-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 19/12/2014 in Bài viết
-
Trung Quốc 'vuốt ve' Mỹ hứa không soán ngôi Washington 18/12/2014 20:18 (TNO) Sự phát triển của Trung Quốc sẽ không đe dọa đến vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ. Đổi lại, Mỹ nên cư xử với Trung Quốc bằng “tầm nhìn chiến lược”, Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời Phó Chủ tịch Trung Quốc Uông Dương hôm nay 18.12. Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Uông Dương - Ảnh: Reuters “Trung Quốc không có ý định cũng như khả năng làm lung lay vị trí dẫn đầu của Mỹ”, ông Uông Dương nhấn mạnh trong Diễn đàn Kinh tế Trung – Mỹ: “Chia sẻ tầm nhìn cho các nhà lãnh đạo toàn cầu”, vào thứ Tư 17.12, tại Chicago (Mỹ). “Nền kinh tế Trung Quốc dù đứng thứ hai thế giới nhưng chỉ số thu nhập bình quân đầu người GDP chỉ bằng 1/8 Mỹ. Chúng tôi hiểu rõ sự dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế thế giới”, ông Uông nói. “Về cơ bản, Trung Quốc sẽ chấp hành những nguyên tắc và góp phần xây dựng vào một nền kinh tế toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Mỹ”, ông cho biết thêm. Bên cạnh đó, ông Uông cho rằng Mỹ nên có “tầm nhìn chiến lược” với Trung Quốc để hợp tác bền vững song phương cùng có lợi, mặc cho những khác biệt về hệ thống chính trị cũng như quan điểm riêng của từng nước. “Lịch sử đã cho thấy, hợp tác và đối đầu đều có những giá trị riêng nhưng sự hợp tác sẽ đem đến nhiều lợi ích hơn cho đôi bên. Giờ đây, Trung Quốc đã hợp nhất vào nền kinh tế toàn cầu với khả năng mở rộng và phát triển liên tục. Cho nên, Mỹ phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn với Trung Quốc”, ông nói trước 500 khán giả, hầu hết là những doanh nhân Mỹ và Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, ông Jack Lew và Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Uông Dương - Ảnh: Reuters Khi được chất vấn tại diễn đàn, Phó Chủ tịch Uông Dương cũng bác bỏ những nghi ngờ về chính sách thắt chặt đầu tư nước ngoài, thông qua một bộ luật chống độc quyền của Trung Quốc. Ông nói rằng bộ luật chống độc quyền chỉ giúp kiểm soát thị trường và giảm thiểu rủi ro. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị ảnh hưởng, đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ ở Trung Quốc. Trước đó, ngày 15.12, Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng đối với Luật chi tiêu của Mỹ vì có những điều khoản hạn chế hợp tác thương mại với Bắc Kinh, cũng như các công ty Trung Quốc. Bắc Kinh đã chỉ trích mạnh mẽ luật chi tiêu là “phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc và vi phạm luật công bằng thương mại” Huỳnh Mai ====================== Từ lâu, ngay trong topic này Lão Gàn đã xác định rất rõ ràng rằng: Trung Quốc đã mắc sai lầm rất lớn về sách lược trong quan hệ quốc tế. Đỉnh điểm và cốt lõi của sai lầm này là đụng đến Việt Nam, Chính những hành động này đã dẫn đến Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Iraq và Afganixtan với chiến lược quay trở lại Châu Á Thái Bình Dương, trong sự tiên tri của Lão Gàn. Đến nay cho thấy một dấu hiệu chưa rõ ràng qua lời phát biểu của ngài Uông Dương về việc Trung Quốc sẽ chấp hành những nguyên tắc và góp phần xây dựng một nền kinh tế toàn cầu dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Tất nhiên, thế giới hội nhập thì chỉ có một tổ chức lãnh đạo toàn cầu duy nhất. Một bộ phim hoạt hình mà Lão Gàn đã giới thiệu với các bạn ngay trong topic này - do Hoa Kỳ sản xuất. Hì - đã xác định rằng: "Biển quá hẹp, không đủ chỗ cho hai chúng ta". Bởi vậy, tổ chức lãnh đạo trên thế giới hay một quốc gia bá chú sẽ quyết định sự kết thúc giai đoạn tiền hội nhập bằng chiến tranh hay hòa bình. Phát biểu của ngài Uông Dương cho thấy dấu hiệu khả thi của chiều hướng hòa bình trong hội nhập quốc tế. Người Mỹ tuy nghèo nàn về các cách chế biến ẩm thực, nhưng sẽ không thể ăn bánh vẽ. Bởi vậy, việc ngài Uông Dương phác họa một bức tranh thế giới với Hoa Kỳ là một quốc gia lãnh đạo chưa đủ để xác định sự việc sẽ xảy ra đúng như vậy với những nhà chiến lược Hoa Kỳ. Quá giới hạn 10/ 3 Quý Tỵ Việt lịch, mọi việc sẽ cực kỳ khó khăn cho mọi vấn đề liên quan đến chính Trung Quốc. Lão Gàn chẳng sang Tàu, tớ cũng đếch sang Tây, chỉ bàn chơi cho vui vậy thôi. Nhưng Lão Gàn luôn xác định nhiều lần ngay trong topic này rằng: Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến được xác định tính chân lý thì mọi hy vọng tốt đẹp nhất của con người mới có thể thành hiện thực. Tớ nói rõ là "xác định tính chân lý", chứ không phải là áp đặt để được coi là chân lý. Tớ chẳng có quyền áp đặt cái gì lên ai cả. Nhưng Lão Gàn cũng đã phát biểu rằng: Việc in cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" là cố gắng cuối cùng của Lão Gàn. Đã có không ít những lời khuyên Lão Gàn nên "giữ gìn sức khỏe để kéo dài tuối thọ". Đấy không phải là chuyện Lão Gàn quan tâm. Nhưng vấn đề là cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" đã xác định những giá trị có tính nền tảng căn bản của nền văn minh Đông phương và xác định nguồn gốc của nó. Nếu không được "khoa học công nhận" như những gía trị nền tảng thì rất khó triển khai tiếp tục những nôi dung liên quan. Chẳng ai chưa học hết lớp 3/ 12, nhưng lại thi lấy bằng tiến sĩ cả. Do đó, với những ai ngại ngùng về việc Lão Gàn tiếp tục chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, hãy yên tâm lớn vì chỉ cần đi gam lờ là Lão Gàn cũng không thể triển khai tiếp những giá trị kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương này. Bởi vậy, dù Lão Gàn có viên tịch ngay bây giờ, sau khi gõ xong hàng chữ này, thì "chẳng may" trong 17 năm qua, những ý tưởng của Lão Gàn đã phát biểu xong những giá trị nền tảng của nó và kết thúc bằng cố gắng cuối cùng, chính là cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Nó đủ sức để những nhà khoa học hàng đầu với phương pháp tư duy tiên tiến trong tương lai trên thế gian này tiếp tục công việc xác định Việt sử trải gần 5000 văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử và đi tìm bí ẩn lớn nhất của vũ trụ . Đó chính là lý thuyết thống nhất. Nhưng nó cũng rất đủ khó khăn để những kẻ dốt nát không thể nhận ra. "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì đến một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm ra nó, nếu chúng ta có đủ tài năng" - SW Hawking. Vâng! Ngài SW Hawking nói rất đúng: Phải đủ tài năng đã. Điều đáng tiếc không phải Lão Gàn sẽ khó tiếp tục triển khai minh chứng những gía trị lý thuyết thống nhất, khi nó chưa được "khoa học công nhận". Mà chính là sự bế tắc của cả một nền văn minh và những nguyên nhân tiêu cực sẽ phát triển. Để "giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi già" Lão Gàn cần tiền. Nhân đây Lão Gàn quảng cáo cho dịch vụ mần phong thủy theo Phong Thủy Lạc Việt. Ai muốn làm phong thủy theo sách Tàu thì đừng liên hệ với Lão Gàn. Giá cả tùy theo, tiền nào của nấy và có bảo hành kết quả. Ai muốn làm phong thủy Lạc Việt nhắn tin đến số 0906645989. Lão Gàn ít khi mở máy. Lần đầu tiên trên diễn đàn học thuật lyhocdongphuong Lão Gàn quảng cáo phong thủy Lạc Việt. Xin cảm ơn.6 likes
-
Em gái Kim Jong-un sẽ sang Hàn Quốc đầu năm tới Hồng Thủy 04/12/14 13:53 Thảo luận (0) (GDVN) - Nếu chuyến đi miền nam của Kim Yo-jong diễn ra, đây sẽ là lần đầu tiên thành viên gia đình họ Kim xuống miền Nam sau hơn 6 thập kỷ phân chia nam bắc. Triều Tiên cấm đặt tên Kim Jong-un Báo Hàn: Triều Tiên thanh trừng "băng đảng Jang Song-thaek đợt 2" Tức giận với phim ám sát Kim Jong-un, Triều Tiên tấn công mạng Sony? Kim Yo-jong trong một lần bỏ phiếu bầu cử được đài truyền hình trung ương Triều Tiên tường thuật. South China Morning Post ngày 4/12 đưa tin, Bắc Triều Tiên đã đề nghị thu xếp cho Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un sang Hàn Quốc tham dự một sự kiện vào đầu năm tới, nhà tổ chức hôm nay cho biết, lần đầu tiên một thành viên gia đình họ Kim quyền lực của miền Bắc xuống miền Nam. Kim Yo-jong sẽ là thành viên một đoàn Bắc Triều Tiên sang tham gia hội chợ lương thực thực phẩm theo lời mời của một nhóm doanh nghiệp tư nhân Hàn Quốc có quan hệ với miền Bắc. Yo-jong được cho là 27 tuổi, tuần trước truyền thông Triều Tiên cho biết cô mới được bổ nhiệm làm lãnh đạo một ban trong Ban chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên. Yong Dong-bang, một đại diện nhà tổ chức hội chợ nói với Reuters rằng họ đã có danh sách đại diện của miền Bắc, bao gồm Kim Yo-jong. Nhóm này đang thảo luận với chính phủ Hàn Quốc về kế hoạch cho sự kiện sẽ được tổ chức tại Seoul. Bộ Thống nhất Hàn Quốc hiện chưa đưa ra bình luận nào về sự kiện này. Hầu hết các hoạt động trao đổi giữa 2 miền đã bị chững lại sau vụ tàu hải quân Hàn Quốc Cheonan bị tấn công bằng ngư lôi năm 2010 mà Seoul cáo buộc Bình Nhưỡng đứng sau vụ việc. Nếu chuyến đi miền nam của Kim Yo-jong diễn ra, đây sẽ là lần đầu tiên thành viên gia đình họ Kim xuống miền Nam sau hơn 6 thập kỷ phân chia nam bắc. Hai đời Tổng thống Hàn Quốc đã đến Bình Nhưỡng và có cuộc họp thượng đỉnh với cố lãnh đạo Kim Jong-il, nhưng Bình Nhưỡng chưa có chuyến thăm nào đáp lễ. Jang Song-thaek, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương bị thanh trừng năm ngoái đã từng là một trong số ít các quan chức cấp cao Triều Tiên sang thăm Hàn Quốc năm 2000, và là con rể gia đình họ Kim xuống miền Nam. ======================= Hì! Bởi vậy, qua bao thăng trầm của lịch sử Cao Ly, Lão Gàn chỉ nhếch mép cười, vì ấy chỉ là hình tướng. Ông già Jang Song - thaek du Hàn Quốc năm 2000 thất bại vì không thiệt tình thuận theo ngài Kim Chính Nhật. Nhưng nay quận chúa Kim Yo-jong, tuy không giàu kinh nghiệm ngoại giao, nhưng lại hoàn thành sứ mệnh. Nhanh lên các bạn Cao Ly, thời gian không chờ đợi qua năm 2016. Lão Gàn bỏ một phiếu ủng hộ sự thống nhất đất nước của các bạn.2 likes
-
Thông Tin Cập Nhật
ATN liked a post in a topic by Thiên Sứ
VIDEO: Đặc công Việt Nam trình diễn khí công trước đặc nhiệm Australia 19/12/14 10:17 Thảo luận (0) (GDVN) - Đặc công Việt Nam trình diễn võ thuật, khí công trước sự chứng kiến của đặc nhiệm Australia. https://www.youtube.com/watch?v=40L6headtdM1 like -
"Ngoại giao bí mật" Mỹ - Cuba: Chuyện giờ mới kể Thứ Năm, 18/12/2014 - 14:59 Việc Mỹ bình thường hóa quan hệ với Cuba đã mở ra chương mới cho quan hệ giữa hai nước. Ở đó, người ta thấy được vai trò quan trọng của “ngoại giao bí mật”. >> Lịch sử thăng trầm quan hệ Cuba-Mỹ qua ảnh >> Người Cuba hân hoan sau bình thường hóa quan hệ với Mỹ Ngay sau khi tái đắc cử Tổng thống năm 2012, ông Barack Obama đã triệu hồi các cố vấn cấp cao và mở hàng loạt các cuộc trao đổi. Tại đó, ông yêu cầu dàn phụ tá “suy nghĩ lớn” về nghị trình nhiệm kì 2. Một nội dung quan trọng được xác định là khả năng khởi động các quan hệ mới với các nước được xem là cựu thù, ví như Iran và Cuba. 2 năm sau, quan hệ giữa Washington với Tehran và Havana đã có được những tiến triển với những nỗ lực “ngoại giao bí mật” không biết mệt mỏi theo cùng một cách thức. Ông Alan Gross và vợ tại cuộc họp báo ở Washington hôm 17/12 sau khi được trả tự do. Ảnh: AP Các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran vẫn tiếp diễn và chắc còn phải mất nhiều thời gian mới tới được thành quả chắc thắng. Thế nhưng việc ông Obama tuyên bố Mỹ và Cuba sẽ bình thường hóa quan hệ sau hơn 50 năm thù địch cho thấy: Một trong những chương cuối cùng của Chiến tranh Lạnh có thể đang khép lại. Washington bắt đầu tiếp xúc thận trọng với Havana từ năm 2013, chỉ ít tháng sau khi ông Obama bắt đầu nhiệm kì 2 tại Nhà Trắng. Vấn đề then chốt được phía Mỹ kiên định là: Sẽ không thể có bước cải thiện trong quan hệ hai nước nếu như Cuba không trả tự do cho nhà thầu Alan Gross, một công dân người Mỹ. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Ngoại trưởng mới được bổ nhiệm John Kerry lập tức hướng đến sự trợ giúp của Vatican, một trong rất ít các thể chế toàn cầu nhận được sự tôn trọng rộng rãi cả ở Mỹ và Cuba. Sự giúp đỡ của Giáo hội Thiên chúa Roma quả thực đã có vai trò quan trọng. Sau bức màn tối, ông Obama bắt đầu đẩy cỗ máy “ngoại giao bí mật” chuyển động. Mùa xuân năm 2013, Tổng thống Mỹ cho phép hai cố vấn cấp cao tiếp xúc với các đại diện của chính quyền Cuba, bàn về khả năng xúc tiến các cuộc đàm phán mở đường. Đúng lúc này, Mỹ cũng mở các cuộc gặp bí mật với phía Iran. Nếu như Muscat (Oman) và Geneva (Thụy Sĩ) là địa điểm gặp gỡ cho đàm phán Iran thì Ottawa, Toronto (Canada) và Vatican lại là nơi chứng kiến những cuộc gặp mặt của đại diện Mỹ và Cuba. Tháng 6/2013, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes cùng với ông Ricardo Zuniga, cố vấn các vấn đề Mỹ Latinh, đã bay tới Canada để có cuộc gặp đầu tiên trong tổng số 9 cuộc gặp bí mật với đối tác Cuba. Quan chức Mỹ không nêu tên cụ thể đại diện của Cuba, nhưng nói rằng đây là đại diện của chính quyền Havana và được Chủ tịch Raul Castrol trao quyền. Canada trong thời điểm này không tham dự trực tiếp vào tiến trình đàm phán, chỉ là bên xúc tác. Nhưng đến đầu năm 2014 này, một nhà trung gian đầy quyền lực khác cũng đã tham gia vào tiến trình này: Giáo hoàng Francis. Là người Mỹ Latinh đầu tiên nắm cương vị cao nhất tại Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng đã đề cập tới khả năng tái lập quan hệ Mỹ - Cuba với Tổng thống Obama khi ông tới thăm Tòa thánh hồi tháng 3. Đến mùa hè, Giáo hoàng đã gửi thư cho cả ông Obama và Chủ tịch Raul Castro, hối thúc hai bên chấm dứt tình trạng đóng băng quan hệ kéo dài nhiều thập kỉ. Cùng lúc, Ngoại trưởng Kerry có 4 cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez, chủ yếu tập trung vào trường hợp của ông Gross. Đến mùa thu, quan chức Mỹ và Cuba đã hoàn tất thỏa thuận trả tự do cho Gross trong cuộc gặp ở Vatican, mở đường cho quan hệ mới Mỹ - Cuba. Người dân theo dõi qua truyền hình Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố về thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Mỹ tại Havana ngày 17/12 (giờ địa phương). Đàm phán vẫn tiếp tục, đỉnh cao là cuộc điện đàm 45 phút giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul hôm 16/12, được coi là đối thoại cấp cao lần đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận chống Cuba năm 1961. Chứng kiến cuộc điện đàm tại Nhà Trắng còn có sự hiện diện của ông Rhodes và nhiều cố vấn hàng đầu. Kịch bản này giống hệt với bước đột phá trong quan hệ Mỹ - Iran, khi mà ông Obama điện đàm với Tổng thống Hasan Rouhani để từ đó đưa đến thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt. Cam kết tái lập quan hệ ngoại giao đầy đủ được hai bên khẳng định một ngày sau đó. Khi Tổng thống Obama tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba thì ông Gross dõi theo sự kiện này qua truyền hình tại căn cứ không quân Andrew ở bang Maryland. Ngồi bên cạnh ông là Ngoại trưởng Kerry, người cũng vừa mới đáp chuyến bay về nước sau chặng công cán dài, với một điểm đến là Tòa thánh Vatican. Theo Hoài Thanh Báo tin tức/Washington Post1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tư Mã Đức Tháo và Gia Cát Lượng Lão Gàn Tư Mã Đức Tháo là một nhân vật không đóng vai trò gì trong lịch sử hình thành tam quốc. Ông ta chỉ như một nhân vật đệm xuất kiện mờ nhạt bên cạnh những nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc chí. Cho nên các bình luận gia của nhiều thời đại, chẳng ai nói một chữ nào về nhân vật này. Thật tội nghiệp Tư Mã Đức Tháo. Chẳng ai buồn nhắc tới một tay dở hơi, lại có vẻ như bị tâm thần ở đất Kinh Châu này. Người ta thích bình luận những nhân vật nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Quách Gia; tệ lắm thì cũng Chu Du, Lục Tốn, Triệu Tử Long, Quan Vân Trường.... cho nó oai. Những bình luận gia từ Mao Tôn Cương, Kim Thánh Thán....cả vài trăm năm nay, thường phán theo kiểu "Chẳng phải tay ông", khen chê đủ điều. Nhưng riêng Lão Gàn thì lại thích Tư Mã Đức Tháo còn hơn cả Gia Cát Lượng. Tư Mã Đức Tháo xuất hiện chỉ hai lần trong toàn bộ cuốn Tam Quốc Chí. Lần thứ nhất là khi Lưu Bị vượt thoát khỏi suối Đàn Khê, lang thang tình cờ đến nhà của Tư Mã Đức Tháo. Lúc ấy ông ta đang chơi đàn. Chợt đàn nẩy lên tiếng cao, ông ta biết tất có anh hùng nghe trộm. Đấy là một trong những lý uyên thâm của Lý hoc Việt (Kinh Châu thuộc Nam Dương Tử, đất của Văn Lang xưa). Nên khi tiếp Lưu Bị, ông ta tỏ ra ân cần chu đáo và đã giới thiệu với Lưu Bị Phục Long và Phụng Sồ, chỉ cần một trong hai người là đủ định thiên hạ. Khi được hỏi Phục Long và Phương Sồ là ai thì ông ta không nói, mà chỉ cười: "Được! Được!". Thật đúng là lão dở hơi. Lưu Bị mời ông ta ra giúp. Ông từ chối. Gàn bát sách. Lần thứ hai là khi Lưu Bị cùng Quan Vân Trường, Trương Phi đang chuẩn bị khăn gói quả mướp đến Ngọa Long Sơn thỉnh Khổng Minh làm quân sư cho mình thì Tư Mã Đức Tháo đến chơi. Khi biết Lưu Bị có ý đi thỉnh Khổng Minh, ông ta hỏi: "Sao biết Khổng Minh mà đi thỉnh?". Lưu Bị trả lời: "Từ Thứ nói!". Tư Mã Đức Tháo phàn nàn - đại ý: "Từ Thứ biến thì biến mựa nó đi, còn giới thiệu Khổng Minh làm gì cho khổ hắn ta ra". Lưu Bị phàn nàn: "Sao tiên sinh nói vậy?". Tư mã Đức Tháo không trả lời từ biệt ra về. Ra đến sảnh đường, Tư Mã Đức Thảo ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời. Thật tiếc lắm thay!". Tư Mã Đức Tháo chỉ xuất hiện có hai lần ngắn ngủi trong Tam Quốc Chi. Cũng có người "zdăng ghọc" nhắc đến ông ta thì cũng chỉ coi như là một nhân vật đệm, để giới thiệu một kỳ nhân xúc sắc là Gia Cát Lượng, quậy tưng lịch sử Tam Quốc sau đó. Nhưng với Lão Gàn từ góc nhìn Lý học thì vấn đề không đơn giản như vậy. Nếu xét về cấu trúc tập truyện thì đây chính là nhân vật xác định chủ đề xuyên suốt của Tam Quốc Chí. Nếu xét về Lý học thì đây chính là người được mô tả tuy chỉ vài nét đơn sơ , nhưng là bậc thầy về Lý học. Trong các tích truyện cổ của Tàu và cả của ta, khi mở đầu câu truyên cũng có một câu mô tả tính minh triết, hoặc triết lý mở đầu. Và sau đó toàn bộ câu truyện minh họa cho chủ đề mang tính triết lý , hoặc minh triết đó. Ví dụ như trong truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau Sau đó là toàn bộ câu truyên minh hoa cho tính triết lý của chủ đề này. Tương tự như vậy, Tam Quốc chí cũng có đoạn mở đầu như sau: Thế lớn trong thiên hạ, tan lâu tất phải hợp, hợp lâu tất phải tan. Toàn bộ câu chuyện Tam Quốc Chi với nhiều diễn biến phức tạp, hấp dẫn, nhưng tất cả đều minh chứng cho tính minh triết trên. Câu "Ngọa Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời" của Tư Mã Đức Tháo chính là nhắc lại chủ để trên. Mọi sự kiện và con người với đủ thể loại quay cuồng trong Tam Quốc Chi đều dẫn đến một thực tế cuối cùng: "Tan lâu tất phải hợp" - thiên hạ thống nhất bởi nhà Tấn. Cho nên câu của Tư Mã Đức Tháo đã chứng tỏ sự hiểu biết vượt trôi của ông về lý học. Và thực tế đã chứng tỏ rằng: cho dù Khổng Minh tài năng khuynh quốc, nhưng cuối cùng cũng ngậm ngùi ở gò Ngũ Trượng với sự nghiệp còn dang dở, thúc thủ trước một Tư Mã Ý tầm thường, nhưng đủ khôn ngoan để cản trở sự nghiệp của ông. Khổng Minh tuy tài năng thật, nhưng theo Lão Gàn thì chiều sâu Lý học không bằng Tư Mã Đức Tháo là vậy. Ấy là Lão Gàn thấy thế, nên chém gió ở đây vậy.1 like -
Trung Quốc tuyên bố về phân xử tranh chấp trên biển Đông 07/12/2014 14:30 (TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7.12 đưa ra tuyên bố lập trường của chính phủ nước này về vấn đề phân xử tranh chấp trên biển Đông. Bắc Kinh cho rằng Philippines gây áp lực chính trị khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, theo Tân Hoa xã. >> Trung Quốc đã từ bỏ 'chiến lược kiềm chế' ở biển Đông Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải Theo thông cáo về tuyên bố lập trường của Trung Quốc, Bắc Kinh nhất quyết không chấp nhận hay tham gia vào việc phân xử ở tòa án quốc tế, đồng thời khẳng định toà án trọng tài không có quyền tài phán trong trường hợp này, theo Tân Hoa xã. Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng bản chất của việc phân xử là chủ quyền lãnh thổ đối với một số đặc trưng về hàng hải ở biển Đông, điều này vượt quá phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như quyền tài phán của tòa trọng tài, theo Tân Hoa xã. Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh và Manila đã đồng ý giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua các công cụ song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việc Philippines đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế là vi phạm luật quốc tế, theo Tân Hoa xã. Tuyên bố lập trường của Bắc Kinh kết luận rằng việc đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế của Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Đồng thời, nó cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, theo Tân Hoa xã. “Mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm giải pháp hòa bình mà để gây sức ép chính trị lên Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trung Quốc đưa dàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters "Vẫn có những kẻ với ý đồ xấu, có cái nhìn một chiều hoặc lệch lạc về công ước quốc tế, đã cáo buộc Trung Quốc hay nói bóng gió rằng Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế và đang thách thức các công ước quốc tế”, Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Trung Quốc. Trước đó, ngày 22.1.2013, Philippines đã nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Manila muốn PCA tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi lý và phi pháp. Ngày 3.6, PCA thông báo yêu cầu Trung Quốc đến ngày 15.12 phải nộp hồ sơ phản biện. Tuy nhiên, trước hạn chót 1 tuần, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố lập trường đồng thời cho rằng Philippines đã gây sức ép chính trị đối với Bắc Kinh. Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn luôn đòi hỏi giải quyết song phương các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, và chống lại việc đưa tranh chấp ra phân xử tại tòa án quốc tế. Trung Quốc hiện đang có mâu thuẫn với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines trong tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” (đường chin đoạn) nuốt gần trọn cả biển Đông. Bắc Kinh cũng ngang ngược tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược đưa giàn khoa Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh sau đó rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam vào tháng 7. Ngọc Mai ================== Bực mình thật! Lão Gàn có mấy vấn đề đặt ra: 1/ Chủ quyền của Tàu ở bể Đông căn cứ vào những lý do nào? * Lịch sử à? Lịch sử căn cứ vào những điều kiện nào để xác định lịch sử chủ quyền của Tàu ở Bể Đông? - Di vật khảo cổ? - Văn bản lịch sử xác định chủ quyền. Cái này Tàu chắc chắn không có. 2/ Căn cứ vào tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc 1948? * Trung Hoa Dân quốc vẫn đang là một chính phủ độc lập trên lãnh thổ Trung Quốc - theo sự xác định một quốc gia - vậy bể Đông thuộc quyền quyết của chính phủ nào, khi CHND Trung Hoa không phải chính phủ ra tuyên bố này. Chưa nói đến việc THDQ tuyên bố sai. 3/ Chủ quyền quốc gia về những vùng lãnh thổ thuộc quốc gia đó, phải được xác định bằng những mệnh lệnh hành chính của các chính quyền thuộc quốc gia có chủ quyền trên vùng lãnh thổ đó. Trung quốc không có những văn bản này trong lịch sử, Duy nhất chỉ có Việt Nam với những văn bản thể hiện những mệnh lệnh liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm trước.1 like
-
Tướng Trung Quốc đề nghị dùng vũ lực thu phục Đài Loan 07/12/2014 10:00 (TNO) Thượng tướng Lưu Tinh Tùng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học quân sự Trung Quốc đề nghị sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan, theo thời báo Hoàn Cầu. Quân đội Trung Quốc - Ảnh: Reuters “Chúng ta không bao giờ từ bỏ việc sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề Đài Loan, nếu điều đó cần thiết” ông Lưu Tinh Tùng phát biểu trong hội nghị những vấn đề lớn trong năm 2015 do thời báo Hoàn Cầu tổ chức vào sáng 6.12. Tướng Lưu Tinh Tùng còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của Đài Loan đối với địa chiến lược, địa chính trị của Trung Quốc, đặc biệt sự tồn tại của vấn đề Đài Loan đang chặn đường phát triển của hải quân Trung Quốc trong tương lai, theo tờ Văn Hối. Việc thúc đẩy quan hệ giữa đại lục và Đài Loan trong những năm vừa qua cho thấy Trung Quốc muốn sử dụng biện pháp hòa bình để thu hồi Đài Loan, nhưng điều này kéo dài và không có kết quả khả quan, do đó nhiệm vụ của quân giải phóng Trung Quốc là phải giải phóng và thu hồi Đài Loan về Trung Quốc, thời báo Hoàn Cầu dẫn phát biểu của tướng Lưu Tinh Tùng. Sĩ quan quân đội Trung Quốc - Ảnh: Reuters Phát biểu của tướng Lưu Tinh Tùng được cho rằng là biện pháp của Trung Quốc để giải quyết vấn đề Đài Loan trong thời gian tới sau khi ông Mã Anh Cửu - người được cho thân chính quyền Bắc Kinh chính thức từ chức chủ tịch Quốc Dân Đảng vào ngày 4.12. Thượng tướng Lưu Tinh Tùng được xem là anh hùng của quân giải phóng Trung Quốc, ông là nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng vào thập kỉ 60 của Thế kỉ XX. Ông từng chỉ huy 20 cuộc tập trận lớn nhỏ của quân đội, trước khi chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu khoa học quân sự. Minh M ================== Sang năm, việc Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực ở Đài Loan còn căng hơn thế này.1 like
-
Chiến tranh tương lai: Làm sao để địch lại đối phương với quân bị đông? Bình Nguyên 04/12/14 13:57 (GDVN) - "Số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều..." Báo Trung Quốc bàn cách so cao thấp với máy bay 1 chọi 144 - F-22 Mỹ Biển Đông: Khi Philippines "mở cổng xả lũ", một mình đối chọi với TQ Chỉ với Su-30MK2 Trung Quốc mới có thể đối chọi được với Nhật Bản? Máy bay T-50 Nga coi trọng khả năng chống tàng hình, chọi được F-22 Mỹ Báo Học giả ngoại giao trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết của tác giả T. X. Hammes trong đó đề cập khuyến nghị quân đội Mỹ vì sao nên cân nhắc lại chiến lược mua sắm, trang bị vũ khí của mình, đặc biệt là xu hướng chuyển từ nhiều sang ít và thông minh hóa, tinh gọn hóa... F-22 của quân đội Mỹ Theo tác giả T. X. Hammes, mặc dù công nghệ hiện đại là một ưu thế mang lại hiệu quả cấp số nhân cho sức mạnh quân sự của một quốc gia nhưng nó không hoàn toàn có thể mang lại chiến thắng quyết định trên chiến trường. T. X. Hammes đưa ra một ví dụ có tính chất minh họa rằng một nhà thám hiểm với trang bị là một khẩu súng 6 nòng sẽ gặp phải khó khăn nghiêm trọng nếu phải đánh nhau với những thành viên (nhiều hơn 6) của một bộ lạc đông người đang giận dữ với trang bị vũ khí thô sơ như những ngọn giáo. Tuy nhiên, nếu nhà thám hiểm được trang bị thêm nhiều khẩu súng 6 nòng + với một số loại hỏa lực giắt lưng nữa thì anh ta vẫn có thể duy trì lợi thể đáng kể trước những chiến binh của bộ lạc rừng sâu. Điều mà T. X. Hammes muốn lưu ý là khi số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề khó giải quyết, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều lần lượng vũ khí mà nhà thám hiểm được mang theo. TheoT. X. Hammes, thảm cảnh này cũng có thể hoàn toàn xảy ra đối với sức mạnh quân đội của một nước như Mỹ. Nếu gặp phải đối thủ đông hơn với những vũ khí kém thông minh, kém chính xác hơn mình. Chuyên gia phân tích này cũng lấy một ví dụ khác thức thời hơn đó là máy bay chiến đấu F-22 của quân đội Mỹ. Loại chiến đấu cơ tàng hình tân tiến nhất nhì thế giới này hiện nay của Mỹ cũng đang gặp phải vấn đề tương tự như tình cảnh của nhà thám hiểm mà T. X. Hammes có nhắc đến ở phía trên. Về mặt lý thuyết cũng nhưng những thử nghiệm được chứng minh gần đây của quân đội Mỹ, 1 chiếc chiến đấu cơ F-22 có thể đấu với khoảng 10 máy bay chiến đấu phải lực kém hơn nó. Tuy nhiên, đứng trước khả năng giao chiến với tỷ lệ 1:10 hoặc nhiều hơn 10 đối thủ F-22 đương nhiên sẽ gặp phải vấn đề nan giải đầu tiên đó là nhanh chóng hết đạn, hết vũ khí mà nó có thể mang theo 1 lần cất cánh. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp tiêu diệt được 10 máy bay đối thủ rồi mà vẫn còn đối thủ chưa bị tiêu diệt trong khi F-22 đã hết đạn thì ưu thế tốc độ, khả năng “tàng hình” vẫn cho phép nó trốn thoát được vòng vây của kẻ thù. Ưu điểm trên của F-22 là rất đáng chú ý, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ chi phí để sản xuất, duy tu một chiếc máy bay chiến đấu như F-22 lại quá đắt đỏ, để trang bị cho quân đội cơ bản đủ F-22 để ứng phó với các cuộc chiến tranh lớn không phải là điều dễ dàng cho dù nước Mỹ rất giàu có, tiềm lực cũng rất mạnh. Khuynh hướng của quân đội Mỹ bắt đầu nhấn mạnh việc mua sắm các hệ thống vũ khí đắt tiền bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970, thời điểm nước Mỹ bắt đầu phải đối mặt với ưu thế lớn về số lượng vũ trang của quân đội Liên Xô. Trong những năm 1970, Lầu Năm Góc bắt đầu chiến lược bù đắp lại điểm yếu của mình bằng các tập trung vào việc mua sắm các hệ thống vũ khí công nghệ cao, tối tân nhất thế giới. Chính quyết định này của quân đội Mỹ là động lực để các nhà chế tạo của nước này nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra nhiều kết cấu, hệ thống vũ khí hết sức thành công, đáng chú ý nhất đó là các loại chiến đấu cơ F-15; f-16; F-18, xe tăng chiến trường chủ lực Abram, xe chiến đấu Bradley… Kể từ đó trở đi, nước Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi sách lược mua sắm và trang bị các loại vũ khí công nghệ cao và sau này thành quả là sự ra đời của các chiến đấu cơ như F-22 và F-35. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của T. X. Hammes, chi phí cao hiện nay lại là vấn đề luôn chạy trước khả năng của các loại vũ khí, khí tài được bỏ tiền ra phát triển. Chính thực tế này lại trở thành rào cản ngược kìm hãm việc mua sắm và trang bị vũ khí mới trong quân đội Mỹ. Thực tế đã chứng minh điều này, ban đầu, Lầu Năm Góc có kế hoạch mua tổng cộng 750 chiếc F-22 nhưng dần dần phải cắt xuống còn 187 chiếc. Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Không quân Mỹ cũng chịu một số phận tương tự. Từ khi được phát triển đến nay, quân đội Mỹ mới chỉ mua được 22 chiếc so với kế hoạch ban đầu là 132 oanh tạc cơ. Khi quân đội Mỹ phải đối mặt với thảm cảnh cắt giảm ngân sách, giảm số lượng trang bị mua sắm, Đô đốc Jonathan Greenert – Tư lệnh các chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ gần đây cũng đã buộc phải lên tiếng, ông cũng đã tuyên bố một cách khác thức khác để quân đội Mỹ vẫn có cơ hội để mua được các hệ thống vũ khí mang tính tương lai. Đô đốc Jonathan Greenert nhấn mạnh rằng thay vì mua sắm nhiều hệ thống, kết cấu vũ khí mới, quân đội Mỹ nên đầu tư vào các loại vũ khí mạnh (đạn, tên lửa…) cho những hệ thống vũ khí còn sử dụng tốt. Đô đốc Jonathan Greenert cũng là một trong những tướng lĩnh của quân đội Mỹ bắt đầu phản đối khuynh hướng mua các hệ thống vũ khí đắt tiền, năng lực cao nhưng chỉ được số lượng ít. Theo T. X. Hammes, trong tình cảnh hiện nay, nếu ngân sách tiếp tục có xu hướng bị cắt giảm, việc cân nhắc lại chính sách mua sẵm vũ khí vốn ăn sâu vào các nhà hoạch định quân sự Mỹ là điều cần thiết, kịp thời. Ít hơn vấn có thể giành phần thắng nhưng quân đội đó phải được trang bị tinh gọn, thông minh và rẻ hơn nếu không phải là quân đội đông như bộ lạc được lấy ví dụ ở phần trên. Ngày nay, những tiến bộ vượt bần về công nghệ chế tạo người máy, trí tuệ nhân tạo, hóa học, sinh học, vật liệt nano đã và đang thay đổi việc tính toán, cân nhắc kể cả về tính hiệu quả lẫn chi phí mua sắm trong việc hoạch định chiến lược xây dựng một lực lượng quân sự “tinh gọn, thông minh, chi phí rẻ” để địch lại các đối thủ “đông quân, đông vũ khí kém hiện đại” cũng như mô hình quân đội nan giải “ít, đắt” như hiện nay nước Mỹ đang phải đối mặt. ======================= Với kinh nghiệm chơi game của Lão Gàn thì vấn đề còn là phương pháp chiến đấu. Lão Gàn chơi game, một mình choi với sau quân loại khó. Nhưng luôn chiến thắng.1 like
-
Nét Việt
tuấn dương liked a post in a topic by Thiên Sứ
Còn đâu Chợ ma làng chiếu Đăng Bởi Một Thế Giới 18:55 08-11-2014 Nhắc đến chiếu Định Yên, hầu như không ai khỏi tiếc nuối cho khu Chợ ma làng chiếu một thời nổi danh miền sông nước nay chỉ còn là ký ức… Khung cảnh mua bán trong đêm của chợ ma làng chiếu. Ảnh: Hữu Long Chợ ma chỉ còn trong ký ức Tuy nếp sinh hoạt chợ ma làng chiếu đã dứt cách đây hơn 4 năm về trước, nhưng những hình ảnh đẹp ấy vẫn nằm lòng trong câu chuyện tiếp khách phương xa của các cao niên ở Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ông Nguyễn Vĩnh Khoan, 68 tuổi, ngụ ấp An Bình, một thợ dệt chiếu có thâm niên nhất trong làng tươi cười: “Giờ “chợ ma” đâu còn nữa. Nghĩ cũng tiếc, vì dân vùng khác biết đến Định Yên một phần cũng nhờ cái chợ này”. Gia đình ông Nguyễn Vĩnh Khoan, là một trong số những hộ theo nghề dệt chiếu truyền từ đời này qua đời khác tại Định Yên. Bởi thế, nên “chợ ma” từ lâu đã trở thành một phần trong nếp sống của cả dòng họ. Theo lời ông Khoan, sở dĩ gọi là “chợ ma”, “chợ âm phủ” vì thời gian họp chợ bắt đầu từ nửa đêm đến khoảng 3 giờ sáng là tan hẳn. Thuở xưa, người bán chiếu chỉ dám xách theo những ngọn đèn mù u leo lét, nên cả khu chợ tối đen. Người mua kẻ bán ai cũng thì thầm, lặng lẽ. Gọi là chợ, nhưng hoàn toàn không có kệ, sạp như bình thường. Người bán phải ôm, vác từng bó chiếu to, đi qua đi lại khe khẽ chào hàng. Thương lái muốn mua, chỉ cần ghé lại, lấy đèn soi, lật qua, trở lại để kiểm tra sơ sơ chất lượng chiếu rồi cứ thế định giá và vác xuống thuyền để chở đi khắp vùng. Khung cảnh mua bán trong đêm của chợ ma làng chiếu. Ảnh: Hữu Long Ông Khoan gật gù kể tiếp: “Tuy họp chợ trong điều kiện thiếu ánh sáng và lặng lẽ như thế, nhưng hoàn toàn không có chuyện “mua gian bán lận”, vì dân làng chiếu sống bằng nghề từ rất lâu đời. Mỗi tấm chiếu dệt ra là niềm tự tôn riêng của mỗi gia đình, thế nên, không có chuyện lợi dụng đêm khuya để trà trộn những tấm chiếu dệt ẩu, kém chất lượng. Chắc cũng nhờ lẽ đó, nên chiếu Định Yên mới tồn tại được đến ngày hôm nay”. Toàn khu chợ nếu đứng nhìn từ xa chỉ thấy những đốm đèn mù u lập lòe, đỏ ké, người dân lượn lờ, đi đứng nhẹ nhàng chậm rãi, thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma. Ông Khoan hớp ngụm trà, chậm rãi giải thích: “Bởi vậy, nên người ta cứ quen miệng gọi là “chợ ma”, “chợ âm phủ”. Có nhiều người không biết, tới đây tìm hiểu còn tưởng là do khu chợ này có ma cỏ gì đó. Nhưng đâu có phải, họp chợ trong sân chùa mà, chốn đình chùa linh thiêng, có ma sao được”. Và sở dĩ, người dân làng Định Yên phải họp chợ thầm lặng như vậy là để trốn “sưu cao, thuế nặng” của địa chủ, lệ làng. Cứ thế, nếp sinh hoạt “chợ ma” đã ăn sâu vào tâm hồn người dân làng chiếu hơn một thế kỷ trôi qua. Nên đến khi không còn phải chịu áp bức, bóc lột “sưu cao, thuế nặng”, thì thợ dệt chiếu vẫn nửa đêm thức giấc mang chiếu ra sân chùa chào mời thương lái. Đường vào làng chiếu Định Yên rực rỡ màu lát nhuộm Không còn người “điểm rồng, dệt phượng” Có thể nói, bao nhiêu đời nay, dù kinh qua nhiều thăng trầm nhưng người dân làng chiếu hầu hết đều muốn bám trụ với nghề. Và vẫn còn những nghệ nhân tâm huyết, luôn trăn trở bởi những giá trị truyền thống độc đáo của làng chiếu Định Yên đang dần bị mai một. Gia đình bà Phạm Thị Thanh, 83 tuổi, vốn là hộ làm chiếu nổi tiếng nhất Định Yên và tiếng tăm còn lan ra cả những vùng lân cận. Sở dĩ vậy vì cha chồng đã quá cố của bà Thanh là ông Nguyễn Văn Dậu, thường gọi là ông Bảy Dậu vốn có tuyệt kỹ “rải bông, rải chữ” và tất cả các loại hình thù lên chiếu. Theo bà Thanh, thì “rải bông, rải chữ”, nghĩa là các sợi chiếu màu được sắp xếp, đan xen với những sợi chiếu trắng sao cho thành hình hoa hồng, công phượng chứ không phải kiểu dệt chiếu xong rồi vẽ lên. Phải là thợ lành nghề, có kỹ thuật tỉ mỉ, khéo léo mới có thể dệt được loại chiếu này. Và thợ dệt chiếu được liệt vào hàng nghệ nhân như ông Bảy Dậu, giờ cũng không còn được mấy ai. Bà Thanh ngùi ngùi: “Cha chồng tôi cũng có truyền nghề cho tôi, nhưng ngặt nỗi thời buổi này, cưới hỏi, lễ Tết người ta đâu có tặng nhau đôi chiếu rải bông tay gọi là quà giá trị nữa”. Xen thêm cái tặc lưỡi tiếc nuối, bà Thanh nói tiếp: “Vả lại, chiếu rải bông phải được dệt bằng tay, vì máy dệt chạy nhanh quá, người thợ sẽ không tài nào chọn màu lát kịp, đã vậy còn phải se sợi bố căng làm sao cho thành hình nữa, phức tạp lắm nên giá thành loại chiếu này thuộc hàng cao ngất ngưởng”. Cũng do vậy mà giờ tìm khắp Định Yên, không biết còn có mấy ai biết “rải bông, rải chữ” lên chiếu. Trước kia, mỗi dip lễ Tết, cưới hỏi, dân các vùng và cả thương lái khắp nơi đều ghé nhà ông Bảy Dậu để đặt đôi chiếu “rải chữ” song hỷ, phúc lộc, “rải hình” công, rồng phượng. Nhưng nay, bà Thanh đành phải gác lại khung tay. Hầu hết người làng Định Yên bây giờ đều chuyển sang đầu tư máy dệt công nghiệp. Nếu dệt tay phải cần 2 người 1 khung, thì dệt máy chỉ cần 1 người điều khiển, năng suất có thể gấp 4 lần dệt khung tay. Bởi vậy, nên những tuyệt kỹ dệt chiếu thủ công nức tiếng một thời của Định Yên dần chìm vào quên lãng. Khung dệt chiếu máy chỉ cần 1 nhân công Bà Thanh tâm sự: “Giờ tôi chỉ mong ai đó có tâm, về khôi phục lại nghề dệt chiếu tay. Để du lịch, hay để bảo tồn văn hóa, thì cũng đâu đến nỗi làm ra không bán được. Chỉ cần giữ được 1 – 2 người biết “rải bông, rải chữ” mới có cơ may tay nghề không bị mất đi”. Không còn chợ ma làng chiếu một thời danh tiếng, cũng thưa dần những nghệ nhân điểm rồng, dệt phượng cho tấm chiếu lát thêm phần lộng lẫy. Không biết rồi mai mốt đây, những giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề đã tồn tại hơn 100 năm qua sẽ còn hay cũng mất … Bá Nguyễn =============== Ngày xưa, khi tôi xem phim "Sân trăng", mô tả làng nghề Đông Hồ trong thời suy thoái từ 500 năm trước, tôi ứa nước mắt cho một hệ thống di sản văn hóa Việt bị suy tàn. Tôi hứa với mình sẽ tìm cách phục hưng dòng tranh dân gian này. Đó là nguyên nhân để tôi viết cuốn " Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam". Nhưng cũng như "Chợ ma làng chiếu", nếu không tạo ra một môi trường tồn tại cho nó thì nó sẽ bị đào thải với thời gian. Bởi vậy, tôi sẽ viết tiếp - hoặc đưa lên diễn đàn - về tính trấn yểm và phát huy khí lực trong Phong thủy ngôi gia của tranh dân gian Việt Nam. Đây là một tuyệt chiêu của Phong thủy Lạc Việt và đã có tác dụng rất mạnh mẽ trên thực tế ứng dụng. Một phần bài giảng của Phong thủy Lạc Việt đã nói tới phương pháp sử dụng tranh dân gian này. Có thể nói, hầu hết những di sản Việt - kể cả những vật dụng trong đời sống, như: Trúm, nơm, chổi quét nhà....đều có một tác dụng trấn yểm mạnh, nếu để đúng chỗ. Rất mong sự quan tâm của quý vị và anh chị em.1 like