-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 28/12/2014 in all areas
-
Tư vấn Mỹ gợi ý Đài Loan phòng thủ bằng du kích chiến của Việt Nam 28/12/2014 7:05 Tin Nóng) Để phòng thủ trước một Trung Quốc hùng mạnh, Đài Loan nên bớt lệ thuộc vào các lực lượng thông thường mà cần áp dụng chiến thuật chiến tranh du kích kiểu Việt Nam và chiến tranh mạng, theo gợi ý của một tổ chức tư vấn Mỹ. Tàu hộ tống tàng hình mang tên lửa Tuo Chiang của Đài Loan ra mắt ngày 23.12.2014, mang tên lửa diệt hạm có thể hạ được tàu sân bay. Đài Loan đang muốn đóng 8 - 12 chiếc như thế này - Ảnh: AFP Hãng tin AP ngày 25.12 cho biết báo cáo của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách (CSBA, một tổ chức tư vấn ở Washington, Mỹ) mới đây cho rằng Đài Loan cần tránh phát triển các lực lượng vũ trang thông thường để đối phó Trung Quốc, vì sự chênh lệch là rất lớn. Thay vào đó, cần áp dụng chiến thuật du kích chiến như của Việt Nam và chiến tranh mạng. Theo CSBA, quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan gần đây có cải thiện, tuy nhiên nhiều người trong Quốc hội Mỹ chỉ trích chính quyền Obama do ngại Trung Quốc nên không bán máy bay chiến đấu mới và tàu ngầm cho Đài Loan. Tuần trước, Quốc hội Mỹ chấp thuận việc bán 4 tàu hộ tống mang tên lửa lớp Perry đã cũ cho Đài Loan, và bị Trung Quốc chỉ trích. Nhưng Đài Loan cũng đã phát triển công nghiệp quốc phòng riêng của đảo này với việc công bố tàu hộ tống tàng hình mang tên lửa được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”: chiếc Tuo Chiang (sông Tuo), trị giá 66 triệu USD. Đây là tàu tên lửa lớn nhất, loại tàu hai thân, lượng giãn nước chỉ 500 tấn nhưng dài 60 m, ngang 14 m, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tầm hoạt động 3.700 km. Tàu có thể mang 8 quả tên lửa diệt hạm loại Hsiung Feng III có tốc độ siêu âm, dùng diệt tàu sân bay. Tuy vậy, ngân sách quốc phòng của lãnh thổ Đài Loan năm 2013 là 10,8 tỉ USD trong khi Trung Quốc là 145 tỉ USD. "Với khoảng cách ngân sách quốc phòng gần 14-1, thậm chí nếu Đài Loan tăng ồ ạt ngân sách quốc phòng cũng sẽ không đảo ngược những ưu thế mà Trung Quốc đã thu được trong hai thập kỷ qua", báo cáo cho biết. Một ban cố vấn của Quốc hội Mỹ báo cáo vào tháng 11 rằng Trung Quốc có khoảng 2.100 máy bay chiến đấu và 280 tàu hải quân sẵn sàng cho một cuộc xung đột với Đài Loan, và hơn 1.100 tên lửa đạn đạo tầm ngắn có thể làm tê liệt lực lượng không quân Đài Loan trong những giờ đầu của cuộc xung đột. Trong khi đó Đài Loan có khoảng 410 máy bay chiến đấu và 90 tàu chiến, một con số quá chênh lệch. CSBA gợi ý một "cách tiếp cận không đối xứng", theo đó Đài Loan sử dụng lực lượng nhẹ hơn để đối phó sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Đài Loan được Mỹ cung cấp một số tên lửa phòng không Patriot. Các chuyên gia Mỹ gợi ý Đài Loan nên áp dụng chiến thuật du kích chiến về phòng không của miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ bằng cách bố trí thật nhiều tên lửa phòng không - Ảnh: USNI Chẳng hạn thay vì bỏ chi phí đóng 8 tàu ngầm điện - diesel cỡ lớn, Đài Loan có thể sản xuất một hạm đội 42 tàu ngầm cỡ nhỏ, tương đương tàu ngầm mà Triều Tiên và Iran có. Các tàu ngầm này có thể cung cấp các thông tin cảnh báo và các dữ liệu mục tiêu cho các tên lửa hành trình chống hạm được triển khai trên các bệ phóng di động. Để chống lại các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, báo cáo của CSBA đề xuất chiến thuật "du kích chiến" về phòng không rất hiệu quả của miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ khi sử dụng hàng trăm tên lửa phòng không để chống lại máy bay Mỹ tấn công miền Bắc Việt Nam. Và nếu các lực lượng của Trung Quốc đổ bộ lên đất liền, Đài Loan nên dùng chiến thuật du kích để phá rối các lực lượng chiếm đóng, làm chậm bước tiến của họ đến Đài Bắc. Báo cáo cũng nói dùng chiến tranh mạng chống lại mạng lưới điều khiển chiến đấu của Trung Quốc sẽ là một trong những răn đe hữu hiệu của Đài Loan và là "chiến lược chi phí áp đặt". Các tác giả của báo cáo nói rằng phương pháp tiếp cận đối xứng về quốc phòng như thế sẽ giảm sự phụ thuộc của Đài Loan vào vũ khí Mỹ, và đối với các nước láng giềng khác lo ngại về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc cũng nên quan tâm phương pháp này. Tàu ngầm của Đài Loan, lớp Hai-lang có từ những năm 1980 do Hà Lan đóng - Ảnh: Lực lượng tự vệ biển Đài Loan Hình ảnh tàu hộ tống tàng hình mang tên lửa Tuo Chiang của Đài Loan ra mắt ngày 23.12.2014 - Ảnh: USNI Anh Sơn ================== Tư vấn sai rồi! Sai nghiêm trọng. Hình như cái Trung Tâm đánh giá chiến lược và ngân sách của Huê Kỳ này định xúi dại hay thế nào ấy chứ! Tốt nhất là chính quyền Đài Loan tuyên bố việc vẽ ra đường lưỡi bò của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1948 là hoàn toàn không có cơ sở lịch sử, thực tế và pháp lý.1 like
-
Putin đổ lỗi nội các làm tình hình kinh tế xấu đi 26/12/2014 22:10 (TNO) Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng đổ lỗi nội các nước này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng như hiện nay, theo Tân Hoa Xã. Tổng thống Putin đỗ lỗi chính phủ làm khủng hoảng kinh tế Nga - Ảnh: Reuters Trong phiên họp chính phủ cuối cùng của năm ngày 25.12, Tổng thống Nga Putin chỉ rõ những khó khăn của kinh tế nước này hiện nay không chỉ gắn với những tác động bên ngoài do lệnh trừng phạt hay môi trường quốc tế tổng thể, mà còn do những khuyết điểm không được giám sát tích tụ từ nhiều năm qua của chính phủ. Tuy nhiên, ông Putin không nói rõ những khuyết điểm đó là gì, theo Tân Hoa Xã ngày 25.12. Theo đó, ông Putin nhấn mạnh cần tăng cường việc phối hợp giữa chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong việc đề ra các chiến lược khôi phục kinh tế và tiền tệ là việc làm cấp bách hiện nay. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga đã cảnh báo nền kinh tế khủng hoảng hiện tại phải mất ít nhất 2 năm nữa mới phục hồi trở lại, theo Reuters. Trước tình hình kinh tế trong nước đang trượt dài trên đà suy thoái, giá dầu bị rớt giá trầm trọng, cùng với những bất đồng chính trị giữa Nga với các nước phương Tây khiến Tổng thống Putin phải chấn chỉnh nội các. Đồng thời tìm mọi cách cứu lấy nền kinh tế mặc dù những việc này được cho đã chậm trễ và không mấy khả quan trong tình hình hiện tại của Moscow Hàng hóa trở nên khan hiếm ở Nga do lệnh trừng phạt từ EU - Ảnh: AFP Việc thực hiện những cam kết xã hội và ổn định đồng tiền là những ưu tiên hàng đầu của Điện Kremlin, bên cạnh đó phải đảm bảo hoạt động cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, đặc biệt mùa lễ và mùa đông, Tân Hoa Xã dẫn lời Tổng thống Putin.Trước đó, Ông Putin đã tuyên bố các quan chức chính phủ sẽ phải nghỉ lễ mừng năm mới ngắn ngày hơn so với kế hoạch nhằm làm việc “bù” cho sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, đồng thời, đây là biện pháp góp phần giám sát, kiểm soát nền kinh tế trong thời gian đầu năm mới, theo AFP ngày 25.12. Mặc dù chính phủ Nga đã phối hợp Ngân hàng Trung ương thực hiện các “kế sách” khôi phục đồng rúp nhưng kinh tế Nga vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Các nhà phân tích cảnh báo lạm phát Nga sẽ tăng trên 10% và kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái vào 3 tháng đầu năm 2015. Mộc Di ==================== Híc! Nói nhiều rồi, chỉ có không có thời gian phân tích sâu thôi. Mựa kép! Chỉ một đôi câu đối trên cái tàu hải giám bé xíu của Tàu, Lão Gàn còn phăng ra đến tổ chấy của những mối quan hệ quốc tế. Huống chi nó chình ình như vấn đề Ucraine. Nhưng tiếc thay! Những quy luật vũ trụ sẽ quyết định mọi vấn đề. Thế giới này sẽ hội nhập thôi. Vấn đề còn lại là nó hội nhập dưới hình thức nào.Híc!1 like
-
Cảm ơn Hải nha. Tốt lắm. Qua tư liệu này cho thấy người xưa đã giải thích hiện tượng vũ trụ bằng một thần thoại, cho nên giới Tây học gán cho nó cái mác "mê tín dị đoan", thực ra nó là điểm giao cắt giữa quỹ đạo Mặt trăng và Địa cầu. Tất nhiên vào thời điểm đó, một hiệu ứng tương tác của vũ trụ xuất hiện có ảnh hưởng tới Địa cầu và cụ thể đến người Nam nếu là điểm giao cắt Bắc; hay người Nữ với điểm giao cắt nam. Thực ra hiệu ứng này cũng không phải mạnh, cho nên năm gặp La Hầu, Kế Đô chỉ gây vất vả , nhưng lại không thật sự xấu. Những tư liệu của Hải trình bày, cho thấy một nền văn minh cổ xưa là Ấn Độ, đã thể hiện những gía trị của nền văn minh Đông phương có một xuất xứ rõ ràng không phải từ văn minh Hán. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rất rõ rằng: Không chỉ riêng nền văn minh Ấn, ngay cả nền văn minh Tây phương với những kiến thức chiêm tinh học cũng cho thấy những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ liên quan. Điêuì này càng cho thấy luận điểm của tôi xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trên trái Đất này. Nền văn minh này đã bị hủy diệt và người Lạc Việt là một trong những hậu duệ còn tồn tại từ nền văn minh cổ xưa này, còn gìn giữ giá trị tri thức huyền vĩ của nó. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền vănn hiến Việt, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.1 like
-
Điện Kremlin: Chưa từng bàn việc Trung Quốc viện trợ cho Nga Hồng Thủy 22/12/14 14:12 Thảo luận (0) (GDVN) - Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải. Obama: Putin không giỏi chiến thuật hơn phương Tây, không đánh bại được Mỹ Putin mãi không chịu mở lời cầu cạnh, Bắc Kinh lại sốt sắng gợi ý "giúp đỡ" Cựu quan chức Trung Quốc: Bắc Kinh nên giúp Moscow vì cả chiến lược lẫn tình cảm Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đa Chiều ngày 21/12 đưa tin, trong lúc giá dầu giảm sâu, đồng rúp lao dốc và các chế tài trừng phạt kinh tế từ phương Tây không giảm đã khiến nhiều người đặt câu hỏi Trung Quốc có cứu Nga hay không. Bắc Kinh cũng liên tục đánh tiếng sẵn sàng mở hầu bào thì người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin lại nói, Nga chưa từng thảo luận với Trung Quốc về viện trợ kinh tế giúp đỡ Moscow. Dmitry Peskov hôm 19/12 tuyên bố, Nga chưa từng đàm phán với Trung Quốc về việc nước này đề xuất viện trợ kinh tế cho Nga, và ông cũng không rõ việc Trung Quốc có đang chuẩn bị đưa ra kiến nghị này hay không. Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải. Chỉ trước đó 1 hôm, Vương Nghị khi đang tháp tùng Lý Khắc Cường đi Thái Lan đã tuyên bố, nếu Nga cần, Trung Quốc sẽ giúp đỡ trong phạm vi có thể. Hôm 17/12, Thời báo Hoàn Cầu ra bài xã luận tuyên bố, tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc là một trong những lựa chọn "thực tế nhất" của Nga. Còn Putin đã không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ làm vui lòng Trung Nam Hải bằng cách chấp nhận sự giúp đỡ của họ. Tổng thống Nga đã cảnh báo rằng cơn suy thoái kinh tế Nga có thể kéo dài trong 2 năm mà không đả động gì đến việc nhờ vả người hàng xóm đang rủng rỉnh ngoại tệ, với dự trữ ước tính 373,7 tỉ USD cho đến cuối tháng trước. Xung quanh câu chuyện này, Vương Hải Vận, một cựu tùy viên quân sự Trung Quốc tại Nga cho rằng khủng hoảng kinh tế Nga là một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tham gia quá sâu, có nguy cơ họ bị kéo vào cuộc khủng hoảng. Trung Quốc có thể hỗ trợ bảo lãnh cho Nga, nhưng đồng thời cũng phải xem xét kỹ rủi ro cho mình. William Hess, một nhà nghiên cứu từ trung tâm tư vấn Chính sách và đầu tư PRC Macro Advisors bình luận, dù thế nào đi nữa thì Putin thà tự chặt đứt tay mình cũng không bao giờ ngửa tay xin viện trợ tài chính từ các nước đã trừng phạt kinh tế Nga. Trong bối cảnh này, chỉ có Tập Cận Bình là có khả năng cứu Putin, Hess bình luận. ==================== Ngay từ khi khủng hoảng Ucraine xảy ra, Lão Gàn đã khuyên hai bên tự vừa lòng với mình: Phương Tây chấp nhận Crime sát nhật vào Nga và Ucraine theo Nato và hòa cả làng. Gần đây, tiên sư chiến lược gia quốc tế - ông Kissinge, một tay mưu sĩ cáo già đáng ghê tởm mọi thời đại - cũng có ý kiến tương tự, nhưng sắc mùi mị dân và tốn kém tiền bạc. Đó là ông ta đề nghị trưng cầu ý kiến về Crime. Ngài Putin đã qúa tự tin, nên sai lầm. Thực chất suy cho cùng, nước Nga và Âu Mỹ không có mâu thuẫn gì về quyền lợi chiến lược. Qua bài báo này cho thấy ngài Putin tỏ ra biết điều. Nhưng Lão Gàn cũng cho rằng phương Tây - Tức Âu Mỹ - cũng không nên tự tin một cách qúa đáng, dễ dẫn đến sai lầm, Nhưng rất tiếc! Định mệnh đã an bài. Nếu - nếu thôi nhá - mọi chuyện tốt đẹp nhất với nước Nga cũng phải qua hè sang năm. Lão Gàn nhiều lần xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn văn minh Đông Phương, Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, khi được xác định tính chân lý sẽ là cứu cánh tốt đẹp cho tương lai. Nhưng tiếc thay! Vì những nguyên nhân khách quan đủ thể loại, khiến Lão Gàn tụt cảm hứng xuống dưới mức cần thiết. Trong đó chủ yếu là cơm áo gạo tiến sắp đến mức khủng khoảng, thêm bệnh tật đánh thẳng vào khả năng tư duy của Lão Gàn. Nên Lão Gàn hiện nay chỉ "chém gió" được những chuyện vặt, như chuyện thời sự quốc tế. Còn khả năng tư duy học thuật bị hạn chế vì bệnh. Nên Lão Gàn cần phải an dưỡng một thời gian chưa thể định lượng. Nhưng Lão Gàn cũng cảnh báo rằng: Nếu cội nguồn Việt sử tiếp tục bị phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả sẽ không mấy hoan hỉ. Bất cứ kẻ nào sau bài viết này tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt thì Lão Gàn dù có đang lâm sàng , hoặc cận tử cũng sẽ chứng minh rằng: Đó là kẻ ngu nhất thế gian. Thí dụ: Nghe thiên hạ đồn rằng: Trên một phương tiện truyền thông quốc tế, có một tay xác định rằng: Khái niệm "văn hiến" mà nước Việt tự hào là do vua nhà Minh ban cho. Rất tiếc, Lão Gàn chưa tìm được bài viết này. Nhưng với cái nội dung như trên thì tác giả của nó là kẻ ngu đần nhất thế gian và cái hãng truyền thông đó là hãng rơm rác về mặt tri thức khi đang bài này - nghe nói tác giả là người Việt - Lão Gàn chứng minh ngay bây giờ: Khi người ta hiểu khái niệm văn hiến là gì thì mới sử dụng khái niệm này chứ nhỉ?! Nhưng tiếc thay! Cho đến tận bây giờ, ngay khái niệm "văn hóa" mà cả cái thế giới này nói cứ như đúng rồi, cũng chưa có một định nghĩa cuối cùng. Vậy "văn hiến" do vua nhà Minh ban cho, mà ông vua này không hiểu khái niệm của nó thì không lẽ vua nhà Minh ngu đến thế! Chỉ cần sơ sơ như vậy, cũng đủ thấy lập luận của tác giả bài viết này - nếu có - điếu có "cơ sở khoa học". Chỉ có người Việt và nền văn hóa Việt mới hiểu khái niệm "văn hiến" là gì và xác định nền văn hiến Việt. Vua nhà Minh không đủ tư cách để phong tặng người Việt khái niệm này. Xin lỗi! Khái niệm "văn hiến", điếu có trong cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến tiêu biểu cho tri thức của nền văn minh hiện đại.1 like
-
Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?” (An Ninh Quốc Phòng) - Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau: Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau: Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược. Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn. Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam. Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km). Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân - nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển. “Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”. Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD. Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới. Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn. Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam - Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc. Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc! Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao? Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức. Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Mai Phạm http://nguyentandung.org/duoi-con-mat-nguoi-nhat-trung-quoc-chiem-tron-viet-nam-chi-la-van-de-thoi-gian.html ======================= Đức Trần Hưng Đạo trước khi từ trần có di chúc lại cho vua Trần Anh Tông (Hay Minh Tông, tôi không nhớ) chính trường hợp như hoàn cảnh Việt Nam qua nội dung bài báo này miêu tả. Cũng từ những di sản của Đức Trần Hưng Đạo, cụ thể là cuốn "Binh thư yếu lược", đã nói đến điềm mây đen bao phủ tất sẽ có giặc Bắc âm mưu gây sự. Quả nhiên chỉ không đầy một tháng sau khi hiện tượng mây đen bao phủ Quảng Ninh thì xuất hiện cái dàn khoan của Trung Quốc ở bể Đông. Ông cha ta đã dự liệu rất kỹ cho con cháu đời sau. Đức Thánh Trần Hưng Đạo là anh linh hùng khí của Việt tộc, nên những di sản liên quan đến Ngài để lại cần nghiên cứu rất kỹ. Trong "Binh thứ yếu lược" của Ngài không có chước thứ 36 như "Binh pháp Tôn Tử".1 like
-
Quán vắng!
thienma_78 liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thôi Châu Bình; Thạch Quảng Nguyên đã từng đọc sách và giao du với Khổng Minh. Ông ta chỉ bọn họ và thường nói: "Các anh làm quan đến Thứ sử, Quận thú là cùng". Mọi người hỏi cái chí của Khổng Minh. Nhưng ông chỉ cười không nói. Quả nhiên là Khổng Minh làm đến tể tướng, khuynh đảo Tam Quốc chí. Nhưng cuối cùng ông làm được gì cho nhà Hán? Chỉ kéo dài sự ly tan của thế Tam Quốc chí với bao nhiêu con người chết trên chiến trường và bao gia đình tan nát. Mặc dù đó không phải lỗi của ông ta. "Ta tuy có công với nước, nhưng làm chết hết cả giống Ô Qua. Chắc sẽ tổn thọ". Đấy là lời than của Khổng Minh khi chinh Nam thu phục Mạnh Hoạch. Và đó cũng chỉ là một ví dụ. Cái danh của Khổng Minh để lại cho đời, thực chất chẳng giúp được gì cho thiên hạ. Bởi vậy, đó là lý do mà tôi cho rằng Tư Mã Đức Tháo mới chính là hiền nhân. Không giúp được gì cho đời vì thời thế nó vậy, thì chẳng thà ở ẩn như Tư Mã Đức Tháo. Ngài Nguyễn Trãi nói rất đúng: "Hai đằng so sánh hiền ngu (Theo tôi thì "So sánh" chứ không phải "khó sánh"/ Thiên Sứ) Đều làm cho thỏa được như ý mình" Bất cứ ai trên thế gian này dù đọc sách hay so sánh thực tế đều là để rút ra một kinh nghiệm sống cho mình. Nhưng so sánh, nhận xét cũng nhiều loại. Giống như Khổng Minh cũng nói trong cuộc tranh luận với các mưu sĩ Đông Ngô: " Nho cũng có Nho quân tử, có Nho tiểu nhân...". Tất nhiên, so sánh, phán xét cũng tương tự như vậy. Tiểu nhân phán xét thì khi chê toàn thấy cái xấu của người ta; khi khen thì hết lời có tính nịnh bợ. Quân tử phán xét thì rõ ràng rành mạch, có chuẩn mực rõ ràng. Hai đằng không thể lẫn lộn được.1 like