-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 09/12/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
thienma_78 and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Tốn 27.000 USD cách ly chó cưng của y tá gốc Việt nhiễm Ebola 08/12/2014 07:40 Bang Dallas của Mỹ đã công bố hóa đơn lên tới 27.000 USD để chăm sóc chú chó Bentley của y tá gốc Việt Nina Phạm trong thời gian cô bị cách ly vì nhiễm Ebola. 7 ngày qua ảnh: Tổng thống Mỹ ôm nữ y tá gốc Việt vừa khỏi Ebola Trong 3 tuần Nina Phạm bị cách ly để điều trị Ebola, con chó Bentley của cô cũng bị cách ly như một biện pháp phòng ngừa. Đã dấy lên một chiến dịch đấu tranh để con chó của Nina Phạm không bị tiêu hủy. Các nhà tài trợ tư nhân đã đóng góp tiền chăm sóc nó. Và cuối cùng thì các khoản tiền chăm sóc con Bentley lên tới 27.000 USD, trong đó 19.000 USD là đóng góp tư nhân. Khoản tiền nặng nhất để chăm sóc chó là chi cho các tiện ích sẵn sàng và an ninh tại nơi chăm nó, hết 17.000USSD, tiền làm sạch cho con chó, hết 6.445 USD, máy phát điện và lao động tại cơ sở chăm sóc chó: 2.052 USD… =================== Thay vì thêm một củ giềng và một ít mẻ chỉ tốn 5 cent. Với 27. 000 USD, người dân Hoa Kỳ cho thấy họ đã tôn trọng sự sống của cả một sinh vật và những quyền lợi của con người thông qua cô y tá Việt bị nhiễm bệnh. Khi cho người ăn mày 5 - 10 000VND, không phải số tiền đó làm người ăn mày khá lên. Cũng có thể chúng ta bị chính người đó giả danh ăn mày đi xin. Nhưng hình ảnh bố thí đó chính là sự củng cố những gía trị nhân đạo trong cộng đồng.2 likes -
Trung Quốc tuyên bố về phân xử tranh chấp trên biển Đông 07/12/2014 14:30 (TNO) Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7.12 đưa ra tuyên bố lập trường của chính phủ nước này về vấn đề phân xử tranh chấp trên biển Đông. Bắc Kinh cho rằng Philippines gây áp lực chính trị khi kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, theo Tân Hoa xã. >> Trung Quốc đã từ bỏ 'chiến lược kiềm chế' ở biển Đông Trung Quốc xây dựng cầu cảng trái phép ở Gạc Ma, quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Mai Thanh Hải Theo thông cáo về tuyên bố lập trường của Trung Quốc, Bắc Kinh nhất quyết không chấp nhận hay tham gia vào việc phân xử ở tòa án quốc tế, đồng thời khẳng định toà án trọng tài không có quyền tài phán trong trường hợp này, theo Tân Hoa xã. Tuyên bố của Trung Quốc cho rằng bản chất của việc phân xử là chủ quyền lãnh thổ đối với một số đặc trưng về hàng hải ở biển Đông, điều này vượt quá phạm vi của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cũng như quyền tài phán của tòa trọng tài, theo Tân Hoa xã. Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh và Manila đã đồng ý giải quyết tranh chấp trên biển Đông thông qua các công cụ song phương và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Việc Philippines đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế là vi phạm luật quốc tế, theo Tân Hoa xã. Tuyên bố lập trường của Bắc Kinh kết luận rằng việc đơn phương kiện Bắc Kinh lên tòa án quốc tế của Philippines sẽ không thay đổi được lịch sử và thực tế về chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận. Đồng thời, nó cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm cũng như chính sách của Trung Quốc đối với lợi ích và việc giải quyết tranh chấp ở biển Đông, theo Tân Hoa xã. “Mục tiêu của Philippines không phải là tìm kiếm giải pháp hòa bình mà để gây sức ép chính trị lên Trung Quốc, cản trở quyền hợp pháp của Trung Quốc ở Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông)”, Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Trung Quốc đưa dàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters "Vẫn có những kẻ với ý đồ xấu, có cái nhìn một chiều hoặc lệch lạc về công ước quốc tế, đã cáo buộc Trung Quốc hay nói bóng gió rằng Trung Quốc không tôn trọng luật pháp quốc tế và đang thách thức các công ước quốc tế”, Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Trung Quốc. Trước đó, ngày 22.1.2013, Philippines đã nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông. Manila muốn PCA tuyên bố “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi lý và phi pháp. Ngày 3.6, PCA thông báo yêu cầu Trung Quốc đến ngày 15.12 phải nộp hồ sơ phản biện. Tuy nhiên, trước hạn chót 1 tuần, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố lập trường đồng thời cho rằng Philippines đã gây sức ép chính trị đối với Bắc Kinh. Từ trước đến nay, Trung Quốc vốn luôn đòi hỏi giải quyết song phương các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, và chống lại việc đưa tranh chấp ra phân xử tại tòa án quốc tế. Trung Quốc hiện đang có mâu thuẫn với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Philippines trong tuyên bố chủ quyền trên biển Đông. Bắc Kinh đã đưa ra tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” (đường chin đoạn) nuốt gần trọn cả biển Đông. Bắc Kinh cũng ngang ngược tiến hành các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trái phép. Hồi tháng 5, Trung Quốc đã ngang ngược đưa giàn khoa Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam, bất chấp sự phản đối từ Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh sau đó rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam vào tháng 7. Ngọc Mai ================== Bực mình thật! Lão Gàn có mấy vấn đề đặt ra: 1/ Chủ quyền của Tàu ở bể Đông căn cứ vào những lý do nào? * Lịch sử à? Lịch sử căn cứ vào những điều kiện nào để xác định lịch sử chủ quyền của Tàu ở Bể Đông? - Di vật khảo cổ? - Văn bản lịch sử xác định chủ quyền. Cái này Tàu chắc chắn không có. 2/ Căn cứ vào tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc 1948? * Trung Hoa Dân quốc vẫn đang là một chính phủ độc lập trên lãnh thổ Trung Quốc - theo sự xác định một quốc gia - vậy bể Đông thuộc quyền quyết của chính phủ nào, khi CHND Trung Hoa không phải chính phủ ra tuyên bố này. Chưa nói đến việc THDQ tuyên bố sai. 3/ Chủ quyền quốc gia về những vùng lãnh thổ thuộc quốc gia đó, phải được xác định bằng những mệnh lệnh hành chính của các chính quyền thuộc quốc gia có chủ quyền trên vùng lãnh thổ đó. Trung quốc không có những văn bản này trong lịch sử, Duy nhất chỉ có Việt Nam với những văn bản thể hiện những mệnh lệnh liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm trước.1 like
-
TRAO ĐỔI TRÊN FACEBOOK. https://www.facebook.com/thiensu.lacviet1 like
-
Trí tuệ nhân tạo dù phát minh cao cấp đến đâu, cũng không thể hủy diệt nhân loại. Sở dĩ tôi khẳng định điều này vì chúng ta phải bắt nguồn từ những khái niệm sau đây: A/ Nền tảng tri thức của một nền văn minh. Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại là giới hạn nhận thức trong một tập hợp. Tập hợp hiên này là cả nền tảng tri thức của cả nền văn minh hiện đại - Trừ thuyết ADNh thuộc văn minh Đông phương, chưa được "Khoa học công nhận". Nói theo lý học Đông phương thì nền tảng của nền văn minh hiện nay phân loại nằm trong tập hợp hành Kim. B/ Cuộc sống luôn phát triển, tiến hóa, con người phải có những hình thái ý thức cân bằng với nó. Nói theo Lý học là "cân bằng Âm Dương". Trên hai cơ sở này thì người máy không bao giờ có thể hủy diệt nhân loại. Ngoại trừ chính con người sử dụng người máy để hủy diệt nhau. Trong điều kiện này thì không cần phải qua lo xa về tương lai như vậy. Vì chỉ một cuộc chiến tranh hạt nhân thì nhân loại sẽ bị hủy diệt ngay bây giờ, chứ không cần đợi đến người máy thông minh ra đời trong tương lai. Tạm thời giải thích vậy đi.1 like
-
Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Như tôi đã trình bày: giả thuyết về nguồn gốc loài người xuất xứ từ châu Phi đã có từ rất lâu. Ngay trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường cũng thể hiện điều này. Nhưng theo cái nhìn của tôi - với giả thiết thuận lợi nhất cho giả thuyết khoa học này là nó đúng, Nhưng nó mang tính tổng quát về nguồn gốc loài người nói chung và cần giải thích được các vấn đề sau đây: * Sự phân loại từ một nguồn gốc chung có xuất xứ châu Phi thành các đại chủng tộc da trắng, da vàng và da đỏ, da nâu..vv.... * Từ các đại chủng nói trên - phân loại qua màu da - lại phân loại thành các tiểu đại chủng khác, tức là sự hình thành những dân tộc gần giống nhau trong một vùng địa lý, như: tộc Saxons, Gôloa...da trắng ở Châu Âu; hay như người Nhật, người Hán, người Việt....da vàng ở Châu Á, trong đó các nhà khoa học Nhật xác định rằng: gen của người Nhật giống với người Việt hơn tất cả các dân tộc khác ở Đông Á và Đông Nam Á. Đây cũng là một thực tế khách quan đã được xác định từ nhận thức thông qua những phương tiện kỹ thuật (Quen gọi là: được "khoa học công nhận"). * Sự hình thành các nền văn minh khác nhau cùng tồn tại và trở thành những dân tộc trong đó hình thành những giá trị văn hóa riêng mang tính chủ thể của một quốc gia.....Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành lịch sử của các dân tộc trong một quốc gia với sự tương tác phức tạp của các yếu tố liên quan. * Ngoài những mối liên hệ về kiến thức hóa lý sinh trong chuyên ngành di truyền học, dẫn đến giả thuyết "nguồn gốc lịch sử loài người từ Châu Phi", thì nó còn phải có trách nhiệm lý giải một cách hợp lý những giá trị tri thức của cả một nền văn minh đã tồn tại trên thực tế được nhận thức một cách trực quan. đã hình thành trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, bên cạnh sự tiến hóa của tự nhiên được mô tả qua hệ thống gen và lịch sử biến thiên của nó trong chuyên ngành di truyền học. Đó là: Nền văn minh Kim Tự tháp - vốn được coi là thuộc văn minh Ai Cập; hoặc văn minh Đông phương huyền vĩ đang thách đố tri thức của cả nền văn minh nhân loại hiện đại....vv.....Lịch sử không phải chỉ được mô tả bằng sự biến thiên sinh hóa của gen di truyền. Như vậy, đó là cả một quá trình tiến hóa, tôi gọi chung là "quá trình tiến hóa của lịch sử nhân loại theo giả thuyết có từ nguồn gốc Châu phi" - với giả thiết ban đầu của tôi rằng: Giả thuyết khoa học này đúng. Đến đây với những vấn đề được đặt ra như trên để xác định khoảng trống cần bổ sung của giả thuyết này, nhưng không phải yếu tố phủ nhận; hoặc hiệu chỉnh trên nền tảng của giả thuyết này và thiết lập một giả thuyết khác; hay tệ hơn nữa là phải bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này, thành lập một giả thuyết khác có tính tổng hợp hơn, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng. * Trên cơ sở tiêu chí khoa học cho một giả thuyết nhân danh khoa học được coi là đúng, thì nó còn có trách nhiệm phải giải thích sự hình thành của những dân tộc phát triển và tách ra từ một Đại chủng và lịch sử của họ. Đặc biệt là cổ sử Việt với nền văn minh thứ V ở Nam Dương Tử và liên hệ với nguồn gốc châu Phi của người Việt ở Đông Nam Á. Bây giờ chúng ta liên hệ với sự hình thành Việt tộc ở Đông Nam Á bằng cách so sánh giả thuyết "loài người có nguồn gốc từ Châu Phi" với quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Quí vị và anh chị em so sánh những luận cứ sau đây: A/ Thuyết nguồn gốc loài người có nguồn gốc từ châu Phi: 1/ Dấu nhận dạng gen cho luận cứ người Đông Nam Á di cư lên phía Bắc. 2/ Dấu chứng văn minh lúa nước cho luận cứ người Đông Nam Á di cư lên phía Bắc. (Tất cả những đoạn trích này đều ở trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường'*') Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Qua những đoạn trích dẫn trên, quí vị và anh chị em quan tâm cũng nhận thấy rằng: mốc thời gian cho sự hình thành cho đại chủng Mongoloid và các tiểu chủng khác, có nguồn gốc Châu Phi bắt đầu từ Đông Nam Á có mốc thời gian tương đương 10. 000 năm. Đây cũng là con số tôi lưu ý các bạn bằng cách làm đậm và gạch dưới trong các đoạn trích dẫn. Các đoạn làm đậm này cũng lưu ý các bạn về những chứng cứ liên quan nhằm xác định bổ xung thêm cho giả thuyết này về dấu ấn lúa nước xuất phát từ Đông Nam Á trong đó có Việt tộc theo giả thuyết này. Tóm tắt về nội dung giả thuyết này như sau: 1/ Bằng những phương tiện kỹ thuật, các nhà khoa học đã xác nhận được nhân loại có cùng một bộ gen gốc có nguồn gốc từ Châu Phi. 2/ Những biến thiên của gen gốc này trong các vùng cư trú của loài người, họ đã vạch ra một con đường phát triển của nhân loại từ những con người đầu tiên ở Châu Phi đi khắp thế giới. 3/ Cùng với những bằng chứng khác liên quan đến kỹ thuật trồng lúa nước về di truyền, qua các di vật khảo cổ... đã kết luận về nguồn gốc đại chủng Mongoloid xuất hiện đầu tiên tại Đông Nam Á hiện nay và phát triển lên phía Bắc, niên đại xuất hiện cách đây là 10. 000 năm. Như vậy, những bằng chứng nhận thức được quá những phương tiện kỹ thuật đã xác định có một nguồn gốc gen chung cho toàn thể loài người có nguồn gốc chung - được coi là từ Châu Phi - lan tỏa ra khắp thế giới. Nhưng vấn đề còn lại phải giải quyết là mốc thời gian của giả thuyết này. Chúng ta xem lại các đoạn trích dẫn về mốc thời gian của giả thuyết này là: Như vậy, dấu mốc thời gian sớm nhất cho giả thuyết này là 30. 000 năm cách ngày nay cho việc người cổ đại xuất hiện ở Đông Nam Á. Dấu mốc thời gian muộn nhất là 10. 000 năm. Do đó, những vấn đề giả thuyết này cần giải thích lại là những bằng chứng trực quan khác, tiếp tục trình bày sau đây. B/ Những mâu thuẫn về gốc thời gian cần giải thích cho giả thuyết nguồn gốc nhân loại từ Châu Phi. 1/ (T1- 9) (T1 - 8) (T1 - 7) Quí vị và anh chị em quan tâm thân mến. Như vậy, các bạn đã thấy rằng: Với những chứng cứ về di truyền học và sự hình thành nền nông nghiệp lúa nước các nhà khoa học đã kết luận: Chủng Mongoloid hình thành ở vùng Đông Nam Á và di cư lên phía Bắc khoảng 10. 000 năm cách ngày nay, sẽ mâu thuẫn với những chứng cứ thời gian của các phát hiện khác liên quan cũng bằng những phương tiện kỹ thuật hiện đại. SỬA ĐẾN ĐÂY Đại chủng Á (Mongoloid) đi trc nhân loại trong những phát minh, thành tựu gì thời cổ-trung đại? * Nói sơ qua về 4 đại chủng (chủng tộc lớn) trong nhân chủng học nhé: - Đại chủng Âu (Caucasoid/Europoid/Europid): sinh sống tại châu Âu, Bắc Phi, Đông Bắc Phi, Tây Nam Á, Trung Á, Nam Á, châu Mỹ, Australia và New Zealand. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Á (Mongoloid): sinh sống tại Mông Cổ, Tây Tạng, Đông Á, Đông Nam Á, Siberia và thổ dân ở châu Mỹ. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Phi (Negroid/Congoid): sinh sống tại khu vực châu Phi hạ Sahara. Ảnh minh hoạ: - Đại chủng Úc (Australoid): sinh sống tại châu Đại Dương, là một số dân tộc, thổ dân ở Indonesia, Malaysia, Australia, New Guinea, Melanesia, quần đảo Andaman và tiểu lục địa Ấn Độ. Ảnh minh hoạ: Nguồn Wikipedia Tôi chưa bình luận gì về mặt thời gian - 10. 000 năm theo kết luận của các nhà khoa học sáng lập giả thuyết và những người ủng hộ - Nhưng chí ít thì có những dấu chứng không thể bác bỏ - theo cách nói của TS Đỗ Kiên Cường - cho thấy cách đây 10. 000 năm cách ngày nay, những cư dân đầu tiên của chủng Mongoloid, trong đó có người Việt cổ đã hình thành ở Đông Nam Á và tiếp tục di cư lên phía Bắc là Trung Quốc ngày nay. Nhưng - chúng ta xem lại hình ảnh này, mô tả cội nguồn của chủng Mongoloid theo các nhà sáng lập giả thuyết cội nguồn nhân loại từ Phi Châu, ở giai đoạn khoảng hơn 7000 năm sau đó (Tức 700 năm TCN) - của quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt, được "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" thửa nhận: Những bằng chứng cũng không thể bác bỏ, cho thấy ở Nam Dương tử đã có một nền văn minh cổ xưa, gọi là nền văn minh thứ V từ hơn 3000 năm BC. Điều này phù hợp với một phần nội dung của thuyết nguồn gốc loài người tiến hóa từ Châu Phi - Họ đã đến Đông Nam Á và tiến lên Nam Dương Tử - Còn trong hình minh họa của cuốn sách "Lược sử Việt Nam bằng tranh" này thì người Việt - cội nguồn của chủng Mongoloid vĩ đại chủ nhân của văn minh Đông phương huyền vĩ, - hơn 7000 năm sau đó, mới thành lập ra cái gọi là "nhà nước sơ khai" gồm "liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố". Nhưng mỉa mai thay! Trong bức tranh minh họa của Nxb Kim Đồng, hiệu đính Dương Trung Quốc - thậm chí "không có cái khố" mà mang. Chúng ta hãy đọc chú thích cái hình ảnh này - được "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" và "Cộng động khoa học thế giới" ủng hộ - thì cách nay 700 năm BC Việt tộc với sự miêu tả như thế này thì làm sao tạo ra một thứ văn minh Nam Dương Tử đã có từ hàng ngàn năm trước BC? Hay người ta sẽ giải thích rằng: Những người Mongoloid đầu tiên ở lại vùng đất Bắc Việt Nam này không tiếp tục tiến hóa để đến nỗi sau hơn 7000 năm vẫn "Ở trần đóng khố" và phải ngậm ngùi thành lập cái "liên minh 15 bộ lạc" vậy? Những dấu chứng từ những bài viết tôi sưu tầm trong chủ đề này, cho thấy 6000 năm cách ngày nay, Nam Dương Tử đã có một nền văn minh rất phát triển đó là bài "Mộ Rồng" - (T1 - 4 ) -. Tức là chỉ khoảng 4000 năm sau cuộc di cư từ Đông Nam Á (Trong đó có Việt Nam) lên Nam Dương Tử, Hay 2000 năm sau khi di cư từ Đông Nam Á. Tất cả những người quan tâm đến văn minh Đông phương và biết chút ít về Phong thủy đều biết rằng: Phong thủy là một hệ quả chuyên ngành của học thuyết Âm Dương Ngũ hành. Những dấu ấn liên quan đến Phong thủy trong "Mộ Rồng" đã cho thấy học thuyết này phải có trước khi sự ứng dụng cụ thể của nó. Tức là phải có phải rất lâu. Không lẽ từ khi đặt chân đến vùng Đông Nam Á 10. 000 năm trước và chỉ là một cộng đồng sơ khai "ăn lông, ở lỗ" - một thời gian chưa định lượng để tiếp tục di cư lên nam Dương Tử - sau đó là 4000 năm (Tức 6000 năm cách ngày nay), người ta đã hoàn chỉnh học thuyết Âm Dương Ngũ hành và ứng dụng? Nếu người ta chưa tin vào phương pháp tính niên đại của "Mộ Rồng" thì ngay cuốn Hoàng Đế Nội Kinh cũng xác định thuyết Âm Dương Ngũ Hành phải có trước 6000 năm cách ngày nay. Bởi vì lý luận của Đông y cũng chỉ là hệ quả của học thuyết này. Cho đến nay, chính người Tàu cũng ngậm ngùi xác định: Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của họ. Không lẽ những người di cư khỏi Đông Nam Á (Trong đó có Việt Nam) tiến hóa nhanh như thế, còn những người ở lại thì hơn 7000 năm sau vẫn như thế này: Hình trong cuốn" Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Vậy thì quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử 5000 năm văn hiến và giả thuyết nguồn gốc Việt tộc có xuất xứ từ châu phi đến Đông Nam Á từ hàng 10. 000 năm trước, sau đó tiến lên phía Bắc, cái nào đúng? Hay cả hai đều sai? Nếu sai thì chỉ có cái quan điểm của một đống tư duy giẻ rách sai trước tiên! Vì quan điểm nguồn gốc loài người có nguồn gốc Châu Phi "được cộng đồng khoa học thế giới công nhận" - nói theo cách nói của đám tư duy giẻ rách phủ nhận cội nguồn dân tộc. Với sự mô tả của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước" - phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương tử - được cái gọi là "cộng đồng khoa học thế giới công nhận", qua "Lược sử Việt Nam bằng tranh" .Nxb Kim Đồng - Hiệu đính Dương Trung Quốc, với quan niệm người Việt chỉ xuất hiện thành một liên minh bộ lạc cách đây 2700 năm, mà tôi đã dẫn chứng ở trên, kết hợp với thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi, thì chỉ còn cách giải thích như sau: - Cộng đồng người có nguồn gốc từ Châu Phi đến Đông Nam Á 10. 000 năm trước. - Một bộ phận ở lại và không tiến hóa suốt hơn 7000 năm, sau đó mới hình thành "liên minh 15 bộ lạc", như sự mô tả theo tranh này trong "Lược sử Việt Nam bằng tranh": Hình trong cuốn "Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc. Nếu với cách lập luận này thì - chúng ta đều biết rằng: Nền văn minh Bắc Dương Tử đã phát triển rất hùng mạnh với các triều đại Ân Hạ, Thương, Chu từ 5000 năm cách ngày nay. Vậy thì với cái văn minh "ở trần đóng khố" của văn minh Việt được mô tả như trên ("Lược sử Việt Nam bằng tranh". Nxb Kim Đồng 2012. Hiệu đính Dương Trung Quốc) - 2700 năm cách ngày nay - chỉ có thể xác định rằng: Nó ảnh hưởng của văn minh phương Bắc và dòng người di cư từ phương Bắc tới. Nhưng cái khốn nạn nó nằm ở chỗ: với lập luận này thì lại mâu thuẫn với chính thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi. Quí vị xem lại đoạn sau đây: (T1 - 1) Và đây là những luận cứ bác bỏ: 1/ 2/ Còn nhiều dẫn chứng khác từ ngay bài viết của TS Đỗ Kiên Cường - quý vị và anh chị em có thể tham khảo nguyên văn (T1 - 1). Như vậy, với cách giải thích tổng hợp của thuyết loài người từ Châu Phi kết hợp với luận cứ phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt vẫn mâu thuẫn. Tất nhiên chỉ có một cái đúng , hoặc cả hai đều sai. Nhưng rõ ràng thuyết nguồn gốc loài người từ Châu Phi có những luận cứ chặt chẽ và chứng cứ không thể phủ nhận. Do đó, nó chỉ có thể cần bổ sung chứ không thể sai. Hay nói một cách khác: Nhìn từ góc độ nào thì luận điểm phủ nhận lịch sử truyền thống Việt sử 5000 năm văn hiến cũng sai. Nhưng đám tư duy giẻ rách ấy vẫn khăng khăng phủ nhận cội nguồn Việt tộc một cách khá trơ tráo, trắng trợn. Họ có mục đích gì vậy? ===================== * Từ nay tôi sẽ viết tắt nguồn bài viết trích dẫn trong chuyên để này như sau, thí dụ: trích dẫn từ: (T1 - 1) ; Tức là Bài viết trang 1 (T1) và bài thứ 1 của trang này. Cho nên, thay vì viết: (Tất cả những đoạn trích này đều ở trong bài viết của TS Đỗ Kiên Cường'*'), tôi sẽ chỉ ghi: T1 -1. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH Thưa quý vị và anh chị em quan tâm. Để thống nhất trong khái niệm thời gian liên quan đến bài viết và không làm xáo trộn mạch suy nghĩ chính, căn cứ vào bài viết và tư liệu của Tiến Sĩ Đỗ Kiên Cường và các bài viết liên quan, trong bài viết của tôi sẽ hạn chế mốc thời gian thường dùng là trước, hoặc sau Công Nguyên. Tôi sẽ sửa lại bài viết theo hướng này.1 like