• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 18/12/2014 in all areas

  1. Đậu thì ok nhưng điểm không cao không cố gắng nhiều hơn sẽ bị trễ.
    1 like
  2. Tập Cận Bình cho Putin tin "uống định tâm đan"? Hồng Thủy 17/12/14 09:31 Thảo luận (0) (GDVN) - Các ngân hàng và nhà đầu tư Trung Quốc hiện tại đều đang tìm kế hoãn binh, không chịu giải ngân chuyển tiền cho phía Nga theo những hợp đồng đã ký. Nga vật lộn với đồng rúp sụt giá Kinh tế nước Nga có thể suy thoái ngay trong quý I/2015 Washington Post: Nền kinh tế Nga đang sụp đổ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tờ Đa Chiều ngày 16/12 đưa tin, trong khi Mỹ và phương Tây tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga do cuộc khủng hoảng Ukraine thì Bắc Kinh tuyên bố sẽ kiên định đứng về phía Moscow bằng mọi giá. Trung Quốc cho rằng Putin sáp nhập Crimea vào Nga "là có lý do chứ không phải bỗng dưng sinh sự như phương Tây tuyên truyền". Trong chuyến công du Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua, Putin và Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết một hợp đồng cung cấp khí đốt lớn chưa từng có. Hợp đồng cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Quốc không chỉ giúp Bắc Kinh có thêm động lực phát triển kinh tế mà còn giúp Nga thêm khả năng đối phó với phương Tây. Khi tiếp Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko hồi tháng 9, Tập Cận Bình hứa chắc chắn rằng, dù có bị áp lực lớn đến đâu Trung Quốc cũng quyết không ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây, và sẽ không bao giờ tham gia trừng phạt Nga. Đa Chiều bình luận, phát biểu này của Tập Cận Bình như một viên "định tâm đan" dành cho Putin. Tuy nhiên tờ Financial Times của Anh bình luận, Trung Quốc sẽ không rót vốn đúng lúc Nga đang cần nó nhất để giúp Moscow thoát hiểm. Mặc dù hai nước đã ký kết nhiều hợp đồng nhưng cho đến nay Nga không dễ lấy được tiền của Trung Quốc. Theo tiết lộ của giới chuyên gia tài chính, các ngân hàng và nhà đầu tư Trung Quốc hiện tại đều đang tìm kế hoãn binh, không chịu giải ngân chuyển tiền cho phía Nga theo những hợp đồng đã ký kết vì lo đắc tội với phương Tây. Một quan chức của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) tại Moscow nói với Financial Times: "Nếu Nga hy vọng chúng tôi dốc toàn lực lấp toàn bộ khoảng trống tín dụng mà các ngân hàng châu Âu và Mỹ để lại, Nga sẽ thất vọng. Ngân hàng Trung Quốc đương nhiên cần phát triển kinh doanh ở Nga, nhưng chúng tôi cũng phải tính đến rủi ro." Một quan chức trong lĩnh vực năng lượng cho biết: "Phía Nga hiện tại đang đặc biệt lo ngại, Trung Quốc hiện không muốn cung cấp vốn cho Nga một chút nào". Ngay cả hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá 400 tỉ USD giữa Gazprom của Nga với Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNPC) ký trong chuyến thăm của Putin cũng chung số phận. Hợp đồng này đừng được xem như thắng lợi lớn của Putin, nhưng khoản 25 tỉ USD Trung Quốc cam kết thanh toán trước cho Gazprom đến nay vẫn chưa thấy đâu. Phó tổng giám đốc Gazprom Alexander Medvedev gần đây cho biết, số tiền này hiện vẫn bị treo, Bắc Kinh chưa quyết định. Ngân hàng Trung Quốc cam kết dành 2,15 tỉ rúp tín dụng cho các doanh nghiệp Nga trong khi Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cam kết viện trợ không hoàn lại cho Nga 1,3 tỉ rúp. Nhưng các ngân hàng và doanh nghiệp Nga trong năm 2015 sẽ phải trả 134 triệu USD nợ nước ngoài, chủ yếu là của các ngân hàng châu Âu và Mỹ. Số tiền mà ngân hàng Trung Quốc rót cho Nga không đủ trả số nợ này. Trong khi theo Đa Chiều, đồng minh chiến hữu thân thiết của Tổng thống Putin, Tổng giám đốc Tập đoàn đường sắt Nga Vladimir Yakunin đã khẳng định công khai, châu Á không thể thay thế phương Tây trở thành nguồn tài chính có ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Bất kể khủng hoảng Ukraine diễn biến thế nào đi nữa, Nga cũng cần phải hợp tác với châu Âu. ============================ Cái này Lão Gàn cũng lói nâu dồi, ngay trong tô bát này. Híc! Chơi với Tàu, Nga sẽ thiệt thòi. Thế giới này sẽ phải hội nhập. Không lâu lắm đâu. Chậm nhất là 10 năm nữa.
    1 like
  3. Sự sụp đổ hệ thống kinh tế của Tổng thống Nga Putin 17/12/2014 13:58 (TNO) Đồng rúp mất giá kỷ lục và sự sụt giảm của nền kinh tế Nga đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế và những thành tựu mà Tổng thống Vladimir Putin xây dựng suốt 15 năm cầm quyền, theo Bloomberg ngày 17.12. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: AFP Ông Putin tiếp nhận quyền lực từ ông Boris Yeltsin năm 1999 với cam kết chấm dứt sự hỗn loạn thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính năm 1998. Putin đã có những thành công khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và tăng lương cho người dân nhưng sự sụt giảm của giá dầu cùng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu đang là những thách thức lớn cho ông, báo hiệu sự sụp đổ của nền kinh tế 15 năm ông gây dựng, theo Bloomberg. Tình hình trở nên nghiêm trọng Trong một động thái bất ngờ ngày 16.12, Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) đã tăng lãi suất lên mức 17%, mức cao nhất trong 16 năm qua, nhằm ngăn chặn đà mất giá của đồng rúp từ 34 rúp/USD xuống 70 rúp/USD khi giá dầu giảm xuống dưới 60 USD/thùng. Theo báo cáo ngày 9.12 của Moody’s Investors Service, nước Nga có 1/4 tổng sản lượng nền kinh tế có liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng. Bloomberg dẫn lời một chuyên gia tại Gazprombank cho biết việc đồng rúp mất giá và sự sụt giảm của nền kinh tế đang đánh dấu sự sụp đổ của hệ thống kinh tế dựa vào dầu mỏ của Tổng thống Putin trong 15 năm qua. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cùng quan chức và lãnh đạo Ngân hàng trung ương trong cuộc gặp hôm qua 16.12 - Ảnh: Reuters Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Neil Shearing của Capital Economics Ltd nhận định mức lãi suất cao mà BoR đưa ra sẽ ảnh hưởng tới việc cho vay hộ gia đình và cho vay doanh nghiệp, làm gia tăng dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế Nga. Ông Putin suốt thời gian qua đã đưa ra những chính sách để cứu vãn đồng rúp, từ việc chi tiền để ngăn sự mất giá, cho phép BoR tự do bán đồng USD, trừng phạt mạnh tay giới đầu cơ, và đỉnh điểm là ngày 16.12, BoR tăng lãi suất mức kỷ lục kể từ năm 1998. Thế nhưng, mọi thứ dường như vẫn không có biến chuyển tốt đẹp. Tuần trước, Bộ Kinh tế Nga cho biết GDP của nước này sẽ giảm 0,8% trong năm 2015, còn theo BoR nếu giá dầu tiếp tục ở mức dưới 60USD/thùng, GDP có thể giảm tới 4,7%, theo Bloomberg. Nghị sĩ Dmitry Gudkov chia sẻ trên trang Twitter của mình rằng: “Bao nhiêu ngân hàng sẽ phá sản trong tháng 1.2015? Mọi người sẽ mất việc làm và hết tiền. Cơn ác mộng mới chỉ thực sự bắt đầu”, theo Bloomberg. Sự ủng hộ Putin Số liệu cho thấy ông Putin được 85% người dân ủng hộ sau những chính sách đối với Ukraine, đặc biệt là việc ông sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga. Theo ông Igor Bunin, người đứng đầu Trung tâm công nghệ chính trị Moscow, cuộc khủng hoảng trong tỷ giá đồng rúp có thể dẫn đến việc xói mòn trong tỷ lệ ủng hộ ông Putin, nhưng nếu các cuộc biểu tình diễn ra thì sẽ nhằm vào các quan chức cấp thấp hơn là vào ông Putin. Khủng hoảng đồng rúp Nga đặt chính sách kinh tế của Moscow trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” - Ảnh minh hoạ: Reuters “Tổng thống Putin vẫn là biểu tượng của nước Nga và người dân Nga, do đó một số quan chức chính phủ Nga có thể bị sa thải do sự khủng hoảng của đồng rúp. Người dân coi ông Putin là ngôi sao may mắn sẽ giải thoát cho đất nước và mọi người lo sợ việc mất ông như việc mất đi may mắn”, Bloomberg dẫn lời ông Bunin “Mọi người đều cho rằng ông Putin là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, đem lại trật tự và giúp cải thiện đời sống nhân dân. Hiện tại ông vẫn là Putin, ông vẫn có quyền lực nhưng mọi thứ đang sụp đổ”, Bloomberg dẫn lời chuyên gia phân tích chính trị Dmitry Oreshkin. Chính phủ thiếu năng lực Bà Tatiana Barusheva, một người dân 63 tuổi tại thành phố Gelendzhik, đã đổ lỗi cho ông Putin về sự khủng hoảng tiền tệ do những chính sách thiếu thận trọng. “Người dân không thể trông đợi vào chính phủ Nga, nó không đủ năng lực. Bất kể ông Putin cố gắng thế nào đi chăng nữa thì những chính sách của ông cũng vô dụng”, Bloomberg dẫn lời bà Barusheva. Nền kinh tế Nga đang lâm vào tình trạng khó khăn (hình minh họa) - Ảnh: Reuters Tổng thống Putin đã từng đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, khi khủng hoảng tài chính thế giới khiến GDP của Nga giảm 7,8% và giá dầu cũng giảm mạnh. Trong tình hình đó, đồng rúp đã giảm 1/3 giá trị nhưng nền kinh tế Nga đã dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng đó. Trong khi đó, chuyên gia xã hội học Olga Kryshtanovskaya của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) cho rằng mặc dù ông Putin đã vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008 nhưng những biện pháp trừng phạt khiến tình hình lần này khó khăn hơn trước. Theo chuyên gia, những biện pháp nhằm cứu vãn tình hình như áp đặt lệnh kiểm soát vốn hay có những lập trường mềm mỏng tại Ukraine đều có những rủi ro riêng. Một chuyên gia nghiên cứu cấp cao khác khẳng định tình hình kinh tế Nga đã hồi phục nhanh chóng sau năm 2009 nhưng hiện nay Nga đang phải đối mặt với sự bất ổn không thể kiểm soát và điều này sẽ làm suy yếu niềm tin vào toàn bộ mô hình kinh tế của ông Putin. Ngọc Mai ================= Cái này Lão Gàn cũng lói nâu dồi, rằng thì nà mà ngài Putin đã sai lầm. Giá như ngài dừng lại ở Crimea và thương lượng về Đông Ucraine theo chiều hướng nhượng bộ thì vấn đề đã khác đi. Thế mạnh của nước Nga là không cần ngồi nhờ xe của Hoa Kỳ như Trung Quốc. Vẫn còn kịp xoay sở. Nhưng phải có một sự quyết đoán rất tỉnh. Tiếc thay. Điều đó sẽ không xảy ra.
    1 like
  4. Bắc đầu từ khoảng 1/2 năm đầu năm Mùi sẽ có nhiều sự may mắn về công việc hay có muốn thay đổi việc làm cũng có quí nhân giúp ,ngoài ra nếu chưa có bạn tâm đầu thì vào tháng đầu năm hay khoảng giữa năm sẽ gặp người đó, nếu muốn có nên duyên cũng thuận tiện, nói chung 1 năm đầy hứa hẹn cho tình cảm và cuộc sống hài hòa công việc thuân lợi .
    1 like
  5. Tư Mã Đức Tháo và Gia Cát Lượng Lão Gàn Tư Mã Đức Tháo là một nhân vật không đóng vai trò gì trong lịch sử hình thành tam quốc. Ông ta chỉ như một nhân vật đệm xuất kiện mờ nhạt bên cạnh những nhân vật nổi tiếng trong Tam Quốc chí. Cho nên các bình luận gia của nhiều thời đại, chẳng ai nói một chữ nào về nhân vật này. Thật tội nghiệp Tư Mã Đức Tháo. Chẳng ai buồn nhắc tới một tay dở hơi, lại có vẻ như bị tâm thần ở đất Kinh Châu này. Người ta thích bình luận những nhân vật nổi tiếng như Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Lưu Bị, Quách Gia; tệ lắm thì cũng Chu Du, Lục Tốn, Triệu Tử Long, Quan Vân Trường.... cho nó oai. Những bình luận gia từ Mao Tôn Cương, Kim Thánh Thán....cả vài trăm năm nay, thường phán theo kiểu "Chẳng phải tay ông", khen chê đủ điều. Nhưng riêng Lão Gàn thì lại thích Tư Mã Đức Tháo còn hơn cả Gia Cát Lượng. Tư Mã Đức Tháo xuất hiện chỉ hai lần trong toàn bộ cuốn Tam Quốc Chí. Lần thứ nhất là khi Lưu Bị vượt thoát khỏi suối Đàn Khê, lang thang tình cờ đến nhà của Tư Mã Đức Tháo. Lúc ấy ông ta đang chơi đàn. Chợt đàn nẩy lên tiếng cao, ông ta biết tất có anh hùng nghe trộm. Đấy là một trong những lý uyên thâm của Lý hoc Việt (Kinh Châu thuộc Nam Dương Tử, đất của Văn Lang xưa). Nên khi tiếp Lưu Bị, ông ta tỏ ra ân cần chu đáo và đã giới thiệu với Lưu Bị Phục Long và Phụng Sồ, chỉ cần một trong hai người là đủ định thiên hạ. Khi được hỏi Phục Long và Phương Sồ là ai thì ông ta không nói, mà chỉ cười: "Được! Được!". Thật đúng là lão dở hơi. Lưu Bị mời ông ta ra giúp. Ông từ chối. Gàn bát sách. Lần thứ hai là khi Lưu Bị cùng Quan Vân Trường, Trương Phi đang chuẩn bị khăn gói quả mướp đến Ngọa Long Sơn thỉnh Khổng Minh làm quân sư cho mình thì Tư Mã Đức Tháo đến chơi. Khi biết Lưu Bị có ý đi thỉnh Khổng Minh, ông ta hỏi: "Sao biết Khổng Minh mà đi thỉnh?". Lưu Bị trả lời: "Từ Thứ nói!". Tư Mã Đức Tháo phàn nàn - đại ý: "Từ Thứ biến thì biến mựa nó đi, còn giới thiệu Khổng Minh làm gì cho khổ hắn ta ra". Lưu Bị phàn nàn: "Sao tiên sinh nói vậy?". Tư mã Đức Tháo không trả lời từ biệt ra về. Ra đến sảnh đường, Tư Mã Đức Thảo ngửa mặt lên trời mà than rằng: "Khổng Minh tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời. Thật tiếc lắm thay!". Tư Mã Đức Tháo chỉ xuất hiện có hai lần ngắn ngủi trong Tam Quốc Chi. Cũng có người "zdăng ghọc" nhắc đến ông ta thì cũng chỉ coi như là một nhân vật đệm, để giới thiệu một kỳ nhân xúc sắc là Gia Cát Lượng, quậy tưng lịch sử Tam Quốc sau đó. Nhưng với Lão Gàn từ góc nhìn Lý học thì vấn đề không đơn giản như vậy. Nếu xét về cấu trúc tập truyện thì đây chính là nhân vật xác định chủ đề xuyên suốt của Tam Quốc Chí. Nếu xét về Lý học thì đây chính là người được mô tả tuy chỉ vài nét đơn sơ , nhưng là bậc thầy về Lý học. Trong các tích truyện cổ của Tàu và cả của ta, khi mở đầu câu truyên cũng có một câu mô tả tính minh triết, hoặc triết lý mở đầu. Và sau đó toàn bộ câu truyện minh họa cho chủ đề mang tính triết lý , hoặc minh triết đó. Ví dụ như trong truyện Kiều: Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau Sau đó là toàn bộ câu truyên minh hoa cho tính triết lý của chủ đề này. Tương tự như vậy, Tam Quốc chí cũng có đoạn mở đầu như sau: Thế lớn trong thiên hạ, tan lâu tất phải hợp, hợp lâu tất phải tan. Toàn bộ câu chuyện Tam Quốc Chi với nhiều diễn biến phức tạp, hấp dẫn, nhưng tất cả đều minh chứng cho tính minh triết trên. Câu "Ngọa Long tuy gặp chủ, nhưng không gặp thời" của Tư Mã Đức Tháo chính là nhắc lại chủ để trên. Mọi sự kiện và con người với đủ thể loại quay cuồng trong Tam Quốc Chi đều dẫn đến một thực tế cuối cùng: "Tan lâu tất phải hợp" - thiên hạ thống nhất bởi nhà Tấn. Cho nên câu của Tư Mã Đức Tháo đã chứng tỏ sự hiểu biết vượt trôi của ông về lý học. Và thực tế đã chứng tỏ rằng: cho dù Khổng Minh tài năng khuynh quốc, nhưng cuối cùng cũng ngậm ngùi ở gò Ngũ Trượng với sự nghiệp còn dang dở, thúc thủ trước một Tư Mã Ý tầm thường, nhưng đủ khôn ngoan để cản trở sự nghiệp của ông. Khổng Minh tuy tài năng thật, nhưng theo Lão Gàn thì chiều sâu Lý học không bằng Tư Mã Đức Tháo là vậy. Ấy là Lão Gàn thấy thế, nên chém gió ở đây vậy.
    1 like
  6. Cảm ơn Việt Hà đã quan tâm. Bản thân tôi rất thích xem sách từ nhỏ. Tôi sẽ liên hệ với Việt Hà để xin sách. Còn về nền tảng tri thức của nền văn minh hiện đại này thì quá kém về nhiều mặt, tôi đã nhận thấy điều này, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và so sánh với Lý học Đông phương. Tôi vẫn đang tiếp tục viết đề tài này - Bài viết chưa hoàn chỉnh - trong bài T1 - 11. Nhưng tốc độ rất chậm vì sức khỏe.
    1 like
  7. Nhà lập pháp Mỹ: TQ là thách thức lớn nhất đối với trật tự thế giới Bình Nguyên 15/12/14 14:56 Thảo luận (0) (GDVN) - Ông Randy Forbes cũng đã gửi một bức thư đến Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng như một thứ trưởng QP khác là ông Robert Work. Ông Randy Forbes Mạng Washington Free Beacon ngày 12/12/2014 đưa tin cho biết một nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã lên tiếng kêu gọi quân đội và chính quyền nước này cân nhắc lại chính sách quân sự của mình với Trung Quốc bởi ông nhận thấy rằng Bắc Kinh có xu hướng tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận thù địch bất chấp việc hợp tác giữa quân đội Mỹ và quân đội Trung Quốc có chiều hướng được tăng cường. Randy Forbes - Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch và năng lực biển của Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ đã lên tiếng thúc giục Lầu Năm Góc hãy cân nhắc lại chính sách quan hệ quân sự với TQ giữa lúc xuất hiện nhiều nghi ngờ cho rằng việc hợp tác song phương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đem lại nhiều lợi ích cho Bắc Kinh nhưng không thể thuyết phục được quân đội nước này chấm dứt các hoạt động mang tính chất thù địch với Mỹ và các đồng minh ở Châu Á - Thái Bình Dương. Ông Randy Forbes cũng đã gửi một bức thư đến Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng như một thứ trưởng QP khác là ông Robert Work. Randy Forbes cho biết: "Tôi tin rằng Bộ Quốc phòng hiện tại đang thiếu những hướng dẫn toàn diện cũng như các cơ chế cần thiết để duy trì một chính sách phù hợp, phụ vụ tốt nhất cho các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh thời bình Mỹ - Trung Quốc sẽ còn kéo dài". Ông Randy Forbes tuyên bố có thể chỉ ra rất nhiều ví dụ cụ thể có liên quan đến cả văn phòng củanbộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Tư lệnh lực lượng quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Hiện đang xuất hiện nhiều quan ngại về quá trình hợp tác quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo ông Randy Forbes, trong tháng 5/2014 vừa qua, một tướng cấp cao của quân đội Trung Quốc là ông Phòng Phong Huy đã lên thăm tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan tại San Diego - đây được xem là sự kiện vi phạm tiềm tàng nếu đem chiếu với các điều khoản của Luật ủy quyền quốc phòng được ban hành năm 2000. Điều luật này cấm các cuộc trao đổi quân sự với Trung Quốc trong các lĩnh vực kiểu như "các chiến dịch kế hoạch lực lượng" nhưng Lầu Năm Góc khi đó đã không coi sự kiện trên là một hành vi lách luật. Ngay sau chuyến thăm này một đô đốc của quân đội Trung Quốc đã nói trên báo chí chính thống của nước này rằng tướng Phòng Phong Huy đã nắm được những thông tin có giá trị về năng lực của tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan của Hải quân Mỹ. "Mặc dù việc làm của Mỹ ở cấp độ nào đó cũng là thể hiện sự răn đe với Trung Quốc thông qua trình diễn năng lực quân sự nhưng tôi lo ngại rằng điều đó cũng có nguy cơ không làm cho TQ giảm đi các hành động mang tính chất thù địch, đối đầu, thậm chí Trung Quốc thể liều lĩnh hơn" - ông Randy Forbes viết trong thử giử các quan chức hàng đầu của Mỹ. Randy Forbes chỉ ra thêm rằng Trung Quốc hiện đã tiến hành thử nghiệm máy bay tàng hình thế hệ 5 J-31, phiên bản máy bay phản lực bị cáo buộc là copy thiết kế của của máy bay chiến đấu liên hợp F-35 của quân đội Mỹ. Quân đội TQ bị tình nghi đã đánh cắp các bí mật thiết kế máy báy chiến đấu F-35 thông qua hoạt động tin tặc có tổ chức nhằm vào các nhà thầu như Lockheed Martin. Trong bức thư của mình, ông Randy Forbes khẳng định rằng không có tín hiệu nào cho thấy hợp tác quân sự của Mỹ với Trung Quốc đảm bảo được rằng Trung Quốc phải định hình được các hành động của mình trong những vấn đề có tính chất cạnh tranh với Mỹ. “Tôi thực sự tin rằng TQ là lực lượng có tiềm năng gây ra thách thức to lớn nhất đối với tự do và trật tự quốc tế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến nay” - Randy Forbes tuyên bố. ======================== Cái này Lão Gàn lói nâu dồi mừ! Thế giới này sẽ phải hội nhập. Tất nhiên nó sẽ phải được điều hành bởi một tổ chức quốc tế hoặc một quốc gia bá chủ. Hoa Kỳ đang là bá chủ trên thực tế, tất nhiên trật tự thế giới được hiểu theo góc nhìn của Hoa Kỳ. Nay Tàu nổi lên mạnh mẽ muốn trở thành thống trị thế giới - dù trong hòa bình hay chiến tranh - thì nếu Tàu thành công, trật tự thế giới này sẽ được sắp xếp theo góc nhìn của Tàu. Bởi vậy, cái zdấn đề: "TQ là lực lượng có tiềm năng gây ra thách thức to lớn nhất đối với tự do và trật tự quốc tế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến nay” - như ngài Randy Forbes tuyên bố, chẳng có gì là lạ. Bởi zdậy mới có chiện "Canh bạc cuối cùng". Cái lày lói nâu dồi!. Lão Gàn thì rất yêu chuộng hòa bình thế giới, Nhưng quyết định cuối cùng lại thuộc về Thượng Đế. Ấy là nói theo "mê tín dị đoan". Còn nói theo "pha học" thì quyết định cuối cùng thuộc về những quy luật tương tác của vũ trụ. Hì!Hic!
    1 like
  8. Cảm ơn Việt Hà đã bổ sung những tư liệu có thể minh chứng cho những luận điểm của của tôi (Chưa chứng minh xong), khi tôi đã xác định: * Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử với những chứng cứ không thể bác bỏ. Và dù với bất cứ một hệ quy chiếu nào (Kể cả giả thuyết này), nhân danh bất cứ một cái gì thì Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn của văn minh Đông phương, vẫn cứ là chân lý cuối cùng và thuyết ADNh chính là lý thuyết thống nhất. Khi sức khỏe ổn định, tôi sẽ viết tiếp đề tài này.
    1 like
  9. Chắc bác vansuvothuong phải quen thân với chủ nhân lá số lắm mới biết được cả việc anh ta đã yêu bao nhiêu bao nhiêu cô, vào năm nào, tình trạng ra sao, làm nghề gì... :lol: Lá số này năm nay nếu muốn cưới cũng được, nhưng tới năm Thân thì cũng phải coi chừng ly tán. năm nay 2014 mất nhiều tiền cho gái, nếu đã đi làm thì thất nghiệp hay bị cách chức, tài lộc có đến nhưng hao hụt tiêu tán nhiều hơn. Vào tháng 9 âm lịch có bị thủy tai hay gì đó liên quan đến nước không vậy bác?
    1 like