-
Thông báo
-
Nội quy Lý Học Plaza
Nội quy này là bản mở rộng Nội Quy - Quy định của Diễn đàn. Khi tham gia mua bán, các thành viên phải tuân theo những quy định sau: Tiêu đề bài viết: Bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, Loại hình Mua/Bán, Thông tin mua bán.
Chỉ dẫn địa lý: Tỉnh/thành nơi mua bán. Hoặc sử dụng định nghĩa có sẵn:TQ: Toàn quốc
HCM: TP Hồ Chí Minh
HN: Hà Nội
[*]Ví dụ: HCM - Bán Vòng tay Hổ Phách Nội dung bài viết: Mô tả chi tiết sản phẩm mua/bán
Bắt buộc phải có thông tin liên lạc, giá Mua/Bán
Bài mới đăng chỉ được phép up sau 03 ngày.
Thời gian up bài cho phép: 01 ngày 01 lần.
Các hành vi vi phạm nội quy này sẽ bị xóa bài hoặc khóa tài khoản mà không cần báo trước.
-
Leaderboard
Popular Content
Showing most liked content on 01/11/2014 in all areas
-
Sau Chu Vĩnh Khang, Trung Quốc chưa ngưng “đả hổ, diệt ruồi” Thứ 2, 13:10, 27/10/2014 VOV.VN - Dù đã “đả hổ, diệt ruồi” quyết liệt, tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc vẫn còn dài và cần phải tiến hành triệt để bằng luật pháp. Hiện nay, Trung Quốc đang trong quá trình triển khai chiến dịch truy quét tham nhũng quy mô lớn nhất trong lịch sử, bắt giữ hơn 50 quan chức cấp cao và hàng chục ngàn cán bộ nhà nước có dính líu đến tham nhũng. Chiến dịch này đã thể hiện nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc xây dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Chiến dịch chống tham nhũng được ông Tập Cận Bình đưa ra lần đầu tiên tại Đại hội Đảng toàn quốc vào tháng 11/2012. Nhưng phải đến tháng 6/2013, chiến dịch này mới được đẩy lên cao trào khi Trung Quốc tiến hành điều tra đối với những nhân vật cấp cao của chính quyền. Mục đích của chiến dịch là nhằm “củng cố mối liên kết giữa Đảng và nhân dân”, đáp ứng mong muốn của nhân dân là nhổ tận gốc rễ nạn tham nhũng. Tổng Bí thư Tập Cận Bình tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh News.cn) Các quan chức Trung Quốc được yêu cầu thực hiện công tác tự phê bình và phân loại các hoạt động tiêu cực của mình theo “4 phong cách làm việc không đúng mực”, gồm: chủ nghĩa hình thức, quan liêu, chủ nghĩa hưởng thụ và lãng phí. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện kỷ luật, thúc đẩy việc phòng chống tham nhũng trong chính quyền trung ương. Tân Hoa xã nhận định, tính đến Hội nghị toàn lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 được tổ chức ngày 20-23/10 vừa qua, giai đoạn đầu của chiến dịch chống tham nhũng đã kết thúc thành công với nhiều thành tích đạt được trong việc giảm chi tiêu lãng phí và loại bỏ tham nhũng. Quyết liệt và hiệu quả Theo một báo cáo được chính quyền Trung Quốc công bố vào tháng 7, trong nửa đầu năm 2014, các công tố viên đã mở hơn 6.000 cuộc điều tra đối với các quan chức là đảng viên, kết án tù đối với hơn 8.000 cán bộ vì tội nhận hối lộ và tham nhũng. Tân Hoa xã cho biết, số lượng cuộc họp chính thức đã giảm 25%, xuống còn 586.000 cuộc họp. Trong khi đó, 137.000 vật dụng văn phòng không cần thiết trong các cơ quan Nhà nước đã được chuyển giao chính quyền địa phương. Theo số liệu thống kê của Tân Hoa xã, Trung Quốc có thể cắt giảm tới 1 tỷ USD tiền chi tiêu công nếu như giảm bớt việc mua xe, các chuyến công tác nước ngoài và chi phí tiếp khách. Ngoài ra, hàng loạt các thủ tục hành chính quan liêu đã được loại bỏ, đóng góp cho công cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc. Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố, việc xóa bỏ các thủ tục phê duyệt không cần thiết sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc. Về vấn nạn tham nhũng, Tân Hoa xã cho biết, từ khi chiến dịch được phát động, hơn 162.000 “nhân viên ma” đã bị loại bỏ khỏi biên chế của Chính phủ. Khoảng 200.000 quan chức đã bị xử lý do các vi phạm trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu như nhà đất, an toàn lao động và chăm sóc y tế, trong đó, chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, khoảng 84.000 cán bộ đã bị xử phạt từ giáng chức cho đến khai trừ khỏi đảng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013. Ngày 29/7/2014 đánh dấu một cột mốc đáng chú ý trong công cuộc chống tham nhũng do ông Tập Cận Bình khởi xướng khi Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương quyết định chính thức điều tra ông Chu Vĩnh Khang, nguyên Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (Ảnh: Getty) Ông Chu Vĩnh Khang là cựu Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị đầu tiên bị điều tra xử lý và được xem là một "con hổ lớn" trong chiến dịch đấu tranh phòng chống tham nhũng do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phát động kể từ sau Đại hội 18. Trước đó, Trung Quốc cũng đã quyết định điều tra xử lý đối với ông Từ Tài Hậu, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương, cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về quân đội Trung Quốc. Trong một bài phát biểu hồi tháng 1/2014, Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố, chống tham nhũng là một trong những mối quan tâm lớn nhất trong nhiệm kỳ của ông và Đảng Cộng sản đòi hỏi sự can đảm của một người đàn ông sẵn sàng chặt tay rắn cắn bị nhiễm độc để cứu lấy mạng sống của mình. Ông Tập Cận Bình nói: "Mỗi đảng viên của Đảng Cộng sản nên ghi nhớ rằng tất cả những bàn tay bẩn sẽ bị tóm. Các quan chức cao cấp cần nghiêm túc chấp hành kỷ luật Đảng và ngừng ngay các hoạt động mang tính cơ hội”. Tuy nhiên, Tân Hoa xã cho biết, vấn đề xử lý tham nhũng đối với các quan chức cấp thấp trong chính quyền địa phương (mà Chủ tịch Tập Cận Bình gọi đó là những con “ruồi”) được cho là thách thức lớn nhất trong chiến dịch truy quét tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bất chấp chiến dịch chống tham nhũng diễn ra vô cùng quyết liệt, hiện một số cán bộ không những không chấm dứt hành động sai trái của mình mà còn càng ngày càng vi phạm kỷ luật nghiêm trọng hơn. Tại Hội nghị Trung ương 4 vừa kết thúc, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn cảnh báo Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tham gia vào một cuộc chiến chống tham nhũng hết sức phức tạp và khó lường. Theo ông, Đảng vẫn không thể hoàn toàn nhổ tận gốc vấn nạn này và khó có thể ngăn chặn căn bệnh này tái phát. Nhận thức được điều này, Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đã tập trung thảo luận vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, nhấn mạnh việc cải cách pháp luật và các quy định của Đảng, nâng cao kỷ luật trong Đảng nhằm ngăn chặn tận gốc “tham quan” và xóa bỏ triệt để nạn tham nhũng, lãng phí. “Pháp trị” Khái niệm “pháp trị” (quản lý đất nước theo pháp luật) không phải mới được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra, nhưng việc lần đầu tiên được thảo luận sâu rộng trong một Hội nghị Trung ương Đảng đã có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng của chính quyền trung ương. Tư tưởng “nhân trị” (đặt quyền lực con người cao hơn pháp luật) đã bám rễ suốt từ thời phong kiến, đến nay, vẫn còn tồn tại phổ biển tại Trung Quốc, đặc biệt là ở các chính quyền địa phương. Việc này đã tạo điều kiện cho nhiều quan chức lạm dụng quyền lực, vượt qua khuôn khổ của pháp luật. Vì vậy, công tác “pháp trị” sẽ giúp loại bỏ tư tưởng trên, thể hiện quyết tâm xây dựng nhà nước pháp quyền, tất cả mọi người dân đều sống và làm việc theo pháp luật. Hội nghị toàn thể thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 18 vừa kết thúc ngày 23/10 đã vạch ra con đường phát triển từ nay về sau của đất nước Trung Quốc bằng một kế hoạch toàn diện hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy việc quản lý đất nước theo pháp luật và đẩy mạnh xây dựng các quy tắc kỷ luật trong đảng. Kế hoạch chi tiết về cải cách pháp luật trong công tác chống tham nhũng đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 4. Tại cuộc họp ngày 25/10, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng đã tập trung thảo luận về các biện pháp triển khai kế hoạch trên. Ông Vương Kỳ Sơn phát biểu tại Hội nghị trung ương 4 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (Ảnh News.cn) Ông Vương Kỳ Sơn và nhiều quan chức khác trong Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đều thống nhất rằng, các cuộc điều tra về tham nhũng phải chấp hành “pháp trị”. Ngoài ra, các điều tra viên của đảng cần phải bàn giao nhanh chóng các trường hợp vi phạm cho các cơ quan pháp luật xử lý kịp thời. Trong thời gian tới, phạm vi quyền hạn của các tòa án địa phương cũng sẽ được mở rộng, hạn chế tình trạng chính quyền địa phương can thiệp vào công tác điều tra, tuyên án. Ông Vương cho biết, cần phải tìm được gốc rễ của nạn tham nhũng và thiết lập một hệ thống giám sát và chế tài xử phạt hiệu quả để ngăn chặn căn bệnh này. Đặc biệt, ông Vương Kỳ Sơn cũng nhấn mạnh việc bổ sung, sửa đổi các quy định của Đảng một cách chính xác, rõ ràng và thực tế để phù hợp với pháp luật . Các biện pháp mới được thông qua trong các chiến dịch chống tham nhũng sẽ được đưa vào quy định của Đảng và pháp luật. Về vai trò của tăng cường công tác "pháp trị" đối với chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc, giáo sư Arne Westad của Đại học Kinh tế và Khoa học chính trị London cho rằng, bản kế hoạch mới của Trung Quốc sẽ thúc đẩy công cuộc chống tham nhũng bên trong Đảng Cộng sản. Đồng quan điểm với giáo sư Westad, ông Munene Macharia, giáo sư của Đại học Quốc tế Nairobi, Kenya cho biết, quyết tâm triển khai công tác “pháp trị” sẽ đẩy mạnh việc triển khai chiến dịch chống tham nhũng, đóng góp cho công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý của chính quyền Trung Quốc. Ông Etienne Reuter, giám đốc Công ty Tư vấn luật pháp Elliott tại Brussels, Bỉ thì nhận định rằng: “Công cuộc mở cửa và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc sau chiến dịch “4 hiện đại hóa” của cố Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã bước vào một giai đoạn mới, đòi hỏi phải có một môi trường bền vững và một xã hội toàn diện. Nhân dân Trung Quốc mong muốn có chất lượng sống tốt hơn và một xã hội công bằng hơn. Với bối cảnh hiện nay, “pháp trị” sẽ mang lại nền tảng cần thiết để chống lại sự xuống cấp trong cách quản lý cũng như trong cuộc chiến chống tham nhũng”. Cuộc chiến không có hồi kết Nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vương Kỳ Sơn được báo giới Trung Quốc đánh giá là đã vượt qua sự mong đợi sau khi chiến dịch được giới thiệu vào tháng 11/2012. Tuy nhiên, trong cuộc họp sau khi Hội nghị Trung ương 4 kết thúc, ông Vương Kỳ Sơn cho biết chiến dịch sẽ còn kéo dài nhiều năm nữa bởi nạn tham nhũng giống như là một thói quen cố hữu của các quan chức Trung Quốc. Ông nói: "Điều này giống như việc bỏ hút thuốc hay uống rượu. Bạn có thể bỏ hút thuốc hoặc uống rượu một cách đơn giản không?". Đến nay, sau khi đã trừ nhiều con “hổ lớn”, ông Tập Cận Bình tiếp tục cam kết sẽ đẩy mạnh hơn nữa chiến dịch chống tham nhũng của mình. Phát biểu trên một tờ báo đảng, ông nói: “Đảng và vận mệnh đất nước đang đặt trong tay chúng tôi và chúng tôi phải gánh vác trách nhiệm này”. Tại Hội nghị Trung ương 4 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật, Vương Kỳ Sơn cam kết sẽ chống tham nhũng như “trị cây bệnh và nhổ cây thối”. Ông Vương nhấn mạnh, cơ quan kiểm tra kỷ luật của Đảng vẫn sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng của mình, “giữ bình tĩnh và tỉnh táo, duy trì định lực chính trị, kiên định niềm tin và quyết tâm” trong chiến dịch quan trọng này. "Bất kỳ quan chức tham nhũng ngựa quen đường cũ sẽ phải trả giá", ông nói. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương cho biết, chiến dịch chống tham nhũng và nỗ lực xây dựng một chính quyền trong sạch của Trung Quốc sẽ không có hồi kết. Ông Vương nói: “Vấn dề kỷ luật của một đảng cầm quyền với hơn 86 triệu đảng viên có ảnh hưởng lớn đến sự ủng hộ của người dân và vận mệnh của đất nước”. Ông Vương Kỳ Sơn nhấn mạnh rằng, những gì đã đạt được trong chiến dịch tham nhũng đến nay mới chỉ là sự khởi đầu. Chiến dịch chống tham nhũng trong đảng còn phải đạt được tính thống nhất từ trên xuống dưới, tăng cường hoạt động giám sát, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm. Chính quyền Trung Quốc nhận thức rằng, một chính quyền trong sạch cùng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh sẽ mang đến môi trường đầu tư tốt hơn, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc bước đầu đã triển khai một cách quyết liệt và hiệu quả, thể hiện nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc làm trong sạch hóa bộ máy chính quyền, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng. Tuy nhiên, trong giai đoạn sắp tới, vẫn còn nhiều khó khăn trong cuộc chiến lâu dài và phức tạp này, đặc biệt trong việc triển khai “pháp trị” trong công tác chống tham nhũng. Dù vậy, nỗ lực chống tham nhũng của Trung Quốc đến thời điểm này rất đáng ghi nhận, được thế giới đánh giá cao và là bài học để nhiều nước châu Á khác áp dụng trong chiến dịch chống tham nhũng lãng phí của riêng mình./. CTV Tạ Hiển/VOV.VN Theo Tân Hoa xã, The Diplomat ========================= Hôm nay, Lão Gàn mới có dịp xem lại cái "bài viết chưa hoàn chỉnh". Suy đi, nghĩ lại, chiện tận ở bên Tàu, chẳng wan trọng gì đến tớ. Nhưng bắt đầu từ cái đoạn này, nó liên quan đến Lý học, nên cũng bàn chơi cho vui. Qua đây thì chứng tỏ ngay cả cái Tân Hoa xã, cơ quan truyền thông hàng đầu của Tàu, cũng chả hiểu chó gì về "pháp trị", mới "nhân trị" cả. Nội dung cái mà họ gọi là "nhân trị", nó như thế này: Tất nhiên, những vấn đề này, Lão Gàn đã nói tới trong cuốn "Minh triết Việt trong văn minh Đông phương" - với những khái niệm căn bản, được mô tả trong ý nghĩa của "Tam Dương khai thái". Và Lão cũng xác định rằng: thuyết ADNh không thuộc về văn minh Hán, nên họ hoàn toàn không hiểu được bản chất của vấn đề. Đây cũng chính là tính ứng dụng của học thuyết cổ xưa này, mà không phải ai cũng đủ trình để nhận thức! Tất nhiên trong đó có cả một cái gọi là "lịch sử văn minh Hán", cũng chưa nhận thức được. Cho nên nó mới có câu lởm khởm và mâu thuẫn mà Lão Gàn vừa trích dẫn: Ngay trong câu này, có hai vế mâu thuẫn lẫn nhau, Lão Gàn mô tả như sau: 1/ 2/ Ô hô! Như vậy pháp luật đã bị vượt qua, bởi cái mà họ gọi là "nhân trị". Vậy thì cái tư tưởng "pháp trị" ấy lấy cái gì để bảo đảm rằng nó không bị tiếp tục vượt qua? Ngay trong topic này, Lão Gàn đã phát biểu rằng thì là: "Với một giả thuyết hoàn toàn thuận lợi là ngay cả khi tiêu diệt hết cả "Hổ lẫn ruồi" thì còn khó khăn đằng sau phải vượt qua và đó mới là khó khăn chủ yếu". Huống chi, cái chiến dịch ấy đã "tổng quát" quá sớm. Khó khăn thì chưa giải quyết được, mà mới chỉ có định hướng mục đích "pháp trị". Nhưng ngay cả cách hiểu về "pháp trị" đã mâu thuẫn. Nói thẳng mựa nó là thế này: Họ không đủ trình để ổn định xã hội Tàu. Cuối cùng cũng bế tắc mà thôi. Ấy là Lão mới chỉ bàn sơ về cái "nhân trị" và "pháp trị" , vì nó liên quan đến cái Lý Học. Chuyện khác, Lão không bàn, Hổng có thời gian, chẳng có "quyền lợi và nghĩa vụ liên quan". "Khôn sống, mống chết". Ấy là các cụ nhà ta bảo thế!1 like
-
Trước tiên xin kính chào các quý ông quý bà cùng toàn thể quý cô chiêu và quý cậu ấm. Hiện nay, mục Tử vi luận giải này rất đông khách, đại bộ phận khách khứa là quý cậu ấm và quý cô chiêu, mới 19 đôi mươi nên còn nhiều sự đời chưa hiểu, thiết tưởng mình đỗ đại học đã là nhớn, biết Hun đã là khôn nhưng khi lạc vào thế giới tiên đoán thì đúng là một kiến thức mới. Hiện nay, theo như tôi quan sát, hầu hết các anh chị, cô bác luận giải ở diễn đàn đều dùng từ ngữ tân thời, rất ít từ ngữ cổ hoặc cũ. Nhưng xem ra nhiều người Trẻ không hiểu và nhiều người xấu số (lá số không đẹp như ý) hay hỏi đi hỏi lại, người này trả lời không ưng thì tưng tưng chạy qua hỏi người khác. Giá mà khi đi học mà chăm chỉ chịu khó như thế thì tốt cho nước nhà quá. Vì vậy tôi xin mạn phép mở ra mục này để các cô bác, anh chị luận giải lá số đóng góp các kiến giải vào đây để các quý ông bà, quý cô ấm cậu chiêu đọc hiểu một vài vấn đề cơ bản. Với các quý vị nhờ bình giải lá số thì chỉ nên đọc hiểu chứ đừng View như người Anh. Bởi quý vị viết vài dòng cảm xúc vào đây thì sẽ có nhiều điều không cần thiết. Nếu thấy nhất thiết phải viết thì nên đọc kỹ trước khi đặt tay gõ phím hỏi về vấn đề mình chưa hiểu. Rào trước, Chắn sau như vậy thiết nghĩ cũng đã cạn lẽ. Xin phép quý vị cho tôi vào thẳng vấn đề cần vào như sau: 1/ Không còn là trinh nữ trước khi động phòng hoa trúc: Việc này không nhất thiết cứ phải là quan hệ với người ngoài rồi mới lấy chồng. Hoàn toàn có thể quan hệ với người chồng trước khi cưới và đăng ký kết hôn. 2/ Phải lập gia đình muộn mới tránh được hình khắc chia ly: Muộn là từ tầm 30 tuổi trở đi, Sớm là từ 24 tuổi trở về trước, Trung bình là tự hiểu. 3/ Giải pháp để tránh hình khắc ly dị: muộn lập gia đình, làm lẽ, cưới hỏi dở dang người này rồi lấy người khác, cưới đi và cưới lại 4/ Cưới đi và cưới lại: Là việc hi hữu, ví như vì ở xa nhau nên phải tổ chức cưới ở 2 nơi, bái gia tiên 2 lần, hoặc cưới chui trước khi cưới thật, tức là ra phường làm đăng ký kết hôn hoặc lấy được giấy đăng ký kết hôn rồi về nhà làm lễ bái gia tiên ở 1 trong 2 họ, Hiện nay thiên hạ rất chuộng cái vụ cưới đi rồi cô dâu lẳng lặng bỏ về nhà đẻ, sau đó chú rể mới lóc cóc đi đón dâu về lần nữa. Để gọi là qua 2 lần đò đểu. Vì là đò đểu nên chẳng có gì đảm bảo cái sự giả dối cố ý được biện hộ là chữa mẹo với chẳng méo này có tác dụng gì cả. Chồng 5 thê 7 thiếp vẫn cứ diễn ra, vợ thì có cả bộ sưu tập người tình thì vẫn chẳng tránh khỏi. Thế thì chọn giờ lành tháng tốt làm gì hay tại thầy bói dốt? 5/ Kim lâu đối với nữ nên không được lấy chồng: 1 lần ân ái cũng nên vợ chồng, nếu nói dại chỉ 1 lần nghịch dại mà có thai, vậy lúc nghịch dại ấy ai xem ngày xem giờ cho? Yêu thì Cưới, đó là nét văn hóa của dân tộc Việt, "Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên?", "Ngày xưa ai cấm duyên bà, mà nay bà già bà cấm duyên tôi?", "Hùng Vương kén rể thời nay: Xe bốn bánh, Cánh 2 bên, Lên thang máy (nhà biệt thự cao hơn 5 tầng phải đi thang máy chứ ko phải loại trung cư vớ vỉn) Như vậy Kim lâu hay không, không quan trọng trong việc cưới chồng, bởi nếu quan trọng thế thì sao lúc đẻ con ko tính chuyện kim lâu, chồng thì chỉ sống được vài chục năm cùng mình (lâu hơn cha mẹ mình) nhưng thường thì chồng không sống lâu hơn con mình (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con cái). Vậy rõ ràng cái chuyện trăm năm kia là sống với con, con cái lo ma chay - hiếu hỉ cho cha mẹ, quan trọng thế sao không Kiêng? hay sướng quá nên quên mất việc kiêng cữ? 6/ Cải số: Quả có vài trường hợp lá số phán Tử vong, đương số quả nhiên có nhìn thấy Quỷ Môn Quan. Nhưng được cứu giải. Nên không phải xuống mười mấy tầng địa ngục an dưỡng. Đó là những trường hợp hi hữu và không phải tất cả những người có cùng ngày, cùng tháng, cùng năm đó đều được cứu giải như thế. Mình không chết thì người khác chết, số trời đã định ngày hôm đó Tử thần với lưỡi hái Đầu lâu phải gom đủ 3000 đầu lâu vào cái túi đen ngòm, nếu không đủ thì bị phạt, không nhẽ cái lão Sư cọ mốc với lưỡi hái dài ngoằng đó nhận hối lộ của quý vị để giết người khác thế thân cho quý vị hoài? Rõ là không rồi. Như vậy việc cải số cũng giống như việc thi Hoa hậu thế giới vậy, cả năm chỉ có 1 người đăng quang ngôi vị cao nhất mà thôi. Chứ cải được số thì sao không làm cho lá số đẹp cả 12 cung số luôn đi, chỉ cải mỗi cái cung Phu Thê hay Tử tức xấu hoắc để làm gì? vậy cung này tốt lên thì cung nào sẽ xấu đi đây? Tử vi không phải là cái để mọi người xoay chuyển càn khôn mà chỉ để con người nhìn vào đó để chuẩn bị tâm lý cũng như cách ứng xử sao cho tốt nhất trong hoàn cảnh đó mà thôi. Nhưng không có nghĩa là khoanh tay chịu trói, Tức biết được tháng này mình bị mất tiền có thể do bị cướp hoặc bị vay đểu. Thì mình phải tự đưa ra đối xách là cướp thì phải truy hô, vay đểu thì chỉ cho vay ít thôi. 7/ Giầu có đừng vội mừng, nghèo khó đừng vội lo: Biết số mình nghèo, bon chen cũng chẳng lợi gì thì đừng lấy đó làm buồn, mà hãy nghĩ đến việc mình sống có hạnh phúc không, người ta giầu có mà con cái ăn tàn phá hại thì có hạnh phúc không? kiếm tiền nhiều để vợ chồng nem chả mà vẫn chung giường, con cái hút sách mà vẫn đi du học thì khi về già có sướng không? Giầu mà không sang chẳng bằng nghèo khó mà đứng đắn. Sống ở trên đời, cần có 1 cái tâm cùng với cái tầm chứ không phải tiền bạc và địa vị. 8/ Tuổi còn trẻ quá (dưới 25) thì không nên tìm hiểu quá sâu về tương lai xa: Tầm tuổi này chỉ nên biết tương lai gần trong 5 năm tới chứ đừng tham lam mà hỏi thông cả đến lúc vào hòm. Cuộc đời này chỉ có 18% là những điều tuyệt vời, với 2% may mắn, còn lại có đến 80% những điều không may. Vì thế hầu hết xem số nói về điềm gở nhiều và dễ hơn điềm lành. Nhưng với số lượng điềm lành nhỏ bé ấy lại làm lên cả 1 kỳ tích về cuộc sống con người. Vì vậy, hãy nhìn gần để dễ làm, đừng nhìn xa quá mà thêm mệt mỏi. 9/ Tỷ phú tại Thiên, Triệu phú nhờ tích góp, đổi giờ sinh để làm gì?: Giầu không phô, nghèo không xấu hổ. Nếu đã biết số mình nghèo thì cố mà tích góp, để một mai mưa gió đau ốm còn có cái dùng, chứ nợ nần là tự mình bán danh dự của mình đi rồi. Bởi nhỡ một mai chết đi, gánh nợ đó đổ lên đầu ai nếu ko phải là người thân ruột thịt trong nhà? Vì vậy dù giầu hay nghèo thì cũng nên khiếm tốn. Đừng xừng sực đổi giờ sinh, ngày sinh. Nếu đã không biết thì cần làm rõ trước, khi đăng tin lên cần kiểm tra lại kẻo đến lúc người giải đã luận giải cả tràng rất dài rồi mà cuối cùng là sai giờ sinh. Nếu quý vị đi xem mất phí, sẽ có bao nhiêu người nhìn quý vị? người ta đang xếp hàng chờ đến lượt mà lại bị 1 kẻ lãng nhách xếp trước. Như thế là không lịch sự. Đổi giờ sinh, chắc gì đã có lá số tốt hơn 10/ Vợ chồng có ngày xa cách: Xa cách không có nghĩa là ly dị, nhưng lại có ý nghĩa là chia ly tạm thời. vì dận nhau hoặc vì công tác, không thể luận giải chính xác được là vì sao. 11/ Bị làm sao đó: Làm sao là làm sao thì có nhiều trường hợp, nhưng tựu chung là muốn biết nguyên nhân và kết quả, Tử vi không thể chỉ rõ được vấn đề, ví như đụng xe hay đâm xe? đụng thì chỉ là va quệt nhẹ, còn đâm xe thì nặng rồi. Nhưng ai đâm ai và xe đâm là xe gì thì chịu nhé, chỉ có Chúa mới biết nó là cái gì và như thế nào. Khoa học cũng như Tử vi không bao giờ trả lời Tại sao mà chỉ giải thích như thế nào. Đừng hỏi tại sao con người lại sinh ra trên trái đất này mà không phải là ở 1 Ngôi sao cô đơn nào đó trong vũ trụ. Không ai và không bao giờ bạn có câu trả lời. 12/ Sao này và sao kia: Nếu quý vị chưa thông tường hoặc chưa thuộc được ý nghĩa cũng như sự phối kết hợp giữa các sao thì không nên đưa ra những câu hỏi về các vì tinh tú này để tránh chuyện tranh cãi nhiều hơn là trao đổi học thuật. Người luận giải thực sự không có hứng thú đàm đạo với quý vị về vấn đề này (hầu hết là thế) 13/ Học giỏi không đồng nghĩa với giầu có và ngược lại: Cuộc đời là thế đó, quý vị có 1 quá khứ học hành siêu việt, nhưng chẳng có gì đảm bảo là quý vị có 1 tương lai sáng về tiền bạc cả. Tiền và Tài không phải lúc nào cũng song hành với nhau Ngày hôm nay có thu nhập cao thì đừng vội mừng, bao giờ nghỉ hưu ở tuổi 60 thì hãy phán xét việc bói toán là trò nhảm nhí. 14/ Giầu nứt đố đổ vách mà không bền: Ai cũng có 1 thời kỳ 10 năm phát đạt, nhưng không phải cả 10 năm đều phát mà có năm được năm hòa. Nhưng tổng kết là tốt và rất tốt. Cái ngưỡng 10 năm tốt đó nó thể hiện ở con số dưới đáy và ở giữa mỗi cung số. Quý vị có thể xác định được cho mình ở khoảng tuổi nào, ví như Mệnh là số 3 và khoảng thời gian tốt nhất cho mọi vấn đề của cuộc sống có thể là từ 23 đến 32 tuổi bởi cung kế tiếp là cung 33, nếu vận hạn tốt ở cung 43 thì thời kỳ tốt đẹp đó là từ 43 đến 52 tuổi. v.v... Đời người thường chi có 1 thời ký 10 năm này thôi, thường thì chỉ có một vài trường hợp đắc cách mới có 2 vận tốt, có thể là ở cung 33 và cung 53 tuổi, tức cung 43 tuổi ko tốt hoặc hơi xấu so với bình thường. 15/ Mất điện thoại có tìm lại được không? hay các câu hỏi đại loại như thế: Vậy mất người yêu có lấy lại được không? đâu cần bói toán gì cũng đoán được mà. Rất ít trường hợp Tử vi có thể đoán được, nên đi tìm các phương pháp tiên đoán khác thì hơn. Mong các quý vị giải số tiếp phím1 like