• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 22/12/2014 in all areas

  1. Dưới con mắt người Nhật: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian?” (An Ninh Quốc Phòng) - Bài viết dưới đây mượn lời của một người Nhật vốn sinh sống và làm việc tại Việt Nam khá lâu. Anh bạn này có góc nhìn rất khác đối với kế hoạch xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, đồng thời châm biếm, đả kích sự thờ ơ của một số vị lãnh đạo tỉnh thành trước mối đe dọa đặt ra cho đất nước. Tâm sự của anh như sau: Tôi đã sinh sống và làm việc khá lâu tại đất nước các bạn, dĩ nhiên trước khi sang đây, chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều về văn hóa và lịch sử Việt Nam để có thể hòa nhập tốt. Cũng như các bạn, nước Nhật chúng tôi đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn khi liên tục phải cảnh giác và đối phó với những âm mưu thôn tính Quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông của Trung Quốc. Đối với tình hình đất nước bạn hiện nay, tôi có một số đánh giá như sau: Thói quen bành trướng của người Trung Quốc đã có từ xa xưa, quốc gia này luôn lăm le xâm chiếm nước Việt, điển hình là sự kiện An Dương Vương mất nước đã bắt đầu thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1000 năm trong lịch sử Việt Nam, đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Rồi thì hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới khác kéo dài từ xưa cho đến nay, tham vọng bành trướng của người Trung Quốc vẫn cháy rực không ngừng. Quốc gia phía Nam luôn là mục tiêu mà người Trung Quốc nhắm đến, tuy nhiên các bạn không dễ dàng bị ức hiếp và xâm lược. Âm mưu của người Trung Quốc sử dụng trên Biển Đông được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”, nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn. Từ thời xưa, người Trung Quốc đã không ngừng nỗ lực xâm phạm bờ cõi Việt Nam, điều này vẫn kéo dài cho đến ngày nay và họ sẽ tiếp bước thế hệ cha ông tiếp tục sự nghiệp bành trướng. Âm mưu của người Trung Quốc được gọi là chiến thuật “cắt lát salami”. Nghĩa là họ sẽ không cùng lúc chiếm toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam mà là “ăn mòn” từng bộ phận, sau đó độc chiếm trọn vẹn, toàn bộ. Chiến thuật này không chỉ áp dụng tại Biển Đông – từng bước độc chiếm các bãi cạn và đảo nhỏ, củng cố yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông, mà còn được áp dụng trong âm mưu xâm lược trên đất liền Việt Nam. Kế hoạch “tích tiểu thành đại” của Trung Quốc gồm nhiều hành động nhỏ: từ việc thâu tóm và biến các công ty Việt Nam thành công ty Trung Quốc, tăng cường sự hiện diện của người Trung Quốc tại Việt Nam; cho tới việc đẩy mạnh đầu tư lớn trên khắp đất nước, đặc biệt là khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế – nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ S (bề rộng chỉ khoảng 40km). Con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân - nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam Việc di dân âm thầm xâm nhập vào lãnh thổ Việt Nam là bước nhỏ tạo bàn đạp để người Trung Quốc đồng hóa cũng như gây nhiễu trật tự xã hội tại đất nước các bạn. Trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam, họ muốn dần thay thế người Việt bằng người Trung Quốc nhằm phục vụ cho âm mưu chia cắt Việt Nam và mưu chiếm Biển Đông. Bởi vì từ căn cứ quân sự Du Lâm của Trung Quốc trên đảo Hải Nam đến Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) của đất nước các bạn chỉ khoảng 320 – 350km theo đường chim bay. Do đó, họ dễ dàng thực hiện âm mưu chia cắt hai miền Nam Bắc trên cả về đường bộ lẫn đường biển. “Mất đất là mất nước”, người Trung Quốc đã lợi dụng điểm này để thực hiện âm mưu xâm lược của họ. Cách đây không lâu, họ không tiếc tay chi mạnh tiền thuê đất đầu nguồn trồng rừng của Việt Nam nằm ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam với thời gian thuê dài hạn là 50 năm. Những vùng đất đầu nguồn đều có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng đối với Việt Nam, việc dễ dàng cho Trung Quốc thuê đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện mưu đồ “xâm chiếm”. Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum Mới đây nhất là việc lên kế hoạch xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD. Theo thông tin mà tôi biết, nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng. Từ Đèo Hải Vân nếu “lấn chiếm” sang Đèo Ngang thì Vịnh Bắc Bộ chắc chắn sẽ bị chia cắt, Trung Quốc khi đó hoàn toàn đủ sức đe dọa an ninh quốc gia của Vịệt Nam. Đây là binh pháp có từ tời xa xưa, từ lợi dụng kinh tế nhắm đến mục tiêu quốc phòng, tung hỏa mù khiến cho địch mất phương hướng, đây là điều người Trung Quốc đang hướng tới. Nhưng lạ thay, các vị chủ tịch huyện tỉnh của Việt Nam có lẽ chưa được học binh pháp này. Trung Quốc chỉ cần vung tiền mua đất để đầu tư thì các bạn đã nhanh chóng cắt đất cho thuê mà không mảy may nghi ngờ. Dĩ nhiên mưu đồ này không thể qua mắt được các vị tướng lĩnh quân đội. Âm mưu bị vạch trần và kế hoạch của người Trung Quốc thất bại ngoài ý muốn. Việt Nam không đồng ý với đề xuất đưa 1000 xe cùng 1500 người Trung Quốc vào Việt Nam “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam - Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc. Nhưng các bạn nên nhớ, Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch thâm độc của mình và tôi lo ngại rằng vẫn còn nhiều vị Chủ tịch tỉnh sẵn sàng cấp phép cho các dự án nhanh chóng để đạt được cái mà họ gọi là “lợi ích chung của cộng đồng, cũng như vì sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quốc gia” (nhưng thực ra là lợi ích của riêng họ). Không mấy khó khăn khi thuyết phục những vị lãnh đạo này, họ có vẻ khá dễ dãi và nhìn nhận sự việc quá đơn giản, trong khi người Trung Quốc thì quá thâm độc! Mới đây, chính quyền thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) đã đề nghị phía Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe với khoảng 1.500 người Trung Quốc du lịch tại Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN, viện cớ là “nhân dịp hội chợ thương mại Việt Nam – Trung Quốc” trong tháng 12/2014. Yêu cầu của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối của Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng Việt Nam. Có lẽ, các bạn đã bắt đầu đề cao cảnh giác hơn trước âm mưu của Trung Quốc khi cố tình đề nghị được phép đi lại tự do từ 5 cửa ngõ của Việt Nam. Thông qua việc đưa một số lượng lớn người Trung Quốc đi khắp đất nước này, họ dễ dàng do thám tình hình, cài người Trung Quốc vào người Việt Nam, gây nguy hiểm cho chính người Trung Quốc để có cớ bắt bớ Việt Nam,… Những điều như vậy chẳng phải rất dễ dàng xảy ra nếu đề nghị trên được chấp thuận hay sao? Một điểm khiến tôi cảm thấy lạ nhất đó là khi âm mưu của Trung Quốc bị vạch trần, lãnh đạo của các tỉnh thành Việt Nam lại dễ dàng phủi bỏ trách nhiệm quanh co biện minh cho quyết định sai lầm. Dường như các vị ấy chưa từng được học về “nhận sai và sửa sai”, nếu như ở đất nước chúng tôi, thì ngay lập tức các lãnh đạo của chúng tôi sẽ tạ lỗi trước người dân và xin từ chức. Thiết nghĩ nếu Việt Nam vẫn còn nhiều vị quan chức dùng lý do “lo lắng cho lợi ích chung của cộng đồng” (thực chất là của riêng họ) và cố tình lờ đi “sự an nguy của đất nước” thì âm mưu xâm lược Việt Nam của người Trung Quốc chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Mai Phạm http://nguyentandung.org/duoi-con-mat-nguoi-nhat-trung-quoc-chiem-tron-viet-nam-chi-la-van-de-thoi-gian.html ======================= Đức Trần Hưng Đạo trước khi từ trần có di chúc lại cho vua Trần Anh Tông (Hay Minh Tông, tôi không nhớ) chính trường hợp như hoàn cảnh Việt Nam qua nội dung bài báo này miêu tả. Cũng từ những di sản của Đức Trần Hưng Đạo, cụ thể là cuốn "Binh thư yếu lược", đã nói đến điềm mây đen bao phủ tất sẽ có giặc Bắc âm mưu gây sự. Quả nhiên chỉ không đầy một tháng sau khi hiện tượng mây đen bao phủ Quảng Ninh thì xuất hiện cái dàn khoan của Trung Quốc ở bể Đông. Ông cha ta đã dự liệu rất kỹ cho con cháu đời sau. Đức Thánh Trần Hưng Đạo là anh linh hùng khí của Việt tộc, nên những di sản liên quan đến Ngài để lại cần nghiên cứu rất kỹ. Trong "Binh thứ yếu lược" của Ngài không có chước thứ 36 như "Binh pháp Tôn Tử".
    2 likes
  2. Bài thuốc chữa viêm xoang hiệu quả nhất nằm ở chính bản thân mỗi người bệnh. 1. Tại sao? Hệ thống xoang là những khoang rỗng ở mũi, trán, sàng, hàm...với chức năng điều áp, ổn định nhiệt độ dòng khí lưu thông ra vào cũng như giảm trọng lượng của đầu. Với 1 hệ thống phức tạp như thế việc đưa thuốc vào từ bên ngoài từ việc xông, súc rửa là rất khó khăn nhưng không thể đưa vào hết các xoang. Viêm xoang có khả năng lan ra nhiều các xoang khác từ viêm xoang mũi. 2. Triệu chứng: - Đau mỏi vai gáy; - Nhức váng đầu khi thay đổi thời tiết; - Nhức mắt; - Nghẹt mũi, khó thở; - Viêm họng do dịch xoang chảy xuống; - Dễ bị cảm, trúng gió. 3. Phương án chữa trị: - Tập thể dục hàng ngày mỗi buổi sáng bằng cách đi bộ, tăng dần cường độ nhanh dần và thời gian đến khoảng từ 45 phút đến 1 giờ. - Tăng cường hít thở sâu, chậm. - Sau khi tập thể dục, nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi. Dùng khăn ướt lau khắp người và tắm nhanh bằng nước lạnh. - Buổi tối chỉ nên tắm nhanh trước 20 giờ bằng nước ấm. - Thời gian tắm tốt nhất đối với người bệnh là buổi trưa. Chiêu nam đã thực hiện phương pháp này để chữa viêm xoang mãn tính và đã đẩy lùi được căn bệnh sau 3 tháng. Kính tặng các cô/bác/anh/chị.
    1 like
  3. Thôi Châu Bình; Thạch Quảng Nguyên đã từng đọc sách và giao du với Khổng Minh. Ông ta chỉ bọn họ và thường nói: "Các anh làm quan đến Thứ sử, Quận thú là cùng". Mọi người hỏi cái chí của Khổng Minh. Nhưng ông chỉ cười không nói. Quả nhiên là Khổng Minh làm đến tể tướng, khuynh đảo Tam Quốc chí. Nhưng cuối cùng ông làm được gì cho nhà Hán? Chỉ kéo dài sự ly tan của thế Tam Quốc chí với bao nhiêu con người chết trên chiến trường và bao gia đình tan nát. Mặc dù đó không phải lỗi của ông ta. "Ta tuy có công với nước, nhưng làm chết hết cả giống Ô Qua. Chắc sẽ tổn thọ". Đấy là lời than của Khổng Minh khi chinh Nam thu phục Mạnh Hoạch. Và đó cũng chỉ là một ví dụ. Cái danh của Khổng Minh để lại cho đời, thực chất chẳng giúp được gì cho thiên hạ. Bởi vậy, đó là lý do mà tôi cho rằng Tư Mã Đức Tháo mới chính là hiền nhân. Không giúp được gì cho đời vì thời thế nó vậy, thì chẳng thà ở ẩn như Tư Mã Đức Tháo. Ngài Nguyễn Trãi nói rất đúng: "Hai đằng so sánh hiền ngu (Theo tôi thì "So sánh" chứ không phải "khó sánh"/ Thiên Sứ) Đều làm cho thỏa được như ý mình" Bất cứ ai trên thế gian này dù đọc sách hay so sánh thực tế đều là để rút ra một kinh nghiệm sống cho mình. Nhưng so sánh, nhận xét cũng nhiều loại. Giống như Khổng Minh cũng nói trong cuộc tranh luận với các mưu sĩ Đông Ngô: " Nho cũng có Nho quân tử, có Nho tiểu nhân...". Tất nhiên, so sánh, phán xét cũng tương tự như vậy. Tiểu nhân phán xét thì khi chê toàn thấy cái xấu của người ta; khi khen thì hết lời có tính nịnh bợ. Quân tử phán xét thì rõ ràng rành mạch, có chuẩn mực rõ ràng. Hai đằng không thể lẫn lộn được.
    1 like
  4. Khổng Minh không phải không hiểu cái lý "tan hợp", cũng không phải không biết cái chữ "gặp chủ" cũng như chữ "gặp thời" như Tư Mã Huy hay bọn Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên ... bởi vì đó cũng là những luận điểm cơ bản của học thuyết mà ông rất giỏi. Hơn nữa, những cao nhân đó cũng là những người bạn tri giao của ông từ lâu, từ thuở hàn vi, không dám tự nhận tài trí hơn ông. Ông không lạ gì quan điểm, tài năng của họ và họ cũng thế, chẳng lạ quan điểm và tài năng của ông. Nhưng ông có quan điểm hành xử của mình. Chúng ta khác ông quá nhiều thứ, từ tài năng, đạo đức, nhận thức, thời cuộc, .... khó mà có thể nghị luận khách quan được. "Hai đằng khó sánh hiền ngu Đều làm cho thỏa được như ý mình" (Nguyễn Trãi) Người ta ở đời rốt cục cũng trở về với Đất. Chỉ cần "cúc cung tận tụy" thực hiện cái chí của mình còn như thành công hay thất bại là việc của Trời miễn không thẹn với lòng là được. Vì thế, tiếng thơm của ông được truyền mãi muôn đời. Ngày nay, dạo qua một vài diễn đàn, thấy một số "trẻ trâu" ... cũng bày đặt chê bai, bình phẩm về ông tùm lum ... mà thấy thật ... xấu hổ. Đúng là những con gà ghẻ chê bai công phượng sao không có cái "dung nhan đẹp đẽ" như của chúng !!!
    1 like
  5. 1 like
  6. Tư Mã Đức Tháo và Gia Cát Lượng Lão Gàn Tư Mã Đức Tháo là một nhân vật không đóng vai trò gì trong lịch sử hình thành tam quốc. Ông ta chỉ như một nhân vật đệm xuất kiện mờ nhạt bên cạnh những nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc chí. Cho nên các bình luận gia của nhiều thời đại, chẳng ai nói một chữ nào về nhân vật này. Thật tội nghiệp Tư Mã Đức Tháo. Chẳng ai buồn nhắc tới một tay dở hơi, lại có vẻ như bị tâm thần ở đất Kinh Châu này. Người ta thích bình luận những nhân vật nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Quách Gia; tệ lắm thì cũng Chu Du, Lục Tốn, Triệu Tử Long, Quan Vân Trường.... cho nó oai. Những bình luận gia từ Mao Tôn Cương, Kim Thánh Thán....cả vài trăm năm nay, thường phán theo kiểu "Chẳng phải tay ông", khen chê đủ điều. Nhưng riêng Lão Gàn thì lại thích Tư Mã Đức Tháo còn hơn cả Gia Cát Lượng. Tư Mã Đức Tháo xuất hiện chỉ hai lần trong toàn bộ cuốn Tam Quốc Chí. Lần thứ nhất là khi Lưu Bị vượt thoát khỏi suối Đàn Khê, lang thang tình cờ đến nhà của Tư Mã Đức Tháo. Lúc ấy ông ta đang chơi đàn. Chợt đàn nẩy lên tiếng cao, ông ta biết tất có anh hùng nghe trộm. Đấy là một trong những lý uyên thâm của Lý hoc Việt (Kinh Châu thuộc Nam Dương Tử, đất của Văn Lang xưa). Nên khi tiếp Lưu Bị, ông ta tỏ ra ân cần chu đáo và đã giới thiệu với Lưu Bị Phục Long và Phụng Sồ, chỉ cần một trong hai người là đủ định thiên hạ. Khi được hỏi Phục Long và Phương Sồ là ai thì ông ta không nói, mà chỉ cười: "Được! Được!". Thật đúng là lão dở hơi. Lưu Bị mời ông ta ra giúp. Ông từ chối. Gàn bát sách. Lần thứ hai là khi Lưu Bị cùng Quan Vân Trường, Trương Phi đang chuẩn bị khăn gói quả mướp đến Ngọa Long Sơn thỉnh Khổng Minh làm quân sư cho mình thì Tư Mã Đức Tháo đến chơi. Khi biết Lưu Bị có ý đi thỉnh Khổng Minh, ông ta hỏi: "Sao biết Khổng Minh mà đi thỉnh?". Lưu Bị trả lời: "Từ Thứ nói!". Tư Mã Đức Tháo phàn nàn - đại ý: "Từ Thứ biến thì biến mựa nó đi, còn giới thiệu Khổng Minh làm gì cho khổ hắn ta ra". Lưu Bị phàn nàn: "Sao tiên sinh nói vậy?". Tư mã Đức Tháo không trả lời từ biệt ra về. Ra đến sảnh đường, Tư Mã Đức Thảo ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời. Thật tiếc lắm thay!". Tư Mã Đức Tháo chỉ xuất hiện có hai lần ngắn ngủi trong Tam Quốc Chi. Cũng có người "zdăng ghọc" nhắc đến ông ta thì cũng chỉ coi như là một nhân vật đệm, để giới thiệu một kỳ nhân xúc sắc là Gia Cát Lượng, quậy tưng lịch sử Tam Quốc sau đó. Nhưng với Lão Gàn từ góc nhìn Lý học thì vấn đề không đơn giản như vậy. Nếu xét về cấu trúc tập truyện thì đây chính là nhân vật xác định chủ đề xuyên suốt của Tam Quốc Chí. Nếu xét về Lý học thì đây chính là người được mô tả tuy chỉ vài nét đơn sơ , nhưng là bậc thầy về Lý học. Trong các tích truyện cổ của Tàu và cả của ta, khi mở đầu câu truyên cũng có một câu mô tả tính minh triết, hoặc triết lý mở đầu. Và sau đó toàn bộ câu truyện minh họa cho chủ đề mang tính triết lý , hoặc minh triết đó. Ví dụ như trong truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau Sau đó là toàn bộ câu truyên minh hoa cho tính triết lý của chủ đề này. Tương tự như vậy, Tam Quốc chí cũng có đoạn mở đầu như sau: Thế lớn trong thiên hạ, tan lâu tất phải hợp, hợp lâu tất phải tan. Toàn bộ câu chuyện Tam Quốc Chi với nhiều diễn biến phức tạp, hấp dẫn, nhưng tất cả đều minh chứng cho tính minh triết trên. Câu "Ngọa Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời" của Tư Mã Đức Tháo chính là nhắc lại chủ để trên. Mọi sự kiện và con người với đủ thể loại quay cuồng trong Tam Quốc Chi đều dẫn đến một thực tế cuối cùng: "Tan lâu tất phải hợp" - thiên hạ thống nhất bởi nhà Tấn. Cho nên câu của Tư Mã Đức Tháo đã chứng tỏ sự hiểu biết vượt trôi của ông về lý học. Và thực tế đã chứng tỏ rằng: cho dù Khổng Minh tài năng khuynh quốc, nhưng cuối cùng cũng ngậm ngùi ở gò Ngũ Trượng với sự nghiệp còn dang dở, thúc thủ trước một Tư Mã Ý tầm thường, nhưng đủ khôn ngoan để cản trở sự nghiệp của ông. Khổng Minh tuy tài năng thật, nhưng theo Lão Gàn thì chiều sâu Lý học không bằng Tư Mã Đức Tháo là vậy. Ấy là Lão Gàn thấy thế, nên chém gió ở đây vậy.
    1 like