-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 25/12/2014 in all areas
-
Có thể nói thêm rằng: Vua Minh bên Tàu phải thừa nhận nền văn hiến Việt thì đúng hơn là ban tặng cái khái niệm này. Tất nhiên khái niệm "văn hiến" phải có từ trước đó. Và duy nhất danh xưng văn hiến chỉ có ở nền văn hiến Việt. Nước Tàu cổ đại cho đến ngày hôm nay, chưa từng chính thức - tức là văn bản cấp quốc gia - nhận mình là "văn hiến". Và cũng cần phải nói thêm rằng: Chưa một triều đại nào của Tàu từ cổ đại đến nay coi thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết chính thống. Đồng thời cũng không có một bản văn chữ Hán cổ nào viết về nội dung - dù là rất tóm tắt về thuyết Âm Dương Ngũ hành.2 likes
-
Điện Kremlin: Chưa từng bàn việc Trung Quốc viện trợ cho Nga Hồng Thủy 22/12/14 14:12 Thảo luận (0) (GDVN) - Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải. Obama: Putin không giỏi chiến thuật hơn phương Tây, không đánh bại được Mỹ Putin mãi không chịu mở lời cầu cạnh, Bắc Kinh lại sốt sắng gợi ý "giúp đỡ" Cựu quan chức Trung Quốc: Bắc Kinh nên giúp Moscow vì cả chiến lược lẫn tình cảm Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đa Chiều ngày 21/12 đưa tin, trong lúc giá dầu giảm sâu, đồng rúp lao dốc và các chế tài trừng phạt kinh tế từ phương Tây không giảm đã khiến nhiều người đặt câu hỏi Trung Quốc có cứu Nga hay không. Bắc Kinh cũng liên tục đánh tiếng sẵn sàng mở hầu bào thì người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin lại nói, Nga chưa từng thảo luận với Trung Quốc về viện trợ kinh tế giúp đỡ Moscow. Dmitry Peskov hôm 19/12 tuyên bố, Nga chưa từng đàm phán với Trung Quốc về việc nước này đề xuất viện trợ kinh tế cho Nga, và ông cũng không rõ việc Trung Quốc có đang chuẩn bị đưa ra kiến nghị này hay không. Phát ngôn này theo Đa Chiều chẳng khác nào một bát nước lạnh hất vào những hăm hở nhiệt tình giải cứu của Trung Nam Hải. Chỉ trước đó 1 hôm, Vương Nghị khi đang tháp tùng Lý Khắc Cường đi Thái Lan đã tuyên bố, nếu Nga cần, Trung Quốc sẽ giúp đỡ trong phạm vi có thể. Hôm 17/12, Thời báo Hoàn Cầu ra bài xã luận tuyên bố, tìm kiếm sự trợ giúp của Trung Quốc là một trong những lựa chọn "thực tế nhất" của Nga. Còn Putin đã không có dấu hiệu nào cho thấy ông sẽ làm vui lòng Trung Nam Hải bằng cách chấp nhận sự giúp đỡ của họ. Tổng thống Nga đã cảnh báo rằng cơn suy thoái kinh tế Nga có thể kéo dài trong 2 năm mà không đả động gì đến việc nhờ vả người hàng xóm đang rủng rỉnh ngoại tệ, với dự trữ ước tính 373,7 tỉ USD cho đến cuối tháng trước. Xung quanh câu chuyện này, Vương Hải Vận, một cựu tùy viên quân sự Trung Quốc tại Nga cho rằng khủng hoảng kinh tế Nga là một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tham gia quá sâu, có nguy cơ họ bị kéo vào cuộc khủng hoảng. Trung Quốc có thể hỗ trợ bảo lãnh cho Nga, nhưng đồng thời cũng phải xem xét kỹ rủi ro cho mình. William Hess, một nhà nghiên cứu từ trung tâm tư vấn Chính sách và đầu tư PRC Macro Advisors bình luận, dù thế nào đi nữa thì Putin thà tự chặt đứt tay mình cũng không bao giờ ngửa tay xin viện trợ tài chính từ các nước đã trừng phạt kinh tế Nga. Trong bối cảnh này, chỉ có Tập Cận Bình là có khả năng cứu Putin, Hess bình luận. ==================== Ngay từ khi khủng hoảng Ucraine xảy ra, Lão Gàn đã khuyên hai bên tự vừa lòng với mình: Phương Tây chấp nhận Crime sát nhật vào Nga và Ucraine theo Nato và hòa cả làng. Gần đây, tiên sư chiến lược gia quốc tế - ông Kissinge, một tay mưu sĩ cáo già đáng ghê tởm mọi thời đại - cũng có ý kiến tương tự, nhưng sắc mùi mị dân và tốn kém tiền bạc. Đó là ông ta đề nghị trưng cầu ý kiến về Crime. Ngài Putin đã qúa tự tin, nên sai lầm. Thực chất suy cho cùng, nước Nga và Âu Mỹ không có mâu thuẫn gì về quyền lợi chiến lược. Qua bài báo này cho thấy ngài Putin tỏ ra biết điều. Nhưng Lão Gàn cũng cho rằng phương Tây - Tức Âu Mỹ - cũng không nên tự tin một cách qúa đáng, dễ dẫn đến sai lầm, Nhưng rất tiếc! Định mệnh đã an bài. Nếu - nếu thôi nhá - mọi chuyện tốt đẹp nhất với nước Nga cũng phải qua hè sang năm. Lão Gàn nhiều lần xác định rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và là cội nguồn văn minh Đông Phương, Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ, khi được xác định tính chân lý sẽ là cứu cánh tốt đẹp cho tương lai. Nhưng tiếc thay! Vì những nguyên nhân khách quan đủ thể loại, khiến Lão Gàn tụt cảm hứng xuống dưới mức cần thiết. Trong đó chủ yếu là cơm áo gạo tiến sắp đến mức khủng khoảng, thêm bệnh tật đánh thẳng vào khả năng tư duy của Lão Gàn. Nên Lão Gàn hiện nay chỉ "chém gió" được những chuyện vặt, như chuyện thời sự quốc tế. Còn khả năng tư duy học thuật bị hạn chế vì bệnh. Nên Lão Gàn cần phải an dưỡng một thời gian chưa thể định lượng. Nhưng Lão Gàn cũng cảnh báo rằng: Nếu cội nguồn Việt sử tiếp tục bị phủ nhận dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả sẽ không mấy hoan hỉ. Bất cứ kẻ nào sau bài viết này tiếp tục phủ nhận cội nguồn văn hiến Việt thì Lão Gàn dù có đang lâm sàng , hoặc cận tử cũng sẽ chứng minh rằng: Đó là kẻ ngu nhất thế gian. Thí dụ: Nghe thiên hạ đồn rằng: Trên một phương tiện truyền thông quốc tế, có một tay xác định rằng: Khái niệm "văn hiến" mà nước Việt tự hào là do vua nhà Minh ban cho. Rất tiếc, Lão Gàn chưa tìm được bài viết này. Nhưng với cái nội dung như trên thì tác giả của nó là kẻ ngu đần nhất thế gian và cái hãng truyền thông đó là hãng rơm rác về mặt tri thức khi đang bài này - nghe nói tác giả là người Việt - Lão Gàn chứng minh ngay bây giờ: Khi người ta hiểu khái niệm văn hiến là gì thì mới sử dụng khái niệm này chứ nhỉ?! Nhưng tiếc thay! Cho đến tận bây giờ, ngay khái niệm "văn hóa" mà cả cái thế giới này nói cứ như đúng rồi, cũng chưa có một định nghĩa cuối cùng. Vậy "văn hiến" do vua nhà Minh ban cho, mà ông vua này không hiểu khái niệm của nó thì không lẽ vua nhà Minh ngu đến thế! Chỉ cần sơ sơ như vậy, cũng đủ thấy lập luận của tác giả bài viết này - nếu có - điếu có "cơ sở khoa học". Chỉ có người Việt và nền văn hóa Việt mới hiểu khái niệm "văn hiến" là gì và xác định nền văn hiến Việt. Vua nhà Minh không đủ tư cách để phong tặng người Việt khái niệm này. Xin lỗi! Khái niệm "văn hiến", điếu có trong cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến tiêu biểu cho tri thức của nền văn minh hiện đại.2 likes
-
Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?” (An Ninh Quốc Phòng) - Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau: Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau: Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược. Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn. Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam. Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km). Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân - nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển. “Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”. Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD. Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới. Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn. Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam - Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc. Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc! Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao? Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức. Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Mai Phạm http://nguyentandung.org/duoi-con-mat-nguoi-nhat-trung-quoc-chiem-tron-viet-nam-chi-la-van-de-thoi-gian.html ======================= Đức Trần Hưng Đạo trước khi từ trần có di chúc lại cho vua Trần Anh Tông (Hay Minh Tông, tôi không nhớ) chính trường hợp như hoàn cảnh Việt Nam qua nội dung bài báo này miêu tả. Cũng từ những di sản của Đức Trần Hưng Đạo, cụ thể là cuốn "Binh thư yếu lược", đã nói đến điềm mây đen bao phủ tất sẽ có giặc Bắc âm mưu gây sự. Quả nhiên chỉ không đầy một tháng sau khi hiện tượng mây đen bao phủ Quảng Ninh thì xuất hiện cái dàn khoan của Trung Quốc ở bể Đông. Ông cha ta đã dự liệu rất kỹ cho con cháu đời sau. Đức Thánh Trần Hưng Đạo là anh linh hùng khí của Việt tộc, nên những di sản liên quan đến Ngài để lại cần nghiên cứu rất kỹ. Trong "Binh thứ yếu lược" của Ngài không có chước thứ 36 như "Binh pháp Tôn Tử".2 likes
-
"Đòn hiểm" của phương Tây nhằm vào kinh tế Nga Thứ Hai, 22/12/2014 - 13:52 Dân trí Biết kinh tế Nga chủ yếu dựa vào dầu mỏ, phương Tây tìm mọi cách ấn giá mặt hàng này giảm sâu khiến đồng rúp Nga liên tục phá đáy. Với "đòn hiểm" này, phương Tây đang dùng chiêu bài phá hoại kinh tế để làm lung lay nền tảng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Là người từng có kinh nghiệm vực dậy kinh tế Nga kể từ năm 1998 và đang nhận được sự ủng hộ rất lớn của cử tri sau nhiều năm kinh tế phát triển ổn định bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, những đòn đánh kinh tế hiện nay của phương Tây chắc chắn “không hạ bệ” được Tổng thống Putin như những nước này mong muốn, mà chỉ tạo ra những khó khăn trước mắt cho nhà lãnh đạo Nga và giúp ông một lần nữa có đất phô diễn khả năng xoay sở tài tình của mình. Kinh tế Nga đang đối mặt với những khó khăn lớn do cả dầu mỏ và đồng nội tệ cùng bị rớt giá mạnh. Trong “cơn bão kinh tế” do Mỹ và châu Âu tạo ra hiện nay, giá dầu đã xuống đến mức thấp kỷ lục trong 5 năm trở lại đây và được giao dịch quanh ngưỡng 60 USD/thùng, sụt gần một nửa so với lúc đỉnh điểm. Chịu tác động mạnh từ giá dầu và tác động từ các lệnh trừng phạt ngày càng siết chặt của Mỹ và châu Âu, đồng rúp Nga cũng giảm sâu với mức sụt giá mạnh nhất lên tới 20% chỉ trong ngày 16/12, buộc Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga phải cấp tốc nâng lãi suất cơ bản lên 17% ngay trong đêm. Hiện tượng người dân rút tiền ồ ạt để quy đổi sang ngoại tệ cũng đã bắt đầu xảy ra khiến nhiều ngân hàng và doanh nghiệp lúng túng, trong khi chính phủ phải triệu tập cuộc họp khẩn cấp để vạch ra các biện pháp ổn định tình hình. Cố nhiên ai cũng hiểu kinh tế không phải là nguyên nhân duy nhất khiến đồng rúp của Nga trượt giá và càng không phải là lý do để mặt hàng “vàng đen” giảm sâu. Trong buổi họp báo cuối cùng của năm 2014, Tổng thống Putin đã thẳng thừng tuyên bố phương Tây đang tìm cách tạo ra các mối đe dọa mới để xiềng xích “gấu Nga”. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavov cũng nói rằng ông có “những lý do hết sức nghiêm túc” để cho rằng phương Tây đang áp đặt các biện pháp để tìm cách thay đổi chính quyền Mátxcơva. Vậy điều gì đang thực sự xảy ra phía sau sự biến động bất thường và đột ngột này của đồng rúp và giá dầu? Đánh giá toàn diện sẽ thấy nổi lên nhiều vấn đề, nhưng chủ ý của phương Tây muốn mượn khủng hoảng kinh tế “diệt” nước Nga mới là nguyên nhân chính. Xét trên góc độ kinh tế, trên thị trường dầu mỏ thế giới đang xuất hiện tình trạng cung vượt trội so với cầu vì hai lẽ. Thứ nhất là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) kiên quyết không cắt giảm sản lượng, cho dù nhu cầu dầu mỏ đang giảm mạnh vì kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Tây Âu đều đang giảm tốc. Thứ hai là Iran và Mỹ trong vài năm gần đây đã tăng mạnh lượng cung ứng dầu ra thị trường, góp phần làm phong phú thêm nguồn cung dầu mỏ. Theo quy tắc thị trường, khi cung vượt cầu, tất yếu giá dầu sẽ bị đẩy xuống cho tới khi thị trường tìm được điểm cân bằng giá mới. Khi giá giảm, những nước có nguồn thu ngân sách chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ như Iran, Iraq, Venezuela, Arập Xêút và Nga đương nhiên thiệt hại nhiều nhất. Với sản lượng 10,6 triệu thùng dầu/ngày, lớn nhất thế giới, mức giá dầu hiện nay sẽ khiến ngân sách của Nga bốc hơi 221 tỷ USD/năm.Theo chuyên gia Lubomir Mitov thuộc Viện Tài chính quốc tế, nếu giá dầu hiện nay được duy trì trong một năm hoặc lâu hơn, đầu tư và tiêu dùng ở Nga sẽ sụt giảm, nhiều doanh nghiệp và ngân hàng phá sản, kinh tế lún vào khủng hoảng với mức sụt giảm GDP có thể lên tới 5%. Nhiều chương trình phúc lợi xã hội bị cắt xén và quan trọng nhất là niềm tin, sự ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống Putin sẽ bị giảm sút. Phương Tây muốn cho người dân Nga thấy rằng họ đang phải trả giá cho chính sách cứng rắn của Tổng thống Putin trong vấn đề sáp nhập Crimea và bất ổn ở miền Đông Ukraine. Chuyên gia Mitov nhấn mạnh: “Đây là mối đe dọa trực tiếp (đối với nước Nga)”. Nhưng là người lên nắm quyền ngay sau cuộc vỡ nợ năm 1998 và từng có kinh nghiệm trong việc khôi phục kinh tế cũng như bảo vệ đồng nội tệ, nhà lãnh đạo Nga rất biết cách chèo lái con thuyền kinh tế đất nước. Điều này cũng đã được chứng minh trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vừa qua khi kinh tế Nga liên tục đạt mức tăng trưởng cao, bất chấp kinh tế Mỹ và châu Âu rơi vào cảnh khốn đốn và đến nay vẫn chưa thể phục hồi nguyên trạng. Việc giá dầu luôn được duy trì ở mức cao trong nhiều năm qua, tất nhiên, đã đóng góp rất lớn cho thành công kinh tế ngoạn mục của Nga song thành công đó sẽ không thể có được nếu như thiếu đi một “thuyền trưởng” biết nhìn xa trông rộng như ông Putin. Trong suốt các năm đó, tận dụng lợi thế xuất khẩu dầu và giá dầu cao, nước Nga đã làm đầy thêm ngân khố dự trữ khoảng 570 tỷ USD, chiếm gần 1/3 GDP. Số ngân quỹ này giúp ích rất nhiều cho đất nước mỗi khi đối mặt với khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng hiện nay cũng vậy. Dù muốn nhưng phương Tây khó có thể đẩy kinh tế Nga vào cảnh vỡ nợ như năm 1998, bởi khi đó nợ chính phủ chiếm 50% GDP và dự trữ chỉ chiếm 5% GDP, còn bây giờ nợ chính phủ là 35% GDP và dự trữ tăng lên 30% GDP. Hơn nữa, nội lực kinh tế hiện nay của Nga đã mạnh hơn trước rất nhiều nhờ có khu vực tư nhân linh hoạt và có khả năng thích ứng cao, giúp hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngoài ra còn một lý do khác là sự kết nối chặt chẽ của kinh tế Nga với kinh tế thế giới. Là nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới và đã hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, nếu Nga rơi vào suy thoái kéo dài thì không chỉ Nga mà cả những nước khác cũng phải gánh chịu hậu quả. Khu vực chịu tác động đầu tiên là Liên minh châu Âu (EU) với một số thành viên chủ chốt đang có quan hệ thương mại mạnh với Nga. Tiếp đến là những nền kinh tế phụ thuộc lớn vào ngành xuất khẩu năng lượng cũng như vũ khí của Nga, trong đó có Trung Quốc, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ. Mạng tin “National Interest” của Mỹ cũng đã nhận định: “Trong thời buổi quan hệ đan xen chặt chẽ hiện nay với đầy rẫy rủi ro trên quy mô toàn cầu, việc để mất nước Nga chẳng khác nào hành động (phương Tây) tự bắn vào chân mình, thậm chí đầu mình”. Bởi thế, không quá khi nói rằng những gì mà phương Tây đang tạo ra ở Nga hiện nay là mối đe dọa đối với kinh tế thế giới và trật tự toàn cầu. Nước Nga có thể đang phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ trước mắt nhưng về lâu dài, những hậu họa từ diễn biến này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế toàn cầu, nhất là châu Âu. Để tránh phải chịu cảnh “gậy ông đập lưng ông” trong tương lai, Mỹ và châu Âu cần phải có những quyết định “nhìn xa, trông rộng” hơn để giữ đại cục. Đức Vũ ====================== Đúng là "ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi". Lão Gàn nói rồi, đi song xe với Mỹ còn sướng hơn ngồi chung xe với Mỹ như Tung Cóoc. Kiểu gì thì người Mỹ cũng chẳng rỗi hơi mà kéo nhau sang miền Siberi của Nga để ở. Nhưng người Tàu thì có thể.1 like
-
Quan Trung Quốc sáng tuyên bố chống tham nhũng, chiều bị bắt 21/12/2014 07:45 (TNO) Bí thư thành ủy Tế Nam Vương Mẫn vừa bị bắt để điều tra hàng vi tham nhũng, trở thành quan chức cấp tỉnh đầu tiên của tỉnh Sơn Đông bị ngã ngựa kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu năm 2012. Bí thư thành ủy Tế Nam Vương Mẫn bị bắt ngày 18.12 để điều tra tham nhũng - Ảnh: Chụp từ clip China Daily Cụ thể, ông Vương, 58 tuổi, bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp nghiêm trọng”, thuật ngữ ám chỉ tham nhũng, tờ China Daily đưa tin ngày 20.12. Vào sáng 18.12, ông Vương còn có bài phát biểu chống tham những trước nhiều quan chức ở Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông, nhưng đến chiều cùng ngày cơ quan chống tham nhũng Sơn Đông thông báo ông Vương bị bắt để điều tra. Cơ quan này không cung cấp chi tiết. Vụ ông Vương bị điều tra thu hút sự quan tâm của dư luận vì ông là một trong số ít ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bị điều tra tham nhũng, theo China Daily. Giới chức chống tham nhũng Trung Quốc cho hay kể từ khi chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi” của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu năm 2012 đến nay đã có 58 quan chức từ cấp tỉnh trở lên bị điều tra. Trong đó có 10 người từ các ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, 3 người từ quân đội, 41 người từ các tỉnh, khu vực và 4 người từ các tập đoàn nhà nước. Văn Khoa ===================== Đây chính là một trong những cái khó của ngài Tập mà Lão Gàn đã nói nhiều lần trên diễn đàn.1 like