• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 17/11/2014 in Bài viết

  1. Cuốn sách BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI mới được in. Dưới đây là bài dẫn của cuốn sách này. Chi tiết hơn xin xem ở http://asakicorp.com/bachviet18/?p=845. BÁCH VIỆT TRÙNG CỬU DẪN LUẬN Lịch sử của quốc gia, của dân tộc không thuộc về riêng ai. Các sử gia chép sử, các nhà văn hóa mô tả sử…, còn nhân dân mới là những người làm nên lịch sử. Trong khi các sử gia thận trọng biên chép các sự kiện lịch sử theo quan niệm chính thống mỗi thời đại thì còn một dòng sử khác tồn tại song song, với sức lan tỏa rộng hơn, sinh động hơn. Đó là dòng sử trong dân gian, được lưu truyền qua các câu chuyện kể, các di tích, các di vật, các sự tích của các danh nhân địa phương… Truyền thuyết họ Hồng Bàng của người Việt kể rằng Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra trăm người con trai, là tổ của Bách Việt. Cha Lạc Long dẫn 50 người con xuống khai phá vùng biển Đông. Mẹ Âu Cơ dẫn 50 người con lên rừng, về đất Phong Châu, lập con cả làm vua, gọi là Hùng Vương. Người Việt ngày nay là con cháu của trăm người con trai đó, tức là một phần của cả dòng họ, đồng bào Bách Việt xưa, cùng chung một nguồn cội họ Hùng. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Hùng Vương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang (nước này Đông giáp biển Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam), chia nước làm 15 bộ…”. Cương vực 15 bộ mênh mông của nước Văn Lang thời Hùng Vương, với Tây giáp Tứ Xuyên (Ba Thục), Bắc tới Hồ Nam (hồ Động Đình?), làm các sử gia nghi ngờ rằng đó là lãnh thổ của cả dòng Bách Việt chứ không chỉ của “nước Việt” ngày nay. Lãnh thổ Bách Việt đã trải khắp vùng Hoa Nam, rộng lớn không thể ngờ. Phạm vi nước Văn Lang thời Hùng Vương theo truyền thuyết Truyền thuyết từ thời cha sinh mẹ đẻ không sai. Chính sử Việt chép cũng không sai. Bởi vì đó là những thông tin, những ghi chép lịch sử của cả cộng đồng người Bách Việt còn lưu lại chứ không phải chỉ của nước Đại Việt vào thời Lê sau này. Nếu nhìn nhận các truyền thuyết lịch sử Việt tách rời khỏi không gian và thời gian mà nó hình thành sẽ dẫn đến những lệch lạc vô cùng lớn, làm cho những câu truyện truyền thuyết trở nên không thể hiểu nổi. Với “tầm nhìn thời đại” của các chuyên gia sử học ngày nay thì những chuyện “trâu ma rắn thần” của thời cổ sử bị biến thành không “chích quái” thì cũng là “u linh”, mờ ảo. Thế nhưng, quá khứ xa xôi của người Việt lại nằm chính ở những dòng huyền sử lắng đọng đó. Chối bỏ huyền sử tức là quay mặt lại với quá khứ, với tổ tiên nòi giống. Người Việt là một phần của đại tộc Bách Việt là điều thật rõ, rõ ngay từ cái tên gọi. Vì thế lịch sử Bách Việt cũng là lịch sử của người Việt. Sách Hán thư viết: “Trong vòng bảy hoặc tám nghìn dặm từ Giao Chỉ tới Cối Kê ở đâu cũng có Bách Việt, mỗi nhóm có các thị tộc của mình.” Bách Việt là một cộng đồng các dân tộc cùng nguồn gốc sinh sống ở phía Nam sông Dương Tử cho tới bán đảo Đông Dương từ thời trước Công nguyên. Về nhân chủng học thì Bách Việt là những cư dân thuộc loại hình Nam Mongoloid (Nam Á), trong đó bao gồm những nhóm dân tộc Tày Thái, Việt Mường, Môn – Khmer và cả Miêu Dao, phân bố ở Hoa Nam và Đông Nam Á ngày nay. Trung Quốc thời nay là một tập hợp các vùng lãnh thổ nơi mà trong quá khứ đã được sinh sống bởi những tộc người khác nhau. Con sông Dương Tử chia đại lục Trung Quốc thành 2 phần gần bằng nhau. Một nửa lãnh thổ Trung Quốc là đất người Bách Việt vào thời trước Công nguyên nên lịch sử Trung Hoa không thể không có những khoảng thời gian là lịch sử Bách Việt. Hơn thế nữa, một nửa phương Nam mới là nơi đã làm nên nền văn hóa Trung Hoa cổ đại rực rỡ. Những công trình xác nhận vai trò của văn hóa Bách Việt đối với nền văn minh Trung Hoa cổ xuất hiện ngày càng nhiều. Bắt đầu từ những bước lội ngược dòng của giáo sư Kim Định vào những năm 1970 chỉ ra những đóng góp to lớn của văn hóa Việt trong văn hóa Trung Hoa cổ. Hay gần đây hơn như công bố của giáo sư người Nga Dega Deopik, Viện các nước Á – Phi thuộc trường Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva, cho rằng chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa là người Môn – Khmer, tức là người Bách Việt. Cho tới nay, chính nghiên cứu của những nhà khoa học Trung Quốc tại vùng Lĩnh Nam cũng đang khẳng định điều này. Xem lại lịch sử Trung Hoa thời trung đại. Thế kỷ thứ 13 khi vó ngựa Mông Cổ tung hoành khắp đại lục Trung Hoa, nước Đại Lý, rồi Nam Tống của người Hoa lần lượt bị quân Nguyên thôn tính. Chỉ có nhà Trần trên đất Đại Việt – Giao Chỉ là kiên cường chống quân xâm lược. 3 lần đại thắng quân Nguyên của vua tôi nhà Trần không chỉ là chiến thắng của người Việt trước quân giặc phương Bắc mà còn là chiến thắng của cộng đồng Bách Việt trước sự bành trướng của ngoại tộc Thát Mông. Nhà Trần vốn xuất xứ từ vùng đất Mân Việt ở Phúc Kiến – Chiết Giang, là đất Trung Hoa, cũng là đất Bách Việt xưa. Xét vậy thì giữa nhà Trần và nhà Nguyên rõ ràng nhà Trần mới là Trung Hoa đích thực. Nhà Nguyên là triều đại của người Mông Cổ, không liên quan gì tới Trung Hoa cổ đại. Các vua Trần rồi vua Lê sau đó trong không ít thư tịch, văn bia để lại đã gọi quốc gia của mình là cõi Trung Hạ, Trung Quốc, thậm chí Hoa Hạ (xin xem các trích dẫn trong phần Quan niệm Hoa Di trong sách Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức). Gần hơn nữa, có Nguyễn Huệ, tên thật là Hồ Thơm, người họ Hồ từ tổ tiên dòng Đế Thuấn nước Ngu của Trung Hoa cổ đại. Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa Càn Long nhà Thanh và vua Quang Trung ở thành Thăng Long thì rõ ràng triều đại của Quang Trung mới là người Trung Hoa chính gốc. Nhà Thanh là người Mãn Kim, không hề có dây mơ rễ má gì với Trung Hoa cả. Sang đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng lên ngôi, đoàng hoàng, công khai cho đúc Cửu đỉnh, là 9 chiếc đỉnh lớn tượng trưng cho vương quyền của Trung Hoa, đặt ở kinh thành Huế. Chiếu chỉ đúc đỉnh ghi rõ: “Đỉnh là để tỏ ra ngôi vị đã đúng, danh mệnh đã tụ lại. Thực là đồ quý trọng ở nhà tôn miếu. Xưa các minh vương đời Tam đại lấy kim loại do các quan mục bá chín châu dâng cống, đúc chín cái đỉnh để làm vật báu truyền lại đời sau. Quy chế điển lễ ấy thực to lớn lắm! Trẫm kính nối nghiệp trước, vâng theo đường lối rõ ràng. Nay muốn phỏng theo đời xưa, đúc chín cái đỉnh để ở nhà Thế miếu…”. Những chiếc đỉnh được đúc theo gương “các minh vương thời Tam đại” (Hạ, Thương, Chu) này là minh chứng rõ ràng, triều Nguyễn mới là “thiên tử” chính truyền của Trung Hoa thời kỳ này. Truyền thuyết lịch sử Việt được chép trong Việt Điện u linh, Lĩnh Nam chích quái là những thu nhặt chuyện kể trong dân gian từ thời Trần. Những câu đối, hoành phi trong các đền miếu ngày nay còn giữ lại được phần lớn là từ thời Nguyễn. Có vẻ niên đại của những minh văn này không đủ xa, đủ lâu so với những thư tịch chính sử… được mang từ bên Tàu về. Nhưng giá trị của những tư liệu dân gian này là ở chỗ nó không bị chỉnh lý bởi quan niệm sử chính thống hay bị bóp nặn theo ý đồ của ai đó. Những thần phả, thần tích địa phương ở nước ta được chép với quan điểm Trung Hoa – Bách Việt rõ ràng, bởi vì vào thời kỳ đó chỉ có Việt mới là Hoa thực thụ. “Trung Hoa” trong quá khứ là từ chung chỉ “thiên hạ” của các tộc người vùng Đông và Đông Nam Á. Trung Hoa xưa và Trung Quốc nay không phải là một. Trong số các dân tộc của Trung Quốc ngày nay thậm chí còn không có dân tộc “Hoa”, chỉ có Hán tộc mà thôi. Hoa không hề là Hán như vẫn người Tàu vẫn chú thích một cách vô căn cứ vì người Hoa là người Bách Việt, còn Hán là người Bắc Mongonloid, cùng dòng giống với người Liêu, người Kim, người Thát (Mông Cổ). Nhận định lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử Bách Việt mà người Việt ở nước Nam ngày nay là một bộ phận độc lập còn tồn tại cho phép giải mã được phần lớn các truyền thuyết lịch sử Việt. Đây không phải là “lấy sử Tàu làm ta”, bởi vì “sử Tàu” hay “sử ta” ngày nay chỉ là những cách chép sử với góc nhìn mang hạn chế của vùng lãnh thổ hiện tại vào thời điểm hiện tại. Nước Nam của thời đầu Công nguyên có lãnh thổ hoàn toàn không giống với nước Đại Việt thời Lê hay với nước Việt Nam thế kỷ 21 này. Những sự kiện, những nhân vật lịch sử nước Nam thời cổ và trung đại có tầm vóc, phạm vi vượt ra ngoài khuôn khổ lãnh thổ quốc gia ngày nay bởi đó là lịch sử ghi chép theo quan điểm dân tộc Bách Việt trên địa bàn của Trung Hoa rộng lớn. Lĩnh Nam chích quái là truyền thuyết của vùng Lĩnh Nam, tức là của cả vùng đất Bách Việt. Giải mã, đối chiếu truyền thuyết và lịch sử của nước Nam không thể chỉ hạn chế ở ranh giới Việt – Trung mới được định lại vào sau thời “Trung Hoa dân Quốc” của Tôn Trung Sơn (năm 1911). Từ đầu Công nguyên cột đồng phân giới giữa Trưng Vương và Mã Viện hoàn toàn có thể nằm ở tận Bắc Quảng Tây. Bảy quận nước Nam của Giao Châu thời Sĩ Nhiếp chẳng chừa vùng Lưỡng Quảng. Lưu Cung lập nước Đại Việt năm 917 không phải là trên vùng đất Nam Việt nhà Triệu xưa? Đó đều là lịch sử Việt cả. Thiên Nam ngữ lục, trường ca thơ sử bằng chữ Nôm cuối thế kỷ 17 là một kho tàng sử liệu cực kỳ quý giá đối với nghiên cứu lịch sử Việt. Tác phẩm có niên đại cùng thời Ngô Sĩ Liên chỉnh lý Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ ngữ lục này được sáng tác bằng thơ, bằng chữ Nôm, nhưng không có nghĩa là “tùy tác”. Đây là một tác phẩm được soạn để dâng lên chúa Trịnh, là một cuốn chính sử hoàn toàn nghiêm túc như trong câu mở đầu tác phẩm đã nói: Trải xem sự kỷ nước Nam Kính vâng tay mới chép làm nôm na. Truyền thuyết, thơ sử lưu truyền ngày nay bị cho là có tính “thảng thốt” về lịch sử, bởi vì những gì được chép lại không giống với dòng sử bác học đang lưu hành. Không giống không có nghĩa là không đáng tin, đáng nghĩ. Những chỗ mà dòng sử dân gian vênh lệch so với sử hàn lâm chính là những chỗ lịch sử nước Nam cần phải xem xét lại, phải diễn giải lại cho đúng với không gian thời gian của lịch sử. Bên cạnh phạm vi lãnh thổ và thời gian, để hiểu đúng truyền thuyết còn cần lùi cách nhìn nhận lại vào đúng không gian ngôn ngữ văn hóa của thời kỳ mà truyền thuyết được hình thành. Ví dụ từ “cửu trùng” hiểu như ngày nay là “9 tầng” thì sẽ dẫn đến những điều vô lý, chẳng đâu vào đâu. Xưa lên ngôi vua gọi là lên “ngôi cửu trùng”. Đền Thượng thờ vua Hùng ở Phú Thọ gọi là Cửu trùng thiên điện, không phải nghĩa là điện thờ ở 9 tầng trời mà là điện thờ Vua, thờ ông Trời. Thành Cổ Loa không phải có 9 vòng thành, mà là tòa thành từng được gọi là “Cửu trùng thành”, nghĩa là thành nơi có Vua. Cửu trùng hay trùng cửu – trường cửu là từ mượn âm, dùng để xưng tụng, tung hô với nghĩa như từ “vạn tuế”. Đời vua Hùng Vương 18 không phải là đời vua Hùng cuối cùng, mà ngược lại, 18 là trùng cửu (9×2), là con số chỉ sự trường tồn của thời đại Hùng Vương. Những cái bẫy của ngôn ngữ do sự khác biệt xưa – nay đã làm lạc hướng các nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt, dẫn đến “sai một ly đi một dặm”. Do chữ Nho là thứ văn tự bản chất tượng hình nên để ký âm, nhất là âm của ngôn ngữ khác, các nho sĩ xưa phải dùng phép phiên thiết. Phiên thiết một âm là dùng 2 “ký tự” (2 chữ), một tự ký phụ âm, một tự ký vần, ghép lại để ghi âm. Một âm Nôm khi chép vào sử sách do vậy biến thành 2 chữ Nho, lâu ngày người ta quên đi rằng đây là các “ký tự” để ghi âm chứ không phải ghi nghĩa. Mê Linh là 2 ký tự ghi âm Minh – Minh đô của vua Hùng, chẳng phải loài chim M’linh, M’lang nào cả. Tên làng Vân Già thiết Và, chứ không phải đám mây có tuổi mà “già”… Truyền thuyết không phải là lịch sử, nhưng nếu truyền thuyết được quy chiếu vào đúng hệ tọa độ không gian – thời gian – ngôn ngữ – văn hóa sẽ trở thành lịch sử thật sự. Một trong những tọa độ căn bản của văn hóa phương Đông xưa là Dịch học, là Hà thư Lạc đồ, là Âm Dương Ngũ Hành. Hà là trời, Lạc là đất. Hà thư là những cặp số sắp xếp theo phương vị để chỉ 4 phương trời và một phương trung tâm. Do đó Ngũ Lĩnh là 1 ngọn núi tên là Ngũ, tức là ngọn núi ở trung tâm. Kinh Dương Vương đi tuần ở Ngũ Lĩnh, không phải là nơi có 5 ngọn núi ở bên Tàu. Bát Hải không phải là có 8 cửa biển mà là biển nằm ở phương Tám, tức là phương Đông. Vua cha Bát Hải Động Đình của Thoải phủ trong đạo Mẫu do vậy không hề xuất xứ từ đầm nước ở Hồ Nam mà là vị vua của biển Đông, là cha Lạc Long đã dẫn 50 người con xuống biển. Khi các con số chỉ phương hướng của Hà thư lại phối chồng lên với các tính chất của Ngũ hành hay các quẻ của Bát quái thì sự thể còn đi xa hơn nữa. Từ Lạc – Nác – Nước, cũng là Lục, là số 6, con số chỉ phương Bắc ngày nay. Hùng Vương thứ sáu là Lạc Vương, nghĩa là vua vùng đất phía Bắc, đồng nghĩa với Kinh Dương Vương (Canh Giêng Vương). Tên nước Xích Quỷ hay Xích Quẻ là quẻ chỉ hướng Nam, hướng Xích đạo. Hiểu nước Xích Quỷ của Lạc Long Quân thành “quỷ mặc áo đỏ” thì chẳng ra ngọn ngành gì cả… Những ví dụ về ngôn ngữ như vậy trong cổ sử Hoa Việt vô cùng nhiều. Không vận dụng Dịch lý thì không thể hiểu được những nhân danh, địa danh trong quá khứ, tức là không thể hiểu được những “mật mã” mà tiền nhân người Việt đã nhắn gửi trong những câu truyền thuyết. Ngôn ngữ, văn hóa không chỉ đọng lại trong thư tịch, trong truyền thuyết, trong hoành phi câu đối điện thờ. Những hiện vật khảo cổ của từng thời kỳ lịch sử, có minh văn hay không có minh văn, đều tự kể chuyện mình, kể những câu chuyện hoàn toàn không như cách “giải đoán” của các sử gia ngày nay. Tấm bia Xá lợi tháp minh phát hiện ở Bắc Ninh ghi rõ năm 601 Giao Châu là đất “thuộc bản đồ đế quốc Tùy”, do thứ sử Lưu Phương cai quản. Tức là Lý Phật Tử – Triệu Việt Vương không hề đóng đô ở Long Biên vào những năm này. Đồng tiền cổ với chữ Đinh ở mặt sau thời Ngũ đại thập quốc lại có tên được đúc trăm đồng như một là “Đại Hưng bình bảo”, xứng tên nước Đại Hưng rõ ràng. Chuông cổ Thanh Mai ở Hà Nội đúc năm Càn Hòa thứ 6 cho biết năm 948 Giao Châu đang là một huyện dưới thời vua Lưu Thịnh ở Quảng Đông. Trận đại thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng do đó không thể xảy ra vào năm 938 được… Ngày càng có nhiều những phương pháp, những dẫn chứng thuộc những lĩnh vực khoa học khác nhau soi thấy chính sử nước Nam đã được chép… đúng mà không đúng. Lịch sử bị biến thành huyền thoại vì đã không được đặt đúng, hiểu đúng trong tọa độ vốn dĩ của các sự kiện từng xảy ra. Giải mã những huyền thoại, truyền thuyết Việt không phủ nhận, mà trái lại, giúp làm rõ thêm lịch sử. Lịch sử nước Nam là lịch sử của cả đại tộc Bách Việt trên phạm vi thiên hạ Trung Hoa rộng lớn thời cổ trung đại. Lịch sử Hoa Việt thật sự càng lộ rõ thì tộc danh Bách Việt càng rực rỡ, rực rỡ như đã từng tỏa chiếu trong quá khứ. Hình ảnh trên mặt trống đồng Ngọc Lũ Những thông điệp từ quá khứ được nhắn gửi rõ ràng ngay trên mặt trống đồng, linh khí của người Việt cổ. Ở chính giữa mặt trống đồng là hình ảnh của mặt trời, nguồn sống muôn loài. Ngọn lửa ánh sáng ở trung tâm tức là Trung Hỏa – Trung Hạ hay Trung Hoa. Trung Hoa là cõi thiên hạ của người Bách Việt. Vòng ngoài cùng của mặt trống đồng Ngọc Lũ khắc 18 cặp chim, 1 non và 1 trưởng thành đang tung bay. 18 là trùng cửu, là trường cửu. Ý nghĩa của vòng ngoài mặt trống đồng là đời sau con cháu nối tiếp ông cha đời trước mà trường tồn. Thông điệp của trống đồng gửi từ ngàn xưa về là Bách Việt trùng cửu, một sự khẳng định: Bách Việt trường tồn với thời gian.
    1 like
  2. Tập II. Bước ra từ huyền thoại: từ Nam Việt đến Đại Việt. http://asakicorp.com/bachviet18/?p=887 Xin liên hệ: bachviet18@yahoo.com
    1 like
  3. Cảm ơn Votruoc. Cái dở của tôi là không biết ngoại ngữ. Nên chỉ xem những tài liệu bằng tiếng Việt. Thì ra là như vậy! Nếu thế thì không có gì mâu thuẫn giữa thuyết Tương Đối và ADNh. Thuyết Tương đối là một trường hợp riêng của thuyết ADNh.
    1 like
  4. Thực ra, vấn đề như sau: Hai tiên đề của E là: + Trong tiên đề đầu tiên: Mọi hiện tượng vật lý (cơ học, nhiệt động lực học, điện từ học...) đều xảy ra như nhau trong các hệ qui chiếu quán tính. + Trong tiên đề thứ hai, theo phát biểu ban đầu của Einstein: Tốc độ ánh sáng trong chân không là một đại lượng không đổi trong tất cả các hệ qui chiếu quán tính. Sau đó người ta suy ra công thức E = k.E0. Để công thức này có nghĩa thì V <= c với V là vận tốc hạt vật chất chuyển động. Rồi từ đó họ suy ra c là vận tốc tới hạn của chuyển động hạt vật chất. Nhưng một số người lại nghĩ rằng, trong Vũ trụ chỉ có chuyển động của hạt vật chất hay năng lượng thôi, mọi chuyển động khác đều có thể qui vào đây được cả, mà không biết rằng còn có những thứ khác nữa nên mới phát biểu rằng c là vận tốc giới hạn của Vũ trụ. Lỗi ở đây là sự tư duy của mấy con "ếch" thôi chứ không phải của ông E. Kính anh!
    1 like
  5. Thuyết tương đối không nói vậy, anh đã hiểu lầm! Thuyết tương đối nói vận tốc ánh sáng là vận tốc giới hạn chuyển động của các hạt vật chất. hay vận tốc giới hạn của truyền năng lượng. Hai cái này không đồng nhất ! Điều này thì em thấy đúng nhưng em không coi là tiên đề, mà là hệ quả của cái cơ bản hơn. Hơn nữa, vận tốc ánh sáng, theo em, không giống nhau ở các không gian khác nhau. Em cũng cho rằng không tồn tại cái gọi là chân không nên luận điểm vận tốc ánh sáng trong chân không là 300000 km/s là vô nghĩa! Trong các tương tác vật chất, tương tác cảm ứng không truyền năng lượng trực tiếp (vì thế, lực cảm ứng điện từ luôn vuông góc với chuyển động làm cho công A = 0) nên vận tốc truyền tương tác này là vô cùng lớn, thời gian là tức thời. Điều này lý giải được cái "mâu thuẫn" về nhận thức Vũ trụ bị giới hạn bởi vận tốc ánh sáng mà anh đề cập. Nói chung, nếu khoa học không từ bỏ được định luật bảo toàn năng lượng, kéo theo các khái niệm như "vật chất tối", không gian đồng tính và đẳng hướng, đường "chân trời sự kiện" của các lỗ đen, hạt Hiss, ... thì họ không bao giờ thoát khỏi bế tắc trong các tham vọng nghiên cứu những hiện tượng vi mô hoặc rất vĩ mô (như sự hình thành và phát triển của Vũ trụ) cả. Họ phải bằng lòng với những kết quả nghiên cứu những hiện tượng đỡ cực đoan hơn khi hiệu ứng ảnh hưởng của các luận điểm trên đủ nhỏ. Kính Anh!
    1 like
  6. Ông “Đáo điên”: Sáng chế ra thuốc trừ sâu…người có thể uống được HIỆP HOÀ 15/11/14 10:23 Thảo luận (2) (GDVN) - Rất tình cờ, từ việc được tặng một cuốn “sách cổ” ông “Đáo điên” suốt 30 năm nghiên cứu sáng chế ra thuốc trừ sâu từ thực vật…có thể uống được Chuyện của người đàn bà tay trắng làm giàu, giúp trăm người thoát đói "Người ta khuyên tôi bỏ con nhưng cháu là...điều kỳ diệu" Tỷ phú Chuối tiêu hồng Rất tình cờ, từ việc được tặng một quyển “sách cổ” của ông ké người dân tộc Nùng, ông đã mày mò nghiên cứu sáng chế ra thuốc trừ sâu thảo dược nhờ kết hợp với thuộc tính của các loại củ, quả như giềng, gừng, tỏi, ớt và các thành phần thảo dược khác để diệt trừ các loại sâu đục thân, sâu cuốn lá và rầy nâu cuối vụ...Công trình nghiên cứu của ông đã được Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam mang đi ứng dụng trên 5 tỉnh thành trong cả nước và cho hiệu quả cao, năng suất tốt diệt trừ được nhiều loại sâu bệnh cho cây lúa. Đó chính là nông dân Lê Văn Đáo sinh năm 1957 ở đội 4, thôn Hương Quất, xã Thành Công (Khoái Châu - Hưng Yên) người có biệt danh “ông Đáo điên” với biệt tài 30 năm uống thuốc trừ sâu thực vật do mình chế tạo. Từ quyển sách cổ của người dân tộc Nùng… Trao đổi với chúng tôi về nguồn gốc bắt đầu của ý tưởng “sáng chế táo bạo này”, ông Đáo chia sẻ, câu chuyện bắt đầu từ cuối năm 1974, khi ông tham gia trong trận chiến bảo vệ vùng biên ở Lạng Sơn. Trong một lần tránh hỏa lực của địch, đơn vị của ông Đáo sơ tán vào khu vực của người đồng bào dân tộc Nùng, nằm giữa thung lũng của Bản Chắt và Bản Hà Nằm (Lạng Sơn). Tình cờ lúc đó ông vào nhà dân và phát hiện ra một ông lão người dân tộc đang mệt lả vì đói, thấy vậy ông đã cho gia đình một chút lương khô do mình dành dụm được để cứu ông lão. Một lúc sau, khi ông ké đó tỉnh lại hết lòng cảm ơn và đã gọi vợ của mình ra đưa cho ông Đáo một quyển sách nhỏ bằng bàn tay và nói “sẽ có lúc anh cần quyển sách này, anh là người tốt nên tôi tin tưởng giao nó cho anh”. Ông Đáo giới thiệu về loại thuốc trừ sâu "thực vật" do mình sáng chế ra Cầm cuốn sách nhỏ với chữ Tàu, không đọc được, lúc đó ông Đáo có nhờ mấy người am hiểu tiếng hán dịch hộ mấy trang, thì thấy sách viết về những vị thuốc dân gian của người đồng bào dân tộc và cách chữa bệnh cho người và động vật. “Thấy hay hay, ông giữ lại bên mình”. Đến năm 1984, sau khi xuất ngũ trở về địa phương, do cuộc sống vất vả, “rời tay súng lại bám lấy tay cày” nên ông chỉ tập trung vào việc giúp vợ con cấy cày, sản xuất nuôi sống gia đình. Quyển sách mà người dân tộc Nùng tặng lại, do trải qua chiến trường lủa đạn và thời gian mưa nắng cũng mủn ra không đọc được, ông Đáo chỉ còn nhớ lại những nội dung mà mình đọc được ở trong đầu và vận dụng vào những bài thuốc ở đó để chữa các bệnh như nấm, đau bụng, viêm tai... cho người nhà và hàng xóm xung quanh. Câu chuyện sáng chế ra thuốc trừ sâu của ông rất tình cờ vào năm 2002, sau một lần đi làm đồng về hình ảnh cánh đồng lúa của quê hương ngổn ngang các loại thuốc trừ sâu, ô nhiễm hết các mương máng, lòng ông lúc này đã dậy lên ý định “sao người dân mình không thể có loại thuốc trừ sâu nào có tác dụng cao và không gây ô nhiễm môi trường nhỉ(?)”. Rồi ông cười trừ “nông dân như mình chắc gì đã làm được”. Những tưởng đó chỉ là câu chuyện vui của bác nông dân nghèo, nhưng vào những ngày tháng giêng, tháng hai thời tiết ẩm ướt để bảo quản thảo dược chữa bệnh, ông đem cất trong hòm đựng thóc. Thường thì khi cất thóc vào hay có mối mọt nhưng điều đặc biệt là thùng thóc chứa thảo dược không có một con mọt, mối nào. Lúc bấy giờ ông Đáo mới phát hiện thảo dược chứa trong hòm thóc có tác dụng ngăn chặn được côn trùng, mối mọt, cũng từ đấy ông nảy ra ý nghĩ thảo dược chữa bệnh được cho người thì cũng chữa được cho cây trồng và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo thuốc trừ sâu từ thảo dược. Suốt 30 năm đi bơm thuốc trừ sâu từ “tờ mờ sáng” Đã có ý tưởng, ông bắt tay vào nghiên cứu thuốc trừ sâu. Nhưng không ai biết việc ông đang làm và “có nói mọi người cũng không tin” nên ông cứ âm thầm nghiên cứu. Lắm hôm vợ con thấy ông thức đến tận 1-2 giờ sáng, bật điện suốt đêm rồi sáng hôm sau thức dậy rất sớm từ 4 giờ sáng lại xách bình bơm thuốc sâu ra đồng. Cái lạ là “ông này không biết mua thuốc sâu ở đâu mà lại đi bơm cho lúa, lúc bơm thì mình trần trùng trục không cần phải mặc áo mưa, đi ủng để bảo hộ khi phun thuốc, không sợ hóa chất ngấm ra người”. Khi về nhà lại suốt ngày lần sờ với mấy củ hành, củ tỏi… Thấy ông suốt ngày như vậy, ai cũng bảo là “gàn”, “dở”. Rồi thi thoảng ông lại mang ra một chén nước đặc sánh màu đen, ai vào nhà ông lại mời uống và khoe đó là “thuốc sâu” do mình chế tạo ra… đến lúc này vợ con ông cũng nghĩ “ông có vấn đề về thần kinh”, nhưng ông nói ông rất tỉnh táo. Lắm hôm vì chuyện nghiên cứu vợ chồng ông cãi nhau mất mấy ngày. Anh em trong gia đình thấy ông Đáo như vậy cũng nhiều lần can ngăn, khuyên bảo nên tập trung làm ăn kinh tế chứ “biết đến bao giờ mới thành công”. Nhưng với lòng say mê nghiên cứu của mình, với mong muốn “cố gắng thành công để chứng minh cho mọi người thấy đó không chỉ là sự gàn dở mà là công sức bao nhiêu năm của mình”, vậy là suốt 30 năm qua, hình ảnh ông Đáo xách bình đi phun thuốc trừ sâu từ “tờ mờ sáng” đã trở thành quen thuộc đối với người dân nơi đây. Ông được Hiệp hội những người lao động sáng tạo Việt Nam chứng nhận là hội viên “Đã tích cực tham gia Vận động lao động sáng tạo để phát triển đất nước” Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm thuốc trừ sâu thảo dược của mình vào năm 2006, khi lần đầu tiên phun thuốc thử nghiệm vào ruộng của gia đình, thấy có chuột phá, ông pha thêm ít dầu luyn vào bình thuốc để đuổi chuột không cho gặm nhấm. Nhưng ngay sau khi phun, lúa của nhà cứ teo quắt lại. Hàng xóm láng giềng thì cho rằng “đúng là gàn, tự dưng lại đi phá lúa nhà mình”. Nhưng ông vẫn quyết định trung thành với công thức do mình sáng chế, và tiếp tục phun thử trên ruộng nhà mình. Quả nhiên, trải qua một đêm ngậm sương, năm thửa ruộng nhà ông lại tươi mơn mởn trở lại. Cũng trong năm đó, cả làng phải đánh thuốc trị bệnh rầy nâu phá lúa trong khi ruộng nhà ông Đáo tuyệt nhiên chẳng bị bệnh tật gì. Tiếp tục từ năm 2006 đến nay, vụ mùa nào nhà ông cũng chỉ dùng duy nhất một loại thuốc trừ sâu “đặc biệt” do ông tự chế, và kết quả năm nào cây lúa của gia đình cũng cho mùa bội thu, trong khi đó có năm cả làng gần như “mất mùa” vì lúa bị sâu đục thân phá hại, còn ruộng lúa nhà ông thì vẫn xanh mơn mởn. Cứ mỗi khi có sâu xuất hiện, ông Đáo lại xách bình đi đánh thuốc và kết quả một ngày sau phun thì các loại sâu ăn lúa sẽ say thuốc và chết. Thuốc này lại không gây ô nhiễm môi trường, giá thành lại rẻ, an toàn và tiện dụng, thân thiện với môi trường. Còn bã thuốc thải ra, cứ 5 kg bã thuốc trừ sâu thực vật kết hợp với 5 kg vôi bột rắc đều/ 1 sào bắc bộ là trị hết ốc bươu vàng phá lúa. Sáng chế ra thuốc trừ sâu thảo dược “có thể uống được” Nói về công thức để chế tạo ra thuốc trừ sâu từ thảo dược của mình, ông chia sẻ: “Để bơm thuốc cho 01 mẫu ruộng lúa bắc bộ, tôi chiết suất thảo dược như sau: lấy 1500g bồ kết, 2 kg tỏi tía, 3 kg ớt khô, 1 kg hồ tiêu, kết hợp với các loại gừng, giềng, mật ong, cây mã tiền, chè búp và một số nguyên liệu khác rồi ngâm với cồn 90 độ để trong vòng nửa năm là có thể mang ra sử dụng. Công dụng của loại thuốc này là có thể diệt trừ các loại bệnh như sâu đục thân, sâu cuốn lá và rầy nâu cuối vụ…Đặc biệt là không gây hại cho người nông dân khi sử dụng”. Nói đến đây, ông Đáo bỗng nhiên rót ra chén một thứ nước đen, đặc sánh và đưa lên miệng mình nhâm nhi và uống “ực” một cái như uống rượu. Và nói hồn nhiên “Các anh có sợ không, chứ tôi đã uống thứ này suốt gần 30 năm nay, không sao đâu nếu có chết thì đã chết rồi”. Với thành công này, năm 2013 trong một lần nghe Đài tiếng nói Việt Nam phát động cuộc thi về những ý tưởng sáng tạo của nông dân, ông đã gửi bài viết tham gia nói về sản phẩm nghiên cứu của mình và đạt giải Ba về ý tưởng sáng tạo. Ông Nguyễn Xuân Hường, Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Khoái Châu, cho biết: Công trình nghiên cứu chế biến thuốc trừ sâu từ thảo dược của nông dân Lê Văn Đáo là một sáng kiến hết sức độc đáo, vừa qua Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Hưng Yên cùng lãnh đạo huyện đã về làm việc với ông Đáo để nắm bắt tình hình và xin các mẫu thuốc đi thử nghiệm thêm ở các điểm mới. Trên cơ sở thành công của đề tài, ông đã gửi hồ sơ công trình nghiên cứu đề tài “Chế tạo thuốc trừ sâu từ thảo dược” của mình cho Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam, được Hiệp hội đánh giá rất cao và được Hiệp hội chứng nhận là hội viên “Đã tích cực tham gia Vận động lao động sáng tạo để phát triển đất nước”. Ông Đáo chia sẻ trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua, ông cùng với ông Trần Xuân Tư - Chủ tịch Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam và một số nhà khoa học khác đã cho phun thử thuốc sâu vào diện tích lúa và cây trồng của một số huyện thuộc 5 tỉnh thành như: Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hưng Yên và mang thuốc sâu thảo dược lên Điện Biên Phủ cho những nhà khoa học cũng thuộc Hiệp hội để phun trực tiếp vào vườn ươm cây lâm nghiệp trên cánh đồng Mường Thanh. "Sau một tuần, họ đã phản ánh lại và cho biết kết quả rất tốt". Ngoài ra cũng đã phun thử trên diện tích trồng lúa ở một số xã trên địa bàn ở Đông Anh (Hà Nội). Mới đây, trong tháng 9, ông đã hoàn thiện lại hồ sơ và lấy một số mẫu thử khảo nghiệm trên các giống lúa gửi lên Bộ Khoa học và công nghệ để tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo”. Ông Đáo cho biết, cuối tháng 10 vừa qua ông được mời lên văn phòng Chứng nhận hoạt động công nghệ cao và doanh nghiệp khoa học công nghệ (HASTEC) của Bộ Khoa học, kết quả phản hồi của các nhà khoa học về công trình nghiên cứu của ông là rất tốt và sẽ được thông báo khi có kết quả đánh giá của hội đồng thẩm định. Với những đóng góp của mình, ông đã được Hội đồng thi đua tỉnh Hưng Yên biểu dương là một trong những cá nhân điển hình tiên tiến gửi lên Ban thi đua khen thưởng Trung ương. Khi được hỏi về những dự định sắp tới, ông tâm sự: “Nếu đề tài của tôi được công nhận, đó thật là một niềm hạnh phúc với tôi và gia đình. Tôi cũng chỉ mong làm sao có thể giúp đỡ bà con nông dân quê mình bớt vất vả, môi trường bớt độc hại, mùa màng được bội thu thôi”. Sắp tới theo bật mí của ông, sau khi kết thúc đề tài nghiên cứu này, ông sẽ bắt tay vào hai dự án nữa mà ông cũng đã ấp ủ từ rất lâu rồi. Đó là “Đề tài lọc nước biển thành nước ngọt” và “Chế tạo ra cột thu lôi chống sét cho các trạm viễn thông”. Ông cười phá lên và nói, tôi đã bắt tay vào nghiên cứu tiếp rồi, hy vọng sẽ sớm thành hiện thực. Chia tay ông, chúng tôi ra về lúc này tôi mới nhìn kỹ lại, mái tóc ông đã bạc rất nhiều, ông lão nông dân “sáng chế” cũng sắp bước sang cái tuổi lục tuần nhưng lòng ham mê “nghiên cứu khoa học” sẽ còn trẻ mãi trong ông. =================== Không biết với ông này thì giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu của Việt Nam Nguyễn Văn Trọng có đặt vấn đề "Có mục đích gì khi nghiên cứu thuốc trừ sâu không?".
    1 like
  7. Chào VicKynhu : thông tin bạn đưa ra quá ít để có thể kiểm chứng giờ sinh của bạn : Theo tôi thì bạn sinh vào giờ Thìn : Giờ này đặc điểm là mắt bạn sẽ kém (loạn thị) Bạn ít thân thiết với ai ngay cả với người thân trong gia đình, Bạn là người học tài nhưng thi phận Có tài mà không dụng được tài Và có dễ có bệnh phụ nữ. Bạn ham vui (ham các cuộc vui chơi ) cả nể Trên đây là các thông tin tôi đưa ra để kiểm chứng nếu có gì sai (đúng) bạn post lại để xem xét.
    1 like
  8. Không có gì là năm nay cưới cũng được nhưng có điều lạ nếu cưới xin dễ dàng thì trong vòng 3 năm sẽ có sự ly cách xảy ra nếu cưới xin khó khăn thì cũng sẽ có sự cách ly ngắn ngũi.
    1 like
  9. Oh! Tốt quá. Chúng ta là chứng nhân của nhau. Vì cùng cho rằng những di sản văn hóa truyền thống Việt phản ánh những giá trị đích thực của nền văn minh Đông phương nói chung. Về chi tiết có nhiều điểm trùng hợp. Có điều cách phân tích để đạt đến giải mã nội dung bức tranh khác nhau. Tôi đã phân tích truyện trê cóc từ 2002, trong "Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam". Nhưng để nhấn mạnh vấn đề tôi luôn phải xác định rằng: "Tôi không bao giờ coi sự giải mã là luận cứ khoa học chứng minh cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử". Sở dĩ tôi luôn phải xác định điều này, không phải với anh. Mà như anh đã biết, nhiếu học giả và nhà nghiên cứu - nếu không phải cố tình xuyên tạc thì cũng hiểu nhầm - rằng: tôi chứng minh cho Việt sử một cách mơ hồ vì dựa vào truyền thuyết và giải mã là không có "cơ sở khoa học". Bởi vậy, tôi phải đưa toàn bộ cuốn sách lên mạng và giải thích làm sáng tỏ vấn đề, mà trước đây tôi nghĩ họ có thể hiểu được. Chúc anh tiếp tục thành công.
    1 like