• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 11/11/2014 in Bài viết

  1. Chế tạo xe bọc thép cho Campuchia, 2 nông dân nhận huân chương 10/11/2014 09:00 GMT+7 TT - Ông Trần Quốc Hải (nông dân chế tạo máy bay ở Tân Châu, Tây Ninh) và ông Trần Quốc Thanh (con trai ông Hải) vừa được Vương quốc Campuchia trao huân chương Đại tướng quân. Đồng thời, Quốc vương Campuchia cũng cấp giấy chứng nhận ông Hải và ông Thanh là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB, ghi nhận những đóng góp của hai người cho nền kỹ thuật của đất nước. Trong những lần qua Campuchia để hỗ trợ kỹ thuật máy trồng mì tại lữ đoàn 70, ông Hải thấy một số xe bọc thép cứ bị đẩy ra đẩy vào mà không khởi động được. Ông đề nghị để mình thử sửa chữa loại xe này. Ông Hải đã tự bỏ tiền túi tổng cộng 25.000 USD để sửa xe bọc thép BRDM 2 (do Liên Xô cũ sản xuất). Chiếc xe bọc thép BRDM 2 sau khi sửa có thể vận hành với 25 lít dầu diesel/100 km so với trước đây là 45 lít, tác xạ nhanh hơn, hỏa lực mạnh hơn so với trước, vòng xoay súng có thể bắn ở cự ly gần hơn so với 150 m của xe cũ, tháp pháo tự động. Sau thành công của chiếc xe, ông Hải được lữ đoàn 70 giao sửa chữa thêm 10 chiếc xe bọc thép khác và bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một xe bọc thép mới. Ông Hải tự tìm kiếm cũng như mua sắm trang bị cho chiếc xe mới. Ròng rã bốn tháng trời trong đó ba tháng nghiên cứu và một tháng chế tạo, ông đã hoàn thành chiếc xe bọc thép với tính năng mới hoàn toàn. Theo đó, chiếc xe bọc thép mới với vòng quay tay súng có thể bắn ở khoảng cách 7m (so với xe cũ là 150m), tháp pháo tự động và hỗ trợ quay tay, trang bị thêm hỏa lực hai bên xe... NGỌC HẬU ======================= Giỏi thật! Đúng là một nhà cải tiến sáng tạo. Là một công nhân cơ khí lâu năm, tôi hiểu giá trị của những cải tiến này. Nhưng tiếc thay! Nó được người Việt thể hiện ở Campuchia là một quốc gia mà trước đó vẫn bị cọi là lạc hậu về khoa học kỹ thuật. Sau khi được giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu Nguyễn Văn Trọng - theo lời giới thiệu của nhạc sĩ Dương Thu, trong buổi trao đổi ở Cafe Trung Nguyên - đặt vấn đề về mục đích nghiên cứu nhân danh khoa học của tôi về cội nguồn Việt sử và văn minh Đông phương thì tôi không còn ngạc nhiên về điều này. Không phải chỉ có mình tôi hân hạnh được giáo sư vật lý lý thuyết hàng đầu đặt vấn đề nghiên cứu nhằm mục đích gì. Trong cuộc trao đổi điện thoại với nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy, tôi được ông cho biết cũng được chính giáo sư Trọng đặt câu hỏi như vậy, cũng ở Cafe Trung Nguyên. Bởi vậy, tôi đã công khai cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" để mọi người tự thẩm định bản chất khoa học của những vấn đề mà tôi trình bày, nhằm chấm dứt những bình luận sau lưng. Và tất cả những bình luận sau lưng tôi nghe được đều được công khai trong chủ đề "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn phát biểu: "Nền khoa học Việt Nam đang tự sát". Đấy là giáo sư viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn phát biểu công khai trên báo chí chính thống chứ không phải tôi. Theo cái nhìn của tôi thì "cơ sở khoa học" của lời phát biểu của giáo sư viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, chính là xuất phát từ những nhà khoa học nửa mùa, theo kiểu "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai!".
    2 likes
  2. Tính tháng nhuận trong âm lịch như thế nào?Khoahoc.com.vn Cập nhật lúc 08h20' ngày 28/ 10/ 2014 Để tính tháng nhuận cũng như tính âm lịch nói chung, con người phải xác định các điểm Sóc và các điểm trung khí, tức là phải tính chính xác vị trí của Mặt trăng cũng như Trái đất trên quỹ đạo chuyển động. Cách tính tháng nhuận âm lịch Ông Trần Tiến Bình, chuyên gia nghiên cứu về lịch, từng làm ở Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam gửi VnExpress bài viết về cách tính tháng nhuận trong năm, đồng thời chỉ ra những điều ngộ nhận thường thấy trong cách tính lịch: Mọi người thường nhắc đến ngày mồng Một âm nhưng không phải ai cũng rõ ý nghĩa vật lý của ngày này. Ngày mồng Một âm là ngày mà Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời theo thứ tự nằm thẳng hàng. Mặt trăng quay nửa tối về phía Trái đất (nên người ta thường nói tối như đêm 30). Thời điểm này gọi là Sóc. Nếu hai thời điểm Sóc kế tiếp (sau khi làm tròn đến ngày) cách nhau 29 ngày thì tháng đó thiếu; còn cách nhau 30 ngày thì là tháng đủ. Nếu lịch chỉ gồm việc xác định các điểm Sóc liên tiếp thì ta sẽ có lịch âm giống như lịch Hồi giáo và lịch này sẽ bị lệch một cách hệ thống so với năm thời tiết (dương lịch) vì 12 tháng âm tổng cộng chỉ có trung bình xấp xỉ 354,36 ngày. Tháng 9 thứ hai trong năm là ngày 24/10 dương lịch. Để có lịch không những tuân theo tuần trăng mà còn phù hợp với thời tiết khí hậu, người xưa đưa vào lịch cả các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời (hay vị trí của Mặt trời di chuyển trên Hoàng đạo nếu nhìn từ Trái đất). Do vậy lịch chúng ta đang dùng, gọi chính xác là lịch âm dương, thay vì âm lịch, vì người xưa ví Mặt trăng đại diện cho âm và Mặt trời là dương. Các yếu tố liên quan đến vị trí của Trái đất trên quỹ đạo quanh Mặt trời được thể hiện qua khái niệm gọi là Khí, mà con người hay gọi là Tiết khí. Có 24 khí trong năm dương lịch tương ứng với 24 vị trí của Trái đất quanh Mặt trời, 24 khí bao gồm 12 tiết khí và 12 trung khí xen kẽ nhau như xuân phân là trung khí, tiếp theo thanh minh là tiết khí, kế đến cốc vũ lại là trung khí... Trong 24 khí thì 12 trung khí đặc biệt dùng để tính lịch, còn 12 tiết khí kia chỉ đánh dấu thêm thời tiết, mùa vụ trong năm. 12 trung khí tính từ Đông chí (khoảng 21/12 dương lịch) của năm này đến Đông chí năm sau vừa vặn một vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời. Người xưa so sánh 12 tháng âm lịch với 12 trung khí để cho năm âm lịch không bị lệch với thời tiết khí hậu. Nếu trong khoảng giữa hai Đông chí chỉ có 12 điểm Sóc tương ứng với 12 tháng âm thì năm đó không có tháng nhuận. Còn nếu trong khoảng thời gian này có 13 điểm Sóc thì sẽ xuất hiện một tháng âm dư ra không tương ứng với trung khí nào và tháng đó sẽ là tháng nhuận. Như vậy tính các điểm Sóc thì ta biết được các ngày trong tháng, nhưng để biết tháng đó là tháng mấy thì phải tính thêm các trung khí để biết có tháng nhuận trong năm hay không. Ngoài ra tháng 11 âm luôn luôn chứa trung khí có tên là Đông chí, đây là cơ sở để đánh số các tháng khác. Nói nôm na vậy, còn định nghĩa chính xác thì tháng đầu tiên không chứa trung khí sẽ là tháng nhuận và có tên trùng với tháng trước nó. Thí dụ năm nay tính từ Đông chí 2013 đến Đông chí 2014 có 13 tháng âm và tháng sau tháng 9 âm không có trung khí nên là tháng 9 nhuận. Như vậy để tính tháng nhuận cũng như tính âm lịch nói chung, ta phải xác định các điểm Sóc và các điểm trung khí, tức là phải tính chính xác vị trí của Mặt trăng cũng như Trái đất trên quỹ đạo chuyển động. Tại sao phải tính chính xác chứ không lập bảng biểu hay nhẩm số dư trong phép chia? Trong dẫn chứng ở trên điểm Đông chí năm 1984 xảy ra vào lúc 23h23 ngày 21/12 giờ Hà Nội, tức 0h23 ngày 22/12 giờ Bắc Kinh. Do lệch một ngày mà giữa hai điểm Đông chí năm đó theo lịch Việt Nam chỉ có 12 điểm Sóc, tức không có tháng nhuận còn lịch Trung Quốc lại nhuận tháng 10. Việc tính chính xác đến phút các điểm Sóc hay trung khí là một bài toán cơ học không hề đơn giản, nhất là trong trường hợp Mặt trăng chịu ảnh hưởng nhiễu loạn không những từ sức hút của Trái đất hay Mặt trời mà còn của nhiều thiên thể khác như sao Mộc, sao Thổ.... Cũng không thể cứ cho rằng việc tính lịch đã chính xác từ hàng triệu năm rồi. Khi áp dụng các mô hình thiên văn hiện đại phát triển trong vài chục năm gần đây, những nhà nghiên cứu đã thấy là lịch Việt Nam năm 1997 bị sai một chỗ, đó là ngày mồng Một âm rơi vào 23h56 ngày 29/12, chứ không phải phải là ngày 30/12 như công bố, nhưng vì là quá khứ nên không xét lại. Ngay cả lịch Trung Quốc do Đài thiên văn Tử Kim Sơn công bố cũng có điểm sai lệch so với dữ liệu của Đài thiên văn Naval (Mỹ). ==================== Tôi nghĩ tất cả những ai có tìm hiểu dù chỉ chút ít về Lý học Đông phương đều biết rằng: Một giờ theo Lý học - được mô tả bằng 12 con giáp, tức 12 giờ một ngày - bằng hai giờ trong "Đồng hồ Tây", gồm 24 giờ tức 24 giờ một ngày. Và người xưa tính Âm lịch theo Đồng hồ Đông Phương. Cho nên từ 23g đến 1g sáng được coi là giờ Tý và bắt đầu một ngày mới (Tùy từng tháng và địa phương có thể xê xích tới 40 phút theo đồng hồ Tây). Do đó, với cách tính theo đoạn trích dẫn trên thì điểm Đông chí dù xảy ra vào 23g 23 phút giờ Hanoi, 21/ 12; hay Bắc Kinh 0g 23, ngày 22/ 12 - thì đều rơi vào giờ Tý của ngày 22/ 12. 1984. Tức là Trung khí rơi vào ngày hôm sau theo giờ Đông phương - ứng dụng trong phương pháp tính lịch Đông phương khi chưa có "đồng hồ Tây". Bởi vậy, đáng nhẽ ra phải có nhuận tháng 10 âm mới đúng. Do phương pháp tính sai - Lấy giờ Tây, tính lịch Tàu, theo lối Ta - cho nên thật buồn cười khi Âm lịch Việt Trung chênh nhau một tháng. Mùa Đông Tàu đến muộn hơn mùa Đông Việt cả một tháng lận. Đây là một phương pháp sai vì thiếu tính nhất quán và tính hệ thống. Khổ nỗi, "Đồng hồ Tây thì không bao giờ sai". Nên ứng dụng "lấy giờ Tây, tính lịch Tàu theo lối Ta". Đã vậy còn lôi cả đài Thiên văn Mỹ vào cuộc nữa cho nó đủ văn minh Âu Mỹ, Đông Tây hội nhập. Híc!
    1 like
  3. Rubi xin phép (các hội viên) được độc thoại (trong vấn đề của chủ đề).Trở lại với vấn đề thứ nhất: Từ vấn đề này có thể phát triển tư duy theo hai hướng. Hướng thứ nhất là tư duy về "khẩu quyết" "sắc tức là không, không tức là sắc". Hướng thứ hai là tư duy về tính chất, khái niệm "tương đối". Sắc tức là Không, Không tức là Sắc: Sắc nói đến ở đây là vật chất thấy được bằng mắt, Không ở đây tức là Hư Không, Hư Không cũng thấy được bằng mắt. Nhưng thế nào là Sắc tức là Không, Không tức là Sắc ?( Lấy khẩu quyết này đặt thành câu hỏi và tự tư duy theo cách riêng) Sắc tức là Không có thể hiểu, đó là một môi trường có 1% là Hư Không và 99% là Vật Chất (Sắc), như vậy là trong Sắc có Hư Không. Không tức là Sắc, đó là một môi trường có 1% là Vật Chất và 99% là Hư Không, đây là trong Hư Không có Sắc. Sự phân tích trên có thể liên hệ với manh nha sự thật. Với một thân Hư Không thì có thể đi xuyên qua Sắc, ngược lại, bình thường đây Sắc đi xuyên qua Hư Không. Có thể tiếp, Sắc có trọng lượng thì Hư Không cũng phải có trọng lượng. Sắc và Không, tương phản về mọi đăc tính nhưng thực chất chúng là một nên nói "đối lập mà không mâu thuẫn" là do đó (chăng ?) Tạm phân tích ngắn gọn như vậy và giới hạn trọng sự thấy bằng mắt hoặc kính hiểm vi. Để đi sâu hơn vào sự thấy thì phải đề cập đến khái niệm "tương đối" tiếp theo đây. (Tức là thấy bằng những con mắt có thể có trong sự duyên hợp siêu việt hơn). Tương Đối: Bắt đầu từ Sắc, Không đối với Con Mắt thường, hay là đối với Con Mắt thịt. Sắc, Không hay Sắc Đại và Không Đại sẽ là tương đối đối với khả năng của Con Mắt Siêu Việt trên một Thân Hình Siêu Việt. Ví dụ, một thân hiện hữu ở trạng thái vô hình, hay một Thân Hư Không. Khi đạt được một thân Hư Không thì Sắc thông thường lại là Hư Không, còn Hư Không thông thường lại là Sắc. Với mỗi một Thân Tướng Siêu Việt khác nhau thì sẽ tồn tại những sự thấy về Sắc và Không khác nhau. Từ đó có thể thấy rõ được rằng Sắc , Không thật sự có một sự tương đối vậy thôi. Đối với một Thân Sắc Thông Thường; Khi thấy một cách thông thường thì Sắc là Sắc, Không là Không, khi thấy với một tư duy cũng thông thường nhưng sâu hơn thì Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Đối với một Thấn Hình Siêu Việt, cũng như vậy. Tức là Không là Không, Sắc là Sắc; Không tức là Sắc, Sắc tức là Không. p/s: Độc thoại về vấn đề thứ nhất (Sắc, Không, và sự thấy không vượt ra ngoài Tánh Thấy), Rubi tạm dừng ở đây. Ngoài ra, Rubi nói đến "%" với tỉ lệ xác định mang tính chất tượng trưng.
    1 like
  4. Rubi xem và ngẫu hứng viết thêm vài lời. Thứ nhất, vật chất và phi vật chất hay sắc và vô sắc, hoặc là sắc và không. Sắc là hình tướng, không là hư không. Như vậy, qua phương tiện là con mắt có thể thấy biết có sắc và vô sắc. Thứ hai, Kinh và Khí. Kinh thì có đó nhưng khoa học không thấy được trực tiếp, nhưng cũng bằng cách này hoặc khác "họ" đã gián tiếp thấy được là có các đường Kinh. Theo một số nhận định khác, Kinh là sự giao thoa của tập hợp hệ thống các cơ thể vô hình. Các cơ thể vô hình cũng được khoa học gián tiếp thấy được nó dưới dạng từ trường. Trong vấn đề thứ hai nói trên, Rubi hình dung Kinh và Khí ứng với quỹ đạo và chất điểm. Ví dụ, quỹ đạo của trái đất giống như là Kinh (hoặc hơn thế có thể giống như là một Đại Chu Thiên và/hoặc Tiểu Chu Thiên); trái đất giống như là chất điểm. Trong trường hợp sự so sánh trên là hợp lý, giống nhau, vậy thì "chúng ta" không cần phải đợi đến khi thấy được những thứ ở trong thân thì mới có thể tiếp cận với cái "thế giới" tưởng như vô hình đó; Mà ngay đó, dựa vào sự quan sát Mặt Trời, Mặt trăng, các Hành Tinh, và các Vì Sao, đặc biệt là Hệ Mặt Trời; tiếp đó liên hệ với đường đi, quỹ đạo của chúng trong không gian, "chúng ta" có thể thấy được môi trường Kinh và Khí qua phương tiện bình thường nhất ngay nơi con người (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đặc biệt là Mắt và Ý). Hoặc nói một cách khác, không cần đợi đến khi trở thành siêu nhân có những khả năng nhìn thấy những cái mà bình thường không thấy được, mà ngay nơi thấy biết bình thường này, "chúng ta" có thể quan sát thế giới (Thiên Hà) để thấy biết về Kinh và Khí. Hai vấn đề trên, có lẽ cũng liên quan đến chủ đề, nhưng không liên quan đến sự hỏi đáp trực tiếp. Rubi ngẫu hứng, đặt vấn đề vậy thôi ạ.
    1 like
  5. ĐẠO ĐỨC KINH viết về Đạo: "Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi, ở trên không sáng, ở dưới không tối,thâm viễn bất tuyệt" ."Nhưng nó (Đạo) có thực và rất đáng tin". Có thực tức là hiện hữu . Như vậy ngay bản thể của Đạo là một sự hiện hữu dưới dạng nào đó. Chính đức Phật cũng nói: "Không có hư không tuyệt đối. Cái hư không chẳng qua là sự đối đãi với cái không phảii hư không mà thôi. Trong ngay cả hư không cũng có tính Thấy. nếu trong hư không không có tính Thấy thì lấy cái gì để thấy hư không?". Tính Thấy trong Phật Pháp chính là Đạo của Lão Tử vậy. Cũng chính là Thái Cực của Lý học Đông phương. Trong diễn đàn của chúng ta có một bài viết của một vị giáo sư nào đó đặt vấn đề: "Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được cả vấn đề tâm linh" (Tôi tìm lại bài này không được. Anh chị em nào post bài này hoặc giỏi vi tính xin tìm giúp. Trân trọng cảm ơn). Tất nhiên là như vậy! Nó còn giải thích đến cái gì ấy nữa chứ! Nếu không có năng lượng thì không thể có tương tác. Tâm linh sẽ không thể tương tác nếu không có năng lượng. Tất cả các dạng tồn tại có năng lượng và tương tác với nhau đều là vật chất. Vấn đề còn lại là dạng tồn tại đó như thế nào? Trước đây ngót 100 năm, khoa học đương thời cho rằng: "Nguyên tử là dạng tồn tại cuối cùng của vật chất". Đến bây giờ, ngay cả các nhà vật lý hàng đầu cũng ngơ ngác , vì với họ thì ngay cả các hạt cơ bản hình như cũng biến mất. Hic! Bởi vậy Congly rất chính xác khi cho rằng: Congly thân mến! Anh hãy nghiên cứu Lý học Đông phương đi. Tri thức của nền văn minh huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm đã giải thích tất cả những mục tiêu mà anh đang tìm hiểu. Không phải ngẫu nhiên mà tôi tiên tri rằng: "Cuộc thí nghiệm khoa học lớn nhất của nhân loại sẽ thất bại trong việc tìm kiếm sự tồn tại của một dạng tồn tại nào đó (Tôi quên mất tên)". Nếu lời dự báo của tôi đúng thì tôi sẽ giải thích điều này nhân danh Lý học Đông phương (Xin xem : Lời Tiên tri 2008 - bài cuối cùng tính tới ngày hôm nay). Tạm thời tôi giải thích rằng: Họ đã làm một cuộc thí nghiệm bắt đầu từ một ý niệm sai về nguồn gốc vũ trụ. Nếu dự báo của tôi đúng thì hy vọng rằng sẽ có ai đó báo với các nhà khoa học khả kính ấy rằng: Ở đây, đã có người biết trước sự thất bại của họ. Nếu họ muốn biết tại sao họ thất bại thì hãy học tiếng Việt - ngôn ngữ cao cấp nhất của nhân loại - và tôi sẽ giải thích cho họ. Tôi tự tin như vậy. Rất tiếc! Nhà khoa học - Vật lý thiên văn - Trần Quang Vũ đã mất quá sớm. Nếu không ông ấy sẽ xác nhận tôi đúng, mà không cần phải thông qua lời tiên tri!
    1 like
  6. Anh Thiên Sứ viết Tại sao? Điều này liệu có chắc không? Có cái gì còn huyền ảo, khó nắm bắt hơn cả tâm linh nữa không? Nếu coi năng lượng là khả năng sinh công thì phải chăng mọi tương tác thì phải chứa năng lượng tức là sinh công? Theo tôi, những vấn đề này chưa chắc khẳng định ngay được. Chẳng qua chúng ta biết mỗi một dạng tương tác là năng lượng nên nghĩ rằng đã có tương tác thì phải có trao đổi năng lượng mà thôi. Thế nếu tồn tại những tương tác mà không cần thông qua năng lượng thì sao? Liệu có khả năng này không? Tại sao lại không nhỉ? Nếu quan niệm như vậy thì có lẽ bản thể của vũ trụ là một cái gì đó chứa đầy năng lượng. Nói cách khác ta đồng nhất khái niệm Đạo của học thuyết ADNH với năng lượng. Liệu điều đó có chắc là chân lý hay không? Theo tôi, bản thể của Vũ trụ là Đạo (thể), không thể định nghĩa chính xác, nằm ngoài mọi diễn đạt, vô thủy, vô chung, chỉ gượng mà mô tả, trùm chứa và bao hàm tất cả. Những khái niệm vật chất, tâm linh, năng lượng, ... chỉ là những biểu hiện khác nhau của nó trong những điều kiện nhất định của chính nó, và những biểu hiện khác còn vô số, không thể kể hết. Những biểu hiện đó (tướng) là do tương tác âm dương (dụng) mà ra. Tương tác âm dương vô cùng rộng lớn, bao gồm cả tương tác trao đổi năng lượng và nhiều thứ khác nữa mà ta còn chưa biết. Tuy nhiên, trong khi còn chưa nắm rõ bản chất những tương tác khác, tôi cũng ủng hộ các nghiên cứu qui tương tác về năng lượng cho đến khi chúng ta gặp những mâu thuẫn không thể giải quyết được do quan niệm này gây ra. Nhưng khi đã xuất hiện các mâu thuẫn ấy thì phải mạnh dạn thay đổi tư duy. Ngày nay đã xuất hiện lác đác những mâu thuẫn như vậy trong các nghiên cứu khoa học đỉnh cao và rất nhiều trong cuộc sống mà, hoặc người ta gọi là mê tín, hoặc giải thích một cách khiên cưỡng nhân danh khoa học hay thần quyền. Do đó, lúc này cũng là lúc cần có những quan niệm mới đúng đắn hơn. Phải chăng những tương tác mà ta chưa biết đó không có qui luật? Không, chúng có qui luật và qui luật đó được mô tả trong học thuyết ADNH - học thuyết tổng quát bao trùm vũ trụ - bởi vì đối tượng nghiên cứu của học thuyết ADNH là Đạo - bản thể vũ trụ - vả các vận động tương tác của nó (tương tác âm dương). Vì vậy, tôi tin tưởng sâu sắc luận điểm của anh Thiên Sứ rằng, học thuyết ADNH chính là học thuyết mà nhân loại cần trong tương lai, và do đó, chắc chắn nó sẽ được phục hồi và phát triển rực rỡ xứng đáng với tầm cỡ của nó.
    1 like
  7. Trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" (Nxb Tôn Giáo 2006 xuất bản với tựa là: "Đức Phật khai ngộ về tính thấy") tôi đã phát biểu:Ý thức là một dạng tồn tại của vật chất. Tôi đồng ý với quan điểm của Congly: Tới đây thì tôi tạm kết luận, khái niệm vật chất là không giới hạn, có giới hạn chăng thì chính là giới hạn về trình độ của con người. Theo tôi không phải tạm kết luận mà là một kết luận chính xác. Tôi định nghĩa vật chất là: Tất cả các dạng tồn tại có năng lượng và tương tác với nhau đều là vật chất. Với định nghĩa này thì nếu tâm linh chưa năng lượng và tương tác với con người và các dạng tồn tại của vật chất thì tâm linh cũng chính là một dạng tồn tại của vật chất. Bởi nếu Tâm linh phi vật chất và phi năng lượng thì chúng sẽ không thể điều khiển và tương tác với chúng ta. Chúng ta sẽ không thể nghiên cứu tìm hiểu một cái gì đó và không là gì cả. Tôi đồng ý là khả năng nhận thức tự thân phổ biến của con người là có giới hạn qua phương tiện nhận biết là các giác quan. Nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển thì phương tiện nhận biết nhân tạo ra đời giúp cho con người nhận biết nhiều hơn về bản thể vật chất. Nhưng cũng chính do giới hạn của phương tiện mà con người mới chỉ nhận biết tới như hiện nay. Thực tại còn nhiều bí ẩn. Nhưng những bíii ẩn này đã được tri thức người xưa khám phá và đã khái niệm về nó và ứng dụng nó. Thí dụ như khái niệm khí trong lý học Đông phương..... Hy vọng được xem tiếp những ý tưởng của Congly
    1 like
  8. Có nhiều ý kiến không thuận, cũng xin được trình bày tiếp mong được nhiều sự quan tâm tham gia ý kiến. Tôi nghe người ta phân chia ra vật chất và ý thức, tâm linh,... Vật chất thì vốn dĩ đã rõ ràng, nhưng ý thức tâm linh thì mỗi người một ý, riêng tôi nhận thấy: Ngày xưa, khi học vật lý, tôi biết vật chất chỉ tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí ngoài ra điện từ trường được xem là dạng vật chất đặc biệt. Sau này lại xuất hiện trạng thái mới của vật là plasma. Tới đây thì tôi tạm kết luận, khái niệm vật chất là không giới hạn, có giới hạn chăng thì chính là giới hạn về trình độ của con người. Tóm lại, khái niệm vật chất là "mở" và sẽ còn tiếp tục. Tôi tự hỏi, tại sao ta thừa nhận có tồn tại ý thức, tâm linh hoặc hiện tượng gì đó mà ta gọi là tâm linh và nhiều nhười tin rằng có thế giới tâm linh. Nếu bạn bác bỏ thằng thừng điều đó thi tôi cho rằng đó là cực đoan, theo tôi nếu bạn không tin hoặc chưa tin thì hãy tạm tôn trọng ý kiến của nhiều người để lý giải hoặc bác bỏ bằng nhưng ý kiến xác đáng mà nhiều người chấp nhận được. Thật ra riêng tôi thì chấp nhận có sự tồn tại của tâm linh, tuy nhiên tôi hiểu và giải thích tâm linh theo một cách riêng của mình..."tâm linh cũng là một trạng và một đặc biệt của vật chất" bởi vì tôi thừa nhận nó tồn tại!.(còn tiếp)
    1 like
  9. Tại sao cái gì cũng qui về vật chất vậy? Chẳng nhẽ ngoài vật chất ra không còn cái gì khác nữa hay sao?Theo tôi, Linh hồn và thế giới tâm linh là ... Linh hồn và thế giớ tâm linh, vậy thôi. Và là đó định nghĩa chính xác nhất. Theo học thuyết ADNH, bản thể Vũ trụ là Đạo, trùm chứa và bao hàm tất cả. Cái tướng của nó là vạn tượng, cái lý của nó là các tương tác âm dương ("Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước). Do đó, thế giới vật chất hay tâm linh, Linh hồn, ... cũng không thể ngoài nó. Đó chẳng qua là những "tượng" trong vạn tượng mà thôi. Hoạt động của chúng cũng phải tuân thủ theo những qui luật tương tác âm dương ngũ hành. Chúng ta quen nhìn thế giới vật chất và tưởng rằng chỉ có vật chất mà thôi và cái gì cũng qui về vật chất cả. Và do đó, chúng ta không thể giải quyết được hết những mâu thuẫn nảy sinh từ tính khiên cưỡng đó. Học thuyết ADNH, về nguyên tắc, có khả năng giải quyết rốt ráo tất cả các vấn đề trong Vũ trụ này, kể cả các vấn đề bạn Congly nêu ra vì đó là học thuyết tổng quát, bao trùm vũ trụ. Còn giải quyết như thế nào thì lại là vấn đề khác, phụ thuộc vào mức độ am hiểu học thuyết đó của chúng ta. Phải nói là, trong thời điểm hiện nay, còn vô cùng khiêm tốn.
    1 like