-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 26/11/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
Trần Phương and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Nhà tư tưởng Pháp Pascal phát biểu thế này: "Ai cũng thích được đề cao mình. Kể cả tôi khi đang nói câu này". Nhưng vậy cái về "Ưa nịnh" rõ ràng là dân tộc nào cũng có. Còn "thích dìm" thì là hệ quả của ưa nịnh. Do đó suy ra dân tộc nào cũng vậy, chẳng cứ Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề cần bàn là mức độ nghiêm trọng đến đâu.2 likes -
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Thông tuyến kỹ thuật hầm đường bộ Cổ Mã trước thời hạn 100 ngày (LĐO) Bảo Chân - L.Phong - 9:29 PM, 22/11/2014 Ngày 22.11, Bộ Giao thông Vận tải cùng với Công ty cổ phần Đầu tư đèo Cả và UBND hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa đã tổ chức lễ thông hầm đường bộ Cổ Mã nằm trên Quốc lộ 1 qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Công nhân vui mừng trong lễ thông hầm đường bộ Cổ Mã. Hai ống hầm đường bộ xuyên đèo Cổ Mã đã chính thức thông tuyến kỹ thuật. Đây là một trong những hạng mục quan trọng của dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả trên tuyến QL 1 A. Hạng mục công trình này có chiều dài 500m, đường kính 11m với mức đầu tư 574 tỉ đồng. Hai ống hầm này song song cách nhau 30m, tốc độ thiết kế khi qua hầm là 80km/giờ. Mặt đường trong hầm và vỏ hầm bằng bê tông xi măng và bê tông cốt thép, chịu được động đất khoảng 7 độ richter. Công ty Cổ phần Sông Đà 10 khởi công xây dựng từ tháng 11.2013, đến nay hoàn thành kỹ thuật sớm hơn dự kiến 3,5 tháng. Theo kế hoạch, hầm Cổ Mã sẽ được đưa vào khai thác trong tháng 9.2015. Phát biểu tại buổi lễ thông hầm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã biểu dương tinh thần lao động sáng tạo, thi đua phấn đấu hoàn thành kế hoạch thông hầm trước thời gian dự kiến của lực lượng lao động trên công trường, đồng thời nhấn mạnh đây là 1 trong những hạng mục quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án hầm đường bộ đèo Cả. Hầm đèo Cổ Mã. Thông hầm đèo Cổ Mã. Hầm đường bộ Cổ Mã là một phần của Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả do Bộ GTVT chủ trì, Công ty Cổ phần Đầu tư đèo Cả là nhà đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với vốn đầu tư 15.603 tỉ đồng. Dự án Hầm đường bộ qua đèo Cả có tổng chiều dài 13,4km, được thiết kế 4 làn xe (mỗi làn rộng 3,75m), nằm trên quốc lộ 1 nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư 15.603 tỉ đồng, dự kiến xây dựng hoàn thành vào đầu năm 2017. Đây là dự án quan trọng trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông quốc gia, được xây dựng bằng phương thức xã hội hóa nguồn vốn đầu tư. =================== Trước hết xin chúc mừng thành công của việc hoàn thành đường hầm Cổ Mã. Nhưng Lão Gàn đưa bài này lên còn muốn chia sẻ thêm một điều nữa là: Địa danh mang chữ Cổ ở Việt Nam rất nhiều: Cổ Bi, Cổ Nhuế, Cổ Mễ, Cổ Ngư, Cổ Loa....vv...bây giờ có thêm Cổ Mã. "Hầu hết những nhà khoa học" trong nước cho rằng "Cổ Loa chính là Loa thành của An Dương Vương". Bởi vì với họ: Thời Hùng Vương chỉ là một "liên minh bộ lạc" và địa bàn chỉ "vỏn vẹn ở đồng bằng sông Hồng", nên An Dương Vương cũng phải quanh quẩn đâu đây, thấy cái tên "Cổ Loa" cũng "Loa" như "Loa thành" trong truyền thuyết - mà họ cho rằng "mơ hồ"...- và cũng có "di vật khảo cổ" là dấu tích cái thành ở đấy, thế là gán mựa nó cho An Dương Vương, cho nó có "cơ sở khoa học". Lão Gàn đã phát biểu từ nâu nắm trên diễn đàn: "Thách tất cả "hầu hết các nhà khoa học trong nước" và "cộng đồng khoa học thế giới" chứng minh Cổ Loa chính là Loa thành của An Dương Vương". Bây giờ lại thêm anh "Cổ Mã", Hổng bít "Hầu hết các nhà khoa học trong nước" sẽ có ý kiến gì với "Cổ Mã" nhẩy?2 likes -
1 like
-
Tướng Từ Tài Hậu cầu cứu ông Giang Trạch Dân 26/11/2014 12:00 (TNO) Từ Tài Hậu, tướng Trung Quốc đang bị điều tra tham nhũng, đã cố tìm cách gặp cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân để cầu cứu trước khi chính thức bị điều tra tham nhũng, trang tin Want China Times dẫn tuần san tiếng Trung Phượng Hoàng cho biết. Ông Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch quân ủy trung ương khóa 18 - Ảnh: Reuters Thượng tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch quân ủy trung ương khóa 18, đã bị Viện kiểm sát quân sự Trung Quốc chính thức khởi tố với tội danh nhận hối lộ, theo Tân Hoa Xã ngày 28.10. Ông Từ, 71 tuổi, giữ chức Phó Chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc từ năm 2004 đến năm 2012, thú nhận có nhận các khoản hối lộ có giá trị “cực lớn”, theo thông báo của Viện kiểm sát quân sự Trung Quốc hôm 28.10. Trước đó, vào tháng 6, ông này đã bị cách chức và bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc. Khoảng trước khi cơ quan chống tham nhũng đưa ra thông báo chính thức điều tra ông Từ hồi tháng 3, vị tướng này được cho là đã đi đến Tam Á, thành phố thuộc đảo Hải Nam, theo tuần san Phượng Hoàng. Tuần san có trụ sở tại Hồng Kông này khẳng định mặc dù chuyến đi được tiến hành với danh nghĩa là đi thăm “các cán bộ lão thành”, nhưng mục đích chính của ông Từ là đi cầu xin sự ân xá từ cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân. Tuy nhiên, tướng Từ đã không có được cuộc gặp với ông Giang, lúc đó đang đi nghỉ ở Hải Nam. Tờ Phượng Hoàng cho biết thêm rằng mặc dù có buồn vì một số quan chức cấp cao cùng thời với mình “ngã ngựa”, nhưng cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân ủng hộ mạnh mẽ cho chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch đương quyền Tập Cận Bình. Không rõ ông Từ gặp ai khác trong chuyến đi Tam Á kể trên hay không nhưng tuần san Phượng Hoàng dẫn lời các nguồn tin khẳng định ông này nói với mọi người khi trở về Bắc Kinh rằng các cán bộ đảng lão thành đã đảm bảo ông sẽ an toàn. Duowei News, trang tin của người Trung Quốc ở hải ngoại có trụ sở tại Mỹ, đặt nghi vấn rằng dường như các hãng tin Hồng Kông đã được cung cấp thông tin từ chính chính phủ Trung Quốc về các cuộc điều tra tham nhũng. Cuộc điều tra tướng Từ và thân tín của ông này là Trung tướng Cốc Tuấn San, Phó chủ nhiệm Tổng cục hậu cần quân đội Trung Quốc có nguy cơ gây bất ổn nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc, Duowei nhận định. Vì thế, Bắc Kinh có vẻ như đã cho rò rỉ thông tin ra ngoài, một mặt là để thăm dò phản ứng dư luận, mặt khác là nhằm khống chế các tin đồn thổi nhằm ngăn chúng vượt khỏi tầm kiểm soát, theo phân tích của trang tin này. Hoàng Uy ============== Tung tin tướng Từ Tài Hậu cầu cứu ngài Giang Trạch Dân, khi vị tướng này có cả hàng tấn tiền và đồ vật quý đã được mô tả công khai, tất nhiên là có ý đồ thấy rõ. Nhưng ngài Tập đã tổng kết chiến dịch sau sự kiện Bắc Đới Hà rùi. Mâu thuẫn xã hội Trung Quốc sẽ bùng nổ ngay từ trong nội bộ của họ. Biểu tình ở Hớn Cỏong chỉ là chuyện vặt. Đó là lý do mà Lão Gàn không dự báo gì về kết cục của đám biểu tình này, mà chỉ giới thiệu những thông tin của báo chí với vài lời nhận xét.1 like
-
Thông Tin Cập Nhật
ATN liked a post in a topic by Thiên Đồng
Loài cây biết tự vệ khi bị cắn Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy một số loài cây có thể cảm nhận được khi chúng trở thành thức ăn, và chúng không hề thích điều đó. Theo Business Insider, nghiên cứu được tiến hành ở cây Arabidopsis, một loài thuộc họ cải. Đây cũng là loài cây được áp dụng phổ biến trong các thí nghiệm khoa học. Không chỉ có cảm nhận khi trở thành thức ăn, một số loài cây còn có thể tạo cơ chế phòng thủ. (Ảnh minh họa: Business Insinder) Nhóm chuyên gia thuộc Đại học Missouri tiến hành ghi âm âm thanh về độ rung mà một con sâu bướm tạo ra khi ăn lá cây. Theo lý thuyết ban đầu, cây có thể cảm nhận và nghe được tiếng rung này. Để kiểm soát thí nghiệm, họ tạo ra một số tiếng rung khác, mô phỏng tiếng rung tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trở thành thành thức ăn của sâu bướm, cây Arabidopsis sẽ tự tạo ra một loại dầu mù tạt có độc tính nhẹ và chuyển đến lá cây, nhằm đẩy kẻ săn mồi ra xa. Chúng cũng có thể cảm nhận và nghe thấy những âm thanh rung khi nhai từ sâu bướm và đẩy ra nhiều dầu hơn. Trong khi đó, loài cây này không hề có phản ứng khi các tiếng rung khác hiện hữu trong môi trường xung quanh. "Nghiên cứu trước đây của chúng tôi từng kiểm tra phản ứng của cây với âm thanh tiếng nhạc. Tuy nhiên, nghiên cứu này là ví dụ đầu tiên chứng minh phản ứng của cây với tiếng rung về mặt sinh thái. Chúng tôi nhận thấy rằng, hoạt động ăn phát ra tiếng rung sẽ làm thay đổi trong quá trình chuyển hóa tế bào thực vật, tạo ra chất "phòng thủ", giúp đẩy lùi các cuộc tấn công từ sâu bướm", Heidi Appel, một thành viên của nhóm chuyên gia, cho hay. Theo Vnexpress ========================= Người ta cứ tưởng cỏ cây không có tình cảm cảm xúc.1 like -
Có thể lá số ngày Việt lịch đúng với phận của cháu1 like
-
1 like
-
Yingluck 'biết bị lật đổ ngay ngày đầu làm thủ tướng Thái' 24/11/2014 14:00 (TNO) Cựu thủ tướng Thái Lan bà Yingluck Shinawatra tiết lộ lần đầu tiên sau đảo chính rằng bà biết ngay từ ngày đầu tiên lên nắm chính phủ sẽ có ngày quân đội lật đổ chính phủ của bà như đã làm với anh trai. Bà Yingluck những ngày đầu nắm quyền thủ tướng Thái Lan - Ảnh: Minh Quang Tờ Bangkok Post sáng nay 24.11 cho hay bà Yingluck đã có cuộc gặp với công chúng và lần đầu tiên bà nói đến điều này. “Ngay ngày đầu tiên làm thủ tướng tôi đã biết nếu không bị cơ quan tư pháp độc lập loại khỏi chính trường thì cũng sẽ có 1 cuộc đảo chính xảy ra để lật đổ chính phủ của tôi”, bà Yingluck thổ lộ. Bà ví chuyện làm thủ tướng của mình giống như chuyện lái 1 chiếc xe. “Người ta đưa tôi 1 chiếc xe và bảo lái đi. Tôi leo lên lái, rồi bất chợt 1 người xuất hiện dí súng vào đầu và bảo tôi xuống xe trong khi tôi đang đưa “hành khách” chạy về phía trước”, bà ví von. Anh trai bà cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng bị quân đội lật đổ bằng 1 cuộc đảo chính hồi 2006 khi ông đang điều hành chính phủ nhiệm kỳ thứ 2. 6 tháng sau đảo chính, bà tâm sự muốn chọn cuộc sống yên lặng, chủ yếu chăm sóc gia đình, mua sắm và du lịch. Cựu thủ tướng Thái nói tránh xuất hiện hoặc tham gia vào những hoạt động có thể gây rối thêm cho chính trường Thái Lan. Bà Yingluck khẳng định không cảm thấy hối tiếc về khoảng thời gian ngắn ngủi ngồi trên “ghế nóng”, ngược lại bà muốn ngồi lại chiếc ghế đó 1 lần nữa. Bà cho biết sẽ tham gia tranh cử vào bầu cử được quân đội ấn định vào 2016 nếu như luật không cấm bà. Chính quyền quân sự Thái Lan đang soạn thảo hiến pháp và luật bầu cử mới. Luật này bị phe đối lập chỉ trích vì có thể đưa vào những điều khoản loại bỏ dòng họ Shinawatra khỏi cuộc chơi chính trị nước Thái. Sau khi nắm chính phủ Thái Lan trong 2 năm 9 tháng 2 ngày, bà Yingluck bị phế truất bởi 1 phán quyết của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia về tội thiếu trách nhiệm trong điều hành chính sách trợ giá gạo, dẫn đến thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia. Không lâu sau đó, chính phủ của bà bị quân đội lật đổ và quân đổi đang kiểm soát hoàn toàn Thái Lan. Dựa trên phán quyết của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia, cơ quan công tố đang chuẩn bị lại hồ sơ để khởi tố bà về trách nhiệm hình sự đối với cáo buộc trên. Hai tháng trước, Tòa tối cao đã bác cáo buộc của cơ quan công tố vì cho rằng chưa đủ chứng cứ để khởi tố cựu thủ tướng Yingluck. Bà Yingluck nhiều lần phủ nhận cáo buộc của ủy ban chống tham nhũng cũng như của cơ quan công tố Thái Lan. Sự xuất hiện của cựu thủ tướng lần này cũng nhằm mục đích khẳng định mình vô tội và chính phủ của bà không tham nhũng. Minh Quan ==================== Bà Yingluck biết rằng mình sẽ bị phế truất ngay sau khi lên làm thủ tướng. Còn Lão Gàn biết trước khi bà Yingluck lên làm thủ tướng.1 like
-
Lỗ hổng trong tác chiến hiện đại vũ khí công nghệ cao (Bình luận quân sự) - Tác chiến hiện đại phụ thuộc vào công nghệ đến mức một con tàu khu trục tên lửa, chỉ cần đánh hỏng hệ thống radar là nó trở thành “thùng sắt nổi”. Ngày nay khi nói đến chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì hầu như ai cũng hình dung được các hình thức tác chiến. Từ hình thức tác chiến không-biển cho đến tác chiến phi đối xứng…mà gần như quên mất các hình thức tác chiến được sử dụng trong 2 thế chiến I và II. Nền khoa học càng phát triển thì các hình thức tác chiến trong chiến tranh hiện đại chủ yếu sử dụng vũ khí thông minh mà người lính ít trực tiếp đối đầu. Tác chiến trên biển xảy ra thì trên các tàu chiến hiện đại hầu như không thấy xuất hiện người lính trên boong tàu mà trước nắt họ là các máy tính, màn hình tinh thể lỏng…Tuy nhiên, nếu như…thì điều gì sẽ xảy ra? Sau đây là 2 tình huống mà nó sẽ biến phương tiện vũ khí CNC thành một tên khổng lồ mù, vô dụng. Phá hoại hệ thống định vị toàn cầu GPS, GLONASS. Các nhà quân sự có nghĩ đến tình huống này không thì chưa rõ, vì thực tế thế giới đang dùng GPS của Mỹ và GlONASS của Nga để phục vụ cho hàng hải, mà mỗi hệ thống, riêng trên trời đã có 21 vệ tinh. Tuy nhiên thực tế trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa bắn vệ tinh năm 2007 và Mỹ, Nhật Bản cũng thừa khả năng làm chuyện đó. Không những thế, để phá hoại hệ thống định vị hàng hải không chỉ có cách là bắn hạ vệ tinh mà phá hoại các trạm trên mặt đất cũng gây hậu quả như nhau. Vậy khi GPS hay GLONASS bị bắn hạ (rất khó xảy ra) hay bị phá hoại (rất có thể vì đây là một hệ thống chứ không phải riêng vệ tinh) thì điều gì sẽ xảy ra? Dễ nhận thấy là, các tàu hoạt động trên biển nói chung và tàu quân sự nói riêng, ngày nay đều phải qua nó để xác định vị trí tàu. Hàng hải dẫn tàu trên biển, công việc quan trong nhất là xác định vị trí tàu (XĐVTT). Đây là công việc mà hoàn thành nó thì sỹ quan hoa tiêu hàng hải, thuyền phó, thuyền trưởng con tàu, nói gọn lại là cán bộ thuyền phải mất 2/3 thời gian đào tạo trong nhà trường hay học viện về 2 môn: Xác định vị trí tàu bằng thiên văn và bằng địa văn. Tuy nhiên khi có phương tiện XĐVTT bằng vệ tinh thì cán bộ thuyền vô cùng nhàn nhã, họ không cần động đến các phương pháp kia với kính 1/6, với góc gió dòng ép…rườm rà, phức tạp. Tác nghiệp trên hải đồ, không còn vị trí tàu dự tính nữa mà vị trí xác thực, có độ chính xác cao. Khi hoạt động trên biển, nếu không có hệ thống XĐVTT bằng vệ tinh thì cán bộ thuyền bắt buộc phải XĐVTT bằng thiên văn hoặc địa văn. Ở biển xa, bằng phương pháp địa văn là không thể, do đó, chỉ bằng phương pháp thiên văn. Tuy nhiên, khi bầu trời mù mịt thì thiên văn cũng bó tay, lúc đó, biết được vị trí tàu ở đâu chính xác trên hải đồ là điều …không tưởng. Khi không xác định được vị trí tàu chính xác thì không xác định được vị trí mục tiêu cụ thể trên bờ, thậm chí mục tiêu là một hòn đảo. Bởi vậy, khi hành trình, hoạt động trên biển, người thuyền trưởng biết được tàu mình ở đâu trên hải đồ là rất quan trọng, đặc biệt là những con tàu hoạt động xa bờ, nếu không, đó chỉ là một con tàu mù. Hiện nay, thuyền trưởng ta cũng như tây, hoàn toàn dựa một trong hai hệ thống đó để XĐVTT. Vậy khi bị phá hoại thì thuyền trưởng tây, do hoạt động xa bờ nên phải dùng bằng thiên văn để XĐVTT mà không có sự hỗ trợ từ các trạm Radar từ đất liền. Trong khi đó thuyền trưởng ta thì may mắn hơn là nếu còn trong tầm quản lý của radar bờ thì được chỉ cho biết vị trí, còn không thì cũng như tây cả thôi. Một câu hỏi đặt ra là liệu các ngài thuyền trưởng ta và tây có quen XĐVTT bằng thiên văn nữa hay không? Phải mất hơn 20 phút mới xác định được vị trí tàu, nhưng sai số không phải là nhỏ và không phải lúc nào cũng dùng được thiên văn. Và, lúc đó, các ngài sử dụng vũ khí CNC làm sao cho chính xác? Radar dẫn bắn trên tàu bị bắn hỏng Chiến tranh không tiếp xúc hay còn gọi là tác chiến điện tử nhằm làm “mù và điếc” đối phương, luôn xảy ra đồng thời với cuộc chiến với những nội dung, hình thức tác chiến rất đa dạng, phức tạp mà ta không có tham vọng để nhận thức hết được. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm vấn đề nhỏ hơn là liệu có khi nào hệ thống radar dẫn bắn trên tàu bị bắn hỏng hay không và khi đó điều gì sẽ xảy ra? Tên lửa chống radar AGM-88 HARM được phóng đi từ một chiếc máy bay chiến F-16 của Không quân Mỹ. Việt Nam đã từng đối đầu với tên lửa AGM-45 Shrike. Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike là loại tên lửa diệt radar chủ động, tầm bắn của nó chỉ khoảng 10-15 km. Khi phát hiện ra sóng radar đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Thời gian bay (15km) đến mục tiêu là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, radar phải liên tục phát sóng. Nếu Radar thực hiện chế độ “bật-tắt” thì AGM-45 Shrike sẽ mất tác dụng. Tuy nhiên, các loại tên lửa chống bức xạ ngày nay với đầu dò tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn. Tên lửa AGM-88 Harm có tầm bắn tới 90km, Kh-31P của Nga có tầm bắn lên đến 110km, có khả năng chống lại chiến thuật “bật - tắt” radar bằng cách xác định và ghi nhớ vị trí các dàn radar ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu. Như vậy, tên lửa diệt radar ngày càng phát triển và chỉ trừ những radar thụ động là khó bị tiêu diệt, ngoài ra thì khi chúng đã “đánh hơi” được thì bay đến ngay và luôn mà các hệ thống radar khó chống đỡ. Rủi thay, hệ thống radar trên tàu toàn loại radar chủ động. Còn nhớ, Nhật Bản đã lên tiếng cáo buộc, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar hướng dẫn tên lửa ngắm bắn mục tiêu vào một trực thăng quân sự của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hôm 19/1/2013 và tiếp đó là vào tàu khu trục Yudachi của hải quân Nhật hôm 30/1/2013… Rõ ràng, công nghệ phát triển thì các radar dẫn bắn trên tàu khi hoạt động luôn bị đối phương phát hiện, cho nên tạo ra một đường dẫn nguy hiểm cho các loại tên lửa diệt radar bay đến. Đến đây, có thể khẳng định rằng, việc hệ thống radar trên tàu bị tên lửa đối phương “gây hỏng hóc” là không tránh khỏi. Lúc đó điều gì sẽ xảy ra? Lúc đó, tên lửa đối hải trên tàu chỉ là cục sắt gỉ là đương nhiên rồi; hệ thống phòng không tầm xa, tầm gần, cho đến pháo AK-30 2 nòng, 6 nòng, AK-72…chỉ bắn tự động theo radar mà không có chế độ bắn cơ nên cũng như đống sắt phế liệu. Và, một con tàu hiện đại như thế có khác gì một gã không lồ mù, tay chân bị xích trói? Việt Nam phải làm gì? Đã là tàu chiến hiện đại thì tàu chiến Việt Nam cũng không tránh khỏi những hậu quả trên. Chắc chắn khi xung đột trên biển xảy ra, sẽ có nhiều tàu của 2 phía bị trúng tên lửa diệt radar. Vậy, liệu chúng ta có đua hết sức để mua sắm những tàu chiến hiện đại với đối phương hay là theo hướng mua sắm những tên lửa diệt radar hiện đại? Rõ ràng là đánh chìm một khu trục hạm của địch là rất tốn kém, nguy hiểm, trong khi bắn hỏng radar tàu địch lại dễ hơn mà hiệu quả lại như nhau là làm cho tàu địch mất sức chiến đấu. Chẳng hạn như tàu TT-400TP của Việt Nam sẽ dùng loại vũ khí nào khi hệ thống radar bị bắn hỏng, ngoài súng 14ly5? Vì thế, tất nhiên con nhà nghèo phải chọn cách ưu tiên cho tên lửa diệt radar. Đó cũng được coi như vũ khí cho tác chiến phi đối xứng Tên lửa Kh-31P Việt Nam đã đang có, nhưng chưa kinh qua chiến trường bằng loại tên lửa AGM-88 Harm của Mỹ là điều mà chúng ta cần quan tâm. Như vậy, tác chiến trong chiến tranh hiện đại vũ khí CNC không phải là không có những yếu điểm chết người. Các hoạt động trong tác chiến đều liên quan với nhau như trong một guồng máy mà bất kỳ một sự trục trặc nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự vận hành. Vấn đề là các nước bị tấn công phải tìm đúng điểm kết nối nào dễ bị đánh và khi bị đánh thì làm tê liệt cả hệ thống. Không những thế phải chuẩn bị những “cây đèn cầy để phòng khi mất điện”, đó là những thứ phương tiện, vũ khí tấn công không phụ thuộc vào sóng điện từ. Lê Ngọc Thống ================== Hì! Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rồi: Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại nó lại rất đơn giản.1 like
-
Ngày tàn của các quan tham Trung Quốc đã tới? Chủ Nhật, 16/11/2014 - 07:15 Theo số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc công bố, tính từ những năm 1990 đến nay, có hơn 180 ngàn quan chức nước này đã ôm theo 800 tỷ NDT (128 tỷ USD) trốn ra nước ngoài (ngoại đào); trong đó rất nhiều kẻ đánh hơi thấy sắp bị sờ gáy vội chuyển tài sản ra ngoài trước để tính chuyện di cư. >> Trung Quốc: Lập án điều tra nguyên Phó Thị trưởng Quý Dương >> Phát hiện 37 kg vàng, 68 sổ đỏ, 20 triệu USD tại nhà quan chức TQ Tiền mục thu từ nhà Mã Siêu Quần Ngoài các “miền đất hứa” truyền thống như Mỹ, Canada, Australia… hiện nay có 3 quốc gia đang được các quan tham Trung Quốc lựa chọn làm chốn dung thân tương lai là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Nam Phi. Để có được tấm hộ chiếu của những quốc gia này, nhiều quan tham Trung Quốc đã chọn cách hối lộ các quan chức cơ quan di trú quốc gia sở tại hoặc vung tiền chi cho những tổ chức, cá nhân môi giới… Để cứu vãn nền kinh tế đang trong cơn lốc suy thoái, một số quốc gia châu Âu, trong đó tiêu biểu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chọn cách mở rộng cửa đón những người nước ngoài giàu có nhập cư, thu hút những nhà đầu tư giàu có người Trung Quốc di cư. Một người môi giới di cư cho biết, hiện bình quân mỗi tháng ông ta thu xếp 2 vụ người Trung Quốc nhập cư vào, số lượng tăng khoảng 20% so với năm trước. Một khi đã trở thành công dân hai quốc gia này, họ có thể tự do đi lại khắp 26 nước châu Âu mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Đó mới là điều những nhà giàu và quan tham Trung Quốc mong muốn. Còn đối với Nam Phi thì điều kiện nhập cư rất dễ: chỉ cần đầu tư khoản tiền 2 triệu Rant (1,6 triệu NDT) là được nhập cư, sau 5 năm là được cấp hộ chiếu Nam Phi, vì vậy hiện bình quân mỗi năm có tới 10 ngàn người Trung Quốc di cư sang Nam Phi. Bên cạnh việc dễ nhập cư, việc đầu tư dễ, sinh lợi nhanh vào các ngành kinh doanh khách sạn, khai thác chế biến kim cương cũng là động lực thu hút mạnh mẽ các nhà giàu Trung Quốc. Chặn mọi đường thoát của quan tham Bỏ trốn và tự sát đang là sự lựa chọn cuối cùng của các quan tham khi mà cơn lốc diệt trừ tham nhũng đang thổi khắp Trung Quốc. Báo điện tử “Quân sự Hoàn cầu” đã đăng tải danh sách thống kê tình hình quan chức chạy trốn, mất tích và tự tử ở các tỉnh. Tỉnh Quảng Đông đứng đầu với 790 mất tích, 1.240 trốn ra nước ngoài, 74 tự sát chết. Đứng sau lần lượt là các tỉnh, thành: Hà Nam: 512 (mất tích), 854 (trốn ra ngoài), 145 (tự sát); Phúc Kiến: 414, 586, 72; Liêu Ninh: 318, 403, 112; Giang Tô: 316, 227, 42; Bắc Kinh: 112, 442, 44; Thượng Hải: 187, 354, 51; Thiên Tân: 60, 182, 17; Trùng Khánh: 160, 226, 27.v.v. Lên nắm quyền lãnh đạo đảng, nhà nước sau Đại hội 18, ông Tập Cận Bình tỏ rõ quyết tâm diệt trừ nạn tham nhũng với những tuyên bố nổi tiếng. Sau những chiến dịch “Diệt Hổ, đập Ruồi, săn Cáo”, giờ đây ông đang sử dụng những biện pháp mới để “bịt chặt mọi đường thoát” của các quan tham. Mã Siêu Quần Hết đường ẩn náu ở nước ngoài. Ngày 9/11 vừa qua, Hội nghị cấp bộ trưởng APEC lần thứ 26 bế mạc tại Bắc Kinh đã thông qua “Tuyên ngôn Bắc Kinh chống tham nhũng”, thành lập mạng lưới hợp tác pháp luật chống tham nhũng APEC. Dư luận cho rằng việc thông qua Tuyên ngôn Bắc Kinh đánh dấu cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới, cũng cho thấy “cửa thoát” của các quan tham bắt đầu hẹp dần. Nhằm bít chặt đường thoát của quan tham, từ tháng 7/2014, chính phủ Trung Quốc đã phát động “Chiến dịch săn Cáo hải ngoại”. Đến ngày 29/10, họ đã tóm cổ đưa về nước 180 quan chức phạm tội về kinh tế từ hơn 40 quốc gia và khu vực, chỉ trong 3 tháng, số quan tham lẩn trốn ở nước ngoài bị tóm về đã nhiều hơn tổng số của cả năm 2013. Việc các nước Mỹ, Canada, Australia đều ký vào Tuyên ngôn Bắc Kinh đã truyền đi tín hiệu: Cả khu vực châu Á- Thái Bình Dương đã chung tay chống tham nhũng, chống hối lộ và đưa ra những biện pháp cụ thể. Nếu Tuyên ngôn Bắc Kinh được thực thi sẽ bịt chặt con đường trốn ra nước ngoài của không ít quan tham. Về hưu cũng không thoát. Hiện nay một số quan tham nuôi ảo tưởng “hạ cánh an toàn”, nghỉ hưu rồi thì sẽ không bị đụng đến, nhưng thực tế các cao quan đã nghỉ hưu liên tiếp bị bắt đã bịt chặt lối thoát này của các quan tham. Điển hình nhất là Triệu Thiếu Lân, nguyên Ủy viên thường vụ, Tổng thư ký tỉnh ủy Giang Tô, đã nghỉ hưu 6 năm vẫn bị bắt, điều tra. Một số quan chức cao cấp khác đã nghỉ hưu chịu chung cảnh ngộ là: Dương Bảo Hoa - Phó chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Hồ Nam, Quách Vĩnh Tường - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Tứ Xuyên, Nghê Phát Khoa - Phó tỉnh trưởng An Huy, Trần Bá Hòe - Phó chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Hồ Bắc. Trước đây nhiều quan tham cho rằng cố chịu đến khi về hưu là bình an vô sự, nay lối thoát này cũng đã bị bịt. Không còn cơ hội làm “lõa quan”. “Lõa quan” là từ chỉ các quan chức thu xếp cho vợ, con ra nước ngoài cư trú, chỉ một mình ở lại trong nước giữ chức quan. Quách Nghi Phẩm - Phó thị trưởng Lạc Dương mất tích 46 ngày. Sau khi mất liên lạc với Quách, cảnh sát đã kiểm tra gia đình ông ra, mới phát hiện ra Quách là một “lõa quan”, con trai đã ra nước ngoài từ lâu, vợ cũng biệt tăm tích. Xem xét hồ sơ các quan tham bị ngã ngựa mấy năm qua, có thể thấy rằng: “lõa” và “tham” có liên quan chặt đến nhau. Vì vậy, đầu năm 2014, Ban Tổ chức trung ương đã ra văn bản quy định rõ: không giao cho các “lõa quan” giữ các cương vị quan trọng là thành viên ban lãnh đạo của 5 loại cơ quan: Thường vụ đảng ủy, HĐND, Chính Hiệp, Ủy ban kiểm tra kỷ luật, tòa án, Viện kiểm sát. Triệu Thiếu Lân Chặt đứt các mối quan hệ đồng hương, họ hàng, ô dù…Nhiều quan tham để kiếm lối thoát cho mình thường tìm mọi cách tìm kiếm ô dù, gây mối quan hệ đồng hương để khi xảy chuyện có người bảo vệ, che chắn, khỏi bị bắt. Nay xem ra chuyện đó đã không mấy tác dụng. Vụ án Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu là điển hình cho thấy sự sụp đổ của quan niệm này. Nguyên tắc ngầm “Pháp bất trách chúng” không tồn tại nữa. Không ít quan tham coi “Pháp bất trách chúng” (pháp luật không đụng đến số đông) là phao cứu sinh, bảo toàn bản thân. Họ cho rằng nếu kết thành bè, thành nhóm sẽ có thể gây sức ép để ngăn cản, nêu chiêu bài “giữ ổn định chính trị”. Vì vậy các quan tham thường tập hợp kết bè, tập thể đối kháng, ngăn cản cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng lần này ông Tập Cận Bình đã kiên quyết ra tay, phá vỡ tan quan niệm “không đụng đến số đông” như đã làm ở Sơn Tây, Tứ Xuyên… Ở Sơn Tây, từ sau Đại hội 18 có 7 cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, trong đó có 4 ủy viên thường vụ tỉnh ủy bị điều tra. Chưa hết, sắp tới sẽ có thêm một số “cửa hậu” khác của các quan tham cũng bị bịt bằng cách ban hành chế độ công khai tài sản, đăng ký bất động sản… Quan bé tham nhũng lớn Theo “Nhật báo pháp chế” ngày 14/11, Ủy ban kiểm tra kỷ luật tỉnh Hà Bắc vừa thông báo việc bắt giữ Mã Siêu Quần - TGĐ Tổng công ty nước sạch Bắc Đới Hà để điều tra về các tội tham ô, nhận hối lộ, lạm dụng tiền công. Các nhân viên điều tra đã tìm thấy tại nhà Mã 120 triệu tệ tiền mặt, 37 kg vàng, giấy tờ sở hữu 68 căn hộ. Ngoài Mã Siêu Quần, 6 người thân khác trong gia đình như em trai, vợ cũ, vợ mới, con trai, em gái… cũng bị bắt. Điều đáng chú ý là sau khi Mã bị bắt, bà mẹ vội vã cho chuyển hơn 40 hòm tiền, vàng ra khỏi nhà, khi mở ra một số tiền đã bị mốc, mục. Tân Hoa xã cho biết: Mã đòi một khách sạn hối lộ mấy triệu tệ mới cấp nước, bị đối phương ghi âm lại và tố cáo nên bị bắt. Điều tức cười là sau khi con trai bị bắt, nhà bị khám, tiền vàng bị thu, bà mẹ ông ta đã tổ chức họp báo rêu rao đấy là “tiền riêng của vợ chồng tôi dành dụm cả đời, không liên quan đến Mã Siêu Quần”, rằng đây là do “Mã Tráng - Cục trưởng quản lý đô thị thành phố Tần Hoàng Đảo thù ghét con tôi nên vu oan giá họa”…tuy nhiên, cơ quan kiểm sát đã bác bỏ điều này. 120 triệu tiền mặt thu được trong một vụ tham nhũng chưa phải là lớn nhất. Theo thông báo của Viện KS nhân dân tối cao, kỷ lục loại này hiện nay cũng đang thuộc về một quan chức nhỏ là Ngụy Bằng Viễn - Vụ phó Mỏ Than thuộc Ủy ban cải cách thể chế quốc gia. Khám nhà viên quan nhỏ này, các nhân viên điều tra đã thu được khoản tiền mặt tới 200 triệu tệ (32 triệu USD) Theo Thu Thủy Tiền Phong ==================== Với Lão Gàn - nhân danh Lý học Đông phương - thì tham nhũng là hệ quả của sự phát triển đời sống kinh tế xã hội. Nó là dấu hiệu thể hiện sự mất cân đối giữa phát triển (Âm động) và hình thái ý thức xã hội (Dương tịnh). Chống tham nhũng mà chỉ có phương pháp duy nhất là bỏ tù, mà còn chừa vùng cấm thì sự bất mãn xã hội còn khủng hơn. Híc!1 like
-
Báo Hồng Kông: Phó Chính ủy Hải quân Trung Quốc nhảy lầu Hồng Thủy 16/11/14 12:45 Thảo luận (0) (GDVN) - Ông Tường được cho là đã nhảy lầu tự sát tại một tòa nhà trụ sở cơ quan hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày hôm qua. Máy bay quân sự Trung Quốc đâm vào tòa nhà cao tầng Trung Quốc ký 20 thỏa thuận hợp tác 8 tỉ USD với Myanmar Tổng thống Obama và đòn "phủ đầu" Trung Quốc ngay tại G-20 Phó Chính ủy hải quân Trung Quốc Mã Phát Tường. Tờ South China Morning Post ngày 16/11 đưa tin, Mã Phát Tường, Phó Đô đốc, Phó Chính ủy hải quân Trung Quốc được cho là đã nhảy lầu tự vẫn sau khi một sĩ quan hải quân cấp cao khác ở hạm đội Nam Hải cũng nhảy lầu tự sát 3 tháng trước đó. Ông Tường được cho là đã nhảy lầu tự sát tại một tòa nhà trụ sở cơ quan hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày hôm qua, nguồn tin nói với South China Morning Post. Trước đó ông Khương Trung Hoa, một thiếu tướng, Cục trưởng Cục Trang bị hạm đội Nam Hải cũng được cho là nhảy lầu tự vẫn ở Chiết Giang. "Cái chết của Mã Phát Tường và Khương Trung Hoa là hoàn toàn đúng sự thật. Những quan chức hải quân đều biết điều đó. Nhưng không một ai được phép bình luận gì về cái chết của 2 nhân vật này. Bạn hiểu ý tôi chứ?", một cựu sĩ quan hải quân Trung Quốc giấu tên nói với South China Morning Post. Quân hàm Phó đô đốc tức Trung tướng, Chuẩn đô đốc tức Thiếu tướng được xếp hạng thứ 2 và thứ 3 trong hải quân Trung Quốc chỉ sau hàm Đô đốc của Tư lệnh và Chính ủy. Chính ủy và Phó chính ủy phụ trách công tác tư tưởng, giáo dục và cán bộ trong các đơn vị quân đội Trung Quốc. Ông Mã Phát Tường được thăng Chuẩn đô đốc năm 2005, một năm sau khi ông được bổ nhiệm làm Chính ủy Cục trang bị quân chủng hải quân. Ông Tường được thăng hàm Phó đô đốc hôm 1/8/2012 và vừa được bổ nhiệm làm Phó Chính ủy của quân chủng hải quân Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua. Một nguồn tin riêng biệt khác nói với South China Morning Post, thông tin về cái chết của Mã Phát Tường đã nhanh chóng lây lan trong tổng hành dinh của quân chủng hải quân Trung Quốc ở phía Tây Bắc Kinh, thêm vào một vụ bê bối lớn của hải quân nước này kể từ sự sụp đổ của cựu Phó tư lệnh hải quân Vương Thủ Nghiệp trước kia. Vương Thủ Nghiệp đã bị tuyên án tử hình nhưng tạm hoãn thi hành vào tháng 4/2007 vì tội biển thủ 160 triệu tệ công quỹ. Mã Phát Tường xuất hiện công khai ngày 22/10 khi ông tham dự buổi lễ chào đón tàu hộ tống và đặc nhiệm hải quân Trung Quốc từ vịnh Aden trở về. Tuy nhiên so với trường hợp Từ Tài Hậu, vụ Mã Phát Tường hay Vương Thủ Nghiệp "chưa thấm tháp gì", một sĩ quan hải quân nghỉ hưu của Trung Quốc bình luận. ====================== Với đội quân mạnh vào hàng tóp của thế giới, nhưng tướng thì nhảy lầu, hoặc xộ khám, quân thì con một. Không biết rồi sẽ đi về đâu? Muốn mần cái bá chửi thiên hạ thì phải cân đối toàn diện. Đâu chỉ có "dẩu xìn" là xong đâu!1 like
-
Trung Quốc đang tự bóc mặt nạ? (Tin tức 24h) - Báo chí Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang tự mãn với sức mạnh kinh tế và muốn vươn lên làm “minh chủ” của châu Á. Sự tự mãn ở Bắc Kinh Theo tờ Yomiuri của Nhật Bản, Trung Quốc đang chứng tỏ vị thế của mình qua các hoạt động ngoại giao tích cực với mục tiêu trở thành “minh chủ châu Á”. Điển hình là tại Hội nghị Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vừa diễn ra tại Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với vai trò chủ trì phiên bế mạc, đã thể hiện thái độ tự mãn với đánh giá về lộ trình xây dựng Khu vực Tự do Thương mại châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một phiên họp của APEC. Ảnh: AP. Cũng theo tờ báo Nhật Bản, Trung Quốc đang đặt mục tiêu chiến lược trong việc xây dựng trật tự châu Á với vai trò chủ đạo của mình. Trung Quốc, một nền kinh tế đang phát triển, đã có những bước nhảy vọt kể từ hội nghị APEC Thượng Hải năm 2001, khi Trung Quốc mới chỉ là nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới. Tuy nhiên, tại APEC Bắc Kinh lần này, Trung Quốc đã leo lên vị trí thứ hai thế giới về quy mô kinh tế. Cũng tại hội nghị APEC này, Trung Quốc đã đẩy mạnh việc tăng cường phối hợp với các nước lớn như Nhật, Mỹ, trong khi lại phân biệt đối xử với các nước láng giềng lân cận. Ví dụ điển hình cho hành động này là việc Trung Quốc đã mời nguyên thủ những nước châu Á không thuộc APEC như Myanmar tới dự, mục đích nhằm tuyên truyền về việc thành lập quỹ xây dựng “Con đường tơ lụa” do Bắc Kinh khởi xướng. Trong khi đó, đánh giá về mối quan hệ với Mỹ, báo Nhật Bản cho rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đang tạo ra ảo tưởng về mối quan hệ “trăng mật” Trung-Mỹ và thể hiện hình ảnh của Trung Quốc như một “cường quốc có trách nhiệm”. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama sau hội nghị APEC, Chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác Trung-Mỹ trong các vấn đề như chống khủng bố, chương trình hạt nhân của Triều Tiên và Iran. Đối với vấn đề giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Trung Quốc cũng đề xuất các mục tiêu cho từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, những vấn đề mà Trung Quốc nêu ra lại không đúng như những gì nước này đang thể hiện, trước hết là việc thực hiện các cam kết quốc tế. Điển hình có thể kể ra là vai trò của Trung Quốc trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên hay vấn đề an ninh mạng. Trong cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, ông Obama đã không ngại ngần yêu cầu Bắc Kinh không tiến hành các cuộc tấn công mạng. Theo báo Yomiuri, Trung Quốc nói rằng muốn giải quyết các vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm. Tuy nhiên, thực tế nước này lại đang sử dụng phương pháp “ngoại giao trên nền tảng sức mạnh” trong cuộc tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Việc tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh với các nước như Nhật, Mỹ chỉ là biện pháp để Trung Quốc tránh bị cô lập, đồng thời giảm bớt nguy cơ nguồn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sụt giảm ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Không còn ẩn mình Trong khi đó, giới chuyên gia quốc tế hiện cũng có chung nhận định rằng những ngày "ẩn mình chờ thời" của Trung Quốc đã qua. Những biểu hiện về mặt sức mạnh “cứng” hiện đã quá rõ ràng khi Trung Quốc ngày càng trở nên hung hăng và thô bạo trong các hành xử. Điều đáng chú ý là Trung Quốc đang ngày càng gia tăng sử dụng sức mạnh “mềm”, trước hết là kinh tế. Việc thành lập "Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á" (AIIB) với vốn pháp định 100 tỷ USD là một ví dụ điển hình. Với vị thế là quốc gia xuất khẩu, chế tạo và nắm tài sản dự trữ quốc tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc dự kiến vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất giới tính theo sức mua tương đương. Sau nhiều thập kỷ tích cực tham gia các thể chế kinh tế quốc tế, gồm cả G-20, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc bắt đầu tìm cách tạo ra một trật tự thế giới mới. Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế để thực hiện các mưu đồ Tháng 10 vừa qua, Trung Quốc và 20 quốc gia châu Á khác đã ký kết một bản ghi nhớ (MoU) về việc thành lập AIIB. Ngân hàng này do Trung Quốc đề xuất đang được xem là thách thức thể chế nghiêm trọng đầu tiên đối với WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Cũng có những lý do hợp lý khiến Trung Quốc tiến hành các bước đi này khi họ cảm thấy vai trò không tương xứng của mình trong các định chế tài chính tiền tệ hiện có. Trung Quốc chỉ chiếm 3,8% quyền bỏ phiếu của IMF và 5,5% quyền bỏ phiếu tại ADB, so với mức tương ứng 16,8% và 12,8% của Mỹ; và 6,2% và 12,8% của Nhật Bản. Ngoài ra, người châu Âu đứng đầu IMF, người Mỹ kiểm soát WB trong khi ADB có các chủ tịch là người Nhật Bản kể từ khi thành lập năm 1966. Việc cải cách các thể chế này, mặc dù được thảo luận rộng rãi, nhưng đang phải đối mặt với sự trì hoãn lâu dài. Ví dụ việc cải cách hạn ngạch và quản trị IMF, đã được các nhà lãnh đạo G-20 nhất trí từ năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Do thất vọng, Trung Quốc đã quyết định thúc đẩy thành lập AIIB và Bắc Kinh là cổ đông lớn nhất với 50% cổ phần. Chủ tịch đầu tiên của AIIB là người Trung Quốc và trụ sở chính của ngân hàng này sẽ được đặt tại Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình chụp ảnh cùng đại diện các nước tham gia lễ ký MoU về AIIB tại Bắc Kinh hôm 24/10 Trung Quốc có thể tận dụng ảnh hưởng đáng kể của họ đối với AIIB để tăng cường hình ảnh quốc gia, nhất là củng cố quan hệ với các nước đang phát triển. Thông qua ngân hàng này, Bắc Kinh có thể áp đặt ý chí đối với các nước thành viên và những người hưởng lợi. Trong tương lai gần, Trung Quốc có thể sử dụng AIIB để hỗ trợ tài trợ cho dự án "Con đường Tơ lụa mới", cả đường bộ và đường biển kết nối Đông Á với châu Âu. Dự án này chủ yếu phục vụ các lợi ích của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng quốc tế, giúp giảm khoảng cách phát triển giữa miền Đông và miền Tây nước này. Với AIIB và Ngân hàng Phát triển Mới, do nhóm BRICS (gồm Trung Quốc, Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi) khởi xướng, sẽ có thể trở thành công cụ để Trung Quốc chứng tỏ sự trỗi dậy của mình và thách thức trật tự kinh tế toàn cầu vốn tồn tại suốt 70 năm qua. Bảo Minh ============== Để đạt mục đich có nhiều phương pháp. Người Trung Quốc đã lựa chọn một phương pháp sai. Bởi vậy, "Canh bạc cuối cùng" sẽ xảy ra và nó kết thúc bất lợi cho Trung Quốc.1 like