-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 09/01/2015 in Bài viết
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Bài viết dưới đây đăng trên Tuanvietnam từ năm 2009. Sau này tôi đã bổ sung nhiều tư liệu và di sản văn hóa - là những bằng chứng trực quan cho hệ thống luận cứ của tôi cho bài viết này. Tôi sẽ sưu tầm, và bổ sung sau, sau khi tìm được những bài viết mới nhất. Tạm thời lên google tìm thấy bài này. ======================= Thời Hùng Vương tổ tiên ăn mặc thế nào? Tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh Bài đã được xuất bản.: 08/12/2009 06:40 GMT+7 TIN LIÊN QUAN Sao cứ bắt tổ tiên phải cởi trần đóng khố? Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế! Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. LTS: Thời Hùng Vương, tổ tiên chúng ta ăn mặc thế nào đang là câu chuyện gây nhiều tranh cãi. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Có thể một vài thông tin trong bài cần được thảo luận thêm. Nhà Xuất Bản Giáo Dục đã cho phép in cuốn sách minh họa hình ảnh tổ tiên ta vào thời An Dương Vương ăn mặc như thời mông muội trong lịch sử nhân loại: Chung quanh người chỉ cuốn lá cọ. Mà vào thời đại tương đương với thời gian lịch sử ấy, có thể nói rằng: Hầu hết các dân tộc khác trên mặt địa cầu này đã có một nền văn minh phát triển. Điều này khiến tôi có thể chắc chắn rằng: Không phải chỉ một mình tôi cảm thấy đau lòng vì sự miêu tả tổ tiên một cách thấp kém của những cuốn sách truyện loại này. Một trào lưu hạ thấp giá trị cội nguồn dân tộc Tôi không có thành kiến riêng với người họa sĩ minh họa cho bộ chuyện tranh này. Anh ta chỉ là một trong rất đông người nằm trong trào lưu của quan điểm phủ nhận những giá trị truyền thống về cội nguồn trải gần 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt. Cách đây không lâu trong cuộc thi thể hình ở Đài Loan, Nguyễn Tiến Đoàn - mệnh danh là Hoa vương của cuộc thi - cũng đã ăn mặc như truyện tranh trên miêu tả và hiên ngang phát biểu trước tất cả các đại diện thi thể hình nam của các dân tộc trên thế giới: "Đây là y phục dân tộc truyền thống của dân tộc Việt". Điều này khiến tôi - người viết bài này thấy nghẹn ngào khi y phục truyền thống của các dân tộc khác trên thế giới rất đẹp và chứng tỏ họ là một dân tộc văn minh. Còn hình ảnh y phục truyền thống dân tộc Việt, theo như Nguyễn Tiến Đoàn công bố thì chỉ "Ở trần đóng khố"!?. Sự việc cũng không chỉ mới ở Nguyễn Tiến Đoàn và truyện tranh "An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc". Từ năm 1996, Nxb Trẻ cũng in một bộ truyện "Lịch sử Việt Nam bằng tranh", khi miêu tả về thời Hùng Vương thì chúng ta cũng lại chỉ gặp hình ảnh những người dân "ở trần đóng khố". Dưới đây là hai hình minh họa của bộ truyện tranh "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" về y phục thời Hùng Vương: Vua Hùng và các quan lang (Lịch Sử Việt Nam bằng tranh - tập III. Nxb Trẻ 1998. Vua Hùng và Chử Đồng Tử (Lịch sử Việt Nam bằng tranh - Nxb Trẻ - 1998. Những bài viết về y phục dân tộc thời Hùng Vương miêu tả như những con người sống ở thời bán khai, nhan nhản, có thể không khó khăn lắm khi tìm những tài liệu này rải rác trên báo chí và sách, mạng...và ngay cả trong sách giáo khoa phổ biến từ trước 2004 từ cấp I đến Đại học. Quan niệm về một hình ảnh thấp kém của tổ tiên không còn là một suy nghĩ riêng lẻ, một thứ tư duy lạc loài mà người ta quen gọi là "hiện tượng cá biệt". Nó đã trở thành một tư duy khá phổ biến. Họ đã căn cứ vào đâu để có một nhận định như vậy về y phục dân tộc Việt thời Hùng Vương? Có thể xác định rằng: Không hề có một căn cứ khoa học nào hết. Nhưng ngược lại, tôi có thể xác định rằng: Người Việt thời Hùng Vương đã có một nền văn minh rực rỡ, xứng đáng với danh xưng văn hiến trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. Nhưng bằng chứng mà tôi trình bày dưới đây, xác định quan điểm này. Y phục thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử 5000 năm văn hiến Việt 1 - Y phục giới bình dân Để chứng minh cho nhận định trên, bạn đọc so sánh những bức vẽ minh hoạ, những hình ảnh di vật khảo cổ và những luận cứ được trình bày sau đây: Hình trên được chép lại từ cuốn "Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ 20" (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công trình sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger. Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố, nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xã hội ở thời gian này. Hình lớn trong trên đây mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: "Đánh ghen", thuộc dòng tranh dân gian của làng Đông Hồ. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở hình người con chắp tay lạy cha mẹ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn "Lịch sử Việt Nam bằng tranh" không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi vì nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới về y phục thời Hùng Vương mà họ miêu tả với bức tranh dân gian Việt. Ngược lại, chúng ta so sánh y phục trong bức tranh "Đánh ghen" và y phục dân tộc truyền thống của phụ nữ miền Bắc với hình người trên cán dao bằng đồng trong hình mô tả dưới đây: Minh họa: Thiên Sứ Ảnh Tượng chùa Dâu: Thiên Sứ; Ảnh người phụ nữ nông thôn: Võ An Ninh. Hình trên mà các bạn đang xem là một cụm hình, được ghép bởi hình chiếc cán dao bằng đồng từ thời Hùng Vương - có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được tìm thấy ở Lãng Ngâm - Hà Bắc - trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và hình vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc (Ảnh Võ An Ninh) và ảnh Tượng chùa Dâu, do người viết ghép lại thành cụm hình để tiện so sánh. Kiểu y phục của hình vẽ này tuy không còn phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2009 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên võng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang - nơi cội nguồn của người Việt - trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người nghiên cứu thông thái nói lại về những câu chuyện của họ. Qua hình ảnh minh họa đã trình bày với bạn đọc ở trên, chúng ta cũng nhận ra sự trùng khớp hoàn toàn bởi những đường nét chính giữa y phục trên cán dao đồng và y phục của người phụ nữ Việt hiện đại còn mặc, tuy không còn phổ biến. Điều này chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: Y phục của người phụ nữ miền Bắc còn mặc hiện nay chính là sự tiếp nối truyền thống y phục từ thời Hùng Vương thể hiện trên chiếc cán dao đồng. Đồng thời sự so sánh này cũng cho thấy: Từ 2300 năm qua trở lại đây - về căn bản - hình thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể. Như vậy, có thể khẳng định: Dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đã có những y phục phổ biến trong giới bình dân, tương tự như y phục dân tộc còn tồn tại ở các vùng thôn quê Việt Nam. Qua đó, chúng ta cũng nhận thức được rằng: Y phục của tầng lớp bình dân trong xã hội thời Hùng Vương đã mang tính văn hoá đặc thù của dân tộc Việt và xã hội này phải có một nền văn minh phát triển để chế tác ra những cấu trúc y phục cầu kỳ đó. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Việt thời Hùng Vương. 2 - Y phục tầng lớp trên trong thời Hùng Vương Tất nhiên, khi mà trang phục phổ biến của các tầng lớp bình dân đã hoàn chỉnh và đa dạng thì y phục của tầng lớp trên cũng phải phù hợp với đẳng cấp của nó vì sự trang trọng và việc thực hiện những nghi lễ quốc gia văn hiến. Để chứng minh điều này, bạn đọc tiếp tục xem xét các vấn đề và hiện tượng được trình bày sau đây: Hình trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh "Tam quốc diễn nghĩa" do chính các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là hình thứ 3795 trong tập 16. Hình người nổi bật trong tranh bên chính là Tôn Quyền (Thế kỷ II và III sau CN). Hình người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hãy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc, thể hiện nền văn hoá Hán trong các tranh trên với hình người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương có trước đó 500 năm (Tư liệu trong sách "Thời đại Hùng Vương" Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội 1995). Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của hình người trên cán dao đồng, còn phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương, thì chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi vì, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Về y phục của tầng lớp trên trong xã hội Văn Lang, người viết xin được trình bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong Kinh Thư được chứng minh trong sách "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" (Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin tái bản lần thứ 2 - 2002) chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt. Đoạn trích dẫn sau đây liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương được trích trong cuốn "Thượng Thư - sách ghi chép thời thượng cổ" (bản dịch Võ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156): "Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú thì làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào hình vẽ trên y phục mà gọi, như "cổn" thì có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu". Qua đoạn văn trên, bạn đọc nhận thấy rằng "cổn miện" (tức là mũ của vua) có chín bậc, trong đó long cổn đứng đầu; "tệ miện tức là cái mũ có hình chim trĩ". Về hình ảnh mũ có hình tượng rồng của vua và mũ có hình chim trĩ của các quan - Oái oăm thay - nó lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang. Qua hình trên, bạn đọc cũng dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những hình người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đã được cách điệu để chứng tỏ địa vị của người đó trùng hợp với văn bản của Kinh Thư. Nếu như hình vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong Kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất thì có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: Thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và một lần nữa cũng không chỉ dừng lại ở đấy. Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lý Tố Nguyên, Kim Định 1971): "Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ "Viết" cũng đọc và viết là "Việt". "Viết nhược kê cổ" cũng là "Việt nhược kê cổ". Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... Vì thế mà có câu lập lờ mở đầu "Việt nhược kê cổ". Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ "nhược" là thuận, chữ "kê" là khảo. Và, câu trên có nghĩa rằng: "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa". Nếu nói "Viết nhược kê cổ" thì ra câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ "Việt" với "Viết" như nhau..." Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không cho rằng: "Việt nhược kê cổ" tức là "Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa" và càng không thể là người Việt có công chép lại Kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa. Từ những sự phân tích trên, hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của Kinh Thư. Và câu trên có thể hiểu là: "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt". Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: Y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những hình ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể giải thích một cách hợp lý rằng: Y phục của vương triều được nhắc tới trong Kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những hình ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Kinh Thư chính là cuốn "Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt" mà điều này đã ghi rõ ngay trên câu đầu của cuốn sách "Việt nhược kê cổ" và nội dung của nó hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh trên trống đồng của nền văn hóa Việt đã trình bày. Nếu theo quan niệm mới cho rằng: Thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, thì sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong Kinh Thư, bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lý và hàng thiên niên kỷ về thời gian. Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy: Sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với hình ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đã chứng tỏ một cách sắc sảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đã chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xã hội, mà ở tầng lớp trên đã có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ. Điều này minh chứng bổ sung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau: * Hình người trên trống đồng mà giáo sư Nguyễn Khắc Thuần viết trong "Thế thứ các triều đại Việt Nam" cho rằng: "Hình người đang múa" thực ra đây là hình ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua hình ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội. * Từ đó đặt vấn đề: Hình chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc hình chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt. * Sự tồn tại hình ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua: đội mũ có hình đầu rồng; đại thần: đội mũ gắn hình chim phượng, đã khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đã tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đã trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và hình ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau: 19.2.1.1 Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 5000 năm (như di chỉ Bầu Tró), đã thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), hình người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau của nền nông nghiệp Việt Nam. Người Hán từ xưa cũng luôn xem đó là hai đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam: đó chính là hai đặc điểm đầu tiên mà Từ Tùng Thạch kể đến trong cuốn Việt giang 178 lưu vực nhân dân (Kim Định 1971a: 108); trong chữ "Man" mà người Hán dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm. (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm). Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai trò của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xã hội Trung Hoa, chính Khổng Tử đã nói: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên tả như người Man Di" Bạn đọc có thể tìm thấy câu nói đã dẫn của Khổng Tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như: "Luận Ngữ - thánh kinh của người Trung Hoa". Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn "Lịch sử văn minh Trung Hoa". tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin - 1997. trang 32) ... Quản Trọng - tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu - sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rõ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà không ít những nhà nghiên cứu đã căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương". Việt sử lược viết: Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 - 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương" Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 - 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nhìn mới - mà họ cho rằng: "Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lý, khi chính Khổng Tử thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng và chi phối đến sự phát triển của nền văn minh này. Đã có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc"(?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ "Man di" để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, "Man di" là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ "người Man" trong câu nói của Khổng Tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có trình độ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng Tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Bản văn sau đây do chính Tô Đông Pha, một danh sĩ thời Tống - sau Khổng Tử ngót 1500 năm xác nhận lại điều này: Tô Đông Pha chép rằng: ...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại tình trạng man di. B' Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành. Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đã mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mã Viện) chịu khó đánh dẹp thì dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.* ---------------------------------- * Chú thích: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục "Cổ Tích". Viện Đại học Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận. Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lý giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ. Đây cũng chính là vùng đất: Bắc giáp Động Đính Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải của nước Văn Lang xưa. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để "nếu không có Quản Trọng thì người Hán đã phải cài vạt áo bên trái" . Hình ảnh của việc cái vạt áo bên trái (Bên tả) cho y phục truyền thống Việt trong các bản văn trên, được minh chứng tiếp tục trong di sản văn hóa Việt tiếp nối qua các thời đại lịch sử đến tận ngày hôm nay. Bạn đọc tiếp tục so sánh với các hình ảnh dưới đây: Hình bên đây là một hình khắc nổi tiếng trên một hang động ở tình Hồ Nam, thuộc Nam Dương Tử, có niên đại trên 2500 năm, mà người sống ở vùng này vẫn tương truyền rằng: Đó là hình bà Nữ Oa và vua Phục Hy. Chúng ta lại nhận thấy vạt áo cài bên trái của vua Phục Hy và bên phải của bà Nữ Oa. Có thể nói: Đây là dấu chứng cổ xưa nhất minh chứng về y phục truyền thống Việt liên hệ đến câu nói của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ viết về hiện tượng áo cài vạt bên trái vào thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên. Mối liên hệ này chúng ta sẽ còn tiếp tục tìm thấy những dấu chứng qua các thời đại, mà điển hình là hình tượng những con rối nước sau đây: Hình ảnh mà người viết trình bày với bên đây được chép lại từ tạp chí Heritage số tháng 9/10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam. Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Bạn đọc có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh. Bạn đọc cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên "tả" (trái) và mấy cái búi tóc của những hình rối nước này. Cho đến đầu thế kỷ 20, phần lớn đàn ông của dân tộc Việt vẫn búi tóc. Điều này chắc không cần phải chứng minh. Hình tượng những con rối nước - một nghệ thuật dân gian truyền thống của người Việt - cái vạt áo bên trái sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi đó chính là sự tiếp nối của y phục dân tộc Việt từ hàng ngàn năm trước, khi liên hệ với câu của Khổng Tử trong sách Luận ngữ: "Nếu không có Quản Trọng thì chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di". Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đã hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Đây là sự biến dạng của những di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương. Xin bạn đọc tiếp tục xem hình bên: Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ (Trích từ bài "Cạy cửa tìm nhau" Ngọc Vinh và Lương Ngọc An - Tuổi Trẻ 8/6/2002 Tất nhiên tác giả bài báo này không có nhã ý nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và giúp minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy, y phục dân tộc này cũng còn giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở hình trên, bạn đọc cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải. Vấn đề cũng không chỉ dừng ở đây: Đám cưới người Mông với y phục từ ngàn xưa Nam mặc áo bên tả, nữ bên hữu (Ảnh chụp từ VTV1). Hình trên đây được người viết chụp trực tiếp hình ảnh trên chương trình truyền hình VTV1, có nội dung miêu tả đám cưới người dân tộc Mông. Chúng ta lại một lần nữa tìm thấy dấu ấn y phục từ ngàn xưa của tổ tiên với người nam mặc áo bên "tả" và nữ bên "hữu": Dân tộc Dao và Mông sống trong vùng rừng núi hẻo lánh, cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán. Do đó, hiện tượng cài vạt áo bên trái của người đàn ông trong y phục của những dân tộc này còn lại đến nay, cùng với các tư liệu đã trình bày ở trên cho thấy: Đó là những chứng cứ có sự tiếp nối văn hóa từ ngàn xưa và cho đến tận bây giờ - khi bạn đọc đang xem bài viết này - của nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở nam Dương Tử. Những chứng cứ rõ ràng đó và luận điểm trình bày hoàn toàn phù hôp với những tiêu chí khoa học: "Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó lý giải một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống, tính quy luật và có khả năng tiên tri" . Những vấn đề được hân hạnh trình bày với bạn đọc, nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương Tử mà chính Khổng Tử nói tới với sự tiếp nối, liên hệ của những giá trị đó trong những di sản văn hóa Việt Nam hiện nay. Tính đa dạng trong y phục của Việt tộc thời cổ xưa Sự đa dạng trong y phục của Việt tộc xác định qua sự liên hệ với hình ảnh những con rối nước là một minh chứng "Y phục dân tộc thời Hùng Vương" được tiếp tục qua những hình ảnh sau đây. Hình bên là một hình ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đã dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và hình nhân vật rối nước trong trò "Múa Tiên". Qua hình ảnh trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về hình thức cái mũ trên đầu hình rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, còn một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lý cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Hay nói một cách khác: Hoàn toàn có căn cứ khoa học thực sự khi dùng những hình mẫu có chọn lọc của những con rối nước truyền thống để phục chế lại y phục thời Hùng Vương. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên hình cán dao đồng - được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương - với chiếc nón trong hình rối nước "Múa Tiên" và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ (ảnh bên): Hiện nay, có rất nhiều trò rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng trò "Múa Tiên" là một trò truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam, tất cả các đoàn rối đều có trò này. Do đó, hình rối nước trong trò "Múa Tiên" chắc chắn đã xuất hiện từ thời xa xưa. Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh - đời Lý - của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này. Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây. Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: Trò "Múa Tiên", tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛò "Múa Tiên" và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi tìm ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. Hình thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ, đã xác định sự tiếp nối truyền thống xuyên thời gian của y phục dân tộc Việt từ thượng tầng xã hội cho đến các tầng lớp bình dân là đa dạng và phong phú, thể hiện qua y phục của những con rối nước trong di sản văn hóa truyền thống Việt. Những hình thức y phục của những con rối nước Việt còn thấy tồn tại trong y phục dân tộc của các quốc gia láng giềng với Việt Nam ngày nay. Lịch sử gần 5000 năm văn hiến qua y phục dân tộc Qua y phục dân tộc thời Hùng Vương trình bày ở trên, chúng ta hoàn toàn có đầy đủ cơ sở khoa học để xác quyết về một truyền thống văn hóa sử được chính sử xác định: Thời Hùng Vương có niên đại 2879 BC và kết thúc vào 258 BC, có biên giới: Bắc giáp Động Đình Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục; Đông giáp Đông Hải. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đã chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại - nền văn hóa Lạc Việt đã là một nền văn hóa ưu việt của phương Đông cổ đại. Và chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng thừa nhận. Bạn đọc xem đoạn trích dẫn dưới đây: Cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc và ban biên tập báo Vietnamnet, đã cho tôi một cơ hội trình bày luận điểm của mình. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của Tuần Việt Nam. ======================= Ở một số trang web thường có câu: "Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả...." Nhưng đây không phải là một quan điểm. Mà là một hệ thống luận cứ chứng minh cho một vấn đề lịch sử. Tôi không có quan điểm gì về lịch sử cả. Tôi chỉ mô tả những thực tại khách quan một cách có hệ thồng chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Tôi sẽ công nhận sai, nếu có ai đó đủ khả năng thuyết phục chứng minh với tinh thần khoa học được tôi đã sai trong toàn bộ hệ thống. Áo cài vạt bên trái trong di sản tìm thấy ở Nam Dương Tử. Xem bài trên. Một bài viết cùng tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh về y phục Thời Hùng Vương. Chưa phải là bài cuối cùng với nhiều tư liệu bổ sung: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/1401-y-phuc-co-viet-thoi-hung-vuong/4 likes
-
Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Thiên Sứ tôi miệt mài chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử và đã chuốc lấy khá nhiều phiền phức, cho đến ngay cả khi tôi đang gõ hàng chữ này. Người ta đã đặt vấn đề công khai: Tôi có mục đích gì khi nghiên cứu về cội nguồn Việt sử? (Xin xem bài: Trao đổi tại Cafe Trung Nguyên). Thậm chí đã có lời khuyên chân thành - tôi nên cẩn thận khi ăn uống, hoặc đi đường vì có thể đụng xe hay trúng độc bất ngờ. Nó tương tự như việc "Có hai thằng nhìn vào nhà đã hai ngày hôm nay và có thể truy sát sư phụ". Nhưng có lẽ tôi không thể dừng lại như một định mệnh. Bài viết dưới đây trên kienthuc.net là một bổ sung cho luận điểm của tôi. Tuy nhiên tôi không bình luận, mà quí vị và anh chị em có thể suy ngẫm. Nếu quả thật sự phủ nhận cội nguồn Việt sử là hoàn toàn khoa học và không hề có "mục đích gì?" - như giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng phát biểu ở cafe Trung Nguyên - thì cần có một hội thảo khoa học minh bạch và sòng phẳng. Chứ không phải là đụng xe, hay trúng độc. Xin lỗi! Tôi có chết ngay bây giờ thì chân lý vẫn không thể thay đổi. Khi những người có quan điểm phủ nhận cội nguồn văn hóa sử không thể bác bỏ được những chứng lý có hệ thống của tôi. Còn bác bỏ sau khi tôi chết thì rõ ràng là không có gía trị. ===================== Bí ẩn nền văn minh đã biến mất ở Trung Quốc Cập nhật lúc: 14:00 07/01/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Vào năm 1986, các nhà khảo cổ đã khai quật hai hầm làm lễ tế rất quy mô, làm rúng động cả thế giới khảo cổ. T.B (tổng hợp) Được phát hiện năm 1929 ở thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, di chỉ Tam Tinh Đôi (Sanxingdui) là một trong những di chỉ khảo cổ học độc đáo nhất của Trung Quốc. Di chỉ này là đại diện cho nền văn minh đồ đồng của nước Thục cổ có niên đại từ 5000 đến 3000 năm trước, vốn là một khoảng tối trong lịch sử Trung Quốc do có quá ít dữ liệu lịch sử được lưu lại. Tại đây, vào năm 1986, các nhà khảo cổ đã khai quật hai hầm làm lễ tế rất quy mô, chứa hơn 1.000 cổ vật quý, làm rung động cả thế giới khảo cổ thời điểm đó. Điều này cũng góp phần hé mở diện mạo của một nền văn minh phát triển đến trình độ cao, với đời sống văn hóa mang đậm yếu tố huyền bí. Trong các cổ vật được tìm thấy, những chiếc bức tượng người bằng đồng thu hút sự chú ý hơn cả. Các bức tượng này miêu tả một khuôn mặt khác hoàn toàn với người đương đại, mắt to, mồm bẹp và rộng, lông mày rậm, không có cằm, khuôn mặt nửa như cười, nửa như giận dữ. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu những tác phẩm này có ý nghĩa gì Bên cạnh tượng người là nhiều tượng chim, thú được tạo hình sinh động. Gây choáng ngợp hơn cả những chiếc cây làm bằng đồng cao nhiều mét, được tạo tác cực kỳ tinh xảo. Hầu hết các hiện vật quý giá này đang được trưng bài tại bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên để phục vụ nhu càu tham quan và nghiên cứu. =====================. Áo cài vạt bên trái trong di chỉ khảo cổ tìm được ở Nam Dương Tử. Thiên Hiến Vấn, sách Luận Ngữ được coi là của Khổng Tử viết: "Nếu không có Quản Trọng thì tất cả người Hán chúng ta cái áo vạt bên trái như người Man rồi". Dấu ấn "áo cài vạt bên trái" vẫn còn đến bây giờ ở đồng bào các dân tộc ít người ở Việt Nam và trong các di sản văn hóa của người Kinh. Xin xem "Y phục dân tộc thời Hùng Vương" Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh.4 likes
-
3 likes
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Bài viết dưới đây của nhà nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt Nhị Địa Sinh Phạm Hữu Đệ, phân tích về ảnh hưởng của Huyền Không Lạc Việt trong vận 8 và năm 2015 đến các vấn đề liên quan đến ngôi gia và ảnh hướng đến các vấn đề quan tâm trên toàn cầu, do khả năng định tâm toàn cầu của Phong thủy Lạc Việt. Do mạng điện tử đang bị chậm, chúng tôi chưa đưa hình bản đồ Huyền không Lạc Việt lên được. Khi mạng ổn định chúng tôi sẽ đưa lên sau. Bài viết này có thể còn hiệu chỉnh sửa chữa trước Tết năm Ất Mùi 2015. Nhưng những yếu tố căn bản ít thay đổi. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. =============================== Huyền không phi tinh Lạc Việt năm 2015. Nhị Địa Sinh Phạm Hữu Đệ Nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt HÌNH SẼ BỔ SUNG SAU Cửu cung huyền không Lạc Việt năm 2015. Số lớn ở giữa là sao quản năm còn gọi là vận niên. Số nhỏ góc trái là tiểu vận 8, bát bạch tiểu vận từ 2004 – 2024. Năm 2015 - Ất Mùi, theo Huyền không phi tinh Lạc Việt, các sao được bố trí theo đồ bàn Hà Đồ, các sao được bố trí theo từng khu vực căn cứ theo sao số 3 làm chính. Sao số 3 Tam bích, cung Chấn (phương đông) trong bát quái Hậu thiên Lạc Việt, là Dương Mộc tinh quản năm nhập trung cung. Sao số 3 trong vận 8 này là sao suy tử khí, thiên khí suy tử bao trùm địa cầu, thế giới trong năm 2015 sẽ gặp những vấn đề như: tai nạn về các loại phương tiện giao thông, vận chuyển, tăng nhiều hơn. Sự tranh chấp thưa kiện giữa các quốc gia lại gia tăng, thiên tai hạn hán và cháy nổ bùng phát trên diện rộng. Bệnh tật, loài người hàng năm có nhiều dịch bệnh phát sinh, trong năm 2015, những loại bệnh rõ nét và chiếm nhiều nhất là các loại bệnh về đường hô hấp, thương tật ở chân, bệnh liên quan đến nội tạng. Năm 2015, Sao số 3 quản năm và sao số 8 quản tiểu vận, lại là hai sao hợp số Hà đồ Huyền không Lạc Việt - Tam bát vi bằng – Nhờ vượng khí của sao quản vận 8, nên sao số 3 cũng không đến nỗi xấu hoàn toàn, vì thế, kinh tế năm 2015 khá ổn định và phát triển ở các ngành nghề như: tài chính, tiền tệ, ngân hàng, vàng bạc, chứng khoán, in ấn xuất bản, văn học nghệ thuật, phim ảnh, báo chí, thông tin liên lạc, viễn thông, truyền thông, điện, điện tử. Còn ngành Bất động sản, sẽ lại là một năm thảm bại hơn, tuy đầu năm có vẻ ổn định. Gia trạch: Sao số 3 nhập trung cung, tạo cho gia trạch gặp nhiều bất lợi, như bị: thị phi điều tiếng, thưa kiện, tiểu nhân lấn áp, hãm hại, trộm cắp, tai nạn về phương tiện giao thông hay máy móc cơ khí. Bệnh tật thì hay mắc các bệnh về gan mật và đường hô hấp, đau chân, tâm trí rối loạn bất ổn. Ngoài ra, Đối với những gia trạch có tinh bàn HKLV trong vận 8 mà trung cung có sao sơn là 2, hay sao hướng là 2, thì người trong nhà hay khắc khẩu, cự cải qua lại, không hòa thuận. Đó là các gia trạch tọa Mùi hướng Sửu, tọa Sửu hướng Mùi, tọa Tốn hướng Cấn, tọa Cấn hướng Tốn, tọa Thân hướng Dần, tọa Dần hướng Thân. Nếu cửa, phòng, lối đi, cầu thang, bếp và vị trí nước ở khu vực trung cung này, nên hóa giải bằng các vật phẩm có ngũ hành hỏa, như: Đèn đỏ, thảm, màn màu đỏ … - 3-8: Mộc tiên thiên: Đại lợi cho công danh và tài lộc. Phương Tây Bắc: Sao số 4 tứ lục đến khu vực Tây Bắc, khu vực này tiểu vận 8 có sao số 9, 4 – 9 là cặp số Hà Đồ - tứ cửu vi hữu - ngũ hành Kim, sao năm 4 kết hợp bản cung Càn sao số 6, sao 4 và sao bảng cung 6 hợp thập, Kim Thủy tương sinh. Năm 2015, khu vực phương Tây Bắc trên thế giới hay ở gia trạch đều là khu vực ổn định hài hòa và phát triển, được đối đãi tử tế, gia đạo yên vui, tài lộc khấm khá. Tuy nhiên tại sơn Tuất bị Tam sát nên không thuận lợi, gia đạo có tượng tranh chấp, bị bệnh về gan, mật và thương tật ở tay, hay đi lại khắp nơi ít ở nhà. - 4-9: Độ số của Kim tiên thiên: Nếu ở cung Càn thì công danh thuận lợi. học hành thi cử đỗ đạt. Phương Nam: Sao số 5 Ngũ hoàng tới khu vực phía Nam. Sao Ngũ hoàng là một sao cực xấu, nếu gặp nó thì mất người mất của. Phương Nam trên toàn cầu trong 2015 có nhiều biến động bất ổn, như bị thiên tai, dịch bệnh hay chiến tranh, chống đối dẫn đến mất người, kinh tế hao kiệt. Đối với gia trạch có bố trí cửa, phòng, bếp, lối đi nên có sự hóa giải phù hợp. Phương Đông Bắc: Sao số 6 lục bạch Càn là âm Kim đới Thủy đến bản cung Đông Bắc, thuộc Cấn âm Mộc, sao khắc bản cung, lại gặp sao số 2 Khôn theo Hậu thiên bát quái Lạc Việt là Âm Hỏa đới Thổ, thuộc sao suy tử khí của tiểu vận 8. Khu vực Đông Bắc năm 2015 bị xung Thái tuế âm khí (*) . Sao Âm ở cung Âm lại gặp xung Thái Tuế, âm khí lớn mạnh, sao số 6 là Càn là người đứng đầu là nguyên thủ, là cha, cho nên khu vực Đông Bắc trong năm 2015 là khu vực rất bất lợi cho các vị nguyên thủ quốc gia trong mọi đối sách. Đối với gia trạch có hướng Đông bắc (chủ yếu là trong sơn Sửu) hay gia trạch có cửa, phòng, bếp, kết hợp cùng sao sơn hướng trong tinh bàn gia trạch, hay gặp bất hòa, thất bại, hao tài tán của, mất việc, làm ăn kinh doanh gặp nhiều chướng ngại, hợp đồng gián đoạn hay bị hủy, và khắc khẩu giữa các thành viên trong nhà dẫn đến chia ly, ly dị, tệ nhất có thể mất người. Người cha, người đứng đầu trong gia trạch hay bị những điều không may mắn. Phương Tây: Sao số 7 thất xích, theo Hậu Thiên bát quái Lạc Việt là quái Ly Dương Hỏa đến cung Đoài. Thất xích là suy khí trong tiểu vận 8, gặp vận tinh sao số 3 Dương Mộc của tiểu vận 8 tương sinh, nên dễ gặp các hiện tượng cháy nổ, hỏa hoạn, thiên tai hạn hán khô cằn, trộm cướp thảo khấu hoành hành. Phương Tây trong năm 2015 là khu vực Tam sát, là tượng hủy diệt, chết chóc, tai họa, bệnh tật, tai nạn do âm khí tác động. Đối với gia trạch thì gặp tiểu nhân, phá tài do tranh chấp, kiện tụng, tai nạn ngoài ý muốn, lời qua tiếng lại thị phi, gia đạo không yên, cháy nổ, con cái ngỗ ngược, trộm cướp, ham mê tửu sắc, hao tổn nhân đinh. Người nhà dễ mắc bệnh máu huyết, miệng, cổ, phổi, đại trường, người nữ thường gặp nhiều bất lợi. Gia trạch có cửa, phòng, giường ngũ, bếp ở phương này, nên di dời hay có biện pháp hóa giải thích hợp. Những gia trạch mà ở đầu hướng có ngã 3, ngã 4 hay là nơi động khí mạnh thì tai họa rất dễ phát sinh, nên thận trọng. Phương Bắc: Sao số 8 bát bạch Cấn Mộc đến phương Khảm thủy. Bát Bạch là sao vượng cát khí, chủ vượng tài, kinh doanh ổn định phát triển, nên thường xuyên kích hoạt sao naỳ thì tài lộc ổn định vượng phát, con cái hiếu thuận, phú quý. Sao số 8 gặp bản cung số 1 lại có sao số 4 của tiểu vận 8 (8 - 1 - 4), vận tinh – Kim - sinh tinh cung - Thủy - sinh tinh niên - Mộc, lợi về văn chương học hành, văn chức thăng tiến. Chú ý phòng ngừa các bệnh tay, đầu, mũi, xương sống, tỳ vị, thần kinh. Phương Đông Nam: Sao số 9 cửu tử Đoài dương Kim đến phương Đông Nam sao số 2 Khôn (Bát quái Hậu thiên Lạc Việt) Âm Hỏa đới thổ. Sao số 9 là sao sinh khí tốt trong tiểu vận 8. Chủ tài lộc trung bình, có niềm vui bất chợt. Tuy là sao sinh khí tốt, nhưng đến cung có sao vận số 5 và sao bản cung số 2, là hai sao cực xấu trong tiểu vận 8, nên cũng gặp nhiều điều không tốt, như dễ bị các bệnh: rối loạn tâm trí, chân tay tê liệt, tổn thương về mắt, tim, tiểu trường, máu huyết. Tại gia trạch nên đặt tượng con cóc ba chân để thúc đẩy tài vận. Phương Đông: Sao số 1 Nhất bạch Khảm thủy đến cung Chấn tam bích mộc. Sao số 1 nhất bạch trong vận 8 là sao sinh tiến khí, là sao tốt, đến bản cung sao số 3 Chấn Mộc, là tinh sinh cung, bị sinh xuất nên gặp nhiều bất lợi, hao kiệt sức lực, nhưng có sao vận số 6 của tiểu vận 8, 1 – 6 hợp số Hà đồ ngũ hành thủy. Khu vực phương Đông trong năm 2015, trên thế giới là khu vực ổn định và phát triển, ít bị biến động về chính trị hay kinh tế, thiên tai cũng rất ít. Gia trạch: Tài vận và công danh, tài lộc vào nhà và ổn định, thuận lợi, có quý nhân giúp đỡ để đạt đến thành công, đặc biệt có lợi đối với các công việc có cơ cấu lớn hoặc người có thu nhập ổn định, chủ về dễ tích lũy tiền bạc. Con cái trong nhà thông minh, tài giỏi, học hành đỗ đạt, tài hoa. Chú ý về các bệnh dễ mắc phải, như: các chứng bệnh về đầu, xương, thận hư, đau lỗ tai, bàng quang, dịch hoàn, sưng trướng bụng, niệu đạo, di tinh, buồng trứng, tử cung, dễ bị cảm lạnh. Để tăng cường tài vận, nên đặt các vật phẩm phong thủy sau ở phương này: Phong thủy luân, non bộ phun sương, chậu nuôi cá vàng. Phương Tây Nam: Sao số 2 Nhị hắc Khôn (Hậu thiên Lạc Việt bản cung Đông nam) Âm Hỏa đới thổ đến cung Tây nam Tốn (Hậu thiên Bát quái Lạc Việt) sao số 4 Âm kim. Sao số 2 là sao suy tử khí trong vận 8, gặp sao số 7 của vận 8 cũng là sao suy khí, 2-7: Là cặp số Hà đồ ngũ hành hỏa. Thái tuế Dương khí năm nay cũng ở khu vực này, lại gặp các sao suy tử, nên tính chất xấu của cặp sao suy tử này phát tác rất mạnh, là cặp sao hỏa khí theo Hà đồ gặp sao quản năm là Tam bích mộc tương sinh, nên đã mạnh lại càng mạnh hơn. Khu vực này trên thế giới, hay vùng lãnh thổ quốc gia luôn gặp những biến gây tổn hại cho con người, như: thiên tai, hỏa hoạn, hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh bùng phát. Gia trạch mà có hướng, cửa, phòng, bếp, giường ngủ, thì sẽ gặp những điều xấu như: bệnh tật nặng và lâu ngày làm cho hao tài hao lộc, đau tim, huyết áp cao, tính tình nóng nảy, buồn phiền, dễ bị cháy nổ, kiết lỵ, bị phụ nữ hay tiểu nhân hại mà gặp phiền toái, không có lợi cho nữ giới, khó sinh nở, sẩy thai, các bệnh về bụng, da, tỳ vị, tai nạn xe cộ, xuất quả phụ, xuất ni cô, hao tổn nhân đinh, tiền bạc lụn bại. Nếu khu vực này có cửa, phòng, bếp, giường ngũ cần phải có sự hóa giải, ví như đặt tượng cóc ba chân bằng đồng. ====================== * Các sách phong thủy Huyền không thường gọi phương xung Thái Tuế là Tuế phá. Nhưng trong Phong thủy Lạc Việt định danh lại: Phương Thái tuế chiếu, đối với phương Thái tuế chiếu gọi là "xung Thái Tuế" và Tuế phá là phương chiếu vuông góc với đường chiếu của Thái Tuế. Thí dụ: Thái Tuế chiếu Bình Ngọ, xung Thái Tuế là Tuất Càn, Tuế phá ở Canh Dậu.2 likes
-
Ngày tốt năm Ất Mùi 2015 dùng cho Tất niên, xuất hành, khai trương, động thổ. Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Tiễn năm cũ đi đón xuân mới đến, người Việt ta, theo phong tục Đông phương cổ truyền, có tục ăn tất niên, xuất hành, xông đất, chọn ngày khai trương và chọn ngày xây sửa nhà để cầu may mắn, tài lộc, tránh hung tìm cát. Ban biên tập diễn đàn Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương sưu tầm, tìm hiểu so sánh, đối chiếu đề xuất về các ngày gọi là tốt để quý vị bạn đọc tham khảo. Tất Niên: Đây là ngày kết thúc một năm làm việc vất vả, ngày nhìn lại những thành quả lao động của năm cũ. Ngày tốt theo Việt lịch: ngày 15 tháng Chạp năm Giáp Ngọ, nhằm ngày thứ ba 03.02. 2015 Tây lịch. Đây là ngày tốt, sẽ là một kết thúc tốt đẹp cho trăm nghiệp trăm nghề để chuẩn bị cho một năm mới vạn sự an lành. Giờ tốt nhất trong ngày: Giờ Tỵ. Từ 9g00 đến 10g59 Giờ Mùi, Từ 13g00 đến 14g59 Ngày Lập Xuân: Ngày mồng 16 âm tháng Chạp, tức là ngày 04/02/2015 Tây lịch, vào lúc 12g09 sáng. Xuất Hành: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 06 tháng Giêng năm Ất Mùi, nhằm ngày thứ ba 24.02.2015 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Hoặc Mồng 12 tháng Giêng năm Ất Mùi, nhằm ngày thứ hai 02.03.2015 Tây lịch Đây là ngày Minh Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Hướng Xuất Hành: Hướng tốt xuất hành là hướng Nam Đông Nam (hướng Khôn - Tỵ, từ 127,5 - 157,5 độ): Hướng được coi là tốt, vì là hướng Tài Thần. hợp với người có bản lãnh, mạo hiểm, trí dũng và quyết đoán, lợi cho việc cầu tài và cầu quan. Hướng Tốt Để Động Thổ: Theo Huyền Không Lạc Việ thuận nghịch âm dương, niên tinh Tam Bích song quản trung cung, phương Nam Tây Nam (phương Đinh – Mùi) gặp Thái Tuế, phương Bắc Đông Bắc (phương Quý – Sữu) xung Thái Tuế, tam sát ở Tây Nam, Tây và Tây Tây Bắc, do vậy phương động thổ an toàn nhất là phương Nam Đông Nam . Cụ thể là phương Khôn – Tỵ, từ 127,5 - 157,5 độ . Ngày Tốt Khai Trương: Ngày tốt theo Việt lịch: Mồng 06 tháng Giêng năm Ất Mùi, nhằm ngày thứ ba 24.02.2015 Tây lịch Đây là ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Thìn, từ 05g20 đến 7g19 Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Hoặc Mồng 12 tháng Giêng năm Ất Mùi, nhằm ngày thứ hai 02.03.2015 Tây lịch Đây là ngày Minh Đường Hoàng Đạo là ngày tốt cho cầu công danh, sự nghiệp, học hành, thăng quan, phát tài, phát lộc và phát triển trong mọi sự. Giờ tốt trong ngày: Giờ Ngọ, từ 11g20 đến 13g19 Giờ Thân, từ 15g20 đến 17g19 Tuổi Tốt Để Xông Đất và Mở Hàng Khai Trương: Chọn tuổi: Canh Ngọ, Canh Tuất, Canh Thìn, Quý Dậu, Ất Tỵ, Đinh Dậu, Đinh Tỵ, Bính Dần, Bính Thân, Bính Tuất. Những tuổi như trên được mời mua mở hàng khai trương đầu năm,động thổ xây sửa nhà, dự lễ về nhà mới, đi đón cô dâu về nhà chồng, tiễn đưa người thân đi làm ăn xa, đón em bé từ bảo sanh viện về nhà, dự lễ cúng đầy tháng, dự lễ cúng thôi nôi cho em bé, dự lễ cúng đáo tuế, cúng thất tuần cho gia chủ sẽ được cát tường đại lợi.Nhưng hãy chọn người tử tế đàng hoàng, nhân cách đầy đủ, trí tuệ thông minh, hiền hậu nhân từ. Phúc lộc đầy đủ. Lưu ý là họ phải không trong thời gian thọ tang. Nam nữ đều tốt. Người được mời xông đất, khai trương đâù năm kiêng mặc áo trắng hoặc đen. Áo mặc tông màu xanh biển, màu xanh da trời hay màu vàng là thuận nhất với năm Ất Mùi. Năm Ất Mùi có lẽ là năm mà lý học Đông phương và các nhà khoa học dễ nhất trí về một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khó khăn và khó khăn hơn.. Cầu chúc quý vị một năm mới AN LẠC VUI KHỎE MAY MẮN THỊNH VƯỢNG Ngày tốt năm Ất Mùi 2015 Trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông Phương Dùng cho khai trương, động thổ, sửa chữa xây cất nhà cửa, nhập trạch (vào nhà mới), tân gia, cưới hỏi, an trang, ký kết hợp đồng, khởi sự, giao dịch, đi - về…những công việc quan trọng. Theo Việt lịch thì những ngày tốt của các tháng là các ngày như sau: Lưu ý: Các ngày có đánh dấu (**) là ngày Hoàng Đạo Tháng giêng: ngày 06**, 10, 12**, 24, 26**, kỵ giờ Dần Tháng hai: ngày 17, 20**, 25 kỵ giờ Tỵ. Tháng ba: ngày 02**, 11**, 15, 16**, 24 kỵ giờ Thân. Tháng tư: ngày 01**, 08**, 20** kỵ giờ Thìn. Tháng năm: ngày 08**, 15**, 19, 20**,…kỵ giờ Dậu. Tháng sáu: ngày 21, 25 …kỵ giờ Mão. Tháng bảy: ngày 10**, 15**, 20**…kỵ giờ Dần. Tháng tám: ngày 04, 15**, 16**, 28…kỵ giờ Tỵ. Tháng chín: ngày 02**, 08**, 10, 20…kỵ giờ Thân. Tháng mười: ngày 08**, 9, 11, 20**, 21…kỵ giờ Thìn. Tháng Một (11): ngày 04**, 08, 16**, 20…kỵ giờ Dậu. Tháng Chạp (12): ngày 09**, 10, 16, 17, 21**, 24**, 29**…kỵ giờ Mão. Thiên Đồng1 like
-
Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Bài viết dưới đây của nhà nghiên cứu - phong thủy gia Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - có nội dung nghiên cứu về về ảnh hưởng và sự tương tác của vật liệu kính trong kiến trúc hiện đại. Bài viết đã trình bày trong lớp Phong Thủy Lạc Việt cao cấp từ 2009. Hôm nay tôi đưa ra ngoài để rộng đường tham khảo và cũng để xác định rằng: Phong Thủy Lạc Việt là một ngành khoa học với những nghiên cứu nghiêm túc của anh chị em tham gia. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em. ============================ Phong thủy Lạc Việt và vật liệu kính trong kiến trúc hiện đại. Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn. 1.Trào lưu phát triển và phong cách kiến trúc bằng kính. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trào lưu kiến trúc hiện đại ở các nước Châu Âu được khai sinh và bùng nổ, mở ra một “kỷ nguyên mới” đoạn tuyệt với kiến trúc truyền thống cổ điển với nhiều chi tiết rườm rà với những quy định chặt chẽ về không gian kiến trúc, đưa kiến trúc nhân loại tiến đến một bước phát triển mới. Trào lưu kiến trúc hiện đại có thể được xem là luồng sinh khí mới tạo điệu kiện cho tư duy sáng tạo kiến trúc được bay bổng và tự do hơn về khả năng sáng tạo những giải pháp hữu hiệu về mặt không gian kiến trúc, khai thác tối đa về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công, đa dạng trong quan điểm thẩm mỹ, khởi sướng một một kỷ nguyên rực rở của kiến trúc hiện đại vào những thập niên đầu của thế kỷ XX. Giữa những sự đa dạng về loại hình kiến trúc của trào lưu Kiến trúc hiện đại thì vật liệu kiến trúc cũng được đưa lên thành đối tượng chính quyết định cả về cấu trúc, xây dựng, thẩm mỹ và biểu tượng. Đó là những công trình như Tháp Eiffel do hai kiến trúc sư Koechlin và Nouguier thiết kế, Biệt Thư Gạch Đỏ (The Red House) của Phillip Wedd thiết kế, Cung Thủy Tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế, Trường Bauhaus, Đức do KTS Walter Gropius thiết kế, Biệt thự Savoye ở Poissy, Pháp- Le Corbusier thiết kế, Toà nhà Quốc hội của Brasil do Oscar Niemayer thiết kế…đã tạo nên những ấn tượng đậm nét, đầy tính cách và tạo ảnh hưởng mạnh mẽ trong trào lưu kiến trúc thế giới. Cung Thuỷ Tinh (Crystal Palace) Và sự ảnh hưởng lang tỏa đó tạo hứng khởi sáng tạo kiến trúc cho việc vận dụng vật liệu bằng kính trong kiến trúc hiện đại, một phong cách kiến trúc mới tại Đức. Kính được dùng làm vật liệu phổ biến trong phong cách kiến trúc hiện đại tại một quốc gia công nghiệp với những nét vừa lạ lẫm vừa hoàng tráng, xuất hiện rất nhiều cao ốc văn phòng với kết cấu thép và kính gần như trong suốt. Nhìn từ bên ngoài, có thể thấy rõ sự đi lại, hoạt động, của các nhân viên của từng con người trong tòa nhà. Những kiến trúc tiêu biểu: Mái vòm bằng kính của toà nhà quốc hội Đức (Reichstag). Đây là tác phẩm của kiến trúc sư Anh, Norman Foster, có chiều cao 23,5 m, làm từ 800 tấn thép và 3.000 m2 kính. Bên trong mái vòm còn có 360 tấm gương để phản chiếu ánh sáng tự nhiên vào phòng họp chính. Người dân có thể tự do leo lên thăm mái vòm và theo dõi các nghị sĩ họp bên dưới: Bên trong các toà nhà có kết cấu bằng kính và thép ở Đức, các kiến trúc sư luôn chú ý đến các khoảng cây xanh, nhằm tạo cảm giác thư thái và cố gắng giảm bớt tính “lạnh” của chất liệu kính. Ảnh chụp bên trong tổ hợp Sony Center ở Berlin: Toà nhà bằng kính mang tên Pei-Bau là phần mở rộng của Bảo tàng Lịch sử Đức, được thực hiện theo ý tưởng của kiến trúc sư mang hai dòng máu Mỹ-Trung I.M.Pei, tác giả toà kim tự tháp bằng kính ở bảo tàng Louvre Paris. Công trình có phần cầu thang cuốn trong suốt này là nơi diễn ra các triển lãm đương đại của bảo tàng: Nhà ga chính của Berlin được đưa vào sử dụng toàn bộ hai ngày trước lễ khai mạc World Cup năm 2006. Công trình có dáng vẻ hiện đại với kết cấu kính và thép này cũng là nhà ga đường sắt lớn nhất châu Âu, mỗi ngày đón 1.800 lượt tàu và khoảng 350.000 hành khách. Đây là đồ án đoạt giải nhất trong cuộc thi tìm thiết kế nhà ga của nhóm kiến trúc sư Gerkan, Marg và Partners đến từ Hamburg: Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và giải trí Neues Kranzlereck ở Berlin do kiến trúc sư Helmut Jahn thiết kế. Công trình có phần ngoài bằng kính này được xây dựng trong hai năm từ 1998 đến 2000: 2.Nhận xét từ Phong thủy Lạc Việt với những kiến trúc có vật liệu kính. Bằng cái nhìn của Lý học Đông Phương và trên quan điểm của Phong Thủy Lạc Việt thừa hưởng những tri thức của Văn hiến 5000 năm của tổ tiên Lạc Việt, dù kiến trúc xây dựng thay đổi đa dạng về hình thức hay phong cách kiến trúc cũng không nằm ngoài phạm vi quán xét của Phong Thủy. Dựa trên hệ thống lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Phong thủy Lạc Việt có thể nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của các công trình kiến trúc từ truyền thống đến hiện đại, miễn sao đó là kiến trúc. Trong một phạm vi nhỏ hẹp, người viết chỉ dùng một phần nhỏ của tri thức Phong Thủy Lạc Việt để nhận xét mô hình Kiến trúc hiện đại bằng kính , một trào lưu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc đương đại. Theo học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, cho rằng do sự vận động và tương tác từ khởi nguyên của vũ trụ, tự nhiên phân ra thành hai loại khí Âm và Dương. Hai loại khí này tương tác lẫn nhau tạo nên sự phát triển của vạn vật. Vạn vật lại tương tác và trùng trùng khởi sinh. Phong Thủy Lạc Việt khẳng định rằng sự tương tác giữa hai chủ thể vật chất do vận động gọi là Âm động tạo ra Dương khí và sự vận động nội tại của vật chất tạo ra Âm khí. Mỗi loại khí đều có mặt tích cực và tiêu cực trong từng trường hợp và trong mục đích cụ thể. Quán xét trên cơ sở học thuyết Âm Dương Ngũ Hành, ánh sáng mặt trời được gọi là Dương quang, thuộc về khí Dương. Kính do tính chất trong suốt và thấu thị, tạo điều kiện cho ánh sáng đi qua, xuyên qua, nghĩa là ánh sáng đi qua một môi trường trong suốt và ít nhiều bị gãy khúc hoặc biến tính tạo một trường năng lượng Dương. Cơ sở thực nghiệm khoa học cũng xác nhận rằng ánh tác động lên thấu kính sẽ tạo nên năng lượng dương. Đó là tương tác. Học thuyết Âm Dương Ngũ hành xác định sự tương tác của vật chất tạo nên khí Dương. Từ đây có thể nhận thấy rằng các kiến trúc hiện đại bằng kính trong kiến trúc và xây dựng trên phương tiện vật liệu chủ yếu là kính với khung sườn kết cấu bằng sắt thép là những mô hình kiến trúc mang khí Dương rất dồi dào và cường thịnh, điển hình cho các kiến trúc cần có khí Dương vượng. Mặt khác, cũng theo học thuyết âm dương Ngũ Hành, những khái niệm thuộc về tinh thần là Dương. Do vậy tư duy, ý thức, khả năng sáng tạo, tuy duy logic, ý chí phấn đấu, nhiệt huyết năng động, nói năng diễn thuyết, tư tưởng bay bổng, tinh thần hướng thượng, chủ nghĩa sáng tạo…thuộc Dương. Theo như Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khái niệm rằng Phong Thủy là bao gồm những quy luật tương tác. Đó là sự tương giữa con người và môi trường, mà sự tương tác trực tiếp nhất, tế vi nhất là Khí, Dương khí và Âm khí. Vì thế với những công trình kiến trúc làm bằng kính với hiện tượng Dương khí vượng, như kiến trúc tại Đức thì đó là môi trường mà khi con người hoạt động và làm việc tại đó, sẽ chịu sự tác động chủ yếu và hầu hết cúa khí Dương. Cũng như đã nói ở trên, do sự tác động của Dương khí lên đối tượng là con người nên con người ở đây trở nên luôn tích cực, năng động, nhạy bén, sáng tạo, hoạt động, hành động, suy tư, tư duy…tóm lại luôn trong trạng thái hoạt động của cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, những công trình kiến trúc làm bằng kính luôn là mô hình lý tưởng cho một môi trường cần sự hoạt động về tinh thần và năng động về thể chất, một môi trường hữu ích cho việc đầu tư, trau dồi khai thác trí tuệ, tìm năng của con người đưa vào phục vụ lợi ích xã hội. Vì thế, mô hình kiến trúc làm bằng kính luôn thích hợp cho làm nơi hoạt động trí tuệ như công nghệ thông tin, văn phòng kinh doanh, văn phòng dịch vụ, những nơi diễn thuyết họp hành, bảo tàng nghệ thuật mỹ thuật, thư viện, triễn lãm…bởi những nơi đây cần có sự hoạt động chủ yếu của tinh thần và cũng bởi do tính chất dương khí vượng của công trình nên nó cũng thích hợp với công năng sử dụng để làm nơi trụ sở công quyền hay là cơ quan hành chánh quốc gia. Cho nên, kiến trúc làm bằng kính, có thể nói là mô hình kiến trúc hữu ích trong việc khai thác năng lực và năng lượng của con người , đáng là những kiểu trúc tiêu biểu. Tuy vậy, Cũng cần biết thêm rằng công trình kiến trúc là chủ thể tương tác chính đối với con người, nhưng về phần nó, công trình kiến trúc cũng lại là bị thể thụ động chịu sự tương tác của vũ trụ. Theo quan niệm Âm Dương, môi trường bên ngoài tính từ phần ngoài công trình kiến trúc cho đến vô tận là Dương, chịu tác động bởi Dương khí từ vũ trụ trong đó có ánh sáng là Dương quang, và môi trường bên trong là phần bên trong công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng bởi khí Âm do sự vận động và tương tác nội tại của bên trong công trình - theo khái niệm của Phong thủy Lạc Việt. Nghĩa là có sự phân biệt và cân bằng Âm Dương. Tuy nhiên do vật liệu kiến trúc chủ yếu là kính có tính chất trong suốt, đã cho phép ánh dương quang xuyên qua, tức là khí Dương xuyên qua lấn áp khí Âm, do vậy tạo ra hiện tượng Dương khí vượng, Âm khí suy. Mất cân bằng Âm Dương do Dương khí thái quá và khi Dương khí hay Âm khí quá vượng thì bao giờ cũng sinh bất cập, đưa đến những biểu hiện của hiệu quả tiêu cực. Trong trường hợp cụ thể đối với kiến trúc làm bằng kính này thì do chính bởi cấu trúc vật liệu làm cho công trình tạo nên nhiều dương khí và Dương khí quá dồi dào, lấn át từ ngoài vào trong, do vậy dể dàng đưa đến những thái quá trong hoạt động. Điều này thật dể dàng nhận thấy qua những con người hoạt động và làm việc lâu dài trong những công trình kiến trúc bằng kính này là thường dể bị căng thẳng, mỏi mệt, cáu gắt, uể oải, suy nhược về tinh thần và thể chất. Cũng do tính chất Dương khí thái quá nên môi trường ở những khu kiến trúc làm bằng kính thường có bầu không khí làm việc dưới những áp lực căng thẳng vô hình, những áp lực luôn tạo sự năng động, năng nổ cho con người hoạt động và làm việc nơi đây, tuy nhiên xét về mặt gắn bó lâu dài của các cá nhân thì thời gian gắn bó không được lâu dài và bền vững. Sự thái quá của Dương khí thể hiện sự mất cân bằng cơ bản, xét trên quan điểm Lý học, do đó thông qua những hoạt động sống của con người thì từ cơ sớ lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành có thể đưa đến một nhận xét, cũng như một sự tiên tri rằng đây là một mội trường mà trong đó mọi hoạt động luôn biến đổi và không mang tính bền bỉ trong sự mất cân đối và sự biến đổi đó là do sự tác động trực tiếp bởi Dương khí thái quá, cho nên tính bất an hay đột biến được biểu hiện cụ thể qua thực tế hoạt động hay hiệu quả của sự hoạt động là hiển nhiên, phản ánh đúng tính quy luật khách quan của cơ sở Lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Mặt khác, do vật liệu chủ yếu là kính nên thường vật liệu kết cấu chính là sắt thép tạo khung sườn, vì vậy các kiến trúc làm bằng kính thường có hình thể mà trong phong thủy gọi là “lộ cốt”, có thể là lộ cốt trong hoặc cũng có thể là lộ cốt ngoài hoặc cũng có thể chỉ là cảm giác lộ cốt, do tính thấu thị, xuyên suốt của công trình thông qua vật liệu là kính. Thêm nữa, các kiến trúc đôi khi có hình thù tổng thể lạ mắt hay kỳ dị, cho nên theo quan điểm xấu – tốt của Phong thủy Loan đầu thì cũng góp phần vào làm tăng thêm tính chất xấu của công trình. Tính tự do sáng tạo trong kiến trúc hiện đại và việc vận dụng đầy sáng tạo vật liệu làm bằng kính để tạo một phong cách đặc thù kiến trúc dể đưa đẩy các mô trình kiến trúc đến những hình thể xấu theo quan điểm phong thủy. Hơn nữa, bởi kính là vật liệu chủ yếu thay tường vách bằng bê tông nên ít nhiều cũng tạo những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người hoạt động trong đó, do tính phản quang một phần, hay tính thấu thị của kính. Do vậy, chính hiệu ứng giữa ánh sáng và kính dể làm cho con người bị bệnh mất ngủ, căng thẳng, tress, dẫn đến những bệnh về tiêu hóa, bao tử hay tim mạch. Bên cạnh đó, về mặt tinh thần, những cá nhân hoạt động, làm việc trong một “môi trường trong suốt” này thường cảm giác bị quan sát, cảm giác mất đi sự riêng tư, do vậy tự nhiên phát sinh tâm lý phòng thủ, co cụm nên tính đoàn kết, tính công đồng không được cao, bởi tính chất xuyên thấu của vật liệu. Có thể nói rằng kiến trúc làm bằng kính là một trong những phong cách kiến trúc đặc thù của trường phái kiến trúc hiện đại (modernisme) với chất liệu chủ yếu là kính và sắt thép tạo nên một phong cách tiêu biểu đặc biệt và ấn tượng. Tuy nhiên khi quán xét trên quan điểm Phong thủy Lạc Việt thì do chính yếu tố thiết kế kiến trúc bằng kính đã tạo nên những hiệu ứng tốt xấu lên đối tượng là con người hoạt động trong các công trình kiến trúc này. Bởi tính chất xuyên thấu của vật liệu kính nên loại kiến trúc này là tiêu biểu cho trường hợp mất cân bằng Âm dương, cái chính là Dương quá vượng. Trong khi đó một kiến trúc theo quan điểm phong thủy là sự hài hòa Âm Dương, khai thác những mặt tích cực tạo năng lượng tốt cho con người. Vì vậy, dù sự phát triển, biến đổi về mặt kiến trúc, cũng như kết cấu trong xây dựng như thế nào thì vẫn phải đảm bảo sự hài hòa cân bằng Âm dương và kiến trúc xây dựng cũng vẫn là đối tượng quán xét của phong thủy. Kiến trúc xây dựng phát triển theo từng thời kỳ cũng chỉ thực hiện và đáp ứng bốn (4) tiêu chí chính là Bền Bỉ - Kinh Tế - Tiện Ích – Thẩm Mỹ, nhưng không thể đáp ứng một tiêu chí có tính tiên quyết là Tốt và chỉ có Phong thủy, và chỉ với Phong Thủy Lạc Việt mới đáp ứng thỏa mãn tiêu chí này. Như đã nói trên, phong thủy không phải yếu tố riêng phần đối lập với kiến trúc mà ngược lại kiến trúc là một bộ phận của phong thủy. Vì vậy phong thủy là sự tổng hòa của các yếu tố nhằm mang lại Chân - Thiện - Mỹ phục cho mong muốn an lạc và phát triển của con người, của cộng đồng và xã hội. Tp HCM 27-9-2009. Thiên Đồng ==================== Tham Khảo: -Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 -Phong thủy Lạc việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ. -Kiến trúc hiện đại, tg Tôn Thừa Nguyên, NXB Xây Dựng. -Nguyên lý thiết kế nhà dân dụng: Nhà ở và nhà công cộng, tg Gs, Ts, Kts, Nguyễn Đức Thiềm, NXB Khoa học kỹ thuật. Web: www.dothi.net, www.google.com1 like
-
Con nhờ bác bớt chút thời gian tư vấn cho tụi con, con xin chân thành cảm ơn bác ạ - chồng: 29/8/1987 (âm lịch), tuổi Đinh Mão - Giáng Hạ Thủy - vợ : 24/1/1985 (âm lịch), tuổi Ất sửu - Hải Trung Kim Xin bác tư vấn chúng con nên sinh bé đầu lòng vào năm nào thì tốt ạ.1 like
-
Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Thiên Sứ tôi đã nhiều lần xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ tồn tại trên trái đất này và đó chính là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành - nhân danh nền văn hiến Việt - chính là Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Cả một hệ thống luận cứ với những chứng lý và di sản nhận thức trực quan không thể bác bỏ, xác định giả thuyết của tôi. Hiện tượng dưới đây của những nhà khoa học quốc tế về một di chỉ khảo cổ ở Ấn Độ, bổ sung thêm cho những di sản nhận thức trực quan minh họa cho những chứng lý trong giả thuyết của tôi. Tuy nhiên, vấn đề thời gian cần phải xem xét lại. ======================= Bằng chứng về vụ nổ bom nguyên tử 4.000 năm trước Cập nhật lúc: 14:21 05/01/2015 (GMT+7) (Kiến Thức) - Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột? Chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân. Hai thành phố cổ Harappa và Mohenjo Daro ở Ấn Độ có lịch sử hình thành từ 5.000 năm trước, được coi là chứng tích cho sự huy hoàng của nền văn minh sông Ấn trong lịch sử. Không chỉ có vậy, các thành phố cổ này còn chữa đựng một bí mật lớn về vụ nổ bom nguyên tử có thể đã xảy ra khoảng năm 1.500 TCN, khiến nền văn minh này đi đến chỗ tiêu vong. Bằng chứng về "vụ nổ hạt nhân" này bắt đầu từ những bộ xương kỳ lạ được khai quật ở Mohenjo Daro. Những bộ xương khai quật ở đây đều chết trong tình trạng không bình thường. Tất cả đều chết trong nhà hoặc ngoài đường, không được chôn trong huyệt mộ, trong đó nhiều thi thể ngả thành đống. Tư thế của các bộ xương cũng chứng tỏ những cái chết đã đến một cách đột ngột và đau đớn. Việc phân tích các bộ xương cho thấy, cư dân thành phố Mohenjo Daro đã chết rất nhanh chóng vì nhiệt độ cực cao, dù không có dấu hiệu về một trận hỏa hoạn lớn được tìm thấy trong các tàn tích. Nhiệt độ nóng kỳ lạ nào khiến cho cư dân Mohenjo Daro chết đột ngột như vậy? Theo các nhà khoa học, đó chỉ có thể là do một vụ nổ có tính chất tương tự bom hạt nhân. Có một điều trùng hợp kỳ lạ là sử thi Mahabharata nổi tiếng của Ấn Độ đã từng mô tả đến một thứ vũ khí hủy diệt gây ra cảnh tượng chết chóc giống như thảm cảnh sau vụ nổ bom hạt nhân Hiroshima ở Nhật Bản. Cuốn sử thi “Ramayana” cũng miêu tả cảnh tượng mấy chục vạn đại quân bị tiêu diệt trong nháy mắt bằng một thứ vũ khí khủng khiếp trên chiến trường được gọi là thành phố Lanka. “Lanka” phải chăng chính là tên gọi xưa kia của thành cổ Mohenjo Daro? Tại Mohenjo Daro, người ta cũng tìm thấy các cấu trúc dạng kính gọi là chất “Tolinidi”, loạt vật chất thường được tìm thấy sau các vụ nổ bom nguyên tử. Phải chăng mảnh đất Ấn Độ xưa kia từng là bãi chiến trường của các cuộc chiến tranh hạt nhân cổ đại? Rất hi vọng các nhà khoa học sẽ làm sáng tỏ điều này trong tương lai.1 like
-
Quý vị quan tâm ngày giờ tốt để làm lễ Tất niên doanh nghiệp và cơ sở sản xuất thân mến. Ở bảng trên Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn có xác định ngày 15 tháng Chạp Việt lịch là ngày tốt. Nhưng nếu Tất niên sớm quá như vậy cũng không thể thực hiện được. Tùy theo doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, tôi đề nghị dùng ngày 24; hoặc 29 tháng Chạp Việt lịch cũng được.1 like
-
Nếu đi được thì tốt hơn ở nhà1 like
-
Nếu vậy năm nay cũng có chút hi vọng đi. Hi vọng tháng 9al1 like