-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 12/12/2014 in all areas
-
Tân Hoa Xã: Chống tham nhũng không còn là chiến dịch mà là chiến tranh Hồng Thủy 10/12/14 07:08 Thảo luận (0) (GDVN) - Trung Quốc không thể tự giải quyết được vấn đề tham nhũng của mình mà không thiết lập cải cách chính trị quan trọng, cho phép giám sát công khai các quan chức. Tập Cận Bình triệu các tướng chủ chốt về kinh kiểm thảo Chu Vĩnh Khang Chu Vĩnh Khang chỉ đạo nghe trộm Ôn Gia Bảo, Lý Khắc Cường Trung Quốc bắt thêm một Thiếu tướng đương chức Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP. The Diplomat ngày 10/12 đưa tin, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đã bình luận, những nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình không còn là một chiến dịch mà là một cuộc chiến tranh kéo dài. Tân Hoa Xã dẫn vụ khai trừ đảng, bắt giữ Chu Vĩnh Khang gần đây làm ví dụ minh chứng cho việc tăng cường hoạt động chống tham nhũng, đồng thời chỉ ra rằng chiến dịch này đã vượt qua ngưỡng cảnh báo răn đe người khác. Thay vào đó, quy mô của chiến dịch và những nỗ lực mới tập trung cải cách pháp luật, thể chế hóa hoạt động chống tham nhũng và xem đó là một cuộc chiến tranh lâu dài. Đây không phải lần đầu tiên Tân Hoa Xã ví von, ẩn dụ về các nỗ lực chống tham nhũng. Hồi tháng 8, báo chí Trung Quốc đã dẫn lời nhận xét "thẳng thắn bất thường" của Tập Cận Bình trong một cuộc họp kín của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc: "Cuộc chiến giữa đội quân chống tham nhũng và đội quân tham nhũng đang bế tắc". Ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng: "Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng của chúng ta, tôi không còn quan tâm đến chuyện sống chết, hoặc danh dự của tôi bị hủy hoại." Chỉ sau hai năm lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã gắn chặt sự nghiệp, danh tiếng của cá nhân mình với chiến dịch chống tham nhũng. Thành công hay thất bại trên mặt trận này sẽ có tác động rất lớn đối với thời gian còn lại trên cương vị nguyên thủ của mình. Từ nhấn mạnh của ông trong cuộc chiến chống tham nhũng thì rõ ràng Tập Cận Bình tin rằng đây là một vấn đề sống còn với đảng Cộng sản Trung Quốc. Tập Cận Bình là con cái giới tinh hoa của đảng Cộng sản Trung Quốc và ông đã có một ý thức mạnh mẽ rằng phải bảo vệ đảng Cộng sản Trung Quốc là trách nhiệm và số phận của mình. Đối phó với tham nhũng chính là chìa khóa bảo vệ tính hợp pháp của đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước đây có thông tin cho rằng những người tiền nhiệm như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đã ép Tập Cận Bình phải thu nhỏ quy mô chiến dịch. Nhưng từ những báo cáo mới nhất liên quan đến vụ Cốc Tuấn Sơn, Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang cho thấy cả 2 ông đều ủng hộ hành động của Tập Cận Bình. Tuy nhiên, việc Tân Hoa Xã gọi chống tham nhũng là chiến tranh kéo dài và nhắc lại ý kiến của Tập Cận Bình về 2 tập đoàn đối kháng đã cho thấy đang tồn tại sự bế tắc trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Thậm chí khi các nhân vật cao cấp nhất ủng hộ Tập Cận Bình, ông vẫn phải đối mặt với sức phản kháng rất mạnh từ tập đoàn tham nhũng, đặc biệt là ở các bộ ban ngành và địa phương, những nơi từ lâu đã tồn tại chuyện "trên bảo dưới không nghe". Theo Tân Hoa Xã, những nỗ lực chống tham nhũng đã có kết quả với 50 quan chức cấp tỉnh trở lên, còn được gọi là hổ. Số lượng "ruồi" bị đập ở các địa phương lên tới hơn 84 ngàn cán bộ bị xử lý kỷ luật trong 6 tháng đầu năm 2014. Và chiến dịch đang đi xa hơn, đặc biệt là trong đội ngũ tướng lĩnh quân đội. Trong tuần vừa qua truyền thông Trung Quốc đã xác nhận các nhà chức trách đã bắt 2 Thiếu tướng quân đội, Đới Duy Dân và Cao Tiểu Yên. Bất chấp những nỗ lực này, nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng Trung Quốc không thể tự giải quyết được vấn đề tham nhũng của mình mà không thiết lập cải cách chính trị quan trọng, cho phép giám sát công khai các quan chức chính phủ, trong đó có tự do báo chí và tư pháp độc lập. Không có gì đảm bảo chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình sẽ thành công. Tân Hoa Xã gọi nó là cuộc chiến tranh kéo dài cung phần nào cho thấy điều đó. ==================== Có hai zdấn đề: A/ Cái này Lão Gàn lói nâu dùi - "Khó lém!". Không phải chủ nhân đích thực của Lý học Đông phương, các người không đủ trình để hiểu được những mới liên hệ tương tác phức tạp trong xã hội loài người nói chung, để từ đó ra một quyết sách đúng. B/ Vấn đề được đặt ra: nếu ngài Tập thâu tóm quyền lực tuyệt đối - tức tạm gọi là "phe tham nhũng" bị tiêu diệt hoàn toàn - thì tương lai của cả Trung Quốc nằm trong quyết định của ngài Tập. Đây chính là điều mà người ta có quyền hoài nghi động cơ của ngài. Hì. Khó lém! Hì!1 like
-
Mỹ chính thức bác yêu sách ‘đường 9 đoạn’ của Trung Quốc 09/12/2014 17:30 (TNO) Bộ Ngoại giao Mỹ công bố báo cáo khẳng định yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đơn phương đưa ra tại Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế về biển, theo tài liệu chính thức từ trang web Bộ Ngoại giao Mỹ. Đường 9 đoạn là yêu sách phi lý của Trung Quốc - Ảnh: chụp từ báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ Báo cáo dài 26 trang, được công bố ngày 5.12 do Cục Đại dương và Các vấn đề môi trường và khoa học quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đã chỉ ra sự phi lý trong yêu sách “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Báo cáo này được đưa ra ngay trước thời hạn 15.12 mà Toà trọng tài quốc tế yêu cầu Trung Quốc đưa ra tài liệu pháp lý về vụ kiện của Philippines đối với những tuyên bố chủ quyền phi lý và phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Năm 2009, Trung Quốc gửi lên Liên Hiệp Quốc tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, tuyên bố chủ quyền phi pháp ở biển Đông. Theo yêu sách này, Trung Quốc chiếm khoảng 2 triệu km2 diện tích biển và 13 km2 diện tích đất trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bãi cạn Scaborough. Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho thấy “đường 9 đoạn” mà Trung Quốc đưa ra nằm gần với đường bờ biển của các quốc gia tiếp giáp biển Đông, trong đó đoạn số 1 (theo báo cáo) chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Các đoạn 3,4,5 lần lượt cách Indonesia, Malaysia, Philippines 75, 24 và 35 hải lý. Báo cáo cũng chỉ ra nhiều điểm không hợp lý trong tấm bản đồ của Trung Quốc. Các đoạn ở tấm bản đồ năm 2009 đều gần bờ biển các nước láng giềng hơn trong tấm bản đồ năm 1947, tấm bản đồ được cho là lần đầu tiên có “đường lưỡi bò”. Báo cáo dẫn chứng ở đoạn thứ 2 nằm gần bờ biển Việt Nam hơn 45 hải lý so với đoạn gần nhất trên bản đồ năm 1947 trong khi đoạn 1 gần hơn 15 hải lý. Tàu hải cảnh và giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc hoạt động phi pháp trong vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Độc Lập Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định Trung Quốc vẫn chưa làm rõ những đòi hỏi về biển liên quan đến “đường 9 đoạn” theo cách thức phù hợp với luật pháp quốc tế. Báo cáo cho rằng, các luật lệ, tuyên bố và hành động chính thức của Trung Quốc đều thể hiện sự mâu thuẫn đối với bản chất và phạm vi của các yêu sách mà nước này đưa ra. Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra 3 cách diễn giải khác nhau mà Mỹ cho rằng Bắc Kinh muốn thể hiện. Theo cách diễn giải thứ nhất, “đường 9 đoạn” là khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo và vùng biển liên quan được xác lập dựa trên các đảo này theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS). Báo cáo cho rằng nếu đường 9 đoạn thể hiện điều đó thì các đảo và vùng biển trong phạm vi đường 9 đoạn này phải phù hợp với các quy định của UNCLOS về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập dựa trên bờ biển và các cấu trúc địa lý theo đúng định nghĩa về “đảo” trong điều 121 của công ước này Thế nhưng, theo Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn còn có tranh chấp ở các đảo và vùng biển liên quan đến các đảo ở biển Đông. Mặt khác, kể cả nếu Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo tại biển Đông thì ranh giới của bất kỳ vùng biển nào được xác lập dựa trên các đảo này theo điều 121 của UNCLOS cũng đều phải được phân định giữa các nước liên quan. Ở cách diễn giải thứ hai, “đường 9 đoạn” là các đường ranh giới quốc gia của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng những đoạn mà Trung Quốc đưa ra đều không có cơ sở pháp lý phù hợp với luật biển. Theo luật quốc tế, các ranh giới biển được xác lập dựa trên thỏa thuận giữa các quốc gia láng giềng và do vậy, một quốc gia không thể đơn phương xác lập ranh giới biển với một quốc gia khác. Thêm vào đó, một đường ranh giới quốc gia như vậy không phù hợp với thực tiễn giữa các nước và luật pháp quốc tế. Bởi lẽ, vị trí của ranh giới biển được xác định dựa trên đường bờ biển đối diện, dài và liên tục chứ không phải dựa trên các hòn đảo rất nhỏ và biệt lập như tại biển Đông. Tàu công trình hiện đại của Trung Quốc tại Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa - Ảnh: Mai Thanh Hải Ngoài ra, ở các đoạn 2,3 và 8 trên bản đồ phi pháp năm 2009 của Trung Quốc không chỉ nằm khá gần bờ biển của các nước khác mà tất cả hoặc một phần của những đoạn này đều nằm ngoài phạm vi 200 hải lý tính từ bất kỳ cấu trúc địa lý nào mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Ở cách diễn giải cuối cùng, “đường 9 đoạn” là ranh giới của cái gọi là “các đòi hỏi biển lịch sử” của Trung Quốc. Theo báo cáo, nếu đường 9 đoạn định thể hiện khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi cái gọi là “vùng nước lịch sử” hay “quyền lịch sử” thì những yêu sách này cũng không nằm trong mục “đòi hỏi lịch sử” được quy định trong điều 10 và 15 của UNCLOS. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chí pháp lý đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử”, bao gồm thực thi chủ quyền một cách công khai, được biết đến rộng rãi, liên tục và hiệu quả tại biển Đông và được các nước khác công nhận việc thực thi này. Với những phân tích trong 26 trang báo cáo, Bộ Ngoại giao Mỹ kết luận rằng yêu sách hiện nay của Trung Quốc về đường 9 đoạn là phi pháp, không phù hợp với luật quốc tế về biển. Ngọc Mai ===================== Hì! Không nằm ngoài dự liệu của Lão Gàn: Hoa Kỳ là Đồng minh tự nhiên của Việt Nam vì quyền lợi của chính Hoa Kỳ trên biển Đông. Bi wờ đến lượt cô ẻm Đài Loan phát biểu ý kiến đi chứ nhể! Kịch niệt phản đối Hoa Kỳ hay thừa nhận công bố của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc năm 1948 sai?! Hì! Một trong những vấn đề của chính trị quốc tế là tính chính danh - ít nhất về mặt lý thuyết. Thí dụ về mặt lý thuyết thì tất cả đàn ông trên thế giới đều chung thủy với vợ chẳng hạn. Bởi vậy, đây chính là cú quyết định của cô em Đài Loan có tham gia cuộc chơi hay biến ra ngoài "Canh bạc cuối cùng". Cái này anh đây - Hì - đã nhắc nhở cô em Đài Loan nhiều lần trên diễn đàn, ngay trong cái tô bát này.1 like
-
TQ đánh giá thấp năng lực kiểm soát trên không của Nhật Bản Việt Dũng 08/12/14 09:43 Thảo luận (0) (GDVN) - Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tiết lộ báo cáo về sức chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, đánh giá thấp năng lực kiểm soát trên không của Nhật. “Việt Nam sắp ra sách trắng QP, tập trung phát triển không-hải quân” Vệ tinh Bắc Đẩu TQ đã được Liên Hợp Quốc chính thức cho phép? Hàn Quốc biên chế phi đội FA-50 đầu tiên, chính thức khởi động KF-X Tướng TQ biện hộ cho hành động xâm lược quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Máy bay chiến đấu F-15 Nhật Bản Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 7 tháng 12 dẫn hãng tin Central News Agency (CNA) Đài Loan ngày 6 tháng 12 đưa tin, theo hãng Kyodo, Nhật Bản, báo cáo phân tích của chuyên gia quân sự Trung Quốc về sức chiến đấu của Nhật Bản chỉ ra, khi cho rằng đảo Senkaku xuất hiện tình huống bất ngờ, "Nhật Bản sẽ khó mà bảo đảm quyền kiểm soát trên không", trong khi đó, phân tích này chủ yếu lấy Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản để đánh giá. Căn cứ phán đoán của Trung Quốc là, máy bay chiến đấu Nhật Bản có số lượng ít, năng lực tác chiến liên tục thấp. Báo cáo còn chỉ ra, phong tỏa Nhật Bản từ trên biển "không chỉ có thể phá hoại nền kinh tế của nước này, mà còn có thể phá hoại sức chiến đấu của họ". Việc phân tích của Quân đội Trung Quốc về sức chiến đấu của Nhật Bản bộc lộ, đây là điều rất hiếm thấy. Hãng Kyodo cho rằng, rất nhiều người Nhật Bản cho rằng, sức chiến đấu trên không của Nhật Bản ưu thế hơn Quân đội Trung Quốc. Nhưng, Nhật Bản lúc nào chính thức nhập khẩu máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ mới F-35 vẫn chưa xác định. Cũng có người cho rằng, nếu Quân đội Trung Quốc triển khai trước máy bay chiến đấu thế hệ mới sẽ làm xoay chuyển tình hình. Báo cáo này do các chuyên gia như thuộc Không quân Trung Quốc cùng xây dựng, trong đó chỉ ra, năng lực tác chiến liên hợp của Mỹ-Nhật đã sơ bộ hoàn thiện, trong khi đó nhược điểm tổng thể về sức chiến đấu trên không của Nhật Bản là, trong chiến tranh cục bộ quy mô lớn có sự hộ vệ của tàu chiến, số lượng và năng lực tác chiến liên tục của máy bay chiến đấu không đủ, khó mà đoạt lấy quyền kiểm soát trên không và tiến tới giành thắng lợi. Máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo Báo cáo còn chỉ ra, số lượng máy bay tiếp dầu trên không của Lực lượng Phòng vệ Trên không ít, bán kính tác chiến nhỏ; đồng thời năng lực tấn công của tên lửa đạn đạo phòng thủ căn cứ và tên lửa hành trình khá yếu, dễ bị thiệt hại nặng trong cuộc tiến công ban đầu. Ngoài ra báo cáo cho rằng, 90% vật tư chiến lược và nguyên liệu của Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu, nếu như tiến hành phong tỏa sẽ làm cho nhập khẩu giảm 30%, sẽ có thể phá hoại về căn bản đối với kinh tế và sức chiến đấu của họ. Nếu giảm nhập khẩu tới 50%, nền kinh tế và sức chiến đấu sẽ "hoàn toàn sụp đổ". Do Lực lượng Phòng vệ Trên không hoàn toàn không triển khai tên lửa chống bức xạ và máy bay tấn công không người lái chống bức xạ có thể dò tìm radar quân địch để tiến hành tấn công, báo cáo phán đoán, sức chiến đấu trên không tổng thể của Nhật Bản không cao. Hãng Kyodo ngày 6 tháng 12 cho rằng, Bộ Tham mưu liên quân Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 6 tháng 12 tuyên bố, họ xác nhận, có 5 chiếc máy bay trong đó có máy bay thu thập tình báo Y-9 của Quân đội Trung Quốc từ sáng đến chiều cùng ngày, tiến hành bay qua lại trên bầu trời vùng biển quốc tế giữa đảo Okinawa và đảo Miyako. Vì vậy máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không khẩn cấp cất cánh. Máy bay Quân đội Trung Quốc chưa xâm phạm không phận Nhật Bản. Máy bay trinh sát Y-8 Trung Quốc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, lần này, máy bay của Quân đội Trung Quốc ngoài Y-9, còn có 2 máy bay cảnh báo sớm phiên bản ban đầu Y-8 và 2 máy bay ném bom H-6. 5 máy bay quân sự từ biển Hoa Đông bay xuyên tới Thái Bình Dương, sau đó quay về, bay theo hướng biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố khẩn cấp cất cánh nhằm vào máy bay Trung Quốc kể từ ngày 3 tháng 10 đến nay. ==================== Mựa! Thấy mấy con bò bình lựng sao thấy chán wá! Phớt! Không có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan. Cam đoan Lão Gàn chưa hề ra Senkaku/ Điếu Ngư nhậu lần nào. Đừng nói có quyền lợi ở đây! Thằng nào ngu thì chết. Ông nói rồi nghe con!1 like
-
Trung Quốc tuyên bố về phân xử tranh chấp trên biển Đông 07/12/2014 14:30 (TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7.12 đưa ra tuyên bố lập trường của chính phủ nước này về vấn đề phân xử tranh chấp trên biển Đông. Bắc Kinh cho rằng Philippines gây áp lực chính trị khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, theo Tân Hoa xã. >> Trung Quốc đã từ bỏ 'chiến lược kiềm chế' ở biển Đông Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải Theo thông cáo về tuyên bố lập trường của Trung Quốc, Bắc Kinh nhất quyết không chấp nhận hay tham gia vào việc phân xử ở tòa án quốc tế, đồng thời khẳng định toà án trọng tài không có quyền tài phán trong trường hợp này, theo Tân Hoa xã. Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng bản chất của việc phân xử là chủ quyền lãnh thổ đối với một số đặc trưng về hàng hải ở biển Đông, điều này vượt quá phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như quyền tài phán của tòa trọng tài, theo Tân Hoa xã. Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh và Manila đã đồng ý giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua các công cụ song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việc Philippines đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế là vi phạm luật quốc tế, theo Tân Hoa xã. Tuyên bố lập trường của Bắc Kinh kết luận rằng việc đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế của Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Đồng thời, nó cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, theo Tân Hoa xã. “Mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm giải pháp hòa bình mà để gây sức ép chính trị lên Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trung Quốc đưa dàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters "Vẫn có những kẻ với ý đồ xấu, có cái nhìn một chiều hoặc lệch lạc về công ước quốc tế, đã cáo buộc Trung Quốc hay nói bóng gió rằng Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế và đang thách thức các công ước quốc tế”, Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Trung Quốc. Trước đó, ngày 22.1.2013, Philippines đã nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Manila muốn PCA tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi lý và phi pháp. Ngày 3.6, PCA thông báo yêu cầu Trung Quốc đến ngày 15.12 phải nộp hồ sơ phản biện. Tuy nhiên, trước hạn chót 1 tuần, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố lập trường đồng thời cho rằng Philippines đã gây sức ép chính trị đối với Bắc Kinh. Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn luôn đòi hỏi giải quyết song phương các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, và chống lại việc đưa tranh chấp ra phân xử tại tòa án quốc tế. Trung Quốc hiện đang có mâu thuẫn với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines trong tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” (đường chin đoạn) nuốt gần trọn cả biển Đông. Bắc Kinh cũng ngang ngược tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược đưa giàn khoa Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh sau đó rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam vào tháng 7. Ngọc Mai ================== Bực mình thật! Lão Gàn có mấy vấn đề đặt ra: 1/ Chủ quyền của Tàu ở bể Đông căn cứ vào những lý do nào? * Lịch sử à? Lịch sử căn cứ vào những điều kiện nào để xác định lịch sử chủ quyền của Tàu ở Bể Đông? - Di vật khảo cổ? - Văn bản lịch sử xác định chủ quyền. Cái này Tàu chắc chắn không có. 2/ Căn cứ vào tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc 1948? * Trung Hoa Dân quốc vẫn đang là một chính phủ độc lập trên lãnh thổ Trung Quốc - theo sự xác định một quốc gia - vậy bể Đông thuộc quyền quyết của chính phủ nào, khi CHND Trung Hoa không phải chính phủ ra tuyên bố này. Chưa nói đến việc THDQ tuyên bố sai. 3/ Chủ quyền quốc gia về những vùng lãnh thổ thuộc quốc gia đó, phải được xác định bằng những mệnh lệnh hành chính của các chính quyền thuộc quốc gia có chủ quyền trên vùng lãnh thổ đó. Trung quốc không có những văn bản này trong lịch sử, Duy nhất chỉ có Việt Nam với những văn bản thể hiện những mệnh lệnh liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm trước.1 like
-
TRAO ĐỔI TRÊN FACEBOOK. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet1 like
-
Trí tuệ nhân tạo dù phát minh cao cấp đến đâu, cũng không thể hủy diệt nhân loại. Sở dĩ tôi khẳng định điều này vì chúng ta phải bắt nguồn từ những khái niệm sau đây: A/ Nền tảng tri thức của một nền văn minh. Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại là giới hạn nhận thức trong một tập hợp. Tập hợp hiên này là cả nền tảng tri thức của cả nền văn minh hiện đại - Trừ thuyết ADNh thuộc văn minh Đông phương, chưa được "Khoa học công nhận". Nói theo lý học Đông phương thì nền tảng của nền văn minh hiện nay phân loại nằm trong tập hợp hành Kim. B/ Cuộc sống luôn phát triển, tiến hóa, con người phải có những hình thái ý thức cân bằng với nó. Nói theo Lý học là "cân bằng Âm Dương". Trên hai cơ sở này thì người máy không bao giờ có thể hủy diệt nhân loại. Ngoại trừ chính con người sử dụng người máy để hủy diệt nhau. Trong điều kiện này thì không cần phải qua lo xa về tương lai như vậy. Vì chỉ một cuộc chiến tranh hạt nhân thì nhân loại sẽ bị hủy diệt ngay bây giờ, chứ không cần đợi đến người máy thông minh ra đời trong tương lai. Tạm thời giải thích vậy đi.1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Như tôi đã trình bày: giả thuyết về nguồn gốc loài người xuất xứ từ châu Phi đã có từ rất lâu. Ngay trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường cũng thể hiện điều này. Nhưng theo cái nhìn của tôi - với giả thiết thuận lợi nhất cho giả thuyết khoa học này là nó đúng, Nhưng nó mang tính tổng quát về nguồn gốc loài người nói chung và cần giải thích được các vấn đề sau đây: * Sự phân loại từ một nguồn gốc chung có xuất xứ châu Phi thành các đại chủng tộc da trắng, da vàng và da đỏ, da nâu..vv.... * Từ các đại chủng nói trên - phân loại qua màu da - lại phân loại thành các tiểu đại chủng khác, tức là sự hình thành những dân tộc gần giống nhau trong một vùng địa lý, như: tộc Saxons, Gôloa...da trắng ở Châu Âu; hay như người Nhật, người Hán, người Việt....da vàng ở Châu Á, trong đó các nhà khoa học Nhật xác định rằng: gen của người Nhật giống với người Việt hơn tất cả các dân tộc khác ở Đông Á và Đông Nam Á. Đây cũng là một thực tế khách quan đã được xác định từ nhận thức thông qua những phương tiện kỹ thuật (Quen gọi là: được "khoa học công nhận"). * Sự hình thành các nền văn minh khác nhau cùng tồn tại và trở thành những dân tộc trong đó hình thành những giá trị văn hóa riêng mang tính chủ thể của một quốc gia.....Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành lịch sử của các dân tộc trong một quốc gia với sự tương tác phức tạp của các yếu tố liên quan. * Ngoài những mối liên hệ về kiến thức hóa lý sinh trong chuyên ngành di truyền học, dẫn đến giả thuyết "nguồn gốc lịch sử loài người từ Châu Phi", thì nó còn phải có trách nhiệm lý giải một cách hợp lý những giá trị tri thức của cả một nền văn minh đã tồn tại trên thực tế được nhận thức một cách trực quan. đã hình thành trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, bên cạnh sự tiến hóa của tự nhiên được mô tả qua hệ thống gen và lịch sử biến thiên của nó trong chuyên ngành di truyền học. Đó là: Nền văn minh Kim Tự tháp - vốn được coi là thuộc văn minh Ai Cập; hoặc văn minh Đông phương huyền vĩ đang thách đố tri thức của cả nền văn minh nhân loại hiện đại....vv.....Lịch sử không phải chỉ được mô tả bằng sự biến thiên sinh hóa của gen di truyền. Như vậy, đó là cả một quá trình tiến hóa, tôi gọi chung là "quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại theo giả thuyết có từ nguồn gốc Châu phi" - với giả thiết ban đầu của tôi rằng: Giả thuyết khoa học này đúng. Đến đây với những vấn đề được đặt ra như trên để xác định khoảng trống cần bổ sung của giả thuyết này, nhưng không phải yếu tố phủ nhận; hoặc hiệu chỉnh trên nền tảng của giả thuyết này và thiết lập một giả thuyết khác; hay tệ hơn nữa là phải bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này, thành lập một giả thuyết khác có tính tổng hợp hơn, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. * Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, thì nó còn có trách nhiệm phải giải thích sự hình thành của những dân tộc phát triển và tách ra từ một Đại chủng và lịch sử của họ. Đặc biệt là cổ sử Việt với nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử và liên hệ với nguồn gốc châu Phi của người Việt ở Đông Nam Á. Bây giờ chúng ta liên hệ với sự hình thành Việt tộc ở Đông Nam Á bằng cách so sánh giả thuyết "loài người có nguồn gốc từ Châu Phi" với quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em so sánh những luận cứ sau đây: A/ Thuyết nguồn gốc loài người có nguồn gốc từ châu Phi: 1/ Dấu nhận dạng gen cho luận cứ người Đông Nam Á di cư lên phía Bắc. 2/ Dấu chứng văn minh lúa nước cho luận cứ người Đông Nam Á di cư lên phía Bắc. (Tất cả những đoạn trích này đều ở trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường'*') Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Qua những đoạn trích dẫn trên, quí vị và anh chị em quan tâm cũng nhận thấy rằng: mốc thời gian cho sự hình thành cho đại chủng Mongoloid và các tiểu chủng khác, có nguồn gốc Châu Phi bắt đầu từ Đông Nam Á có mốc thời gian tương đương 10. 000 năm. Đây cũng là con số tôi lưu ý các bạn bằng cách làm đậm và gạch dưới trong các đoạn trích dẫn. Các đoạn làm đậm này cũng lưu ý các bạn về những chứng cứ liên quan nhằm xác định bổ xung thêm cho giả thuyết này về dấu ấn lúa nước xuất phát từ Đông Nam Á trong đó có Việt tộc theo giả thuyết này. Tóm tắt về nội dung giả thuyết này như sau: 1/ Bằng những phương tiện kỹ thuật, các nhà khoa học đã xác nhận được nhân loại có cùng một bộ gen gốc có nguồn gốc từ Châu Phi. 2/ Những biến thiên của gen gốc này trong các vùng cư trú của loài người, họ đã vạch ra một con đường phát triển của nhân loại từ những con người đầu tiên ở Châu Phi đi khắp thế giới. 3/ Cùng với những bằng chứng khác liên quan đến kỹ thuật trồng lúa nước về di truyền, qua các di vật khảo cổ... đã kết luận về nguồn gốc đại chủng Mongoloid xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á hiện nay và phát triển lên phía Bắc, niên đại xuất hiện cách đây là 10. 000 năm. Như vậy, những bằng chứng nhận thức được quá những phương tiện kỹ thuật đã xác định có một nguồn gốc gen chung cho toàn thể loài người có nguồn gốc chung - được coi là từ Châu Phi - lan tỏa ra khắp thế giới. Nhưng vấn đề còn lại phải giải quyết là mốc thời gian của giả thuyết này. Chúng ta xem lại các đoạn trích dẫn về mốc thời gian của giả thuyết này là: Như vậy, dấu mốc thời gian sớm nhất cho giả thuyết này là 30. 000 năm cách ngày nay cho việc người cổ đại xuất hiện ở Đông Nam Á. Dấu mốc thời gian muộn nhất là 10. 000 năm. Do đó, những vấn đề giả thuyết này cần giải thích lại là những bằng chứng trực quan khác, tiếp tục trình bày sau đây. B/ Những mâu thuẫn về gốc thời gian cần giải thích cho giả thuyết nguồn gốc nhân loại từ Châu Phi. 1/ (T1- 9) (T1 - 8) (T1 - 7) Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Như vậy, các bạn đã thấy rằng: Với những chứng cứ về di truyền học và sự hình thành nền nông nghiệp lúa nước các nhà khoa học đã kết luận: Chủng Mongoloid hình thành ở vùng Đông Nam Á và di cư lên phía Bắc khoảng 10. 000 năm cách ngày nay, sẽ mâu thuẫn với những chứng cứ thời gian của các phát hiện khác liên quan cũng bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại. SỬA ĐẾN ĐÂY Đại chủng Á (Mongoloid) đi trc nhân loại trong những phát minh, thành tựu gì thời cổ-trung đại? * Nói sơ qua về 4 đại chủng (chủng tộc lớn) trong nhân chủng học nhé: - Đại chủng Âu (Caucasoid/Europoid/Europid): sinh sống tại châu Âu, Bắc Phi, Đông Bắc Phi, Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á, châu Mỹ, Australia và New Zealand. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Á (Mongoloid): sinh sống tại Mông Cổ, Tây Tạng, Đông Á, Đông Nam Á, Siberia và thổ dân ở châu Mỹ. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Phi (Negroid/Congoid): sinh sống tại khu vực châu Phi hạ Sahara. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Úc (Australoid): sinh sống tại châu Đại Dương, là một số dân tộc, thổ dân ở Indonesia, Malaysia, Australia, New Guinea, Melanesia, quần đảo Andaman và tiểu lục địa Ấn Độ. Ảnh minh hoạ: Nguồn Wikipedia Tôi chưa bình luận gì về mặt thời gian - 10. 000 năm theo kết luận của các nhà khoa học sáng lập giả thuyết và những người ủng hộ - Nhưng chí ít thì có những dấu chứng không thể bác bỏ - theo cách nói của TS Đỗ Kiên Cường - cho thấy cách đây 10. 000 năm cách ngày nay, những cư dân đầu tiên của chủng Mongoloid, trong đó có người Việt cổ đã hình thành ở Đông Nam Á và tiếp tục di cư lên phía Bắc là Trung Quốc ngày nay. Nhưng - chúng ta xem lại hình ảnh này, mô tả cội nguồn của chủng Mongoloid theo các nhà sáng lập giả thuyết cội nguồn nhân loại từ Phi Châu, ở giai đoạn khoảng hơn 7000 năm sau đó (Tức 700 năm TCN) - của quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" thửa nhận: Những bằng chứng cũng không thể bác bỏ, cho thấy ở Nam Dương tử đã có một nền văn minh cổ xưa, gọi là nền văn minh thứ V từ hơn 3000 năm BC. Điều này phù hợp với một phần nội dung của thuyết nguồn gốc loài người tiến hóa từ Châu Phi - Họ đã đến Đông Nam Á và tiến lên Nam Dương Tử - Còn trong hình minh họa của cuốn sách "Lược sử Việt Nam bằng tranh" này thì người Việt - cội nguồn của chủng Mongoloid vĩ đại chủ nhân của văn minh Đông phương huyền vĩ, - hơn 7000 năm sau đó, mới thành lập ra cái gọi là "nhà nước sơ khai" gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố". Nhưng mỉa mai thay! Trong bức tranh minh họa của Nxb Kim Đồng, hiệu đính Dương Trung Quốc - thậm chí "không có cái khố" mà mang. Chúng ta hãy đọc chú thích cái hình ảnh này - được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng động khoa học thế giới" ủng hộ - thì cách nay 700 năm BC Việt tộc với sự miêu tả như thế này thì làm sao tạo ra một thứ văn minh Nam Dương Tử đã có từ hàng ngàn năm trước BC? Hay người ta sẽ giải thích rằng: Những người Mongoloid đầu tiên ở lại vùng đất Bắc Việt Nam này không tiếp tục tiến hóa để đến nỗi sau hơn 7000 năm vẫn "Ở trần đóng khố" và phải ngậm ngùi thành lập cái "liên minh 15 bộ lạc" vậy? Những dấu chứng từ những bài viết tôi sưu tầm trong chủ đề này, cho thấy 6000 năm cách ngày nay, Nam Dương Tử đã có một nền văn minh rất phát triển đó là bài "Mộ Rồng" - (T1 - 4 ) -. Tức là chỉ khoảng 4000 năm sau cuộc di cư từ Đông Nam Á (Trong đó có Việt Nam) lên Nam Dương Tử, Hay 2000 năm sau khi di cư từ Đông Nam Á. Tất cả những người quan tâm đến văn minh Đông phương và biết chút ít về Phong thủy đều biết rằng: Phong thủy là một hệ quả chuyên ngành của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những dấu ấn liên quan đến Phong thủy trong "Mộ Rồng" đã cho thấy học thuyết này phải có trước khi sự ứng dụng cụ thể của nó. Tức là phải có phải rất lâu. Không lẽ từ khi đặt chân đến vùng Đông Nam Á 10. 000 năm trước và chỉ là một cộng đồng sơ khai "ăn lông, ở lỗ" - một thời gian chưa định lượng để tiếp tục di cư lên nam Dương Tử - sau đó là 4000 năm (Tức 6000 năm cách ngày nay), người ta đã hoàn chỉnh học thuyết Âm Dương Ngũ hành và ứng dụng? Nếu người ta chưa tin vào phương pháp tính niên đại của "Mộ Rồng" thì ngay cuốn Hoàng Đế Nội Kinh cũng xác định thuyết Âm Dương Ngũ Hành phải có trước 6000 năm cách ngày nay. Bởi vì lý luận của Đông y cũng chỉ là hệ quả của học thuyết này. Cho đến nay, chính người Tàu cũng ngậm ngùi xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ. Không lẽ những người di cư khỏi Đông Nam Á (Trong đó có Việt Nam) tiến hóa nhanh như thế, còn những người ở lại thì hơn 7000 năm sau vẫn như thế này: Hình trong cuốn" Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Vậy thì quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến và giả thuyết nguồn gốc Việt tộc có xuất xứ từ châu phi đến Đông Nam Á từ hàng 10. 000 năm trước, sau đó tiến lên phía Bắc, cái nào đúng? Hay cả hai đều sai? Nếu sai thì chỉ có cái quan điểm của một đống tư duy giẻ rách sai trước tiên! Vì quan điểm nguồn gốc loài người có nguồn gốc Châu Phi "được cộng đồng khoa học thế giới công nhận" - nói theo cách nói của đám tư duy giẻ rách phủ nhận cội nguồn dân tộc. Với sự mô tả của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" - phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử - được cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới công nhận", qua "Lược sử Việt Nam bằng tranh" .Nxb Kim Đồng - Hiệu đính Dương Trung Quốc, với quan niệm người Việt chỉ xuất hiện thành một liên minh bộ lạc cách đây 2700 năm, mà tôi đã dẫn chứng ở trên, kết hợp với thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi, thì chỉ còn cách giải thích như sau: - Cộng đồng người có nguồn gốc từ Châu Phi đến Đông Nam Á 10. 000 năm trước. - Một bộ phận ở lại và không tiến hóa suốt hơn 7000 năm, sau đó mới hình thành "liên minh 15 bộ lạc", như sự mô tả theo tranh này trong "Lược sử Việt Nam bằng tranh": Hình trong cuốn "Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Nếu với cách lập luận này thì - chúng ta đều biết rằng: Nền văn minh Bắc Dương Tử đã phát triển rất hùng mạnh với các triều đại Ân Hạ, Thương, Chu từ 5000 năm cách ngày nay. Vậy thì với cái văn minh "ở trần đóng khố" của văn minh Việt được mô tả như trên ("Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc) - 2700 năm cách ngày nay - chỉ có thể xác định rằng: Nó ảnh hưởng của văn minh phương Bắc và dòng người di cư từ phương Bắc tới. Nhưng cái khốn nạn nó nằm ở chỗ: với lập luận này thì lại mâu thuẫn với chính thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi. Quí vị xem lại đoạn sau đây: (T1 - 1) Và đây là những luận cứ bác bỏ: 1/ 2/ Còn nhiều dẫn chứng khác từ ngay bài viết của TS Đỗ Kiên Cường - quý vị và anh chị em có thể tham khảo nguyên văn (T1 - 1). Như vậy, với cách giải thích tổng hợp của thuyết loài người từ Châu Phi kết hợp với luận cứ phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vẫn mâu thuẫn. Tất nhiên chỉ có một cái đúng , hoặc cả hai đều sai. Nhưng rõ ràng thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi có những luận cứ chặt chẽ và chứng cứ không thể phủ nhận. Do đó, nó chỉ có thể cần bổ sung chứ không thể sai. Hay nói một cách khác: Nhìn từ góc độ nào thì luận điểm phủ nhận lịch sử truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến cũng sai. Nhưng đám tư duy giẻ rách ấy vẫn khăng khăng phủ nhận cội nguồn Việt tộc một cách khá trơ tráo, trắng trợn. Họ có mục đích gì vậy? ===================== * Từ nay tôi sẽ viết tắt nguồn bài viết trích dẫn trong chuyên để này như sau, thí dụ: trích dẫn từ: (T1 - 1) ; Tức là Bài viết trang 1 (T1) và bài thứ 1 của trang này. Cho nên, thay vì viết: (Tất cả những đoạn trích này đều ở trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường'*'), tôi sẽ chỉ ghi: T1 -1. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Để thống nhất trong khái niệm thời gian liên quan đến bài viết và không làm xáo trộn mạch suy nghĩ chính, căn cứ vào bài viết và tư liệu của Tiến Sĩ Đỗ Kiên Cường và các bài viết liên quan, trong bài viết của tôi sẽ hạn chế mốc thời gian thường dùng là trước, hoặc sau Công Nguyên. Tôi sẽ sửa lại bài viết theo hướng này.1 like
-
BÀI VIẾT CỦA THIÊN SỨ NGUYỄN VŨ TUẤN ANH Thưa quí vị và anh chị em quan tâm. Tôi luôn trung thành với tiêu chí khoa học , mà tôi đã nhiều lần phát biểu trên diễn đàn: Một thí dụ cho sự ứng dụng đối chứng những giả thuyết khoa học với chuẩn mực là tiêu chí khoa học đã trình bày ở trên, là: Đã có ít nhất ba người, trong đó có tôi công bố ba mô hình Hậu thiên Bát quái chỉnh sửa lại Hậu Thiên Văn Vương để tìm về cội nguồn văn minh Đông phương, là: 1/ Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh với: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà đồ. 2/ Tiến Sĩ Trần Quang Bình với Hậu Thiên Âu Lạc cũng phối với Hà Đồ. 3/ Gần đây tiến sĩ Hà Hưng Quốc ở Hoa Kỳ với: Hậu Thiên Văn Lang cũng đặt vấn đề phối với Hà Đồ. Nhưng chỉ có "Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ" đáp ứng được tiêu chí khoa học nói trên, khi nó tổng hợp, hiệu chỉnh và giải thích một cách hợp lý được hầu hết những bí ẩn bởi cấu trúc rời rạc, bất hợp lý trong cổ thư chữ Hán về các vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành và Bát quái trong Dịch học về nhiều phương diện: Lịch sử học thuyết, nội dung và sự phục hồi hoàn chỉnh học thuyết này. Còn hai mô hình "Hậu Thiên Ấu Lạc" và "Hậu Thiên Văn Lang" không có khả năng đáp ứng những tiêu trí khoa học đã trình bày ở trên. Tương tự như vậy, giả thuyết về "nguồn gốc loài người" nói chung và "nguồn gốc người Việt" nói riêng dựa trên bằng chứng nhân chủng học phân tử, sẽ được coi là đúng, nếu nó đáp ứng được tiêu chí khoa học - có tính tổng quát - mà tôi đã trình bày ở trên. Tức là nó phải giải thích một cách hợp lý hầu hết những vấn đề liên quan đến nó, có tính nhất quán, hoàn chỉnh và có hệ thống các vấn đề - rất rộng, ngoài tính di truyền là nền tảng căn bản của giả thuyết này - là lịch sử tiến hóa của từng dân tộc, lịch sử hình thành các quốc gia, mối quan hệ ngôn ngữ, văn hóa...vv....Các tác giả liên quan đến giả thuyết này đã có những cố gắng liên hệ những vấn đề mà tôi đã trình bày ở trên, nhưng chưa hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi đặt một giả thiết hết sức thuận lợi ban đầu cho giả thuyết "nguồn gốc loài người từ bằng chứng nhân chủng học phân tử" (Từ nay trong bài này, cụm từ "giả thuyết về nguồn gốc loài người từ bằng chứng nhân chủng học phân tử", được thay thế bằng "giả thuyết khoa học"; hoặc "giả thuyết khoa học này", hay "giả thuyết này"), là: Giả thuyết này đúng vì nó giải thích được một số yếu tố trực quan - có thể coi là những thực tại khách quan - đã nhận thức được một cách hợp lý. Từ giả thiết coi giả thuyết khoa học này được coi là đúng, tôi sẽ dẫn đến những mâu thuẫn liên quan, mà nó cần phải tiếp tục giải thích, mà từ đó có thể dẫn đến bác bỏ giả thuyết này, hoặc cho thấy nó còn một khoảng trống lớn cần phải tiếp tục giải thích. Sau đó, tôi sẽ trình bày luận điểm của tôi. Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Tôi không phải là một nhà chuyên môn về di truyền học. Thực ra tôi đã biết giả thuyết này từ lâu, qua những bài đăng trên các tạp chí khoa học, hoặc bài báo giới thiệu giả thuyết này bằng tiếng Việt, nhưng không để ý lắm. Vì cho rằng đó là một giả thuyết chưa hoàn hảo và không liên quan nhiều đến cổ sử Việt 5000 năm văn hiến - cho đến khi những nhà nghiên cứu, như: Tiến sĩ bác sỹ Y khoa Trần Đại Sỹ, nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy và bây giờ là tiến sỹ Đỗ Kiên Cường cũng có những ý tưởng như trên. Nhưng quan niệm ban đầu của tôi về giả thuyết này - như tôi đã trình bày - tối thiểu là một giả thuyết chưa hoàn hảo, tối đa là một giả thuyết sai, so với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nhưng đây lại là một đề tài không đơn giản, nên tôi phải vừa viết, vừa suy ngẫm, sưu tầm tư liệu để viết trong một thời gian không thể ngắn và thành nhiều bài liên tục. Bởi vậy, mong quý vị và anh chị em quan tâm, sẽ chia sẻ điều này với tôi. Tôi sẽ cố gắng trong một thời gian ngắn nhất có thể để hoàn tất đề tài này, trong khả năng của tôi. Và trong quá trình viết, tôi vẫn phải tiếp tục sửa chữa, hiệu chỉnh cho đến khi bài viết hoàn tất.. Đây là bài mở đầu của tôi. Cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.1 like
-
Hé lộ nhiều bí ẩn chưa từng biết đến về di tích Stonehenge Mai Hương (Vietnam+) lúc : 11/09/14 05:52 Di tích Stonehenge. (Nguồn: DM) Các nhà khoa học đã phát hiện ra di tích nổi tiếng Stonehenge nằm ở trung tâm của một vùng rộng lớn, bao gồm các nhà nguyện, khu chôn cất, những hố lớn và những đền thờ nghi lễ. 17 nhà nguyện và hàng trăm di chỉ khảo cổ mới xung quanh những tảng cự thạch có từ thời kỳ đồ đá mới ở Salisbury, Wiltshire (Anh) đã được phát hiện. Được tập hợp lần đầu tiên trên một bản đồ điện tử, các khám phá này đã làm thay đổi cái nhìn của các nhà khảo cổ về vùng đất có lịch sử lâu đời kể từ khi những phiến đá đầu tiên được dựng lên khoảng 3100 năm trước Công nguyên. "Những phát hiện này đã làm thay đổi mạnh mẽ cái nhìn của chúng tôi về Stonehenge. Trước đây, chúng tôi nghĩ Stonehenge nằm hoàn toàn riêng rẽ, nhưng hóa ra là không phải. Những người từng sống ở đây đã xây nên các đền thờ, và sử dụng toàn bộ khu vực theo những cách vô cùng phức tạp," Vince Gaffney, trưởng dự án nghiên cứu các di tích ẩn giấu ở Stonehenge của trường Đại học Birmingham cho biết. Trước đó, một sự cố của đội bảo tồn di tích Stonehenge đã vô tình giúp các nhà khảo cố phát hiện ra nơi này vốn được xây theo hình vòng tròn. Một ống dẫn nước tưới cho lớp cỏ xung quanh Stonehenge được cho là không đủ dài, khiến cho một số vạt cỏ không được tưới nước và héo úa. Tim Daw, một người trong đội bảo tồn nhận thấy những nơi cỏ héo trùng với vị trí những tảng cự thạch bị mất, biến Stonehenge thành một cấu trúc hình tròn hoàn chỉnh. Phát hiện này đã dẫn đến một bí ẩn mới xoay quanh chuyện gì đã xảy ra với những tảng đá bị mất. Các nhà nghiên cứu đã dành 4 năm để tìm kiếm khu vực rộng 12 km vuông xung quanh Stonehenge trên những chiếc xe bốn bánh có gắn thiết bị đặc biệt phát hiện được các cấu trúc bên dưới mặt đất. Sử dụng radar xuyên đất và các thiết bị khác, họ đã phát hiện hai hố sâu lớn tại công sự đắp bằng đất dài 3km có tên Cursus ở phía bắc Stonehenge. Vào ngày Hạ chí, hố sâu phía đông sẽ thẳng hàng với mặt trời đang lên, và hố sâu phía tây thẳng hàng với mặt trời lặn. Hai đường thẳng này sẽ cắt nhau tại nơi mà Stonehenge được xây dựng sau đó 400 năm. "Điều quan trọng ở đây không chỉ là chúng tôi đã tìm thấy một loạt các di chỉ khảo cổ lạ lùng khác, mà còn là mối quan hệ về không gian giữa chúng và Stonehenge," Gaffney cho biết. Một trong số những di chỉ đáng ngạc nhiên nhất được phát hiện là một khu lăng mộ dài 33m bao gồm một công trình có móng bằng gỗ và một cột trụ khổng lồ chặn ở lối vào được tìm thấy trong đất. Được xây trước Stonehenge, công trình này được cho là nơi các nghi lễ quái dị được tổ chức. Sau đó, nơi này bị đá phấn che phủ và trở thành một vùng đất trắng kỳ bí. Một di chỉ khác nằm về phía đông bắc Stonehenge là bức tường Durrington, một công trình cự thạch khổng lồ rộng 500m. Các nhà khảo cổ phát hiện ra một hàng khoảng 70 tảng đá hoặc cột đá lớn cao 3m đã được dựng lên dọc theo gờ phía nam của bức tường này. Bản đồ vị trí các di chỉ mới phát hiện quanh Stonehenge. (Nguồn: PA) Các tảng đá hoặc cột đá có thể đã bị xô đổ và những gì còn sót lại có thể được tìm thấy trong lòng đất. Gaffner rất hứng thú với giả thuyết chúng bị xô đổ, cùng với những bằng chứng cho thấy những nền văn hóa cổ xưa rất sẵn sàng phá hủy những gì họ tạo ra. "Họ làm rất nhiều điều kỳ quặc. Họ phá bỏ các công trình, thay đổi chúng, giữ lại chúng. Họ đã trải qua hàng trăm năm phát triển, vậy nên những người xây nên các di chỉ này có thể không phải là những người đã hoàn thành chúng." Các nhà khảo cổ còn tìm thấy dấu vết của những mương nước được đào quanh Stonehenge mà các đạo quân chuẩn bị cho các cuộc giao tranh. "Mặc dù Stonhenge là di tích tiền sử nổi tiếng nhất và cũng là khu khảo cổ lớn nhất, vẫn còn rất nhiều nơi tại đây chưa được khám phá. Dự án của chúng tôi đã cho thấy khu vực xung quanh Stonehenge có rất nhiều di chỉ khảo cổ chưa từng được khai quật, và việc ứng dụng công nghệ mới vào tìm kiếm sẽ làm thay đổi cách các nhà khảo cổ và công chúng hiểu về một trong những khu vực kỳ thú nhất Trái đất," Gaffney chia sẻ./. ======================= Di sản khảo cổ này và còn rất nhiều di sản khác như Kim Tự Tháp rải rác khắp nơi trên trên thế giới - kể cả hình Âm Dương Lạc Việt bao gồm vật thể và phi vật thể cũng rải rác trên khắp thế giới (Tranh lớn ở Peru), và các hình Âm Dương vật thể, phi vật thể ở Việt Nam, Nhật, Hàn Quốc... - đã chứng tỏ rằng: Có một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên quả Địa cầu này. Và nó cũng chứng tỏ rằng: Chính thuyết ADNh xuất xứ từ nền văn minh này và người Việt chính là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu còn sót lại sau một thiên tai khủng khiếp đã xảy ra và họ còn lưu truyền được học thuyết này cho đến ngày nay trong những di sản văn hóa truyền thống của họ. Đấy chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiếm. Một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng phải phù hợp với tất cả những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định nó. Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử là một giả thuyết và là một lý thuyết thỏa mãn tất cả các chuẩn mực theo tiêu chí khoa học dành cho nó. Tôi tin chắc rằng các vị học giả có thể hoài nghi, nhưng không thể bác bỏ giả thuyết này.1 like
-
Tôi lấy vài thí dụ như thế này: Lập trình cho một robot cực hiện đại tất cả những quỹ trình từ nấu thép cho đến sản xuất một cái xe tăng, hoặc tên lửa vũ trụ bay lên mặt trăng. Trong đó có luôn cả phương pháp nghiên cứu, những thành công và thất bại trong lịch sử sản xuất của tên lửa vũ trụ, hoặc cái xe tăng. Sau đó, đề nghi robot sáng tạo cải tiến hoặc làm một mô hình có mục đích sử dung như xe tăng, hoặc tên lửa vũ trụ. Trong trường hợp này, khả năng sáng tạo của robot sẽ rất hạn chế, mặc dù nó có thể cải tiến tốt hơn. Nhưng không thể nghĩ ra một mô hình mới thay thế xe tăng bằng một vật thể không phải xe tăng nhưng có tác dụng như xe tăng. Nhưng ngược lại với con người thì có thể làm ra một vật thể khác hẳn xe tăng nhưng có tác dụng tương tự. Thí dụ như người máy chiến đấu. Do khả năng tri thức của robot bị giới hạn bởi tri thức nền tảng của thời đại sản sinh ra nó. Khi con người lập trình ra nó không thể vượt qua nền tảng tri thức hiện đại liên quan thì robot không thể sáng tạo được hơn một con người thông minh có suy nghĩ độc lập. Cụ thể hơn, thí dụ con người có thể tìm ra băng cháy để thay thế dầu hỏa, Vậy nếu một con robot được lập trình trong ngành năng lượng mà không có băng cháy thì nó có thể nghĩ ra dùng băng cháy và lập chương trình khai thác không? Cách đây nhiều năm, trong một năm nào đó tôi có tiên tri rằng: Trong năm nay con người sẽ tạo ra được robot bác học. Quả nhiên năm đó có thông tin về robot bác học xuất hiện. Nếu trong chương trình của robot được nạp tất cả những kiến thức chuyên ngành thì con robot này sẽ làm việc như một nhà bác học và có luôn cả việc những phát minh trên cơ sở chương trình lập ra cho nó. Nhưng ngay cả trường hợp này, thì sự sáng tạo của robot cũng không thể vượt ra qúa nhiều trên nền tảng tri thức mà con người nạp vào bộ nhớ của nó. Nhưng với con người sáng tạo thì nó có thể thay hẳn phương tiện này sang phương tiện khác, như thay xe ngựa bằng oto, sau đó thay oto bằng máy bay vậy. Bởi vậy, "con người là gì? Từ đâu tới và đi về đâu?" vẫn là vấn nạn của chính con người từ hàng thiên niên kỷ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt tất nhiên hiểu rõ điều này. Chính ngài SW Hawking đã phát biểu: "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chình nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" Giả thuyết rằng: "Lý thuyết thống nhất đã quyết định cả thế giới này không tìm ra nó". Nếu thế thì không có gì để bàn. Chúng ta cứ tin như vậy và hy vọng ngày càng tiệm cận đến chân lý tuyệt đối và mặt trái của khoa học kỹ thuật sẽ dẫn cả nền văn minh này đi đến bế tắc. Ngài SW Hawking cũng phát biểu: "Con người cần tìm một hành tinh khác để ở". Nhưng nếu chúng ta đặt một giả thuyết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành có thể là lý thuyết thống nhất thì cũng thử bàn xem đã.Nếu may ra tôi sai thì tốn kém cũng không đáng kể. Còn nếu chẳng may tôi đúng thì cũng còn rẻ hơn nhiều so với 100 tỷ Dollar đi tìm có mỗi cái "Hạt của Chúa" mà không có .1 like
-
Stephen Hawking: "Trí thông minh nhân tạo phát triển đầy đủ sẽ đặt dấu chấm hết cho loài người" tinhte.vn/ Trong bài phỏng vấn với đài BBC, giáo sư vật lý học thiên tài Stephen Hawking đã cảnh báo về mối đe dọa của trí thông minh nhân tạo (AI) đến sự tồn vong của nhân loại chúng ta. Ông cho rằng dù những thành công bước đầu của AI đã khiến chúng ta hy vọng nhiều vào nó, tuy nhiên, ông sợ rằng nếu như một ngày nào đó, chúng ta sẽ tạo ra một thế hệ AI có thể bằng hoặc thông minh hơn con người và lúc sự tồn tại của loài người sẽ chấm dứt. Giáo sư Hawking bị mắc một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên, khiến ông bị liệt hoàn toàn và không thể nói như người bình thường. Thay vào đó, ông phải giao tiếp bằng một thiết bị hỗ trợ phát giọng nói và công nghệ dự đoán từ ngữ từ Swiftkey để giúp ông viết. Đây chính là những hình thức cơ bản của AI. Khi phóng viên đặt câu hỏi xoay quanh công nghệ mà ông đang sử dụng hàng ngày, ông đã đưa ra lời cảnh báo khá ảm đạm về tương lai của con người và AI. "Một khi trí tuệ nhân tạo đã phát triển hoàn thiện thì đó cũng chính là dấu chấm hết cho sự tồn tại của con người. AI sẽ tự chọn cách làm của nó, nó sẽ tự tái thiết kế theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Trong khi đó, con người là sinh vật bị giới hạn bởi quá trình tiến hóa chậm chạp, con người không thể nào đấu tranh với AI và sẽ sớm bị nó qua mặt" Ngoài lời cảnh báo về sự phát triển của AI thì giáo sư Hawking cũng chia sẻ tầm nhìn của ông về lợi ích và hiểm họa của internet. Ông cho rằng các công ty mạng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để chống lại các mối đe dọa, khủng bố an ninh mạng nhưng vừa phải đảm bảo cho người dùng không bị mất tự do và tính bảo mật cá nhân. Không riêng Stephen Hawking mà Elon Musk, nhà đồng sáng lập và CEO của Tesla Motor cũng đã từng nhiều lần bày tỏ mối quan ngại về sự phát triển của AI. Dù Elon được biết đến với nhiều ý tưởng "trên cung trăng" nhưng khi đề cập đến AI, ông cho rằng "chúng ta đang triệu hồi quỷ dữ" và nó sẽ làm phản con người như trong phim Terminator. Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn hy vọng về những tiềm năng to lớn của AI trong tương lai. Rollo Carpenter, nhà sáng lập trang mạng Cleverbot (ứng dụng web sử dụng thuật toán AI để trò chuyện với con người) cho rằng: "Chúng ta còn đủ khả năng để kiểm soát sự phát triển của AI trong một thời gian dài nữa và nó vẫn có tiềm năng để giải quyết những vấn đề chính đáng của thế giới trong tương lai." Tham khảo BBC, Neurogadget ======================== Một lần nữa ngài Hawking lại nhầm lẫn. Nhưng sự nhầm lẫn này có "cơ sở khoa học" của nó. Cái "cơ sở khoa học" này chính là sự giới hạn trong nền tảng tri thức khoa học hiện nay. Họ chưa xác định được "con người là gì? Từ đâu đến?". Nếu những tri thức khoa học tinh hoa hiện nay hiểu được điều này thì trí thông minh nhân tạo dù đạt đến tuyệt đỉnh cũng không thể vượt qua được khả năng của con người. Xin Chúa lòng lành vô cùng và Đức Ala vĩ đại, cùng Đức Phật từ bi tha tội cho kẻ thứ dân khi phát biểu câu này: Sự khác biệt giữa con người và robot chính là sự sáng tạo ở trần gian. Từ năm 1992, tôi đã nghĩ đến điều này và viết câu truyện ngắn, nhiều người chắc đã xem rồi. Tôi chỉ đưa lên đây cho những ai chưa xem:1 like
-
Giải mã ký hiệu bí ẩn trên chiếc đĩa Hy Lạp cổ 4000 năm tuổi Mai Nguyễn (Vietnam+) lúc : 27/10/14 09:45 Chiếc đĩa cổ Hy Lạp 4000 năm tuổi với những ký hiệu bí ẩn. (Nguồn: ibtimes.co.uk) Các nhà khoa học đã giải mã được những ký hiệu trên một chiếc đĩa cổ có niên đại từ năm 1700 trước Công nguyên. Chiếc đĩa có tên Phaistos được tìm thấy ở đảo Crete, vùng đất với nền văn minh phát triển đầu tiên ở châu Âu có khắc những ký hiệu kỳ lạ theo hình xoắn ốc. Những ký hiệu này được cho là dạng chữ in đầu tiên trên thế giới, và đã khiến các nhà khảo cổ đau đầu về ý nghĩa của chúng trong nhiều năm qua. Đến hôm nay, tiến sĩ Gareth Owens thuộc Viện giáo dục Công nghệ ở Crete tin rằng mình đã giải mã được ý nghĩa phía sau những ký hiệu và thông điệp của chiếc đĩa cổ. Khắc trên mặt đĩa là 241 chữ tượng hình, tạo thành từ 45 ký hiệu khác nhau, bao gồm hình vẽ những người đàn ông đang chạy, những cái đầu đội vương miện lông chim, phụ nữ, trẻ em, động vật, chim chóc, côn trùng, dụng cụ, vũ khí và cây cối. Tiến sĩ Owens cho rằng chiếc đĩa đất nung này chứa đựng một lời cầu nguyện tới nữ thần tối cao của nền văn minh Minoa. Phát biểu tại Viện Giáo dục Công nghệ, Tiến sĩ Owens cho biết chiếc đĩa này được dành cho "một người mẹ." "Từ đáng tin cậy và có ý nghĩa nhất chính là "mẹ", cụ thể là nữ thần mẹ của nền văn minh Minoa." Tiến sĩ Owens tin rằng một chuỗi ký hiệu trên đĩa có thể đọc là I-QE-KU-RJA, với I-QE nghĩa là "người phụ nữ vĩ đại và vô cùng quan trọng". Trên đĩa còn có một từ khóa có thể đọc là AKKA, nghĩa là "người mẹ đang mang thai". Một mặt đĩa được dành cho một phụ nữ đang có thai, và mặt kia là cho một phụ nữ đang sinh nở. Tiến sĩ Owens đã dành 6 năm nghiên cứu mật mã trên chiếc đĩa cùng một đồng nghiệp ở Đại học Oxford, và khẳng định rằng 90% ký hiệu trên một mặt đĩa đã được giải mã. Trong một bài giảng của mình, tiến sĩ Owens gọi chiếc đĩa cổ này là "đĩa CD-Rom" đầu tiên của người Minoa bởi hình dạng và những dữ liệu dạng mật mã phức tạp khắc trên đó. "Chúng ta có thể gọi cái đĩa này là "Đĩa đất nung - Chỉ đọc tiếng Minoa" (Clay Disk - Read Only Minos, viết tắt là CD-ROM)." Chiếc đĩa Phaistos này được các nhà khảo cổ người Italy phát hiện năm 1903 khi đang khai quật tại tàn tích lâu đài Phaistos của người Minoa ở phía nam đảo Crete. Một số chuyên gia tin rằng đĩa Phaistos là một món đồ cổ giả mạo được làm bằng phương pháp hiện đại. Tiến sĩ Jerome M. Eisenberg, một trong những người tỏ ý nghi ngờ đã có bài viết trên tạp chí Minerva nói rằng chiếc đĩa được một chuyên gia làm giả trước khi được phát hiện. Eisenberg tin rằng chiếc đĩa được làm ra để nâng cao danh tiếng của nhà khảo cổ Luigi Pernier, người đầu tiên phát hiện ra nó. Một số người khẳng định Pernier đã làm giả chiếc đĩa để cạnh tranh với những phát hiện của các đồng nghiệp như Arthur Evans tại Knossos./. ==================== Cá nhân tôi nhận thấy chiếc đĩa cổ này là thông điệp của cổ nhân mô tả về một qúa trình tiến hóa của vũ trụ trên trái đất này cho đời sau, khi nền văn minh của họ bị hủy diệt.1 like
-
Chân lý và nhận thức chân lýkhoahoc.com.vn Cập nhật lúc 09h40' ngày 19/07/2014 Chúng ta đều biết, nhận thức là một quá trình tiệm cận tới chân lý mà không bao giờ đến được chân lý đó, cho dù là rất… rất gần. Điều này được lý giải bởi tính vô cùng vô tận của thế giới vật chất mà trong đó có chúng ta đang sống và nhận thức nó. Chính vì thế, khoa học luôn luôn phát triển không ngừng. Mỗi lý thuyết vật lý được đưa ra ở từng thời kỳ có thể sẽ tiến được đến gần hơn tới chân lý (có thể gọi là “hội tụ”, hay “tiệm cận”), nhưng cũng có thể sẽ rời xa hơn (có thể gọi là “phân kỳ”, hay “lạc hướng”). Nhưng điều oái ăm là ở chỗ chính cái gọi là “chân lý” ấy lại không bao giờ lộ diện đầy đủ để ta có thể đem “nhận thức” (lý thuyết vật lý) ra so sánh xem đã “gần” hay “xa”? “hội tụ” hay “phân kỳ”, “lạc hướng”? Bởi vậy, từ xưa tới nay, người ta thường phải dựa vào các thí nghiệm thực tế để kiểm chứng với tiêu chí: “Thực nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý”, tức là thay vì “chân lý”, người ta dùng “thực nghiệm” làm “vật thay thế”. Chẳng hạn, để lật đổ quan niệm “Trái đất là trung tâm của vũ trụ”, Copernicus đã tiến hành đo đạc quỹ đạo chuyển động của các hành tinh và Mặt trời và nhận thấy: những kết quả “thực nghiệm” sẽ phù hợp hơn nếu cho rằng Mặt trời mới là “trung tâm”; để chứng minh “chân lý” – “Trên trái đất, mọi vật đều rơi như nhau”, Galileo đã thực hiện thí nghiệm với các vật rơi nặng, nhẹ khác nhau trước sự chứng kiến của các thẩm phán Toà án Vatican xét xử ông vì những tư tưởng “dị giáo” đó; để chứng minh “chân lý” – “ánh sáng là sóng”, thí nghiệm khe Young là một “thực nghiệm” được coi là có tính thuyết phục, nhưng thí nghiệm “hiệu ứng quang điện” cũng tỏ ra là một “thực nghiệm” không hề kém thuyết phục hơn để minh chứng cho một “chân lý” (ngược lại) – “ánh sáng là hạt”, v.v.. Tức là ở đây, thay vì “chân lý” là cái “trừu tượng” (không biết), người ta lựa chọn “thực nghiệm” là cái có thể “sờ mó” được làm “vật thay thế”, làm “tiêu chuẩn chân lý”. Và thế là đến đây, mọi sự việc lại thay đổi sang một hướng khác: thay thế “chân lý (khách quan)” bằng “nhận thức thực nghiệm (chủ quan)” để xây dựng “nhận thức lý thuyết” (tất nhiên là cũng chủ quan nốt). Chân lý là khách quan, không phụ thuộc vào chủ quan của con người, nhưng “vật thay thế” nó – “thực nghiệm” lại là nhận thức chủ quan phụ thuộc vào sự công nhận (biểu quyết) của số đông. Kết quả là trong suốt quá trình phát triển gần 400 năm nay của vật lý học, người ta đã lấy chính cái “chủ quan – thực nghiệm” làm tiêu chuẩn cho “chủ quan – lý thuyết”, tức là yếu tố “khách quan” bị đẩy ra ngoài lúc nào mà không hề hay biết(?). Bởi thế, chúng ta mới nghe thấy những điều tuyên bố hùng hồn tương tự như: “Lưỡng tính sóng-hạt được thực nghiệm khẳng định”, “Đã tìm thấy hạt quark”, “Thực nghiệm đo độ cong của tia sáng đi gần Mặt trời vào thời gian Nhật thực khẳng định tính đúng đắn của GR” v.v.. và v.v.. Tuy sự cần thiết của các thí nghiệm (thực nghiệm) là không có gì phải nghi ngờ, nhưng “sự tuyệt đối hóa” quá mức tính “chân lý” của nó đã khiến cho vật lý thực sự rẽ sang một lối khác: ngày càng rời xa “chân lý – khách quan” để sa vào cái “bẫy” của “nhận thức thực nghiệm – chủ quan” do chính con người tạo ra, và kết quả là đã dọn đường cho “nhận thức lý thuyết – chủ quan” (các phương trình toán học – con đẻ của tư duy trừu tượng) ngày càng rời xa thế giới vật chất khách quan hiện hữu để đến với siêu hình – điều mà chính Newton đã cảnh báo: “Vật lý! Hãy cẩn trọng với siêu hình!”. Từ đây xuất hiện một vấn đề: vậy, lấy gì làm “tiêu chuẩn chân lý” khi mà cái gọi là “thực nghiệm” lại có thể không đáng tin cậy như vậy? Không lẽ phải từ bỏ nó? Chúng ta biết rằng kết quả của cái được gọi là “thực nghiệm” như vừa đề cập bao giờ cũng là kết quả của việc đo đạc các thông số khác nhau của đối tượng, để qua đó nhận biết được nó là chính nó chứ không phải là một cái gì khác. Chính vì vậy, câu trả lời trước tiên phải dành cho các nhà đo lường học. “Đo lường học – là khoa học về các phép đo, phương pháp và phương tiện đảm bảo sự thống nhất của chúng và các giải pháp đạt tới độ chính xác cần thiết” trong đó, phép đo được hiểu là “quá trình tìm giá trị của đại lượng vật lý nhờ các phương tiện kỹ thuật chuyên dụng (gọi là phương tiện đo)”. Nói cách khác, đo lường chính là một phương pháp (thực nghiệm) để nhận thức “chân lý khách quan”. Nhà bác học người Nga Mendeleev đã rất có lý khi nói: “Khoa học chính xác chỉ bắt đầu khi người ta bắt đầu đo”. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học nổi tiếng mang tên ông là minh chứng cụ thể cho điều đó. Tuy nhiên, đối với các nhà đo lường học, phép đo không phải là “thần thánh” mà trái lại, cần phải hiểu bản chất cốt lõi của nó chỉ là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin về đại lượng cần đo; các quá trình này luôn chứa đựng đầy rẫy những rủi ro, những yếu tố bất định tiểm ẩn do giới hạn của phương tiện kỹ thuật, của trình độ nhận thức con người về mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý và của cả ảnh hưởng môi trường xung quanh khi thực hiện phép đo. Chẳng hạn trong thí nghiệm rơi tự do của Galileo, các vật rơi tuy có khối lượng rất khác nhau, nhưng nếu so với khối lượng của Trái đất, vật thể quyết định tới gia tốc rơi của mọi vật, thì sự sai khác ấy chẳng đáng là bao, nên kết quả đo gia tốc rơi của tất cả chúng đều như nhau là điều dễ hiểu, chỉ có điều lúc bấy giờ, định luật vạn vật hấp dẫn chưa được phát minh ra nên sự rơi ấy không được gắn với bản thân Trái đất như đáng lẽ ra phải như thế. Tức là ở đây, đã có sự thiếu hụt nhận thức của con người đối với thế giới tự nhiên. Khi khối lượng của vật rơi so sánh được với khối lượng của Trái đất, mọi việc sẽ khác hẳn: vật càng nặng rơi càng nhanh, đúng như Aristotel đã tiên đoán từ 2500 năm trước. Hoặc giả có được thiết bị đo có độ chính xác cực lớn với sai số chỉ cỡ 10-24 thì chắc chắn cũng phát hiện được sự sai khác ngay trong thí nghiệm của Galileo. Điều này còn đặc biệt nghiêm trọng khi phải thực hiện các phép đo gián tiếp hay tổ hợp khi mà đại lượng cần đo không những còn cần phải được chuyển đổi về một trong những đại lượng thuận tiện cho phép đo, mà còn phụ thuộc vào các lý thuyết mà con người xây dựng nên để kết nối giữa các đại lượng vật lý đo được trực tiếp với đại lượng vật lý cần đo. Khi đó sẽ xuất hiện một thành phần sai số gọi là sai số phương pháp; nó không thể bị loại trừ khi xử lý kết quả đo và trực tiếp ảnh hưởng tới độ tin cậy của phép đo, cũng tức là độ tin cậy của cái gọi là “thực nghiệm”. Chẳng hạn trong “thực nghiệm” khẳng định vũ trụ giãn nở, người ta đo được “độ dịch chuyển đỏ” của các thiên hà phụ thuộc vào khoảng cách tới chúng. Khoan hẵng bàn tới bản thân khoảng cách tới các thiên hà là một đại lượng không thể đo được trực tiếp, mà bản thân sự dịch chuyển về phía đỏ của ánh sáng được cho là do hiệu ứng Dopler cũng chỉ là giả thiết khi mà bản thân cái gọi là “ánh sáng” còn chưa ai biết nó là cái gì? Theo CĐM, với cấu trúc là hai hạt electron và positron vừa quay xung quanh tâm quán tính của chúng, vừa chuyển động với tốc độ ánh sáng trong trường hấp dẫn đã khiến cho photon mất dần năng lượng (như bất kể một vật thể nào khác được biết tới) và kết quả là đã gây nên “sự dịch chuyển đỏ” chứ có phải các thiên hà đang chạy ra xa nhau đâu mà bảo là “vũ trụ giãn nở”? Tóm lại, cần phân biệt rõ: chân lý là khách quan không phụ thuộc vào chủ quan, nhưng nhận thức chân lý (cả lý thuyết lẫn thực nghiệm) đều là chủ quan, hoàn toàn phụ thuộc vào biểu quyết của số đông. Chính vì vậy, việc đặt niềm tin thái quá vào chúng có thể sẽ dẫn tới nhận thức sai lầm. Vậy, cần phải đặt ra câu hỏi là: nếu “thực nghiệm” cũng có thể sai thì làm thế nào để biết rằng nó sai? Không lẽ còn có một cái gì đó khác có thể đóng vai trò là “tiêu chuẩn của chân lý”? Đến đây, một lần nữa cần phải có kiến thức đầy đủ về đo lường học: Một kết quả đo được coi là tin cậy khi, và chỉ khi nó không chứa sai số hệ thống. Từ đây suy ra một “thực nghiệm” là đúng, nếu nó không chịu ảnh hưởng của những yếu tố có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đối tượng làm thí nghiệm, hoặc nếu có thì phải được tính đến đầy đủ và tìm cách bù trừ, hay loại trừ chúng. Nếu yếu tố liên quan là chính một lý thuyết nào đó, thì cần phải xác định rõ phạm vi áp dụng của lý thuyết ấy có phù hợp với điều kiện thí nghiệm hay không? Chẳng hạn trong thực nghiệm “vũ trụ giãn nở” ở trên, sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn hoàn toàn không được tính đến, mặc dù rõ ràng nó bị trường hấp dẫn của Mặt trời tác động làm cong đi trong một thực nghiệm khác? Trong khi trên thực tế cuộc sống hàng ngày, không ghi nhận được bất kỳ chuyển động nào lại không bị tiêu hao năng lượng do có tương tác với các thực thể vật lý khác cả, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Một khi ánh sáng đã bị cong đi do tác động của trường hấp dẫn, thì tức là nó cũng đã bị thay đổi năng lượng, và khi lan truyền trên những khoảng cách lớn hàng triệu, hàng tỷ năm ánh sáng, nó có bị suy giảm năng lượng cũng là chuyện bình thường chứ? Sao lại chỉ trông chờ vào mỗi hiệu ứng Dopler không thôi? Nếu chưa xây dựng được lý thuyết về sự suy giảm năng lượng của ánh sáng trong trường hấp dẫn theo khoảng cách thì lại là một chuyện khác – cần phải xây dựng nó đã rồi hẵng tính đến hiệu ứng Dopler cũng chưa muộn. Cuối cùng, ngoài kiến thức về đo lường học ra, nhà khoa học còn cần phải có các kiến thức về lô-gíc học (lô-gíc hình thức cũng như lô-gíc biện chứng) và cả phương pháp biện chứng duy vật nữa. Sự thiếu hụt những kiến thức này sẽ dẫn đến những kiểu tư duy lộn xộn, phi lô-gíc và siêu hình trong nhận thức thế giới, kể cả là bằng “thực nghiệm” hẳn hoi như trong các thí nghiệm khe Young, rơi tự do, hấp thụ và bức xạ nhiệt, vũ trụ dãn nở v.v.. Kết quả là nhận được bức tranh méo mó về hiện thực khách quan như cơ học lượng tử, thậm chí đến mức phản khoa học như lý thuyết Big Bang, vũ trụ dãn nở tăng tốc… Vũ Huy Toàn ============= Đó là tác giả bài viết này trên khoahoc.com.vn nói và điều này chính SW Hawking cũng đã phát biểu gần đây: "Chúng ta sẽ không thể tìm ra lý thuyết thống nhất". Nhưng trong cái khái niệm "chúng ta" của đoạn trích dẫn ra thì xin trừ tôi ra. Bởi vì, tôi đã xác định rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất. Tức là xác định rằng có một nền văn minh tạo ra lý thuyết này đã tiếp cận và nhận thức được tới chân lý tuyệt đối. Còn những vấn đề mà tác giả và rất nhiều nhà khoa học nói đến "vật lý thực nghiệm", suy cho cùng cũng chỉ là nhận thức trực quan được hỗ trợ bằng phương tiện kỹ thuật, để được gọi là "khoa học công nhận". Nhưng chính sự phát triển của phương tiện kỹ thuật, đã khiến nhận thức của con người từ những nhận thức tự nhiên, vũ trụ qua phương tiện tự thân, đã ngày càng nhận thức được bản thể cấu trúc vật chất hết sức phong phú: Từ các thiên hà khổng lồ đến các hạt vật chất nhỏ nhất mà những phương tiện hiện đại đã giúp còn người "nhìn thấy". Những nhà thông thái của nhân loại, bằng tư duy trừu tượng đã tổng hợp những nhận thức trực quan đó và đưa nó lên thành những hệ thống lý thuyết riêng phần, mô tả những quy luật cục bộ mà họ nhận thức được. Đương nhiên, để có một nhận thức trực quan đúng, nó còn phụ thuộc vào phương tiện và phương pháp nghiên cứu. Cũng phương tiện của nền văn minh hại điện, các nhà khoa học đã nhìn thấy "lưỡng tính sóng hạt" của vật chất vi mô. Và nó đẻ ra một thứ lý thuyết trên cơ sở bất định của vật chất vi mô mà họ "nhìn thấy", gọi là lý thuyết bất định. Nhưng cũng phương tiện ấy thì hai nhà bác học được giải Nobel 2013 thì lại xác định tính tất định của vật chất. Nay mai, cái máy gia tốc hạt to đùng của Tàu mới làm (Xem bài viết trên trong trang này) lại thấy vật chất biến mất. Híc! Thế là lại đẻ ra một thứ lý thuyết dở hơi nào đó. Trong điều kiện này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt lại bị coi là "mơ hồ" và không có "cơ sở khoa học". Nền khoa học lấy nền tảng là thực chứng, thực nghiệm như hiện nay đã khiến cho những lý thuyết khoa học lệ thuộc vào khả năng nhận thức và chứng minh qua phương tiện kỹ thuật. Càng lao vào bản chất của vật chất thì càng đòi hỏi những phương tiện cực kỳ tốn kém. Thí dụ như để thẩm định lý thuyết Higg, người ta phải tạo ra một cổ máy gia tốc hạt chi phí lên đến gần 100 tỷ Dollar. Khiếp! Kết quả cuối cùng cũng phát hiện ra một dạng hạt trong tiên đoán của lý thuyết này, Nhưng nó không phải là "Hạt của Chúa' theo nghĩa là nguyên nhân để tạo ra tất cả các hạt cơ bản! Nhưng cũng chính những lý thuyết khoa học xuất hiện một cách sơ khai trên nền tảng thực chứng, thực nghiệm này đã phát triển hình thành những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Rất nhiều tiêu chí khoa học rời rạc, rải rác đang ...."lưu truyền trong dân gian". Trên cơ sở tiêu chí khoa học và những gì nghiên cứu được của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt, tôi đã xác định "không có Hạt của Chúa" và "không có sự sống trên sao Hỏa". Việc "không có sự sống trên sao Hỏa" chỉ là hệ quả của sự xác định: "Không có sự sống ngoài Địa cầu". Bởi vậy, vấn đề còn là phương pháp nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu, cộng với khả năng tư duy. Cho nên tôi trừ tôi ra trong cái "chúng ta đều biết...". Với tôi chân lý là tuyệt đối và có thể giải thích được. Mình tôi thôi. lạc lõng và cô đơn quá. Bởi vì, để tiếp cận chân lý tuyệt đối thì không thể có một phương tiện nào có thể giúp con người - kể cả thánh thần - nhìn thấy. Nhưng nó chính là tập hợp lớn nhất bao trùm tất cả mọi tập hợp và không thể có một tập hợp nào lớn hơn nó, trong "Nghịch lý Cantor". Cũng có thể mô tả nó bằng lý thuyết Vonfram. Câu chuyện cũng còn dài. Nhưng một tiền đề để các nhà khoa học đầu bảng cần xem xét luận điểm của tôi là: Khái niệm điểm trong toán học - mở đầu cho toàn bộ ngành toán học đồ sộ của văn minh hiện này là một ý niệm quy ước của tư duy trừu tượng. Trên thực tế không có cái gì chứa "điểm" trong khái niệm của con người. Bởi vì "điểm" là một khái niệm không có định lượng.1 like
-
Sao Mộc kích hoạt sự sống trên Trái đất? 13/04/2014 17:30 (TNO) Nghiên cứu mới cho thấy lực hấp dẫn của sao Mộc có thể đã ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất và từ đó tạo điều kiện cần thiết để sự sống sinh sôi. Sao Mộc được cho là đã ảnh hưởng đến vị trí và độ nghiêng của Trái đất như hiện nay - Ảnh: Astropt.org Sao Mộc cách Trái đất đến 588 triệu km, nhưng bất chấp khoảng cách xa xôi trên, các nhà thiên văn học từ lâu cho rằng lực hấp dẫn của hành tinh khí khổng lồ đã làm chệch hướng đường đi của sao chổi và tiểu hành tinh để tránh làm cho chúng va vào địa cầu. Giờ đây, một nghiên cứu mới đã hé lộ phạm vi tác động của lực hấp dẫn từ sao Mộc đối với sự sống trên hành tinh xanh cách đây hàng tỉ năm, theo trang Space Daily. Cuộc nghiên cứu, do Đại học New South Wales (Úc) và Đại học Hoàng gia Holloway tại London (Anh) thực hiện, cho thấy vị trí và độ nghiêng của Trái đất thay đổi theo vị trí của sao Mộc. Trọng lực của sao Mộc - gấp 2,5 lần so với Trái đất - đủ sức tạo lực kéo lên các hành tinh trong hệ mặt trời, bao gồm địa cầu. Điều này có nghĩa là dựa trên mức độ tương tác với Trái đất, quỹ đạo của địa cầu (và từ đó khí hậu) có thể dao động rất lớn, chẳng hạn như nếu hành tinh của chúng ta bị kéo gần mặt trời hơn, khí hậu sẽ thay đổi. Hạo Nhiên ==================Về vấn đề này Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt biết từ lâu rồi. Và đã mô hình hóa chu kỳ của sao Mộc trong sự tương tác phức tạp của sự vận động các hành tinh trong Thái Dương hệ, để dự báo những ảnh hưởng đến khí hậu trái Đất và các sự kiện liên quan đến con người. Đấy chính là sao Thái Tuế, tức sao Mộc theo tìm hiểu của chúng tôi. Đó là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh nền văn hiến Việt, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử.1 like
-
Tìm thấy hồ nước cực lớn trên mặt trăng của sao Thổ Thứ Sáu, 04/04/2014 11:30 (NLĐO)- Phi thuyền thăm dò Cassini của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) bay qua mặt trăng Enceladus của sao Thổ, giúp các nhà khoa học phát hiện tín hiệu trọng trường của một hồ nước rất lớn ở nơi này. Túi nước có độ sâu lên tới từ 8 km đến 10 km ở vĩ độ 50 và trải dài quanh cực Nam của Enceladus. Dữ liệu được Cassini cung cấp cho thấy một hồ nước lớn nằm ở độ sâu 40 km dưới bề mặt đóng băng của Enceladus có dung tích nước tương đương với hồ Superior ở Bắc Mỹ. Hồ Superior có dung tích khoảng 12.000 km cube (1 km cube = 1 tỉ mét khối). Từ dữ liệu này, nhóm nghiên cứu của GS Luciano Iess và cộng sự tại ĐH Sapienza ở Rome (Ý) thông báo phát hiện túi nước có độ sâu lên tới từ 8 km đến 10 km ở vĩ độ 50 và trải dài quanh cực Nam của Enceladus. Cassini cũng bay qua những tảng đá lớn, trong đó có vị mặn của muối và chất hữu cơ. Họ đang tiếp tục căn cứ vào hoạt động của Cassini và hành trình của Enceladus quanh sao Thổ để có thể lập bản đồ về sự phân bố vật chất ở nơi này. GS Iess cho biết Enceladus có chiều rộng khoảng 500 km là một những nơi tốt nhất để giới khoa học tìm kiếm đời sống của vi khuẩn bên ngoài trái đất. GS Andrew Coates thuộc ĐH London của Anh nhận định: “Tôi nghĩ Enceladus nên được xếp đầu bảng trong nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống. Có một số điều cần thiết cho sự sống như nhiệt độ ấm, có nước ở thể lỏng trong đại dương, chất hữu cơ. Vấn đề là có đủ thời gian để sự sống phát triển hay không?” Tr. Lâm (Theo BBC) ========================= Về lý thuyết theo Lý học:"Không thể có nước trên sao Thổ" - theo dạng tồn tại như nước trên trái Đất. Xác xuất để có nước ngoài trái Đất chỉ là 1/ 10 lũy thừa n x n x n.....với "n" là 1 và 1000 con số không đằng sau. Những nhà khoa học có thể nhầm lẫn về hiện tượng bên ngoài thể hiện gần giống và - với nhận thức trực quan - nên họ cho rằng đó là "nước" và đặt vấn đề sự sống ở đây. Tôi xác định một cách công khai rằng: nền văn minh hiện đại, chưa hề có một hệ thống lý thuyết để có thể xác định có tính tiên tri về các hiện tượng trong bước phát triển tiếp theo của nền văn minh này. Nó vẫn đang dò dẫm một cách chậm chạp và có phần ngây thơ để tiếp tục sự phát triển. Tôi đã xác định rằng: "Không có sự sống trên sao Hỏa". Sự việc đã nghiệm đúng! Đám giẻ rách cho rằng tôi gặp may. Nhưng người ta chỉ có thể gặp may trước những dự báo "chẳng may" đúng. Không thể gặp may từ một hệ thống lý thuyết xác định trước điều đó. Nếu chỉ vì mục đích đi tìm sự sống trong vũ trụ thì Hoa Kỳ đang làm một việc tốn kém và vô bổ. Không tin quý vị cứ bỏ ra vài chục tỷ Dollar lên thám hiểm vệ tinh sao Thổ xong là biết liền và được "khoa học công nhận", bởi tính trực quan của vấn đề: "Không hề có nước ở đây". Cũng như chẳng bao giờ có "nước " trên mặt trăng cả. Vậy mà một thời cũng rùm beng lên, nhân danh cái khoa học. Chỉ có Lý học Đông phương - nhân danh nền văn hiến Việt - xác định trước điều này: "Không có nước trên mặt Trăng".1 like
-
Nếu như nền văn minh này bị xóa sổ và "vũ trụ cần một thực thể để có thể nhận thức được nó" từ một nền văn minh khác thì có thể cần vài trăm ngàn năm nữa. Nhưng tôi tin rằng , những tri thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại hiểu rằng: Vài trăm ngàn năm không phải thời gian quá lâu so với chính vũ trụ này.1 like
-
Con người tồn tại vô nghĩa hay có nghĩa? khoahoc.com.vn Cập nhật lúc 14h41' ngày 25/04/2013 Có bao giờ chúng ta tự hỏi, con người sinh ra rồi chết đi trong khoảng thời gian thật ngắn ngủi, chẳng lẽ con người chỉ tồn tại như một ngọn nến thắp sáng lên rồi vụt tắt, chẳng có ý nghĩa và nghĩa lí gì sao? Và câu hỏi nổi tiếng của nhà phật “trước khi sinh ta, ta là ai - sau khi sinh ta rồi ta lại là ai”. Để giải thích những điều trên và tại sao con người, tất cả các loài động vật trên trái đất lại có sự tiến hóa, dân số loài người ngày càng tăng nhanh, cũng như là giải thích tại sao có ma và khi chết con người sẽ về đâu. Cần có một giả thiết để liên kết chuỗi sự kiện lại với nhau. Đó là giả thiết ngắn: Thế giới thực là thế giới thứ hai. Thực ra thì thế giới sống hiện tại, thế giới thực của mình tạm gọi là thế giới thứ hai là nơi chúng ta đang sinh sống, còn thế giới thứ nhất được gọi là của những sóng điện từ, ở đó tất cả con người điều là dạng sóng. Chính thế giới thứ nhất đã tạo ra thế giới thứ hai để vì các lí do sau: - Thế giới sóng điện từ là một thế giới buồn tẻ. - Để biết thế nào là cảm giác vui, buồn, yêu, ghét, giận, hờn, đau đớn, sung sướng và cảm nhận 5 giác quan của con người. Họ đã quyết định tạo ra thế giới thứ hai. Ban đầu họ chỉ tạo ra một thế giới đơn giản, sau đó họ dần cải tiến và cuối cùng họ dừng ở loài người (sự tiến hóa). Lúc đầu xuất hiện loài người thì số lượng rất ít, chính những người này sau khi chết đã trở về thế giới thứ nhất (chết đi sẽ đi về đâu), kể lại trải nghiệm của họ và mọi người đều cảm thấy thích thú. Và ai cũng muốn tranh nhau xuống thế giới thứ hai, làm cho dân số thế giới tăng nhanh từ vài người cho đến hiện nay gần 8 tỉ người (gia tăng dân số). Như chúng ta đã biết mỗi con người đều có sóng điện từ riêng, khi chết sóng điện từ thoát ra và trở về thế giới thứ nhất. Đôi khi có một vài người còn lưu luyến nên chưa muốn đi về dẫn đến kết quả là chúng ta nhìn thấy ma. Như vậy con người tồn tại không phải là vô nghĩa, mà là để trải nghiệm cảm giác thực của thế giới thứ hai. Con người chúng ta không bao giờ mất đi mà là trở về nhà thôi. Phùng Hoàng Nhân ================= Trong bài viết cho báo Tia Sáng số Xuân Giáp Ngọ, giáo sư Chu Hảo đã trình bày một vấn nạn của khoa học hiện đại: Vấn nạn này không chỉ ở riêng của tri thức khoa học hiện đại, mà nó đã được những triết gia nổi tiếng của các nền văn minh cổ đại đề cập tới. Scorate đã từng đứng lặng hàng giờ trên đường phố của thủ độ Aten để chiêm quán về vấn nạn này: "Con người là gì? Đi từ đâu đến và sẽ đi về đâu?". Không chỉ trong triết học, khoa học tự nhiên và ngay cả trong cuộc sống văn học vấn nạn cũng được đặt ra. Chúng ta có thể tìm thấy điều này trong tác phẩm gây chú ý một thời của giáo sư Hoàng Trinh "Phương Tây văn học và con người". Ngay cả trong Lý học Đông phương qua những di sản khập khiễng, sai lệch vì bị Hán hóa cũng đặt vấn đề này qua luận điểm gọi là "tam tài" - Thiên Địa Nhân. Tức trời Đất và con người. Một cuốn sách bán khá chạy gần đây là "Đàm Thiên, thuyết Địa, luận nhân"....vv.... Thời còn tuổi thanh niên, tôi được xem một tư liệu khoa học. Trong đó các nhà khoa học quốc tế, có người đặt vấn đề: Sự xuất hiện của con người chính là do vũ trụ này cần một thực thể nhận thức được nó. Ngay cả Phật pháp đặt vấn đề về sự tồn tại của A lại gia thức của con người sau khi chết và mang trong nó tất cả những nghiệp tốt xấu, để tiếp tục vòng luân hồi qua sự đầu thai vào các cõi. Điều này gần gũi với Lý học khi trong kinh Dịch đặt vấn đề (Hệ từ Thượng truyện): "Hồn thoát ra ngoài, hoàn tất sự biến hóa". Nhưng nếu lấy nền tảng trí thức của nền khoa học hiện đại có xuất xứ từ phương Tây, làm chuẩn mực để so sánh, kiểm chứng thì có thể nói rằng: mọi cách giải thích đều chỉ là những giả thuyết hoặc cách đặt vấn đề chưa được kiểm chứng. Bài báo mà tôi đưa lên đây, cũng là một giả thuyết chưa được kiểm chứng cho vấn nạn này. Vì vậy, tất cả đều chưa bàn được rốt ráo. Nhưng với một lý thuyết thống nhất nhân danh nền văn hiến Việt thì cách giải thích lại rất thỏa mãn với danh xưng của nó - ít nhất là theo cái nhìn từ cá nhân tôi: Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là "Lý thuyết thống nhất vũ trụ". Tất nhiên nó phải thống nhất được tất cả mọi quy luật của thiên nhiên, qua những mô hình biểu kiến (Bốc Dịch, Tử Vi, Thái Ất, Lạc Việt độn toán...vv....) và đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Nó phải giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến sự vận đông của các thiên hà, thiên nhiên , xã hội, cuôc sống và từng hành vi của con người với khả năng tiên tri. Cho đến các vấn đề tôn giáo, triết học, tâm linh....vv.... với khả năng tiên tri. Tất nhiên, trong đó nó phải giải thích được cả vấn nạn về một câu hỏi cho con người từ hàng thiên niên kỷ trước và mục đích của nền khoa học hiện đại: "Con người là gì? Nó từ đâu đến và sẽ đi về đâu?". Thực chất nó đã giải thích rồi, nhưng khi nền văn minh chủ nhân đích thực của học thuyết - nền văn hiến Việt, một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử - sụp đổ từ hơn 2000 năm trước - thì nó đã thất truyền. Vì ngay cả trong khi nền văn minh Việt huyền vĩ còn tồn tại, nó cũng không phải là một kiến thức phổ biến. Cho nên sau khi sụp đổ từ hàng ngàn năm trước, nó chỉ để lại những dấu ấn để người đời sau biết đến nó qua một câu nhỏ nhoi trong Kinh Dịch (Đã mô tả) và những khái niệm liên quan trong một phương pháp ứng dụng là Phong thủy với mớ lập luận rời rạc, thập cẩm được mô tả gọi là thuyết "Thiên Địa Nhân". Tuy nhiên tôi cần xác định rằng: Nếu không giải thích được điều này thì tất cả hệ thống tri thức của Lý học Đông phương, nhân danh nền văn hiến Việt sẽ không phải là một "lý thuyết thống nhất". Đây là một sự bảo đảm. Cũng như ngày xưa, trên Vietnamnet, tôi cũng đã hứa rằng: Nếu Đại Lễ mà bị mưa làm hỏng thì tôi sẽ ngưng không chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Mặc dù hai vấn đề có vẻ không liên quan gì đến nhau. Thiên hạ có thể cười vì họ có vẻ không cần thiết đến Việt sử 5000 năm văn hiến hay chỉ là "một liên minh bộ lạc " với những người dân "Ở trần đóng khố". Nhưng nó là một sự bảo đảm ít nhất với tôi. Thời tiết Đại lễ có nhiều người quan tâm. Nhưng "Con người là gì? Nó từ đâu đến và đi về đâu?", lại rất ít người quan tâm. Nhưng để giải thích được điều này thì trí thức khoa học thực chứng, thực nghiệm hiện đại cần phát triển thêm chút nữa. Và ngay cả khi đó, nó cũng chỉ giải quyết về mặt lý thuyết và cũng cần kiểm chứng bằng tiêu chí khoa học cho một lý thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng. "Nếu quả thực có một lý thuyết thống nhất, thì chính nó sẽ quyết định chúng ta tìm thấy nó hay không?" Ngài Hawking đã phát biểu như vậy. Tôi muốn nhắn lại công khai ở đây với ngài Hawking rằng; Chiếc chìa khóa để mở kho tàng Lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước, chính là những trí thức tinh hoa của nền văn minh hiện đại có thừa nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử từ hơn 2000 năm trước hay không? Chỉ cần quí vị hoài nghi và chậm chạp thôi. Lý thuyết này sẽ biến mất, như nó đã từng bí ẩn từ hàng ngàn năm qua. Sau đó nền văn minh này sẽ đi về đâu thì chính ngài Hawking và những tri thức tinh hoa có trách nhiệm của nền văn minh này hiểu hơn tôi. Tôi rất nghiêm túc và chịu trách nhiệm với những lời phát biểu công khai về điều này.1 like
-
Giải mật khinh công Thiếu Lâm huyền bí qua lăng kính khoa học 05/03/2014 12:45 Dân Việt - Các nghiên cứu gần đây về sóng âm, từ trường… khiến các vật thể bay lên được đã làm bật lên những tia sáng có thể đem lại lời giải bí ẩn của công phu khinh công võ Thiếu lâm. Theo tinh hoa võ học Trung Quốc, về khinh công Thiếu Lâm đại diện cho Phật gia Khinh công, lấy Thiền tu, tức sự tĩnh tọa, tham thiền và khí công làm cốt. Nhiều người tin nếu thực hành thiền định siêu việt thì có thể đạt được khinh công tuyệt hảo bằng cách giải phóng ý thức của con người và nâng cơ thể lên không trung. Còn theo tổng kết của môn phái Thiếu lâm để đạt được khinh công thì phải tuân theo ba nguyên lý: kích thích năng lượng; từ trường, từ hóa; và nhập tĩnh (thiền định). Ảnh mô phỏng các nhà sư Tây Tạng có thể dùng âm thanh nâng hòn đá (nguồn: rosecroixjournal.org) Đây cũng là những khía cạnh mà nhiều năm qua các nhà khoa học đang nghiên cứu để giải mã thực hư thuật khinh công. Từ năm 1971, một trường đại học chuyên nghiên cứu về khinh công đã được thành lập ở Fairfield, Iowa. Sau đó, trường này còn mở các trung tâm nghiên cứu ở châu Âu như Thụy Sĩ, Đức, Anh và các trung tâm ở Ấn Độ và các nước khác. Trong đó các trung tâm tập hợp nhiều chuyên gia vật lý, triết học Ấn Độ, nhà toán học, bác sĩ, kỹ sư và tâm lý học. Một trong những nhiệm vụ của họ là nghiên cứu thiền siêu việt để dạy con người bay lên được. Mặc dù không ít trường hợp đã được báo cáo là có thể bay lên được. Song đã bị chỉ trích gay gắt bởi không ít nhà khoa học cho rằng hiện tượng đó quá mâu thuẫn với các nguyên tắc khoa học nhất là định luật vạn vật hấp dẫn dưới tác động của trọng lực. Vì thế mà từ lâu hiện tượng khinh công vẫn được xem là chuyện không thể. Do con người không thể nào thắng nổi trọng lực để bay lên. Tuy nhiên, một sự kiện xảy ra vào năm 1991 đã khiến giới khoa học phải suy nghĩ lại những lời chỉ trích của chính mình. Trong tháng 3.1991, Tạp chí khoa học danh tiếng Nature đã công bố một hình ảnh gây sốc về hiện tượng bay lên có thực trong một phòng thí nghiệm ở Tokyo. Bát dùng trong nghi lễ thiền định của người Tây Tạng (nguồn: ABC news) Theo bức ảnh mô tả, giám đốc của Phòng Nghiên cứu thí nghiệm Chất siêu dẫn ở Tokyo lúc đó trong lúc đang ngồi trên đĩa chất siêu dẫn làm bằng gốm sứ, thì bị bay lên không trung, mặc dù tổng trọng lượng của cơ thể anh ta và đĩa chất siêu dẫn kia là 120 kg vẫn không hề gây ra trở ngại gì về trọng lực. Hiện tượng này sau đó được mệnh danh là hiệu ứng Meissner. Vì từ năm 1933, hai nhà vật lý Walther Meissner (Áo) và Robert Ochsenfeld (Đức) phát hiện ra hiện tượng từ thông trong vật siêu dẫn bằng 0 và sẽ hoán đổi toàn bộ từ thông ở môi trường ngoài. Không chỉ có từ trường có thể tác động tới khả năng bay lên ở con người mà còn có cả sóng âm. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Christopher G. Provatidis trong bài viết về sự tương quan giữa nguyên tắc chống trọng lực và khinh công đăng trực tuyến trên Tạp chí The Rose Croix Journal 2012–Vol 9 cho biết, các nhà sư ở Tây Tạng có thể làm rung những hòn đá lớn ở độ cao tới 200-300 m một cách dễ dàng. Họ chỉ sử dụng một dụng cụ đó là tiếng tụng niệm đều đặn cùng với tiếng trống. Đặc biệt những âm thanh này được tụng niệm theo nhịp tần số rất cẩn thận 1:4:5. Để đạt được khinh công phải quán triệt theo những nguyên lý và tập luyện nghiêm ngặt Nghiên cứu này cũng khớp với những phát hiện của hai nhà khoa học Denis Terwagne của Đại học Liage tại Bỉ và John Bush tại Viện Công nghệ Massachusetts vào tháng 7.2011. Hai nhà khoa học này đã rất lấy làm vui mừng khi họ phát hiện ra một dụng cụ đặc biệt được sử dụng trong nghi lễ thiền định của người Tây Tạng. Đó là một chiếc bát khi đựng nước trong lúc thiền định và tụng niệm phát ra âm thanh ở một tần số nhất định có thể khiến những giọt nước này rung động và bay lên. Trong tháng 1.2014, các nhà khoa học tại Đại học Tokyo cũng chứng minh sóng siêu âm có thể làm các vật thể bay lên. Một số nghiên cứu khác còn phát hiện ra nếu các vật thể, kể cả cơ thể con người trong điều kiện biến đổi nhiệt độ nào đó thì trọng lượng cũng sẽ giảm dẫn tới khả năng có thể chống lại trọng lực. Theo nhà nghiên cứu Peter Fred, khi nung một dây nhôm ở nhiệt độ 3 KW trong 530 giây thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi 2,9%. Còn theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Nga thì khi quay một chiếc đĩa với vận tốc 3000 vòng/phút ở môi trường nhiệt -160 độ C thì trọng lượng của nó sẽ giảm đi. Mặc dù còn có những tranh cãi nhưng những nghiên cứu về sóng âm, tư trường có thể nâng những vật bay lên khi thiền định cùng với những kỳ tích tập luyện đạt được hiện nay của một số cao tăng, đệ tử Thiếu Lâm như Lý Lượng, La Khôn, Trương Hưng Toàn… đã bước đầu mở ra những bằng chứng cho thấy câu chuyện khinh công không phải hoàn toàn huyễn hoặc. Minh Nhân ======================== Bởi vậy, đã gọi là tính thần khoa học thì phải tôn trọng thực tại khách quan. Không thể vì không giải thích được thì gắn cho nó cái mũ "mê tín dị đoan" để che dấu sự dốt nát. Tôi cho rằng: Thực tại khách quan là đối tượng của những nghiên cứu khoa học, cho dù nó huyền bí đến đâu chăng nữa.1 like
-
Thưa Giáo sư Chu Hảo.Để có một lý thuyết thống nhất thì theo thiển ý của tôi, không nhất thiết cứ phải tìm ra hạt cơ bản thứ 18. Tôi xác định rằng: Nếu như bây giờ các nhà khoa học đặt giả thiết rằng: Hạt cơ bản thứ 18 đã tìm được với tất cả những đặc tính tối ưu mà các nhà khoa học hàng đầu có thể nghĩ ra - thì - tôi tin rằng: họ cũng không thể xác định được nội hàm căn bản của thuyết thông nhất. Chưa nói đến một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Tôi có thể khẳng định điều này . Cơ sở để khẳng định là: Vũ trụ này hình thành bởi những dạng tồn tại tương tác. Nhưng có đến ít nhất 3/4 dạng tồn tại chưa xác định được - mà họ gọi là vật chất tối. Vậy thì làm sao họ có thể tổng hợp được nhận thức về tất cả các dạng tương tác để hình thành nên một lý thuyết thống nhất? 4 lực tương tác mà tri thức khoa học khám phá đúng với tất cả những dạng tồn tại đã được khám phá. Nhưng còn những dạng tồn tại khác nữa thì có theo những quy luật tương tác đó không? Bởi vậy, Lý học đã có sẵn cả một hệ thống lý thuyết thống nhất. Thưa giáo sư. Tôi phát biểu rất nghiêm túc và chịu trách nhiệm với những phát biểu của mình về thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất và nhân danh Việt sử 5000 năm văn hiến. Cũng như việc thời tiết Đại lễ, tôi cũng đã công khai và chịu trách nhiệm với phát biểu của mình trước công luận(*). =================== * Sau khi việc thành công - (toàn bộ chương trình Đại Lễ không phải sử dụng phương án II, tức là nếu trời mưa thì hành lễ trong nhà) - tôi biết có nhiều người cũng tự nhận là chính họ mới là người làm cho Đại Lễ không mưa. Năm nay sẽ là dịp để các tài năng đó thể hiện khả năng của họ.1 like
-
Stephen Hawking công bố giả thuyết mới về lỗ đen 03:44-28/02/2014 Việc bảo toàn thông tin và dự báo thời tiết cho các lỗ đen”, công trình mới công bố của nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking, đang thách thức giới khoa học tư duy lại những kiến thức về vũ trụ.Theo học thuyết cổ điển, và cũng là niềm tin bấy lâu nay của chúng ta, lỗ đen vũ trụ là điểm “một đi không trở lại” của tất cả các dạng vật chất khi bị hút vào đó, kể cả ánh sáng. Nhưng mới đây, thiên tài vật lý Stephen Hawking, một trong những người sáng lập ra thuyết lỗ đen hiện đại, đã công bố một phát hiện mới gây xôn xao giới khoa học, trong đó ông loại bỏ quan điểm về đường chân trời sự kiện, tức ranh giới vô hình được coi là bao bọc xung quanh các lỗ đen mà ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Thay vào đó, Hawking đưa ra một giả thuyết mới, nhẹ nhàng hơn mang tên “đường chân trời biểu kiến”. Đường chân trời này chỉ tạm thời giữ lại vật chất và năng lượng, sau đó sẽ giải phóng chúng, nhưng sẽ làm cho chúng trở nên biến dạng. Hawking đăng tải công trình của mình – hiện vẫn chưa qua giai đoạn bình duyệt – trên website arXiv vào ngày 22/1 với tên gọi khá thú vị, “Việc bảo toàn thông tin và dự báo thời tiết cho các lỗ đen”. Đây là bài viết dựa theo một cuộc nói chuyện qua Skype của Hawking trong một cuộc họp tại Viện Vật lý lý thuyết Kavli tại thành phố Santa Barbara, California, diễn ra vào tháng 8/2013. Dập tường lửa Công trình mới của Hawking là một nỗ lực nhằm giải quyết nghịch lý bức tường lửa hố đen, một vấn đề đã và đang làm đau đầu giới vật lý học trong gần hai năm qua, sau khi nó được nhà vật lý lý thuyết Joseph Polchinski, Viện Kavli, và đồng nghiệp phát hiện ra. Trong một thí nghiệm tưởng tượng, các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi một nhà du hành vũ trụ chẳng may rơi vào lỗ đen. Trong một lá thư viết gửi Einstein cuối năm 1915, tức chưa đầy một tháng sau khi nhà bác học công bố thuyết tương đối rộng của mình, nhà thiên văn học người Đức Karl Schwarzchild đã chỉ ra rằng, về mặt toán học, đường chân trời sự kiện là những hệ quả tất yếu của thuyết tương đối rộng Einstein. Từ lâu các nhà vật lý học đều nhất trí cho rằng, khi bị rơi vào hố đen, nhà du hành sẽ an toàn vượt qua được đường chân trời sự kiện, nhưng sau đó anh ta lại bị hút dần vào bên trong, cơ thể bị kéo dài ra như sợi mỳ spaghetti vậy; và cuối cùng anh ta sẽ bị nghiền nát ở “điểm kỳ dị”, tâm của hố đen. Nhưng khi phân tích kỹ tình huống trên, nhóm của Polchinski có một phát hiện sửng sốt là các định luật của cơ học lượng tử, vốn chi phối các hạt ở kích thước vi mô, đã làm đảo ngược hoàn toàn tình huống trên. Theo họ, thuyết lượng tử buộc rằng đường chân trời sự kiện phải bị biến đổi thành một khu vực có năng lượng cao, hay “tường lửa”, và nó sẽ đốt cháy nhà du hành vũ trụ thành than. Sở dĩ phát hiện này gây ngạc nhiên là bởi vì mặc dù tường lửa tuân theo các nguyên tắc lượng tử nhưng nó lại vi phạm thuyết tương đối rộng của Einstein, theo đó, trong tình trạng rơi tự do, dù là rơi vào lỗ đen hay đang trôi nổi giữa không gian, người ta sẽ nhận ra rằng các định luật vật lý ở mọi nơi trong vũ trụ đều giống nhau. Với Einstein thì đường chân trời sự kiện cũng chỉ là một vùng không có gì đặc biệt. Phía sau đường chân trời Giờ đây Hawking đưa ra một phương án thứ ba, đơn giản một cách hấp dẫn. Cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng vẫn được bảo toàn, nhưng các lỗ đen không có đường chân trời sự kiện để bắt lửa. Điểm chính trong tuyên bố của ông là các hiệu ứng lượng tử xung quanh lỗ đen khiến không-thời gian thăng giáng mạnh, nên không thể tồn tại mặt biên được. Thay vì đường chân trời sự kiện, Hawking đưa ra giả thuyết về “đường chân trời biểu kiến”, nơi giữ lại ánh sáng khi chúng tìm cách thoát ra khỏi tâm lỗ đen. Theo thuyết tương đối rộng, đối với một lỗ đen tĩnh, hai đường chân trời này phải giống hệt nhau, bởi ánh sáng khi tìm cách thoát ra khỏi lỗ đen cùng lắm chỉ có thể đi tới được đường chân trời sự kiện, và chúng sẽ bị giữ lại ở đó, như thể bị mắc kẹt trong một guồng cối xay vậy. Tuy nhiên, trên lý thuyết, hai đường chân trời này lại có thể phân biệt được. Nếu lỗ đen nuốt thêm ngày càng nhiều vật chất, thì đường chân trời sự kiện của nó sẽ bị phình to lên và phát triển lớn hơn đường chân trời biểu kiến. Ngược lại, trong những năm 1970, Hawking cũng đã chỉ ra rằng lỗ đen có thể từ từ thu hẹp lại và phát ra “bức xạ Hawking”. Trong trường hợp đó, về nguyên tắc, đường chân trời sự kiện sẽ dần trở nên nhỏ hơn so với đường chân trời biểu kiến. Giả thuyết mới của Hawking là đường chân trời biểu kiến mới là ranh giới thực sự. “Không có đường chân trời sự kiện cũng tức là không có lỗ đen nào cả, nếu hiểu theo nghĩa lỗ đen là các cơ chế ánh sáng không thể lọt qua,” Hawking viết. “Bức tranh mà Hawking vẽ ra có vẻ hợp lý,” Don Page, nhà vật lý học kiêm chuyên gia về lỗ đen tại trường Đại học Alberta, Edmonton, Canada, người từng hợp tác với Hawking trong thập niên 1970, đã phát biểu như vậy. “Có thể có người cho rằng việc đưa ra giả thuyết không có đường chân trời sự kiện là cực đoan, nhưng tất cả đều là các điều kiện lượng tử. Trong khi đó, chúng ta vẫn còn mơ hồ về định nghĩa không-thời gian, chưa kể đến việc chưa có ai chắc chắn rằng có tồn tại một vùng gọi là đường chân trời sự kiện”. Dù đồng ý với giả thuyết của Hawking rằng lỗ đen có thể tồn tại mà không cần có đường chân trời sự kiện, song Page vẫn đặt câu hỏi rằng liệu phát hiện đó có đủ để giải quyết nghịch lý bức tường lửa hay không. Ông cũng nhắc nhở rằng sự hiện diện của đường chân trời biểu kiến, dù mong manh, cũng có thể mang lại những rắc rối tương tự như đường chân trời sự kiện. Khác với đường chân trời sự kiện, đường chân trời biểu kiến có thể biến mất. Page cho rằng Hawking đang mở ra một tình huống mới mang ý nghĩa thay đổi cơ bản, theo đó “về lý thuyết, bất kỳ thứ gì cũng có thể thoát ra khỏi lỗ đen.” Tuy trong bài viết của mình, Hawking không nêu cụ thể đường chân trời biểu kiến sẽ biến mất như thế nào, song Page cho rằng khi nó co hẹp lại tới một kích cỡ nào đó, thì các tác động của cả cơ học lượng tử và hấp dẫn sẽ đồng thời phát huy, nên dễ hiểu rằng nó có thể biến mất. Khi đó, những gì từng bị giữ trong lỗ đen sẽ được giải phóng ra ngoài (tuy rằng chúng sẽ không còn giữ được hình dạng ban đầu). Nếu Hawking đúng, thì ngay cả điểm kỳ dị ở tâm lỗ đen cũng có thể không tồn tại. Thay vào đó, vật chất sẽ chỉ bị giữ lại tạm thời phía sau đường chân trời biểu kiến, và nó sẽ dần dần di chuyển vào phía trong do lực hút của lỗ đen, nhưng không bị nghiền nát ở tâm lỗ đen. Thông tin về vật chất này tuy không bị tiêu hủy nhưng lại bị nhiễu loạn tới mức khi vật chất được giải phóng qua bức xạ Hawking, nó sẽ có một hình dạng hết sức khác biệt, khiến ta không thể nhận ra vật chất đó trước khi bị nuốt vào lỗ đen là gì. “Điều đó còn tồi tệ hơn việc tìm cách khôi phục lại nguyên trạng cuốn sách đã bị đốt thành tro,” Page nói. Trong bài viết của mình, Hawking so sánh điều đó với việc dự báo thời tiết: về lý thuyết là có thể, nhưng trên thực tế thì rất khó mà thực hiện cho chính xác. Trong khi đó, Polchinski lại hồ nghi về việc có tồn tại lỗ đen không có đường chân trời sự kiện. Theo ông, những thăng giáng mạnh cần thiết để có thể xóa bỏ đường chân trời sự kiện là quá hiếm hoi trong vũ trụ. “Trong trường hấp dẫn của Einstein, đường chân trời của lỗ đen cũng không có quá nhiều khác biệt so với các vùng khác trong không gian. Trong vùng lân cận, chúng ta chưa từng chứng kiến không-thời gian thăng giáng, nên việc này khó mà xảy ra trên diện rộng được,” Polchinski nói. Thu Trang dịch theo Nature Cao Chi hiệu đính ==================== Trước đây rất lâu, ông Hawking cho rằng "Lỗ đen hoàn toàn đen", sau đó ông cải chính "Lỗ đen không hoàn toàn đen". Ông Hawking đung trong những giá trị của vật chất có khối lượng. Nhưng Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt xác định về mặt lý thuyết rằng: Không có lỗ đen trong khả năng tiên tri. Bản thể của vũ trụ là tuyệt đối.1 like