• Thông báo

    • Bá Kiến®

      Nội quy Lý Học Plaza

      Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
      Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
      HCM: TP Hồ Chí Minh
      HN: Hà Nội
      [*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách ​Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
      Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
      Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
      Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
      Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.

Leaderboard


Popular Content

Showing most liked content on 09/11/2014 in all areas

  1. Lần đầu tiên trưng bày sư tử và nghê thuần Việt Gần 60 hiện vật nghê, sư tử bằng chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, lần đầu tiên ra mắt công chúng nhằm giới thiệu, tuyên truyền và quảng bá giá trị độc đáo trong kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc. Sáng 7/11, triển lãm chuyên đề "Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam" đã diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chương trình giới thiệu gần 60 hiện vật, từ thời Lý - Trần - Hậu Lê đến Nguyễn, được tạo tác bằng các chất liệu đá, gốm, sành, gỗ, đồng và một số tư liệu video, hình ảnh... Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Phan Văn Tiến cho biết, bộ sưu tập này hết sức đặc sắc, phong phú, có giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa văn hóa, tâm linh. "Đây là những linh vật đi suốt cả chiều dài lịch sử dân tộc, mang theo những giá trị văn hóa mà ông cha ta từ trăm năm trước để lại. Triển lãm lần này nhằm giúp nhân dân cũng như các nghệ nhân chế tác linh vật được tận mục sở thị và tìm hiểu cách tạo hình, ý nghĩa văn hóa lịch sử và ban đầu nhận biết được các linh vật thuần Việt với linh vật ngoại lai", ông Tiến nói. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo cho biết, hai con thú được coi như người bạn thân thiết của người Việt là trâu và chó. Do cần một linh vật để chống lại tà ma ác quỷ, ông cha ta đã dựng chó đá có những chi tiết oai vệ ở nhiều nơi.Vì linh thiêng nên chó đá được gọi là con nghê. Đôi nghê gỗ thế kỷ 17-18, tại đền Đồng Lư, tỉnh Nam Định. Theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Cục phó Cục Mỹ thuật nhiếp ảnh và triển lãm, con nghê rất gắn bó với đời sống văn hóa của người Việt xưa. Hình tượng nghê xuất hiện ở nhiều nơi, trên nhiều vật dụng như chậu hoa hình nghê... ...cây đèn hình nghê (thế kỷ 15-16)... Lư hương hình nghê, thời Nguyễn. Nghê trong thời kỳ này vẫn là linh vật gắn bó với hương khói, là con vật được tôn sùng. Ở chiếc lư hương này, không chỉ có đôi nghê đá đằng trước đang chồm ra mà ở lớp sau cũng có đôi nghê ngồi chầu yên lặng. Hộ pháp chùa Nhân Trai (Hải Phòng, cuối thế kỷ 16) cưỡi lên nghê đá. Nghê thời Lý thế kỷ 17 làm bằng gốm ở chùa Cổ Chất, tỉnh Nam Định. Nghê được chế tác bằng đá ở thế kỷ 17. Sư tử ở chùa Bà Tấm, Hà Nội. Sư tử chầu ngọc được làm từ chất liệu đá (thế kỷ 11) tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh). Trong Phật giáo Việt Nam còn có hình tượng sư tử cõng tòa sen như bệ tượng chùa Hương Lăng, thời Lý. "Qua các thời kỳ, hình tượng nghê, sư tử được các nghệ nhân sáng tạo, có tạo hình khác nhau nhưng điểm chung là mang nét hiền hòa, vui vẻ, đường nét uyển chuyển, không khoe cơ bắp hay sự dữ dằn như tạo hình của sư tử Trung Quốc", nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đỗ Bảo nói. theo vnexpress ======================================================== Đây mới là những linh vật thuần Việt.
    1 like
  2. Còn đâu Chợ ma làng chiếu Đăng Bởi Một Thế Giới 18:55 08-11-2014 Nhắc đến chiếu Định Yên, hầu như không ai khỏi tiếc nuối cho khu Chợ ma làng chiếu một thời nổi danh miền sông nước nay chỉ còn là ký ức… Khung cảnh mua bán trong đêm của chợ ma làng chiếu. Ảnh: Hữu Long Chợ ma chỉ còn trong ký ức Tuy nếp sinh hoạt chợ ma làng chiếu đã dứt cách đây hơn 4 năm về trước, nhưng những hình ảnh đẹp ấy vẫn nằm lòng trong câu chuyện tiếp khách phương xa của các cao niên ở Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Ông Nguyễn Vĩnh Khoan, 68 tuổi, ngụ ấp An Bình, một thợ dệt chiếu có thâm niên nhất trong làng tươi cười: “Giờ “chợ ma” đâu còn nữa. Nghĩ cũng tiếc, vì dân vùng khác biết đến Định Yên một phần cũng nhờ cái chợ này”. Gia đình ông Nguyễn Vĩnh Khoan, là một trong số những hộ theo nghề dệt chiếu truyền từ đời này qua đời khác tại Định Yên. Bởi thế, nên “chợ ma” từ lâu đã trở thành một phần trong nếp sống của cả dòng họ. Theo lời ông Khoan, sở dĩ gọi là “chợ ma”, “chợ âm phủ” vì thời gian họp chợ bắt đầu từ nửa đêm đến khoảng 3 giờ sáng là tan hẳn. Thuở xưa, người bán chiếu chỉ dám xách theo những ngọn đèn mù u leo lét, nên cả khu chợ tối đen. Người mua kẻ bán ai cũng thì thầm, lặng lẽ. Gọi là chợ, nhưng hoàn toàn không có kệ, sạp như bình thường. Người bán phải ôm, vác từng bó chiếu to, đi qua đi lại khe khẽ chào hàng. Thương lái muốn mua, chỉ cần ghé lại, lấy đèn soi, lật qua, trở lại để kiểm tra sơ sơ chất lượng chiếu rồi cứ thế định giá và vác xuống thuyền để chở đi khắp vùng. Khung cảnh mua bán trong đêm của chợ ma làng chiếu. Ảnh: Hữu Long Ông Khoan gật gù kể tiếp: “Tuy họp chợ trong điều kiện thiếu ánh sáng và lặng lẽ như thế, nhưng hoàn toàn không có chuyện “mua gian bán lận”, vì dân làng chiếu sống bằng nghề từ rất lâu đời. Mỗi tấm chiếu dệt ra là niềm tự tôn riêng của mỗi gia đình, thế nên, không có chuyện lợi dụng đêm khuya để trà trộn những tấm chiếu dệt ẩu, kém chất lượng. Chắc cũng nhờ lẽ đó, nên chiếu Định Yên mới tồn tại được đến ngày hôm nay”. Toàn khu chợ nếu đứng nhìn từ xa chỉ thấy những đốm đèn mù u lập lòe, đỏ ké, người dân lượn lờ, đi đứng nhẹ nhàng chậm rãi, thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma. Ông Khoan hớp ngụm trà, chậm rãi giải thích: “Bởi vậy, nên người ta cứ quen miệng gọi là “chợ ma”, “chợ âm phủ”. Có nhiều người không biết, tới đây tìm hiểu còn tưởng là do khu chợ này có ma cỏ gì đó. Nhưng đâu có phải, họp chợ trong sân chùa mà, chốn đình chùa linh thiêng, có ma sao được”. Và sở dĩ, người dân làng Định Yên phải họp chợ thầm lặng như vậy là để trốn “sưu cao, thuế nặng” của địa chủ, lệ làng. Cứ thế, nếp sinh hoạt “chợ ma” đã ăn sâu vào tâm hồn người dân làng chiếu hơn một thế kỷ trôi qua. Nên đến khi không còn phải chịu áp bức, bóc lột “sưu cao, thuế nặng”, thì thợ dệt chiếu vẫn nửa đêm thức giấc mang chiếu ra sân chùa chào mời thương lái. Đường vào làng chiếu Định Yên rực rỡ màu lát nhuộm Không còn người “điểm rồng, dệt phượng” Có thể nói, bao nhiêu đời nay, dù kinh qua nhiều thăng trầm nhưng người dân làng chiếu hầu hết đều muốn bám trụ với nghề. Và vẫn còn những nghệ nhân tâm huyết, luôn trăn trở bởi những giá trị truyền thống độc đáo của làng chiếu Định Yên đang dần bị mai một. Gia đình bà Phạm Thị Thanh, 83 tuổi, vốn là hộ làm chiếu nổi tiếng nhất Định Yên và tiếng tăm còn lan ra cả những vùng lân cận. Sở dĩ vậy vì cha chồng đã quá cố của bà Thanh là ông Nguyễn Văn Dậu, thường gọi là ông Bảy Dậu vốn có tuyệt kỹ “rải bông, rải chữ” và tất cả các loại hình thù lên chiếu. Theo bà Thanh, thì “rải bông, rải chữ”, nghĩa là các sợi chiếu màu được sắp xếp, đan xen với những sợi chiếu trắng sao cho thành hình hoa hồng, công phượng chứ không phải kiểu dệt chiếu xong rồi vẽ lên. Phải là thợ lành nghề, có kỹ thuật tỉ mỉ, khéo léo mới có thể dệt được loại chiếu này. Và thợ dệt chiếu được liệt vào hàng nghệ nhân như ông Bảy Dậu, giờ cũng không còn được mấy ai. Bà Thanh ngùi ngùi: “Cha chồng tôi cũng có truyền nghề cho tôi, nhưng ngặt nỗi thời buổi này, cưới hỏi, lễ Tết người ta đâu có tặng nhau đôi chiếu rải bông tay gọi là quà giá trị nữa”. Xen thêm cái tặc lưỡi tiếc nuối, bà Thanh nói tiếp: “Vả lại, chiếu rải bông phải được dệt bằng tay, vì máy dệt chạy nhanh quá, người thợ sẽ không tài nào chọn màu lát kịp, đã vậy còn phải se sợi bố căng làm sao cho thành hình nữa, phức tạp lắm nên giá thành loại chiếu này thuộc hàng cao ngất ngưởng”. Cũng do vậy mà giờ tìm khắp Định Yên, không biết còn có mấy ai biết “rải bông, rải chữ” lên chiếu. Trước kia, mỗi dip lễ Tết, cưới hỏi, dân các vùng và cả thương lái khắp nơi đều ghé nhà ông Bảy Dậu để đặt đôi chiếu “rải chữ” song hỷ, phúc lộc, “rải hình” công, rồng phượng. Nhưng nay, bà Thanh đành phải gác lại khung tay. Hầu hết người làng Định Yên bây giờ đều chuyển sang đầu tư máy dệt công nghiệp. Nếu dệt tay phải cần 2 người 1 khung, thì dệt máy chỉ cần 1 người điều khiển, năng suất có thể gấp 4 lần dệt khung tay. Bởi vậy, nên những tuyệt kỹ dệt chiếu thủ công nức tiếng một thời của Định Yên dần chìm vào quên lãng. Khung dệt chiếu máy chỉ cần 1 nhân công Bà Thanh tâm sự: “Giờ tôi chỉ mong ai đó có tâm, về khôi phục lại nghề dệt chiếu tay. Để du lịch, hay để bảo tồn văn hóa, thì cũng đâu đến nỗi làm ra không bán được. Chỉ cần giữ được 1 – 2 người biết “rải bông, rải chữ” mới có cơ may tay nghề không bị mất đi”. Không còn chợ ma làng chiếu một thời danh tiếng, cũng thưa dần những nghệ nhân điểm rồng, dệt phượng cho tấm chiếu lát thêm phần lộng lẫy. Không biết rồi mai mốt đây, những giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề đã tồn tại hơn 100 năm qua sẽ còn hay cũng mất … Bá Nguyễn =============== Ngày xưa, khi tôi xem phim "Sân trăng", mô tả làng nghề Đông Hồ trong thời suy thoái từ 500 năm trước, tôi ứa nước mắt cho một hệ thống di sản văn hóa Việt bị suy tàn. Tôi hứa với mình sẽ tìm cách phục hưng dòng tranh dân gian này. Đó là nguyên nhân để tôi viết cuốn " Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam". Nhưng cũng như "Chợ ma làng chiếu", nếu không tạo ra một môi trường tồn tại cho nó thì nó sẽ bị đào thải với thời gian. Bởi vậy, tôi sẽ viết tiếp - hoặc đưa lên diễn đàn - về tính trấn yểm và phát huy khí lực trong Phong thủy ngôi gia của tranh dân gian Việt Nam. Đây là một tuyệt chiêu của Phong thủy Lạc Việt và đã có tác dụng rất mạnh mẽ trên thực tế ứng dụng. Một phần bài giảng của Phong thủy Lạc Việt đã nói tới phương pháp sử dụng tranh dân gian này. Có thể nói, hầu hết những di sản Việt - kể cả những vật dụng trong đời sống, như: Trúm, nơm, chổi quét nhà....đều có một tác dụng trấn yểm mạnh, nếu để đúng chỗ. Rất mong sự quan tâm của quý vị và anh chị em.
    1 like
  3. Trung Quốc lấn át ngay trên 'sân sau' của Nga Thứ bảy, 8/11/2014 | 11:07 GMT+7 Khu vực Trung Á đầy tiềm năng và tài nguyên, vốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga, nay có xu thế ngả sang Trung Quốc bằng những bản hợp đồng thương mại và đầu tư khổng lồ. Trung Quốc, Nga hoan hỉ với cú bắt tay 400 tỷ USD / Trung Quốc đắc lợi từ khủng hoảng Ukraine Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Time/AP Trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin gắng giữ Ukraine trong tầm tay, Moscow có thể đánh mất ảnh hưởng tại một khu vực khác cũng rất giàu tiềm lực: các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á. Những quốc gia này dường như đang có xu thế hướng về Trung Quốc trong các mối đầu tư và thương mại. Bắc Kinh đang lên kế hoạch rót khoảng 16,3 tỷ USD tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá và đường ống dẫn dầu qua khu vực Trung Á. Đây là bước đi mà giới quan sát cho rằng nhằm làm hồi sinh Con đường Tơ lụa, tuyến giao thương nối Trung Quốc với châu Âu nổi tiếng trong lịch sử. Chủ tịch Tập Cận Bình lần đầu tiên đề xuất ý tưởng này vào năm ngoái trong chuyến thăm Kazakhstan. Đây có thể được coi là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và khu vực Trung Á ngày càng bền chặt. Bắc Kinh có rất nhiều lý do để đầu tư mạnh tay ở Trung Á. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp và hiện đại hóa sẽ giúp nước này kết nối với thị trường châu Âu dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận tới một khu vực rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc cũng từ đó mà gia tăng đáng kể. Ở Trung Á, Kazakhstan là đất nước dầu mỏ, Kyrgyzstan sở hữu các mỏ khoáng sản lớn và Turkmenistan sản xuất khí tự nhiên. Cùng lúc, các công trình xây dựng mà Trung Quốc dự kiến đầu tư cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế của những vùng liền kề phía tây Trung Quốc, nơi Bắc Kinh đang cố gắng dập tắt ngọn lửa ly khai mới nhen nhóm, Business Week dẫn lời Sarah Lain, nhà nghiên cứu tại Viện Thống Nhất Hoàng gia Anh, có trụ sở tại London, nhận định. Giống như những gì làm ở châu Phi, Trung Quốc dường như muốn đem công nhân của mình tới Trung Á để xây dựng thêm nhiều công trình hơn nữa. Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 19, Nga và Anh cũng liên tục giành giật nhau quyền kiểm soát khu vực Trung Á. Vùng đất chủ yếu là người Hồi giáo này cuối cùng sáp nhập vào Liên Xô và vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Moscow trong thời kỳ hậu Xô Viết. Ông Putin luôn tìm cách để duy trì mối quan hệ khăng khít này với các nước Trung Á. Nhưng việc kinh tế Nga đang sa sút do các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Moscow có vẻ như không thể cạnh tranh với Trung Quốc về cường độ đầu tư. Tình trạng bất ổn kinh tế của Nga cũng đang làm khó cho một vài nền kinh tế Trung Á, khiến họ phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Tajikistan là một ví dụ. Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất khu vực. Khoảng 52% nguồn thu của nền kinh tế đến từ số tiền gửi về nước của công nhân làm thuê tại nước ngoài, chủ yếu là Nga. Nhưng lượng kiều hối này hiện đang giảm mạnh, khiến nền kinh tế trì trệ, đồng thời khiến Tajikistan trở nên "dễ bị tổn thương trước những cú sốc", theo thông tin từ một báo cáo đưa ra tháng trước của Ngân hàng Thế giới. Trung Quốc đang chuẩn bị đầu tư khoảng 6 tỷ USD vào nước này, Financial Times dẫn lời Jamoliddin Nuraliev, Thứ trưởng Tài chính của Tajikistan, cho biết. Con số cuối cùng chưa được Bắc Kinh xác nhận nhưng nếu chính xác, nó sẽ tương đương với hai phần ba giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Tajikistan. Nga cũng ngỏ ý muốn giúp đỡ, tuy nhiên, mức đầu tư thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. Ria Novosti tuần này đưa tin, Moscow dự kiến chi 6,7 triệu USD để hỗ trợ vùng nông thôn của Tajikistan. Trung Quốc đã rất thành công trong việc xây dựng mối quan hệ kinh tế bền chặt với một số nước trong khu vực Trung Á, có thể kể đến như việc đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ ở Kazakhstan hay thu mua một lượng lớn khí đốt từ Turkmenistan. Bên cạnh đó, các diễn biến ở Ukraine phần nào khiến khiến nhiều quốc gia trong khu vực Trung Á cảm thấy hoang mang, đặc biệt là Kazakhstan, nơi có cộng đồng nói tiếng Nga lớn. "Đang tồn tại một sự e ngại đối với Nga", Business Week dẫn lời Lain nói. Mặc dù khu vực không quay lưng hoàn toàn với Moscow nhưng với các nước Trung Á lúc này "dường như Trung Quốc lại là đối tác đáng tin cậy hơn cả". Vũ Hoàng (theo Business Week) =========================== Đúng là "Cốc mò, cò sơi". Rầu quá! Thưa ngài Putin. Lão Gàn đã xác định rằng: Dù ngài Putin có giao cả Ucraine cho phương Tây thì cuối cùng cũng sẽ thuộc về Nga sau 50 năm và lãi to. Cũng như Hồng Kông, Ma Cao của Trung Quốc thuộc Anh trước đây vậy. Nhưng nếu ngài mất Trung Á về tay Trung Coóc thì coi như mất luôn.
    1 like
  4. 10 thông điệp ông Putin nhắn gửi phương Tây Truyền thông phương Tây đã cố gắng lờ đi hoặc bóp méo bài phát biểu gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại CLB Valdai, trong khi đây là diễn văn chính trị quan trọng nhất kể từ bài phát biểu “Bức màn sắt” của Thủ tướng Anh Winston Churchill ngày 5/3/1946, trang tin Russia Insider nhận định. >> Bầu cử miền Đông Ukraine đào sâu mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại CLB Valdai ở Sochi (ảnh: Getty Images) Chuyên gia chính trị Dmitry Orlov vạch ra 10 điểm nổi bật trong bài phát biểu gần đây của ông Putin ơ thành phố Sochi của Nga. Trong bài phát biểu, ông Putin đột ngột thay đổi luật chơi. Trước đó, trò chơi chính trị quốc tế thường diễn ra theo kịch bản: Các chính trị gia phát ngôn nhằm gìn giữ một sự hư cấu dễ chịu về chủ quyền quốc gia, nhưng họ lại rất kín đáo và chẳng làm gì thay đổi bản chất nền chính trị quốc tế. Trong khi đó, họ lại cam kết tại các cuộc thương lượng bí mật ở hậu trường. Nhà lãnh đạo Nga trước đây cố gắng tham gia cuộc chơi này, chỉ trông mong rằng, Nga sẽ được đối xử như một đối tác bình đẳng. Tuy nhiên, những hy vọng này là ảo tưởng và tại cuộc họp ở Sochi, ông Putin tuyên bố trò chơi đã kết thúc. Theo ông Orlov, Tổng thống Putin nhắn gửi 10 thông điệp rõ ràng sau tới phương Tây. Thứ nhất, Nga sẽ không tham dự các trò chơi và các cuộc mặc cả hậu trường với các vấn đề vặt vãnh thêm nữa. Nga đã chuẩn bị cho các thỏa thuận và đối thoại nghiêm túc, nếu chúng mang đến an ninh chung, dựa trên sự công bằng và tính đến lợi ích của mỗi bên. Thứ hai, mọi hệ thống an ninh tập thể toàn cầu hiện nay đều bên bờ đổ vỡ. Không có bất cứ đảm bảo an ninh quốc tế nào cho tất cả. Và thực thể phá hủy chúng mang tên: Mỹ. Thứ ba, những người xây dựng trật tự thế giới mới đã thất bại, do xây một lâu đài bằng cát. Cho dù một dạng trật tự thế giới mới nào đó có được thiết lập hay không thì đó không chỉ là quyết định của Nga, tuy nhiên đó là một quyết định không thể hình thành mà lại thiếu vắng nước này. Thứ tư, Nga ủng hộ một cách tiếp cận thận trọng trong việc tiến hành những cải cách trật tự xã hội, không phản đối việc điều tra cũng như thảo luận các cải cách như vậy, để thấy việc thực hiện bất kỳ cải cách nào được chứng minh đúng đắn hay không. Thứ năm, Nga không có ý định “đi câu ở những vùng nước tranh chấp” do Mỹ đang bành trướng “đế chế hỗn loạn” tạo ra và Nga cũng không có lợi ích trong việc xây dựng một đế chế của riêng mình (thách thức của Nga là làm sao phát triển lãnh thổ rộng lớn sẵn có của mình). Nga cũng không có ý định hành động như một cứu tinh của thế giới như từng làm trong quá khứ. Thứ sáu, Nga sẽ không tìm cách định hình lại thế giới theo hình ảnh mong muốn, cũng như không cho phép ai định hình lại nước Nga theo hình ảnh của họ. Nga sẽ không đóng cửa với thế giới, tuy nhiên, bất cứ ai cố gắng cô lập Nga khỏi thế giới chắc chắn sẽ phải hứng chịu hậu quả. Thứ bảy, Nga không muốn sự hỗn loạn lây lan, không muốn chiến tranh và cũng không có ý định gây chiến. Tuy nhiên, ngày nay, Nga thấy nguy cơ chiến tranh toàn cầu bùng phát hầu như không tránh khỏi, nên đã chuẩn bị cho điều đó và vẫn đang tiếp tục chuẩn bị. Nga không muốn chiến tranh, nhưng không có nghĩa Nga sợ chiến tranh. Thứ tám, Nga không có ý định sắm một vai trò tích cực trong việc ngáng trở những người vẫn đang cố gắng thiết lập trật tự thế giới mới của họ, cho tới khi các nỗ lực đó xâm phạm những lợi ích chủ chốt của Nga. Nga muốn đứng ngoài hơn và quan sát xem họ có thể tự gây ra hậu quả gì do thiếu suy nghĩ. Song những ai muốn kéo Nga vào chuyện đó, phớt lờ các lợi ích của Nga sẽ được dạy ý nghĩa thực sự của đau đớn là gì. Thứ chín, trong vấn đề chính trị đối nội và đối ngoại, sức mạnh của Nga sẽ không dựa vào giới tinh hoa và sự mặc cả trong hậu trường của họ mà dựa trên ý nguyện của người dân. Thứ mười, vẫn có cơ may để thiết lập một trật tự thế giới mới, tránh được một cuộc chiến tranh thế giới. Trật tự thế giới mới này dĩ nhiên cần bao gồm Mỹ, nhưng chỉ có thể khả thi áp dụng cùng các điều kiện khi tất cả tuân thủ luật pháp và thỏa ước quốc tế; kiềm chế mọi hành động đơn phương; tôn trọng đầy đủ chủ quyền của các quốc gia khác. Theo Russia Insider Tiền Phong ===================== Qua phát biểu của ngài Putin, cho thấy một thế giới đang hội nhập. Đây là điều Lão Gàn đã phát biểu lâu rùi. Vấn đề còn lại là nó hội nhập theo phương thức nào? Đây cũng là vấn đề mà Lão Gàn cũng phát biểu lâu rồi, ngay trong topic này: - Hoặc là nó kết thúc bằng một cuộc chiến tranh lớn - tạm gọi là "thế chiến thứ III", theo bà Vanga - hay nói theo bài trên của ngài Putin là: - Hay bằng một sự hiểu biết những quy luật vũ trụ và các vấn đề về xã hội, con người để tránh một cuộc chiến tranh, cũng như bài diễn văn trên đã nói tới: Hai khả năng này Lão Gàn cũng đã nói từ rất lâu ngay trong topic này và xác định rằng: Chỉ khi nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử được xác định tính chân lý thì thế giới mới thoát khỏi khả năng thứ nhất là chiến tranh lớn. Đây là lời tiên tri nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở miền nam Dương Tử, đã phát biểu: Nhược đài sư tử thượng. Thiên hạ thái bình phong. Chỉ có lý thuyết thống nhất vũ trụ mới đủ tầm là một tập hợp tri thức lớn bao trùm những mâu thuẫn xã hội của con người và giải quyết được nó. Lão Gàn cũng đã xác định khả năng thứ hai có cơ may thực hiện được. Điều này cũng như lời ngài Putin phát biểu: Tất cả các nhà lãnh đạo trên thế giới này, dù trí tưởng tượng của họ phong phú đến thế nào, cũng chưa hình dung được một trật tự thế giới cụ thể sẽ như thế nào trong cuộc hội nhập toàn cầu. Nhưng SW Hawking đã phát biểu, đại ý: Nếu đến một ngày nào đó, chúng ta tìm ra lý thuyết thống nhất thì sẽ ứng dụng những quy luật của vũ trụ trong việc điều hành cuộc sống của chúng ta. Lý thuyết đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành, nhân danh Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Và cũng chính là "một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại", mà bà Vanga nói tới. Rất tiếc! Đức Phật đã nói rồi: Nguyên nhân của nỗi khổ trần gian là: tham , sân, si. Tức là lòng tham, sự mê muội và dốt nát. Cho nên cũng bà Vanga đã nói: "Nhưng còn lâu lắm, chỉ đến khi dân tộc Arxyri bị tiêu diệt". Bài diễn văn của ngài Putin cũng đặt vấn đề như Lão Gàn, nhưng không đưa ra giải pháp. Còn Lão Gàn thì giải pháp là : Việt sử 5000 năm văn hiến phải được xác định tính chân lý, lúc đó mới nói chuyện về một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại và kết thúc lời giải của lời tiên tri: "Nhược đài sự tử thượng, Thiên hạ thái bình phong". ================== PS: Nước Nga từ thời Xô Viết đến gần đây, không hề đóng góp một giáo sư tiến sĩ nào vào cái tập hợp "Cộng đồng khoa học thế giới " phủ nhận cội nguồn Việt sử. Nhưng khi tỏ ra muốn bắt tay với Tàu, nẩy nòi ra một "nhà ngâm cứu", bày đặt phủ nhận Việt sử. Hiện tượng cũng đã thể hiện ngay trong topic này. Vớ vẩn.
    1 like