-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 10/01/2015 in Bài viết
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi xin trình bày tiếp về những mâu thuẫn có tính thời gian của giả thuyết khoa học "nguồn gốc loài người từ Châu Phi" là: Do những mâu thuẫn về tính thời gian của giả thuyết này, là: Sự xuất hiện của gen nguồn gốc người cổ đại lâu nhất xấp xỉ 40.000 năm, sẽ mâu thuẫn với những thực tế của các vấn đề liên quan là sự xuất hiện của những bức tranh tại các hang động cổ ở Indo là 40. 000 năm (TI - 18) và của TI - 14 là 700.000 năm, của TI - 9 là 100. 000 năm; của TI - 7 là 276.000 năm. Như vậy chỉ riêng về dấu ấn thời gian của giả thuyết này đã xuất hiện những mâu thuẫn cần giải thích. Tất nhiên, để có tính hợp lý trong việc giải thích những mâu thuẫn về thời gian này thì chủng người cổ đại có tính nguồn gốc của nhân loại theo giả thuyết này phải nâng thời gian xuất hiện và di cư lên hàng trăm ngàn năm trước nữa. Hay nói một cách khác: Có vấn đề trong phương pháp xác định thời gian trong ngành di truyền học và các ngành liên quan. Sự mâu thuận về vấn đề thời gian khả năng do tính thiếu sự nhất quán, hoàn chỉnh và tính hệ thống trong phương pháp xác định thời gian, nên đã tạo ra tình bất hợp lý giữa các hiện tượng. Đây là những chuẩn mực trong tiêu chí khoa học mà tôi đã trình bày ở trên để thẩm định bản chất khoa học của một giả thuyết khoa học. Tôi không xác định thuyết "nguồn gốc loài người từ châu Phi" sai. Nhưng chắc chắn nó cần hiệu chỉnh và bổ sung. Nhưng đấy mới chỉ là sự mâu thuẫn về các vấn đề liên quan đến thời gian. Vấn đề lớn nữa cần một sự giải thích là sự hiện hữu những đại chủng da đỏ, da đen, da vàng, da trắng...vv. Và dù vấn đề sẽ như thế nào với giả thuyết khoa học "nguồn gốc loài người từ Phi Châu" thì sự phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến vẫn sai.1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Bài viết dưới đây đăng trên Tuanvietnam từ năm 2009. Sau này tôi đã bổ sung nhiều tư liệu và di sản văn hóa - là những bằng chứng trực quan cho hệ thống luận cứ của tôi cho bài viết này. Tôi sẽ sưu tầm, và bổ sung sau, sau khi tìm được những bài viết mới nhất. Tạm thời lên google tìm thấy bài này. ======================= Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào? Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh Bài đã được xuất bản.: 08/12/2009 06:40 GMT+7 TIN LIÊN QUAN Sao cứ bắt tổ tiên phải cởi trần đóng khố? Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế! Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. LTS: Thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta ăn mặc thế nào đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Có thể một vài thông tin trong bài cần được thảo luận thêm. Nhà Xuất Bản Giáo Dục đã cho phép in cuốn sách minh họa hình ảnh tổ tiên ta vào thời An Dương Vương ăn mặc như thời mông muội trong lịch sử nhân loại: Chung quanh người chỉ cuốn lá cọ. Mà vào thời đại tương đương với thời gian lịch sử ấy, có thể nói rằng: Hầu hết các dân tộc khác trên mặt địa cầu này đã có một nền văn minh phát triển. Điều này khiến tôi có thể chắc chắn rằng: Không phải chỉ một mình tôi cảm thấy đau lòng vì sự miêu tả tổ tiên một cách thấp kém của những cuốn sách truyện loại này. Một trào lưu hạ thấp giá trị cội nguồn dân tộc Tôi không có thành kiến riêng với người họa sĩ minh họa cho bộ chuyện tranh này. Anh ta chỉ là một trong rất đông người nằm trong trào lưu của quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống về cội nguồn trải gần 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt. Cách đây không lâu trong cuộc thi thể hình ở Đài Loan, Nguyễn Tiến Đoàn - mệnh danh là Hoa vương của cuộc thi - cũng đã ăn mặc như truyện tranh trên miêu tả và hiên ngang phát biểu trước tất cả các đại diện thi thể hình nam của các dân tộc trên thế giới: "Đây là y phục dân tộc truyền thống của dân tộc Việt". Điều này khiến tôi - người viết bài này thấy nghẹn ngào khi y phục truyền thống của các dân tộc khác trên thế giới rất đẹp và chứng tỏ họ là một dân tộc văn minh. Còn hình ảnh y phục truyền thống dân tộc Việt, theo như Nguyễn Tiến Đoàn công bố thì chỉ "Ở trần đóng khố"!?. Sự việc cũng không chỉ mới ở Nguyễn Tiến Đoàn và truyện tranh "An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc". Từ năm 1996, Nxb Trẻ cũng in một bộ truyện "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", khi miêu tả về thời Hùng Vương thì chúng ta cũng lại chỉ gặp hình ảnh những người dân "ở trần đóng khố". Dưới đây là hai hình minh họa của bộ truyện tranh "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" về y phục thời Hùng Vương: Vua Hùng và các quan lang (Lịch Sử Việt Nam bằng tranh - tập III. Nxb Trẻ 1998. Vua Hùng và Chử Đồng Tử (Lịch sử Việt Nam bằng tranh - Nxb Trẻ - 1998. Những bài viết về y phục dân tộc thời Hùng Vương miêu tả như những con người sống ở thời bán khai, nhan nhản, có thể không khó khăn lắm khi tìm những tài liệu này rải rác trên báo chí và sách, mạng...và ngay cả trong sách giáo khoa phổ biến từ trước 2004 từ cấp I đến Đại học. Quan niệm về một hình ảnh thấp kém của tổ tiên không còn là một suy nghĩ riêng lẻ, một thứ tư duy lạc loài mà người ta quen gọi là "hiện tượng cá biệt". Nó đã trở thành một tư duy khá phổ biến. Họ đã căn cứ vào đâu để có một nhận định như vậy về y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương? Có thể xác định rằng: Không hề có một căn cứ khoa học nào hết. Nhưng ngược lại, tôi có thể xác định rằng: Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Nhưng bằng chứng mà tôi trình bày dưới đây, xác định quan điểm này. Y phục thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến Việt 1 - Y phục giới bình dân Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây: Hình trên được chép lại từ cuốn "Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20" (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời gian này. Hình lớn trong trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: "Đánh ghen", thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt. Ngược lại, chúng ta so sánh y phục trong bức tranh "Đánh ghen" và y phục dân tộc truyền thống của phụ nữ miền Bắc với hình người trên cán dao bằng đồng trong hình mô tả dưới đây: Minh họa: Thiên Sứ Ảnh Tượng chùa Dâu: Thiên Sứ; Ảnh người phụ nữ nông thôn: Võ An Ninh. Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương - có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm - Hà Bắc - trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc (Ảnh Võ An Ninh) và ảnh Tượng chùa Dâu, do người viết ghép lại thành cụm hình để tiện so sánh. Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2009 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang - nơi cội nguồn của người Việt - trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ. Qua hình ảnh minh họa đã trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến. Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy: Từ 2300 năm qua trở lại đây - về căn bản - hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể. Như vậy, có thể khẳng định: Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục phổ biến trong giới bình dân, tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam. Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Việt thời Hùng Vương. 2 - Y phục tầng lớp trên trong thời Hùng Vương Tất nhiên, khi mà trang phục phổ biến của các tầng lớp bình dân đã hoàn chỉnh và đa dạng thì y phục của tầng lớp trên cũng phải phù hợp với đẳng cấp của nó vì sự trang trọng và việc thực hiện những nghi lễ quốc gia văn hiến. Để chứng minh điều này, bạn đọc tiếp tục xem xét các vấn đề và hiện tượng được trình bày sau đây: Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN). Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1995). Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của hình người trên cán dao đồng, còn phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương, thì chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi vì, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang, người viết xin được trình bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong Kinh Thư được chứng minh trong sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt. Đoạn trích dẫn sau đây liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương được trích trong cuốn "Thượng Thư - sách ghi chép thời thượng cổ" (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156): "Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như "cổn" thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu". Qua đoạn văn trên, bạn đọc nhận thấy rằng "cổn miện" (tức là mũ của vua) có chín bậc, trong đó long cổn đứng đầu; "tệ miện tức là cái mũ có hình chim trĩ". Về hình ảnh mũ có hình tượng rồng của vua và mũ có hình chim trĩ của các quan - Oái oăm thay - nó lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang. Qua hình trên, bạn đọc cũng dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đã được cách điệu để chứng tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của Kinh Thư. Nếu như hình vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong Kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất thì có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: Thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và một lần nữa cũng không chỉ dừng lại ở đấy. Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định 1971): "Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ "Viết" cũng đọc và viết là "Việt". "Viết nhược kê cổ" cũng là "Việt nhược kê cổ". Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu "Việt nhược kê cổ". Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ "nhược" là thuận, chữ "kê" là khảo. Và, câu trên có nghĩa rằng: "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa". Nếu nói "Viết nhược kê cổ" thì ra câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ "Việt" với "Viết" như nhau..." Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không cho rằng: "Việt nhược kê cổ" tức là "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa" và càng không thể là người Việt có công chép lại Kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa. Từ những sự phân tích trên, hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của Kinh Thư. Và câu trên có thể hiểu là: "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt". Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: Y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những hình ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Y phục của vương triều được nhắc tới trong Kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những hình ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Kinh Thư chính là cuốn "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt" mà điều này đã ghi rõ ngay trên câu đầu của cuốn sách "Việt nhược kê cổ" và nội dung của nó hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh trên trống đồng của nền văn hóa Việt đã trình bày. Nếu theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, thì sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong Kinh Thư, bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lý và hàng thiên niên kỷ về thời gian. Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy: Sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đã chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đã chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xã hội, mà ở tầng lớp trên đã có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ. Điều này minh chứng bổ sung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau: * Hình người trên trống đồng mà giáo sư Nguyễn Khắc Thuần viết trong "Thế thứ các triều đại Việt Nam" cho rằng: "Hình người đang múa" thực ra đây là hình ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua hình ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội. * Từ đó đặt vấn đề: Hình chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc hình chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt. * Sự tồn tại hình ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua: đội mũ có hình đầu rồng; đại thần: đội mũ gắn hình chim phượng, đã khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đã trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và hình ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau: 19.2.1.1 Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 5000 năm (như di chỉ Bầu Tró), đã thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau của nền nông nghiệp Việt Nam. Người Hán từ xưa cũng luôn xem đó là hai đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam: đó chính là hai đặc điểm đầu tiên mà Từ Tùng Thạch kể đến trong cuốn Việt giang 178 lưu vực nhân dân (Kim Định 1971a: 108); trong chữ "Man" mà người Hán dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm. (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm). Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai trò của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xã hội Trung Hoa, chính Khổng Tử đã nói: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên tả như người Man Di" Bạn đọc có thể tìm thấy câu nói đã dẫn của Khổng Tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như: "Luận Ngữ - thánh kinh của người Trung Hoa". Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Hoa". tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin - 1997. trang 32) ... Quản Trọng - tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu - sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rõ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà không ít những nhà nghiên cứu đã căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương". Việt sử lược viết: Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 - 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương" Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 - 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nhìn mới - mà họ cho rằng: "Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lý, khi chính Khổng Tử thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của nền văn minh này. Đã có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc"(?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ "Man di" để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, "Man di" là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ "người Man" trong câu nói của Khổng Tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có trình độ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng Tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Bản văn sau đây do chính Tô Đông Pha, một danh sĩ thời Tống - sau Khổng Tử ngót 1500 năm xác nhận lại điều này: Tô Đông Pha chép rằng: ...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại tình trạng man di. B' Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành. Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đã mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.* ---------------------------------- * Chú thích: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục "Cổ Tích". Viện Đại học Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận. Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ. Đây cũng chính là vùng đất: Bắc giáp Động Đính Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải của nước Văn Lang xưa. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để "nếu không có Quản Trọng thì người Hán đã phải cài vạt áo bên trái" . Hình ảnh của việc cái vạt áo bên trái (Bên tả) cho y phục truyền thống Việt trong các bản văn trên, được minh chứng tiếp tục trong di sản văn hóa Việt tiếp nối qua các thời đại lịch sử đến tận ngày hôm nay. Bạn đọc tiếp tục so sánh với các hình ảnh dưới đây: Hình bên đây là một hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tình Hồ Nam, thuộc Nam Dương Tử, có niên đại trên 2500 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. Chúng ta lại nhận thấy vạt áo cài bên trái của vua Phục Hy và bên phải của bà Nữ Oa. Có thể nói: Đây là dấu chứng cổ xưa nhất minh chứng về y phục truyền thống Việt liên hệ đến câu nói của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ viết về hiện tượng áo cài vạt bên trái vào thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên. Mối liên hệ này chúng ta sẽ còn tiếp tục tìm thấy những dấu chứng qua các thời đại, mà điển hình là hình tượng những con rối nước sau đây: Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritage số tháng 9/10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam. Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh. Bạn đọc cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên "tả" (trái) và mấy cái búi tóc của những hình rối nước này. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn đàn ông của dân tộc Việt vẫn búi tóc. Điều này chắc không cần phải chứng minh. Hình tượng những con rối nước - một nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt - cái vạt áo bên trái sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi đó chính là sự tiếp nối của y phục dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước, khi liên hệ với câu của Khổng Tử trong sách Luận ngữ: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di". Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đã hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Đây là sự biến dạng của những di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương. Xin bạn đọc tiếp tục xem hình bên: Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ (Trích từ bài "Cạy cửa tìm nhau" Ngọc Vinh và Lương Ngọc An - Tuổi Trẻ 8/6/2002 Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải. Vấn đề cũng không chỉ dừng ở đây: Đám cưới người Mông với y phục từ ngàn xưa Nam mặc áo bên tả, nữ bên hữu (Ảnh chụp từ VTV1). Hình trên đây được người viết chụp trực tiếp hình ảnh trên chương trình truyền hình VTV1, có nội dung miêu tả đám cưới người dân tộc Mông. Chúng ta lại một lần nữa tìm thấy dấu ấn y phục từ ngàn xưa của tổ tiên với người nam mặc áo bên "tả" và nữ bên "hữu": Dân tộc Dao và Mông sống trong vùng rừng núi hẻo lánh, cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán. Do đó, hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông trong y phục của những dân tộc này còn lại đến nay, cùng với các tư liệu đã trình bày ở trên cho thấy: Đó là những chứng cứ có sự tiếp nối văn hóa từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ - khi bạn đọc đang xem bài viết này - của nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở nam Dương Tử. Những chứng cứ rõ ràng đó và luận điểm trình bày hoàn toàn phù hôp với những tiêu chí khoa học: "Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng tiên tri" . Những vấn đề được hân hạnh trình bày với bạn đọc, nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương Tử mà chính Khổng Tử nói tới với sự tiếp nối, liên hệ của những giá trị đó trong những di sản văn hóa Việt Nam hiện nay. Tính đa dạng trong y phục của Việt tộc thời cổ xưa Sự đa dạng trong y phục của Việt tộc xác định qua sự liên hệ với hình ảnh những con rối nước là một minh chứng "Y phục dân tộc thời Hùng Vương" được tiếp tục qua những hình ảnh sau đây. Hình bên là một hình ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đã dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và hình nhân vật rối nước trong trò "Múa Tiên". Qua hình ảnh trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về hình thức cái mũ trên đầu hình rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, còn một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lý cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Hay nói một cách khác: Hoàn toàn có căn cứ khoa học thực sự khi dùng những hình mẫu có chọn lọc của những con rối nước truyền thống để phục chế lại y phục thời Hùng Vương. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên hình cán dao đồng - được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương - với chiếc nón trong hình rối nước "Múa Tiên" và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ (ảnh bên): Hiện nay, có rất nhiều trò rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng trò "Múa Tiên" là một trò truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam, tất cả các đoàn rối đều có trò này. Do đó, hình rối nước trong trò "Múa Tiên" chắc chắn đã xuất hiện từ thời xa xưa. Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh - đời Lý - của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này. Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây. Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: Trò "Múa Tiên", tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛò "Múa Tiên" và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi tìm ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Hình thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ, đã xác định sự tiếp nối truyền thống xuyên thời gian của y phục dân tộc Việt từ thượng tầng xã hội cho đến các tầng lớp bình dân là đa dạng và phong phú, thể hiện qua y phục của những con rối nước trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Những hình thức y phục của những con rối nước Việt còn thấy tồn tại trong y phục dân tộc của các quốc gia láng giềng với Việt Nam ngày nay. Lịch sử gần 5000 năm văn hiến qua y phục dân tộc Qua y phục dân tộc thời Hùng Vương trình bày ở trên, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở khoa học để xác quyết về một truyền thống văn hóa sử được chính sử xác định: Thời Hùng Vương có niên đại 2879 BC và kết thúc vào 258 BC, có biên giới: Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt của phương Đông cổ đại. Và chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng thừa nhận. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây: Cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc và ban biên tập báo Vietnamnet, đã cho tôi một cơ hội trình bày luận điểm của mình. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam. ======================= Ở một số trang web thường có câu: "Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả...." Nhưng đây không phải là một quan điểm. Mà là một hệ thống luận cứ chứng minh cho một vấn đề lịch sử. Tôi không có quan điểm gì về lịch sử cả. Tôi chỉ mô tả những thực tại khách quan một cách có hệ thồng chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tôi sẽ công nhận sai, nếu có ai đó đủ khả năng thuyết phục chứng minh với tinh thần khoa học được tôi đã sai trong toàn bộ hệ thống. Áo cài vạt bên trái trong di sản tìm thấy ở Nam Dương Tử. Xem bài trên. Một bài viết cùng tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh về y phục Thời Hùng Vương. Chưa phải là bài cuối cùng với nhiều tư liệu bổ sung: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/1401-y-phuc-co-viet-thoi-hung-vuong/1 like
-
Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Thiên Sứ tôi đã nhiều lần xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái đất này và đó chính là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Cả một hệ thống luận cứ với những chứng lý và di sản nhận thức trực quan không thể bác bỏ, xác định giả thuyết của tôi. Hiện tượng dưới đây của những nhà khoa học quốc tế về một di chỉ khảo cổ ở Ấn Độ, bổ sung thêm cho những di sản nhận thức trực quan minh họa cho những chứng lý trong giả thuyết của tôi. Tuy nhiên, vấn đề thời gian cần phải xem xét lại. ======================= Bằng chứng về vụ nổ bom nguyên tử 4.000 năm trước Cập nhật lúc: 14:21 05/01/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột? Chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân. Hai thành phố cổ Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ có lịch sử hình thành từ 5.000 năm trước, được coi là chứng tích cho sự huy hoàng của nền văn minh sông Ấn trong lịch sử. Không chỉ có vậy, các thành phố cổ này còn chữa đựng một bí mật lớn về vụ nổ bom nguyên tử có thể đã xảy ra khoảng năm 1.500 TCN, khiến nền văn minh này đi đến chỗ tiêu vong. Bằng chứng về "vụ nổ hạt nhân" này bắt đầu từ những bộ xương kỳ lạ được khai quật ở Mohenjo Daro. Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng không bình thường. Tất cả đều chết trong nhà hoặc ngoài đường, không được chôn trong huyệt mộ, trong đó nhiều thi thể ngả thành đống. Tư thế của các bộ xương cũng chứng tỏ những cái chết đã đến một cách đột ngột và đau đớn. Việc phân tích các bộ xương cho thấy, cư dân thành phố Mohenjo Daro đã chết rất nhanh chóng vì nhiệt độ cực cao, dù không có dấu hiệu về một trận hỏa hoạn lớn được tìm thấy trong các tàn tích. Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cho cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột như vậy? Theo các nhà khoa học, đó chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân. Có một điều trùng hợp kỳ lạ là sử thi Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ đã từng mô tả đến một thứ vũ khí hủy diệt gây ra cảnh tượng chết chóc giống như thảm cảnh sau vụ nổ bom hạt nhân Hiroshima ở Nhật Bản. Cuốn sử thi “Ramayana” cũng miêu tả cảnh tượng mấy chục vạn đại quân bị tiêu diệt trong nháy mắt bằng một thứ vũ khí khủng khiếp trên chiến trường được gọi là thành phố Lanka. “Lanka” phải chăng chính là tên gọi xưa kia của thành cổ Mohenjo Daro? Tại Mohenjo Daro, người ta cũng tìm thấy các cấu trúc dạng kính gọi là chất “Tolinidi”, loạt vật chất thường được tìm thấy sau các vụ nổ bom nguyên tử. Phải chăng mảnh đất Ấn Độ xưa kia từng là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại? Rất hi vọng các nhà khoa học sẽ làm sáng tỏ điều này trong tương lai.1 like
-
Nếu cho rằng giờ sinh trên cháu cung cấp là đúng thì tôi có thể giúp dựa theo những gì trong lá số. Trước nhất, vợ chồng cháu nên cầu nguyện và phóng sinh nhiều trong năm tới, bởi vì trong năm tới hạn của cháu có các sao Bạch Hổ và Phi Liêm nên vấn đề có thai hay cầu có thai thì hầu như rất khó dù cho có ai đang có thai cũng khó mà giữ được, nhưng cũng còn nhiều tia hy vọng vì cũng có nhiều sao hỹ tín trong năm tới... nếu cháu đi bác sĩ cấy lại thì nên chọn những tháng sau đây; tháng 05al-07al, hy vọng thành công nhiều hơn , đến năm Thân thì sanh được là con trai. Nếu giờ sinh của ông chồng là đúng,theo lá số trên thì phần khó có con là do bởi phía chồng nhiều hơn. Chúc may mắn và hy vọng năm Thân sẽ sanh con trai.1 like
-
kính gửi bác haithienha , cháu ko gửi đc bài mới nên cháu xin phép bác đc xin tư vấn ở đây với ạ ( xin phép chủ top). vợ chồng cháu cưới 6/10/2009 âm lịch, đã đc 5 năm.chúng cháu đã 3 lần làm thụ tinh ống nghiệm và chạy chữa nhiều nơi nhưng vẫn chưa có con.lần thứ 3 làm thụ tinh ống nghiệm là vào tháng 9 nhuận năm 2014 cháu may mắn có thai nhưng sau đó thai bị lưu ở tuần thứ 8 phải uống thuốc cho ra. vợ chồng cháu rất buồn và khủng hoảng tinh thần. cháu vẫn còn phôi trữ đông ở bệnh viện. cháu muốn xin bác tư vấn là sang năm 2015 cháu chuyển phôi tiếp đc ko ạ và có chuyển thì tháng mấy thì đc ? vợ chồng cháu kinh tế cũng ko khá giả , làm đc đồng nào lại dồn hết vào đi chữa trị để có con mà vẫn ko có kết quả. thật sự cháu rất hoang mang.chồng cháu lại mới nghỉ việc ở công ty. việc buôn bán của cháu ở nhà từ khi thai bị lưu cũng ko tốt ( cả tháng hầu như cháu ko bán đc hàng gì ). cháu kính mong bác bớt chút thời gian để tư vấn giúp cháu với. cháu cảm ơn bác nhiều. cháu ko lấy đc lá số 2 vợ chồng ,vì ko copy đc đường link.kính mong bác giúp đỡ chồng sinh khoảng từ 17h - 19h ngày 09/11/1981 âm lịch Thạch lựu Mộc vợ sinh khoảng 21h - 10h30 ngày 25/08/1985 Hải Trung Kim1 like
-
Biết là em yêu chồng tôi Trầu cay, cau chát và vôi thì nồng Biết là em cũng có chồng Cơm canh không ngọt nên lòng vẩn vơ Biết là tôi vốn dại khờ Nhìn đời như thể bài thơ không vần Tôi không yêu được hai lần Nên thương em lỡ bước chân khó về Biết là sau phút đam mê Mộng mơ tan để não nề xót xa! Em thất vọng với người ta Tôi thất vọng với cỏ hoa… một thời Biết chồng vẫn chồng của tôi Chiều ngâu nhặt lá trầu rơi se lòng Hải Yến Đừng lấy lý lẽ của con tim để làm cuộc đời thêm phức tạp, làm mình đau khổ và người thêm đau khổ, vì con tim không có mắt. Đừng chọn con đường đó mà đi.1 like
-
Tôi có vài lời lạm bàn với những người có tâm và có tầm nghiên cứu tử vi ,để vạch ra những khuyết điễm và sự thất truyền tam sao mất bản , vấn đề cụ thể tôi xin mạn phép đưa ra thực nghiệm mà suốt nhiều năm qua tôi đã trãi qua .Đầu tiên khi tập xem tử vi tôi cũng dùng cách lấy lá số theo 2 quyển tử vi đẫu số tân biên và tử vi ảo bí và xét nghiệm thì hầu hết các sách khác đều có trình tử vi giống nhau ,đơn cử trường hợp của tôi ; cung thê của tôi có thiên khôi ,thì cũng như mọi sách vỡ hay bất kỳ cao thủ nào khi nhận xét về lá số có như vậy ; vợ hay chồng sẽ là trưởng nữ hay đoạt trưởng ,vợ là người học thức trình độ cao v.v. /về lá số bà vợ tôi cung mệnh cũng có thiên khôi tọa thủ thì cũng như nhận định trên theo sách vỡ thì không sai... nhưng suốt mấy chục năm trăn trỡ tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời thích đáng vì cặp sao khôi -việt cũng là bộ sao khá quan trọng mặt dầu chưa được là chính diệu vì được mệnh danh là thiên ất quí nhân /nhưng nếu dụng trình tử vi của lạc việt thì cung mệnh của vợ tôi và cung thê của tôi đều không có cặp sao nầy . Trên thực tế ngoài đời thì vợ tôi là con thứ 3 trong gia đình bên trên còn có 2 thằng anh trai ,như vậy đã không là trưởng nữ được và vợ tôi học rất kém... ,vã lại 2 thằng anh của bà ấy còn rất ư là khỏe mạnh trông không thể chết yểu được thì bà vợ tôi không có cơ hội đoạt quyền nam trưởng trong kiếp nầy /như vậy theo các cách trình tử vi truyền thống đã có sự sai sót nhầm lẫn nào không ??? Theo tôi không có trình tử vi nào hoàn toàn đúng cả ngay cả còn phụ thuộc vào người giải tử vi nữa ,dầu đầy đủ 2 yếu tố nầy thì tử vi vẫn còn chổ chừa cho đương số quyết định phần mệnh số của mình mà thiên hạ nôm na gọi lànhân lực ,yếu tố nầy cũng góp phần không kém trong sự định hướng số phận của từng người , với khả năng của người giải cao nhất thì lá số chỉ có chỉ số tuyệt đối là 80% . Theo thiễn nghĩ của tôi , không có trình tử vi nào sai mà chỉ có thể được xếp hạng như các vì sao sao chính diệu trong tử vi như ; đúng nhất [miếu địa] , khá đúng [ vượng địa ], đúng vừa [đắc địa] , [hảm địa] cao thủ nghề còn non . Sự thật trình tử vi lạc -việt chỉ khác các trình tử vi khác ở chổ cặp sao khôi việt và các sao trong vòng trường sinh các phần còn lại đều giống nhau ,như vậy ngoại trừ các sao kể trên thì người luận giải tử vi khi gặp phải bất cứ trình nào đều giải giống nhau ,như vậy cũng không thể nói là cái nào sao chép giống cái nào cả ... xin đơn cử trường hợp thứ 2 trong vòng sao trường sinh đây là chổ khác biệt trình tử vi lạc việt và trình tử vi mà cho là truyền thống . Trong các sách đều giải rằng ; khi sao Thai đóng tại mệnh cung có thêm 1 vài sao nào đó thì đương số lúc sanh ra phải bị trường hợp như sau ; sanh non thiếu tháng thiếu ngày , sanh già ngày tháng hay có tật bệnh khi vừa lúc mới sanh ra ; trường hợp 3 ,khi sao Thaiđóng tại Tật cung hay tử cung thì đối với đàn bà chắc chắn là có vấn đề liên quan đến sanh sản như bị lệch tử cung hay ở bộ phận sinh sản [ nếu ai cho rằng những điều nầy sai thì đã phũ nhận lập luận theo tử vi truyền thống ] trên thực tế tôi cũng đã kiễm chứng và theo dõi trường hợp nầy thì rất chính xác trong rất nhiều lá số đã trãi nghiệm . Như vậy tóm lược ,nếu trường hợp sao Thai được an theo trình tử vi tuyền thống thì không có ở tại cung mệnh hay cung tật ,đối với siêu cao thủ tử vi cũng sẽ không nhìn ra khi đuơng số là người sanh ra non ngày tháng hay có tật nguyền ,và khi sao thai không được an tại cung tật với phụ nữ thì cao thủ nào dám xác nhận rằng đương số có bị lệch tử cung hay bị bệnh nơi bộ phận sinh sản ??? nếu cao thủ nào đó xác định được những điều trên không qua saoThai ,như vậy họ đã đi ra ngoài lý luận của tử vi truyền thống hay họ đã dụng các vì sao nào mà xác định được việc trên ? Đơn cử trường hợp bản thân tôi theo trình tử vi truyền thống thì sao Thai được an tại cung Nô ,theo sách luận thì tôi thường phải gian dâm với những người nữ bên ngoài hay những người cộng sự , nhưng may thay theo trình tử vi lạc -việt thì sao Thai lại rơi vào 1 nơi khác ,thật tế bên ngoài đời thì tôi chúa ghết nơi nào làm việc có đàn bà ỏng ẹo ,và từ xưa đến giờ tôi đều nhận việc làm toàn là đực rựa một nòi không . Như vậy các cao thủ có tầm hay có tâm nghiên cứu về tử vi ,nên học lấy kinh nghiệm để thực dụng xem phương pháp nào đạt nhiều tỉ lệ chính xác nhất hơn là khư khư theo lối cha truyền con nối , hay a dùa theo bang phái nào đông người được ưa chuộng .1 like