-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 22/11/2014 in Bài viết
-
Quán vắng!
longphibaccai and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Bắt cua mưu sinh, mẹ con chết đuối trong đêm Thứ Bảy, 14:44 22/11/2014 (NLĐO) - Ngày 22-11, hàng trăm người dân địa phương đã đến chia buồn cùng gia đình anh Trịnh Văn Dung (ngụ xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) sau khi biết tin chị Trần Thị Khuyên (SN 1974, vợ anh Dung) và con gái là cháu Trịnh Thị Kim Oanh (SN 1999) tử vong do đuối nước. Thi thể 2 mẹ con chị Khuyên chuẩn bị được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo người nhà nạn nhân, khoảng 19 giờ 30 phút ngày 20-11, chị Khuyên cùng cháu Oanh đi bắt cua ở hồ nước của một hộ dân trong thôn, cách nhà khoảng 1km. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, không thấy 2 mẹ con về, anh Dung đã đi tìm và phát hiện chiếc xe máy vợ đi để cạnh hồ nước. Biết có chuyện chẳng lành, anh Dung đã thông báo cho người nhà đến tìm kiếm. Anh Trần Mạnh Hoài (anh trai chị Khuyên) cho biết: Do trời tối, nước sâu khoảng 6m nên phải đến rạng sáng 21-11, gia đình và người dân mới vớt được thi thể 2 mẹ con. Cháu Oanh đang học lớp 8 và là con thứ 3 trong gia đình có 6 người con. Do kinh tế gia đình khó khăn nên chị Khuyên thường cùng con đi bắt cua vào ban đêm ở ruộng và các ao hồ để kiếm sống. Tin - ảnh: C. Nguyên =================== Khổ nhỉ! Tôi thành thật khuyên những ai có hoàn cảnh như vậy, hãy cố tìm một con đường sống đỡ vất vả hơn. Thí dụ: nuôi vài cặp gà cho nó đẻ, thả hoang, gà lớn đem bán. Tận dụng tất cả đất hoang trồng rau, chuối... Nếu nhà có ao thì nuôi cá, lươn....Tệ hơn nữa, thì xin rơm về bện chổi bán. Như tôi cũng có thời cùng cực, móc đất sét nặn tượng ông Địa bán. Nếu không có khả năng nặn tượng thì làm heo đất, ông lò, lấy giấy thủ công làm chong chóng, hàng mã....2 likes -
Quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng 21/11/2014 17:30 (TNO) Quan hệ Trung – Mỹ năm 2014 ngày càng căng thẳng do môi trường đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ngày càng tệ, thiếu các biện pháp cải cách cũng như các động thái quân sự liên quan đến tranh chấp biển đảo của nước này, Channel News Asia ngày 21.11 dẫn báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung (USCC). Cờ Trung Quốc và Mỹ ở tòa nhà thương mại tại Bắc Kinh - Ảnh: AFP Theo báo cáo thường niên của USCC trình lên Quốc hội Mỹ ngày 20.11, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ đạt gần tới mục tiêu 7,5 % trong năm 2014. Nhưng Chính phủ Trung Quốc thất bại trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản. Các vấn đề đó bao gồm tình trạng thừa cung, nợ công, bong bóng tài sản… Nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào xuất khẩu để tăng trưởng, chính sách được hỗ trợ bởi đồng tiên bị định giá thấp. Điều này dẫn đến tịch tụ dữ trữ ngoại tệ và góp phần vào sự mất cân bằng thương mại toàn cầu, theo báo cáo của USCC. Cũng theo USCC, chính sách này đã chèn ép cơ hội của Mỹ tăng xuất khẩu vào thị trường quốc gia châu Á này. Trong năm 2014, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ cao hơn đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, trong khi đó các công ty nước ngoài phải đối mặt với một môi trường đầu tư ngày càng thù địch ở Trung Quốc. Mặc dù Washington sử dụng ngoại giao và các công cụ để giải quyết thương mại không công bằng ở Trung Quốc nhưng sự vi phạm thương mại của Trung Quốc vẫn tiếp diễn, và quan hệ thương mại song phương trở nên mất cân đối hơn, theo USCC. Báo cáo của USCC cũng đề cập đến việc Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng ở Mỹ nhưng lại cấm các công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này ở Trung Quốc. Tàu cá Trung Quốc dừng trước tàu tuần dương của Mỹ - Ảnh: Reuters Ngoài ra, báo cáo này cũng chỉ ra rằng quan hệ an ninh giữa Mỹ và Trung Quốc xấu đi trong năm 2014. Những căng thẳng trên biển Đông cùng các tranh chấp lãnh thổ gia tăng, và khả năng Mỹ - Trung đối đầu quân sự có thể dẫn đến nguy cơ leo thang “một cuộc khủng hoảng chính trị lớn”. Báo cáo của USCC cho thấy căng thẳng trên biển Đông, biển Hoa Đông liên quan đến tranh chấp giữa Trung Quốc với 2 đồng minh của Mỹ là Philippines và Nhật Bản đã làm tình hình quan hệ an ninh Mỹ - Trung xấu đi trong năm 2014. Báo cáo dẫn ra một số minh chứng như việc các máy bay và tàu quân sự của hai nước đã đối đầu nhiều lần từ cuối năm 2013. USCC cũng cho biết chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đã có sự đầu tư đáng kể củng cố tiềm lực quốc phòng. Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã liên tục duy trì mức tăng chi tiêu quân sự ở mức hai con số. Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong năm nay tăng 12,2% so với năm ngoái, đưa tổng mức ngân sách quốc phòng dự kiến lên khoảng 131,6 tỷ USD. Trên mặt trận an ninh, báo cáo của USCC kêu gọi quốc hội tăng ngân sách cho sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm duy trì sự sẵn sàng chiến đấu, và "đối trọng với năng lực quân sự ngày càng tăng lên của Trung Quốc" Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế khổng lồ có quan hệ tùy thuộc lẫn nhau. Vì thế những chính sách của mỗi bên sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại. Chính những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế cùng với những vấn đề về quân sự và ảnh hưởng khu vực đã khiến quan hệ Trung – Mỹ trở nên căng thẳng trong năm 2014 như báo cáo của USCC. Ngọc Mai ================== Bởi vậy, cái gì phải đến sẽ đến. Không quá 2017. Nhanh thì 2016. Đại để vậy.2 likes
-
Lúc đầu tôi còn sốt ruột hơn! Đó là chuyện cách đây hơn 15 năm về trước. Nhưng bây giờ thì tùy duyên. Tôi có thể khẳng định rằng: Ngay bây giờ cả cái thế giới này thừa nhận thuyết Âm Dương Ngũ hành là của Trung Quốc thì chính họ phải chứng minh tính hệ thống, tính hoàn chính và nhất quán của hệ thống lý thuyết này. Đây là điều tất các thiên tài Trung hoa ghi danh trong lịch sử đủ các thể loại, từ hơn 2000 năm nay - kể từ khi nền văn hiến Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương tử - chưa làm được. Ngay cả sau khi tôi gõ hàng chữ này - tất cả những nhà khoa học hàng đầu thế giới - gồm cả Trung Hoa - tập trung phục hồi được hệ thống lý thuyết của học thuyết này thì nó còn phải chứng minh một thực tại vũ trụ mô tả trong học thuyết này. Việc này là không tưởng, khi hơn 90% vũ trụ này được gọi là vật chất tối. Nó còn khó hơn cả đưa người vào trung tâm giải Ngân Hà. Chỉ có nền văn hiến Việt mới có khả năng phục hồi học thuyết này. Nhưng Việt sử phải được vinh danh với gần 5000 năm văn hiến trước đã. Không chắc ăn điều này, mọi chuyện dừng ở đây. Không ăn chắc thì không đổi quạt mo. Tổ tiên ta đã nhắn nhủ hậu thể điều này qua truyện "Thằng Bờm". Tôi chỉ một mình một ngựa chứng minh Việt sử theo cách của tôi. Phia trước tôi là "hầu hết những nhà pha học trong nước" lại còn cả "cộng đồng pha học quốc tế" nữa chứ. Đúng là như các cụ nói: "Nực cười châu chấu đá xe". Nhưng chính các cụ đã khuyến khích tôi: "Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng". Khó khăn đến đâu, lại giở cẩm nang di sản văn hiến Việt ra, thế nào cũng có câu giải đáp, chẳng cần phải lên quẻ.2 likes
-
Quán vắng!
hungphupy and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Phát hiện loại virus có khả năng khiến con người trở nên ngu ngốc Phương Bùi (Vietnam+) lúc : 11/11/14 07:23 Loại virus có tên ATCV-1 gây nhiễm độc tảo xanh thường tìm thấy trong các ao hồ nước ngọt. (Nguồn: Ibtimes) Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Johns Hopkins và Đại học Nebraska vừa phát hiện ra một loại virus tảo có khả năng ảnh hưởng lên não bộ và khiến chúng ta trở nên ngu ngốc. Loại virus này được tìm thấy khi các nhà khoa học tiến hành một nghiên cứu về vi khuẩn ở cổ họng. Họ đã phát hiện ra DNA ở cổ họng của những người khỏe mạnh trùng khớp với DNA của loại virus có tên ATCV-1. ATCV-1 là loại virus gây nhiễm độc tảo xanh thường tìm thấy trong các ao hồ nước ngọt. Loại virus này từng được cho là không có khả năng lây truyền sang người, nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thật rằng chúng có thể gây ảnh hưởng tới các chức năng nhận thức của não bộ qua việc rút ngắn thời gian tập trung và làm giảm khả năng nhận thức trong không gian. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu chứng minh được rằng các vi sinh vật có khả năng gây ra những biến đổi về sinh lý ở cơ thể con người mà không gây nguy hại toàn diện cho hệ miễn dịch. Tuy nhiên họ vẫn chưa biết cách ảnh hưởng của ATCV-1 với vật chủ, và virus không lây nhiễm đơn giản qua việc bơi lội hay tiếp xúc với nguồn nước ở ao hồ. Các nhà khoa học đã phân tích vi khuẩn trong cổ họng của 92 người tham gia nghiên cứu và phát hiện virus ATCV-1 ở 44% số người này. Khi tiến hành các kiểm tra xem xét khả năng hoạt động chính xác và tốc độ xử lý hình ảnh, cũng như các kiểm tra đo thời gian tập trung của não, các đối tượng nghiên cứu dương tính với ATCV-1 có điểm số trung bình thấp hơn 7-9 điểm so với những người còn lại. Sau đó, các nhà khoa học lại xem xét ảnh hưởng của ATCV-1 tới chuột bằng cách đưa virus vào bộ máy tiêu hóa của chúng rồi đưa chúng vào một mê cung. Những con chuột bị nhiễm virus khó tìm thấy đường ra hơn và cũng ít chú ý đến một vật thể lạ hay nhận ra một lối đi mới mà trước đó không xuất hiện. ATCV-1 đã xâm nhập vào hồi hải mã của chuột và biến đổi các biểu hiện gen liên quan đến việc hình thành trí nhớ, học tập và sự tạo hình xinap (một cơ sở quan trọng cho việc học tập và ghi nhớ), cũng như khả năng phản ứng của hệ miễn dịch khi bị virus tấn công. "Đây là một ví dụ ấn tượng cho thấy những vi sinh vật 'vô hại' mà chúng ta đang mang có thể ảnh hưởng tới hành vi và nhận thức của chúng ta như thế nào," tiến sỹ Robert Yolken, một nhà nghiên cứu virus và chuyên gia bệnh truyền nhiễm trẻ em, thuộc Trung tâm chăm sóc sức khỏe Trẻ em trực thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết. "Những sự khác biệt về sinh lý giữa người A và người B được mã hóa trong bộ gen mà mỗi người thừa hưởng từ cha mẹ mình, nhưng một số khác biệt lại được tạo ra từ những vi sinh vật chúng ta mang và cách chúng tương tác với gen của chúng ta," tiến sỹ Yolken nhận định. Phát hiện này cho thấy các vi sinh vật có ảnh hưởng tới cơ thể con người nhiều hơn những hiểu biết truyền thống, và việc đào sâu nghiên cứu về cách thay đổi quần xã vi sinh vật (ví dụ như cân bằng giữa virus và vi khuẩn trong cơ thể) có thể giúp nâng cao khả năng nhận thức của con người trong tương lai. "Chúng tôi vừa bắt đầu tìm hiểu cách hoạt động thực sự của một số những vi sinh vật trong cơ thể người. Đây mới chỉ là khởi đầu cho một cách tiếp cận mới với những tác nhân lây nhiễm, thay ví các tác nhân xuất hiện, gây ra hàng loạt thiệt hại rồi lại biến đi như virus Ebola hay virus cúm," tiến sỹ Yolken cho biết./. ================= Có một loại vi rút do chính con người tạo ra để làm mình ngu đi, đó là tiền.2 likes -
Như vậy là lêch 3 ngày với trận động đất ở Phi Luật Tân 21/ 11 và đúng phương vị, chỉ sai về cường độ. Các trận động đất gần đây đều xảy ra chung quanh Việt Nam. Nhưng vẫn sẽ có một trận động đất lớn, cường độ có tính hủy diệt trên thế giới, từ giờ đến cuối năm. Bệnh quá! Không đoán được ở đâu.1 like
-
Uh. Nhất định rồi. Mấy hôm nay ốm, bệnh quá! Nếu không đã ghé ông cụ có sách xin bản photo về xem rùi.1 like
-
Tôi sinh ra từ thời Tây xâm lược nước ta, trải qua bao thời kỳ biến động cuộc sống và xã hội, chưa kể sự lên voi xuống chó ngay chính cuộc đời tôi. Tôi tiếp xúc đủ hạng người thượng vàng, hạ cám. Bởi vậy, tôi cũng chẳng lạ gì thói đời. Với khả năng lý học và dự báo của tôi, tôi cũng biết rất khó thành công ngay để vinh danh Việt sử. Nhưng "quân tử vấn dịch để biết lẽ tiến thoái, nhưng không thay đổi ý chí của mình". Nếu những luận điểm của tôi không được quan tâm, vì nó chưa có "cơ sở khoa học", nên chưa được "khoa học công nhận" thì chí ít nó cũng chặn lại thứ tư duy "ở trần đóng khố" phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt ở một mức độ nào đó..1 like
-
Quán vắng!
hungphupy liked a post in a topic by Thiên Sứ
Ông “Đáo điên”: Sáng chế ra thuốc trừ sâu…người có thể uống được HIỆP HOÀ 15/11/14 10:23 Thảo luận (2) (GDVN) - Rất tình cờ, từ việc được tặng một cuốn “sách cổ” ông “Đáo điên” suốt 30 năm nghiên cứu sáng chế ra thuốc trừ sâu từ thực vật…có thể uống được Chuyện của người đàn bà tay trắng làm giàu, giúp trăm người thoát đói "Người ta khuyên tôi bỏ con nhưng cháu là...điều kỳ diệu" Tỷ phú Chuối tiêu hồng Rất tình cờ, từ việc được tặng một quyển “sách cổ” của ông ké người dân tộc Nùng, ông đã mày mò nghiên cứu sáng chế ra thuốc trừ sâu thảo dược nhờ kết hợp với thuộc tính của các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt và các thành phần thảo dược khác để diệt trừ các loại sâu đục thân, sâu cuốn lá và rầy nâu cuối vụ...Công trình nghiên cứu của ông đã được Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam mang đi ứng dụng trên 5 tỉnh thành trong cả nước và cho hiệu quả cao, năng suất tốt diệt trừ được nhiều loại sâu bệnh cho cây lúa. Đó chính là nông dân Lê Văn Đáo sinh năm 1957 ở đội 4, thôn Hương Quất, xã Thành Công (Khoái Châu - Hưng Yên) người có biệt danh “ông Đáo điên” với biệt tài 30 năm uống thuốc trừ sâu thực vật do mình chế tạo. Từ quyển sách cổ của người dân tộc Nùng… Trao đổi với chúng tôi về nguồn gốc bắt đầu của ý tưởng “sáng chế táo bạo này”, ông Đáo chia sẻ, câu chuyện bắt đầu từ cuối năm 1974, khi ông tham gia trong trận chiến bảo vệ vùng biên ở Lạng Sơn. Trong một lần tránh hỏa lực của địch, đơn vị của ông Đáo sơ tán vào khu vực của người đồng bào dân tộc Nùng, nằm giữa thung lũng của Bản Chắt và Bản Hà Nằm (Lạng Sơn). Tình cờ lúc đó ông vào nhà dân và phát hiện ra một ông lão người dân tộc đang mệt lả vì đói, thấy vậy ông đã cho gia đình một chút lương khô do mình dành dụm được để cứu ông lão. Một lúc sau, khi ông ké đó tỉnh lại hết lòng cảm ơn và đã gọi vợ của mình ra đưa cho ông Đáo một quyển sách nhỏ bằng bàn tay và nói “sẽ có lúc anh cần quyển sách này, anh là người tốt nên tôi tin tưởng giao nó cho anh”. Ông Đáo giới thiệu về loại thuốc trừ sâu "thực vật" do mình sáng chế ra Cầm cuốn sách nhỏ với chữ Tàu, không đọc được, lúc đó ông Đáo có nhờ mấy người am hiểu tiếng hán dịch hộ mấy trang, thì thấy sách viết về những vị thuốc dân gian của người đồng bào dân tộc và cách chữa bệnh cho người và động vật. “Thấy hay hay, ông giữ lại bên mình”. Đến năm 1984, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, do cuộc sống vất vả, “rời tay súng lại bám lấy tay cày” nên ông chỉ tập trung vào việc giúp vợ con cấy cày, sản xuất nuôi sống gia đình. Quyển sách mà người dân tộc Nùng tặng lại, do trải qua chiến trường lủa đạn và thời gian mưa nắng cũng mủn ra không đọc được, ông Đáo chỉ còn nhớ lại những nội dung mà mình đọc được ở trong đầu và vận dụng vào những bài thuốc ở đó để chữa các bệnh như nấm, đau bụng, viêm tai... cho người nhà và hàng xóm xung quanh. Câu chuyện sáng chế ra thuốc trừ sâu của ông rất tình cờ vào năm 2002, sau một lần đi làm đồng về hình ảnh cánh đồng lúa của quê hương ngổn ngang các loại thuốc trừ sâu, ô nhiễm hết các mương máng, lòng ông lúc này đã dậy lên ý định “sao người dân mình không thể có loại thuốc trừ sâu nào có tác dụng cao và không gây ô nhiễm môi trường nhỉ(?)”. Rồi ông cười trừ “nông dân như mình chắc gì đã làm được”. Những tưởng đó chỉ là câu chuyện vui của bác nông dân nghèo, nhưng vào những ngày tháng giêng, tháng hai thời tiết ẩm ướt để bảo quản thảo dược chữa bệnh, ông đem cất trong hòm đựng thóc. Thường thì khi cất thóc vào hay có mối mọt nhưng điều đặc biệt là thùng thóc chứa thảo dược không có một con mọt, mối nào. Lúc bấy giờ ông Đáo mới phát hiện thảo dược chứa trong hòm thóc có tác dụng ngăn chặn được côn trùng, mối mọt, cũng từ đấy ông nảy ra ý nghĩ thảo dược chữa bệnh được cho người thì cũng chữa được cho cây trồng và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo thuốc trừ sâu từ thảo dược. Suốt 30 năm đi bơm thuốc trừ sâu từ “tờ mờ sáng” Đã có ý tưởng, ông bắt tay vào nghiên cứu thuốc trừ sâu. Nhưng không ai biết việc ông đang làm và “có nói mọi người cũng không tin” nên ông cứ âm thầm nghiên cứu. Lắm hôm vợ con thấy ông thức đến tận 1-2 giờ sáng, bật điện suốt đêm rồi sáng hôm sau thức dậy rất sớm từ 4 giờ sáng lại xách bình bơm thuốc sâu ra đồng. Cái lạ là “ông này không biết mua thuốc sâu ở đâu mà lại đi bơm cho lúa, lúc bơm thì mình trần trùng trục không cần phải mặc áo mưa, đi ủng để bảo hộ khi phun thuốc, không sợ hóa chất ngấm ra người”. Khi về nhà lại suốt ngày lần sờ với mấy củ hành, củ tỏi… Thấy ông suốt ngày như vậy, ai cũng bảo là “gàn”, “dở”. Rồi thi thoảng ông lại mang ra một chén nước đặc sánh màu đen, ai vào nhà ông lại mời uống và khoe đó là “thuốc sâu” do mình chế tạo ra… đến lúc này vợ con ông cũng nghĩ “ông có vấn đề về thần kinh”, nhưng ông nói ông rất tỉnh táo. Lắm hôm vì chuyện nghiên cứu vợ chồng ông cãi nhau mất mấy ngày. Anh em trong gia đình thấy ông Đáo như vậy cũng nhiều lần can ngăn, khuyên bảo nên tập trung làm ăn kinh tế chứ “biết đến bao giờ mới thành công”. Nhưng với lòng say mê nghiên cứu của mình, với mong muốn “cố gắng thành công để chứng minh cho mọi người thấy đó không chỉ là sự gàn dở mà là công sức bao nhiêu năm của mình”, vậy là suốt 30 năm qua, hình ảnh ông Đáo xách bình đi phun thuốc trừ sâu từ “tờ mờ sáng” đã trở thành quen thuộc đối với người dân nơi đây. Ông được Hiệp hội những người lao động sáng tạo Việt Nam chứng nhận là hội viên “Đã tích cực tham gia Vận động lao động sáng tạo để phát triển đất nước” Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm thuốc trừ sâu thảo dược của mình vào năm 2006, khi lần đầu tiên phun thuốc thử nghiệm vào ruộng của gia đình, thấy có chuột phá, ông pha thêm ít dầu luyn vào bình thuốc để đuổi chuột không cho gặm nhấm. Nhưng ngay sau khi phun, lúa của nhà cứ teo quắt lại. Hàng xóm láng giềng thì cho rằng “đúng là gàn, tự dưng lại đi phá lúa nhà mình”. Nhưng ông vẫn quyết định trung thành với công thức do mình sáng chế, và tiếp tục phun thử trên ruộng nhà mình. Quả nhiên, trải qua một đêm ngậm sương, năm thửa ruộng nhà ông lại tươi mơn mởn trở lại. Cũng trong năm đó, cả làng phải đánh thuốc trị bệnh rầy nâu phá lúa trong khi ruộng nhà ông Đáo tuyệt nhiên chẳng bị bệnh tật gì. Tiếp tục từ năm 2006 đến nay, vụ mùa nào nhà ông cũng chỉ dùng duy nhất một loại thuốc trừ sâu “đặc biệt” do ông tự chế, và kết quả năm nào cây lúa của gia đình cũng cho mùa bội thu, trong khi đó có năm cả làng gần như “mất mùa” vì lúa bị sâu đục thân phá hại, còn ruộng lúa nhà ông thì vẫn xanh mơn mởn. Cứ mỗi khi có sâu xuất hiện, ông Đáo lại xách bình đi đánh thuốc và kết quả một ngày sau phun thì các loại sâu ăn lúa sẽ say thuốc và chết. Thuốc này lại không gây ô nhiễm môi trường, giá thành lại rẻ, an toàn và tiện dụng, thân thiện với môi trường. Còn bã thuốc thải ra, cứ 5 kg bã thuốc trừ sâu thực vật kết hợp với 5 kg vôi bột rắc đều/ 1 sào bắc bộ là trị hết ốc bươu vàng phá lúa. Sáng chế ra thuốc trừ sâu thảo dược “có thể uống được” Nói về công thức để chế tạo ra thuốc trừ sâu từ thảo dược của mình, ông chia sẻ: “Để bơm thuốc cho 01 mẫu ruộng lúa bắc bộ, tôi chiết suất thảo dược như sau: lấy 1500g bồ kết, 2 kg tỏi tía, 3 kg ớt khô, 1 kg hồ tiêu, kết hợp với các loại gừng, giềng, mật ong, cây mã tiền, chè búp và một số nguyên liệu khác rồi ngâm với cồn 90 độ để trong vòng nửa năm là có thể mang ra sử dụng. Công dụng của loại thuốc này là có thể diệt trừ các loại bệnh như sâu đục thân, sâu cuốn lá và rầy nâu cuối vụ…Đặc biệt là không gây hại cho người nông dân khi sử dụng”. Nói đến đây, ông Đáo bỗng nhiên rót ra chén một thứ nước đen, đặc sánh và đưa lên miệng mình nhâm nhi và uống “ực” một cái như uống rượu. Và nói hồn nhiên “Các anh có sợ không, chứ tôi đã uống thứ này suốt gần 30 năm nay, không sao đâu nếu có chết thì đã chết rồi”. Với thành công này, năm 2013 trong một lần nghe Đài tiếng nói Việt Nam phát động cuộc thi về những ý tưởng sáng tạo của nông dân, ông đã gửi bài viết tham gia nói về sản phẩm nghiên cứu của mình và đạt giải Ba về ý tưởng sáng tạo. Ông Nguyễn Xuân Hường, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Khoái Châu, cho biết: Công trình nghiên cứu chế biến thuốc trừ sâu từ thảo dược của nông dân Lê Văn Đáo là một sáng kiến hết sức độc đáo, vừa qua Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hưng Yên cùng lãnh đạo huyện đã về làm việc với ông Đáo để nắm bắt tình hình và xin các mẫu thuốc đi thử nghiệm thêm ở các điểm mới. Trên cơ sở thành công của đề tài, ông đã gửi hồ sơ công trình nghiên cứu đề tài “Chế tạo thuốc trừ sâu từ thảo dược” của mình cho Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam, được Hiệp hội đánh giá rất cao và được Hiệp hội chứng nhận là hội viên “Đã tích cực tham gia Vận động lao động sáng tạo để phát triển đất nước”. Ông Đáo chia sẻ trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, ông cùng với ông Trần Xuân Tư - Chủ tịch Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam và một số nhà khoa học khác đã cho phun thử thuốc sâu vào diện tích lúa và cây trồng của một số huyện thuộc 5 tỉnh thành như: Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên và mang thuốc sâu thảo dược lên Điện Biên Phủ cho những nhà khoa học cũng thuộc Hiệp hội để phun trực tiếp vào vườn ươm cây lâm nghiệp trên cánh đồng Mường Thanh. "Sau một tuần, họ đã phản ánh lại và cho biết kết quả rất tốt". Ngoài ra cũng đã phun thử trên diện tích trồng lúa ở một số xã trên địa bàn ở Đông Anh (Hà Nội). Mới đây, trong tháng 9, ông đã hoàn thiện lại hồ sơ và lấy một số mẫu thử khảo nghiệm trên các giống lúa gửi lên Bộ Khoa học và công nghệ để tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo”. Ông Đáo cho biết, cuối tháng 10 vừa qua ông được mời lên văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao và doanh nghiệp khoa học công nghệ (HASTEC) của Bộ Khoa học, kết quả phản hồi của các nhà khoa học về công trình nghiên cứu của ông là rất tốt và sẽ được thông báo khi có kết quả đánh giá của hội đồng thẩm định. Với những đóng góp của mình, ông đã được Hội đồng thi đua tỉnh Hưng Yên biểu dương là một trong những cá nhân điển hình tiên tiến gửi lên Ban thi đua khen thưởng Trung ương. Khi được hỏi về những dự định sắp tới, ông tâm sự: “Nếu đề tài của tôi được công nhận, đó thật là một niềm hạnh phúc với tôi và gia đình. Tôi cũng chỉ mong làm sao có thể giúp đỡ bà con nông dân quê mình bớt vất vả, môi trường bớt độc hại, mùa màng được bội thu thôi”. Sắp tới theo bật mí của ông, sau khi kết thúc đề tài nghiên cứu này, ông sẽ bắt tay vào hai dự án nữa mà ông cũng đã ấp ủ từ rất lâu rồi. Đó là “Đề tài lọc nước biển thành nước ngọt” và “Chế tạo ra cột thu lôi chống sét cho các trạm viễn thông”. Ông cười phá lên và nói, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu tiếp rồi, hy vọng sẽ sớm thành hiện thực. Chia tay ông, chúng tôi ra về lúc này tôi mới nhìn kỹ lại, mái tóc ông đã bạc rất nhiều, ông lão nông dân “sáng chế” cũng sắp bước sang cái tuổi lục tuần nhưng lòng ham mê “nghiên cứu khoa học” sẽ còn trẻ mãi trong ông. =================== Không biết với ông này thì giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng có đặt vấn đề "Có mục đích gì khi nghiên cứu thuốc trừ sâu không?".1 like -
Lần đầu tiên trưng bày sư tử và nghê thuần Việt Gần 60 hiện vật nghê, sư tử bằng chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, lần đầu tiên ra mắt công chúng nhằm giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá giá trị độc đáo trong kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc. Sáng 7/11, triển lãm chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam" đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chương trình giới thiệu gần 60 hiện vật, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng và một số tư liệu video, hình ảnh... Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Phan Văn Tiến cho biết, bộ sưu tập này hết sức đặc sắc, phong phú, có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa văn hóa, tâm linh. "Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ trăm năm trước để lại. Triển lãm lần này nhằm giúp nhân dân cũng như các nghệ nhân chế tác linh vật được tận mục sở thị và tìm hiểu cách tạo hình, ý nghĩa văn hóa lịch sử và ban đầu nhận biết được các linh vật thuần Việt với linh vật ngoại lai", ông Tiến nói. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi.Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê. Đôi nghê gỗ thế kỷ 17-18, tại đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định. Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, con nghê rất gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt xưa. Hình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê... ...cây đèn hình nghê (thế kỷ 15-16)... Lư hương hình nghê, thời Nguyễn. Nghê trong thời kỳ này vẫn là linh vật gắn bó với hương khói, là con vật được tôn sùng. Ở chiếc lư hương này, không chỉ có đôi nghê đá đằng trước đang chồm ra mà ở lớp sau cũng có đôi nghê ngồi chầu yên lặng. Hộ pháp chùa Nhân Trai (Hải Phòng, cuối thế kỷ 16) cưỡi lên nghê đá. Nghê thời Lý thế kỷ 17 làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định. Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ 17. Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội. Sư tử chầu ngọc được làm từ chất liệu đá (thế kỷ 11) tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Trong Phật giáo Việt Nam còn có hình tượng sư tử cõng tòa sen như bệ tượng chùa Hương Lăng, thời Lý. "Qua các thời kỳ, hình tượng nghê, sư tử được các nghệ nhân sáng tạo, có tạo hình khác nhau nhưng điểm chung là mang nét hiền hòa, vui vẻ, đường nét uyển chuyển, không khoe cơ bắp hay sự dữ dằn như tạo hình của sư tử Trung Quốc", nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nói. theo vnexpress ======================================================== Đây mới là những linh vật thuần Việt.1 like
-
Năm tới cũng chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm ,gói trọn trong mấy chữ nầy; tình- tiền, tai tiếng, tan- tác,tang- tóc ,tả- tơi -1 like