• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 04/12/2014 in all areas

  1. Chiến tranh tương lai: Làm sao để địch lại đối phương với quân bị đông? Bình Nguyên 04/12/14 13:57 (GDVN) - "Số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều..." Báo Trung Quốc bàn cách so cao thấp với máy bay 1 chọi 144 - F-22 Mỹ Biển Đông: Khi Philippines "mở cổng xả lũ", một mình đối chọi với TQ Chỉ với Su-30MK2 Trung Quốc mới có thể đối chọi được với Nhật Bản? Máy bay T-50 Nga coi trọng khả năng chống tàng hình, chọi được F-22 Mỹ Báo Học giả ngoại giao trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản mới đây đã đăng tải bài viết của tác giả T. X. Hammes trong đó đề cập khuyến nghị quân đội Mỹ vì sao nên cân nhắc lại chiến lược mua sắm, trang bị vũ khí của mình, đặc biệt là xu hướng chuyển từ nhiều sang ít và thông minh hóa, tinh gọn hóa... F-22 của quân đội Mỹ Theo tác giả T. X. Hammes, mặc dù công nghệ hiện đại là một ưu thế mang lại hiệu quả cấp số nhân cho sức mạnh quân sự của một quốc gia nhưng nó không hoàn toàn có thể mang lại chiến thắng quyết định trên chiến trường. T. X. Hammes đưa ra một ví dụ có tính chất minh họa rằng một nhà thám hiểm với trang bị là một khẩu súng 6 nòng sẽ gặp phải khó khăn nghiêm trọng nếu phải đánh nhau với những thành viên (nhiều hơn 6) của một bộ lạc đông người đang giận dữ với trang bị vũ khí thô sơ như những ngọn giáo. Tuy nhiên, nếu nhà thám hiểm được trang bị thêm nhiều khẩu súng 6 nòng + với một số loại hỏa lực giắt lưng nữa thì anh ta vẫn có thể duy trì lợi thể đáng kể trước những chiến binh của bộ lạc rừng sâu. Điều mà T. X. Hammes muốn lưu ý là khi số chiến binh của bộ lạc giận giữ tăng lên cũng là lúc nhà thám hiểm sẽ gặp thêm nhiều vấn đề khó giải quyết, đặc biệt là số lượng thổ thổ dân cao gấp nhiều lần lượng vũ khí mà nhà thám hiểm được mang theo. TheoT. X. Hammes, thảm cảnh này cũng có thể hoàn toàn xảy ra đối với sức mạnh quân đội của một nước như Mỹ. Nếu gặp phải đối thủ đông hơn với những vũ khí kém thông minh, kém chính xác hơn mình. Chuyên gia phân tích này cũng lấy một ví dụ khác thức thời hơn đó là máy bay chiến đấu F-22 của quân đội Mỹ. Loại chiến đấu cơ tàng hình tân tiến nhất nhì thế giới này hiện nay của Mỹ cũng đang gặp phải vấn đề tương tự như tình cảnh của nhà thám hiểm mà T. X. Hammes có nhắc đến ở phía trên. Về mặt lý thuyết cũng nhưng những thử nghiệm được chứng minh gần đây của quân đội Mỹ, 1 chiếc chiến đấu cơ F-22 có thể đấu với khoảng 10 máy bay chiến đấu phải lực kém hơn nó. Tuy nhiên, đứng trước khả năng giao chiến với tỷ lệ 1:10 hoặc nhiều hơn 10 đối thủ F-22 đương nhiên sẽ gặp phải vấn đề nan giải đầu tiên đó là nhanh chóng hết đạn, hết vũ khí mà nó có thể mang theo 1 lần cất cánh. Thậm chí, ngay cả trong trường hợp tiêu diệt được 10 máy bay đối thủ rồi mà vẫn còn đối thủ chưa bị tiêu diệt trong khi F-22 đã hết đạn thì ưu thế tốc độ, khả năng “tàng hình” vẫn cho phép nó trốn thoát được vòng vây của kẻ thù. Ưu điểm trên của F-22 là rất đáng chú ý, nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ chi phí để sản xuất, duy tu một chiếc máy bay chiến đấu như F-22 lại quá đắt đỏ, để trang bị cho quân đội cơ bản đủ F-22 để ứng phó với các cuộc chiến tranh lớn không phải là điều dễ dàng cho dù nước Mỹ rất giàu có, tiềm lực cũng rất mạnh. Khuynh hướng của quân đội Mỹ bắt đầu nhấn mạnh việc mua sắm các hệ thống vũ khí đắt tiền bắt đầu xuất hiện từ những năm 1970, thời điểm nước Mỹ bắt đầu phải đối mặt với ưu thế lớn về số lượng vũ trang của quân đội Liên Xô. Trong những năm 1970, Lầu Năm Góc bắt đầu chiến lược bù đắp lại điểm yếu của mình bằng các tập trung vào việc mua sắm các hệ thống vũ khí công nghệ cao, tối tân nhất thế giới. Chính quyết định này của quân đội Mỹ là động lực để các nhà chế tạo của nước này nghiên cứu, phát triển và chế tạo ra nhiều kết cấu, hệ thống vũ khí hết sức thành công, đáng chú ý nhất đó là các loại chiến đấu cơ F-15; f-16; F-18, xe tăng chiến trường chủ lực Abram, xe chiến đấu Bradley… Kể từ đó trở đi, nước Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi sách lược mua sắm và trang bị các loại vũ khí công nghệ cao và sau này thành quả là sự ra đời của các chiến đấu cơ như F-22 và F-35. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của T. X. Hammes, chi phí cao hiện nay lại là vấn đề luôn chạy trước khả năng của các loại vũ khí, khí tài được bỏ tiền ra phát triển. Chính thực tế này lại trở thành rào cản ngược kìm hãm việc mua sắm và trang bị vũ khí mới trong quân đội Mỹ. Thực tế đã chứng minh điều này, ban đầu, Lầu Năm Góc có kế hoạch mua tổng cộng 750 chiếc F-22 nhưng dần dần phải cắt xuống còn 187 chiếc. Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Không quân Mỹ cũng chịu một số phận tương tự. Từ khi được phát triển đến nay, quân đội Mỹ mới chỉ mua được 22 chiếc so với kế hoạch ban đầu là 132 oanh tạc cơ. Khi quân đội Mỹ phải đối mặt với thảm cảnh cắt giảm ngân sách, giảm số lượng trang bị mua sắm, Đô đốc Jonathan Greenert – Tư lệnh các chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ gần đây cũng đã buộc phải lên tiếng, ông cũng đã tuyên bố một cách khác thức khác để quân đội Mỹ vẫn có cơ hội để mua được các hệ thống vũ khí mang tính tương lai. Đô đốc Jonathan Greenert nhấn mạnh rằng thay vì mua sắm nhiều hệ thống, kết cấu vũ khí mới, quân đội Mỹ nên đầu tư vào các loại vũ khí mạnh (đạn, tên lửa…) cho những hệ thống vũ khí còn sử dụng tốt. Đô đốc Jonathan Greenert cũng là một trong những tướng lĩnh của quân đội Mỹ bắt đầu phản đối khuynh hướng mua các hệ thống vũ khí đắt tiền, năng lực cao nhưng chỉ được số lượng ít. Theo T. X. Hammes, trong tình cảnh hiện nay, nếu ngân sách tiếp tục có xu hướng bị cắt giảm, việc cân nhắc lại chính sách mua sẵm vũ khí vốn ăn sâu vào các nhà hoạch định quân sự Mỹ là điều cần thiết, kịp thời. Ít hơn vấn có thể giành phần thắng nhưng quân đội đó phải được trang bị tinh gọn, thông minh và rẻ hơn nếu không phải là quân đội đông như bộ lạc được lấy ví dụ ở phần trên. Ngày nay, những tiến bộ vượt bần về công nghệ chế tạo người máy, trí tuệ nhân tạo, hóa học, sinh học, vật liệt nano đã và đang thay đổi việc tính toán, cân nhắc kể cả về tính hiệu quả lẫn chi phí mua sắm trong việc hoạch định chiến lược xây dựng một lực lượng quân sự “tinh gọn, thông minh, chi phí rẻ” để địch lại các đối thủ “đông quân, đông vũ khí kém hiện đại” cũng như mô hình quân đội nan giải “ít, đắt” như hiện nay nước Mỹ đang phải đối mặt. ======================= Với kinh nghiệm chơi game của Lão Gàn thì vấn đề còn là phương pháp chiến đấu. Lão Gàn chơi game, một mình choi với sau quân loại khó. Nhưng luôn chiến thắng.
    1 like
  2. Trung Quốc tung đòn ngoại giao thần tốc, Mỹ chịu thử thách lớn Đăng Bởi Một Thế Giới 14:54 30-11-2014 Ngoại trưởng Mỹ Kerry gặp Chủ tịch Tập Cận Bình Mỹ chịu thử thách lớn, khi Trung Quốc tung đòn ngoại giao thần tốc để gỡ danh dự, do bị thất bại trong việc giở thói hung hăng đòi độc chiếm các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, vốn đã vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng quốc tế. Đi kèm chiến dịch tấn công ngoại giao ráo riết này, Trung Quốc (TQ) còn rao nhiều khoản thưởng kinh tế lớn. Mỹ sẽ đối phó thế nào? Một Thế Giới tóm lược các ý kiến của giáo sư Richard Javad Heydarian đăng trên trang National Interest ngày 30.11: “Vài tuần qua, TQ đã có những thay đổi đáng kể về chiến lược ở châu Á. Chủ tịch Tập Cận Bình khéo léo tranh thủ hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh để nhấn mạnh: Bắc Kinh thành tâm muốn góp phần vào sự thịnh vượng và ổn định của khu vực. Ông Tập cũng cho nối lại các kênh liên lạc với những láng giềng như Nhật Bản và Việt Nam, khai thác nhiều cơ chế để hạ nhiệt tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Đã có những cuộc gặp song phương giữa lãnh đạo TQ với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang. Ông Tập nhập vai làm vua Trước đó, các đặc sứ đã ráo riết chuẩn bị cho một cuộc gặp chính thức cho các vị lãnh đạo này. Còn có cuộc nói chuyện không chính thức giữa ông Tập với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, người hoan nghênh cuộc tiếp xúc đầu tiên với lãnh đạo TQ. Những cuộc gặp này đều mang tính biểu tượng cho một câu chuyện chung, cho thấy Bắc Kinh đã biên đạo đầy đủ và giới truyền thông TQ đưa tin ào ạt. Ông Tập hành xử như một vị vua nhân từ, tiếp đón các sứ thần đến tìm quan hệ hòa hảo với “thiên triều”. Nhưng cuộc gặp ông Abe lại rất ngượng nghịu. Theo truyền thống, lãnh đạo TQ chờ đón khách, nhiệt liệt chào mừng họ bằng nụ cười và cái bắt tay. Nhưng lãnh đạo Nhật đã phải sốt ruột chờ vị chủ trì ở Đại lễ đường nhân dân (Bắc Kinh) và sau đó, hai ông Tập-Abe làm mặt lạnh, bắt tay hờ hững. Cú bắt tay hờ hững của hai ông Abe-Tập Cận Bình Hình ảnh đó khác hẳn cuộc gặp thân thiện giữa ông Abe với ông Hồ Cẩm Đào hồi năm 2006. Lúc đó, ông Abe cùng vị tiền nhiệm của ông Tập nhiệt liệt đề cao “một bước ngoạt” trong quan hệ song phương. Lần này, hai ông Tập-Abe bày tỏ quan tâm chung là không để xảy ra xung đột quân sự, duy trì các quan hệ kinh tế và nhắc lại những thỏa thuận từ 40 năm trước về tình hữu nghị- hợp tác. Tóm lại, cuộc gặp này vẫn là sự mù mờ, chẳng rõ đã có nhượng bộ lớn về những bất đồng song phương hay không, nhất là vụ tranh chấp quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát nhưng TQ cũng đòi chủ quyền, đặt tên là Điếu Ngư. Hội nghị APEC là dịp ông Tập tỏ ra là một lãnh đạo thế giới, đề cao TQ là thế lực kinh tế chủ đạo ở vùng châu Á-Thái Bình Dương. Ông còn giới thiệu dự án tham vọng Vùng thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) mà nếu được thông qua, thỏa thuận thương mại tự do Đối tác liên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ sẽ là đồ thừa thải. Ngay sau hội nghị APEC, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường mở chiến dịch thu phục thiện cảm tại hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ở Myanmar. Với đề nghị một “thập niên kim cương” giữa TQ với các láng giềng Đông Nam Á, TQ treo khoản cho vay 20 tỷ USD đối với ASEAN, đề nghị tổ chức các cuộc họp cấp Bộ trưởng quốc phòng, và đề nghị lập đường dây nóng TQ -ASEAN. Thói hung hăng bị phản đối Xem ra chiến dịch tấn công ngoại giao của TQ đã làm cùn bất kỳ nỗ lực của các nước muốn cùng phối hợp ngăn chặn thái độ hung hăng của TQ trên biển Hoa Đông và Biển Đông. TQ đã dựa vào thế mạnh kinh tế-thương mại và đầu tư của họ để chia rẻ và khắc chế các láng giềng. Chỉ vài tháng trước đó, TQ bị cô lập. Hồi đầu năm, TQ đâm đầu vào một sự phản ứng gay gắt của khu vực, khi ngang ngược đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Hành vi ấy gieo hoang mang cho các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với TQ, và các thế lực mạnh ở Thái Bình Dương như Nhật, Ấn Độ và Úc đều tăng cường hợp tác đề phòng TQ. Ngay cả ASEAN thường khép mình trước Bắc Kinh cũng phải lên án những hành vi khiêu khích của TQ. Từ Tây Ban Nha đến Singapore, đa phần cộng đồng quốc tế yêu cầu cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng cách vận dụng luật quốc tế. Chiến lược “cắt lát xúc xích” để chia rẽ của TQ bị phá sản, ngay cả Việt Nam nay sẵn sàng đương đầu với TQ, thậm chí Việt Nam dự tính cùng Philippines làm đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Hành vi ngang ngược của TQ trên biển Đông Đáng ngại hơn, kình địch Nhật của TQ đã có thể dựa vào vụ tranh chấp này để lập một vai trò an ninh mới trong khu vực. Chính phủ Abe theo đuổi các quan hệ chiến lược và phòng thủ với các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam, và với Úc, Ấn. TQ còn bị những cuộc phản đối ở Đài Loan, Hồng Kông. Các thăm dò mới đây nêu đa số các nước trong khu vực đều lo ngại việc TQ đòi độc chiếm Biển Đông và biển Hoa Đông. Các công dân Nhật, Việt Nam và Philippines đều xem TQ là nỗi đe dọa an ninh chính. Phải lo khắc phục hậu quả Để hạ nhiệt, chính quyền Tập Cận Bình phải xuống nước với các láng giềng chính. Để tôn trọng Việt Nam, Bắc Kinh sớm rút giàn khoan Haiyang Shiyou 981 về nước, tăng cương đối thoại với các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cơ chế xử lý khủng hoảng như đường dây nóng, và hoan nghênh cuộc gặp giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang với ông Tập. Ngay sau khi Thủ tướng Ấn Narendra Modi thăm Nhật hồi tháng 9, ông Tập cũng thăm Ấn với ý ngăn chặn hình thành một liên minh chiến lược Ấn-Nhật. Đáng chú ý nhất là TQ đề nghị có cuộc gặp giữa ông Tập với ông Abe, điều đã diễn ra ở APEC. Rõ ràng ông Tập muốn tháo ngòi căng thẳng, giới thiệu TQ như một thế lực yêu chuộng hòa bình. Bắc Kinh cũng kéo giảm nỗ lực của Mỹ và đồng minh khu vực để kềm cương TQ khi họ tỏ ra hung hăng trên vùng biển Hoa Đông và Biển Đông. Vài năm gần đây, TQ đã “khè” cơ bắp quân sự, xảy ra nhiều sự va chạm trên không và trên biển giữa tàu quân sự, máy bay TQ với tàu,máy bay của Mỹ và đồng minh. Một trong những lý do TQ tỏ thái độ hung hăng trên Biển Đông, có thể liên quan việc quân đội của họ gần đây triển khai hạm đội tàu ngầm hạt nhân hiện đại vào vùng biển này. Đó là một bước cần thiết để tiến tới việc chiếm các vùng lãnh hải lân cận. TQ đã phải kéo giàn khoan Haiyang Shiyou về nước Trung Quốc treo khoản thưởng kinh tế Cũng cần nhắc Mỹ, rằng quân đội TQ có cú “đại nhảy vọt” về công nghiệp quân sự: họ thử hai kiểu chiến đấu cơ tàng hình J-31 and J-20 đúng vào những dịp lãnh đạo cấp cao Mỹ thăm TQ, như khi Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates có chuyến thăm năm 2011, và mới đây là Tổng thống Barack Obama dự hội nghị thượng đỉnh APEC 2014. Nhưng thử thách lớn nhất của TQ về ưu thế thượng phong của Mỹ tại châu Á chính là vấn đề kinh tế: TQ hứa đầu tư 20 tỷ USD vào Ấn, hai bên ký 12 thỏa thuận song phương về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội. Bắc Kinh đã thúc đẩy nhiều khoản hỗ trợ tài chính và phát triển tại châu Á, trong lúc TPP vẫn còn chưa đàm phán xong, khi các chính phủ Mỹ và đối tác đàm phán (nhất là Nhật) đều va phải sự phản đối thỏa thuận thương mại này. Tháng 10, TQ khai trương Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) với vốn ban đầu 50 tỷ USD, để làm đối trọng với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Mỹ-Nhật đứng đầu. Bắc Kinh cũng lập dự án “Con đường tơ lụa”mới nối TQ với châu Âu ngang qua Trung Á và Trung Đông, với việc đầu tư 40 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng cho các nước liên quan. Bắc Kinh cũng muốn có “Con đường tơ lụa trên biển”, quy tập các nước Đông Nam Á vào một tuyến hàng hải liên lục địa. Đó là những tín hiệu báo động cho chính quyền Tổng thống Obama về những cuộc tấn công kinh tế của TQ. Có tin Mỹ đã phản đối ý tưởng FTAAP và các đồng minh châu Á phản đối AIIB. Nhưng nói chung, rõ ràng Trung Quốc tung đòn ngoại giao thần tốc, cùng những phần thưởng kinh tế, để xóa tan thái độ hung hăng độc chiếm biển trước đây. Việc còn lại là chờ xem Mỹ đối phó với chiến dịch ngoại giao thần tốc này như thế nào. Mai Hà (lược dịch) +Về tác giả: Richard Javad Heydarian: giáo sư trợ giảng khoa chính trị-các vấn đề quốc tế của đại học De La Salle. Ông còn là cố vấn chính sách của Hạ viện Philippines. ====================== Hơi bị muộn! Giá như ngay trước thời hạn 10. 3 Quý Tỵ Việt lịch, ngài Tập thi hành chính sách này nhưng khôn ngoan hơn thì vấn đề đã khác. Còn đến bây giờ với bao chuyện lộn xộn trên bể Đông và đang tiếp tục lộn xộn với các đảo nhân tạo nơi đây, chưa nói đến ở biên giới Ấn Độ...vv...Cho nên, việc làm gọi là "tung đòn ngoại giao, cùng với phần thưởng kinh tế" chỉ thu được kết quả như thế này: Bởi vậy, Lão Gàn nói dồi: Gây sự với Việt Nam là sai lầm rất lớn của Trung Quốc.
    1 like
  3. Bởi vì từ khi phong thủy lên ngôi vào hàng khoa học thì cái gì cũng gán nó cho phong thủy. Xem bói La Hầu kế đô xấu thì xây nhà vào năm La Hầu, Kế đô không hợp phòng thủy. Rồi quần áo màu sắc để phù hợp với công việc cũng là theo phong thủy, rồi sim số cũng theo phong thủy. Nhưng khi phong thủy được xác nhận là một ngành khoa học - qua hội thảo Phong thủy là khoa học - thì cái gì cũng ăn theo tính khoa học của nó và gán cho phong thủy cả. Thực ra chẳng biết gì về phong thủy. Trong khi phong thủy cũng chỉ là một ngành trong một tập hợp gồm nhiều ngành của thuyết Âm Dương Ngũ hành, nó có một hệ thống phương pháp luận riêng của nó và giới hạn trong hệ quy chiếu của nó. Ngay trong dự báo cũng chia làm nhiều ngành , như Tử Vi, Bốc Dịch, Tử Bình...vv...Nhưng do thiếu hiểu biết, nên cứ loạn cào cào cả lên. Bởi vậy, "Đừng chết vì thiếu hiểu biết" - Sim số chẳng có liên quan gì tới phong thủy cả. Vài lời bàn cho vui, để tránh cho phong thủy khỏi bị hiểu lầm.
    1 like
  4. Tôi lấy vài thí dụ như thế này: Lập trình cho một robot cực hiện đại tất cả những quỹ trình từ nấu thép cho đến sản xuất một cái xe tăng, hoặc tên lửa vũ trụ bay lên mặt trăng. Trong đó có luôn cả phương pháp nghiên cứu, những thành công và thất bại trong lịch sử sản xuất của tên lửa vũ trụ, hoặc cái xe tăng. Sau đó, đề nghi robot sáng tạo cải tiến hoặc làm một mô hình có mục đích sử dung như xe tăng, hoặc tên lửa vũ trụ. Trong trường hợp này, khả năng sáng tạo của robot sẽ rất hạn chế, mặc dù nó có thể cải tiến tốt hơn. Nhưng không thể nghĩ ra một mô hình mới thay thế xe tăng bằng một vật thể không phải xe tăng nhưng có tác dụng như xe tăng. Nhưng ngược lại với con người thì có thể làm ra một vật thể khác hẳn xe tăng nhưng có tác dụng tương tự. Thí dụ như người máy chiến đấu. Do khả năng tri thức của robot bị giới hạn bởi tri thức nền tảng của thời đại sản sinh ra nó. Khi con người lập trình ra nó không thể vượt qua nền tảng tri thức hiện đại liên quan thì robot không thể sáng tạo được hơn một con người thông minh có suy nghĩ độc lập. Cụ thể hơn, thí dụ con người có thể tìm ra băng cháy để thay thế dầu hỏa, Vậy nếu một con robot được lập trình trong ngành năng lượng mà không có băng cháy thì nó có thể nghĩ ra dùng băng cháy và lập chương trình khai thác không? Cách đây nhiều năm, trong một năm nào đó tôi có tiên tri rằng: Trong năm nay con người sẽ tạo ra được robot bác học. Quả nhiên năm đó có thông tin về robot bác học xuất hiện. Nếu trong chương trình của robot được nạp tất cả những kiến thức chuyên ngành thì con robot này sẽ làm việc như một nhà bác học và có luôn cả việc những phát minh trên cơ sở chương trình lập ra cho nó. Nhưng ngay cả trường hợp này, thì sự sáng tạo của robot cũng không thể vượt ra qúa nhiều trên nền tảng tri thức mà con người nạp vào bộ nhớ của nó. Nhưng với con người sáng tạo thì nó có thể thay hẳn phương tiện này sang phương tiện khác, như thay xe ngựa bằng oto, sau đó thay oto bằng máy bay vậy. Bởi vậy, "con người là gì? Từ đâu tới và đi về đâu?" vẫn là vấn nạn của chính con người từ hàng thiên niên kỷ. Thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh một lý thuyết thống nhất thuộc về nền văn hiến Việt tất nhiên hiểu rõ điều này. Chính ngài SW Hawking đã phát biểu: "Nếu quả thật có một lý thuyết thống nhất thì chình nó sẽ quyết định chúng ta tìm ra nó hay không?" Giả thuyết rằng: "Lý thuyết thống nhất đã quyết định cả thế giới này không tìm ra nó". Nếu thế thì không có gì để bàn. Chúng ta cứ tin như vậy và hy vọng ngày càng tiệm cận đến chân lý tuyệt đối và mặt trái của khoa học kỹ thuật sẽ dẫn cả nền văn minh này đi đến bế tắc. Ngài SW Hawking cũng phát biểu: "Con người cần tìm một hành tinh khác để ở". Nhưng nếu chúng ta đặt một giả thuyết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành có thể là lý thuyết thống nhất thì cũng thử bàn xem đã.Nếu may ra tôi sai thì tốn kém cũng không đáng kể. Còn nếu chẳng may tôi đúng thì cũng còn rẻ hơn nhiều so với 100 tỷ Dollar đi tìm có mỗi cái "Hạt của Chúa" mà không có .
    1 like
  5. ôi, lâu lắm mới vào được diễn đàn. Chắc phải hơn 1 năm rồi :o
    1 like