• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 25/11/2014 in Bài viết

  1. Ok. Hôm nay tôi được vị sở hữu những cuốn sách này tặng cuốn " Nhìn mặt đoán người" của cụ Thao Thao - Tú Can - Nguyễn Đắc Lộc. Cuối năm nay sách mới in.
    3 likes
  2. Bình luận xung quanh sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Nguyễn Hường 25/11/14 07:46 Thảo luận (0) (GDVN) - Sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Hagel khi tại vị được 21 tháng đã làm dấy lên nhiều đồn đoán trong giới truyền thông Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 24/11 xác nhận thông tin Bộ trưởng Quốc phòng Chuc Hagel đã đệ đơn xin từ chức. Đơn xin từ chức của Bộ trưởng Hagel đã được Tổng thống Obama chấp thuận, RT cho biết. Bộ trưởng Quốc phòng Chuc Hagel. Ông Hagel được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tháng 12/2013. Khi đó ông đã mô tả sự kiện này là một "đặc ân vĩ đại nhất cuộc đời tôi". "Trong gần hai năm, ông Chuck Hagel là một Bộ trưởng Quốc phòng gương mẫu, tạo ra sự ổn định cho chúng ta hiện đại hóa chiến lược và ngân sách để đáp ứng các mối đe dọa lâu dài trong khi vẫn đáp ứng với những thách thức trước mắt như IS và Ebola", Tổng thống Obama cho biết trong tuyên bố hôm 24/11. "Nhờ ông ấy, quân đội của chúng tôi có một cơ sở vững chắc hơn khi tham gia vào các nhiệm vụ và tìm về tương lai." Sự ra đi đột ngột của Bộ trưởng Hagel khi tại vị được 21 tháng đã làm dấy lên nhiều đồn đoán trong giới truyền thông Mỹ. Nhiều phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng nguyên do của sự kiện này xuất phát từ những bất đồng giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng, số khác cho rằng đơn giản ông không còn phù hợp. Vài giờ trước khi thông báo chính thức trên được ông Obama đưa ra, tời New York Times đưa tin cho rằng ông Hagel từ chức do áp lực từ những thất bại của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua và do các nhóm an ninh quốc gia Mỹ không có khả năng dẫn đầu trong một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu gần đây. Trong khi đó, CNN cho rằng nguyên nhân dẫn tới sự ra đi đột ngột này của ông Hagel là do xung đột với Nhà Trắng về một số vấn đề "vi mô" trong chính quyền. Hai ông Hagel và Obama đều xác định rằng Lầu Năm Góc đã đến lúc cần một nhà lãnh đạo mới. RT cho biết, ông Hagel vẫn giữ những bất đồng với Nhà Trắng về chính sách với Iraq từ năm 2007 và sự gia tăng nhóm vận động hành lang cho Israel tại Mỹ. Một quan chức quốc phòng cấp cao tiết lộ với thông tấn AP rằng cả ông Hagel và Obama đều xác định rằng Lầu Năm Góc đã đến lúc cần một nhà lãnh đạo mới. Tổng thống Obama tuần này nói rằng "đã đến thời điểm thích hợp" để ông Hagel bước xuống và kết thúc quá trình chuyển đổi 21 tháng của Lầu Năm Góc. Với quan điểm ít hiếu chiến trong các vấn đề quốc tế, Bộ trưởng Hagel vốn được xem là ứng cử viên thích hợp giúp ông Obama thúc đẩy chiến dịch rút quân tại Afghanistan trong bối cảnh ngân sách quốc phòng bị cắt giảm sâu. Tuy nhiên, các sự kiện gần đây như sự nổi lên của IS, dịch Ebola đã đặt ra những yêu cầu mới khác khiến vai trò của ông Hagel trở nên không còn phù hợp, một quan chức cấp cao Mỹ nói với New York Times. "Ông ấy nhận công việc này để kết thúc chiến tranh chứ không phải bắt đầu một cuộc chiến khác", nguồn tin nói. Sự ra đi của Bộ trưởng Hagel có thể là dấu hiệu cho thấy Nhà Trắng đã sẵn sàng thực hiện một chính sách đối ngoại "hiếu chiến" hơn, đồng thời cũng báo hiệu cho các nhà phê bình rằng chính quyền Obama đã sẵn sàng đón nhận những lời chỉ trích của việc xử lý sai các sự kiện gần đây. Hiện chưa rõ ai sẽ thay thế vị trí trống sau khi ông Hagel ra đi. Theo New York Times thì Michele Flournoy - thư ký của ông Hagel, Thượng nghị sĩ Jack Reed của đảng Dân chủ và là một cựu sĩ quan uân đội, Ashton B. Carter - một cựu Thứ trưởng Quốc phòng là các ứng cử viên tiềm năng nhất. Một nguồn tin nói với ABC News rằng người kế nhiệm sẽ sớm được công bố danh tính, trong khi đó, ông Hagel cho biết ông sẽ ở lại trong vai trò hiện tại của mình cho đến khi một sự thay thế được Thượng viện xác nhận. =================== Trước đây, khi vị bộ trưởng Quốc Phòng và Bộ trường ngoại giao - Bà Clinton - của chính phủ Hoa Kỳ từ nhiệm, Lão Gàn đã xác định ngay là do bất đồng trong chính sách đối ngoại. Sau này vị cựu Bộ trường Quốc phòng Hoa Kỳ viết hồi ký đã xác định điều này. Nay đến ngài Hagel, tôi cũng xác định rằng: Đó là do bất đồng ý kiến về chính sách quân sự đối ngoại của Hoa Kỳ. Hoàn toàn không phải vì ngài Hagel bồ câu hơn, nên không phù hợp với chính sách của ngài Obama. Mà chính vì ngài Hagel nóng vội hơn. Hãy chờ xem.
    2 likes
  3. Quý vị và anh chị em wan tâm đến hai ngành ứng dụng là Tử Vi và Tướng pháp thân mến. Có hai cuốn sách quý của cụ Thao Thao , tức Tú Can, tức Nguyễn Đắc Lộc, gần như thất truyền là "Tự điển Tử Vi" và "Tướng pháp thực hành" có khả năng xuất bản để mọi người có cơ hội ngâm kíu. Riêng cuốn "Tướng pháp thực hành" tôi có một kỷ niệm như sau: Số là thời ấy tôi mới 24 tuổi ta, đang tạm trú và cũng là trông nhà ở một căn nhà bỏ không ở Láng Hạ. Tôi wên không đăng ký tạm trú. Tối hôm ấy công an khu phố vào xét hộ khẩu và bắt quả tạ cuốn sách "mê tín dị đoan" của tôi đang xem dở để trên bàn. Đó chính là cuốn "Tương Pháp thực hành" của cụ Thao Thao, chép tay, do một người bạn cho mượn. Thế là tối hôm ấy, tôi lên trụ sở CA khu vực ngủ vì can tội, xem sách "mê tín dị đoan". Ngồi trực ở không, rách việc, 2 vị CA trực lấy cuốn sách của tôi đọc cho nhau nghe. Tôi biết cuốn sách thế nào cũng bị tịch thu, nên suốt đêm không ngủ và căng tai nghe từng lời đọc của vị CA. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với môn tướng pháp qua cuốn sách này của cụ Thao Thao bằng cách đó. Đấy là "Thời Xa Vắng". Đây là hai cuốn sách rất gía trị về chuyên môn. Hi vọng hai cuốn sách này sẽ được xuất bản vào cuối năm nay, kỷ niệm 20 năm ngày mất của cụ Thao Thao. ================= PS: Nếu sách được in, tôi hy vọng những thành viên tích cực của diễn đàn sẽ được người đứng in (Không phải tôi) tặng sách.
    1 like
  4. Yingluck 'biết bị lật đổ ngay ngày đầu làm thủ tướng Thái' 24/11/2014 14:00 (TNO) Cựu thủ tướng Thái Lan bà Yingluck Shinawatra tiết lộ lần đầu tiên sau đảo chính rằng bà biết ngay từ ngày đầu tiên lên nắm chính phủ sẽ có ngày quân đội lật đổ chính phủ của bà như đã làm với anh trai. Bà Yingluck những ngày đầu nắm quyền thủ tướng Thái Lan - Ảnh: Minh Quang Tờ Bangkok Post sáng nay 24.11 cho hay bà Yingluck đã có cuộc gặp với công chúng và lần đầu tiên bà nói đến điều này. “Ngay ngày đầu tiên làm thủ tướng tôi đã biết nếu không bị cơ quan tư pháp độc lập loại khỏi chính trường thì cũng sẽ có 1 cuộc đảo chính xảy ra để lật đổ chính phủ của tôi”, bà Yingluck thổ lộ. Bà ví chuyện làm thủ tướng của mình giống như chuyện lái 1 chiếc xe. “Người ta đưa tôi 1 chiếc xe và bảo lái đi. Tôi leo lên lái, rồi bất chợt 1 người xuất hiện dí súng vào đầu và bảo tôi xuống xe trong khi tôi đang đưa “hành khách” chạy về phía trước”, bà ví von. Anh trai bà cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra cũng bị quân đội lật đổ bằng 1 cuộc đảo chính hồi 2006 khi ông đang điều hành chính phủ nhiệm kỳ thứ 2. 6 tháng sau đảo chính, bà tâm sự muốn chọn cuộc sống yên lặng, chủ yếu chăm sóc gia đình, mua sắm và du lịch. Cựu thủ tướng Thái nói tránh xuất hiện hoặc tham gia vào những hoạt động có thể gây rối thêm cho chính trường Thái Lan. Bà Yingluck khẳng định không cảm thấy hối tiếc về khoảng thời gian ngắn ngủi ngồi trên “ghế nóng”, ngược lại bà muốn ngồi lại chiếc ghế đó 1 lần nữa. Bà cho biết sẽ tham gia tranh cử vào bầu cử được quân đội ấn định vào 2016 nếu như luật không cấm bà. Chính quyền quân sự Thái Lan đang soạn thảo hiến pháp và luật bầu cử mới. Luật này bị phe đối lập chỉ trích vì có thể đưa vào những điều khoản loại bỏ dòng họ Shinawatra khỏi cuộc chơi chính trị nước Thái. Sau khi nắm chính phủ Thái Lan trong 2 năm 9 tháng 2 ngày, bà Yingluck bị phế truất bởi 1 phán quyết của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia về tội thiếu trách nhiệm trong điều hành chính sách trợ giá gạo, dẫn đến thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia. Không lâu sau đó, chính phủ của bà bị quân đội lật đổ và quân đổi đang kiểm soát hoàn toàn Thái Lan. Dựa trên phán quyết của Ủy ban chống tham nhũng quốc gia, cơ quan công tố đang chuẩn bị lại hồ sơ để khởi tố bà về trách nhiệm hình sự đối với cáo buộc trên. Hai tháng trước, Tòa tối cao đã bác cáo buộc của cơ quan công tố vì cho rằng chưa đủ chứng cứ để khởi tố cựu thủ tướng Yingluck. Bà Yingluck nhiều lần phủ nhận cáo buộc của ủy ban chống tham nhũng cũng như của cơ quan công tố Thái Lan. Sự xuất hiện của cựu thủ tướng lần này cũng nhằm mục đích khẳng định mình vô tội và chính phủ của bà không tham nhũng. Minh Quan ==================== Bà Yingluck biết rằng mình sẽ bị phế truất ngay sau khi lên làm thủ tướng. Còn Lão Gàn biết trước khi bà Yingluck lên làm thủ tướng.
    1 like
  5. Lúc đầu tôi còn sốt ruột hơn! Đó là chuyện cách đây hơn 15 năm về trước. Nhưng bây giờ thì tùy duyên. Tôi có thể khẳng định rằng: Ngay bây giờ cả cái thế giới này thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Trung Quốc thì chính họ phải chứng minh tính hệ thống, tính hoàn chính và nhất quán của hệ thống lý thuyết này. Đây là điều tất các thiên tài Trung hoa ghi danh trong lịch sử đủ các thể loại, từ hơn 2000 năm nay - kể từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - chưa làm được. Ngay cả sau khi tôi gõ hàng chữ này - tất cả những nhà khoa học hàng đầu thế giới - gồm cả Trung Hoa - tập trung phục hồi được hệ thống lý thuyết của học thuyết này thì nó còn phải chứng minh một thực tại vũ trụ mô tả trong học thuyết này. Việc này là không tưởng, khi hơn 90% vũ trụ này được gọi là vật chất tối. Nó còn khó hơn cả đưa người vào trung tâm giải Ngân Hà. Chỉ có nền văn hiến Việt mới có khả năng phục hồi học thuyết này. Nhưng Việt sử phải được vinh danh với gần 5000 năm văn hiến trước đã. Không chắc ăn điều này, mọi chuyện dừng ở đây. Không ăn chắc thì không đổi quạt mo. Tổ tiên ta đã nhắn nhủ hậu thể điều này qua truyện "Thằng Bờm". Tôi chỉ một mình một ngựa chứng minh Việt sử theo cách của tôi. Phia trước tôi là "hầu hết những nhà pha học trong nước" lại còn cả "cộng đồng pha học quốc tế" nữa chứ. Đúng là như các cụ nói: "Nực cười châu chấu đá xe". Nhưng chính các cụ đã khuyến khích tôi: "Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng". Khó khăn đến đâu, lại giở cẩm nang di sản văn hiến Việt ra, thế nào cũng có câu giải đáp, chẳng cần phải lên quẻ.
    1 like
  6. Đúng thế. Em hiểu. Chỉ vì thấy anh có vẻ sốt ruột, mệt mỏi nên em nói thế thôi. Chứ trên đời này không có hành động nào, tư tưởng nào không tác động tới xung quanh cả. Những luận điểm của anh có không ít người quan tâm đâu nhưng chưa phải lúc kết trái. Kính anh!
    1 like
  7. Tôi sinh ra từ thời Tây xâm lược nước ta, trải qua bao thời kỳ biến động cuộc sống và xã hội, chưa kể sự lên voi xuống chó ngay chính cuộc đời tôi. Tôi tiếp xúc đủ hạng người thượng vàng, hạ cám. Bởi vậy, tôi cũng chẳng lạ gì thói đời. Với khả năng lý học và dự báo của tôi, tôi cũng biết rất khó thành công ngay để vinh danh Việt sử. Nhưng "quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái, nhưng không thay đổi ý chí của mình". Nếu những luận điểm của tôi không được quan tâm, vì nó chưa có "cơ sở khoa học", nên chưa được "khoa học công nhận" thì chí ít nó cũng chặn lại thứ tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt ở một mức độ nào đó..
    1 like
  8. Anh Thiên Sứ thân mến! Quan điểm phủ nhận luật nhân quả của thuyết tương đối, theo em, là một quan điểm “đệ nhất mê tín” tự cổ chí kim trong xã hội loài người của những nhà khoa học, những người luôn tự coi mình là … khoa học … không mê tín!!! Quan điểm này thậm chí không tồn tại trong những tôn giáo, những câu chuyện cổ tích … mê tín nhất mà người ta từng biết ! Người ta có thể tin rằng cái đinh sẽ tự chui vào miếng gỗ trước khi cái búa nện vào đít nó còn hơn là nghi ngờ xem, liệu có sự không chính xác nào trong các luận điểm lý thuyết khoa học hay không … Người ta thí nghiệm và quan sát thấy một số hiện tượng có qui luật trong không gian và hoàn cảnh của mình rồi vội vã tổng quát hóa cho toàn … Vũ trụ.. Với phương pháp nghiên cứu “mê tín” như thế thì gặp mâu thuẫn là điều tất yếu. Nhưng khổ một nỗi là khi gặp các mâu thuẫn đó, thay vì binh tĩnh lại, xem xét cái cơ sở khoa học của mình nó có cái gì không ổn, xem xét những ý kiến khác nhau, thì người ta lại “bịa ra” những thứ còn “mê tín” hơn nhằm tìm cách cứu vãn tình thế! Những “vật chất tối”, “hạt Hiss”, “đường chân trời sự kiện” của lỗ đen, “điểm kỳ dị”, “vụ nổ lớn”, “vụ co lớn” … là kết quả của những cái “bịa ra “ đó. Vừa tốn tiền vừa mất thời gian, trí lực, vật lực … Em cho rằng những “con ma” còn hiện thực hay đỡ mê tín hơn những “kết quả” nghiên cứu đó! Ấy vậy mà vẫn được số đông tung hô, ai nói ngược lại thì bị ném đá … thì số đông ấy còn … “mê tín” hơn nhiều. Khi anh sống trong đám đông “mê tín” mà anh không “mê tín” thì anh lại là người “mê tín” nhất !!! Để cái đám đông ấy không còn “mê tín” nữa thật vô cùng khó khăn với một con người, cần nhiều thời gian và lao động của nhiều người. Vì thế không nên nóng vội, cứ thản nhiên từ từ … lâu năm rồi … khoai nó cũng sẽ … nhừ thôi anh ạ ! Các cụ nói rất đúng: “Động thiện thời” !!! Anh cũng đừng buồn, cái “thời” ấy rồi cũng sẽ đến, tuy rằng hơi lâu cũng như “cái đuôi con nòng nọc” cũng sẽ “đứt” thôi khi nó đủ lớn! Chẳng thể nhanh cũng như chẳng ai có thể cưỡng lại được cả!
    1 like
  9. Tổng thống Putin: Mỹ đừng mơ khống chế được Nga Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:02 19-11-2014 Tổng thống Nga, Vladimir Putin vừa có cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình Nga hôm thứ Ba thu hút sự chú ý của cả thế giới. Cuộc phỏng vấn này tập trung tình hình quan hệ Nga – Mỹ. Ông Putin đã khẳng định mạnh mẽ rằng Mỹ đừng mơ khống chế được Nga. Ông Putin khẳng định không ai khống chế được Nga "Trong suốt lịch sử không ai có khống chế được Nga và mãi mãi là như vậy”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố. Đáp lại một câu hỏi về việc liệu Mỹ đang cố gắng để làm bẽ mặt Nga trên thế giới hay không, ông Putin không tán thành suy xét này. Nhà lãnh đạo nước Nga nói rằng Mỹ chỉ muốn "giải quyết vấn đề của họ và bắt chúng ta chịu phí tổn". Có thể bạn quan tâm>>Phong trào chống Nga, ủng hộ Ukraine lan tới Gruzia >> Ông Tập Cận Bình đề nghị TT Mỹ chịu khó học thêm lịch sử Trung Quốc >>EU quan ngại Nga chuẩn bị quân đội sát nhập thêm hai vùng ly khai của Gruzia Ông nói rằng người dân ở Nga thực sự mến người Mỹ, nhưng các chính trị gia Mỹ lại không có suy nghĩ tích cực như thế. "Tôi nghĩ rằng người dân Nga mến hơn là ghét nước Mỹ và người dân Mỹ. Nhưng giới lãnh đạo Mỹ luôn nhìn tiêu cực với hầu hết người dân chúng ta", ông Putin nói với khán giả Nga. Ông Putin cũng tố cáo Mỹ gắng khống chế các đồng minh phụ thuộc mình để tạo ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới và vạch trần phương châm của Mỹ là “gắng bảo vệ lợi ích quốc gia ở bên ngoài bằng các chuẩn mực và quan điểm mơ hồ". Tổng thống Nga vừa gặp người đồng cấp Mỹ hồi tuần trước, khi cả hai tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Úc. Mặc dù hội nghị là diễn đàn kinh tế thế giới, nhưng cuộc khủng hoảng ở Ukraine là chủ đề nóng nhất tại G-20. Trong cuộc họp báo ở G-20, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã không công bố bất kỳ thay đổi nào trong cách tiếp cận của Mỹ với Nga. Tại đây, ông Obama tuyên bố: "Việc Nga xâm lược đối với Ukraine là một mối đe dọa cho thế giới". Nguyên tổng thống Liên Xô cũ Mikhail Gorbachev đã lấy làm thất vọng vì những gì ông Obama làm tại G-20 và đã không ngại gọi vị tổng thống Mỹ là "đồ vịt què" trên các phương tiện truyền thông. Các đồng minh khác của Mỹ cũng đồng thanh chỉ trích nước Nga. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết: "Tôi rất thẳng thắn khi tôi gặp ông ấy (Putin) và nói rằng những điều mà Nga đã làm ở Ukraine là không thể chấp nhận được". Còn ông Stephen Harper, Thủ tướng Canada cũng tham gia chỉ trích Nga. Ông Harper khoe là đã nói với ông Putin tại hội nghị thượng đỉnh G-20 rằng "Tôi nghĩ tôi sẽ bắt tay của ngài, nhưng tôi chỉ có một điều để nói với ngài: Ngài cần phải bước ra khỏi Ukraine" Báo chí phương Tây nói rằng vì bị các nước phương Tây đồng loạt lên án nên ông Putin cảm thấy bẽ mặt và rời sớm hội nghị G-20. Trong khi đó, Nga nói rằng ông Putin cần về sớm để giữ sức khỏe cho cuộc họp quan trọng vào đầu tuần. Anh Tú (theo RT) ================== Với Lão gàn thì chuyện thế giới cũng như chuyện hàng chợ thôi. Bởi vậy tôi xin kể một câu chuyện hàng chợ như sau: Tôi có một cô em gái miếng đất của nó trên sơ đồ lòi ra một khúc hình tam giác, mỗi bề 2 mét, tức 2 mét vuông phía sau nhà. Nó bỏ không xây nhà trên miếng đất tam giác này và để một cửa số lấy sáng. Nhưng người chủ sở hữu miếng đất tiếp giáp lại xây ngay một công trình bít cái cửa sổ trên miếng đất tam giác đó. Thế là tranh chấp, cự cãi chửi bới và cả ném gạch đá, đồ bẩn sang nhà nhau, rồi lôi nhau ra phường kiện cáo. Cứ như chiến trận ở Đông Ucraine với sự tranh thủ dư luận quốc tế vậy. Tôi thuyết phục cô em tôi, chấp nhận cho họ xây công trình theo ý muốn của họ, nhưng không bít cửa sổ. Vì xét theo phong thủy thì bỏ miếng đất đó sẽ làm cái nhà không bị phạm cách đuôi chuột. Phường cũng chấp nhận phương án này. Sau đó, cô em tôi phát rất nhanh. Hơn 10 năm sau, cả nhà hàng xóm và nhà của cô em tôi bây giờ đều giải tỏa để làm đường. Với một tầm nhìn cục bộ và ngắn hạn thì ai cũng tưởng mình đúng. Cứ y như chiến sự ở Đông Ucraine vậy.
    1 like
  10. Đường Tăng! Anh là ai? Năm mà một Tây du ký là câu chuyện trường thiên về hành trình qua phương Tây thỉnh kinh của năm thầy trò: Tam tạng, Tề thiên, Bát giới, Sa tăng, và con ngựa trắng. Thông thường, người ta sơ ý, chỉ kể có bốn, quên đi con ngựa, nguyên là con rồng ngọc (ngọc long), thái tử thứ ba, con của Tây hải Long vương Ngao Nhuận. Quên kể đến ngựa rồng, phải chăng vì vai trò đỡ chân cho Đường tăng của ngọc long tam thái tử hình như có vẻ lu mờ? Hay quên kể, vì không thấy ở Tây du ký tản mác ẩn ngữ nơi này, rải rác ẩn dụ nơi kia, mà ngòi bút của Ngô Thừa Ân đã ung dung viết như giỡn chơi, như bông đùa, mà ý hàm tàng thì rất thực. Và nên hiểu chỗ thực trong cái hư của Tây du ký, nét nghiêm trang trong vẻ bỡn cợt của Ngô Thừa Ân như thế nào? Tây du ký là truyện xuất thế gian, do đó không có dấu ấn của Nho giáo, vì Nho giáo về cơ bản là đạo nhập thế, thuộc phạm vi hình nhi hạ học mà ngày nay Cao Đài gọi là ngoại giáo công truyền (exoterism). Đọc Tây du mà bảo Ngô Thừa Ân có cái gọi là tư tưởng chống Trời, chống thiên tử, tức là đã quên đi ngay từ ban đầu câu chuyện xuất gia, thỉnh kinh vốn đã hàm ngụ ý ngoại thế gian pháp.[1] Tây du nào có chống ai đâu, vì Tây du là câu chuyện ngụ ngôn, đem chuyện thỉnh kinh để diễn bày tư tưởng thiền học giải thoát trong đạo Lão, đạo Phật, thuộc phạm vi hình nhi thượng học mà ngày nay Cao Đài gọi là nội giáo tâm truyền (esoterism). Muốn đọc Tây du, hiểu Ngô Thừa Ân, cần thiết biết đọc giữa hai hàng chữ, nắm lấy bốn chữ ý tại ngôn ngoại (ý ở ngoài lời). Như chép ở kinh Viên giác, Phật bảo lấy ngón tay chỉ trăng, nếu đã thấy mặt trăng thì có thể biết rằng phương tiện để chỉ trăng rốt cuộc chẳng phải là mặt trăng. Trang tử khuyên: «Có nơm vì cá, đặng cá hãy quên nơm. Có dò vì thỏ, đặng thỏ hãy quên dò. Có lời vì ý, đặng ý hãy quên lời.» Thế thì, vượt lên trên mọi hư cấu văn chương của Tây du ký với tài hí lộng chữ nghĩa của Ngô Thừa Ân, cuộc thỉnh kinh của Đường tăng thực chất là chi? Đường tăng là ai đó? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm ở đâu? Sẽ là sửng sốt nếu nói rằng Đường tăng vẫn còn đang thỉnh kinh dù đã thỉnh kinh xong rồi từ vạn cổ. Tề thiên đã hàng phục xong thiên ma vạn quỷ, đã cởi được kim cô niệt đầu, đã được Phật tổ tán thán là Đấu chiến thắng phật ở giữa bửu điện trang nghiêm của chùa Lôi âm, nhưng Tề thiên vẫn còn đang và vẫn sẽ còn tiếp tục vất vả đánh nhau với yêu tinh ma quái. Mãi mãi cuộc chiến đấu vẫn chưa xong. Tề thiên nào đã thành phật? Tề thiên nào chưa thành phật? Yêu ma nào đã quy hàng? Yêu ma nào còn chưa ngừng dấy động phong ba? Nước Thiên Trúc với chùa Lôi âm không ở về phương Tây, và cũng không phải là một địa danh trên bản đồ kim cổ. Vậy, cuộc thỉnh kinh đi về phương trời nào viễn xứ? Nên ta thử hỏi lớn tiếng rằng: Đường tăng! Anh là ai? Câu hỏi ấy phải chăng xấc xược? Sao lại dám xưng hô với Đường tăng là... Anh? Ta cứ hỏi nữa: Đường tăng! Anh là ai? Cũng là ta hỏi chính ta đó thôi. Mỗi một người trong chúng ta đều là Đường tăng. Mỗi thời đại của quá khứ, hiện tại và vị lai đều có Đường tăng, đều vẫn đã, đang và sẽ còn tiếp tục thỉnh kinh. Cuộc thỉnh kinh chính là hành trình đầy trắc trở của mỗi người trong chúng ta truy tầm Chân lý - tìm cái mà Lão tử gượng cho là Đạo, gọi tên là Xích tử chi tâm, Phật mệnh danh là Bổn lai diện mục, và Cao Đài ngày nay bảo là Nhân bản hay Thượng đế tính - vốn dĩ đã sẵn tàng ẩn trong mỗi con người. Đi về đâu để có được Chân lý đó? Thiên Trúc ư? Hà xứ tại? Thưa rằng nước Thiên Trúc ấy nào có đâu xa và con đường thỉnh kinh cũng chẳng phải là hành trình từ phương Đông qua phương Tây diệu vợi. Vương Dương Minh bảo: Vũ trụ là tâm ta, tâm ta là vũ trụ. Ngô Thừa Ân ám chỉ: Thiên Trúc là thân ta, thân ta là Thiên Trúc. Kinh báu chùa Lôi âm là hình ảnh tượng trưng cho Chân lý, nó nằm trong tự thân nội thể con người. Cuộc thỉnh kinh vì vậy là con đường quy hướng về nội tâm của mỗi người, là hành trình phản tỉnh nội cầu, quay lại nhìn vào chính nội thân của mình, tìm thấy trong chính ta cái chân lý: Người là một thiêng liêng tại thế, cùng với Trời đồng thể linh quang (ánh sáng thiêng liêng). Do đó phải nói rằng bộ phim Tây du ký hai mươi lăm tập của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết đã rất tài tình khi nhạc mở đầu cho phim là bài hát «Con đường nào ta đi...» Con đường thỉnh kinh là đường trở về nội tâm. Trên con đường cô đơn đó, ta là Đường tăng, và ta cũng là Tề thiên, Sa tăng, Bát giới, long mã. Như vậy cuộc thỉnh kinh phải bắt buộc đủ bộ năm thầy trò. Thiếu một là không được! Nhưng năm mà một: là một con người với năm phương diện. Long mã Con ngựa mà vua Đường cấp cho Đường tăng bắt buộc phải chết đi, để đem thay bằng ngựa thần, ngựa rồng. Ngựa là xác thân. Ngựa thần là xác thân cương kiện. Một tinh thần minh mẫn trong một xác thân tráng kiện. Con người đi tìm Chân lý, tìm Đạo, cần có xác thân vững vàng, khoẻ mạnh. Không có ngựa tốt thì Đường tăng không tới được Lôi âm. Người mà thể xác bịnh hoạn, tinh thần ươn hèn thì làm sao có thể quyết tâm chiến đấu để đạt tới Chân lý, đạt Đạo? Sa tăng Sa tăng là tánh cần cù, nhẫn nại. Ngô Thừa Ân bắt Sa tăng phải nhọc nhằn gánh hành lý là lẽ ấy. Tề thiên mấy bận giận Thầy, mấy phen đào nhiệm, từng quay về Thủy liêm động quê xưa; Bát giới nào có thua, đã trăm lần ngàn lượt cứ lẻo nhẻo đòi chia của, rồi mạnh ai đường nấy, chàng về cố thổ lấy vợ cho xong. Chỉ riêng có Sa tăng suốt cuộc hành trình thiên ma bách chiết, vào yêu ra quỷ, một lòng một dạ quảy hành trang tiến tới. Không một lời thối lui. Không một lòng biến đổi. Sa tăng là hình ảnh của tinh tấn, trì thủ, tâm bất thối chuyển. Dù khó khăn đến đâu, đã quyết rồi, thì cứ đi tới. Khí giới của Sa tăng vì thế là bảo trượng có đầu dẹp và bén nhọn, để mà dễ dàng găm chặt vào, ghim chặt vào. Chí đã định rồi thì không biến đổi, lòng đã quyết rồi thì chẳng chuyển lay. Pháp danh của Sa tăng vì thế là Ngộ tịnh: tịnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tịnh để mà kham nhẫn, chịu đựng. Sa tăng Bát giới Bát giới Bát giới là tánh tham. Tham ăn, tham ngủ, tham của, tham sắc và tham nịnh nọt cho được lợi về mình. Khí giới của họ Trư vì thế phải bắt buộc là đinh ba, là cào cỏ, để mà vơ vào cho nhiều, cho vừa lòng tham dục. Bát giới là sự tập hợp những bản năng rất vật dục và tầm thường nơi con người. Có lẽ vì thế mà pháp danh của chàng là Ngộ năng.[2] Tề thiên Tề thiên là trí, lý trí. Bộ phim Tây du của nữ đạo diễn Trung Quốc Dương Khiết cho thấy đạo diễn dường như đã hiểu được vai trò quan trọng của Tề thiên. Lý trí phải dẫn dắt, phải soi đường cho hành động. Thế nên, trong phim, luôn luôn vai Tề thiên đều đi trước, để dẫn đầu mấy thầy trò. Lý trí ưa nổi loạn, ngang tàng phách lối, chẳng chịu thua kém nhường nhịn ai. Cho nên Tề thiên coi mình to ngang với Trời (Tề thiên: bằng Trời), và muốn lên trời xuống biển, quậy phá đều làm được tất, không chút đắn đo, chẳng hề ngần ngại. Đối với Trời vẫn tự xưng «Lão Tôn» là tánh kiêu căng. Trước mặt Trời vẫn nghinh ngang, đứng xổng lưng không chịu quỳ, ăn nói lôi thôi bất kể tôn ti trật tự, đó là tượng trưng cho đầu óc duy lý của những người muốn phủ nhận Thượng đế. Lý trí ưa phân biện, cho nên Tề thiên mới có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái là thấy rõ bản chất và hiện tượng, biết ngay ai đúng là căn tiên cốt phật, ai đậy che dáng quỷ hình ma. Lý trí cũng thích đả phá, ưa đả kích, cho nên khí giới của Tề thiên phải là thiết bổng (gậy sắt), để mà đập phá. Pháp danh của Tề thiên vì thế là Ngộ không: Không (sunyata) để mà siêu vượt lên mọi đối đãi của thế giới sắc tướng và thế giới phi sắc tướng. Lý trí, tư tưởng đã suy xét, đã vận động thì ôi thôi, thiên biến vạn hóa. Cho nên thiết bổng của Tề thiên khi nặng thì nặng vô cùng, mà lúc nhẹ thì nhẹ hơn mảy lông, muốn to nhỏ ngắn dài tùy ý, nhét gọn lỗ tai cũng xong, thế nào cũng được. Đó cũng là tư duy, ngôn ngữ, lý lẽ của con người. Hay cũng nó. Dở cũng nó. Bóp méo, vo tròn đều được cả. Đó vốn là nghề của chàng. Lý trí vì những «thuộc tính» như thế nên cần thiết phải được uốn nắn luôn luôn cho hợp với kỷ cương, khuôn phép. Tề thiên bởi vậy mà phải đội kim cô. Tuy nhiên, khi về tới chùa Lôi âm, thành phật rồi, không cần cởi, vòng kim cô tự lúc nào đã biến mất. Cái trí con người khi đã thuần dưỡng thì không cần kỷ luật nó vẫn vận động đúng. Giống như trẻ con mới đi học, tập viết phải có giấy kẻ hàng đôi, đến chừng lớn lên viết giỏi rồi, giấy chẳng vạch hàng kẻ ô vẫn dễ dàng viết ngay ngắn. Cái trí của con người còn có một đặc điểm là xẹt rất lẹ, phóng rất nhanh, cực nhanh. Ngồi ở Sài Gòn mà có thể lan man nghĩ ngợi tới tận đâu đâu, như chu du năm châu dạo cùng bốn biển; chuyện mấy chục năm quá khứ, chớp mắt một cái là cả cuốn phim dĩ vãng trường thiên vùn vụt hiện về. Diễn tả ý này, truyện Tây du bảo Tề thiên có được phép cân đẩu vân, «mỗi cân đẩu vân đi được mười vạn tám nghìn dặm» [TDK I 1982: 63]. Con số 108.000 dặm ngoài ý nghĩa tượng số học [3] còn nhằm ám chỉ tốc độ khủng khiếp của tư tưởng con người. Ngộ Không Đường Tăng Đường tăng Đường tăng là con người có lòng từ bi, nhân hậu, bao dung, có quyết tâm tu hành vượt qua muôn vàn cám dỗ. Truyện Tây du chưa lột được cái đấu tranh ghê gớm của Đường tăng ở Tây Lương nữ quốc và khi chàng rơi vào tay yêu nữ động Tỳ bà [TDK VI 1988: 88-92, 108-109], thì bộ phim Tây du của Trung Quốc đã dàn dựng rất đạt những thử thách này. Đường tăng trong hai đoạn phim ấy hoàn toàn là một con người bằng xương bằng thịt, có giới hạn mà bản thân Đường tăng không thể vượt qua, nếu không được Tề thiên giải cứu kịp thời. Đường tăng còn có tánh phàm, u mê, nhu nhược, ba phải. Đọc truyện hay xem phim Tây du ai cũng dễ thấy ghét... chàng. Một trăm lần Tề thiên cản: Yêu ma đấy, Thầy chớ có cứu. Và đủ một trăm lần Đường tăng cãi, cứ cứu, để rồi mắc nạn vương tai. Đó là nhận giặc làm con vì sự nhận thức của cảm tính không biết nghe theo tiếng gọi sáng suốt của lý trí. Đường tăng cứ lặp đi lặp lại những sai lầm của mình, và không có sai lầm nào giống sai lầm nào. Con người cũng thế, cứ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác mà thôi, nếu không nghe theo lý trí, lương tâm mà chỉ biết chìu theo vọng tâm, tình cảm nhất thời. Trong các đệ tử, Đường tăng thường «cưng» ai nhứt? Chàng vốn tỏ ra cưng Bát giới hơn cả. Bát giới tượng trưng cho các bản năng dục vọng tiềm tàng trong tâm mỗi người; vậy, phải chăng chính ta, ta vốn vẫn thường có xu hướng nhắm mắt đưa chân, phớt lờ cái lẽ đúng mà nuông chìu theo thói hư tật xấu của mình? Trong Tây du, luôn luôn xảy ra những mâu thuẫn có khi gay gắt giữa Tề thiên và Đường tăng, khiến cho thầy trò phải mấy phen chia lìa, thậm chí ngay khi Tề thiên mới bái Đường tăng làm sư phụ xong mà đã vội giận dữ bỏ đi [TDK II 1982: 84]. Đó cũng là cách biểu tượng hóa những đối nghịch giữa lý trí với tình cảm, cảm tính. Cà sa và tích trượng Đường tăng rõ ra là lương tri, nhưng tiếng nói của lương tri nhiều khi quá yếu mềm trước những sức mạnh đối kháng. Ngoài cái lý trí (là Tề thiên) chống đỡ, bảo vệ, Đường tăng còn cần phải được trang bị thêm hai phương tiện hữu hiệu để hộ thân, tự vệ. Đó là cà sa và tích trượng. Cà sa là áo giáp chở che, tích trượng để thêm sức cho đôi chân vững vàng trụ lập. Cà sa và tích trượng ấy chính là đạo đức chân chánh của con người. Có đạo đức, con người đủ khả năng tự phòng thủ, tự bảo vệ mình khỏi sa chân vào tội lỗi lạc lầm, tránh xa được sự trừng phạt của ngục hình đày đọa. Cho nên, khi Phật tổ Như lai sai A nan và Ca diếp mang áo cà sa gấm và tích trượng chín vòng trao cho Quan âm Bồ tát, đã dặn dò rằng: «Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy (...) mặc tấm áo cà sa của ta, thì thoát khỏi luân hồi; cầm gậy tích trượng của ta thì không bị hãm hại.» [TDK I 1982: 190]. Và khi ở kinh thành Trường An, giải thích chỗ quý báu của cà sa, Quan âm Bồ tát cũng bảo: «Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang.» [TDK II 1982: 36] Trong bộ phim Tây du hai mươi lăm tập của Trung Quốc, nữ đạo diễn Dương Khiết có lẽ đã hiểu tường tận ý nghĩa cà sa là áo giáp đạo đức hộ thân, cho nên rất tài tình khi dàn dựng cảnh yêu nữ động Tỳ bà quyến rũ Đường tăng sa vào sắc dục. Lúc ấy Đường tăng như trong cơn mộng du, lảo đảo bước gần tới vòng tay yêu nữ đón mời, và mảnh cà sa đỏ rực bỗng nhẹ tênh, vuột bay khỏi thân Đường tăng. Còn tấm áo, Đường tăng còn an ổn; áo vuột rơi rồi, tội lỗi mở cửa chực chờ. Đạo đức mất đi, cái xấu chen vào. Yêu tinh Yêu tinh quỷ quái hằng hà sa số cản đường ngăn lối cuộc thỉnh kinh cũng là những thói hư tật xấu của chính ta. Yêu tinh có hai loại. Có thứ là giống chồn cáo, rắn rít, cọp beo... biến thành. Hình ảnh này là ẩn dụ con người luôn luôn đương đầu với cái xấu, cái ác, các nghịch cảnh từ bên ngoài tác động vào bản thân. Loại yêu quái này luôn luôn bị Tề Thiên đập chết, không ai cứu chúng. Trên nẻo đường truy cầu Chân lý, tìm Đạo, con người phải dũng mãnh, nghị lực, quyết tâm san bằng mọi trở lực, chướng ngại ngoại lai để đạt cho kỳ được cứu cánh chân lý của mình. Dứt khoát không khoan nhượng. Nhưng... lại kỳ quặc hơn, có thứ quỷ quái mà Tề Thiên vừa vung thiết bổng định đập chết, thì liền có tiên này phật kia hiện ra cản lại, xin tha mạng chúng để rồi mang về thượng giới quản lý. Loại yêu này xét lý lịch đã rõ, vốn là các con thú con vật mà các vị ở cõi trời nuôi giữ, chẳng may để sổng, nên chúng lẻn xuống trần làm tinh ma quái quỷ.[4] Có người xem phim hay đọc truyện Tây du, gặp những chỗ như vậy, liên hệ gần xa rồi nhếch miệng cười: Tưởng sao, cũng là một kiểu «xử lý nội bộ»! Loại yêu có «ô dù» cỡ bự như vừa nói, chính là cái xấu, cái ác, cái chướng ngại cản ngăn nội tại. Chúng nằm trong chính ta, và là một phần của ta. Giết chúng đi là giết ta ư? Một hình ảnh hai cuộc đời Phật bảo: Hồi đầu thị ngạn. Quay đầu nhìn lại sẽ thấy ngay bến bờ giác ngộ. Buông dao đẫm máu xuống, mười tám ông ăn cướp lập tức hóa ra thập bát la hán. Con người là một hình ảnh hai cuộc đời. Trong ta là sự tồn tại của hai mặt đối lập lẫn nhau. Ta là Giê-xu mà ta cũng là Lu-xi-phe chúa quỷ. Ta là Thích ca, Lão tử mà ta cũng thừa sức bày trò ngạ quỷ, giở thói súc sanh. Trong ta vừa có thiên đàng, niết bàn cực lạc, vừa có cả hỏa ngục, a tỳ. Trong cuộc chiến đấu để đạt tới Chân lý, con người có thể chuyển hóa cái ác thành cái thiện. Hôm trước còn là Hồng hài nhi hung tợn, khoái ăn thịt người thì hôm sau đã là Thiện tài Đồng tử trang nghiêm, cung kính hầu cận một bên Quan âm Bồ tát.[5] Bữa nọ còn làm yêu quái tụm bầy chận đường bắt người cướp của, ăn tươi nuốt sống, thì bữa nay đã thành voi thần, sư tử thánh đỡ chân cho Phổ hiền và Văn thù Bồ tát nơi cõi phật [TDK VIII 1988: 173-174]. Văn Thù Phổ Hiền Tánh tham là xấu, nhưng thay vì tham cái vị kỷ đê hèn, biết tham làm cái vị tha ích quốc lợi dân, thì tham ấy Chúa, Phật cũng tham. Tánh sân giận đáng chê, nhưng thay vì cái giận khí huyết của lòng ty tiểu, biết giận cho cái bất bằng chính nghĩa, thì giận ấy Lão Đam, Khổng tử cũng xá dài bái phục. Phân biệt hai hạng yêu tinh nội tại và ngoại lai như thế, người đọc truyện Tây du thử gẫm lại vì sao luôn luôn khi Tề thiên gặp yêu quỷ đều tróc Sơn thần, Thổ địa để truy tầm ngọn nguồn, gốc tích con yêu ở đâu. Cho dù đang thua sức lũ yêu, mà một khi đã nắm chắc lý lịch của chúng rồi thì trăm lần đánh là trăm lần thắng. Chuyển bại thành thắng là sau khi đã điều tra, xác minh lý lịch xong xuôi. Sao lạ vậy? Cái xấu, cái ác vốn muôn đường nghìn lối, thiên hình vạn trạng. Con người phải biết nó từ đâu tới, do đâu mà ra. Như thầy thuốc giỏi, trị bịnh phải biết trị tận gốc chứ không trị ngọn. Tề thiên tróc Sơn thần và Thổ địa Đi tìm nghịch lý Tây du thoạt xem, tưởng đâu rặt chuyện nghịch lý, vô lý. Tại sao Tề thiên náo loạn thiên cung, cõi trời nghiêng ngửa, vậy mà lắm phen cam đành thất điên bát đảo với lũ yêu ma? Tề thiên không ngán Lão tử, thế sao chẳng trị nổi con trâu xanh của Lão tử sổng chuồng ở núi Kim Đâu? [TDK V 1988: 227-247; TDK VI 1988: 5-51] Tề thiên tuy có con mắt lửa tròng vàng, nhìn một cái biết ngay chân tướng yêu ma nhưng không phải luôn luôn đều dễ dàng chế ngự được yêu ma. Phải lắm phen cất công đi tìm phật, tiên, bồ tát cứu nạn. Bồ tát và phật tiên trong Tây du tượng trưng cho đạo đức chơn chánh. Vậy, phải chăng lý trí tuy có khả năng xét suy phân biện phải trái rạch ròi, nhưng chưa đủ mạnh mẽ? Đối với tha nhân, sửa chữa cái xấu, cải tạo cái ác có khi không bằng lý lẽ, hay sức mạnh, mà phải cảm hóa bằng đạo đức nghĩa nhân. Còn với chính bản thân, có những cái xấu, cái ác mà lương tri, lương tâm đã tự biết là xấu, là ác, là không nên nhúng tay vào, nhưng con người lại quá yếu đuối, thường không đủ sức cưỡng lại nổi những ham muốn mãnh liệt, đành buông xuôi. Khi đó, chỉ còn có nhân nghĩa đạo đức là chiếc phao cuối cùng cho khách hồng trần bấu víu để khỏi đắm chìm trước cơn phong ba bão táp của hải hà dục vọng. Phật tiên hay Thượng đế cõi trời còn là hình ảnh biểu tượng của chính đại quang minh, của đại nhân quân tử. Yêu ma quỷ quái là phản diện, tiêu biểu cho tiểu nhân, giả trá, lọc lừa. Tề thiên vốn không từng lép vế với cõi trời mà lại nhiều phen chịu ngậm hờn cùng lũ quỷ. Trong cuộc đấu tranh của con người với con người, từ nghìn xưa đến nay, soi gương kim cổ, phải chăng ai cũng thấy rằng ta không sợ đấu lý, đấu tranh với người biết điều, đại độ, chính trực, mà ta lại đều phải sợ giáp mặt cùng kẻ hẹp hòi, ngu dốt, chấp nê. Hai mặt trận với hai đối thủ rõ ràng khác biệt! Đọc Tây du hóa ra không phải đọc Tây du, mà là đọc lại chính ta. Ngô Thừa Ân hóa ra không phải Ngô Thừa Ân mà là mật ngữ siêu thoát của Lão, Phật. Ngô là họ Ngô; Thừa là thừa hưởng, thọ nhận; Ân là ân sâu đức cả. Ai xưa kia đã thọ hưởng được cái học của thánh hiền mà giác ngộ, không nỡ đem giấu làm của báu tư riêng, nên lấy cuộc văn chương, mượn trò chữ nghĩa bày truyện Tây du? Thọ nhận ân Ai mà Ngô Thừa Ân muốn đáp tạ ân Ai? Kiếp tằm đem trả nợ dâu, Mượn lời huyễn tưởng diễn câu diệu huyền. Ngỡ rằng ma quái thần tiên, Nào hay rốt lại nhãn tiền chính ta. Cuộc chơi sực tỉnh giang hà, Mực đen giấy trắng gọi là nhân duyên. LÊ ANH DŨNG (26.8.1991 – 01.01.1995) [1] Ở đây, khi nói Tây du ký là truyện xuất thế gian, và câu chuyện xuất gia thỉnh kinh hàm ngụ ý ngoại thế gian pháp, thì nên hiểu hai chữ xuất thế theo nghĩa là một phương diện trên con đường tu học để hành đạo độ đời. Xuất thế để mà có đủ bản lĩnh nhập thế, biết vượt lên cuộc đời dù vẫn lăn lóc giữa cuộc đời trần cấu. Pháp bảo đàn kinh chép lời Lục tổ Huệ Năng dạy rằng: «Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác. Ly thế mịch bồ đề, cáp như cầu thố giác.» Nghĩa là, phương pháp tu của Phật nhằm tìm sự giác ngộ ngay trong cõi đời; nếu như rời bỏ cuộc đời mà tìm cầu giác ngộ, việc ấy là ảo tưởng, ví như đi tìm sừng thỏ vốn là thứ không có thực trong đời. Đạo Lão và Cao Đài cùng bảo: «Dục tu thiên đạo, tiên tu nhân đạo. Nhân đạo bất tu, thiên đạo viễn hỹ.» (Muốn tu đạo giải thoát trước tiên hãy lo tròn đạo làm người. Không tròn đạo người thì đạo trời hãy còn xa xôi lắm.) [2]Xem Phụ lục 5: Nói chuyện Trư Bát giới. [3]Xem bài Ngọn gió trong lò. [4]Theo [TDK VII 1988: 98-139], đặc biệt có một con yêu rất lạ đời, nguyên là tên tiểu đồng lông mày vàng giữ chiếc khánh vàng của Phật Di lặc. Thích chơi trội hơn lũ yêu ma khác, y lẻn xuống trần mạo xưng là Hoàng mi Lão phật, lập chùa Lôi âm giả, cũng chiêu tập quỷ quái lớn nhỏ về giả làm la hán, kim cang, yết đế, bồ tát... để lừa Đường tăng vô chùa bái lạy thì bắt giữ. Đối với hành giả tu thiền, tình tiết này rất lý thú; nó cảnh giới người tu chân chính đừng nên vọng cầu phật ở ngoài thân. Trong lúc đang công phu hành thiền mà lỡ có thấy chư phật xuất hiện thì hãy coi chừng đó là ma cảnh ám chướng phá hoại chánh giác chánh định. Đó là lý do vì sao xưa kia có thiền sư đã nêu một phương châm thoạt nghe mà rởn mình: Gặp phật giết phật, gặp tổ giết tổ (Phùng phật sát phật, phùng tổ sát tổ). Sa Tăng thể hiện cái "Ý" của mỗi con người, tại một thời điểm sẽ hành động theo "Ý" của mình, "Sa Tăng" còn ý nghĩa chính là "Satan" trong Kinh Thánh Do Thái, hàm ý ma quỷ cũng chính là từ cái "Ý" của con người mà ra, chứ làm quái gì có ma quỷ từ đâu mà tới, do các vị "thánh cha cố" này (dùng ngôn từ một cách phát chướng) bày trò chỉ ra chúng nó đang là!. Thường được gọi lả "trò chơi của con người" khi dùng "thương hiệu" của thế giới vô hình thành của mình: "Ta - đại diện Thượng Đế thứ nhất, thứ nhì...". Qua đó, chúng ta thấy tác giả (!- 1308) Tây Du Ký đã đọc Kinh Thánh rồi, đặc biệt trong truyện Tây Du Ký cũng nói về sự kiện chấn động thế giới thời bấy giờ khi Hồi giáo phá hủy toàn bộ các công trình kiến trúc, kinh sách tích lũy trong hàng nghìn năm và giết hại hầu hết sư sãi của học viện Nalanda nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ - nơi mà pháp sư Huyền Trang (602-664) đã từng tới tu học. Vậy thì, tác giả có lẽ đã "cố gắng" phải đọc cho được Kinh Koran và Kinh Thánh, để rồi chỉ lấy mỗi ý nghĩa của quỷ Satan đưa vào sách?. Di tích trường Nalanda. Ảnh: Nalanda University. Đại học Nalanda thành lập lần đầu tiên vào thế kỷ V và là trung tâm đào tạo Phật học mang tầm quốc tế lâu đời nhất thế giới. Nhà sư Đường Huyền Trang từng theo học tại đây trong 15 năm vào thế kỷ VII. Hành trình đi lấy kinh Phật của sư Huyền Trang sau đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho tiểu thuyết kinh điển Tây Du Ký, sau này được chuyển thể thành bộ phim cùng tên được trẻ em khắp thế giới yêu thích.Trường Nalanda bị đội quân Hồi giáo người Turk phá hủy và buộc phải ngưng hoạt động từ năm 1193. Pháp sư Huyền Trang
    1 like