-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 06/01/2015 in all areas
-
Lý Học & Khoa Học Hiện Đại
hoctronho and 2 others liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ấn Độ gây chấn động giới khoa học về máy bay cổ, bò sản xuất vàng Nguyễn Hường 06/01/15 13:27 Thảo luận (0) (GDVN) - Bodas còn tuyên bố rằng, những chiếc máy bay cổ không chỉ có thể di chuyển trên hành tinh này mà còn có thể du hành tới các hành tinh khác. Ấn Độ bắt giữ 5 kẻ bắt cóc, cưỡng hiếp nữ du khách Nhật Bản Thủ tướng Ấn Độ là Nhân vật ấn tượng nhất năm 2014 Học giả gốc Hoa: Việt Nam nên để Mỹ-Ấn-Nhật vào Cam Ranh Một hội nghị khoa học diễn ra ở Mumbai mới đây đã gây chấn động cộng đồng quốc tế với những tuyên bố siêu thực về công nghệ cổ đại của người Ấn Độ được đúc kết từ nghiên cứu các bản thảo tiếng Hindu cổ đại, như kinh Vệ Đà và Puranas. Một bản thảo cổ của Ấn Độ. Bài thuyết trình gây tranh cãi nhất tại hội nghị được đưa ra bởi Anand Bodas, một Hiệu trưởng cơ sở đào tạo phi công đã nghỉ hưu, người tuyên bố rằng người Ấn Độ cổ đại ở Rigveda đã làm chủ được công nghệ chế tạo máy bay có thể du hành vũ trụ. Ông Bodas dẫn một bản thảo tiếng Hindu có niên đại 7.000 năm tuyên bố rằng người Ấn Độ cổ đại đã chế tạo được những chiếc máy bay dài từ 1,8 mét đến 18 mét. Thậm chí có những chiếc lên tới 60 mét. Máy bay cổ có 40 động cơ nhỏ và hệ thống ống xả rất linh hoạt mà hàng không ngày nay vẫn không thể biết tới. Bodas còn tuyên bố rằng, những chiếc máy bay cổ không chỉ có thể di chuyển trên hành tinh này mà còn có thể du hành tới các hành tinh khác. Ông Bodas cũng công bố các bản thảo cổ có niên đại hơn 3.000 năm mô tả về chế độ ăn uống, quần áo của các phi công. Theo Bodas, các phi công cổ đại được uống sữa trâu, bò, cừu, mặc quần áo làm từ thực vật trồng dưới nước. Tuyên bố của ông Bodas đã gây ra phản ứng giận dữ của các nhà khoa học tham dự hội nghị cũng như các nhà khoa học quốc tế. Nhà khoa học NASA Ram Prasad Gandhiraman còn đăng tải bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu Hội đồng Khoa học Ấn Độ hủy bỏ bài giảng của Bodas vì nó pha trộn giữa thần thoại và khoa học. Bản kiến nghị đã thu hút được sự ủng hộ của hơn 1.000 người. Thủ tướng Modi phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị khoa học. Tuy nhiên, những người tổ chức hội nghị, trong đó quy tụ được hơn 30.000 nhà khoa học Ấn Độ, tin rằng họ đã làm sống lại "kiến thức rộng lớn của khoa học" chứa trong các bản văn thánh Ấn Độ. Tại lễ khai mạc hội nghị hôm 3/1, Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi các nhà khoa học Ấn Độ "khám phá những bí ẩn của khoa học" và thừa kế truyền thống phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ của Ấn Độ. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong vài tuyên bố gây sửng sốt cộng đồng khoa học thế giới được đưa ra tại Hội nghị "Khoa học Ấn Độ cổ đại qua tiếng Phạn" do Hội đồng Khoa học Ấn Độ tổ chức ở Mumbai từ ngày 3-7/1. Tại hội nghị, các nhà khoa học Ấn Độ cũng đã giới thiệu các công nghệ cổ đại khác của nước này như xây nhà ở bằng nước xương rồng, vỏ trứng và phân bò; một loại vi khuẩn có thể biến bất thứ gì bò ăn thành vàng tinh khiết, khám nghiệm tử thi, cách để một xác chết nổi trên mặt nước trong ba ngày./. ===================== Cá nhân tôi ủng hộ về nguyên tắc về một nền văn minh cổ xưa đã tồn tại trên trái đất và vượt trội hơn rất nhiều nền văn minh hiện nay. Việc khả năng người Ấn Độ có những bản văn nói về những phương tiện bay vũ trụ có thể là một chứng lý bổ sung cho luận điểm của tôi. Nasa sai rồi. Nếu họ muốn biết thì tôi sẽ chứng minh cho họ điều này. Nền khoa học Ấn Độ đang đi đúng hướng trong tương lai, khi khám phá những bí ẩn của nền văn minh cổ xưa đã tồn tại.3 likes -
Ngẫm Nghĩ
thanhdc and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hoangnt không phải là dân nghiên cứu. Anh ta thích nói kiểu gì thì nói. Khi tôi cho rằng: "Nền văn minh Văn Lang là hậu duệ của văn minh toàn cầu, là dân tộc gìn giữ một hệ thống tri thức cổ xưa là thuyết ADNh và không phải nền văn minh sáng tạo ra thuyết ADNh - thì - anh ta phản biện quan điểm của tôi cho rằng "Nền văn minh Văn Lang là chủ nhân sáng tạo ra thuyết ADNh". Tôi yêu cầu anh ta lập topic riêng để chứng minh. Đây! Topic của anh ta đây: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33294-nguon-goc-cua-hoc-thuyet-am-duong-ngu-hanh/ Đọc hết mấy chục bài viết của anh ta vẫn chưa thấy anh ta hé mở một chút nào về "cội nguồn thuyết ADNh". Nay anh ta lại bảo Văn minh Văn Lang cách đây 7000 năm chẳng có gì ngoài mấy dụng cụ đá. Hay là anh ta muốn chứng minh "tính hợp lý chỉ có ở thuyết Vật Lý cổ điển Newton và trong toán học, còn các ngành khoa học khác thì không cần tính hợp lý" theo quan điểm của giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Việt Nam Nguyễn Văn Trọng phát biểu ở cafe Trung nguyên? Tôi lưu ý anh Hoangnt là: Anh muốn viết gì thì viết, nhưng mở hẳn môt topic riêng và trình bày quan điểm của mình, miễn không phạm nội quy. Còn nếu anh vào các topic khác phát biểu linh tinh không có tính học thuật, tôi đành phải loại anh ra khỏi diễn đàn, mặc dù rất thương anh. Đây là một diễn đàn học thuật, nhân danh khoa học thật sự. Chứ không phải cái thứ khoa học nửa mùa của đám tư duy "ở trần đóng khố", không đủ khả năng phản biện thì tìm mọi cách triệt hạ những người có quan điểm khác với họ, khi họ phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, bằng những phương pháp khác. Đến nay, tôi hiểu rõ vấn đề mà giáo sư Trọng đặt ra với tôi, khi tôi nghiên cưu và chứng minhh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến là "có mục đích gì?. Tôi nhắc lại rằng: Việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của tôi hoàn toàn vì chân lý và khoa học. Còn việc các vị đặt vấn đề mục đích gì và hậu quả của các công trình nghiên cứu của tôi là do các người tự nghĩ ra. Ngày xưa, khi tôi viết xong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", có người nói thẳng vào mặt tôi: "Cuốn sách này được xuất bản sẽ xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc". Tôi phải khiến nại lên tận ông Nguyễn Đức Bình, sau đó mới có giấy phép xuất bản. Tất nhiên, chẳng có cuộc chiến tranh nào giữa Viêt Nam và Trung quốc xảy ra từ khi cuốn sách xuất bản từ 2001 đến nay. Còn cái dàn khoan của Trung Quốc cắm vào biển Đông ngày 1/ 5 2014 thì rõ ràng không phải nguyên nhân từ các công trình nghiên cứu của tôi.2 likes -
Ngẫm Nghĩ
Vi Tiểu Bảo liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ngoài Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến ra, chú chẳng muốn dây dưa gì đến bất cứ vấn đề nào trong nước Việt Nam cả, ngoại trừ những người có trách nhiệm cấp cao đặt vấn đề tư vấn, đủ để bảo đảm chú không bị phiền phức. Chú đã bị Trung Nhân nhắc nhở là có "hai thằng nhìn vào trong nhà đã hai ngày hôm nay và khả năng truy sát sư phụ". Mặc dù cho đến nay chú chưa hiểu nguyên nhân nào để có sự đe doa này? Vì việc này, khiến chú tý nữa giải tán cả TTNC LHDP. Cho nên bây giờ, chú chỉ bàn về vấn đề nước ngoài chung chung và không liên quan.1 like -
Có thể mọi người ngoài hội nghị khoa học Ấn Độ này không tin, trừ tôi. Đã từ rất lâu tôi đã phát biểu rằng: Có một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại trên thế giới này. Nền văn minh đó có nền tảng tri thức vượt trội hơn rất nhiều nền văn minh hiện nay và đó chính là nền văn minh sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành.1 like
-
========================= Thông tin này tuy không có mục đích giới thiệu về bánh mochi của Nhật Bản, nhưng nó đã nhắc đến loại bánh này trong thông tin sự kiện liên quan. Về loại bánh Mochi này và cách ăn bánh với một loại súp "Ozouni" có thể nói rất tương đồng với một loại bánh - cũng gọi là bánh dày ở Việt Nam. Loại bánh ăn quà vặt ở Việt Nam gọi là bánh dày này không tròn như bánh Mochi, mà hơi dẹt, nhưng trọng lượng tương đương với nhân dậu xanh hoặc nhân đường như bánh mochi. Khác một chút với bánh Mochi là bánh gọi là bánh dầy ở Việt Nam được phủ một lớp bột đậu xanh nấu chín xay nhuyễn - như đậu xanh trong xôi xéo, xôi lúa - còn bánh mochi thì phủ một lớp bột gạo. Bánh dày của Việt Nam cũng ăn riêng như bánh mochi, hoặc ăn với cháo bột. Khác một chút với Nhật Bản là bánh dày ở Việt Nam khi ăn với cháo bột thì được cắt nhỏ. Còn ở Nhật Bản thì người ta để nguyên: Loại bánh này bây giờ ra Hanoi tôi không thấy bán. Nhưng ngày xưa hồi tôi còn nhỏ, đây là một món quà vặt tôi ăn khá thường xuyên. Như vậy - thông qua topic này - ngày càng có nhiều điểm tương đồng giữa hai nền văn hóa và sinh hoạt giữa hai dân tộc Việt Nhật, cũng như các vấn đề liên quan khác thuộc về Cổ văn hóa sử giữa hai dân tộc.1 like
-
Tin đồn về Aurora lại trỗi dậy 03/12/2014 06:15 Với vận tốc bội siêu thanh, máy bay trinh sát của tương lai với mật mã Aurora bị đổ lỗi đã gây nên một loạt các tiếng nổ vang trời xuyên bờ Đại Tây Dương hồi tuần qua. Dòng máy bay tin đồn Aurora theo diễn tả của một kỹ sư dầu khí ở biển Bắc vào tháng 8.1989 - Ảnh: Aviation Week Nguồn gốc của những tiếng nổ bí ẩn gây kinh động dân Anh và bờ Tây nước Mỹ hồi cuối tuần trước vẫn chưa được chính thức xác nhận. Tuy nhiên, theo một giả thuyết được nhiều người chú ý nhất, tiến sĩ Bhupendra Khandelwal chuyên về nghiên cứu máy móc tại Sheffield, cho rằng những tiếng nổ này phát ra từ một dạng động cơ mới mà theo một số nguồn tin là được sử dụng cho dòng máy bay trinh sát tuyệt mật của Mỹ, tên là Aurora. Dự án Aurora bí mật đến nỗi sự tồn tại của nó đến nay vẫn chưa được bất cứ nguồn tin nào từ chính phủ Mỹ đề cập. Theo trang tin Inquisitr, một chuỗi các tiếng nổ đã được ghi nhận dọc theo lãnh thổ Anh, thậm chí tại Bỉ cũng nghe thấy và hầu như xảy ra cùng một lúc với âm thanh phát ra trên bầu trời miền Tây New York. Chưa dừng lại ở đó, cư dân mạng ở Buffalo, Cheektowaga, Clarence và thậm chí tít xa phía bắc như thác Niagara ở bờ Đông của Mỹ cũng đổ xô lên mạng xã hội, rối rít thông tin về những tiếng động vang dội không rõ nguồn gốc vào khoảng 17 giờ ngày 29.11 (giờ VN). Những người tại Mỹ cho hay tiếng nổ lớn đến nỗi khiến nhà cửa xung quanh họ rung chuyển. Và đối với những người chuyên theo dõi dự án Aurora, đây có thể là tác phẩm của máy bay do thám tuyệt mật của Mỹ, theo nhiều tin đồn manh nha từ năm 1989. Một số nguồn thạo tin còn cho rằng Aurora là hậu duệ của máy bay trinh sát siêu thanh SR-71 Blackbird của Lockheed Martin, với vận tốc tối đa lên đến Mach 3,35 (3.560 km/giờ). Để so sánh, một số báo cáo cho rằng Aurora phải đạt đến Mach 11,8. Giả thuyết trên bắt nguồn từ tuần san Aviation Week và tạp chí Space Technology, với bài báo vào năm 1989 đề cập đến một dự án bí mật đã được bổ sung vào ngân sách của Mỹ vào năm 1985. Mục này ghi nhận dự án 445 triệu USD nhằm sản xuất “máy bay đen” với biệt danh Aurora, và không chỉ chế tạo một dòng máy bay duy nhất mà là một loạt các máy bay khác nhau. Các báo cáo khác cho rằng chương trình Aurora được khởi động tại Skunkworks, một nhánh chuyên nghiên cứu các dự án tuyệt mật của Lockheed Martin vào năm 1987. Lúc đó, Skunkworks đang cân nhắc khả năng thay thế SR-71 Blackbird, chính thức về hưu vào năm 1998. Tuy nhiên, cựu Giám đốc Skunkworks là Ben Rich cho hay Aurora là mật mã của một dự án tàng hình và kết quả là sản xuất ra oanh tạc cơ tối tân B-2 Spirit. Đến tháng 11.2013, Lockheed Martin tuyên bố sẽ phát triển máy bay tàng hình với công nghệ tương tự, gọi là SR-72. Theo thông tin chính thức, dòng máy bay này có thể tăng tốc lên Mach 6, hoặc 7.349 km/giờ, nhanh gấp 3 lần chiếc máy bay hành khách Concorde. Vì những hạn chế kỹ thuật, Concorde không được phép bay ở vận tốc siêu thanh do tiếng nổ xuất phát từ sóng xung kích khi động cơ hoạt động. Theo giới chuyên gia, bao gồm tiến sĩ Phillip Atcliffe của Đại học Salford (Anh), nếu một máy bay hành khách di chuyển với tốc độ Mach 6 ở độ cao bình thường của hoạt động không lưu, tức khoảng 9.100 m, sóng xung kích từ động cơ có thể hủy hoại các tòa nhà bên dưới. Quay lại vụ những tiếng nổ bí ẩn vừa qua, tiến sĩ Khandelwal cho hay âm thanh phát ra rất giống “động cơ phát nổ xung động” (viết tắt là PDE). Động cơ PDE hoạt động bằng cách sử dụng năng lượng từ một loạt các vụ nổ, gây nên bởi tình trạng trộn hỗn hợp nhiên liệu và không khí, từ đó đẩy nó về phía trước. Trên lý thuyết, loại động cơ mới cho phép máy bay di chuyển với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Hạo Nhiên =================== Cái này là do "người ngoài hành tinh" gây ra đấy. Híc! Kinh quá! Bởi vậy, những cái được gọi là UFO vẫn được các siêu cường mô tả cứ bay ầm ầm trên giời. Nhiều kẻ tin như sấm. Nhưng có điều lạ là nó chỉ xuất hiện ở các siêu cường và gần đây là Tàu. Nhưng những nước dưới siêu cường trở xuống thì chẳng ma nào thấy UFO cả.1 like
-
Kính thưa quí vị và anh chị em quan tâm Bài viết dưới đây là tiểu mục 3, phần phụ chương của chương IV, thuộc phần II.II, trích trong tiểu luận "Minh triết Việt & Văn minh Đông phương", Người viết đang hoàn chỉnh lần chót để có thể xuất bản. Vì liên quan đến chủ để của topic này, nên đưa lên để quí vị và anh chị em tham khảo. Cảm ơn sự quan tâm của anh chị em. ================================== 3. Bài thơ của Lý Bạch - xác định những giá trị của nền văn hóa Việt lưu truyền ở Nam Dương tử. Lý Bạch sống vào đầu thế ký thứ VIII AC (có tài liệu xác định là sinh từ năm 701 và mất năm 762. Ông là một trong những nhà thơ danh tiếng nhất đời nhà Đường và lưu danh trong lịch sử Trung Hoa. Người đời tôn vinh ông là Thi Tiên. Ông đã để lại cho đời hàng ngàn bài thơ bất hủ. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông chính là bài "Mộng du Thiên Mụ ngâm lưu biệt". Đây chính là bài thơ xác định cả một hệ thống những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết và huyền thoại của người Việt, còn tồn tại ở Nam Dương tử. Cùng với những tư liệu khác, như: "An Nam chí Lược", "Khứ phi ngoại đáp"...xác định di sản văn hóa Việt vẫn lưu dấu ở Nam Dương tử, như: áo cài vạt bên trái còn tồn tại cho đến thế kỷ I AC, trước cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (sách "An Nam chí lược"); hoặc tục ăn trầu đến thế kỷ thứ X (sách "Khứ phi ngoại đáp"); - thì bài thơ của Lý Bạch chính là sự xác định một nền văn hóa truyền thống của Việt tộc truyền thuyết, huyền thoại và những câu chuyện cổ tích Việt còn tồn tại đến tận thế kỷ thứ VIII AC. Như vậy, từ những lĩnh vực khác nhau: Nghiên cứu sinh hoạt xã hội, như "Khứ phi ngoại đáp"; trong lịch sử, như: "An Nam chí lược", và trong văn hóa nghệ thuật, qua bài thơ của Lý Bạch, cùng với rất nhiều chứng lý khác - mà người viết đã trình bày, cho thấy sự xác định có tính hệ thống, nhất quán về nền văn minh Việt tộc một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước. Bài thơ này của thi tiên Lý Bạch có nội dung như sau (Những chữ in đậm, gạch dưới do người viết thực hiện) MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT Thơ Lý Bạch Hải khách đàm Doanh Châu, Yên đào vi mang tín nan cầu Việt nhân ngữ Thiên Mụ,(*) Vân hà minh diệt hoặc khả đổ. Thiên Mụ liên thiên hướng thiên hoành, Thế bạt Ngũ Nhạc, yểm Xích Thành. Thiên Thai tứ vạn bát thiên trượng, Đối thử dục đảo Đông Nam khuynh.(**) Ngã dục nhân chi mộng Ngô Việt, Nhất dạ phi đô kính hồ nguyệt. Hồ nguyệt chiếu ngã ảnh, Tống ngã chí Diễm Khê. Tạ công túc xứ kim thượng tại, Lục thuỷ đãng dạng thanh viên đề. Cước trước Tạ công lý Thân đăng thanh vân thê. Bán bích kiến hải nhật Không trung văn thiên kê Thiên nham vạn hác lộ bất định, Mê hoa ỷ thạch hốt dĩ mính, Hùng bào long ngâm âm nham tuyền. Lật thâm lâm hề kinh tằng điên. Vân thanh thanh hề dục vũ, Thuỷ đạm đạm hề sinh yên. Liệt khuyết tích lịch, Khâu loan băng tồi. Động thiên thạch phi, Hoanh nhiên trung khai. Thanh minh hạo đãng bất kiến để, Nhật nguyệt chiếu diệu kim ngân đài. Nghê vi y hề phong vi mã, Vân chi quân hề, phân phân nhi lai hạ. Hổ cổ sắt (***)hề loan hồi xa, Tiên chi nhân hề liệt như ma. Hốt hồn quý dĩ phách động, Hoảng kinh khởi nhi trường ta. Duy giác thì chi chẩm tịch, Thất hướng lai chi yên hà. Thế gian hành lạc diệc như thử. Cổ lai vạn sự đông lưu thuỷ, Biệt quân khứ hề hà thì hoàn ? Thả phóng bạch lộc thanh nhai gian. Tu hành tức kỵ phỏng danh sơn. An năng tồi mi chiết yêu sự quyền quý, Sử ngã bất đắc khai tâm nhan! MƠ ĐI CHƠI NÚI THIÊN MỤ, LÀM THƠ LÚC TỪ BIỆT. Dịch nghĩa: Khương Hữu Dụng Khách đi biển kháo nhau về Doanh Châu, Khói sóng mù mịt, tin rằng khó tìm được. Nay người Việt nói về núi Thiên Mụ, (*) Mây ráng khi tỏ khi mờ cũng có thể nhìn thấy. Thiên Mụ liền trời mà vươn chắn ngang trời, Có cái thế vượt Ngũ Nhạc, ép cả Xích Thành. Núi Thiên Thai cao bốn vạn tám nghìn trượng, Trước nó cũng bị áp đảo mà nghiêng về Đông Nam. (**) Ta muốn nhân đó mơ về Ngô Việt, Một đêm bay qua vầng trăng hồ Kính. Trăng hồ soi bóng ta, Đưa ta đến Diễm Khê. Ở đấy nay vẫn còn nhà của Tạ Linh Vận, Nước biếc rập rờn, vượn kêu lanh lảnh. Chân mang giày Tạ công, Mình đi lên thang mây xanh. Đến lưng chừng vách núi thấy mặt trời ngoài biển, Nghe gà trời gáy vang không trung. Nghìn núi muôn khe, khó xác định đường đi, Say mê ngắm hoa đứng tựa núi đá, bỗng trời sập tối. Gấu thét rồng gào vang dội núi đá, suối khe, Rừng sâu chấn động, núi thẳm kinh hoàng. Mây xanh xanh chừng sắp mưa, Nước mờ mờ như bốc khói. Chớp giật sấm vang, Núi tan gò lở. Động trời cửa đá Rầm rầm mở ra ở giữa. Xanh mờ thăm thẳm không thấy đáy, Mặt trời mặt trăng lấp lánh soi lầu vàng gác bạc. Cầu vồng làm áo, gió làm ngựa, Thần mây bời bời bay xuống. Cọp gảy đàn,(***) loan kéo xe, Người tiên đông như cỏ gai. Bỗng hồn kinh phách động, Tỉnh dậy sợ hãi mà than dài… Chỉ thấy chăn gối lúc đó, Khói ráng vừa qua biến mất. Những cuộc vui trên đời cũng như vậy thôi ! Mọi việc xưa nay trôi qua như nước chảy về đông. Giã từ anh ra đi, biết bao giờ trở lại ? Hãy thả con hươu trắng nơi ghềnh núi xanh. Hễ cần thì cỡi ngay ngựa, thăm núi nổi tiếng, Chứ sao lại cúi mày khom lưng thờ bọn quyền quý, Khiến ta không sao mở lòng mở mặt ! MỘNG DU THIÊN MỤ NGÂM LƯU BIỆT Cảm tác thơ Lý Bạch:Nguyễn Vũ Tuấn Anh Khách hải hồ kể mãi xứ Doanh Châu. Cõi huyền thoại nơi chân trời giáp biển. Chuyện thần tiên văn hiến Việt ngàn xưa. (*) Nơi ấy. Lồng lộng trên cao Thiên Mụ chắn ngang trời. Giữa huyền không bời bời. Ngũ nhạc còn bé, Xích thành nhỏ nhoi. Núi Thiên Thai hùng vĩ xuyên mây. Trước Thiên Mụ cũng ngả nghiêng chao đảo... Ngậm ngùi vận hạn đất trời. Trời nghiêng Tây Bắc, đất dời Đông Nam(**) Ta ôm mộng sống trong huyền thoại Việt. Mơ vượt sóng trào hồ Động Đình đất Kính. Xuyên Ngô Việt trong trăng thanh lung linh. Về Diễm Khê thanh bình. Theo bóng trăng đến lều tranh Tạ Linh Vân. Nơi nước biếc soi áng mây thơ thẩn. Hạc kêu, vượn hót Gió giục mây vần. Mượn hài thần Tạ công, ta nhẹ bước thanh vân. Lưng chừng núi chợt thấy mặt trời lồng lộng. Mão Nhật kê tinh gáy gọi hừng Đông Đường đi mênh mông. Mây buông ráng hồng. Chợt trời sập tối. Sầm sập mây trôi. Nghe Kỳ lân gào thét. Tiếng Rồng gầm vang khe. Gió giật chớp loè. Núi tan, non lở. Chợt vỡ toang cửa trời rộng mở. Thăm thẳm huyền vi. Chói loà trời trăng soi lầu vàng, gác bạc. Thiên thần lừng lững bay. Giáp trụ hiên ngang, lấp lánh bẩy sắc cầu vồng. Cưỡi thần mã phi nhanh như gió. Cõi trời huyền thoại Việt. Toàn người đẹp nghiêng thành. Ảo huyền như trăng thanh. Dáng tiên thanh tú . Đông như cỏ manh. Nghe hổ chơi đàn.(***) Hồn Bá Nha chứa chan. Chợt nhìn phượng múa. Vũ khúc Nghê Thường mê man… Giật mình tỉnh giấc mơ vàng. Mang mang như khói hương tàn trôi đi. Ngàn thu qua có nhắc gì? Mơ xưa xứ Việt ngang mi dâng sầu. Đất trời nhắc cuộc bể dâu. Nào mong danh tướng công hầu mà chi. Như vậy, loại trừ bài thơ của người viết, xuất phát từ cảm hứng chủ quan thơ và không coi là chứng cứ trong lý luận học thuật. Nhưng nội dung cả bài thơ nguyên bản và dịch nghĩa, bạn đọc cũng thấy rất rõ rằng: bài thơ nổi tiếng của thi tiên Lý Bạch xác định cả một cõi trời huyền thoại Việt còn lại ở miền Nam Dương tử, đã làm nên cảm hứng của ông, được mô tả trong bài thơ này (Trong ghi chú: *). Điều đặc biệt hơn nữa (Trong ghi chú:**) là: Chính trong bài thơ, thi tiên Lý Bạch đã xác định truyền thuyết "Nữ Oa vá trời" với chi tiết: "Đất lệch Đông Nam", cũng được mô tả trong hệ thống truyền thuyết, huyền thoại Việt: "Đối thử dục đảo Đông Nam khuynh"(Trước nó cũng bị áp đảo mà nghiêng về Đông Nam), trong việc giải mã và đổi chỗ Tốn Khôn của Hậu Thiên Lạc Việt. Đây cũng là luận điểm của người viêt về xuất xứ cội nguồn Việt tộc của truyền thuyết này ở phần trên. Đặc biệt có một chi tiết rất đáng chú ý (trong ghi chú: ***)."Hổ gẩy đàn". Và hình tượng này lại tìm thấy trong văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Nhật Bản. Bạn đọc xem hình dưới đây: Hổ chơi đàn. Tranh cổ Nhật Bản. Nguồn: daibieunhandan.vn. link dẫn nguồn: http://daibieunhanda...78&NewsId=37572 Hiện tượng này cho thấy rằng: Nguồn gốc của câu chuyện "Hổ gẩy đàn" có xuất phát từ văn hiến Việt ở Nam Dương tử - qua bài thơ của thi tiên Lý Bạch. Nhưng hình minh họa lại xuất hiện trong di sản văn hóa truyền thống Nhật. Cùng với những di sản văn hóa truyền thống khác và những vấn đề liên quan, chúng tôi đã cho rằng: Nguồn gốc của dân tộc Nhật chính là một sắc tộc đã sinh sống trên đất nước Văn Lang, nhưng do biến động lịch sử khốc liệt dưới thời Hai Bà Trưng, nên những phần tử ưu tú của dân tộc này đã di tản sang dảo Phù Tang và lập quốc ở đấy. Xin được bạn đọc lưu ý là: Lịch sử dân tộc Nhật chỉ rõ ràng từ thế kỷ thứ III AC. Và người Nhật hiện nay vẫn đang đi tìm nguồn gốc đích thực của họ. Tuy nhiên, vấn đề không phải đề tài chính trong tiểu luận này. Nên chúng tôi chỉ giới thiệu về sự liên kết những di sản văn hóa truyền thống liên quan. Chính những di sản văn hóa phi vật thể có cội nguồn từ nền văn minh Việt một thời huy hoàng ở Nam Dương tử, đã xác định có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh trên mọi phương diện của luận điểm cho rằng: Nền văn hiến Việt chính là nền tảng đích thực của văn minh Đông phương. Chính vì sự bao trùm của những di sản văn hóa Việt trên khắp các lãnh thổ , quốc gia thuộc văn minh Đông phương cổ. Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu những luận điểm của chúng tôi liên quan đến đề tài này, theo đường link dưới đây (Tức topic này): http://diendan.lyhoc...post&f=80&t=480 ==================== PS: Tôi tìm được vài đồ hình Âm Dương Việt trong di sản văn hóa truyền thống Nhật.1 like