-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 18/11/2014 in all areas
-
Quý vị và anh chị em wan tâm đến hai ngành ứng dụng là Tử Vi và Tướng pháp thân mến. Có hai cuốn sách quý của cụ Thao Thao , tức Tú Can, tức Nguyễn Đắc Lộc, gần như thất truyền là "Tự điển Tử Vi" và "Tướng pháp thực hành" có khả năng xuất bản để mọi người có cơ hội ngâm kíu. Riêng cuốn "Tướng pháp thực hành" tôi có một kỷ niệm như sau: Số là thời ấy tôi mới 24 tuổi ta, đang tạm trú và cũng là trông nhà ở một căn nhà bỏ không ở Láng Hạ. Tôi wên không đăng ký tạm trú. Tối hôm ấy công an khu phố vào xét hộ khẩu và bắt quả tạ cuốn sách "mê tín dị đoan" của tôi đang xem dở để trên bàn. Đó chính là cuốn "Tương Pháp thực hành" của cụ Thao Thao, chép tay, do một người bạn cho mượn. Thế là tối hôm ấy, tôi lên trụ sở CA khu vực ngủ vì can tội, xem sách "mê tín dị đoan". Ngồi trực ở không, rách việc, 2 vị CA trực lấy cuốn sách của tôi đọc cho nhau nghe. Tôi biết cuốn sách thế nào cũng bị tịch thu, nên suốt đêm không ngủ và căng tai nghe từng lời đọc của vị CA. Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với môn tướng pháp qua cuốn sách này của cụ Thao Thao bằng cách đó. Đấy là "Thời Xa Vắng". Đây là hai cuốn sách rất gía trị về chuyên môn. Hi vọng hai cuốn sách này sẽ được xuất bản vào cuối năm nay, kỷ niệm 20 năm ngày mất của cụ Thao Thao. ================= PS: Nếu sách được in, tôi hy vọng những thành viên tích cực của diễn đàn sẽ được người đứng in (Không phải tôi) tặng sách.4 likes
-
Thế giới đang lo ngại về sự xuất hiện của các loại robot giết người Bình Nguyên 18/11/14 15:11 Thảo luận (0) (GDVN) - Các quốc gia vừa tham gia hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) vừa rồi có các nước đáng chú ý nhất là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc... Trung Quốc công bố video robot thăm dò trên Mặt Trăng Video: Robot súng máy, xe bọc thép tại triển lãm RAE 2013 trình diễn Video: Nga trình làng robot chiến trường, xe chiến thuật đặc nhiệm Video: Robot chiến binh tương lai của quân đội Nhật Bản Hình minh họa Tờ Businessinsider mới đây vừa đăng tải bài báo của tác giả Jeremy Bender đề cập việc rất nhiều quốc gia trên thế giới đang lo ngại về sự xuất hiện của kỷ nguyên robot giết người tự động có thể sẽ xuất hiện trong tương lai gần, đồng thời đề nghị cần đặt ra các biện pháp, cơ chế để ngăn chặn sự xuất hiện của những cỗ máy chết chóc không cảm xúc này. Theo tác giả Jeremy Bender, gần đây thông tin từ tổ chức giám sát nhân quyền (HRW) cho biết đã có hơn 118 quốc gia trên toàn thế giới đã cùng nhau hiện diện ở thủ đô Geneva của Thụy Sỹ và họ đã cùng thống nhất về việc cần thiết phải đặt gia các biện pháp nhằm mục đích ngăn chặn sự xuất hiện của các hệ thống giết người theo cơ chế và công nghệ robot. Các quốc gia có mặt tại Geneva để tham gia một hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) đã thống nhất được với nhau về nhu cầu tổ chức các cuộc đàm phán vào tháng 4 năm 2015 sắp tới nhằm đánh giá và nhận định những mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với con người một khi công nghệ chế tạo robot giết người đã và đang phát triển từng ngày. Mặc dù hiện nay, về mặt công khai, chưa có quốc gia nào phát triển được các hệ thống có khả năng giết người chọn lọc giống các con robot thường xuất hiện trong các bộ phim siêu tưởng nhưng thực tế này đang tiến đến rất gần. Mary Wareham – người phụ trách các vấn đề liên quan đến chính sách vận động vũ trang của HRW đã viết trên một thông cáo báo chí rằng: “thông qua việc tiếp tục tiến hành đàm phán, nhiều quốc gia thừa nhận các mối quan ngại thực sự về mô hình chiến tranh tự động. Đáng tiếc là vấn đề công nghệ luôn phát triển quá nhanh so với khả năng phản ứng của cộng đồng quốc tế”. Tháng 3 năm 2014 vừa qua nhà robot học Illah Nourbakhsh đã đưa ra một cảnh báo đề cập sự phát triển các con robot tự động dễ dàng có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Về lý thuyết, khi các nhà khoa học có thể chế tạo ra một con robot có thể leo thang, sử dụng các công cụ tạo động lực chẳng hạn như một khẩu súng trường AK-47 thì con robot đó đã trở thành một chiến binh không có nhân tính, nó có thể giết người theo mệnh lệnh được cài đặt sẵn hoặc điều khiển từ xa. “Khoảng cách từ việc sử dụng được 1 khẩu súng trường thô sơ tới khả năng điều khiển, kiểm soát các vũ khí quân sự phức tạp khác đã không còn xa nữa”. - Illah Nourbakhsh nói. Các quốc gia vừa tham gia hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) vừa rồi có các nước đáng chú ý nhất là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Vương Quốc Anh và Israel. Một trong những mối quan ngại được đề cập nhiều nhất khi thảo luận về tiến trình phát triển công nghệ robot chiến tranh là bản thân con người – đối tượng từng trực tiếp tham gia chiến tranh nay có vẻ như trở lên thích thú với ý tượng chiến tranh, cướp đoạt mạng sống của đối phương bằng các chiến binh và hệ thống vũ khí tự động. Phát biếu trên chương trình Today Program của hãng BBC, tướng Stanley McChrystal – một cựu tư lệnh quân đội Mỹ cho biết: “Có một mối nguy hiểm là một số thứ trở lên dễ dàng hơn, ít rủi ro hơn cho con người, chính điều đó có thể dẫn đến sự chết chóc ghê gớm hơn”. Theo thông tin của truyền thông Mỹ vòng đàm phán tiếp theo trong khuôn khổ hội nghị thảo luận về các loại vũ khí thông thường (CCV) bàn về vấn đề này sẽ được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 17/4/2015 tới đây. ===================== Thí dụ để chống lại những chú robot hại điện này chỉ cần một đống rơm và cái hộp quẹt (Bật lửa ga). Đơn giản hơn nữa là những hố đất và những chú robot này sẽ tụt xuống hố và nằm im ở đấy.2 likes
-
Bước Ra Từ Huyền Thoại
havan.qn and one other liked a post in a topic by Thiên Sứ
Hay quá! Chân lý cuối cùng cũng sáng tỏ thôi. Bà xã tôi mới sang Hoa Kỳ ngày hôm qua, có đem theo 5 cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương", tôi hân hạnh được tặng anh - nếu anh ở Hoa Kỳ - anh có thể liên hệ với haithienha - thành viên của diễn đàn và cho xin địa chỉ. Tôi sẽ xin gửi sách đến tận nơi. Về phần tôi, tôi xin là người đầu tiên đăng ký mua sách của anh, như là một người mở hàng may mắn chúc lành theo quan niệm truyền thống của nền văn hiến Việt trên diễn đàn. Chúc anh thành công trong việc chứng minh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến. Nền văn hiến Việt còn một sức mạnh trí tuệ rất mãnh liệt nữa là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về Việt tộc, chính là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang mơ ước. Cho dù điều đó được công nhận hay không thì đó vẫn là một thực tại khách quan đang chi phối toàn bộ lịch sử của cả một nền văn minh. Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, cội nguồn đích thực của những giá trị huyền vĩ của nền văn minh Đông phương và thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất là một chân lý không thể phủ nhận. Một lần nữa chúc anh thành công và tiếp tục thành công trên con đường minh chứng Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.2 likes -
1 like
-
Vâng. Tôi cũng từng gặp bác Lãn Miên từ năm ngoái. Nếu anh ra Hà Nội thì chúng ta có thể gặp nhau, mời cả bạn Thích Đủ Thứ tham gia cafe. Số ĐT của tôi: 01698614440.1 like
-
Ok. Ok. Lão Say thì nhất định có 1 cuốn rùi! À! Mà Lão Gàn tặng Lão Say cuốn "Minh triết Việt" chưa đấy? Nếu chưa, cuối tháng này ra Hanoi tặng liền. Nếu cuốn này được in, thì Lão gàn chính là người viết lời giới thiệu. Hì. Tệ lắm cũng được tăng mươi, mười lắm cuốn, đủ để tặng anh em rùi. Hì!1 like
-
Lỗ hổng trong tác chiến hiện đại vũ khí công nghệ cao (Bình luận quân sự) - Tác chiến hiện đại phụ thuộc vào công nghệ đến mức một con tàu khu trục tên lửa, chỉ cần đánh hỏng hệ thống radar là nó trở thành “thùng sắt nổi”. Ngày nay khi nói đến chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì hầu như ai cũng hình dung được các hình thức tác chiến. Từ hình thức tác chiến không-biển cho đến tác chiến phi đối xứng…mà gần như quên mất các hình thức tác chiến được sử dụng trong 2 thế chiến I và II. Nền khoa học càng phát triển thì các hình thức tác chiến trong chiến tranh hiện đại chủ yếu sử dụng vũ khí thông minh mà người lính ít trực tiếp đối đầu. Tác chiến trên biển xảy ra thì trên các tàu chiến hiện đại hầu như không thấy xuất hiện người lính trên boong tàu mà trước nắt họ là các máy tính, màn hình tinh thể lỏng…Tuy nhiên, nếu như…thì điều gì sẽ xảy ra? Sau đây là 2 tình huống mà nó sẽ biến phương tiện vũ khí CNC thành một tên khổng lồ mù, vô dụng. Phá hoại hệ thống định vị toàn cầu GPS, GLONASS. Các nhà quân sự có nghĩ đến tình huống này không thì chưa rõ, vì thực tế thế giới đang dùng GPS của Mỹ và GlONASS của Nga để phục vụ cho hàng hải, mà mỗi hệ thống, riêng trên trời đã có 21 vệ tinh. Tuy nhiên thực tế trên khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa bắn vệ tinh năm 2007 và Mỹ, Nhật Bản cũng thừa khả năng làm chuyện đó. Không những thế, để phá hoại hệ thống định vị hàng hải không chỉ có cách là bắn hạ vệ tinh mà phá hoại các trạm trên mặt đất cũng gây hậu quả như nhau. Vậy khi GPS hay GLONASS bị bắn hạ (rất khó xảy ra) hay bị phá hoại (rất có thể vì đây là một hệ thống chứ không phải riêng vệ tinh) thì điều gì sẽ xảy ra? Dễ nhận thấy là, các tàu hoạt động trên biển nói chung và tàu quân sự nói riêng, ngày nay đều phải qua nó để xác định vị trí tàu. Hàng hải dẫn tàu trên biển, công việc quan trong nhất là xác định vị trí tàu (XĐVTT). Đây là công việc mà hoàn thành nó thì sỹ quan hoa tiêu hàng hải, thuyền phó, thuyền trưởng con tàu, nói gọn lại là cán bộ thuyền phải mất 2/3 thời gian đào tạo trong nhà trường hay học viện về 2 môn: Xác định vị trí tàu bằng thiên văn và bằng địa văn. Tuy nhiên khi có phương tiện XĐVTT bằng vệ tinh thì cán bộ thuyền vô cùng nhàn nhã, họ không cần động đến các phương pháp kia với kính 1/6, với góc gió dòng ép…rườm rà, phức tạp. Tác nghiệp trên hải đồ, không còn vị trí tàu dự tính nữa mà vị trí xác thực, có độ chính xác cao. Khi hoạt động trên biển, nếu không có hệ thống XĐVTT bằng vệ tinh thì cán bộ thuyền bắt buộc phải XĐVTT bằng thiên văn hoặc địa văn. Ở biển xa, bằng phương pháp địa văn là không thể, do đó, chỉ bằng phương pháp thiên văn. Tuy nhiên, khi bầu trời mù mịt thì thiên văn cũng bó tay, lúc đó, biết được vị trí tàu ở đâu chính xác trên hải đồ là điều …không tưởng. Khi không xác định được vị trí tàu chính xác thì không xác định được vị trí mục tiêu cụ thể trên bờ, thậm chí mục tiêu là một hòn đảo. Bởi vậy, khi hành trình, hoạt động trên biển, người thuyền trưởng biết được tàu mình ở đâu trên hải đồ là rất quan trọng, đặc biệt là những con tàu hoạt động xa bờ, nếu không, đó chỉ là một con tàu mù. Hiện nay, thuyền trưởng ta cũng như tây, hoàn toàn dựa một trong hai hệ thống đó để XĐVTT. Vậy khi bị phá hoại thì thuyền trưởng tây, do hoạt động xa bờ nên phải dùng bằng thiên văn để XĐVTT mà không có sự hỗ trợ từ các trạm Radar từ đất liền. Trong khi đó thuyền trưởng ta thì may mắn hơn là nếu còn trong tầm quản lý của radar bờ thì được chỉ cho biết vị trí, còn không thì cũng như tây cả thôi. Một câu hỏi đặt ra là liệu các ngài thuyền trưởng ta và tây có quen XĐVTT bằng thiên văn nữa hay không? Phải mất hơn 20 phút mới xác định được vị trí tàu, nhưng sai số không phải là nhỏ và không phải lúc nào cũng dùng được thiên văn. Và, lúc đó, các ngài sử dụng vũ khí CNC làm sao cho chính xác? Radar dẫn bắn trên tàu bị bắn hỏng Chiến tranh không tiếp xúc hay còn gọi là tác chiến điện tử nhằm làm “mù và điếc” đối phương, luôn xảy ra đồng thời với cuộc chiến với những nội dung, hình thức tác chiến rất đa dạng, phức tạp mà ta không có tham vọng để nhận thức hết được. Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm vấn đề nhỏ hơn là liệu có khi nào hệ thống radar dẫn bắn trên tàu bị bắn hỏng hay không và khi đó điều gì sẽ xảy ra? Tên lửa chống radar AGM-88 HARM được phóng đi từ một chiếc máy bay chiến F-16 của Không quân Mỹ. Việt Nam đã từng đối đầu với tên lửa AGM-45 Shrike. Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike là loại tên lửa diệt radar chủ động, tầm bắn của nó chỉ khoảng 10-15 km. Khi phát hiện ra sóng radar đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Thời gian bay (15km) đến mục tiêu là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, radar phải liên tục phát sóng. Nếu Radar thực hiện chế độ “bật-tắt” thì AGM-45 Shrike sẽ mất tác dụng. Tuy nhiên, các loại tên lửa chống bức xạ ngày nay với đầu dò tinh vi hơn, tầm bắn xa hơn. Tên lửa AGM-88 Harm có tầm bắn tới 90km, Kh-31P của Nga có tầm bắn lên đến 110km, có khả năng chống lại chiến thuật “bật - tắt” radar bằng cách xác định và ghi nhớ vị trí các dàn radar ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu. Như vậy, tên lửa diệt radar ngày càng phát triển và chỉ trừ những radar thụ động là khó bị tiêu diệt, ngoài ra thì khi chúng đã “đánh hơi” được thì bay đến ngay và luôn mà các hệ thống radar khó chống đỡ. Rủi thay, hệ thống radar trên tàu toàn loại radar chủ động. Còn nhớ, Nhật Bản đã lên tiếng cáo buộc, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Trung Quốc đã chĩa radar hướng dẫn tên lửa ngắm bắn mục tiêu vào một trực thăng quân sự của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản hôm 19/1/2013 và tiếp đó là vào tàu khu trục Yudachi của hải quân Nhật hôm 30/1/2013… Rõ ràng, công nghệ phát triển thì các radar dẫn bắn trên tàu khi hoạt động luôn bị đối phương phát hiện, cho nên tạo ra một đường dẫn nguy hiểm cho các loại tên lửa diệt radar bay đến. Đến đây, có thể khẳng định rằng, việc hệ thống radar trên tàu bị tên lửa đối phương “gây hỏng hóc” là không tránh khỏi. Lúc đó điều gì sẽ xảy ra? Lúc đó, tên lửa đối hải trên tàu chỉ là cục sắt gỉ là đương nhiên rồi; hệ thống phòng không tầm xa, tầm gần, cho đến pháo AK-30 2 nòng, 6 nòng, AK-72…chỉ bắn tự động theo radar mà không có chế độ bắn cơ nên cũng như đống sắt phế liệu. Và, một con tàu hiện đại như thế có khác gì một gã không lồ mù, tay chân bị xích trói? Việt Nam phải làm gì? Đã là tàu chiến hiện đại thì tàu chiến Việt Nam cũng không tránh khỏi những hậu quả trên. Chắc chắn khi xung đột trên biển xảy ra, sẽ có nhiều tàu của 2 phía bị trúng tên lửa diệt radar. Vậy, liệu chúng ta có đua hết sức để mua sắm những tàu chiến hiện đại với đối phương hay là theo hướng mua sắm những tên lửa diệt radar hiện đại? Rõ ràng là đánh chìm một khu trục hạm của địch là rất tốn kém, nguy hiểm, trong khi bắn hỏng radar tàu địch lại dễ hơn mà hiệu quả lại như nhau là làm cho tàu địch mất sức chiến đấu. Chẳng hạn như tàu TT-400TP của Việt Nam sẽ dùng loại vũ khí nào khi hệ thống radar bị bắn hỏng, ngoài súng 14ly5? Vì thế, tất nhiên con nhà nghèo phải chọn cách ưu tiên cho tên lửa diệt radar. Đó cũng được coi như vũ khí cho tác chiến phi đối xứng Tên lửa Kh-31P Việt Nam đã đang có, nhưng chưa kinh qua chiến trường bằng loại tên lửa AGM-88 Harm của Mỹ là điều mà chúng ta cần quan tâm. Như vậy, tác chiến trong chiến tranh hiện đại vũ khí CNC không phải là không có những yếu điểm chết người. Các hoạt động trong tác chiến đều liên quan với nhau như trong một guồng máy mà bất kỳ một sự trục trặc nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự vận hành. Vấn đề là các nước bị tấn công phải tìm đúng điểm kết nối nào dễ bị đánh và khi bị đánh thì làm tê liệt cả hệ thống. Không những thế phải chuẩn bị những “cây đèn cầy để phòng khi mất điện”, đó là những thứ phương tiện, vũ khí tấn công không phụ thuộc vào sóng điện từ. Lê Ngọc Thống ================== Hì! Cái này Lão Gàn cũng nói lâu rồi: Vũ khí càng hiện đại thì để chống lại nó lại rất đơn giản.1 like
-
Tập II. Bước ra từ huyền thoại: từ Nam Việt đến Đại Việt. http://asakicorp.com/bachviet18/?p=887 Xin liên hệ: bachviet18@yahoo.com1 like