• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 16/01/2015 in all areas

  1. Bát hương, di ảnh đặt sai sẽ ảnh hưởng xấu đến gia chủ? Thứ Sáu, 16/01/2015 14:52:54 GMT+7 Theo phong thủy, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ, sắp xếp các đồ thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ... Bàn thờ cần phải đặt theo đúng hướng phù hợp với vận khí của gia chủ. Ảnh: T.L Trai bên trái, gái bên phải Theo ông Luyện Văn Dũng – một người am hiểu về phong tục cúng giỗ ở Yên Mỹ, Hưng Yên, một bàn thờ thường đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì ở giữa là bàn thờ thổ công, hội đồng gia tiên, còn hai bên thì đặt bát hương thờ bà tổ cô và bát hương thờ ông mãnh theo quan niệm “trai bên trái, gái bên phải”. Ảnh đặt cũng sắp xếp theo “trai bên trái, gái bên phải” và theo cấp bậc, mỗi bát hương để cách nhau khoảng 10cm. Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ là không đúng cách sẽ không tổ hợp được sức mạnh tâm linh. Ngoài ra, không thể để thờ hai họ nội và ngoại cùng bát hương bởi quan niệm trần sao âm vậy. Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương (Hội Nghiên cứu Phát triển Khoa học Việt Nam - Đông Nam Á) tùy thuộc vào hoàn cảnh từng nhà mà đặt bàn thờ cũng như lập các bát hương, chứ không nên quá máy móc. “Điều quan trọng là cái tâm thành kính. Nhiều người cho rằng, không nên thờ chung họ nội và ngoại trong một bàn thờ nhưng theo tôi điều đó không sao cả bởi bàn thờ giống như một lịch sử của một dòng họ là để tưởng niệm, biết ơn với những người quá cố đã sinh thành, nuôi dưỡng mình. Hơn nữa, việc đặt vị trí bàn thờ là điều quan trọng rồi nhưng điều quan trọng hơn cả là bạn phải luôn giữ cho bàn thờ phải luôn sạch sẽ, thường xuyên thắp hương để tưởng nhớ về tổ tiên và người đã khuất, bàn thờ thần tài cầu may”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói. Về vị trí đặt bàn thờ, ông Luyện Văn Dũng cho biết, theo tập tục của dân gian thì ban thờ gia tiên thường được đặt giữa gian nhà hướng ra mặt tiền. Tuy nhiên, việc đặt bàn thờ có một nguyên tắc là hướng về cái đẹp và tùy theo tuổi của gia chủ. Mỗi gia đình tùy theo hoàn cảnh rộng, hẹp, nhiều tầng hay nhiều phòng mà chọn chỗ đặt bàn thờ cho thích hợp nhưng phải hướng về cái đẹp: Thiên y, Sinh khí, Phúc đức hoặc Phục vị, chứ không được đặt bàn thờ hướng về cái xấu: Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Họa hại, Lục sát. Dù là nhà ở truyền thống hay hiện đại, bàn thờ cũng luôn phải đảm bảo được đặt tại vị trí cao, không bị các không gian sinh hoạt khác đè lên để khi cúng bái, con cháu trong nhà tỏ được sự ngưỡng vọng thành kính của mình với ông bà tổ tiên. Với một gia đình riêng có nhiều tầng thì tầng trên cùng của tòa nhà đặt phòng thờ là hợp lý nhất. Nó không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng. Nếu không có không gian làm phòng thờ riêng có thể bố trí trong phòng khách, không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp. Việc đặt ban thờ ở tầng 1 cũng không sao, tuy nhiên cần tránh tầng trên không được kê giường ngủ, phòng vệ sinh… bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này. “Có phòng thờ riêng là tốt nhất bởi bàn thờ thuộc tĩnh không hợp với sự phô trương. Điều đó cũng sẽ tránh được việc đi từ ngoài cửa vào đã nhìn thấy bàn thờ tổ tiên, hình ảnh tổ tiên. Hơn nữa, bàn thờ ngay cửa chính sẽ đón nhận nhiều sát khí từ ngoài vào, dễ có gió thổi làm động bát hương”, ông Luyện Văn Dũng cho hay. Đồng quan điểm về vấn đề này, chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng cho rằng, về mặt nghi lễ, bàn thờ cần đặt ở nơi cao ráo, trang trọng nhất; còn về phong thủy bàn thờ cần đảm bảo thêm yếu tố vượng khí tức cần thoáng khí, rộng rãi. Tốt nhất nên cân nhắc vị trí đặt bàn thờ ngay khi bắt đầu thiết kế xây nhà sao cho phù hợp. Với nhà chung cư, bàn thờ vẫn phải đảm bảo sự thông thoáng, nhưng kín đáo và thống nhất về hình thức sao cho tương ứng với không gian căn hộ. Tượng Phật có được đặt cùng bàn thờ gia tiên? Theo ông Luyện Văn Dũng, việc đặt bàn thờ Phật cũng cần lưu ý nếu không sẽ không mang lại may mắn cho gia chủ. Nơi đặt bàn thờ Phật cần tránh: Không hướng ra nhà vệ sinh, không hướng ra cửa phòng, không hướng ra bàn ăn bởi vì Phật ưa thanh tịnh, giới sát tinh. Cúng Phật chỉ dùng hoa quả tươi, không được cúng tam sinh (một con ngan, một thủ lợn, một con gà hoặc cá là những thứ chỉ nhà trình đồng mở phủ mới cúng) như gia thần và gia tiên. Vì vậy, bàn thờ Phật phải đặt riêng, có thể là trước bàn thờ gia tiên và cao hơn bàn thờ gia tiên. Tranh, tượng Phật chỉ để khi có bàn thờ Phật, không nên để cùng với gia tiên để thể hiện lòng tôn kính Tam bảo. Khi lau rửa, có bài vị của thần Phật thì lau trước, sau đó đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không lau bài vị của tổ tiên trước. Bởi người xưa quan niệm như vậy là bất kính. Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trên bàn thờ bắt buộc phải có bát hương, chân đèn, nước. Đồ bày trên bàn thờ quan trọng nhất là hương hoa, tức hương thắp, hoa quả tươi, nước sạch. Bàn thờ bé chỉ nên đặt một bình hoa, không nhất thiết là hoa gì nhưng thường là cúc biểu hiện dương khí, hoa sen, hoa hồng, loa kèn… Không nên để quá nhiều hoa nhựa, bởi theo quan niệm đó là sự giả dối. Bàn thờ phải thoáng sạch, bình hoa, đĩa quả, đèn/nến đặt hai bên, chính giữa đặt chén nước để bát hương thần linh thoáng. Nước của bình hoa cũng chú ý nên thay thường xuyên. Đồ thờ cúng xong rồi nên bỏ xuống để thụ lộc, tránh để từ tháng này qua tháng khác. Theo Hà My (Giadinh.net.vn)
    1 like
  2. Nếu đúng giờ sinh này thì đường công danh rất sáng lạng, nhiều tài lộc, chức vụ cao nhiều người mơ ước, hợp với các ngành nghề về tài chính, ngân hàng. Đường tình duyên lại lận đận. Khó tránh khỏi việc hôm nhân đổ vỡ, do vợ hoặc chồng có người rất đào hoa mà có tình ngoại
    1 like
  3. Hô quyết tâm to mà chưa biết làm gì cho chuẩn, đổi mới bao giờ mới xong? PHONG NGUYÊN 16/01/15 06:53 Thảo luận (0) (GDVN) - GS.TSKH Vũ Minh Giang cho rằng nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo không hề đơn giản và chính ngành giáo dục cũng chưa biết bắt đầu từ đâu. Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong những năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Bình luận về khả năng hoàn thành nhiệm vụ này, GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng. Theo ông chúng ta có những cơ sở nào để hoàn thành nhiệm vụ trên? GS.TSKH Vũ Minh Giang – Nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: VNU) Hiện tại, chưa thể nói liệu chúng ta có hoàn thành được nhiệm vụ trên hay không. Thế nhưng, nhìn vào những động thái triển khai có thể thấy có vẻ như chúng ta đang gặp khó khăn ở đâu đó. Ngành giáo dục đang ở trong trạng thái xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, không phải chỉ là khắc phục các điểm còn hạn chế hay các khuyết tật…mà dường như nó còn đang đòi hỏi phải thay đổi một cách căn bản. Tuy nhiên, người ta mới chỉ thể hiện quyết tâm chứ chưa có quyết tâm cao và chưa thể hiện bằng hành động cụ thể. Hơn nữa, họ cũng chưa hiểu, chưa xác định được một cách rõ ràng rằng muốn thay đổi toàn diện và căn bản, chúng ta phải bắt đầu từ đâu, phải làm những gì…Ngành giáo dục đã hiện thực hóa quyết tâm trên bằng việc thay đổi sách giáo khoa hay đổi mới hình thức thi…, nhưng tôi nghĩ làm thế chưa chắc đã đúng. Cần phải xác định rõ chúng ta phải làm gì chứ không phải cứ hô quyết tâm rất to, rất lớn, nhưng khi hỏi phải bắt đầu từ đâu thì lại hết sức lúng túng. Chúng ta nên bắt đầu từ đâu, phải làm những gì để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên trong 5 năm tới thưa ông? Xin cho tôi hỏi không chỉ những người làm ở lĩnh vực giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diện nghĩa là thế nào? Thế nào là căn bản, thế nào là toàn diện? Tôi hỏi như vậy không phải để đánh đố mà tôi tin rằng bất cứ ai cũng nhận thấy khó để trả lời câu hỏi trên chứ không chỉ các thầy cô giáo. Họ cứ nói chung chung như thế mà không xác định được rằng để làm được điều đó không hề đơn giản. Muốn hiện thực hóa được quyết tâm đó cần có sự tham gia của nhiều tầng lớp, trước hết là những người làm trong ngành giáo dục. Nếu những đối tượng này cũng không hiểu chúng ta nên bắt đầu từ đâu và phải làm những gì thì sẽ rất khó để thực hiện nhiệm vụ này. Còn nếu ai cũng cứ đổ dồn hết trách nhiệm đó cho ngành giáo dục, cho những người làm chuyên môn, cấp dưới nghĩ đó là nhiệm vụ của cấp trên thì còn khó hơn nữa. Tôi nghĩ ta nên bắt đầu từ việc rà soát lại chương trình đào tạo từ cấp dưới lên cấp trên. Trên cơ sở đó mới tính đến chuyện đổi mới chương trình và có lộ trình đổi mới những người thực hiện chương trình đó. Hiện tôi thấy những việc cần làm như trên họ chưa làm, thậm chí họ đang đi ngược quy trình. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận từng hứa trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước rằng sẽ khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm các môn học chính. Theo ông đây có phải là một trong những hành động góp phần hiện thực hóa quyết tâm trên? Việc dạy thêm, học thêm đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Đó cũng là việc khiến ngành giáo dục tạo ra sự phản cảm đối với các phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, đó cũng là nỗi hãi hùng với nhiều thế hệ học trò. Thế nhưng, đây không phải là hiện tượng mà ta nói chống hay cấm mà được. Trước khi cấm hay chống, ta phải biết vì sao nó xuất hiện, nó từ đâu ra? Hình như nhiều người vẫn chưa xác định được điều đó. Cá nhân tôi cho rằng đó là một trong muôn muôn vàn hiện tượng “đẻ ra” từ một nền giáo dục cũ, lạc hậu – nền giáo dục lấy tiếp cận nội dung là chủ đạo, tức là họ hay dạy những kiến thức cụ thể cho người học từ mẫu giáo đến đại học. Phương pháp dạy đó đã trở thành “đồ cổ”, đã trở nên lỗi thời với thế giới nhất là với sự bùng nổ của kiến thức, của khoa học công nghệ như hiện nay. Cứ dạy và học như thế làm sao tiếp thu xuể các kiến thức mới? Cũng chính vì thế nên năm nào Bộ Giáo dục cũng nghĩ đến chuyện thay đổi chương trình sách giáo khoa và nội dung giảng dạy bao giờ cũng quá tải. Do không học xuể nên học trò phải “nhồi thêm” bằng cách học thêm. Tôi không trách ai trong việc dạy thêm – học thêm mà tôi muốn nói đến một thực thể giáo dục duy trì quá lâu tình trạng lạc hậu như thế. Thế còn việc thực hiện cuộc đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích bằng các giải pháp đổi mới công tác đề thi, công tác thi đua khen thưởng, việc đánh giá kết quả học tập…, ông có nghĩ đó là một hành động cụ thể góp phần hoàn thành nhiệm vụ “đổi mới căn bản và toàn diện” đã đặt ra? Hội nghị Trung ương 10 đã xác định 12 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong 5 năm tới trong đó có nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Tôi xin nói thẳng là riêng với thực trạng đó càng cấm càng bị. Muốn chấm dứt chỉ có cách là bỏ nền giáo dục tiếp cận nội dung cụ thể hiện nay đi. Khi có quá nhiều kiến thức người ta không học được hoặc do lười, học sinh sẽ học tủ hoặc nếu gian dối, học sinh sẽ quay cóp. Tiêu cực chính là từ nền giáo dục đó mà ra. Vậy có nên tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy và học theo hướng tinh giảm; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; tập trung đổi mới phương pháp dạy và học không thưa ông? Người ta cứ nói rầm rầm về chuyện thay đổi phương pháp dạy và học, nhưng tôi xin hỏi thay đổi cái gì ở phương pháp trong khi ta còn chưa biết dạy cái gì? Phải hiểu về chương trình, cơ cấu của cái ta muốn truyền thụ thì mới có thể nói tới chuyện phương pháp. Tức là theo ông chúng ta nên thay đổi nội dung sách giáo khoa? Không hẳn. Nội dung sách giáo khoa chỉ là cái vỏ, cái thể hiện còn việc thay đổi chương trình học mới là quan trọng. Hiện nay chúng ta đang chưa xác định được cần phải đưa cái gì vào trong sách giáo khoa. Chúng ta nên dạy cho học trò cách xử lý thông tin chứ không phải các thông tin cụ thể. Chẳng hạn với môn lịch sử, thay vì giới thiệu, “nhồi” vào đầu học sinh một khối lượng khổng lồ các mốc thời gian diễn ra sự kiện rồi ý nghĩa của chúng… - những thứ mà lên mạng tìm kiếm người ta có thể dễ dàng tìm thấy khi cần, tại sao người ta không dạy cho học sinh những điều căn cốt trong lịch sử, rồi cách xử lý thông tin để tìm ra sự thật, chân lý từ nhiều nguồn thông tin khác nhau? Làm thế chắc chắn học sinh sẽ thấy hấp dẫn hơn thay vì bị nhồi vào đầu đủ thứ kiến thức mà chắc gì thầy nói đã đúng?! Thời gian qua, các bậc phụ huynh cũng cảm thấy bất an hơn khi liên tiếp lộ diện những cuốn sách in sai, bài toán kiểu đánh đố thiếu thực tế, thiếu nhân văn, thậm chí là ghê rợn. Ông nghĩ sao về thực trạng này? Đó lại là chuyện khác. Các nội dung quái đản xuất hiện trong sách tham khảo có thể là do sự cẩu thả hay quan niệm sai của một số người biên soạn. Gần 100.000 sinh viên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng vẫn thất nghiệp. Theo ông đó có phải là hệ lụy của phương pháp giáo dục hiện nay? Nhiều khi người ta đổ lỗi cho giáo dục vì điều đó là đúng, nhưng theo tôi chưa đủ. Vấn đề còn nằm ở chỗ thị trường lao động đã bị lấp đầy hay chưa. Chưa nói đến chuyện đào tạo không đúng, cái chính là không có chỗ làm việc. Rõ ràng chúng ta đang rất thiếu chỗ làm việc do nền kinh tế chưa phát triển và có những tiêu cực trong cách bố trí lực lượng lao động. Xin trân trọng cảm ơn ông! ======================== Chính bản thân ông Vũ Minh Giang cũng chỉ nhận xét như thế và chưa biết phải làm gì. Lão Gàn thì biết rất rõ phải làm gì và đã nói từ lâu rồi, thời ngài Nguyễn Thiên Nhân mới lên làm bộ trưởng và nhiều lần nhắc lại trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn, rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến , một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử phải được tôn vinh và giảng dạy trong sách giáo khoa. Bởi vì đó là chân lý. Không xác định tính chân lý này thì sẽ chẳng bao giờ có một cuộc cải cách giáo dục thành công.
    1 like
  4. Học giả Trung Quốc: Tầm nhìn Tập Cận Bình về quan hệ Trung-Mỹ quá tham vọng Hồng Thủy 15/01/15 09:44 Thảo luận (0) (GDVN) - Ông Đông cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập mô hình quan hệ mới với Mỹ nhưng cần hạ thấp tiêu chuẩn. Ông Tập Cận Bình gợi ý về mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ trong khi hội đàm với ông Obama ở California tháng 6/2013, nhưng Washington không đả động gì đến khái niệm này. Ảnh: Tân Hoa Xã. South China Morning Post ngày 15/1 dẫn lời một học giả Trung Quốc, ông Diêm Học Đông - Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế đương đại thuộc đại học Thanh Hoa bình luận, tầm nhìn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ đã được chứng minh là quá nhiều tham vọng, không thực tế. Ông Tập Cận Bình đã kêu gọi Washington cùng xây dựng mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ tại một hội nghị thượng đỉnh với ông Barack Obama ở California tháng 6/2013. Các nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết, sáng kiến này được xác định bởi 3 nội dung: Không có xung đột hay đối đầu, tôn trọng lợi ích cốt lõi của nhau và thúc đẩy các mối quan tâm, hợp tác cùng có lợi. Học giả Diêm Học Đông nhận xét, đã không có điểm nào trong 3 nội dung nói trên được thực hiện. Ông Đông cho rằng Trung Quốc có thể thiết lập mô hình quan hệ mới với Mỹ nhưng cần hạ thấp tiêu chuẩn, trong đó chỉ tập trung vào nội hàm đầu tiên, đó là không xung đột và đối đầu. Tuy nhiên, ông Đông đổ lỗi cho sự thất bại của tầm nhìn Tập Cận Bình là vì Washington không tôn trọng Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh vẫn tôn trọng Hoa Kỳ. Benjamin Herscovitch, một nhà nghiên cứu độc lập từ Trung tâm Australia cho biết, khuôn khổ mô hình mới quan hệ nước lớn Trung - Mỹ không hoàn toàn khả thi, và lỗi thuộc về cả hai phía. Trong ngắn hạn, Washington muốn duy trì trật tự hậu Chiến tranh Lạnh trong khi Bắc Kinh "chào đón sự suy giảm tương đối của Mỹ về quyền lực toàn cầu" và xem đó là cơ hội gia tăng "quyền tự trị chiến lược" hơn nữa của các quốc gia châu Á. Chengxin Pan, một giáo sư về quan hệ quốc tế đại học Deakin cho biết, thuật ngữ "kiểu mới" mà Bắc Kinh đưa ra cho mối quan hệ Trung - Mỹ có thể là một sai lầm vì nó ngụ ý rằng, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh phải trở nên khác hoàn toàn với những gì đã diễn ra trong quá khứ. Sẽ tốt hơn nếu có những kỳ vọng vừa phải và tránh những tham vọng không tưởng như vậy. ======================= Đây là hình ảnh cuộc gặp mặt "lục sỉ" - Í lộn - "Lịch sử" - giữa ngài Obama và ngài Tập Cận Bình , mà Lão Gàn đã đoán trước kết quả và thái độ của ngài Obama chính xác một cách ngoạn mục, ngay trong topic này. Với sáng kiến mà ngài Tập đưa ra: Nó không chỉ thể hiện tham vọng ngay trong nội dung của nó, mà còn là một đề nghị quá chủ quan và tự tin không có cơ sở của Trung Quốc trong quan hệ với Hoa Kỳ. Nội dung của "sáng kiến" này thực chất là "cưa đôi" thế giới với Hoa Kỳ, nếu được thực thi. Nếu Trung Quốc được Hoa Kỳ tán thành 'sáng kiến" này thì cái lưỡi bò ở bể Đông sẽ thành cái sừng tê giác. Leo mựa! Làm léo gì cái sáng kiến này thực thi được. Bởi vậy, mới có sự đón tiếp "nồng nhiệt" của ngài Obama với ngài Tập ở một trang trại nghỉ dưỡng ở Cali, thay vì ở Nhà Trắng. Lão Gàn ngồi trong cái lò gạch làng Vũ Đại, còn thấy "ý nghĩa" và "mục đích" của sáng kiến này, huống chi là các chính tri gia Hoa Kỳ. Thế giới này còn khốn khổ, hoặc đến cả một nền văn minh phải tan nát, nếu Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được tôn vinh. Lão Gàn thừa biết những âm mưu của các thế lực chính trị quốc tế với Việt sử của Việt tộc từ hơn 40 năm trước. Có điều là thời thế khác nhau cho những giai đoạn lịch sử. Lịch sử 1972 - Thời Chiến tranh Lạnh giữa hai khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Lịch sử năm 2013 - Thời của nước cờ tàn quyết định ngôi bá chủ thế giới. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chỉ có 4 nước tham gia vào cái gọi là "cộng đồng khoa học quốc tế" phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, Gồm: Trung Quốc, Hoa Kỳ và hai đồng minh chí cốt từ trước thế chiến là Pháp và Anh Quốc với BBC. Hơn 40 năm sau, thời thế đã thay đổi, hình thành hai phe đối lập về quyền lợi là Trung Quốc với Hoa Kỳ và Đồng Minh. Các người đã thi hành âm mưu này một cách rất tinh vi. Nếu các vị không từ bỏ qúa khứ và những âm mưu với Việt sử, cá nhân Lão Gàn chưa thể tin được thiện chí của quý vị. Chỉ cần thứ "khoa học" một chiều cho sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và chiều ngược lai bị phủ nhận một cách gay gắt cho cá nhân Lão Gàn, đủ để Lão Gàn xác định vấn đề. Ngài Uông Dương đã thừa nhận vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Như vậy, chính Hoa Kỳ sẽ phải là quốc gia đầu tiên sửa chữa lại những sai lầm của qúa khứ và Trung Quốc phải ủng hộ điều này, để thể hiện thiện chí của ngài Uông Dương. Quyết định ngôi bá chủ thế giới do những quy luật vũ trụ xác định. Nói nôm na là do Thượng đế quyết định. Đừng để quá muộn.
    1 like
  5. Tôi buồn vì cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến chưa được sáng tỏ. Có người nói: Hoa Kỳ chỉ có lịch sử gần 300 năm, những vẫn là siêu cường số I thế giới. Tôi phàn nàn, không thể vì Bill Gates giàu nhất thế giới chỉ ăn bánh mỳ với pate, mà vì thế mọi người không cần thiết phải ăn cơm. Lịch sử văn hóa khác với kinh tế xã hội chứ nhỉ?
    1 like
  6. Thủ tướng Medvedev: Dầu mỏ và khí đốt của Nga “kiệt sức” Thứ Năm, 09:09 15/01/2015 (NLĐO) - Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận Moscow phải tái tạo nền kinh tế vì mô hình hiện tại không giúp Nga phát triển bền vững. Nga bất ổn, châu Âu cũng nguy! Phó Thủ tướng Đức: Châu Âu sẽ gặp nguy nếu Nga bất ổn Nga không cần Trung Quốc viện trợ Kinh tế Nga thấm đòn khủng hoảng Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt. Moscow lấy xuất khẩu dầu làm nguồn thu chính và đóng góp cho ngân sách quốc gia. Kể từ tháng 6 năm ngoái, giá dầu tụt giảm hơn 60% khiến Nga gặp khó khăn về tài chính. Hôm 13-1, dầu Brent và dầu thô WTI giảm xuống dưới mức 45 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ năm 2009. Trước tình hình giá dầu ảm đạm, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết chính phủ sẽ tăng cường hỗ trợ cho các ngành không liên quan đến dầu mỏ như công nghệ thông tin, năng lượng hạt nhân, hàng không và không gian nhằm giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu. “Nga đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và liên lạc nhưng các ngành này phải “núp bóng” những gã khổng lồ năng lượng và tập đoàn tài chính” – ông Medvedev nhận định trên đài RT. Trong nhiệm kỳ tổng thống từ năm 2008-2012, ông Medvedev chủ trương phát triển công nghệ, thành lập trung tâm nghiên cứu Skolkovo ở ngoại ô Moscow để thay đổi bộ mặt của lĩnh vực này. “Chúng tôi có những bài học thành công và đủ sức tìm lại ánh hào quang trong quá khứ ” – thủ tướng Nga bày tỏ. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: RIA Novosti Hôm 13-1, Ngân hàng Thế giới (WB) điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Nga, cho rằng kinh tế nước này giảm 2,9 % trong năm 2015. Tháng 12 năm ngoái, WB dự báo con số này chỉ là 0,7%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ giá dầu tụt dốc không phanh, căng thẳng vấn đề Ukraine dẫn đến các biện pháp trừng phạt của phương Tây dành cho Moscow. Dù vậy, ông Medvedev tin tưởng Ngân hàng Trung ương Nga đã nắm trong tay những công cụ cần thiết để đảm bảo sự ổn định của đồng rúp, đưa kinh tế tăng trưởng trở lại. Thủ tướng Nga cho biết thêm dự trữ ngoại tệ của Nga sẽ không bị ăn bớt và không loại trừ khả năng kiểm soát vốn, bên cạnh việc nhắc nhở Ukraine nên trả hết nợ. Ông Medvedev cũng hy vọng Moscow có thể bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu (EU). Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Gaidar ở Moscow hôm 14-1, ông Medvedev đề nghị: “Chúng tôi đánh giá rất cao các mối quan hệ mà chúng tôi đã xây dựng với châu Âu, đối tác thương mại chính của Nga. Tôi hy vọng trong tương lai gần, chúng ta nên bình thường hóa mối quan hệ này”. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp Nga chấm dứt can thiệp vào cuộc khủng hoảng Ukraine, EU mới bàn tới chuyện xem xét rút lại lệnh trừng phạt và bình thường hóa nhiều khía cạnh trong mối quan hệ, nhưng chắc chắn không thể “hợp tác thương mại như trước đây” đối với Moscow. Đó là nội dung một văn kiện thảo luận của EU được báo The Wall Street Journal đăng tải hôm 14-1. Văn kiện trên cho biết EU có thể tăng cường hợp tác với Nga trên ba lĩnh vực chủ chốt: chính sách ngoại giao, thương mại và hợp tác ngành. Hai bên còn có thể hợp sức chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria, phối hợp chính sách về Libya, Iran và tiến trình hòa bình ở Trung Đông. EU đã cắt đứt liên lạc với Nga về một loạt các vấn đề thương mại, năng lượng và an ninh sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea tháng 3-2014. Với một số dấu hiệu cho thấy tình hình ở miền Đông Ukraine có thể ổn định, hoặc ít nhất là không trở nên xấu đi, EU đang tìm cách thoát khỏi bế tắc với Nga. Tại cuộc họp thượng đỉnh G20 ở TP Brisbane – Úc, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cao ủy Đối ngoại EU Federica Mogherini cũng tiết lộ sẽ đến thăm Moscow vào đầu năm 2015 và khẳng định duy trì đối thoại với Điện Kremlin. P.Nghĩa (Theo RT, Reuters, TASS, Wall Street Journal) ====================== Ngài Putin đã mắc sai lầm. Tuy nhiên,vẫn còn cơ hội cho nước Nga. Qua việc này mới thấy rằng: Sự phát triển bền vững của một đất nước là do sự sáng tạo của tri tuệ, chứ không phải vì nó có nhiều đại gia. Nếu không có sự sáng tạo ra những động cơ máy nổ thì dầu mỏ cũng chỉ dùng để thắp đèn dầu.
    1 like
  7. Đường ống nước sạch Sông Đà vỡ lần thứ 10 Thứ Năm, 15/01/2015 - 11:08 Dân trí Hơn 70.000 hộ dân Thủ đô đang bị mất nước sạch sinh hoạt. Nguyên nhân được xác định là do đường ống dẫn nước sạch từ nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội đang bị vỡ. Hiện trường vụ vỡ đường ống sáng nay. Đường ống vỡ tạo thành hố sâu 3m, rộng 4m. Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Tốn - TGĐ Công ty Cổ phần nước sạch VINACONEX - cho biết, khoảng 8h15 sáng nay (15/1), đường ống dẫn nước sạch từ Nhà máy nước Sông Đà - Hòa Bình về Hà Nội của công ty đã gặp sự cố bục vỡ tại Km21+300 trên Đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai (Hà Nội). Sự cố này đang khiến hơn 70.000 hộ dân của Thủ đô là khách hàng của Công ty Cổ phần nước sạch VINACONEX gặp khó khăn về nước sạch. Sự cố vỡ ống lần thứ 9 xảy ra hồi giữa tháng 7/2014. Ông Tốn cho biết: “Ngay khi biết sự cố bục vỡ đường ống, chúng tôi đã ngừng cấp nước để chủ động sửa chữa. Hiện tại các hộ dân Thủ đô tạm thời thiếu nước sạch. Như mọi lần, chúng tôi đã huy động đầy đủ vật tư nhân lực để khẩn trương khắc phục sự cố trong thời gian nhanh nhất”. Công ty đã huy động 2 máy xúc, 3 máy cẩu, 1 máy phát điện, 1 máy bơm nước, 3 xe tải chở đất, hàng trăm tấm cừ sắt... để khắc phục sự cố. Hiện hàng chục công nhân đang đào vị trí đường ống vỡ để "vá". Cũng theo ông Tốn, dự kiến đêm nay (15/1) mới có thể cấp nước trở lại cho nhân dân. Đây là sự cố vỡ đường ống dẫn nước sạch Sông Đà lần thứ 10 kể từ khi đường ống này được đưa vào sử dụng. Sự cố tương tự gần nhất xảy ra ngày 12/7/2014. Nguyễn Dương ================ Phoengshui nhà trụ sở Vinaconex xấu hoắc. Cái này Lão phán lâu lém rùi. Ai đời một khối nhà cao ngỏng - thuộc Âm, đã vậy lại lát đá đen ngòm, cực Âm. Cấu trúc nặng nề thuần Âm đến cực đoan. Không gặp sự cố sao được. Híc.
    1 like
  8. Tỉnh Hồ Bắc ở sát Nam Dương tử. Đương nhiên với nền văn minh thể hiện trong bài viết trên thì ở ngay sát Nam Dương tử phải có một nền văn minh tương đương, nếu không nói là vượt trội. Nếu không nó sẽ bị văn minh Bắc Dương tử - Ân Thương, Hạ, Chu - thôn tính. Trong Việt sử lược, có đoạn viết: "Việt Vương Câu Tiễn (Thế kỷ V - VI BC), sai sứ sang dụ Hùng Vương liên kết để chống nhà Chu, thôn tính Trung Nguyên. Hùng Vương từ chối". Tất nhiên nhà nước Văn Lang của vua Hùng không thể là một "liên minh bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và ở tận "Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam ngày nay", nhưng lại được Việt Vương chiếu cố đến vậy. Tất nhiên, nhà nước Văn Lang phải là một quốc gia rất hùng mạnh và ở ngay sát biên giới nước Việt Câu Tiễn. Những di sản khảo cổ và những văn bản cổ, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể còn lại đã chứng tỏ điều này - qua những sách đã xuất bản, các bài viết của tôi đã chứng minh - và đây là một ví dụ và cũng là bằng chứng mới nhất: Không chỉ những di sản khảo cổ được nhận thức trực quan được phát hiện nói trên. Mà còn tất cả những dấu chứng khác đều chỉ thẳng đến một chân lý: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Một trong những ví dụ là: mối liên hệ giữa "Áo cài vạt bên trái" - "Nam tả, nữ hữu" theo Lý học Đông phương - còn ghi dấu ấn đến ngày hôm nay trong đời sống văn hóa của vài dân tộc trên đất Việt ngày nay. Điều này là một trong rất nhiều bằng chứng trực quan trong hệ thống luận cứ của tôi - nhân danh khoa học - cho thấy: Người Việt Nam ngày nay chính là sự tiếp tục của tổ tiên Bách Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Không thể phản biện được tôi bằng những tri thức khoa học hiện đại, nên tôi đã chịu quá nhiều sức ép phi khoa học liên quan đến những luận điểm của tôi chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Thí dụ như việc Trung Nhân xác định "có hai thằng nhìn vào trong nhà và có khả năng truy sát sư phụ", khiến tôi tý nữa xóa sổ Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và đã từ chức giám đốc TT. Gần đây còn có lời khuyên tôi nên cẩn trọng trong việc ăn uống và xe cộ. Vậy thực chất việc phủ nhận cội nguồn Việt sử có phải là một luận điểm khoa học hay không? Nếu nó là một luận điểm nhân danh khoa học, như "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và được "cộng đồng khoa học thế giới công nhận" thì nó làm sao phải có những sức ép và sự đe dọa phi khoa học với một kẻ như tôi và lẩn tránh trách nhiệm đối thoại trên nền tảng tri thức khoa học? Nếu như những luận điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử Việt, không nhân danh khoa học thì nó nhân danh cái gì và vì mục đích gì? Phải chăng nó chính là một âm mưu quốc tế nhằm triệt tiệu sức mạnh tinh thần của Việt tộc, một cách hết sức tinh vi? Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể chết. Chuyện nhỏ mà. Tôi chỉ là 1/ 8 tỷ người có mặt lúc này trên trái Đất. Nhưng e rằng vấn đề Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến lúc ấy sẽ không nhỏ chút nào.
    1 like
  9. Cựu Thủ tướng Yingluck bắt đầu đối mặt với tiến trình luận tội Cafef.vn Thứ 6, 09/01/2015, 15:36 Bà Yingluck sẽ phải đối mặt với những cáo buộc về trách nhiệm của bà trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây nhiều tranh cãi. Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra ngày 9/1 đã đến trụ sở quốc hội, bắt đầu đối mặt với một tiến trình pháp lý nhằm luận tội bà, trong đó sẽ xuất hiện những cáo buộc về trách nhiệm của bà trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân gây nhiều tranh cãi. Bà Yingluck từng bị đình chỉ công việc trước khi cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan diễn ra hồi tháng 5/2014 sau khi Ủy ban chống tham nhũng và Tòa án Hiến pháp lần lượt có những cáo buộc về việc bà không hoàn thành trách nhiệm của một thủ tướng. Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã đưa ra phán quyết buộc bà Yingluck từ chức do lạm dụng chức quyền trong việc điều chuyển nhân sự. Trong khi đó, Ủy ban chống tham nhũng Thái Lan cho rằng bà Yingluck đã lờ đi nhiệm vụ điều hành chương trình trợ giá gạo khiến nước này thiệt hại tới hơn 500 tỷ baht. Cáo buộc này có thể sẽ khiến bà Yingluck bị cấm hoạt động chính trị tới năm năm. Thái Lan đánh mất vị trí nước xuất khẩu gạo số một thế giới khi chính phủ của bà Yingluck thực hiện chính sách trợ giá gạo cao hơn hẳn 40% so với giá thị trường. Quốc gia này bắt đầu thực hiện việc trợ giá gạo cho người nông dân trong khoảng thời gian 10 năm, từ 2004 tới 2014, và chịu lỗ một khoản tiền không nhỏ là 682 tỷ baht. Chính phủ của bà Yingluck chỉ thực hiện việc trợ giá gạo trong hai năm (2012-2014), nhưng đã phải chịu lỗ với con số kỷ lục là 510 tỷ baht. Chính phủ tạm quyền vẫn đang cố gắng giải quyết số gạo còn tồn kho ước tính lên tới hơn 19 triệu tấn. Dự kiến, phán quyết về số phận của bà Yingluck sẽ được đưa ra vào cuối tháng này. Dư luận Thái Lan cho rằng phán quyết này có thể sẽ dẫn tới những bất ổn mới sau một thời gian tạm yên ổn nhờ thiết quân luật của chính phủ quân sự hiện nay. Tuy nhiên, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đã lên tiếng bác bỏ khả năng này./. >>> "Mạng lưới" của nhà Shinawatra Theo Vietnam+ ====================== Khổ thân bà Yingluck. Lão Gàn đã biết trước việc bà bị hạ bệ, nên rất tự tin đưa lên mạng topic :"Thái Lan và ngày Tam Nương", ngay thời gian đầu bà lên cầm quyền. Lão Gàn cũng biết rằng chỉ có nhà vua Thái mới hóa giải được cuộc khủng hoảng tưởng chừng bế tắc ở Thái Lan vào giữa năm nay. Việc bà Yingluck ra tòa chỉ là hồi kết của sự việc. Nếu gia đình bà Yingluck chịu chơi và tin vào Phoengshui Lạc Việt, Lão Gàn sẽ hóa giải hồi kết bất lợi cho bà. Đương nhiên Lão đã biết trước sự việc và cách kết thúc của nó thì cũng có thể hóa giải được. Tất nhiên còn nếu như cứ phải phoengshui Tàu mới thiêng thì Lão cho đi luôn. Hì! Chém gió cho vui, nhưng nếu gia đình bà Yingluck chịu chi thì làm thiệt.
    1 like
  10. Cảnh tượng khói tràn ngập ga tàu điện ngầm ở Washington Thứ Ba, 13/01/2015 - 10:48 Dân trí Một nhà ga tàu điện ngầm ở Washington, Mỹ ngày 12/1 đã bất ngờ bị tràn ngập khói lạ, khiến nhiều hành khách phải sơ tán. Hình ảnh cho thấy khói tràn ngập bên trong nhà L’Enfant Plaza ở thủ đô Washington vào chiều ngày 12/1 giờ địa phương. Khói tràn vào một tàu điện ngầm bên trong một đường hầm ở ga L’Enfant Plaza, vốn tọa lạc ở trung tâm thủ đô của nước Mỹ. Các hành khách dùng tay che miệng để không hít phải khói. Cảnh tượng khói mù mịt bên trong một tàu điện ngầm. Các nguồn tin cho hay vụ việc xảy ra vào khoảng 15h20 ngày 12/1 giờ địa phương. Khói đã tràn ngập nhà ga sau khi một con tàu bị hỏng và bị mắc kẹt bên trong ga. Một nhân viên cứu hỏa vác bình khí ôxy lên một chiếc xe buýt để trợ giúp các hành khách sau khi họ được sơ tán khỏi ga L’Enfant Plaza. Một số hành khách được sơ tán khỏi ga L’Enfant Plaza phải thở ôxy. Vụ tai nạn tại nhà ga L’Enfant Plaza đã khiến 1 người thiệt mạng và hơn 80 người phải nhập viện. Ít nhất 2 trong số những người phải nhập viện hiện trong tình trạng nguy kịch. Một phụ nữ được trợ giúp sơ tán khỏi nhà ga bị ngập khói. Sau sự cố, nhà ga L’Enfant Plaza đã bị sơ tán và đóng cửa. Một người đàn ông bị dính đầy khói đen trên mặt sau khi thoát ra khỏi ga L’Enfant Plaza. Các xe cứu hỏa và cứu thương tập trung gần ga L’Enfant Plaza. Cảnh sát đã phong tỏa ga L’Enfant Plaza để điều tra. Hiện chưa rõ khói lạ xuất phát từ đâu. An Bình Ảnh: AP, Washington Post ====================== Nước Mỹ rất đẹp trong từng khu phố. Nhưng trừ ga xe điện ngầm ở New Yoor, có vài chỗ cũ, tường tróc rêu mờ. Khiến cho tôi không hiểu tại sao họ lại để trông thấy gớm như vậy. Tôi đến Hoa Kỳ ba lần, đi tám tiểu bang và qua hơn 25 thành phố thị trấn ở Mỹ. Ba lần đều đến thành phố New Yoor. Cứ mỗi lần đến thì những đống rác do người ta vứt bửa bãi ở bên đường ngoại vi vào thành phố lại nhiều hơn lần trước. Chính sự gia tăng khối lượng rác này theo thời gian, đã khiến tôi cảm ứng đoán ra sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ và sau đó là toàn cầu trong lời tiên tri năm 2008. Đây chính là nguyên lý "hiệu ứng cánh bướm" được ứng dụng từ lâu trong Lý học Đông phương.
    1 like
  11. Thời báo Hoàn Cầu vu cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng Hồng Thủy 12/01/15 07:00 Thảo luận (0) (GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu đã bịa đặt trắng trợn và chụp mũ vu cáo ông Đinh La Thăng "nhóm lại ngọn lửa chống Trung Quốc ở Việt Nam". Báo Trung Quốc bình luận phát biểu của ông Du Chính Thanh khi thăm Việt Nam Thời báo Hoàn Cầu: Dân Trung Quốc nên ủng hộ quyết định chặn Gmail Trung Quốc: Quan chức tập hợp người nhiễm HIV dọa dân, giải phóng mặt bằng Bộ trưởng Đinh La Thăng đã buộc phải cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc sau nhiều lần nhắc nhở mà họ cứ "trơ ra". Thời báo Hoàn Cầu chỉ dựa vào hình ảnh này để vu cáo ông Thăng "kích động chống Trung Quốc" bằng những lập luận xuyên tạc của Hoàn Cầu. Ảnh VTV. Tờ Vượng Báo của Đài Loan ngày 11/1 đưa tin, ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và hiện là Phó hội trưởng Hội Hữu nghị Trung - Việt đã nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam Đinh La Thăng "không nên" khiển trách nhà thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn sập giàn giáo đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông làm một người thiệt mạng, 3 người khác bị thương. Một người dân đi xe máy trên đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân đã bị cướp đi tính mạng trong khi 3 người khác bị thương sau vụ tai nạn ở công trường thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hôm 6/11 năm ngoái, cách đây hơn 2 tháng. Sau đó cũng dự án thuộc tổng thầu Trung Quốc đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng khác hôm 28/12 nhưng may mắn không có ai thiệt mạng. Theo tờ Tuổi trẻ, trong cuộc họp với Tổng thầu dự án này là Tập đoàn 6 Cục Đường sắt Trung Quốc, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định rõ, việc thực hiện dự án quá kém của tổng thầu dẫn đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thực hiện kém cỏi nhất trên đất nước Việt Nam. Việc ảnh hưởng môi trường, đi lại, tai nạn từ dự án gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân. Dù Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ nhưng phía tổng thầu không chịu thực hiện. Sau những lần tổng thầu hứa nhận khuyết điểm và để xảy ra sự cố, ông Thăng nói thẳng bản thân ông không tin lời hứa và nhận trách nhiệm của tổng thầu nữa. Còn theo tường thuật của đài VOA Hoa Kỳ về cuộc họp này, sau khi bị ông Thăng cảnh cáo, ông Châu Vũ đại diện nhà thầu chính của Trung Quốc nói: "Chúng tôi cũng hiểu là dự án này ảnh hưởng rất lớn tới cả xã hội Việt Nam. Chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và có biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những người liên quan bên phía chúng tôi”. Ấy vậy mà tờ Thời báo Hoàn Cầu đã bịa đặt trắng trợn và chụp mũ vu cáo ông Đinh La Thăng "nhóm lại ngọn lửa chống Trung Quốc ở Việt Nam", trong khi tờ Vượng Báo cho biết các lãnh đạo của nhà thầu Trung Quốc cũng đã gật đầu tán thành sau phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Cho dù ông Thăng có phải dùng lời lẽ gay gắt cũng chỉ vì các nhà thầu Trung Quốc dù đã nhiều lần bị nhắc nhở nhưng "cứ trơ ra", tâm lý của một người bình thường cũng khó có thể nhẹ nhàng với kẻ nào trơ mặt. Thái độ của đại diện nhà thầu Trung Quốc trong cuộc họp cho thấy có thể họ đã nhận ra điều này chứ không dám có luận điệu hung hăng, chụp mũ như Thời báo Hoàn Cầu. Dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông đã đội vốn lên gần 300 triệu USD so với dự toán ban đầu với nhiều sự chậm trễ. Thời báo Hoàn Cầu đổ lỗi sự chậm trễ này do người dân Việt Nam không chịu di dời giải phóng mặt bằng cho nhà thầu Trung Quốc?! Liên quan đến vụ việc này, Thời báo Hoàn Cầu cho biết họ đã liên hệ với Tập đoàn 6 Cục Đường sắt Trung Quốc hôm 9/1 nhưng không có ai trả lời. Theo tờ báo này, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ông Tề Kiến Quốc chính là người giới thiệu doanh nghiệp này đấu thầu dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ông Quốc được dẫn lời cho rằng, ban đầu "Việt Nam đánh giá rất cao kỹ thuật và thực lực của nhà thầu Trung Quốc". Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ông Tề Kiến Quốc nói với tờ báo này rằng đầu tư Trung Quốc về cơ bản vẫn được Việt Nam hoan nghênh. Vụ giàn khoan 981 trước đây (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV) khiến một số người kêu gọi cần giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng theo ông cựu Đại sứ, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt - Trung vẫn tăng trưởng 2 con số, sự phát triển kinh tế không thể thay đổi bởi ý chí cá nhân. Ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hiện là Phó hội trưởng Hội Hữu nghị Trung - Việt. Theo ông Tề Kiến Quốc, vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt - Trung "chỉ có một", đó là Biển Đông. Vụ giàn khoan 981 đã khiến quan hệ 2 nước khủng hoảng, nhưng kể từ tháng 8 khi Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sang thăm Trung Quốc, hội kiến và hội đàm với các quan chức cấp cao nước này thì quan hệ Việt - Trung bắt đầu được cải thiện. Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn lời ông Tề Kiến Quốc nói rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng "không nên khiển trách nhà thầu Trung Quốc và không nên thổi phồng sự việc vì tai nạn tại các công trường xây dựng khá phổ biến ở Việt Nam". Ông Tề Kiến Quốc cũng được cho là đã nói với Thời báo Hoàn Cầu, mặc dù truyền thông Việt Nam cho rằng vụ tai nạn là do lỗi của nhà thầu Trung Quốc "nhưng chính phủ Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm vì đã thất bại trong việc giám sát dự án"?! Ở đây cần nói lại cho rõ về 3 nội dung được cho là ông Tề Kiến Quốc đưa ra, thứ nhất Bộ Giao thông vận tải Việt Nam không thể không khiển trách, thậm chí là cảnh cáo các nhà thầu Trung Quốc. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng đã rất nhiều lần nhắc nhở nhà thầu Trung Quốc đảm bảo an toàn thi công, chất lượng các công trình xây dựng nhưng họ "cứ trơ ra", hứa lần hứa lượt rồi để đó. Vì vậy không thể có cái gọi là Việt Nam hay Bộ Giao thông vận tải "thổi phồng sự việc" như phát biểu được cho là của ông Quốc. Thứ hai, ông cựu Đại sứ được dẫn lời cho là vì tai nạn "xảy ra tương đối phổ biến trong các công trình xây dựng ở Việt Nam" nên Bộ trưởng Thăng không nên khiển trách nhà thầu Trung Quốc, xin thưa lại rằng Việt Nam có luật pháp của Việt Nam, và chúng tôi không phải một quốc gia vô tổ chức, vô kỷ luật để cho các nhà thầu kém chất lượng như trường hợp Tập đoàn 6 Cục Đường sắt Trung Quốc thích làm gì thì làm, gây ra tai nạn cho người dân. Đó là còn chưa nói đến không biết dựa vào đâu để nói rằng, "tai nạn xảy ra tại các công trình xây dựng ở Việt Nam xảy ra tương đối phổ biến"?!Thứ ba, việc ông Quốc được cho là đã nói rằng chính phủ Việt Nam "thất bại trong việc thực hiện trách nhiệm của mình để giám sát dự án". Không biết do ông thiếu thông tin hay lờ đi sự thật, bởi cũng theo tờ Tuổi trẻ, ngày 29-12-2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng có quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền tổng giám đốc PMU đường sắt - xuống giữ chức phó tổng giám đốc kể từ ngày 10-1-2015. Ông Hùng bị giáng chức vì trách nhiệm người đứng đầu PMU đường sắt trong chỉ đạo, quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông để xảy ra tai nạn chết người ngày 6-11-2014 và sự cố sập đà giáo khi đổ bê tông xà mũ của mũ trụ H7 nhà ga bến xe Hà Đông ngày 28-12-2014. Bộ cũng đã có quyết định luân chuyển ông Hùng về giữ chức phó tổng giám đốc VEC. Bản thân phóng viên Thời báo Hoàn Cầu thường trú tại Hà Nội cũng phải thừa nhận rằng, công trình xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc phụ trách chỉ có một "hàng rào mỏng manh trên con đường đông đúc, thậm chí có cả những khoảng trống" nguy hiểm. Vì vậy việc cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc và có biện pháp xử lý những tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm về 2 vụ tai nạn là việc làm hoàn toàn đúng luật pháp Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế của Bộ Giao thông vận tải cũng như ông Đinh La Thăng. Hoàn toàn không có chuyện "kích động chống Trung Quốc" như Thời báo Hoàn Cầu đơm đặt hay như bình luận được cho là của ông cựu Đại sứ Trung Quốc - PV. ================== Ngài Đinh La Thăng chỉ giới hạn vụ việc về tính trách nhiệm trong sự cố kỹ thuật liên quan đến nhà thầu Trung Quốc. Chính ông Phó chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt Trung Tề Kiến Quốc đã thổi phồng lên thành sự kiện liên quan đến tình hữu nghị Việt Trung , mà ông ta làm phó chủ tịch. Điều này làm tôi liên hệ tới vấn đề chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bản chất nó chỉ giới hạn trong vấn đề khoa học. Do chính những người phủ nhận cội nguồn văn hóa dân tộc trải gần 5000 năm văn hiến, xác nhận công khai là họ nhân danh khoa học và phổ biến trên các phương tiện truyền thống cả trong và ngoài nước. Nhưng không ít người đã liên hệ việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi gây ảnh hưởng đến tình hữu nghị Việt Trung,và cho rằng nó gây rối loạn nội bộ xã hội Trung Quốc. Tất nhiên những suy nghĩ này đã tự phụ nhận tính nhân danh khoa học của sự phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Bản thân tôi gặp khá nhiều khó khăn trong công việc của mình. Đã có những lời khuyên chân thành nên thận trọng xe cộ và trong ăn uống. Lão Gàn qua Tết này là 67 tuổi, nên nghĩ cũng không cần thiết sống lâu hơn, nếu như phải từ bỏ công việc minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Còn đây là lời khuyên của Lão Gàn với tất cả những nguyên thủ quốc gia có trách nhiệm trên thế giới và Lão Gàn chịu trách nhiệm với lời nói của mình: Những nhà tiên tri tên tuổi trong lịch sử nhân loại, như Nostradamus, Vanga đã nói tới một thế chiến thứ III hủy diệt nền văn minh này. Lời tiên tri này sẽ trở thành hiện thực, nếu như nền văn hiến Việt không được xác định tính chân lý của nó. Lúc ấy ngay cả các loại "tình hữu nghị" cũng không còn. Tôi nhắc lại là xác định tính chân lý cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, chứ không đòi hỏi công nhận ngay. Tức là một cuộc tranh luận công khai, minh bạch, khoa học và sòng phẳng.
    1 like
  12. Bộ Quốc phòng Campuchia mời "Vua diệt chuột" Việt Nam trợ giúp Từ việc nắm được đặc tính của 43 loài chuột, ông Thiều sáng tạo bẫy bán nguyệt làm bằng thép, kích thước nhỏ, có chốt an toàn. Vì sáng kiến này mà ông được ví là "vua diệt chuột". Đại tướng quân hai lúa Việt được Campuchia cấp xe hơi, biệt thự hoành tráng Đại tướng quân hai lúa sang Campuchia làm máy bay Nông dân Việt chế xe bọc thép cho quân đội Campuchia Xem bài khác trên Vef.vn Với biệt danh là "Vua diệt chuột", ông Trần Quang Thiều, trú tại Văn Bình, Thường Tín (Hà Nội) đã được Hãng tin AFP của Pháp ca ngợi là người có công giúp người nông dân Việt Nam tiêu diệt mối đe dọa với mùa vụ của họ. Tờ Straits Times cũng ca ngợi ông là "Vua diệt chuột". Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Hãng tin AFP được tờ Straits Times của Singapore đăng tải lại ngày 19/12/2014, ông Thiều nói rằng rất khó bẫy được chuột vì chúng thông minh, di chuyển rất nhanh. Thành quả mà ông Thiều đạt được trong một lần diệt chuột. Nhưng trong năm 1998, ông Thiều đã tạo ra một bước đột phá khi sáng tạo ra loại bẫy chuột rất đơn giản, nhưng lại hiệu quả hơn rất nhiều so với những phương pháp bắt chuột khác. Loại bẫy này không cần mồi và hoạt động nhờ một chiếc lò xo rất mạnh. Nhờ loại bẫy này, ông đã tiêu diệt được hàng triệu con chuột. Ông đã phải huy động toàn bộ gia đình tham gia điều hành 5 công ty chuyên cung cấp bẫy chuột. Khoảng 30 triệu chiếc bẫy đặc biệt của ông đã được bán ra. Danh tiếng của nó không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà còn lan sang cả các nước láng giềng như Trung Quốc và Campuchia. Không một tỉnh nào ở Việt Nam là ông không đặt chân đến, đặc biệt mới đây, ông còn được Bộ Quốc phòng Campuchia mời sang diệt chuột, hướng dẫn cho nhân dân cách bảo vệ tài sản gia đình, xã hội. Có được sự thành công như ngày hôm nay, ông Thiều đã phải mất bao nhiêu công sức trong gần chục năm để nghiên cứu về loài chuột. Vốn chỉ là một người nông dân chân lấm tay bùn, sau khi đi bộ đội về, ông Thiều được tín nhiệm bầu làm trưởng thôn, quanh năm chỉ biết cấy cày, làm việc đồng ruộng. Nhưng vì bị đại dịch chuột hoành hành mà ruộng vườn nhà ông và người dân Văn Bình nhiều lần bị phá tan hoang, năng suất lúa, hoa màu năm nào cũng thấp kém. Mọi phương pháp đặt mồi dính, bẫy lồng, bả chuột… đều không ăn thua, ông liền nảy ra ý định tạo một loại bẫy đặc biệt đặt phát nào trúng phát ấy, nhưng để tạo ra được loại bẫy như thế thì việc quan trọng là phải nghiên cứu kỹ tập tính của loài chuột. Ông Thiều chụp ảnh cùng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia trong chuyến sang Campuchia diệt chuột. Ông phát hiện loài chuột hoạt động mạnh nhất là vào tầm 20-21h và 3 – 5h hôm sau, và thế là hằng ngày, cứ vào tầm giờ ấy, ông Thiều lại lọ mọ ra ruộng, vườn để theo dõi từng đường đi, hướng chạy của chuột. Nhiều người còn bảo ông gàn dở, vì tự nhiên đêm đến ra đồng ngồi chỉ để… ngắm chuột. Vợ con khuyên can thế nào ông cũng chẳng nghe. Các nhà khoa học thường nuôi chuột trong lồng kính để làm vật thí nghiệm, thì ông cũng nuôi chuột ở nhà để nghiên cứu tập tính của chúng. Ở Việt Nam có 43 loài chuột thì ông nắm được hết, loài nào đuôi ngắn hơn thân, loại nào đuôi dài hơn thân, loại nào không đuôi…, tốc độ di chuyển thế nào, tập tính thế nào ông đều kể vanh vách. Thậm chí ông còn thực hiện nhiều công đoạn thí nghiệm rất đặc biệt như nhổ lông mõm, cắt đuôi, chọc mù mắt, cho chuột nhịn ăn… để tìm đường đi, tốc độ đi của chuột, cho chuột giao phối để ước tính một năm loài chuột sinh sản được bao nhiêu. Đã có thời kì, ông bị người dân xung quanh kiện vì nuôi quá nhiều chuột trong nhà, nhưng ông vẫn kiên trì với những thí nghiệm có một không hai này. Nhờ đó, ông phát hiện ra rất nhiều điều thú vị về loài chuột, rằng chuột chỉ hoạt động trong những thời điểm và thời kỳ nhất định. Nếu vào thời kỳ mài răng, hay thời kỳ phát dục, chuột không ăn mồi thì dù có đặt bẫy thế nào cũng không bao giờ dính. Tốc độ di chuyển của loài chuột rất nhanh, có loài 2m/s, có loài 2,7m/s, nếu đặt bẫy thông thường thì chuột có thể đi qua bẫy mà không bị sập. Muốn bắt được chuột thì bẫy phải có tốc độ sập nhanh hơn tốc độ đi của chuột. Từ đó ông đã sáng tạo ra loại bẫy bán nguyệt làm bằng thép, kích thước nhỏ, có chốt an toàn, có quả đối trọng bằng xốp ở giữa, lò xo khoẻ, chỉ chạm nhẹ là cũng sập bẫy. Ông còn lên tận Viện Vật lý để đo tốc độ sập của bẫy, khi chắc chắn tốc độ sập nhanh hơn tốc độ đi của chuột, ông mới yên tâm "nhân bản" lên nhiều chiếc bẫy khác. Ông Thiều chia sẻ: "Quan trọng người đặt bẫy phải nắm được đường đi và thời gian hoạt động của chuột. Đường đi của chuột ngoài đồng sẽ khác với trong nhà, trên dây, trên cây… Chỉ cần đặt đúng vào đường đi của nó thì dù không cần mồi vẫn có thể bắt được chuột, thậm chí còn bắt được cả rắn". Vốn tiếp xúc nhiều với loài chuột, nên việc bị nhiễm bệnh từ chuột là không thể tránh khỏi, nhưng nhờ những nghiên cứu tỉ mỉ về loài chuột mà ông Thiều còn biết cách chữa bệnh rất hiệu quả. Bệnh gì mắc từ loài chuột nào, dùng thuốc hay chỉ dùng lá cây để đặc trị, ông đều nắm rõ. Hơn 10 năm qua, với chiếc bẫy chuột đặc biệt mà ông sáng chế ra và đã đoạt giải thưởng sáng tạo kỹ thuật Vifotec, người nông dân Trần Quang Thiều đã đi khắp Bắc-Nam, đồng bằng, miền núi để giúp đỡ bà con nông dân. Số chuột ông diệt được đã lên tới 30 triệu con. Dù năm 1998 sáng tạo ra bẫy diệt chuột, nhưng phải đến năm 2006, ông Thiều mới tự tin mở công ty chuyên diệt chuột giúp người dân. Bẫy chuột của ông là sản phẩm độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, là hàng Việt Nam chất lượng quốc tế rẻ nhất, hiệu quả nhất, tiện dụng trên mọi địa hình, an toàn khi sử dụng. Ông Trần Quang Thiều trong lễ tôn vinh Doanh nhân văn hóa. Những năm qua, ông đã được nhận nhiều Bằng khen, giải thưởng cao quý như Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Cúp vàng Bàn tay vàng, Cúp vàng Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, giải nhất Sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam Vifotec… Giờ đây dù đã hơn 60 tuổi, mặc dù là giám đốc một công ty lớn, các con trong nhà đều đã có công ty diệt chuột riêng, nhưng ông vẫn lặn lội khắp trong Nam ngoài Bắc, bởi bà con nông dân chỉ tin tưởng khi đích thân ông là người hướng dẫn. Dù chẳng qua một trường lớp đào tạo nào, giáo án giảng dạy chỉ là những sơ đồ, những kinh nghiệm đúc kết qua quá trình thực tế ông viết ra, nhưng hiệu quả thực tế lại rất cao. Ông tâm sự: "Quan trọng là mình nói ít, làm nhiều, bao giờ cũng thực hành trước, rồi mới giảng lý thuyết sau nên được bà con tín nhiệm". Khi chúng tôi tìm đến nhà, ông Thiều vừa trở về sau một chuyến diệt chuột ở Nghệ An. Trong lúc trò chuyện với chúng tôi, điện thoại đặt hàng rồi mời ông đến diệt chuột liên tục vang lên. Ông bảo, ngày mai ông lại tiếp tục lên đường vào Vinh vì có dự án mới. Nhiều địa phương, khi ông được mời đến theo chương trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh giúp người dân diệt chuột, ban đầu họ tỏ ra nghi ngờ. Ông nhớ có lần đến Quảng Trị, trong buổi hướng dẫn bà con, một người nông dân đứng lên chỉ trích rất gay gắt, rằng họ bị lừa quá nhiều rồi. Nhiều công ty diệt chuột về quảng cáo, tuyên truyền nhưng cuối cùng chỉ lấy tiền của người dân mà chuột thì vẫn nhan nhản. Ông không thanh minh, cũng chẳng giải thích nhiều, chỉ hẹn người này đêm tối và gần sáng đi đặt thử 30 chiếc bẫy cùng ông. Nếu không diệt được chuột, công ty ông sẽ không lấy tiền. Vì sợ người công ty ông bắt chuột đem bỏ vào bẫy để lừa bà con, nên người này đã thức cả đêm canh chừng. Sáng hôm sau, cả 30 cái bẫy đều dính chuột, chưa kể còn bắt thêm được 17 con nữa. Ngày hôm ấy, hội trường huyện chật kín, người kéo đến đông nghịt, lớp học bẫy chuột phải chuyển ra ngoài sân mới có đủ chỗ ngồi. Chính người nông dân kia đã đứng lên xin lỗi ông Thiều và trở thành người truyền đạt kinh nghiệm bẫy chuột từ ông Thiều cho những người khác. Giáo án giảng dạy của ông Thiều là những sơ đồ vẽ bằng tay như thế này. Chiếc bẫy chuột của ông Thiều có giá thành rẻ, phù hợp với túi tiền của người nông dân, mà hiệu quả rất cao. Đặc biệt, cách làm thực hành trước, lý thuyết sau, diệt chuột xong mới lấy tiền công, cho người nông dân mua chịu bẫy 1-2 năm, được mùa vụ mới trả tiền, đã thực sự tạo được uy tín, niềm tin đối với người dân. Hiện tại, ông Thiều đã giảng dạy cho gần 8.000 lớp học tập huấn, hướng dẫn bà con bằng chính những kinh nghiệm bao năm lăn lộn với ruộng đồng, với những công trình khoa học nghiên cứu về loài chuột đậm chất nông dân của mình. (Theo Cảnh Sát Toàn Cầu) ======================== Lại một bác nông dân thật thà chất phác bước ra từ cổ tích.
    1 like
  13. Chuyện buồn tái định cư: Bi kịch làng “triệu phú” Thứ Tư, 07/01/2015 - 15:38 Dân trí Nhìn những ngôi nhà khang trang to đẹp, nằm ngay sát con đường thiên lý Bắc - Nam, ít ai biết rằng những người dân bỗng nhiên trở thành “triệu phú” ở đây đang ngơ ngác trước viễn cảnh không việc làm. Khi siêu dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn được đầu từ xây dựng ở Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), hầu hết người dân ở xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia phải chuyển đến vùng đất mới. Nhiều gia đình bỗng nhiên giàu sụ, trở thành tỉ phú, triệu phú trong nháy mắt. Nhưng rồi niềm vui ngắn chẳng tày gang, cư dân làng “triệu phú” đang "run rẩy" trước vẻ ngoài hào nhoáng của mình. Đua nhau xây nhà, sắm xe Dự án về, gia đình trưởng thôn Lê Ánh Hồng, thôn Trung Yến, xã Hải Yến đã phải từ bỏ quê hương, mồ mả ông cha và hơn 1 mẫu ruộng và đất thổ cư. Đổi lại gia đình ông được nhà nước đền bù được gần 2 tỷ đồng. Sau khi chuyển lên vùng đất tái định cư, gia đình đã bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để cất một ngôi nhà 2 tầng khang trang lộng lẫy. Cũng theo ông Hồng thì gia đình ông là một trong những hộ tiên phong lên vùng đất mới để sinh sống, rồi lần lượt 179 hộ dân trong thôn cũng chuyển lên định cư để nhường đất cho dự án trọng điểm. Và một chiến dịch “đua nhau” xây nhà mọc lên ầm ầm, ở khu TĐC này, hiếm thấy có một ngôi nhà cấp 4 nào, chí ít cũng nhà mái bằng, còn đại trà là nhà 2, 3 tầng và biệt thự. Không chỉ xây nhà, nhiều gia đình còn thi nhau mua tivi, xe máy, tủ lạnh toàn đồ “xịn”, thậm chí có nhà còn sắm cả ô tô con chạy vi vu. Chỉ trong một thời gian ngắn (từ năm 2010 đến nay), khu TĐC Nguyên Bình nhìn chẳng khác nào một đô thị đang trên đà phát triển. Khu TĐC Nguyên Bình huyện Tĩnh Gia chỉ hào nhoáng vẻ bên ngoài Ông Lê Quang Sáng, thôn Trung Yến cho biết, khi chuyển lên gia đình ông đã phải nhường lại 3 sao ruộng quanh năm xanh mướt lúa, lạc, khoai. Với số vốn khoảng 1 tỷ đồng tiền đền bù, lại có 2 con nhỏ đang còn ăn học nên vợ chồng ông chỉ dám xây cho mình một ngôi nhà bằng với tổng số tiềng khoảng 500 triệu đồng, số còn lại sắm sửa đồ đạc giản đơn và gửi ngân hàng để phòng lúc ốm đau hoạn nạn. Theo ông Sáng thị ở vùng TĐC này có khoảng 50% hộ dân xây xong nhà là hết tiền, bởi nhà nhiều được đền bù dăm bảy tỷ, nhưng lại đông con, nhà ít thì được vài trăm triệu, nhưng nhà nào cũng muốn xây nhà cho thật oách, thật to. “Viễn cảnh tái nghèo ở vùng đất này tôi thấy không còn xa nữa đâu” – ông Sáng lo lắng. Bán dần đồ đạc để chạy ăn Lúc mới lên thì thi nhau xây nhà, sắm sang nhà cửa thật hào nhoáng. Nhưng rồi “miệng ăn núi lở”, rất nhiều người dân ở vùng TĐC Nguyên Bình đang đứng trước viễn cảnh tái nghèo, đói khi mà việc làm chẳng có, tiền cũng chẳng kiếm ra, họ đang phải sống bằng những đồng lại ít ỏi tử tiền đến bù gửi ngân hàng. Thậm chí, có nhiều nhà khi mới chuyển lên vùng TĐC đã trót xây nhà, mua sắm hết nên giờ đành phải bán dần tải sản trong nhà để tiêu. Ông Hà Văn K. buồn rầu cho biết, rất nhiều hộ nơi đây đã phải bán bàn ghế, xe máy, kệ tủ… để lấy tiền sinh sống. “Năm 2010, khi mới lên đây, ngày Tết nhà nào cũng sắm mai, đào rất to, nhạc đinh tai nhức óc, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây chẳng còn nhà nào dám chơi sang như thế nữa. Nhà đứa cháu tôi lúc lên đây cũng oai oách, sắm sang chẳng thiếu thứ gì, rồi 5 khẩu trong độ ăn việc làm không có, mới sau Tết vừa rồi được ít hôm vợ chồng nó phải bán nốt bộ bàn ghế để lấy tiền nuôi miệng” – ông K. nói. Ông Sáng lo lắng về nơi ở mới không công ăn việc làm Ông Vũ Phấn, Bí thư chi bộ thôn Trung Yến lo lắng, nhìn bên ngoài thì hào nhoáng vậy thôi, nhưng bên trong thì chẳng có gì đâu. “Hiện trong thôn có rất nhiều người chưa đóng tiền đất cho nhà nước, nhưng có lẽ con số không còn khả năng đóng là rất cao, vì họ tiêu hết sạch tiền rồi còn gì” – ông Phấn cho hay. Cũng theo ông Phấn thì khi tất cả xã Hải Yên chuyển lên đây thì toàn xã có khoảng 3000 lao động trong độ tuổi lao động sẽ ngồi chơi xơi nước, nếu có việc làm chỉ là những công việc tạm thời mà thôi. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia, cho biết giải pháp trước mắt để tháo khó khăn cho bà con khu TĐC Nguyên Bình là đề nghị Công ty giày đóng trên địa bàn thu nhận lao động tại đây và tăng độ tuổi tuyển dụng để tạo điều kiện cho bà con, đặc biệt là những thanh niên không có công ăn việc làm. Bình Minh ==================== Hồi còn là một gã thanh niên mới lớn, mẹ tôi - Ngân Giang nữ sĩ - thường nói: "Y phục xứng kỳ đức". Lúc đó tôi chẳng hiểu gì cả; mỗi năm tiêu chuẩn thời bao cấp 4m vải, đủ may một bộ quần áo, cửa hàng mậu dịch bán có loại vải gì thì mua như vậy, có gì đâu mà "kỳ đức" mới chả "kỳ công"?! Nhưng đến bây giờ thì tôi mới hiểu mọi chuyện đều phải cân đối - tức "cân bằng Âm Dương" trong Lý học Việt - từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Ngay trong phong thủy cũng vậy. Một ngôi nhà tranh, vách đất thì phải có cái chõng tre, chứ không thể đặt bộ ghế Tần Thủy Hoàng gỗ sưa nguyên khối được. Có nhiều người nghèo, nhờ trúng số độc đắc, trở thành tỷ phú. Nhưng qua một thời gian lại tiếp tục đi bán vé số là như vậy. Ngay cả các đại gia, có nhiều vị tiền nợ thì cả đống, nhưng để khoe mẽ làm ăn, sắm đồ khủng bày trong nhà, ăn chơi nhảy múa để thể hiện đẳng cấp...rồi...viên tịch, trở về với cái máng lợn là vậy. Đời là thế! Thiếu cân đối là viên tịch! Trong rừng, một con thỏ vẫn tồn tại bên cạnh những con hổ. Nhưng nếu con thỏ có móng vuốt như hổ và mọc sừng như hươu thì nó sẽ được xếp vào danh mục những động vật cần bảo vệ.
    1 like