền tệ, ngân hàng, vàng bạc, chứng khoán, in ấn xuất bản, văn học nghệ thuật, phim ảnh, báo chí, thông tin liên lạc, viễn thông, truyền thông, điện, điện tử. Còn ngành Bất động sản, sẽ lại là một năm thảm bại hơn, tuy đầu năm có vẻ ổn định. Gia trạch: Sao số 3 nhập trung cung, tạo cho gia trạch gặp nhiều bất lợi, như bị: thị phi điều tiếng, thưa kiện, tiểu nhân lấn áp, hãm hại, trộm cắp, tai nạn về phương tiện giao thông hay máy móc cơ khí. Bệnh tật thì hay mắc các bệnh về gan mật và đường hô hấp, đau chân, tâm trí rối loạn bất ổn. Ngoài ra, Đối với những gia trạch có tinh bàn HKLV trong vận 8 mà trung cung có sao sơn là 2, hay sao hướng là 2, thì người trong nhà hay khắc khẩu, cự cải qua lại, không hòa thuận. Đó là các gia trạch tọa Mùi hướng Sửu, tọa Sửu hướng Mùi, tọa Tốn hướng Cấn, tọa Cấn hướng Tốn, tọa Thân hướng Dần, tọa Dần hướng Thân. Nếu cửa, phòng, lối đi, cầu thang, bếp và vị trí nước ở khu vực trung cung này, nên hóa giải bằng các vật phẩm có ngũ hành hỏa, như: Đèn đỏ, thảm, màn màu đỏ … - 3-8: Mộc tiên thiên: Đại lợi cho công danh và tài lộc. Phương Tây Bắc: Sao số 4 tứ lục đến khu vực Tây Bắc, khu vực này tiểu vận 8 có sao số 9, 4 – 9 là cặp số Hà Đồ - tứ cửu vi hữu - ngũ hành Kim, sao năm 4 kết hợp bản cung Càn sao số 6, sao 4 và sao bảng cung 6 hợp thập, Kim Thủy tương sinh. Năm 2015, khu vực phương Tây Bắc trên thế giới hay ở gia trạch đều là khu vực ổn định hài hòa và phát triển, được đối đãi tử tế, gia đạo yên vui, tài lộc khấm khá. Tuy nhiên tại sơn Tuất bị Tam sát nên không thuận lợi, gia đạo có tượng tranh chấp, bị bệnh về gan, mật và thương tật ở tay, hay đi lại khắp nơi ít ở nhà. - 4-9: Độ số của Kim tiên thiên: Nếu ở cung Càn thì công danh thuận lợi. học hành thi cử đỗ đạt. Phương Nam: Sao số 5 Ngũ hoàng tới khu vực phía Nam. Sao Ngũ hoàng là một sao cực xấu, nếu gặp nó thì mất người mất của. Phương Nam trên toàn cầu trong 2015 có nhiều biến động bất ổn, như bị thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh, chống đối dẫn đến mất người, kinh tế hao kiệt. Đối với gia trạch có bố trí cửa, phòng, bếp, lối đi nên có sự hóa giải phù hợp. Phương Đông Bắc: Sao số 6 lục bạch Càn là âm Kim đới Thủy đến bản cung Đông Bắc, thuộc Cấn âm Mộc, sao khắc bản cung, lại gặp sao số 2 Khôn theo Hậu thiên bát quái Lạc Việt là Âm Hỏa đới Thổ, thuộc sao suy tử khí của tiểu vận 8. Khu vực Đông Bắc năm 2015 bị xung Thái tuế âm khí (*) . Sao Âm ở cung Âm lại gặp xung Thái Tuế, âm khí lớn mạnh, sao số 6 là Càn là người đứng đầu là nguyên thủ, là cha, cho nên khu vực Đông Bắc trong năm 2015 là khu vực rất bất lợi cho các vị nguyên thủ quốc gia trong mọi đối sách. Đối với gia trạch có hướng Đông bắc (chủ yếu là trong sơn Sửu) hay gia trạch có cửa, phòng, bếp, kết hợp cùng sao sơn hướng trong tinh bàn gia trạch, hay gặp bất hòa, thất bại, hao tài tán của, mất việc, làm ăn kinh doanh gặp nhiều chướng ngại, hợp đồng gián đoạn hay bị hủy, và khắc khẩu giữa các thành viên trong nhà dẫn đến chia ly, ly dị, tệ nhất có thể mất người. Người cha, người đứng đầu trong gia trạch hay bị những điều không may mắn. Phương Tây: Sao số 7 thất xích, theo Hậu Thiên bát quái Lạc Việt là quái Ly Dương Hỏa đến cung Đoài. Thất xích là suy khí trong tiểu vận 8, gặp vận tinh sao số 3 Dương Mộc của tiểu vận 8 tương sinh, nên dễ gặp các hiện tượng cháy nổ, hỏa hoạn, thiên tai hạn hán khô cằn, trộm cướp thảo khấu hoành hành. Phương Tây trong năm 2015 là khu vực Tam sát, là tượng hủy diệt, chết chóc, tai họa, bệnh tật, tai nạn do âm khí tác động. Đối với gia trạch thì gặp tiểu nhân, phá tài do tranh chấp, kiện tụng, tai nạn ngoài ý muốn, lời qua tiếng lại thị phi, gia đạo không yên, cháy nổ, con cái ngỗ ngược, trộm cướp, ham mê tửu sắc, hao tổn nhân đinh. Người nhà dễ mắc bệnh máu huyết, miệng, cổ, phổi, đại trường, người nữ thường gặp nhiều bất lợi. Gia trạch có cửa, phòng, giường ngũ, bếp ở phương này, nên di dời hay có biện pháp hóa giải thích hợp. Những gia trạch mà ở đầu hướng có ngã 3, ngã 4 hay là nơi động khí mạnh thì tai họa rất dễ phát sinh, nên thận trọng. Phương Bắc: Sao số 8 bát bạch Cấn Mộc đến phương Khảm thủy. Bát Bạch là sao vượng cát khí, chủ vượng tài, kinh doanh ổn định phát triển, nên thường xuyên kích hoạt sao naỳ thì tài lộc ổn định vượng phát, con cái hiếu thuận, phú quý. Sao số 8 gặp bản cung số 1 lại có sao số 4 của tiểu vận 8 (8 - 1 - 4), vận tinh – Kim - sinh tinh cung - Thủy - sinh tinh niên - Mộc, lợi về văn chương học hành, văn chức thăng tiến. Chú ý phòng ngừa các bệnh tay, đầu, mũi, xương sống, tỳ vị, thần kinh. Phương Đông Nam: Sao số 9 cửu tử Đoài dương Kim đến phương Đông Nam sao số 2 Khôn (Bát quái Hậu thiên Lạc Việt) Âm Hỏa đới thổ. Sao số 9 là sao sinh khí tốt trong tiểu vận 8. Chủ tài lộc trung bình, có niềm vui bất chợt. Tuy là sao sinh khí tốt, nhưng đến cung có sao vận số 5 và sao bản cung số 2, là hai sao cực xấu trong tiểu vận 8, nên cũng gặp nhiều điều không tốt, như dễ bị các bệnh: rối loạn tâm trí, chân tay tê liệt, tổn thương về mắt, tim, tiểu trường, máu huyết. Tại gia trạch nên đặt tượng con cóc ba chân để thúc đẩy tài vận. Phương Đông: Sao số 1 Nhất bạch Khảm thủy đến cung Chấn tam bích mộc. Sao số 1 nhất bạch trong vận 8 là sao sinh tiến khí, là sao tốt, đến bản cung sao số 3 Chấn Mộc, là tinh sinh cung, bị sinh xuất nên gặp nhiều bất lợi, hao kiệt sức lực, nhưng có sao vận số 6 của tiểu vận 8, 1 – 6 hợp số Hà đồ ngũ hành thủy. Khu vực phương Đông trong năm 2015, trên thế giới là khu vực ổn định và phát triển, ít bị biến động về chính trị hay kinh tế, thiên tai cũng rất ít. Gia trạch: Tài vận và công danh, tài lộc vào nhà và ổn định, thuận lợi, có quý nhân giúp đỡ để đạt đến thành công, đặc biệt có lợi đối với các công việc có cơ cấu lớn hoặc người có thu nhập ổn định, chủ về dễ tích lũy tiền bạc. Con cái trong nhà thông minh, tài giỏi, học hành đỗ đạt, tài hoa. Chú ý về các bệnh dễ mắc phải, như: các chứng bệnh về đầu, xương, thận hư, đau lỗ tai, bàng quang, dịch hoàn, sưng trướng bụng, niệu đạo, di tinh, buồng trứng, tử cung, dễ bị cảm lạnh. Để tăng cường tài vận, nên đặt các vật phẩm phong thủy sau ở phương này: Phong thủy luân, non bộ phun sương, chậu nuôi cá vàng. Phương Tây Nam: Sao số 2 Nhị hắc Khôn (Hậu thiên Lạc Việt bản cung Đông nam) Âm Hỏa đới thổ đến cung Tây nam Tốn (Hậu thiên Bát quái Lạc Việt) sao số 4 Âm kim. Sao số 2 là sao suy tử khí trong vận 8, gặp sao số 7 của vận 8 cũng là sao suy khí, 2-7: Là cặp số Hà đồ ngũ hành hỏa. Thái tuế Dương khí năm nay cũng ở khu vực này, lại gặp các sao suy tử, nên tính chất xấu của cặp sao suy tử này phát tác rất mạnh, là cặp sao hỏa khí theo Hà đồ gặp sao quản năm là Tam bích mộc tương sinh, nên đã mạnh lại càng mạnh hơn. Khu vực này trên thế giới, hay vùng lãnh thổ quốc gia luôn gặp những biến gây tổn hại cho con người, như: thiên tai, hỏa hoạn, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh bùng phát. Gia trạch mà có hướng, cửa, phòng, bếp, giường ngủ, thì sẽ gặp những điều xấu như: bệnh tật nặng và lâu ngày làm cho hao tài hao lộc, đau tim, huyết áp cao, tính tình nóng nảy, buồn phiền, dễ bị cháy nổ, kiết lỵ, bị phụ nữ hay tiểu nhân hại mà gặp phiền toái, không có lợi cho nữ giới, khó sinh nở, sẩy thai, các bệnh về bụng, da, tỳ vị, tai nạn xe cộ, xuất quả phụ, xuất ni cô, hao tổn nhân đinh, tiền bạc lụn bại. Nếu khu vực này có cửa, phòng, bếp, giường ngũ cần phải có sự hóa giải, ví như đặt tượng cóc ba chân bằng đồng. ====================== * Các sách phong thủy Huyền không thường gọi phương xung Thái Tuế là Tuế phá. Nhưng trong Phong thủy Lạc Việt định danh lại: Phương Thái tuế chiếu, đối với phương Thái tuế chiếu gọi là "xung Thái Tuế" và Tuế phá là phương chiếu vuông góc với đường chiếu của Thái Tuế. Thí dụ: Thái Tuế chiếu Bình Ngọ, xung Thái Tuế là Tuất Càn, Tuế phá ở Canh Dậu.1 like