-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/12/2014 in Bài viết
-
Chiêm Tinh Học
ATN and 2 others liked a post in a topic by Guest
CHIÊM TINH HỌC TÂY PHƯƠNG Phần 1 Thời gian gần đây, tầng lớp các bạn trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên say mê tìm hiểu về 12 chòm sao. Có rất nhiều trên các trang mạng hay diễn đàn cung cấp các thông tin bói toán hay dự đoán hàng ngày dựa trên cơ sở 12 chòm sao này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một phần rất nhỏ trên cơ sở lý thuyết Chiêm tinh học của phương Tây (Western Astrology) và cũng thường nhầm lẫn giữa Tử Vi Đẩu Số của Lý học Đông phương với Horoscope bởi tuy là đều dựa theo Thiên văn học cổ để dự đoán tương lai của một con người nhưng theo hai cách hoàn toàn khác biệt. Trong chủ đề nghiên cứu mới này, được Sư phụ Thiên Sứ ủng hộ, tôi muốn chia sẻ các kiến thức mà tôi nghiên cứu về bộ môn này để xem xét sự khác nhau trong cách chiêm đoán, dự đoán tương lai của hai nền lý học Đông – Tây. Nghiên cứu của tôi dựa trên các tài liệu, sách vở tìm được trên mạng Internet do đó chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót trong dịch thuật. Do đó, tôi cũng mong có nhiều sự đóng góp cho chủ đề này. Bỏ qua tính ứng dụng và chính xác của hai bộ môn Tử vi Đông phương và chiêm tinh học của Tây phương, chủ đề nghiên cứu này chỉ đưa ra cơ sở lý thuyết để có được sự dự đoán tương lai của môn Chiêm tinh học. Chúng ta cũng nên hiểu thêm rằng, Chiêm tinh học (Astrology) không liên quan gì tới bộ môn Thiên văn học (Astronomy) bởi vì bản chất nghiên cứu của hai bộ môn này khác hẳn nhau. Và chủ đề này hoàn toàn là về bộ môn Chiêm tinh học (CTH). 1. Nguồn gốc của Chiêm tinh học: Chiêm tinh học là bộ môn chiên đoán, dự báo được sử dụng rộng rãi tại các nước phương Tây. Vậy nó ra đời từ khi nào ? Theo nguồn wiki, bộ môn này bắt đầu được ghi chép vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Nguồn gốc xuất phát từ hệ thống lịch dùng để dự đoán sự giao mùa và giải thích chu kỳ các thiên thể trên vũ trụ mà con người nhìn thấy được, như là một dấu hiệu để liên hệ với Chúa Trời. Mãi cho tới thế kỉ thứ 17, Chiêm tinh học mới được coi là một bộ môn học để nhằm phát triển cho nghiên cứu Thiên văn học. Đến cuối thế kỉ 17 thì môn này bị coi là mê tín phản khoa học và bị loại ra khỏi các bộ môn học. Chiêm tinh học tự khởi nguồn được hiểu một cách chung là tìm hiểu về Con người từ bầu trời. Định nghĩ này cũng đã được tranh cãi rằng Chiêm tinh là được bắt đầu nghiên cứu từ khi con Người có ý thức đo đạc, ghi chép và phán đoán sự thay đổi thời tiết, các mùa trong năm theo chu kỳ. Khảo cổ học đã phát hiện đươc bằng chứng sớm nhất của Chiêm tinh học trên các vách đá trong hang động hoặc trên xương động vật. Nó cho thấy lịch mặt Trăng (Âm lịch) được ghi chép từ khoảng 25000 năm trước, bước đầu ghi nhận từ hiện tượng ảnh hưởng của mặt Trăng tới thủy triều lên xuống, ảnh hương tới dòng sông và nó hướng tới hình thành Lịch cho cộng đồng. Chiêm tinh học được dùng sớm nhất tại nền văn minh Babilon cổ đại, vào khoảng thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên. Vào khoảng năm 525 trước công nguyên, khi người Ba Tư chinh phục Hy lạp cổ, đã có ảnh hưởng của nền văn minh lưỡng hà vào hệ thống Chiêm tinh học Ai cập.Sau khi Alexandiria đại đế lên ngôi vua Ai cập năm 332 BC, rất nhiều học thuyết của ông được ghi chép lại. Trong đó có học thuyết Chiêm tinh học Babilon được hòa trộn với học thuyết Chiêm tinh học Decanic của Ai cập tạo ra học thuýêt mới Horoscopic Astrology (chiêm tinh học dựa vào bản đồ vị trí các chòm sao và hành tinh) Để tìm hiểu thêm thông tin về lịch sử hình thành, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại trang wikipedia. 2. Cơ sở của Chiêm tinh học: Chiêm tinh học là những điều được quan sát từ tương tác của các hành tinh với trái đất. Qua hàng ngàn ngàn năm quan sát ghi nhận, có hai điều được ghi nhớ: - Mỗi một hành tinh đại diện cho một phần năng lượng của con người hoặc là một phần của cuộc sống (ví như : cảm xúc, phong cách giao tiếp. Phong cách thể hiện tình yêu). - Vị trí của mỗi hành tinh ở trên bầu trời biểu thị phong cách bên trong thành phần của hành tinh đó. Quan sát Biểu đồ ngày sinh cho thấy vị trí của các hành tinh tại thời điểm bạn sinh ra đời thể hiện kiểu cách thành phần của mỗi hành tinh , và đó chính là biểu trưng cho cuộc sống của bạn. Quay trở lại thời kì Babilon cổ đại, các nhà chiêm tinh đã chia bầu trời thành 12 phần mang phong cách khác nhau (hay được gọi là khuôn mẫu) . Đó chính là khởi nguồn của 12 cung hoàng đạo. Có bốn cơ bản trong Chiêm tinh hoc: - Các hành tinh (bao gồm cả Mặt Trời và Mặt Trăng) - Các cung hoàng đạo bao gồm cả các hành tinh trong đó. - Nhà (tôi cho rằng đây chính là Thiên bàn nhưng tôi giữ nguyên nghĩa của từ này). - Vị trí tương quan giữa các hành tinh. Quan sát từ trái đất, các hành tinh, mặt Trời, mặt Trăng hiện ra theo một quĩ đạo quanh quanh chúng ta dọc theo đường hoàng đạo (quan điểm lấy trái đất làm tâm là hiệu quả trong chiêm tinh học bởi vì chúng ta nghiên cứu sự tương tác giữa các phần còn lại của vũ trụ với chúng ta, ở đây , trên trái đất.) Các hành tinh sẽ di chuyển theo quĩ đạo lần lượt hết 12 cung Hoàng đạo. Tất cả chúng ta đều luôn nhận ra sự di chuyển mặt trời bất cứ lúc nào – hay Bạch Dương từ cuối tháng 3 tới gần hết tháng 4, Sau đó là Kim Ngưu, rồi Song Tử... Mặt trời mất một tháng để di chuyển qua từng Cung, và đủ 1 năm để qua hết các Cung. Và đó chính là khởi nguồn của từ ‘Năm”. Mặt trăng chỉ mất một tháng để di chuyển quanh các cung Hoàng Đạo. Trên thực tế, từ tháng (Month) là xuất phát từ Từ “Moon” – mặt trăng. Quan niệm về thời gian của chúng ta cũng xuất phát từ các vòng di chuyển của mặt trăng và mặt trời quanh các cung Hoàng đạo. Các nhà chiêm tinh học đầu tiên quả thật rất tinh ý. Bởi vì các đường di chuyển dọc theo đường hoàng đạo về cơ bản là phẳng (độ lệch tối đa khoảng 8 độ), chúng ta có thể vẽ thành bề mặt phẳng, là bản vẽ 2 chiều để đại diện cho sự di chuyển đó. Một cách tự nhiên, chúng ta vẽ một hình tròn, trên đó chúng ta chia thành 12 cung Hoàng đạo. Vị trí của mỗi hành tinh đã được sắp đặt trong vũ trụ, theo đó hành tinh sẽ nằm tại một trong các cung hoàng đạo. Mỗi một hành tinh lại nằm tại một trong 12 Nhà (Thiên Bàn). NHÀ – hay Cung chúng ta sẽ bàn tới ở phần sau. Vị trí tương quan /tương tác giữa các hành tinh được tính theo góc ( tính theo độ của hình học phẳng) giữa hành tinh này với hành tinh khác hoặc giữa hành tinh với một điểm. Các nhà Chiêm tinh chia bầu trời thành hình tròn 360 độ , và mỗi hành tinh được sắp xếp theo độ trên hình tròn đó. Khi mà hành tinh ở vị trí 0-60-90-120 hoặc 180 độ, họ gọi đó là tương tác chính. Khi các hành tinh ở các vị trí khác thì được gọi là tương tác phụ. Sự tương tác giữa các Hành tinh của Chiêm tinh học rất năng động và các Nhà chiêm tinh rất cẩn thận khi xem xét sự tương tác này. Một cách tổng quát thì sự tương tác giữa các hành tinh là sự xác định yếu tố quyết định sự phát huy năng lượng của mỗi hành tinh đó dễ dàng hay không hoặc trên cơ sở tương khắc (Âm và Dương). ( hiểu theo lý học đông phương thì đây chính là sự kết hợp các sao, phân tích trên cơ sở Sinh-Khắc. Tuy nhiên tôi vẫn giữ nguyên theo tư liệu và dịch nguyên mẫu). Sự tương tác này đôi khi là sự phủ nhận (âm) nhưng nhiều khi lại được coi là khẳng định (dương). Các nhà chiêm tinh học hiện đại đã phát triển và tuyên bố rằng mọi yếu tố tương tác đã được xây dưng nên đều sử dụng hiệu quả. Trong Chiêm tinh học, sự tương tác chính là sự mô phỏng những sự việc xảy ra. Sự tương tác thức tỉnh năng lượng tối đa của mỗi hành tinh. Các nhà Chiêm tinh cổ sử dụng tất cả các thành tố nêu trên để xây dựng nên biểu đồ tương tác, vị trí, thời gian của các hành tinh với các chòm sao , và gọi đó là Horoscope (tôi tạm gọi là Thiên đồ bàn) . Lúc đó, họ chỉ Chiêm đoán về các sự kiện như Chiến tranh, hội hè, các sự kiện và số phận cho Vua chúa chứ không chiêm đoán về số phận của con người. Ngày nay, tất cả mọi người đều có lá số CTH của riêng mình để chiêm đoán tương lai số phận cho mỗi người. Sơ đồ sao vào thời điểm bạn sinh ra chính là lá số CTH của bạn và chỉ có khi bạn cung cấp đầy đủ chính xác vị trí nơi bạn sinh ra, giờ, phút ,ngày , tháng, năm sinh của bạn. Để dễ dàng sử dụng, các nhà chiên tinh sử dụng ký hiệu trên Thiên đồ bàn thay bởi dùng từ ngữ. Điều đó tạo ra sự dễ dàng khi đọc và kết hợp tất cả thông tin trên thiên đồ bàn. (còn tiếp) Mạnh Đại Quân (tức Hoang trieu Hai)3 likes -
Có thể nói thêm rằng: Vua Minh bên Tàu phải thừa nhận nền văn hiến Việt thì đúng hơn là ban tặng cái khái niệm này. Tất nhiên khái niệm "văn hiến" phải có từ trước đó. Và duy nhất danh xưng văn hiến chỉ có ở nền văn hiến Việt. Nước Tàu cổ đại cho đến ngày hôm nay, chưa từng chính thức - tức là văn bản cấp quốc gia - nhận mình là "văn hiến". Và cũng cần phải nói thêm rằng: Chưa một triều đại nào của Tàu từ cổ đại đến nay coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống. Đồng thời cũng không có một bản văn chữ Hán cổ nào viết về nội dung - dù là rất tóm tắt về thuyết Âm Dương Ngũ hành.3 likes
-
Giải Mã Sao La Hầu - Kế Đô
ATN and one other liked a post in a topic by Guest
‘Nam La hầu – Nữ Kế đô”, rồi “Thái bạch đi sạch cửa nhà” là sự ám ảnh mỗi khi năm mới vừa tới. Ngoài việc tới Chùa lễ đầu năm,tham gia lễ Cầu An là một phong tục tốt đẹp của người Việt thì là việc đăng ký dâng sao giải hạn. Từ một phong tục dân gian, càng ngày chúng ta lại càng sa đà vào một hủ tục mê tín “Dâng sao giải hạn” tại Đền Chùa mỗi dịp đầu năm. Dân gian cứ đồn rằng Nam giới tuổi gặp sao La Hầu, Nữ giới tuổi gặp sao Kế Đô là hạn rất nặng, cần phải dâng sao giải hạn và làm hình nhân thế mạng mong cho tai qua nạn khỏi. Khỏi cần phải nói về sự mê tín của người Bắc, khi mà các Đền Chùa đông nghịt các “mê chủ” đến làm lễ mỗi dịp tháng Giêng hàng năm. Vậy thực sự La Hầu và Kế Đô có đúng ghê gớm như vây không ? Trong Chiêm tinh học Hindu (Joytisa astrology) và Vệ đà (Vedic Astrology) thì khi du nhập vào Đông Nam Á chúng ta gọi là Sao phiên âm ra tiếng Việt lần lượt là La Hầu – Kế Đô. Tuy nhiên không phải là sao mà là hai điểm vô hình đối lập đươc tạo ra bởi sự giao cắt hai quỹ đạo Mặt Trời và Mặt Trăng với chênh lệch 5° khi quan sát từ Trái Đất. RAHU - La hầu – KETU- Kế đô - - được phiên âm từ tiếng Phạn. Còn trong Chiêm tinh học Tây phương thì La Hầu là Node node, Kế đô là South Node. Các giao điểm Mặt Trăng có tầm quan trọng chiêm tinh lớn trong chiêm tinh học Vệ Đà, và ở mức độ hạn hẹp hơn trong chiêm tinh học phương Tây. Thông thường chỉ mỗi giao điểm Bắc được biểu thị trong các lá số tử vi, do giao điểm Nam theo định nghĩa luôn luôn nằm tại điểm đối diện trong biểu đồ chiêm tinh. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, giao điểm Bắc là Rahu còn giao điểm Nam là Ketu và cả hai đều được biểu thị trong biểu đồ. Các giao điểm này được gọi bằng các tên gọi khác nhau tại mỗi nơi trên thế giới. Do giao điểm thăng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía nam lên phía bắc, nên trong ngôn ngữ phương Tây, như trong tiếng Anhđôi khi gọi nó là North node (giao điểm Bắc). Trong các tài liệu châu Âu cổ, nó được nói tới như là đầu rồng (Caput Draconis hay Anabibazon). Hình ảnh bên được trích ra từ cuốn Liber Astronomiae, 1550 của Guido Bonatti Hình ảnh được trích ra từ cuốn Liber Astronomiae, 1550 của Guido Bonatti Biểu tượng của giao điểm thăng là (), một biểu tượng thiên văn và chiêm tinh cho đầu rồng. Tương tự, giao điểm giáng là điểm cắt ngang giữa hoàng đạo và bạch đạo để Mặt Trăng tiến từ phía bắc xuống phía nam, nên trong tiếng Anh đôi khi gọi nó là South node (giao điểm Nam). Nó được biết tới như là đuôi rồng (Cauda Draconis hay Catabibazon), và biểu tượng của nó là đảo ngược của biểu tượng cho giao điểm thăng: (). Lưu ý rằng cái gọi là giao điểm Bắc trên thực tế có thể nằm ở phía nam của giao điểm Nam trong hành trình của chu kỳ nút. Quỹ đạo Mặt Trăng nghiêng khoảng 5,145° so vớ mặt phẳng hoàng đạo: vì thế Mặt Trăng có thể lên cao tới khoảng 5° về phía bắc của hoàng đạo và cũng chừng ấy thấp hơn về phía nam của hoàng đạo. Mặt phẳng hoàng đạo nghiêng khoảng 23,4° trên thiên xích đạo, mặt phẳng vuông góc với trục tự quay của Trái Đất. Kết quả là, một lần trong chu kỳ giao điểm 18,5996 năm, khi mà thời điểm xảy ra giao điểm thăng của quỹ đạo Mặt Trăng trùng với điểm xuân phân, thì Mặt Trăng đạt tới các xích vĩ xa nhất về phía nam hay phía bắc. Khi đó nó cũng có các điểm phương vị xa nhất về phía bắc hay phía nam để mọc và lặn trên đường chân trời; cao độ thấp nhất và cao nhất khi vượt qua kinh tuyến bầu trời (vòng Tí Ngọ); và những lần trông thấy đầu tiên về tiềm năng là muộn nhất của trăng mới. Ngoài ra, sự che khuất bởi Mặt Trăng đối với nhóm sao sáng trong quần sao Pleiades, nằm phía trên khoảng 4° về phía Bắc của hoàng đạo, xảy ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn một lần trong mỗi chu kỳ giao điểm. Trong chiêm tinh học Vệ đà, La Hầu và Kế Đô là hai trong số 9 cửu tinh (Navagraha-môt khái niệm chiêm tinh học Vệ Đà) bao gồm 1) Surya Deva (sun) = Mặt Trời – Đông – màu Vàng kim 2) Chandra (Moon) = Mặt Trăng – Tây bắc – màu Bạc 3) Budha (Mercury) = sao Thủy – Bắc – màu Xanh lục 4) Shukra (Venus)= sao Kim – Đông Nam – màu Trắng 5) Mangala (Mars)= sao Hỏa – Nam – màu Đỏ 6) Guru (Jupiter) = sao Mộc – Đông bắc – màu Vàng 7) Shani (Saturn)= sao Thổ - Tây – màu Đen 8) Rahu (north node) = La Hầu –Tây nam – màu Xanh đen 9) Ketu (south node )= Kế đô – Theo Hindu có hai cách sắp xếp sơ đồ cửu tinh , nhưng cả hai cách đều lấy Mặt Trời làm trung tâm. Ở sơ đồ Agama Prathishta, Surya mặt trời ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Nam, Brihaspati (Guru)- Mộc Tinh phía Tây, Shukra – Kim Tinh ở phía Bắc, , Mangala – Hỏa tinh ở Đông Nam, Shani – Thổ tinh ở Tây Nam, Rahu –La Hầu ở phía Tây Bắc và Ketu – Kế Đô ở Đông bắc. Ở sơ đồ Vaidika Pradishta, Surya mặt trời vẫn ở trung tâm, Chandra-mặt Trăng phía đông nam của mặt Trời, Budha-Thủy tinh ở phía Đông bắc, Brihaspati (Guru) - Mộc Tinh phía Bắc, Shukra – Kim Tinh ở phía Đông, , Mangala – Hỏa tinh ở phía Nam, Shani – Thổ tinh ở phía Tây, Rahu –La Hầu ở phía Tây Nam và Ketu – Kế Đô ở Tây bắc. 1. Sao La Hầu: Trong thần thoại Hindu, Rahu () , phiên âm tiếng Việt thành La Hầu,. Vị thần này được miêu tả trong nghệ thuật như là một con rồng không có thân, cưỡi trên một cỗ xe do 8 con ngựa ô kéo. Rahu kala được coi là điềm gở. Theo truyền thuyết, trong Samudra manthan, a-tu-la La Hầu đã uống một chút rượu tiên. Nhưng trước khi rượu tiên này trôi qua cổ họng của ông, Mohini (hiện thân nữ giới của thần Vishnu) đã cắt đầu ông. Tuy nhiên, đầu này trở thành bất tử và gọi là Rahu (Devanagari: राहु, Kannada: ರಾಹು, Telugu :రాహువు,Tamil: இராகு, Irāku) Từ truyên thuyết này, người ta giải thích vè hiện tượng xảy ra nguyệt thực hay nhật thực : là do Đâu trường sinh Rahu này nuốt Mặt Trăng hay mặt trời, gây ra nguyệt thực hay nhật thực. Sau đó, Mặt Trăng hay mặt trời thoát ra khỏi lỗ hở ở cổ và kết thúc hiện tượng thực. Trong phật giáo La Hầu được đề cập rõ ràng trong một cặp kinh từ Samyutta Nikaya của kinh sách Pali. Trong Candima Sutta và Suriya Sutta, La Hầu tấn công Chandra, thần Mặt Trăng và Suriya, thần mặt trời, trước khi buộc phải thả họ ra bởi họ đã đọc một đoạn thơ ngắn truyền đạt sự tôn kính của họ đối với Thích-ca Mâu-ni. Đức Phật đáp lại bằng cách sai khiến La Hầu phải thả họ, và La Hầu phải làm điều này nếu không thì "đầu của ông ta sẽ bị vỡ ra thành bảy mảnh. Các câu thơ kể lại bởi hai vị thần này và Phật kể từ đó đã được đưa vào trong nghi thức tế lễ Phật giáo như là các câu thơ bảo vệ (paritta) được các nhà sư đọc lại khi cầu kinh để mong nhận được sự che chở 2. Kế Đô Kế Đô (tiếng Phạn: केतु, IAST: ketú) Trong thần thoại Hindu, Kế Đô nói chung được coi như là một hành tinh "bóng râm". Người ta tin rằng nó có ảnh hưởng to lớn đối với sự sống của con người cũng như toàn thể sinh giới. Trong một số hoàn cảnh nhất định, nó giúp cho một ai đó đạt được đỉnh cao danh vọng. Kế Đô thường được miêu tả với viên ngọc hay ngôi sao trên đầu, biểu hiện cho ánh sáng thần bí. Trong chiêm tinh học Vệ Đà, Kế Đô đại diện cho các tập hợp nghiệp cả tốt lẫn xấu, có các ảnh hưởng tinh thần và siêu nhiên. Kế Đô gắn liền với hóa thân Matsya (hóa thân Cá) của thần Vishnu. Kế Đô biểu hiện cho sự tiến triển tinh thần trong tinh luyện vật chất thành tinh thần và được cho là có cả tác dụng xấu lẫn tốt, do nó gây ra nỗi đau đớn và mất mát, và trong cùng thời gian đó chuyển một con người dần dà thành một vị thần. Nói cách khác, nó gây ra mất mát về vật chất nhằm đạt được một cách nhìn nhận mang tính tinh thần nhiều hơn trong một con người. Kế Đô là một karakahay chỉ thị về tri thức, sự hiểu biết, không còn sự quyến luyến, khả năng tưởng tượng, cái nhìn xuyên suốt, sự xáo trộn và các khả năng tâm linh. Kế Đô được cho là mang tới sự thành công cho gia đình người mộ đạo, loại bỏ các hiệu ứng của vết rắn cắn và bệnh tật phát sinh ra từ ngộ độc. Vị thần này đảm bảo một sức khỏe tốt, sự giàu có và gia súc cho những người thờ phụng ông. Kế Đô là chúa tể của 3 nakshatra hay ba cung Mặt Trăng: Ashvini, Magha và Mula.2 likes -
Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta. Tuy không quá nguy hiểm nhưng viêm xoang lại là một trong những căn bệnh khó chữa dứt điểm, gây khó chịu và phiền toái nhất cho người bị bệnh. Nhiều người lo lắng liệu có phải sống chung cả đời với căn bệnh này? Viêm xoang là tình trạng các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi bị viêm nhiễm hay phù nề, mủ ứ đọng, gây khó chịu cho người bệnh. Ở Việt Nam, có tới 15-20% dân số bị bệnh viêm xoang mũi, trong đó phần lớn là người mắc bệnh mãn tính. Bệnh khởi phát với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng…. Đây là nguyên nhân chính khiến người bệnh trở nên mệt mỏi, tinh thần uể oải… Viêm xoang nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, tình trạng nghẹt mũi, đau nhức mũi, chảy dịch kéo dài có thể gây biến chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như công việc. Khi bị xoang mãn tính, người bệnh nên sử dụng phương pháp y học cổ truyền để chữa trị triệt để. Ngó sen được dùng để trị viêm xoang. Bài thuốc trị viêm xoang đơn giản nhưng hiệu quả: Bài thuốc này gồm 3 vị thuốc nam (gừng tươi, ngó sen, hạt ké đầu ngựa) và 1 vị thuốc bắc (tân di). Bao gồm 2 giai đoạn đó là : Làm sạch mủ và uống thuốc để trị dứt điểm. Bài thuốc làm sạch mủ: - Gừng tươi 6 g - Ngó sen 30 g Giã nát cả 2 thứ, đắp lên trán từ giữa 3 chân mày trở lên (cẩn thận, không để gừng giây vào mắt) sau một lát thấy buồn nôn và ọe ra mủ. Mỗi ngày tiến hành 2 lần như trên (vào sáng và tối, nhớ phải dùng tươi) cho đến khi hết mủ. Chú ý: Trường hợp viêm xoang không có mủ thì không ra mủ. Có thể áp dụng chữa viêm mũi dị ứng, viêm mũi. Bài thuốc uống chống viêm, tiêu xưng, hỗ trợ trị viêm xoang triệt để sau khi làm sạch mủ: - Lấy hạt ké đầu ngựa rang giòn, tán thành bột. - Tân di (trọng lượng bằng phân nửa hạt ké) sao khô,tán thành bột - Trộn lẫn hai thứ cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần 2 thìa cà phê, chiêu với nước ấm. Dùng khoảng 2 tháng. Chú ý: Các bạn sau khi chữa trị có kết quả lên giữ gìn vệ sinh mũi và đeo khẩu trang, giữ ấm vào mùa đông để khỏi tái phát. Theo Lương y Hoàng Duy Tân1 like
-
Putin đổ lỗi nội các làm tình hình kinh tế xấu đi 26/12/2014 22:10 (TNO) Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng đổ lỗi nội các nước này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế khủng hoảng như hiện nay, theo Tân Hoa Xã. Tổng thống Putin đỗ lỗi chính phủ làm khủng hoảng kinh tế Nga - Ảnh: Reuters Trong phiên họp chính phủ cuối cùng của năm ngày 25.12, Tổng thống Nga Putin chỉ rõ những khó khăn của kinh tế nước này hiện nay không chỉ gắn với những tác động bên ngoài do lệnh trừng phạt hay môi trường quốc tế tổng thể, mà còn do những khuyết điểm không được giám sát tích tụ từ nhiều năm qua của chính phủ. Tuy nhiên, ông Putin không nói rõ những khuyết điểm đó là gì, theo Tân Hoa Xã ngày 25.12. Theo đó, ông Putin nhấn mạnh cần tăng cường việc phối hợp giữa chính phủ và Ngân hàng Trung ương trong việc đề ra các chiến lược khôi phục kinh tế và tiền tệ là việc làm cấp bách hiện nay. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Nga đã cảnh báo nền kinh tế khủng hoảng hiện tại phải mất ít nhất 2 năm nữa mới phục hồi trở lại, theo Reuters. Trước tình hình kinh tế trong nước đang trượt dài trên đà suy thoái, giá dầu bị rớt giá trầm trọng, cùng với những bất đồng chính trị giữa Nga với các nước phương Tây khiến Tổng thống Putin phải chấn chỉnh nội các. Đồng thời tìm mọi cách cứu lấy nền kinh tế mặc dù những việc này được cho đã chậm trễ và không mấy khả quan trong tình hình hiện tại của Moscow Hàng hóa trở nên khan hiếm ở Nga do lệnh trừng phạt từ EU - Ảnh: AFP Việc thực hiện những cam kết xã hội và ổn định đồng tiền là những ưu tiên hàng đầu của Điện Kremlin, bên cạnh đó phải đảm bảo hoạt động cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, đặc biệt mùa lễ và mùa đông, Tân Hoa Xã dẫn lời Tổng thống Putin.Trước đó, Ông Putin đã tuyên bố các quan chức chính phủ sẽ phải nghỉ lễ mừng năm mới ngắn ngày hơn so với kế hoạch nhằm làm việc “bù” cho sự khủng hoảng kinh tế hiện nay, đồng thời, đây là biện pháp góp phần giám sát, kiểm soát nền kinh tế trong thời gian đầu năm mới, theo AFP ngày 25.12. Mặc dù chính phủ Nga đã phối hợp Ngân hàng Trung ương thực hiện các “kế sách” khôi phục đồng rúp nhưng kinh tế Nga vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Các nhà phân tích cảnh báo lạm phát Nga sẽ tăng trên 10% và kinh tế Nga sẽ rơi vào suy thoái vào 3 tháng đầu năm 2015. Mộc Di ==================== Híc! Nói nhiều rồi, chỉ có không có thời gian phân tích sâu thôi. Mựa kép! Chỉ một đôi câu đối trên cái tàu hải giám bé xíu của Tàu, Lão Gàn còn phăng ra đến tổ chấy của những mối quan hệ quốc tế. Huống chi nó chình ình như vấn đề Ucraine. Nhưng tiếc thay! Những quy luật vũ trụ sẽ quyết định mọi vấn đề. Thế giới này sẽ hội nhập thôi. Vấn đề còn lại là nó hội nhập dưới hình thức nào.Híc!1 like
-
Cảm ơn Hải nha. Tốt lắm. Qua tư liệu này cho thấy người xưa đã giải thích hiện tượng vũ trụ bằng một thần thoại, cho nên giới Tây học gán cho nó cái mác "mê tín dị đoan", thực ra nó là điểm giao cắt giữa quỹ đạo Mặt trăng và Địa cầu. Tất nhiên vào thời điểm đó, một hiệu ứng tương tác của vũ trụ xuất hiện có ảnh hưởng tới Địa cầu và cụ thể đến người Nam nếu là điểm giao cắt Bắc; hay người Nữ với điểm giao cắt nam. Thực ra hiệu ứng này cũng không phải mạnh, cho nên năm gặp La Hầu, Kế Đô chỉ gây vất vả , nhưng lại không thật sự xấu. Những tư liệu của Hải trình bày, cho thấy một nền văn minh cổ xưa là Ấn Độ, đã thể hiện những gía trị của nền văn minh Đông phương có một xuất xứ rõ ràng không phải từ văn minh Hán. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rất rõ rằng: Không chỉ riêng nền văn minh Ấn, ngay cả nền văn minh Tây phương với những kiến thức chiêm tinh học cũng cho thấy những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ liên quan. Điêuì này càng cho thấy luận điểm của tôi xác định rằng: Đã có một nền văn minh toàn cầu huyền vĩ tồn tại trên trái Đất này. Nền văn minh này đã bị hủy diệt và người Lạc Việt là một trong những hậu duệ còn tồn tại từ nền văn minh cổ xưa này, còn gìn giữ giá trị tri thức huyền vĩ của nó. Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền vănn hiến Việt, chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ.1 like
-
Điện Kremlin: Chưa từng bàn việc Trung Quốc viện trợ cho Nga Hồng Thủy 22/12/14 14:12 Thảo luận (0) (GDVN) - Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải. Obama: Putin không giỏi chiến thuật hơn phương Tây, không đánh bại được Mỹ Putin mãi không chịu mở lời cầu cạnh, Bắc Kinh lại sốt sắng gợi ý "giúp đỡ" Cựu quan chức Trung Quốc: Bắc Kinh nên giúp Moscow vì cả chiến lược lẫn tình cảm Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đa Chiều ngày 21/12 đưa tin, trong lúc giá dầu giảm sâu, đồng rúp lao dốc và các chế tài trừng phạt kinh tế từ phương Tây không giảm đã khiến nhiều người đặt câu hỏi Trung Quốc có cứu Nga hay không. Bắc Kinh cũng liên tục đánh tiếng sẵn sàng mở hầu bào thì người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin lại nói, Nga chưa từng thảo luận với Trung Quốc về viện trợ kinh tế giúp đỡ Moscow. Dmitry Peskov hôm 19/12 tuyên bố, Nga chưa từng đàm phán với Trung Quốc về việc nước này đề xuất viện trợ kinh tế cho Nga, và ông cũng không rõ việc Trung Quốc có đang chuẩn bị đưa ra kiến nghị này hay không. Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải. Chỉ trước đó 1 hôm, Vương Nghị khi đang tháp tùng Lý Khắc Cường đi Thái Lan đã tuyên bố, nếu Nga cần, Trung Quốc sẽ giúp đỡ trong phạm vi có thể. Hôm 17/12, Thời báo Hoàn Cầu ra bài xã luận tuyên bố, tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc là một trong những lựa chọn "thực tế nhất" của Nga. Còn Putin đã không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ làm vui lòng Trung Nam Hải bằng cách chấp nhận sự giúp đỡ của họ. Tổng thống Nga đã cảnh báo rằng cơn suy thoái kinh tế Nga có thể kéo dài trong 2 năm mà không đả động gì đến việc nhờ vả người hàng xóm đang rủng rỉnh ngoại tệ, với dự trữ ước tính 373,7 tỉ USD cho đến cuối tháng trước. Xung quanh câu chuyện này, Vương Hải Vận, một cựu tùy viên quân sự Trung Quốc tại Nga cho rằng khủng hoảng kinh tế Nga là một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tham gia quá sâu, có nguy cơ họ bị kéo vào cuộc khủng hoảng. Trung Quốc có thể hỗ trợ bảo lãnh cho Nga, nhưng đồng thời cũng phải xem xét kỹ rủi ro cho mình. William Hess, một nhà nghiên cứu từ trung tâm tư vấn Chính sách và đầu tư PRC Macro Advisors bình luận, dù thế nào đi nữa thì Putin thà tự chặt đứt tay mình cũng không bao giờ ngửa tay xin viện trợ tài chính từ các nước đã trừng phạt kinh tế Nga. Trong bối cảnh này, chỉ có Tập Cận Bình là có khả năng cứu Putin, Hess bình luận. ==================== Ngay từ khi khủng hoảng Ucraine xảy ra, Lão Gàn đã khuyên hai bên tự vừa lòng với mình: Phương Tây chấp nhận Crime sát nhật vào Nga và Ucraine theo Nato và hòa cả làng. Gần đây, tiên sư chiến lược gia quốc tế - ông Kissinge, một tay mưu sĩ cáo già đáng ghê tởm mọi thời đại - cũng có ý kiến tương tự, nhưng sắc mùi mị dân và tốn kém tiền bạc. Đó là ông ta đề nghị trưng cầu ý kiến về Crime. Ngài Putin đã qúa tự tin, nên sai lầm. Thực chất suy cho cùng, nước Nga và Âu Mỹ không có mâu thuẫn gì về quyền lợi chiến lược. Qua bài báo này cho thấy ngài Putin tỏ ra biết điều. Nhưng Lão Gàn cũng cho rằng phương Tây - Tức Âu Mỹ - cũng không nên tự tin một cách qúa đáng, dễ dẫn đến sai lầm, Nhưng rất tiếc! Định mệnh đã an bài. Nếu - nếu thôi nhá - mọi chuyện tốt đẹp nhất với nước Nga cũng phải qua hè sang năm. Lão Gàn nhiều lần xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn văn minh Đông Phương, Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, khi được xác định tính chân lý sẽ là cứu cánh tốt đẹp cho tương lai. Nhưng tiếc thay! Vì những nguyên nhân khách quan đủ thể loại, khiến Lão Gàn tụt cảm hứng xuống dưới mức cần thiết. Trong đó chủ yếu là cơm áo gạo tiến sắp đến mức khủng khoảng, thêm bệnh tật đánh thẳng vào khả năng tư duy của Lão Gàn. Nên Lão Gàn hiện nay chỉ "chém gió" được những chuyện vặt, như chuyện thời sự quốc tế. Còn khả năng tư duy học thuật bị hạn chế vì bệnh. Nên Lão Gàn cần phải an dưỡng một thời gian chưa thể định lượng. Nhưng Lão Gàn cũng cảnh báo rằng: Nếu cội nguồn Việt sử tiếp tục bị phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả sẽ không mấy hoan hỉ. Bất cứ kẻ nào sau bài viết này tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt thì Lão Gàn dù có đang lâm sàng , hoặc cận tử cũng sẽ chứng minh rằng: Đó là kẻ ngu nhất thế gian. Thí dụ: Nghe thiên hạ đồn rằng: Trên một phương tiện truyền thông quốc tế, có một tay xác định rằng: Khái niệm "văn hiến" mà nước Việt tự hào là do vua nhà Minh ban cho. Rất tiếc, Lão Gàn chưa tìm được bài viết này. Nhưng với cái nội dung như trên thì tác giả của nó là kẻ ngu đần nhất thế gian và cái hãng truyền thông đó là hãng rơm rác về mặt tri thức khi đang bài này - nghe nói tác giả là người Việt - Lão Gàn chứng minh ngay bây giờ: Khi người ta hiểu khái niệm văn hiến là gì thì mới sử dụng khái niệm này chứ nhỉ?! Nhưng tiếc thay! Cho đến tận bây giờ, ngay khái niệm "văn hóa" mà cả cái thế giới này nói cứ như đúng rồi, cũng chưa có một định nghĩa cuối cùng. Vậy "văn hiến" do vua nhà Minh ban cho, mà ông vua này không hiểu khái niệm của nó thì không lẽ vua nhà Minh ngu đến thế! Chỉ cần sơ sơ như vậy, cũng đủ thấy lập luận của tác giả bài viết này - nếu có - điếu có "cơ sở khoa học". Chỉ có người Việt và nền văn hóa Việt mới hiểu khái niệm "văn hiến" là gì và xác định nền văn hiến Việt. Vua nhà Minh không đủ tư cách để phong tặng người Việt khái niệm này. Xin lỗi! Khái niệm "văn hiến", điếu có trong cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến tiêu biểu cho tri thức của nền văn minh hiện đại.1 like
-
1 like